ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
========***========
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
VAI TRÒ CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ ĐỐI VỚI
Q TRÌNH GIAO LƯU VĂN HĨA ĐƠNG - TÂY
Sinh viên thực hiện : Phạm Hoàng Lan Chi
Chuyên ngành
: Sư phạm Lịch sử
Lớp
: 17SLS
Người hướng dẫn
: TS. Lê Thị Mai
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2021.
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy, Cô
khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình giảng dạy,
gợi mở cho em nhiều kiến thức trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình tới Cơ giáo - TS. Lê Thị
Mai, người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, định hướng chun mơn, quan tâm giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hồn thành đề tài nghiên cứu khóa luận
tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt q trình học tập và hồn thành đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong q Thầy Cơ và các bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2021.
Tác giả
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................9
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................9
3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................10
4.1. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................10
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................10
5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu...........................................................11
5.1. Nguồn tư liệu .........................................................................................................11
5.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................11
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................................11
7. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................................11
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ALEXANDER ĐẠI ĐẾ VÀ NHỮNG
NHÂN TỐ CHI PHỐI VAI TRỊ CỦA ƠNG ĐỐI VỚI Q TRÌNH GIAO LƯU
VĂN HĨA ĐƠNG - TÂY............................................................................................12
1.1. Một số thuật ngữ liên quan ..................................................................................12
1.2. Khái quát về quê hương, thân thế và sự nghiệp của Alexander Đại đế ..........14
1.2.1. Vương quốc Macedonia .....................................................................................14
1.2.2. Thân thế và sự nghiệp của Alexander Đại đế ...................................................21
1.3. Những nhân tố chi phối vai trò của Alexander Đại đế đối với quá trình giao
lưu văn hóa Đơng - Tây ...............................................................................................28
1.3.1. Nhân tố chủ quan ...............................................................................................28
1.3.2. Nhân tố khách quan ...........................................................................................34
2
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ TRONG QUÁ TRÌNH
GIAO LƯU VĂN HĨA ĐƠNG - TÂY ......................................................................37
2.1. Vai trị tạo dựng khơng gian giao lưu văn hóa ..................................................37
2.1.1. Lãnh đạo cuộc Đông chinh ................................................................................37
2.1.2. Kiến lập đế quốc Đông chinh .............................................................................40
2.2. Tổ chức các lực lượng thúc đẩy tiếp xúc, giao lưu văn hóa Đơng - Tây ..........42
2.2.1. Qn đội của Alexander Đại đế .........................................................................42
2.2.2. Vai trò của những nhà khoa học .......................................................................45
2.3. Tăng cường các hoạt động khuyến khích sự giao lưu văn hóa Đơng - Tây ....47
2.3.1. Chính sách cai trị đế chế ....................................................................................47
2.3.2. Chủ động tiếp nhận văn hóa bản địa phương Đơng ........................................55
2.3.3. Tích cực truyền bá và khuếch trương văn hóa Hy Lạp sang phương Đơng ...59
2.3.4. Truyền bá văn hóa phương Đơng sang phương Tây ........................................61
2.4. Những biểu hiện của quá trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây thơng qua vai trị
của Alexander Đại đế ..................................................................................................63
2.4.1. Trên phương diện ngôn ngữ, văn học ...............................................................63
2.4.2. Trên phương diện nghệ thuật ............................................................................65
2.4.3. Trên phương diện khoa học - kĩ thuật...............................................................68
2.4.4. Trên phương diện phong tục - tập quán ...........................................................69
2.4.5. Trên phương diện triết học ................................................................................71
2.5. Một số nhận định, đánh giá .................................................................................72
KẾT LUẬN ..................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................87
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................91
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, lồi người đã, đang và sẽ tiếp tục bước đi
trên con đường phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Karl Marx đã từng luận giải
rằng “Con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, tính liên kết, nhu cầu xã hội,
hay nói cách khác là sự giao lưu của con người trên tất cả các bình diện, là cả một quá
trình mang tính tất yếu góp phần tạo ra những động lực mạnh mẽ nhất, thúc đẩy sự
phát triển của xã hội lồi người.
Vào thời kì cổ đại, thế giới trong nhận thức của con người được phân định bao
gồm phương Đông và phương Tây. Người Ấn Độ cổ đại đã sớm phân biệt phương
Đông và phương Tây từ ý niệm về thời gian. Muộn hơn, sự phân biệt này bắt nguồn từ
cư dân Hy Lạp cổ đại với sự nhìn nhận từ góc độ khơng gian hay vị trí địa lí. Sự khác
nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị đã làm nên những nét đặc trưng
của văn hóa phương Đơng và phương Tây. Tuy vậy, sự phân biệt phương Đông và
phương Tây chỉ mang ý nghĩa tương đối. Thời cổ đại, phương Đông bao gồm khu vực
châu Á và Bắc Phi (với bốn quốc gia lớn gồm Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa),
phương Tây bao gồm Hy Lạp và La Mã. Giữa hai khu vực văn hóa rộng lớn này ln
có q trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa mật thiết với nhau. Nghiên cứu về q trình
giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây là một vấn đề thú vị và có ý nghĩa
khoa học to lớn trong nghiên cứu lịch sử văn hóa thế giới.
Trong các con đường thúc đẩy q trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây, chiến
tranh được xem như một cách thức tác động mạnh mẽ đến tiến trình này. Tuy đi liền
với sự tàn phá và thương vong nhưng nó vẫn mang trong mình những tác động tích
cực với nhiều biểu hiện đặc sắc về sự tiếp xúc và học hỏi văn hóa. Và một trong những
cuộc chiến tranh là tác nhân mạnh mẽ thúc đẩy q trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây
chính là cuộc Đơng chinh của Alexander Đại đế. Chúng ta biết đến Alexander Đại đế
như một nhân vật vĩ đại đã để lại những tác động lớn với thế giới chủ yếu trong lĩnh
vực quân sự, nhưng còn về những vai trị của ơng trên phương diện văn hóa nhìn
chung chưa được quan tâm làm rõ. Do đó, vấn đề này cần phải được tiếp cận thêm các
nguồn tư liệu và tiến hành nghiên cứu đi sâu nhằm hiểu rõ hơn về vai trò của nhà cầm
quân vĩ đại này. Nếu như trước cuộc Đơng chinh, q trình giao lưu văn hóa Đơng 4
Tây chuyển biến khá chậm chạp, thì bắt đầu từ năm 334 TCN quá trình này đã bước
sang một thời kì mới - thời kì “Hy Lạp hóa”. Nền móng của thời kì này đã tạo điều
kiện giao thoa, đem lại chuyển biến rõ rệt trong giao hịa Đơng – Tây. Chính vì lẽ đó,
việc nghiên cứu về vai trị của Alexander Đại đế có ý nghĩa khoa học quan trọng, đó là
cơ sở để nhìn nhận đúng đắn và rõ ràng hơn về ba thực thể (nhân vật Alexander, q
trình Đơng chinh và sự giao lưu Đơng - Tây) nhưng hòa hợp là một, là một khối liên
kết tác động, không tách rời nhau, thông qua chủ thể là vai trò của Alexander Đại đế
trong việc kiến tạo nên những bước đi giao lưu văn hóa giữa phương Đơng và phương
Tây.
Xét về ý nghĩa thực tiễn, tìm hiểu vai trị của Alexander Đại đế đối với q trình
giao lưu văn hóa Đơng - Tây là góp phần giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ về cống hiến
một nhân vật lịch sử cụ thể trong những nỗ lực kéo các nền văn minh của thế giới lồi
người xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu và quan hệ mật thiết với nhau. Nghiên cứu vấn
đề này còn giúp chúng ta nhìn nhận về quá trình phát triển theo quy luật chung của lịch
sử văn minh nhân loại, trong đó định vị tầm quan trọng của sự giao lưu văn hóa và qua
giao lưu, học hỏi, định hướng cho quá trình giữ gìn bản sắc của mỗi quốc gia dân tộc,
Đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, mỗi công dân đã vượt khỏi biên giới
quốc gia và trở thành những người cơng dân tồn cầu với nhu cầu hội nhập và giao lưu
văn hóa mạnh mẽ: hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, giữ gìn bản
sắc và học hỏi khơng ngừng; nhận thức quá khứ để hành động phù hợp cho hiện tại và
kiến tạo tương lai. Thêm vào đó, Việt Nam cũng đang bước đi trên con đường hội
nhập, tận dụng tất cả mọi nguồn lực của đất nước để phát triển và chịu nhiều ảnh
hưởng của Phương Tây, với tư cách là một quốc gia Phương Đông, việc hiểu rõ về sự
giao lưu văn hóa Đơng - Tây thơng qua vai trò của Alexander Đại đế là nền tảng cơ
bản để nhận biết thế giới, là cơ sở để chúng ta tiếp thu các giá trị đặc sắc từ Phương
Tây tạo bước đệm vững chắc để phát triển đất nước một cách có gốc rễ.
Với những lí do đó, tơi chọn đề tài “Vai trò của Alexander Đại đế đối với q
trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước được
xuất bản viết về Alexander Đại đế và quá trình giao lưu văn hóa Đơng Tây. Chúng
5
được thể hiện ở những góc độ khác nhau, cho thấy sự cuốn hút của nhân vật lịch sử
này đối với giới nghiên cứu. Liên quan đến đề tài, tôi xin nhóm các cơng trình đó
thành các nhóm vấn đề nghiên cứu dưới đây:
(1) Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Thứ nhất, nhóm các cơng trình nghiên cứu về Hy Lạp cổ đại có đề cập đến vai
trị của Alexander Đại đế như Cavalry Operations in the Ancient Greek World của
Robert E. Gaebel được xuất bản bởi University of Oklahoma vào năm 2002,
Encyclopedia of the Ancient Greek World của David Sacks, Oswyn Murray và Lisa R.
Brody được ấn hành vào năm 2005 bởi nhà xuất bản Fact on file, hay tác phẩm The
Ancient Greeks: An Introduction của Stephanie Lynn Budin vào năm 2009 bởi trường
Đại học Oxford. Đây là những cơng trình có đề cập đến Alexander Đại đế và công
cuộc Đông chinh với tư cách là một phần lịch sử Hy Lạp cổ đại.
Thứ hai, nhóm các cơng trình nghiên cứu về Cuộc Đơng chinh của Alexander
Đại đế có đề cập đến vai trị của ơng đối với q trình giao lưu văn hóa Đơng – Tây
như The conquests of Alexander the great của Waldemar Heckel bởi Nhà xuất bản Đại
học Cambridge được ấn hành vào năm 2007 trong đó tác giả đã đem đến một góc nhìn
tổng quan đi vào gốc rễ động cơ và xem xét lại một cách tồn diện về cuộc Đơng chinh
của Alexander Đại đế trong đó nhấn mạnh đến tác động của cuộc thám hiểm quân sự
của ông. Đặc biệt là trong cuốn Những cuộc chinh phạt của Alexander Đại Đế (Arian
(An Khánh dịch), NXB Thế giới, năm 2019), đây là một tuyệt tác của Arian – một
chính trị gia và nhà sử học xuất sắc La Mã, ơng đã trình bày một cách đầy đủ chi tiết
về cuộc chinh phạt của Alexander Đại đế với sự cơng mình dựa trên những bản chép
sử của Ptolemy và Aristobulus làm nền tảng cho câu chuyện của ông cùng với một số
những câu chuyện khác. Tác phẩm hệ thống và chi tiết đến mức người ta cho rằng
không một ai viết về Alexander nhiều như ơng.
Thứ ba, nhóm các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về Alexander Đại đế, trong
đó bao gồm các cơng trình như The wisdom of Alexander the great (Leadership lesons
from the man who created an empire) của Lance Kurke bởi nhà xuất bản American
Management Association năm 2004 mô tả về sự khôn ngoan của Alexander Đại đế qua
năm chương sách là sự biểu hiện của cả quá trình chuyển tiếp trong cuộc đời của
Alexander Đại đế bao gồm từ trận chiến với hải quân trên bộ, những mô tả về phẩm
chất của Alexander cho đến khi băng qua sa mạc Gedrosian cùng những cách nhìn
6
nhận về nhà cầm quân này, The life of Alexander the great của Plutarch bởi nhà xuất
bản Random House năm 2004 là một cách tiếp cận về cuộc đời của ông, Alexander the
great của Robin Lane Fox năm 2004 viết về tiểu sử của Alexander Đại đế cùng hàng
loạt các tư liệu bản đồ về cuộc Đông chinh.
Cuốn The sieges of Alexander the great của Stephen English (2009) bởi nhà
xuất bản Pen and Sword chú trọng làm rõ về những cuộc vây hãm của Alexander đối
với những thành phố mà ông có ý định xâm chiếm thể hiện sự sáng tạo và tài năng
quân sự của ông, Alexander The great của Jacob Abbott (2009) mô tả một cách xuyên
suốt cuộc đời của nhân vật vĩ đại này gắn với những chiến cơng hiển hách, những sự
kiện có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của ông bao gồm thời thơ ấu và tuổi trẻ,
những khởi đầu, sự phản công, vượt qua eo biển Hellespont, đánh bại Darius, vây hãm
thành Type cho đễn những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời.
Các cơng trình khác như Alexander the great the Macedonia who conquered the
world của Sean Patrick Oculus Publishers (2013) tiếp cận đề tài này với góc độ nhẹ
nhàng đem lại những cách nhìn thú vị, đầy thực tiễn về cuộc đời và quá trình chinh
phục thế giới của Alexander Đại để từ đó giúp cho mỗi người định hướng, nỗ lực và
tích lũy thêm vốn sống cho bản thân. Hay trong cuốn By the spear Philip II. Alexander
the great and the rise and fall of the Macedonia empire (2014) do nhà xuất bản đại
học Oxford ấn hành của Ian Worthington cũng đã đề cập đến những thăng trầm của
vương quốc Macedonia từ ban sơ, sự trỗi dậy dưới thời vua Philip cho đến công cuộc
Đông chinh qua các trận chiến dũng cảm và kết thúc bởi sự ra đi của Alexander , còn
trong cuốn Alexander the great của Charles Mercer được xuất bản vào năm 2015 bởi
New Word City cũng đã kể nên một câu chuyện thú vị về một vị hồng đế lên ngơi
vào tuổi 20 và làm nên cuộc chinh phục lớn lao. Ngoài ra, trong cuốn Alexander the
great của Henry Freeman Published March vào năm 2016 của Hourly History, đặc biệt
là trong tác phẩm Alexander the great his life and his mysterious death của Anthony
Everitt năm 2019 bởi nhà xuất bản Random House, Alexander Đại đế đã được khắc
họa với đầy đủ những phẩm chất và tính cách của cả một con người rất đỗi con người
và một nhân vật vĩ đại trong lịch sử văn minh nhân loại. Các tác phẩm trên nhìn chung
tái hiện lại một cách rõ nét và có hệ thống về cuộc đời và hành trình đầy gian khổ và vĩ
đại hướng về phía Đơng của Alexander Đại đế. Khơng những vậy, trong cuốn Văn
minh phương Tây (Crane Brinton, Robert Lee Wolff, John.B.Christopher, NXB Văn
7
hóa thơng tin, năm 2004) cũng trình bày những nét khái quát nhất về Alexander Đại đế
và cuộc Đông chinh diễn ra từ thế kỉ thứ IV TCN.
Không những vậy, vai trị của Alexander Đại đế đối với q trình giao lưu văn
hóa Đơng - Tây cịn được thể hiện trong các bài nghiên cứu như “Alexander Đại Đế và
Kỷ Nguyên Hy Lạp hóa” của Eugen Weber (2017), “Cultural Diffusion and the
unification policies of Alexander The Great” của Monica Omoye Aneni (2018),
“Alexander the great the Macedonia who conquered the world” của Sean Patrick
(2013), “How Alexander the Great influenced South Asia” của Fahmeen Miah
(2016)… Phần lớn những nội dung truyền tải đều liên quan trực tiếp đến vấn đề với
hàng loạt các hoạt động cụ thể nhằm khuyến khích q trình giao lưu văn hóa, các tác
giả đều thể hiện sự đồng điệu trong việc đánh giá cao vai trò của ơng đối với q trình
giao thoa văn hóa trong cả hai chiều hướng từ Tây sang Đông và từ Đông sang Tây.
Nhưng những bài viết này nhìn chung chưa đạt được mức độ toàn diện, hệ thống và
đầy đủ trong việc khắc họa và làm sáng tỏ vai trò của ơng trên phương diện giao lưu
văn hóa.
(2) Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Các cơng trình nghiên cứu về Alexander Đại đế, cuộc Đơng chinh và vai trị của
ơng trong q trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây nhìn chung chỉ dừng lại ở mức độ
khái quát những sự kiện nổi bật, chưa phân tích cụ thể và nghiên cứu chuyên sâu về
những vấn đề này. Phần lớn chúng chỉ được thể hiện trong các tác phẩm như một bộ
phận trong thế giới lịch sử cổ đại. Trong cuốn Hy Lạp (Trịnh Huy Hóa biên dịch, NXB
Trẻ, năm 2004), tác giả đã dành một phần để đề cập đến đặc điểm hình thành và quá
trình phát triển của vương quốc Macedonia, sự ảnh hưởng và kế thừa của Alexander từ
những thành tựu của vua Philip. Hay trong cuốn Lịch sử thế giới cổ đại (Lương Ninh
chủ biên, NXB Giáo dục - Hà Tĩnh, năm 1997), sự trỗi dậy của Macedonia và cuộc
Đông chinh của ông đã được thể hiện như một giai đoạn trong lịch sử Hi Lạp, đồng
thời q trình Hy Lạp hóa cũng được mơ tả với những đặc trưng tiêu biểu nhất. Cụ thể
hơn là trong Giáo trình lịch sử thế giới (Phạm Hồng Việt, Đại học Huế, năm 2002),
hình tượng Alexander được mơ tả và phân tích rộng hơn với nhiều dẫn chứng liên
quan đến cuộc đời, quá trình giáo dục và thế giới quan có liên quan trực tiếp đến vai
trị của ơng đối với q trình giao lưu văn hóa. Ngồi ra, trong tác phẩm Những nhân
vật nổi tiếng thế giới (Hoàng Văn Tuấn, NXB Hồng Đức, năm 2018), nhân vật
8
Alexander Đại đế .được nhắc đến và phân tích trong tiểu mục 2 “Alexander Đại đế
(356-323 TCN)” với nội dung xoay quanh về cuộc đời của nhân vật này cùng với
những nét chính nhất về tiến trình Đơng chinh và điểm xuyến một vài những hoạt
động và đặc điểm liên quan đến sự giao lưu văn hóa Đơng - Tây thơng qua vai trị của
Alexander Đại đế.
Những nguồn tư liệu còn được khai thác từ tác phẩm Almanach - Những nền
văn minh thế giới, nơi tổng hợp những giá trị văn hóa văn minh của nhân loại được
hồn thiện bởi nhiều tác giả. Trong mục những vị tướng nổi tiếng thế giới, bằng các sự
kiện và câu chuyện đắt giá, vai trị của Alexander được thể hiện ở cả khía cạnh quân sự
và văn hóa, đồng thời giúp người đọc hình dung và hiểu hơn về nhân cách của ơng.
Ngồi ra cịn có các bài nghiên cứu trên các báo và tạp chí trong nước như
“Alexander Đại đế - nhà thiên tài quân sự” của Phạm Hồng Anh (2015), “Vị vua 25
tuổi đánh bại 100.000 quân Ba Tư” của Nguyễn Thanh Điệp (2019), “Alexander Đại
Đế vì sao vĩ đại?” của Trần Hưng (2020), “Sự tiếp xúc và giao lưu văn minh thời cổ
đại” trên Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái
Nguyên của Dương Thị Huyền (2018)… Hầu hết những bài nghiên cứu này tập trung
chủ yếu vào vai trò về mặt quân sự, tiểu sử và những giá trị làm nên sự vĩ đại của ơng.
Cịn với góc độ văn hóa, chưa được đề cập và chú trọng.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đây chỉ trình bày một cách tổng
quan với những nét chính hoặc theo diễn trình q trình Đơng chinh của Alexander
gắn với nhân vật vĩ đại này cùng các hành động góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa
giữa phương Đơng và phương Tây. Do góc cận tiếp cận khác nhau, hầu hết các cơng
trình chưa làm nổi bật vai trò của Alexander Đại đế trong q trình giao lưu văn hóa
Đơng - Tây. Mặt khác, các cơng trình chưa mang tính chun sâu mà chỉ dừng lại ở
mức sơ lược, chưa có hệ thống, thiếu dẫn chứng và chỉ mới đề cập đến một số phương
diện của q trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây. Mặc dù vậy đây là những cơ sở và
nền móng thiết yếu cho tác giả trong việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước và
tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về Alexander Đại đế với đề tài khóa luận: “Vai trị của
Alexander Đại đế đối với q trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
9
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là Alexander Đại đế và và vai trị
của ơng đối với q trình giao lưu văn hóa giữa phương Đơng và phương Tây trong
thời kì cổ đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Q trình giao lưu văn hóa Đông Tây từ thế kỷ IV TCN, tức
khoảng thời gian trước và khi Alexander cất quân Đông chinh cho đến khi vương quốc
Hy Lạp hóa cuối cùng bị người La Mã chinh phục vào thế kỉ I TCN - đánh dấu sự kết
thúc của thời kì Hy Lạp hóa.
Phạm vi không gian: Chủ yếu bao quát một khu vực rộng lớn từ Hy Lạp,
Macedonia ở phía Tây (vùng phía Nam bán đảo Balkan) và khu vực Tây Á, Bắc Phi,
chạy dài đến lưu vực sơng Ấn ở phía Đơng, tương ứng với cương vực lãnh thổ của đế
quốc Đông chinh. Thêm vào đó, khơng gian cịn được mở rộng ra cả đến Trung Quốc
và đế chế La Mã sau này dưới ảnh hưởng gián tiếp từ vai trò của Alexander.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp và hệ thống hóa tư liệu nhằm nhận định một cách khoa học, đánh giá
khách quan về vai trị của Alexander Đại đế trong q trình giao lưu văn hóa Đơng
Tây.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu nói trên, đề tài cần thực hiện và hồn thành
những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp nhân cách, cách nhìn
nhận về thế giới của Alexander Đại đế.
- Tổng hợp và hệ thống hóa về q trình Đơng chinh của Alexander Đại đế qua
các giai đoạn cụ thể.
- Xác định và phân tích những vai trị của Alexander Đại đế trong q trình giao
lưu văn hóa Đơng - Tây.
- Tìm hiểu những biểu hiện của sự giao lưu văn hóa giữa phương Đơng và
phương Tây trên nhiều bình diện dưới sự thúc đẩy của Alexander Đại đế và cuộc Đông
chinh.
10
- Đánh giá, nhận xét về những vai trị, đóng góp của Alexander Đại đế đối với
q trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây nói riêng và sự phát triển của lịch sử văn minh
nhân loại nói chung.
5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Đề tài dựa vào các nguồn tài liệu chính sau:
- Đề tài kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình đã cơng bố trong và ngồi
nước (đã làm rõ trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề); các nguồn tư liệu thành văn
khác về lịch sử, văn hóa văn minh thế giới cổ đại, Hy Lạp cổ đại, Ai Cập cổ đại, Ba Tư
cổ đại,...
- Nguồn tư liệu bản đồ, sơ đồ, hình ảnh hiện vật có liên quan.
- Các tài liệu từ các website trong và ngoài nước có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài này, về mặt phương pháp luận, tôi dựa trên quan điểm sử học
Macxit để tiến hành nghiên cứu thông qua phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Đồng thời, để làm sáng tỏ và tìm hiểu sâu sắc vấn đề này dựa trên cơ sở những nguồn
tư liệu thành văn, tôi tiến hành vận dụng các phương pháp cụ thể như phương pháp so
sánh, phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa nhằm nghiên cứu và trình bày các nội dung
đưa ra trong đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài là cơng trình cung cấp góc nhìn khoa học,chun sâu hơn, hệ thống hóa
và tồn diện hơn về vai trị của Alexander Đại đế đối với q trình giao lưu Đơng –
Tây.
Bên cạnh đó, kết quả của đề tài cịn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc giảng dạy và nghiên cứu lịch sử thế giới cổ đại, hay đi sâu vào các chuyên đề liên
quan đến q trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về alexander đại đế và những nhân tố chi phối vai trị của
ơng đối với q trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây
Chương 2: Vai trị của alexander đại đế trong q trình giao lưu văn hóa Đơng - Tây
11
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ALEXANDER ĐẠI ĐẾ VÀ NHỮNG
NHÂN TỐ CHI PHỐI VAI TRỊ CỦA ƠNG ĐỐI VỚI Q TRÌNH GIAO LƯU
VĂN HĨA ĐƠNG - TÂY
1.1. Một số thuật ngữ liên quan
Phương Đông và phương Tây: phương Đông và phương Tây là hai từ định vị
không gian xuất hiện từ thời kì cổ đại. Xuất phát từ sự khác biệt về thế giới quan mà
cư dân của các quốc gia cổ đại có quan niệm khác nhau về hai thuật ngữ này.
Ở Ấn Độ, từ “phương Đông” là nghĩa phái sinh từ chữ Phạn “usās” nghĩa là
bình minh (“dawn”) hay “buổi sáng” (morning) lúc mặt trời mọc/nơi mặt trời mọc.
Ngược lại, từ “phương Tây” có nguồn gốc từ “buổi tối” (evening) trong tiếng Phạn là
từ “avah” có nghĩa là “lặn xuống/đi xuống” (to go down) [76]. Theo đó, đối với người
Ấn Độ cổ đại, hai thuật ngữ phương Đơng và phương Tây chuyển hóa từ ý niệm thời
gian thành ý niệm không gian.
Vào thời cổ đại, khi con người vẫn chưa tìm ra Tân lục địa (châu Mỹ) thì người
ta chỉ biết có ba lục địa Á - Phi - Âu nối liền nhau thành một khối. Với người Hy Lạp
cổ đại, lấy Địa Trung Hải là trung tâm, họ gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là
phương Tây, các vùng đất còn lại gọi là phương Đơng. Thêm vào đó, từ trung tâm Địa
Trung Hải thời cổ đại, văn hóa Hy - La về sau lan tỏa mạnh về phía Tây nên gọi là
phương Tây. Đối diện với nó qua Địa Trung Hải là phương Đơng [16, tr.3]. Cách giải
thích này thuần về khơng gian địa lý và mang tính tương đối.
Thời hiện đại, khi nghiên cứu về lịch sử thế giới thời cổ đại, các sử gia, các nhà
nghiên cứu thường phân định không gian của phương Đông và phương Tây như sau:
Phương Đông chủ yếu bao gồm các quốc gia/các nền văn minh nằm ở khu vực châu Á,
Đông Bắc châu Phi (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, v.v.); Phương Tây chủ
yếu bao gồm các quốc gia/các nền văn minh ở vùng Địa Trung Hải (Hy Lạp, La Mã).
Có thể thấy, từ góc độ nghiên cứu, sự phân biệt hai thuật ngữ phương Đơng và phương
Tây cũng mang tính tương đối, chỉ hai khu vực địa lý rộng lớn trên ba châu lục Á - Phi
- Âu. Tuy nhiên, từ thời kì cổ đại, chúng khơng đơn thuần chỉ là các thuật ngữ phản
ảnh nội hàm ở góc độ địa lí mà cịn hàm ý phân biệt hai khu vực khác nhau về lịch sử,
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng v.v. Trong đó, văn hóa phương Đông và
12
văn hóa phương Tây chỉ hai khu vực văn hóa rộng lớn với những nét đặc trưng khá rõ
nét.
Giao lưu văn hóa: theo từ điển tiếng Việt, “giao lưu” có nghĩa là có sự tiếp xúc
trao đổi qua lại giữa hai hay nhiều dòng, nhiều luồng khác nhau, còn “văn hóa” là hệ
thống các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành, lưu truyền và phát triển qua quá
trình sáng tạo của con người trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội [17,
tr.13]. Do đó, giao lưu văn hóa có thể được hiểu là quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa
chọn, tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị văn hóa khác nhau, hay nói cách khác nó là
một hình thức quan hệ trao đổi văn hóa, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn
nhau, diễn ra sự giao thoa, pha trộn, kết hợp các giá trị văn hóa dẫn đến sự thay đổi và
biến chuyển ở các mức độ khác nhau giữa các đối tượng nằm trong tiến trình giao lưu
văn hóa và cũng từ đó nảy sinh nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển hơn.
Tiếp biến văn hóa: “tiếp” trong từ “tiếp biến” có nghĩa là tiếp nhận, tiếp xúc,
“biến” có nghĩa là biến đổi, vì vậy tiếp biến văn hóa là hệ quả của quá trình giao lưu,
gặp gỡ giữa những nền văn hóa khác nhau. Định nghĩa về tiếp biến văn hóa đã được
đưa ra ở cuộc họp UNESCO châu Á tại Téhéran năm 1978: Tiếp biến văn hóa đó là sự
tiếp xúc giữa những nhóm người khác nhau về văn hóa, do đó sinh ra những thay đổi
về văn hóa (ứng xử, giao tiếp, tư duy…) ở trong mỗi nhóm, là q trình một nhóm
người hay một cá nhân thơng qua sự tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một nhóm khác,
tiếp thụ (tự nguyện hay bắt buộc, cục bộ hay toàn phần) nền văn hóa của nhóm này và
có biến đổi sao cho phù hợp với đặc tính và gốc rễ văn hóa truyền thống [9, tr.56].
Hy Lạp hóa (Hellénisme , Hellenism): đây là thời kì được tính từ khi Alexander
bắt đầu cất quân Đông chinh năm 334 TCN cho đến khi quốc gia Ptoleme (ở Ai Cập)
bị Roma xâm chiếm và biến thành một tỉnh của đế quốc La Mã vào năm 30 TCN,
trong thời kì này văn hóa và văn minh Hy Lạp đã được được được truyền bá và phổ
biến mạnh mẽ sang nhiều nước khác ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, lối sinh hoạt của
các quốc gia phương Đông, và theo chiều hướng ngược lại, những thành tựu văn hóa,
khoa học kĩ thuật, lối sống phương Đông cũng được người phương Tây tiếp nhận và
học hỏi.
Đế quốc Đông Chinh: Đế quốc Đông chinh được Alexander Đại đế thiết lập bao
trùm một lãnh thỗ rộng lớn, biên giới phía Bắc tới tận vùng Iran, Trung Á, phía Nam
xuống tận vùng Bắc châu Phi, phía tây tới bán đảo Balkan và phía Đơng bao qt cả
13
Tây Bắc Ấn Độ. Ơng chọn Babylon làm thủ đơ của đế quốc này. Sau khi Alexander
Đại đế mất đi là khoảng thời gian nhường cho thời kì Hy Lạp hóa, đế quốc Đơng chinh
lúc này vì khơng được Alexander chỉ định cụ thể một người kế vị mà bị chia sẻ bởi các
cuộc xung đột liên tiếp. Nhà sử học Hy Lạp gọi đây là “cuộc xung đột giữa những
Diadochi”. Những người kế tục các tướng quân đã tôn Andride - em trai của
Alexander và con trai của Alexander làm Hồng đế, Perdiccas nắm quyền nhiếp chính
nhưng trên thực tế là chia nhau hùng cứ các vùng: Ptolemy ở Ai Cập, Leonit ở Syria,
Philos ở Xixin, Antigonus ở Phrygia, Neackhot ở Lixia. Cuối cùng đến cuối thế kỉ thứ
III TCN, đế quốc Đông chinh bị phân liệt thành nhiều quốc gia nhỏ, trong đó có ba
quốc gia lớn nhất:
1. Quốc gia Ptolemy, bao gồm Ai Cập, một phần Libi, thủ phủ là thành phố
Alexandria.
2. Quốc gia Seleukos, bao gồm những vùng đất của đế quốc Ba Tư ở châu Á,
trung tâm là Syria.
3. Quốc gia Antigonus, gồm đất đai của Macedoia cũ và phần lục địa Hi Lạp.
Như vậy phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tiếp xúc văn hóa/giao lưu
văn hóa Đơng - Tây được hiểu là tổng hợp tất cả những biểu hiện của quá trình gặp gỡ
và trao đổi giữa các giá trị văn hóa phương Đơng và các giá trị văn hóa phương Tây
được thể hiện trong không gian của đế quốc Đông chinh từ khi Alexander Đại đế thân
chinh cho đến những hệ quả lâu dài mang dấu ấn về vai trị của ơng trong khoảng thời
gian xun suốt thời kì Hy Lạp hóa. Trong đó những nền văn minh tương ứng tồn tại
trong khoảng thời gian này cụ thể gồm nền văn minh Hy Lạp, văn minh Ai Cập, văn
minh Ấn Độ và văn minh Ba Tư v.v.
1.2. Khái quát về quê hương, thân thế và sự nghiệp của Alexander Đại đế
1.2.1. Vương quốc Macedonia
Thế giới phương Tây trong thời kì cổ đại cho đến thế kỉ thứ V TCN mang dấu
ấn nổi bật về sự tồn tại và phát triển của các thành bang Hy Lạp, đây là chiếc nơi sản
sinh ra nền văn hóa làm nền tảng cho phương Tây thời hiện đại. Các thành bang Hy
Lạp đều là những thực thể nhà nước có biên giới lãnh thổ, có chính quyền, luật pháp,
hệ thống kinh tế đo lường tiền tệ và vị thần bảo hộ riêng, đặc biệt nổi bật là hai thành
bang Athen và Spart đóng vai trò đại diện cho hai con đường phát triển, nếu Athen
theo chế độ dân chủ chủ nơ thì Spart lại thể hiền mình là một nhà nước quân phiệt. Sự
14
khác nhau về đường hướng phát triển đã khiến những bộc phát mâu thuẫn thành chiến
tranh. Trong khi các thành bang Hy Lạp tranh giành ảnh hưởng thì một thế lực mới ở
vùng rừng núi Hy Lạp đã lợi dụng tình hình để trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ, đó
chính là Macedonia.
Trong khoảng thời gian này, nằm về phía cực Bắc của các thành bang Hy Lạp
là vương quốc Macedonia. Về vị trí địa lí, tính đến năm 359 TCN, lãnh thổ Macedonia
ở phía Bắc giáp với vương quốc Paionia của tộc người Paionian, phía Đơng giáp với
biển Aegean và bán đảo Chalcidice của Hy Lạp, xứ Epirus và Thessaly là thực thể tiếp
giáp ở phía Nam của vương quốc Macedonia và phía Tây tiếp giáp với vương quốc
Illyria (xem phục lục 1). Địa hình vương quốc phân hóa từ Tây sang Đông, vùng núi
non hùng vĩ và hiểm trở ở phía Tây được gọi là Thượng Macedonia, vùng dun hải ở
phía Đơng được gọi là Hạ Macedonia.
Xét về mặt ý nghĩa tên gọi, “Macedonia” trong tiếng Latin xuất phát từ chữ
Macedonius, trong tiếng Hy Lạp từ này chuyển thể thành Makedones, đây là vùng đất
của người Macedonians. Theo nghĩa đen, Macedonian có nghĩa là "người vùng cao"
hoặc "người cao", được phân tách ngữ nghĩa từ chữ makednos ngụ ý là "dài, cao," và
makros nghĩa là "dài, lớn" [73]. Điều đặc biệt là theo nhiều học giả, bộ lạc mang tên
Makednos là chủ nhân khởi tạo nên lịch sử của vương quốc Macedonia [74]. Theo đó,
có thể thấy được trên cơ sở đặc điểm về địa hình và vị trí đồi núi cao của vùng đất này
hoặc cũng có thể bắt nguồn từ vóc dáng con người nơi đây mà vương quốc này có tên
là Macedonia được đặt theo bộ lạc Makednos. Ý nghĩa của từ này cũng thể hiện cho
khát vọng vươn cao của những vị vua Macedonia trên con đường kiến tạo, mở rộng và
phát triển vương quốc, không ngừng học hỏi và giúp đất nước ngày càng hùng mạnh,
đóng vai trị như một thế lực bá chủ trong tương lai thuộc khuôn khổ thế giới cổ đại.
Về sau, Macédoine còn mang nghĩa đơn thuần là "hỗn hợp trái cây hoặc rau củ" có từ
năm 1846, đây là từ tiếng Pháp, được cho là ám chỉ sự đa dạng của người dân trong đế
chế của Alexander, dấu ấn của vị đại đế sau hơn một ngàn năm lịch sử của công cuộc
Đông Chinh và giao lưu văn hóa [73].
Trong vương quốc Macedonia, người dân với tư cách là thần dân của vương
quốc, họ giao tiếp với nhau thơng qua ngơn ngữ Macedonia cổ chứ khơng phải nói
tiếng Hy Lạp bản xứ trong suốt thiên niên kỉ I TCN và thuộc ngữ hệ Ấn - Âu. Dần dần
đến thế kỉ thứ V TCN nó dần được thay thế bởi một phương ngữ khác có họ hàng với
15
tiếng Hy Lạp và có liên quan đến Thracian và Phrycian [60], giống với ngôn ngữ của
cư dân vùng Thessaly (phía Bắc Hy Lạp) [14, tr.185]. Phương ngữ này chỉ được sử
dụng trong những vùng sâu trong nội địa, còn ở phần ven biển tiếng Hy Lạp được xem
như là một ngôn ngữ thông dụng, hữu hiệu cho các hoạt động thương mại và hàng hải.
Thổ ngữ này sau đó đã biến mất vào thời kì La Mã. Thành phần cư dân sinh sống trong
vương quốc khá đa dạng bao gồm người Thrace, người Illyria, người Makednos và
một số bộ lạc có quan hệ huyết thống với người Hy Lạp [7, tr.302].
Về những biến động lịch sử trong mối quan hệ với các nước bên ngoài, lịch sử
vương quốc Macedonia bắt đầu mở ra từ thời kì đồ đá mới khi các bộ tộc di trú chiếm
cứ trên các bình nguyên thuộc phương nam vào khoảng năm 640 TCN [10, tr.514].
Trải qua hàng thế kỉ, nhiều vương quốc độc lập do các bộ lạc Macedonia làm chủ được
hình thành, so với các bộ lạc Hy Lạp khác, Macedonia bước vào thời đại văn minh
chậm hơn, minh chứng là cho đến khoảng nửa đầu thế kì V TCN, Macedonia vẫn cịn
trong thời kì dân chủ quân sự.
Vị vua đầu tiên của Macedonia chính là Perdikkas [6, tr.721]. Theo Herodotos,
năm vị vua tiếp theo lần lượt là Argaios, Philip I, Aeropos I, Alketas và Amyntas I [6,
tr.722]. Trong thời kì trị vị của Amyntas I (540 - 498 TCN) và trong một thời gian dài
trong thời gian trị vì của Alexander I (cho đến năm 479 trước Công nguyên),
Macedonia đã thuộc quyền của người Ba Tư. Với vị trí và tình cảnh của một đất nước
chư hầu, Macedonia trong một chừng mực nhất định vẫn giữ được khơng khí tự trị
rộng rãi, được hưởng các quyền tự do ở nhiều lĩnh vực và chưa bao giờ bị biến thành
một satrap của đế quốc Ba Tư. Trong mối quan hệ này, Macedonia được cho là phải
thực hiện nghĩa vụ cung cấp binh lính cho quân đội nhà Achaemenes, tướng
Mardonios cho bố trí quân Macedonia ở biên giới Thessalis đối diện với người
Athenai [6, tr.774], và để thể hiện thiện chí vua Amyntas I đã dâng tặng món quà Đất
và Nước cho vị tướng Megabazus, tượng trưng cho sự phục tùng đối với vị hoàng đế
nhà Achaemenes [6, tr.417].
Mối quan hệ với Ba Tư được duy trì thơng qua cuộc hơn nhân giữa em gái của
Alexandros đã kết hôn với Boubares, một người Ba Tư và được vua Ba Tư ban cho sở
hữu Alabanda, một thành phố lớn ở Phrygia Tư. Đến thời kì Alexandros (495 - 452
TCN), hoàn toàn hiểu rằng việc đánh bại qn Ba Tư có tầm quan trọng sống cịn đối
với Macedonia, và do đó rất có thể chính ơng là người cần được cảm ơn vì đã cung cấp
16
gỗ mà Themistokles đã xây dựng hạm đội Athen [67]. Sau khi người Ba Tư rút lui
khỏi Hy Lạp vào năm 479 TCN. Tận dụng khoảng trống được tạo ra bởi sự rút lui của
quân Ba Tư, ông đã mở rộng vương quốc của mình về phía đơng, kết hợp các lãnh thổ
của Krestonia, Bisaltia (giữa sông Axios và sông Strymon), Mygdonia và Anthemous
(ở bán đảo Chalcidian) [41, tr.161].
Perdikkas (452-413 TCN) là vị vua tiếp theo tại vị phải đối mặt với những biến
động chính trị trong nước, sự tranh giành quyền lực, các cuộc xâm lược và sự can
thiệp từ hai thành bang hùng mạnh đó là Athen và Sparta. Đối mặt với những khó khăn
này, ơng đã tỏ rõ sự tháo vát về mặt chính trị, loại bỏ nguy cơ từ những người đe dọa
đên ngôi vị, đối với cuộc chiến tranh Peloponnesian, xoay sở để tách khỏi Athens và
Sparta, chuyển đổi liên minh giữa hai bên khi phù hợp, để đảm bảo sự độc lập của nhà
nước của mình. Đến năm 429 TCN, vua của Odrysian Thracians, xâm lược
Macedonia, cướp phá một số vùng và đến tận Anthemous [67]. Từ năm 413 đến
399 TCN, Macedonia có nhiều biến đổi về cơ sở hạ tầng của đất nước (pháo đài và
đường xá), cải tiến tổ chức hành chính (cùng với việc thiết lập quyền lực tập trung),
tăng cường quyền lực ở nước ngoài và hơn hết là phát triển văn hóa, việc trang bị và tổ
chức quân đội (bộ binh và kỵ binh), Archelaos đạt được nhiều thành tựu hơn bất kỳ vị
vua nào trong số tám vị vua trước đó của Macedonia [67].
Trong 40 năm sau đó, Macedonia trải qua một quá trình khủng hoảng nghiêm
trọng. Những mâu thuẫn này nhìn chung bắt nguồn từ những nguyên nhân các cuộc
xung đột giữa các triều đại dẫn đến việc lật đổ vị vua cầm quyền, sự can thiệp của các
cường quốc phía nam Hy Lạp ủng hộ phe này hay phe kia, và sự xâm lược của các thế
lực bên ngoài. Cụ thể là trong 40 năm Macedonia trải qua rất nhiều những đời vua
thơng qua những hình thức bạo lực, xen kẽ với khoảng thời gian nhiếp chính khơng có
thực quyền [67].
Với những thăng trầm trong lịch sử, tính đến thời điểm vào năm 359 TCN,
Macedonia vẫn là một vương quốc mờ nhạt, tiềm lực kinh tế và quân sự không mạnh
là nguyên nhân cốt yếu làm suy giảm vị thể và tầm ảnh hưởng đối với các thế lực khác
trong khu vực. Dấu ấn không đáng kể là động lực thôi thúc sự biến chuyển mới sau
gần ba thập niên khi vua Philip II lên cầm quyền từ năm 360 TCN đến năm 336 TCN.
Ngay từ khi lên nắm quyền, Philip II đã thể hiện khả năng tuyệt vời trong việc lãnh
đạo đất nước. Ông giành những tháng năm đầu tiên để củng cố và kiện toàn quân đội
17
Macedonia với đặc trưng là đội hình phalanx [1], lựa chọn những nhà lãnh đạo tài ba
trên khắp mọi miền đất nước và tiến hành chế độ nghĩa vụ quân sự cùng với đó là cơng
cuộc cải cách về việc tổ chức, trang bị và huấn luyện quân sự.
Với tài nghệ của một vị minh quân, sự kiên cường của một dân tộc, Macedonia
đã thật sự trỗi dậy mạnh mẽ, ảnh hưởng của Macedonia đã lan rộng từ bờ biển Adriatic
đến tận Hellespont, từ sông Danube đến tận Thermopylae thông qua hàng loạt những
thắng lợi quân sự. Bước đầu bằng việc bảo đảm sự rút lui của người Paionians thông
qua việc chấp thuận các khoản cống nộp, theo cách tương tự, thuyết phục người
Thracia rút lại sự ủng hộ của họ đối với Pausanias. Sau đó, ơng đã đánh bại Argaios,
người đã tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào Macedonia với sự giúp đỡ của người
Athen. Tiếp theo ông tiếp tục dẫn đầu một đội quân vào Illyria với 10.000 bộ binh và
600 người ngựa. Cuộc chiến giành được thắng lợi và đưa Philip II trở thành người
thống trị toàn bộ Thượng Macedonia [67].
Trong khoảng thời gian chưa đầy hai năm, quy mô và dân số của vương quốc
đã tăng gấp đôi, các thành phố mới được thành lập điển hình như Herakleia (ngày nay
là Monastir) ở Lynkestis vào năm 344 TCN [67]. Ảnh hưởng của Macedonia lan rộng
đến các khu vực ven biển của Thrace cho đến tận Hellespont (351 TCN). Năm 340
TCN, vua Philip II mở rộng ảnh hưởng xuống phần miền Trung Hy Lạp và vấp phải sự
kháng cự của phái chống Macedonia do Demosthenes, một cuộc chiến quyết định đã
diễn ra tại Cronya vào năm 338 TCN với phần thắng thuộc về Macedonia. Đến năm
337 TCN, vua Philip II mở một cuộc hội nghị tồn Hy Lạp tại Corinths (chỉ có Sparta
khơng tham dự) với nội dung kết thành liên minh giữa Hy Lạp và Macedonia để cùng
tấn cơng và phịng thủ trước những kẻ thù chung, lấy Philip làm người đứng đầu,
không cho phép hủy bỏ những khoản nợ, không cho phép lợi dụng chính biến để giải
phóng nơ lệ, cộng với tun bố người Macedonia sẽ lãnh đạo người người Hy Lạp
đánh nhau với Ba Tư [13, tr.304]. Kể từ thời điểm này, vị thế của Macedonia đã được
tăng cường và củng cố, Macedonia trở thành một cường quốc hùng mạnh khiến những
đối thủ khác phải kiêng dè.
Về chính trị, nếu như các thành bang Hy Lạp mà tiểu biểu nhất là Athen luôn
tự hào và đi theo chế độ dân chủ, thì Maceodonia lại khơng đi theo mơ tp này, chế
Một thuật ngữ để chỉ toàn bộ bộ binh Macedonia hạng nặng, đội hình phalanx được tổ chức trên nền tảng quân
địa phương thành sáu tiểu đoàn (taxeis), mỗi tiểu đoàn khoảng 1.500 người, được vũ trang với một thanh giáo
hoặc sarissa, một tấm khiêng tròn màu sáng đeo ở vai, mặc giáp và đội mũ sắt.
1
18
độ chính trị quân chủ với vua là người đứng đầu, được duy trì theo thể thức cha truyền
con nối, nắm trong tay hầu hết mọi quyền lực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, quân
sự, tuy nhiên quyền lực trong tay các vị vua chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực
tế nó đã bị chi phối và san sẻ vào tay của giới quân sự quí tộc, giới này được xem như
bạn của vua và tổ chức thành hội đồng quí tộc. Đến thời vua Philip II, ngồi qn sự,
nhà vua cịn xóa bỏ lực lượng chính trị lấy bộ lạc làm thủ lĩnh, hạn chế quyền lực của
bô lão, thu gom quyền về quân sự và chính trị cho mình.
Về kinh tế, cư dân ở đây sinh sống bằng nhiều nghề tùy thuộc vào sự thích ứng
với điều kiện tự nhiên, Macedonia là vương quốc giàu tài nguyên thiên nhiên với
những đồng bằng được bồi đắp bởi những dịng sơng và tuyến đường giao thương với
người Thracian trên đất liền, ngoài ra tại Bottiaea, đồng bằng phù sa màu mỡ của miền
trung Macedonia rất thích hợp cho việc trồng ngũ cốc, rau và cây ăn quả. Những vườn
nho xung quanh Pella sản xuất rượu vang nổi tiếng, trong khi Chalcidice cung cấp một
khí hậu thích hợp cho việc trồng cây ơ liu [41, tr.159]. Vì vậy, đây là điều kiện thuận
lợi để họ tiến hành các hoạt động trồng trọt ở những vùng đất tốt, lấy gỗ từ những khu
rừng, ngồi ra cịn có các hoạt động buôn bán, thương mại, và đánh bắt ở ven biển.
Đến thời kì trị vì của vua Alexander I việc đúc tiền xu được thông qua [41,
tr.161] thời vua Archelaos I đã tăng hàm lượng bạc trong các đồng xu của ông cũng
như đúc thêm các đồng xu bằng đồng để thúc đẩy thương mại trong nước và với nước
ngoài [41, tr.164]. Đến thời vua Philip II, nhà vua tiến hành cải cách tiền tệ, đủ cả tiền
vàng lẫn tiền bạc và củng cố được giá hối đoái của hai loại tiền tệ này, trong khi Ba Tư
dùng tiền vàng, các thành bang khác của Hy Lạp dùng tiền bạc thì việc sử dụng cả hai
loại tiền này giúp người Macedonia rất thuận tiện và linh động trong giao thương, thúc
đẩy thương nghiệp phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh kinh tế quốc gia [41,
tr.165].
Về văn hóa, Macedonia là nơi tiếp nhận và chịu ảnh hưởng toàn diện bởi nền
văn hóa Hy Lạp. Những học giả, nhà văn, nhà triết học và sử học Hy Lạp được đón
tiếp và viết về vương quốc này. Đây cũng là nơi phát minh là nhiều trang bị quân sự
độc đáo như những cây giáo dài, vũ khí nặng.
Như vậy, quê hương Macedonia, nơi Alexander Đại đế sinh ra và lớn lên, nơi
ông kế thừa ngôi vị sau khi vua Philip II bị ám sát đã trải qua một quá trình lịch sử kéo
dài, vương quốc này mang trong bản thân nó những biến cố lịch sử riêng, những đặc
19
điểm đặc biệt. So với các thành bang Hy Lạp, đây là một vương quốc có xuất phát
điểm chậm hơn, chịu ảnh hưởng bởi nền văn minh Hy Lạp một cách sâu sắc. Xuyên
suốt các giai đoạn, Macedonia tiến hành và thiết lập liên minh với nhiều bên, thậm chí
là các bên đối địch nhau, cũng không hiếm lần trở thành chư hầu hay chịu sự chi phối
của các thế lực bên ngồi, những điểm sáng trong vai trị trị vì ít nổi bật đã khiến cho
các chính sách ngoại giao cần tối đa hóa sự linh hoạt, ứng biến với tình hình và nắm
bắt cơ hội, lợi dụng chia rẽ của họ, mua chuộc và thuyết phục.
Phải đến khi vua Philip II lên ngôi, vị thế và tầm ảnh hưởng của Macedonia mới
được nâng cao cùng với thế lực quân sự hùng mạnh, cùng với các cuộc cải cách trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị và hàng loạt các chiến thắng quân sự góp phần khuếch
trương thanh thế. Tình hình mọi mặt của vương quốc này đã có tác động rất nhiều đến
nhận thức và là nền tảng cho Alexander Đại đế trong vai trò thúc đẩy và tạo điều kiện
cho q trình giao lưu văn hóa Đơng – Tây
Thứ nhất, vì vương quốc Macedonia tiếp thu rất nhiều thành tựu văn hóa từ Hy
Lạp, nên ngay từ nhỏ Alexander đã được tiếp xúc với tinh hoa văn minh và văn hóa
Hy Lạp, đất nước đã vun đắp cho ơng tình u với vẻ đẹp ấy, với những mối thù
chung, câu chuyện hấp dẫn, hịa quyện hình thành nên tính cách con người của ơng.
Người Macedonia sử dụng phương ngữ Hy Lạp và trong đời sống tâm linh, họ tôn thờ
các vị thần Hy Lạp [23]. Từ người đứng đầu nhà nước, vua Philip II học triết học, kịch
nghệ và thơ ca Hy Lạp, cho đến những người dân, họ luôn tin vào người anh hùng dân
tộc Makedon là con trai của Zeus, Thần Sấm của Hy Lạp. Giống như Hy Lạp, người
Macedonia cũng tổ chức riêng cho họ các cuộc thi thể thao, tham gia vào Thế vận hội
cổ đại, tham dự các hội nghị theo truyền thống Hy Lạp và cùng nhau chung vui trong
các bữa tiệc rượu [70]. Ảnh hưởng từ cơ sở văn hóa Hy Lạp, ông say mê người anh
hùng Heracles và cuộc chiến thành Troy, yêu thích cái việc đọc và nghiền ngẫm Iliad
của Homer theo bản sao của Aristotle. Đặc biệt, khi ở châu Á, ông đã ra lệnh cho
Harpalus gửi đến cuốn Lịch sử của Philistus, rất nhiều vở kịch của Euripides,
Sophocles, và Aeschylus [44, tr.7]. Alexander xem đó là nguồn vui, thỏa mãn niềm
say mê và ham muốn học hỏi từ các giá trị văn hóa Hy Lạp, những điều đã được người
Macedonia tiếp nhận và học tập.
Thứ hai, những điều mà vua cha Philip II làm được đã xây đúc một nền móng
vững chắc, tạo bước đệm để Alexander Đại đế kế thừa và phát triển. Hay nói cách
20
khác, tiềm lực của vương quốc từ thời vua Philip II, cộng hưởng với tài năng và phẩm
chất thiên phú đã giúp Alexander Đại đế thực hiện cuộc Đông chinh vĩ đại. Thơng qua
đó hồn thành sứ mệnh trong vai trị thúc đẩy và tạo điều kiện cho q trình giao lưu
văn hóa Đơng -Tây mà ơng ln tâm niệm. Như khi tiến vào châu Á, ông đã tuyên bố
rằng: “Tôi đến châu Á không phải để tiêu diệt các dân tộc, biến những thế giới đó
thành sa mạc và không phải để áp bức những kẻ bại trận. Những vật sở hữu chiếm
được bằng lưỡi gươm không bao giờ bền vững. chỉ có lịng biết ơn trước những việc
thiện mới lâu dài. Người ta buộc tội tôi là đã đưa vào Macedonia những phong tục tập
quán Ba Tư. Tôi tìm thấy ở nhiều dân tộc những cái mà tơi không thấy hổ thẹn, nếu
bắt chước. Không thể điều khiển một cường quốc lớn mà khơng có sự trao đổi lẫn
nhau mọi phúc lợi hiên có” [21, tr.123]
Thứ ba, vương quốc Macedonia với quá khứ chịu nhiều khó khăn và đau
thương cũng là động lực cho Alexader Đại đế tiếp tục sự nghiệp của vua cha trong
việc mở rộng lãnh thổ, phát triển đất nước và khẳng định vị thế của vương quốc
Macedonia.
Lịch sử của vương quốc Macedonia, những biến động chính trị, tình hình kinh
tế, sự lãnh đạo qua các triều vua, vị trí địa lí và đặc điểm văn hóa đã tác động khơng
nhỏ đến tuổi thơ và q trình hình thành nên tính cách của Alexander Đại đế. Dưới sự
ảnh hưởng của các khía cạnh khác nhau, ông đã trở thành một con người có khả năng
nhận thức rõ giá trị văn hóa Hy Lạp, hiểu biết về Ba Tư và những mối đe dọa từ bên
ngoài. Những vốn kiến thức này cộng hưởng với sức mạnh từ vị thế của một vị vua và
lợi ích từ việc kế thừa di sản từ quá khứ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
hóa những hoạt động tạo động lực và sức đẩy cho quá trình giao lưu văn hóa về sau.
1.2.2. Thân thế và sự nghiệp của Alexander Đại đế
Alexander Đại đế là một vị vua vĩ đại, tiếng vang ngay từ thời cổ đại vọng đến
ngày nay với những chiến tích quân sự, và đặc biệt là vai trò cầu nối cho hai nền văn
hóa phương Đơng và phương Tây. Để có thể để lại những dấu ấn mang tính bước
ngoặt đó, q trình lớn lên và trưởng thành của ông mang những đặc điểm đặc trưng
và chịu sự chi phối của các nhân tố đặc biệt.
Theo Plutarch, vào ngày 20 tháng 7 năm 356 TCN tại Pella, thủ đô của vương
quốc Macedonia, một vị hoàng tử đã ra đời trước niềm vui mừng của cả vương quốc,
đó chính là Alexander Đại đế. Cha của ơng là vua Philip đệ nhị trị vì đất nước từ năm
21
360 TCN, cịn mẹ của ơng là cơng chúa của nước Ipiros [1], con gái của vua
Neoptolemus có tên là Olympias, một người phụ nữ xinh đẹp, quyết đoán, tham vọng
và nóng tính. Với sự khác nhau về phong tục, bà trở thành một người phụ nữ kì lạ và
nhanh chóng nổi bật trong đám đơng. Tuy nhiên với việc tổ chức các nghi lễ kì lạ, thú
vui với bộ sưu tập rắn đã làm mối quan hệ giữa bà và vua Philip khơng duy trì được
hạnh phúc dài lâu [15, tr.12], mâu thuẫn và căng thẳng bắt đầu hiện hữu trong mối
quan hệ của họ. Song tình yêu mà họ dành cho Alexander khơng vì thế mà giảm bớt,
ơng có được sự thương u của vua cha, sự trìu mến và ưu ái từ người mẹ, mặc dù có
nhiều điểm mâu thuẫn khác biệt nhưng họ đều có chung ý muốn rằng Alexander sẽ kế
thừa ngôi vị vào một ngày nào đó trong tương lai. Mặc dù theo lệ, người Macedonia sẽ
chỉ có một vợ hoặc một chồng, nhưng vua Philip có đến 7 người vợ [61], và một trong
những người vợ khác của ông đã hạ sinh một người con trai, có tên là Arrhidaeus tuy
nhiên gặp một số vấn đề về tâm thần vì vậy hiển nhiên Alexander vượt qua những chị
em gái của mình và trở thành người có khả năng cao để kế thừa vương vị.
Thời thơ ấu, Alexander là một câu bé tinh nghịch và ham học hỏi, ơng đã có rất
nhiều thời gian chơi đùa ở những lối đi và khu vườn ở lâu đài Pella, ở tại nơi này
những bài học đầu tiên về đấu vật và đánh nhau, cưỡi ngựa và săn thú, học về việc tôn
sùng các vị Thần được thờ ở khắp Hy Lạp. Ngay từ thuở nhỏ, Alexander đạ sớm bộc
lộ những phẩm chất phi thường của một con người làm nên việc lớn. Mặc dù là một
hoàng tử, tuổi thơ của ông không phải gắn với sự xa hoa và hám lợi, nhờ đó mà ơng
trở nên gần gũi với mọi người, đặc biệt là đối với lực lượng quân đội, người cùng ông
làm nên những chiến thắng lẫy lừng, quan tâm họ và luôn thể hiện sự dũng cảm, tự tin
của một con người dẫn đầu công cuộc Đông chinh vĩ đại. Nuôi dưỡng ông lớn lên cịn
có một nữ y tá, tên của bà là Lannice, với tình yêu thương, bà đã đem hết khả năng của
mình mang lại sức mạnh, cứng rắn và chuẩn mực trong các hành động, đối xử với
Alexander theo cách tử tế, chu đáo và dịu dàng nhất [38, tr.20]. Mặc dù là một vị vua
trong tương lai, nhưng những thái độ của ơng ngay từ khi cịn nhỏ cho thấy ơng là một
người rất trọng tình cảm, sống có tình nghĩa, và đây là phẩm chất cịn hiện hữu nhiều
lần trong suốt các trận chiến trong công cuộc Đông chinh.
Xứ Ipiros là một quốc gia thuộc thời kì Hy Lạp cổ đại nằm ở phía Tây Balkan, thuộc vùng địa lí hành chính ở
Tây bắc Hy Lạp. Vùng này giáp với Tây Makedonía và Thessalía ở phía đơng, Tây Hy Lạp ở phía nam, biển
Ionia và quần đảo Ionian ở phía tây và quốc gia Albania ở phía bắc.
1
22
Lúc đầu người chịu trách nhiệm cho việc giáo dục Alexander Đại đế là thống
đốc Leonnatus [38, tr.20] (Leonidas [15, tr.22]), ông là một người vô cùng nghiêm
khắc và sống theo ngun tắc, vì vậy ơng ln đặt nhiệm vụ rèn luyện Alexander lên
hàng đầu với quy chuẩn trong việc tuân thủ chế độ ăn kiếng và dậy sớm. Sau này khi
Alexander đủ lớn để học hỏi, những người chuyên trách đã bổ nhiệm thầy Lysimachus
làm thầy giáo của Alexander để dạy cho ông những thứ được dạy cho các hoàng tử
bằng kĩ thuật nhập vai, một số chuyên luận về triết học, những tác phẩm trên giấy da,
các tác phẩm lịch sử lãng mạn thuật lại các chiến tích vĩ đại của những người hùng
thời xưa, cậu bé Alexander tỏ ra hứng thú với sử thi của nhà thơ mù Homer, đặc biệt là
cuộc vây hãm thành Troy. Khi Alexander bước sang tuổi 13 tuổi, ông trở thành học trị
của Aristotle. Năm 340 TCN, Alexander hồn thành chương trình học của mình với
Aristotle tại Đền thờ Thần tiên ở Meiza [48].
Tuổi thơ của ơng cịn gắn liền với sự thẩm thấu của các câu chuyện thần thoại
được nghe từ chính người mẹ của ơng về một người anh hùng tên là Heracles, một
nhận vật nổi tiếng ở Macedonia vì người ta cho rằng ông là tổ tiên của gia đình hồng
gia Macedonia. Và thậm chí đơi lúc tức giận với chồng mình, bà cịn phủ nhận
Alexander là con trai của vua Philip II và nhận Zeus mới chính là cha ruột của
Alexander. Vì bận cai quản đất nước và chinh chiến nhiều nơi nên phần lớn thời gian
Alexander sống với mẹ, bà luôn tận dụng thời gian để chăm sóc và nng chiều con,
đặt kì vọng để Alexander trở thành người giỏi nhất. Ngồi sở thích cưỡi ngựa,
Alexander cũng say mê luyện tập binh pháp và nghiên cứu lịch sử thế giới, ơng cũng
có thời gian để theo đuổi và đắm chiều trong thế giới âm nhạc và săn bắn, Alexander
rất thích sử dụng đàn Lyre tuy nhiên cũng như mơn bơi lội, Alexander khơng có tiến
bộ nhiều với loại nhạc cụ này, cịn về săn bắn ơng cho thấy mình là một tay săn cừ
khơi. Khi Alexander lên 16 tuổi, những khả năng của ơng có cơ hội được thử sức trên
thực tế và dấu hiệu của một vị vua mang tầm ảnh hưởng lớn cũng bắt nguồn từ đây.
Bước ngoặt cuộc đời của Alexander xảy ra sau một vụ ám sát diễn ra trong lễ
cưới ấy. Cái chết bất ngờ và đột ngột của vua cha mở ra bước chuyển giao quyền lực
sang Alexander lúc này đang ở độ tuổi 20. Gánh nặng từ việc dẫn dắt đất nước và kế
hoạch chinh phục châu Á của vua cha là vô cùng lớn đối với một vị vua trẻ, việc lên
ngôi của Alexander cũng vấp phải sự bất đồng của một số thành phần ủng hộ cho
Caranus (một vị hồng tử khác), hoặc đứng về phía Amyntas, cháu của vua Philip hay
23
cũng có những ý kiến cho rằng giải pháp tốt nhất là để một người bảo hộ nhiếp chính
thay cho Caranus để đợi đến khi vị hoàng tử này đủ sức lãnh đạo đất nước. Nhưng
Alexander với sự hỗ trợ của vị cố vấn Antipater và người bạn thân Hephaistion đã
hành động nhanh chóng để nắm lấy ngai vàng.
Alexander cứng rắn với mục tiêu và tham vọng vượt qua cả người cha của
mình, kế hoạch đầu tiên sau khi ơng lên ngôi là trừng phạt những kẻ đã giết chết cha
mình. Đối với vấn đề, chính trị, ơng muốn duy trì sự ổn định bằng cách giữ nguyên
những sự bổ nhiệm của vua cha vào các vị trí chính yếu, đặc biệt là Antipater và
Parmenio. Việc duy trì cơ cấu nguyên vẹn giúp vị vua trẻ tránh được những xao động
khơng đáng có, đồng thời trành thủ sự ủng hộ của những vị sĩ quan có kinh nghiệm
nhằm củng cố quyền lực thay vì hiếu thắng và khẳng định sự phấn khích bằng một hệ
thống quan chức mới.
Đối với những thế lực bên ngoài, Alexander bận rộn điều binh và khiển tướng
dẹp loạn ở khắp Hy Lạp, kế thừa quyền lực từ vua Philip II, ông đã đến Peloponnese,
yêu cầu tất cả các thành bang thể hiện sự trung thành và khởi phát cuộc viễn chinh tới
xứ Ba Tư [1, tr.66]. Sau khi đã giải quyết ổn thỏa những vấn đề cấp thiết, củng cố và
xác lập quyền lực ở vương quốc, Alexander đã có đủ điều kiện để tiến hành một công
cuộc chinh phục vĩ đại với tham vọng trở thành vị vua vĩ đại của thế giới, đánh bại đế
quốc Ba Tư khi đó đang được cai trị bởi vua Darius.
So với vua cha Philip II, đội quân hùng mạnh được kế thừa và hoàn thiện để trở
nên linh hoạt hơn với các hình dạng địa hình khác nhau, quy mô quân đội được mở
rộng một cách nhanh chóng về số lượng. Nếu như vua cha tăng lực lượng bộ binh từ
10.000 đến 24.000 và kỵ binh từ 600 đến 3.500 [70], thì bộ binh dưới thời vua
Alexander số lượng đạt đến khoảng hơn 42.000 bộ binh và 5.500 kỵ binh [1, tr.55].
Đối với chiến thuật phalanx trọng yếu, mơ hình được điều chỉnh một cách phù hợp và
hiệu quả, đơn cử như trận Hydaspes nơi các cung thủ dẫn đầu chiến trường chống lại
voi Porus. Với đội quân vừa đông đảo vừa tinh nhuệ, năm 334 TCN, Alexander chỉ
huy đôi quân với chiếc mũ đánh trận đầu sư tử nổi bật, với sự giúp sức của nhiều vĩ
tướng dũng cảm và tài ba, và sự tham chiến của chú ngựa Bucephalas trung thành và
biết ơn. Vượt qua eo biển Hellespont, Alexander mặc võ phục là người đầu tiên đặt
chân lên đại lục châu Á, sau đó ơng hành hương đến thành Troy, cùng với người bạn
thân Hephaistion làm lễ hiến tế Achilles và những người bạn trung thành của ơng. Ơng
24