Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá công nghệ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải nhà máy số 1 công ty cổ phần may sông hồng (luận văn thạc sỹ )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.42 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI
• HỌC
• KHOA HỌC
• Tự
• NHIÊN

Lại Thị Thanh Nhàn

ĐÁNH GIÁ CƠNG NGHỆ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ xử LÝ NƯỚC THẢI CỦA

TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT NHÀ MÁY SÔ 1
- CÔNG TY CÔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG (NAM ĐỊNH)
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã sổ: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Trần Văn Sơn
TS. Trần Thị Huyền Nga

Hà Nội, 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới hai thầy cô hướng dẫn tôi là
TS. Trần Văn Sơn và TS. Trần Thị Huyền Nga, thầy cơ đã tận tỉnh hướng dẫn tơi
trong q trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Môi trường của trường Đại học



Khoa học tự nhiên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt lại kiến thức cho tôi trong thời

gian học tập.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị Công ty cổ phần Công nghệ kĩ

thuật môi trường Hoa Sen đã giúp đờ, chỉ bảo để tơi có thể thực hiện luận văn.
Qua đây, tơi xin bày tở lịng biết ơn sâu sắc nhất tới các cán bộ Cồng ty cổ phần
>

\



May Sông Hông đã nhiệt tinh hô trợ tôi rât nhiêu trong quá trình khảo sát thực địa.
Cuối cùng, tơi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và đồng nghiệp, những

người đã ủng hộ tôi trong suôt q trình học và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày tháng năm 2022

Học viên

Lại Thị Thanh Nhàn

1


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1. TÔNG QUAN TÃI LIỆU................................................................... 6
1.1. Tổng quan về ngành dệt may.............................................................................. 6
1.1.1. Tổng quan về ngành dệt may trên thế giới.......................................................... 6

1.1.2. Tổng quan về ngành dệt may ở Việt Nam.......................................................... 6

1.1.3. Tổng quan về ngành dệt may ở Nam Định......................................................... 7

1.2. Tổng quan về nước thải sinh hoạt....................................................................... 8
1.2.1. Nguồn gốc nước thải sinh hoạt............................................................................8
1.2.2. Thành phần và đặc tính của nước thải sinh hoạt................................................ 9

1.2.3. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt................................ 10

1.2.4. Ảnh hưởng đến môi trường................................................................................ 13

1.3. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt thế giói và Việt Nam............................14
1.3.1. Cơng nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AO, AAO................... 14

1.3.2. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR (Sequencing Batch
Reactor)......................................................................................................................... 16
1.3.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo.......... 18

1.4. Đánh giá công nghệ môi trường và úng dụng ờ Việt Nam và thế giới........ 20
1.4.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường...................................... 20
1.4.2. Đánh giá công nghệ môi trường và ứng dụng ở Việt Nam và thế giới........... 22

CHƯƠNG 2. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỦƯ................... 25


2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên CÚ11......................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 25

2.1.2. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu........................................................................... 25

2.2. Phương pháp nghiên cún.................................................................................. 26
2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin số liệu........................................... 26
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa........................................................... 26

2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu........................................................... 26
2.2.4. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm.............................................. 26

•••
ill


2.2.5. Phương pháp đánh giá công nghệ môi trường................................................. 28
2.2.6. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu................................................................. 35

CHƯƠNG 3. KÉT QUẢ NGHIÊN CÚƯ VÀ THẢO LUẬN............................... 36

3.1. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại Nhà máy số 1............ 36
3.1.1. Hiện trạng thu gom nước thải sinh hoạt tại nhà máy....................................... 36
3.1.2. Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại Nhà máy số 1.................................... 37
3.2. Đánh giá cơng nghệ hệ thống xử lý nưó’c thải sinh hoạt của Nhà máy số 1 ....46

3.2.1. Đánh giá cơng nghệ theo các tiêu chí về kỹ thuật............................................ 46
3.2.2. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải về các tiêu chí kinh tế............................ 53
3.2.3. Đánh giá cơng nghệ xử lý nước thải về mặt môi trường................................. 59

3.2.4. Các tiêu chí về mặt xã hội..................................................................................62
3.2.5. Lượng hóa các chỉ tiêu đánh giá....................................................................... 63

3.3. Đề xuất giải pháp kỹ thuật cải tạo nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống........ 68
3.4. Tính tốn thiết bị cho hệ thống cơng nghệ đề xuất và kết quả đạt được ....69
3.4.1. Tính tốn thiết bị cho hệ thống cơng nghệ đề xuất......................................... 69
3.4.2. Kết quả đạt được sau quá trình cải tạo............................................................. 70

KÉT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ.......................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 76

iv


DANH MUC
• CHỮ VIẾT TẮT

XLNT

Xử lý nước thải

KCN-KCX

Khu cơng nghiệp - Khu chế xuất

NCKH

Nghiên cứu khoa học

KHCN


Khoa học công nghệ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

YoY

Year Over Year - Năm theo năm

GHCP

Giới hạn cho phép

AAO

Anaerobic - Yem khí; Anoxic - Thiếu kill và Oxic - Hiếu khí

ƯASB

Upflow Anearobic Sludge Blanket - Cơng nghệ xử lý sinh học kỵ khí

CCN

Cụm cơng nghiệp


UBND

ủy ban nhân dân


DANH MỤC HINH VE
Hình ỉ. ỉ.

Sơ đồ hệ thống xử lỷ nước thải sinh hoạt cơng nghệ AO........................ 14

Hình 1.2.

Sơ đồ hệ thống xử lỷ nước thải sinh hoạt công nghệ AAO..................... 15

Hình 1.3.

Sơ đồ hệ thống xử lỷ nước thải sinh hoạt cơng nghệ SBR...................... 17

Hình 1.4.

Sơ đồ hệ thống Bê phản ứng sinh học hiếu khí Aerotank....................... 19

Hình 2.1. VỊ trí Nhà máy 1 trong khu vực.................................................................. 25
Hình 3.1. Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt tại Nhà máy số 1...............................36
\



r


Hình 3.2. Sơ đơ cơng nghệ hệ thông xử lỷ nước thải sinh hoạt của Nhà máy sơ ỉ ..37

Hình 3.3. Đồ thị so sánh kết quả nước thải trước và sau xử lý với QCVN

14:2008/BTNMT (Trước cải tạo)................................................................................49
Hình 3.4. Đồ thị so sánh kết quả nước thải trước và sau xử lý với QCVN
14:2008/BTNMT (Sau cải tạo).................................................................................... 73

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tải lượng chất bẩn tính theo đầu người.......................................................9
Bảng 1.2. Lợi ích tù’ việc đánh giá cơng nghệ mơi trường [20]................................ 21

Bảng 2.1. Phươngphảp phân tích mẫu nước thải......................................................27

Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá và thang điếm đánh giá sự phù họp của công nghệ

xử lý nước thải sinh hoạt [20]......................................................................................30
Bảng 2.3. Điều kiện áp dụng đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý [ 19]........ 35

Bảng 3. ỉ. Hiện trạng chỉ tiết các hạng mục xử lỷ nước thải sinh hoạt của Nhà máy

40

Bảng 3.2. Kết quả phân tích nước thải trước và sau xử lỷ của Nhà máy số 1

(Trước cải tạo)............................................................................................................ 47

Bảng 3.3. Bảng chi phí xây dựng............................................................................... 53
Bảng 3.4. Dự tốn chỉ phí thiết bị.............................................................................. 53
Bảng 3.5. Tần suất duy tu, bảo dưỡng một số thiết bị chính tại Nhà máy................ 57
Bảng 3.6. Chi phí duy tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị hàng năm tại Nhà máy.......58

Bảng 3.7. Lượng hóa tình phù họp của hệ thong xử lỷ nước thải.............................64
Bảng 3.8. Tính tốn chi phí mua sắm thiết bị cho hệ thống công nghệ đề xuất....... 69

Bảng 3.9. Kết quả phân tích nước thải trước và sau xử lỷ của Nhà máy số ỉ
(Sau cải tạo)................................................................................................................. 71

3


MỚ ĐÂU

Ò nhiễm nguồn nước do tác động cùa nước thải sinh hoạt và nước thải sản

xuất đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước để
cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng nhu cầu hiện tại và thỏa

mãn nhu cầu tương lai đà và đang là bài toán nan giải đối với quốc gia Việt Nam
nói riêng và thế giới nói chung. Có thể nói dệt may ln là ngành cơng nghiệp tiên

phong trong chiến lược kinh tế, mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho đất nước.

Ngành công nghiệp dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam.
Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết

yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là

ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân

bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ngày nay, ngành dệt may đang chứng tở là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế

được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong mấy năm gần đây, các thị

trường luôn được mở rộng, số lao động trong ngành ngày càng nhiều, lượng nước thải
sinh hoạt lớn. Chính vì vậy, việc xử lý nước thải sinh hoạt từ qua trinh phục vụ sản xuất
của các công ty may là vấn đề cần được quan tâm.

Công ty Cổ phần May Sông Hồng (MSH) là một trong những nhà máy sản

xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm lớn hàng đầu Việt Nam. Công ty CP May
Sông Hồng trong nhiều năm liên tiếp lọt Top 4 doanh nghiệp dệt may lớn nhất Việt

Nam. Tồng doanh thu năm 2017 đạt 3.400 tỷ đồng, dự kiến năm 2018, đạt trên

3.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 230 tỷ đồng [1]. Hiện tại, May Sơng Hồng có tổng

cộng trên 11.000 cán bộ công nhân viên làm việc trực tiếp tại nhiều nhà máy khác
nhau, trong đó tính riêng tại Nhà máy số 1 của Cơng ty hiện có 1.100 cơng nhân.
Để xử lý lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trước khi thải ra môi trường tại

Nhà máy số 1, năm 2015 Công ty CP May Sông Hồng đã tiến hành đầu tư hệ thống
xử lý nước thải sinh hoạt cho nhà máy này với công suất 150 m3/ngđ. Tuy nhiên,
trong q trình vận hành, nhận thấy HTXL đã có dấu hiệu xuống cấp. Do đó, Cơng

ty có nhu cầu cải tạo, nâng cấp chất lượng nước thải đầư ra cho hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt của Nhà máy số 1 nhằm đạt Cột A - QCVN 14:2008/BTNMT. Đứng


4


trước tình hình thực tê như vậy, việc đâu tư nghiên cứu, nâng câp cải tạo Trạm xử lý

nước thải cùa Nhà máy số 1 - Công ty CP May Sông Hồng là việc làm hết sức cần
thiết. Đề tài “Đánh giá công nghệ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý
nước thải sinh hoạt cua trạm xử lý nước thải Nhà máy số 1 - Công ty cổ phần

May Sông Hồng (Nam Định)” được thực hiện nhằm đề xuất một số cải tạo và
nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống.
❖ Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải hiện
tại của Nhà máy, đề xuất cải tạo hệ thống, nâng cao hiệu quả xử lý từ hiện trạng đáp
ứng cột B về yêu cầu nước thải sinh hoạt đầu ra lên đáp ứng cột A - QCVN

14:2008/BTNMT sau cải tạo.
❖ Đối tưọng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Nước thải sinh hoạt cùa Nhà máy 1 Công ty Cồ phần May Sông Hồng (Nam Định).
❖ Phạm vỉ nghiên cứu

Trạm xử lý nước thải sinh hoạt của Nhà máy 1 - Công ty CP May Sơng Hồng

có địa chỉ tại số 105 - Nguyễn Đức Thuận - thành phố Nam Định - tỉnh Nam Định.
❖ Nội dung nghiên cứu

-


Đánh giá công nghệ của hệ thống xử lý nước thải hiện tại.

-

Đề xuất giải pháp cải tạo nâng cao hiệu quả.

-

Hiệu quả đạt được sau khi cải tạo.


1







5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Tổng quan về ngành dệt may

1.1.1. Tổng quan về ngành dệt may trên thế giới

Ngành dệt may được xếp vào nhóm ngành hàng hóa tiêu dùng không thiết

yếu, nhạy cảm với chu kỳ kinh tế. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu/ nhập khẩu
dệt may toàn cầu tăng vượt nhẹ thời kỳ trước dịch (2017- 2019) bất chấp ảnh hưởng

của đại dịch suốt nửa đầu năm 2020 và chớm phục hồi vào nửa cuối năm 2020.
Covid-19 đà tác động trái chiều đến tổng kim ngạch xuất khẩu mảng dệt và mảng

may toàn cầu. Do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bảo hộ cá nhân như khẩu trang
tăng lên, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi đạt 353 tỷ USD, tăng 16,1% so với
2019. Trong khi đó, do ảnh hưởng của các đợt phong tỏa giãn cách chống dịch trên

toàn thế giới, cùng với chính sách thát chặt chi tiêu, tình hinh xuất khấu hàng may
mặc kém khả quan hơn khi xuất khẩu toàn cầu cả năm 2020 đạt 448 tỷ USD, giảm
9% so với cùng kỳ, nhiều hơn mức -3,59% yoy của GDP thế giới [24].

Kim ngạch XNK tập trung vào 10 khu vực/quốc gia trọng điểm. Trong đó,
Trung Quốc, EU, Án Độ là nhà xuất khẩu lớn nhất với 65,8% sản lượng và 66,9%
giá trị. về phía nhập khẩu, EU và Mỹ là khu vực/quốc gia nhập khẩu lớn nhất. Gần

đây, Trung Quốc và Việt Nam chứng kiến sự gia tăng lớn trong xuất khẩu xơ, sợi,
vải đạt lần lượt 154,1 tỷ USD và 10 tỷ USD, tăng 28,9% và 10,7% so với 2019. Việt
Nam lần đầu tiên vượt Hàn Quốc trở thành nước xuất khẩu xơ, sợi lớn thứ 6 trên thế

giới. Trong xu hướng sự dịch chuyển các đơn hàng rời khỏi Trung Quốc, Việt Nam
trở thành nước được hường lợi, theo đó lượng nhập khẩu xơ sợi tăng mạnh, đạt 16

tỷ USD đế đáp ứng các đơn hàng thiết bị bảo vệ cá nhân cho EU và Mỹ, vượt qua
Trung Quốc kể từ năm 2019. Nhờ khả năng chống dịch giai đoạn này tốt hơn các


nước xuất khẩu xơ, sợi khác, Việt Nam trở thành điểm sang giữa các quốc gia đang
phát triển khác đang vật lộn vì dịch bệnh, chứng kiến sự giảm mạnh trong nhập
khẩu xơ, sợi như Bangladesh, Indonesia,... [24]

1.1.2. Tổng quan về ngành dệt may ờ Việt Nam
Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, ngành có
kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai với giá trị xuất khẩu đóng góp từ 10-15% vào

6


GDP. Trong những năm gân đây, ngành dệt may liên tục phát triên với tơc độ bình

qn 17%/năm.
Trong q 4/2019, sản lượng sản xuất xơ sợi cả nước có xu hướng tăng so

với cùng kỳ 2017, trong đó sản lượng sản xuất sợi tổng hợp và sợi tự nhiên chiếm tỷ
lớn nhất. Sản lượng tiêu thụ ước tính cao hơn so năm 2017. Trong quý 4/2019, sản

lượng sản xuất quần áo cũng tăng lên so với cùng kỳ năm 2018 do xuất khẩu tăng
trưởng tích cực từ các đơn hàng xuất khẩu đi nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật Bản,

Hàn Quốc tăng cao. Xuất khẩu hàng dệt may quý 4/2019 tăng so với cùng kỳ
2018. Dự đoán kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam có thể chạm mức chục

tỷ USD vào năm 2025 nhờ các FTA. Song song với đó, Việt Nam cũng phải đối
mặt với khơng ít khó khăn và thách thức khi phải tuân thủ các quy tắc xuất xứ,
chuẩn mực lao động, các yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội, nhãn mác sinh
thái, bảo vệ môi trường [25].


1.1.3. Tồng quan về ngành dệt may ở Nam Định

Năm 2019, ngành dệt may của tỉnh tăng trưởng 15,1% so với năm 2018,

chiếm 49% giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm cho 51,2% tống số lao
động ngành công nghiệp tỉnh và tiếp tục giữ vị thế đứng đầu trong nhóm các ngành

cơng nghiệp chủ lực của tỉnh.
Đến nay, tồn tỉnh có 2 KCN đang hoạt động gồm Bảo Minh, Hòa Xá thu
hút nhiều doanh nghiệp dệt may quy mơ lớn trong và ngồi nước, giải quyết việc

làm cho nhiều lao động. Bên cạnh đó, tồn tỉnh đà có 24 CCN cấp huyện được

thành lập, trong đó 19 CCN với tổng diện tích 352,5ha đã đi vào hoạt động, cung
ứng nhu cầu mặt bàng cho các doanh nghiệp dệt may đầu tư phát triển sản xuất,

kinh doanh. Đẻ hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may hội nhập kinh tế quốc tế, các
ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các hiệp định
thương mại tự do đa phương mà Việt Nam tham gia ký kết như Hiệp định Đối tác

toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA),... đặc điểm thị trường của các
nước tham gia hiệp định. Các ngành chức năng chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp
dệt may chủ động khai thác các cơ hội, thực thi đầy đủ và hiệu quả các cam kết cần

7


thực hiện của các hiệp định thương mại tự do; hô trợ doanh nghiệp tham gia vào


mạng lưới sản xuất, chuồi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu để thúc đẩy

sự phát triển của các doanh nghiệp. Bên cạnh sự tích cực hồ trợ của các ngành chức
năng, các doanh nghiệp dệt may cũng thể hiện rồ tinh thần nỗ lực đổi mới, phát

triển, hội nhập kinh tế quốc tế.
Đe tiếp tục thực hiện mục tiêu đưa Nam Định trở thành trung tâm lớn về dệt

may của cả nước, hiện nay UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương tập trung
đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng KCN Dệt may Rạng Đông, các CCN theo quy
hoạch, chủ động chuẩn bị mặt bằng cung ứng cho các doanh nghiệp dệt may phát

triển sản xuất, kinh doanh. Các sở, ngành tiếp tục phối hợp, đẩy mạnh đào tạo nhân
lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành dệt may. Phát triển xuất
khấu đồng thời với chú trọng chiếm lĩnh thị trường nội địa, nhất là phân khúc khách

hàng thuộc tầng lớp trung lưu bởi nhóm này được dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng và

chiếm 50% dân số đến năm 2030 [22].
Qua đây có thề thấy ràng tình hình thị trường ngành may mặc đang ngày

càng phát triển, thu hút được nhiều lao động làm việc, dẫn đến việc phát triển, mở

rộng các nhà máy sản xuất làm gia tăng lượng nước thải sinh hoạt lớn. Việc xử lý

nước thải sinh hoạt phù họp trở thành vấn đề cần thiết đối với các nhà máy, cơ sở
sản xuất may mặc, đế xử lý nước thải đạt chuấn trước khi xả thải ra môi trường.

7.2.


Tổng quan về nước thải sinh hoạt

1.2.1. Nguồn gốc nước thải sinh hoạt

Nước thải hay chất thải lỏng là nước đã được sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt,
sản xuất và các mục tiêu khác. Sau khi sử dụng nước bị nhiễm bẩn, đồng thời có

chứa nhiều vi trùng và các chất độc hại khác. Chúng bị thay đồi so với ban đầu về

thành phần, tính chất lý-hóa-sinh và sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Vi thế

nước thải trước khi xả ra song, hồ, biển (nguồn tiếp nhận) cần phải được xử lý để
đảm bảo thỏa mãn yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích

sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,... Chúng thường

được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các cơng trình

8


công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt cùa một khư dân cư phụ thuộc vào dân
số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp

nước sinh hoạt phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay
các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đơ thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao

hơn so với các vùng ngoại thành và nơng thơn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính


trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh
hoạt ở các trung tâm đơ thị thường thốt bằng hệ thống thốt nước dẫn ra các sơng
rạch, cịn các vùng ngoại thành và nơng thơn do khơng có hệ thống thoát nước nên

nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ.
1.2.2. Thành phần và đặc tính của nước thải sinh hoạt
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào

nguồn nước thải. Ngồi ra lượng nước thải ít hay nhiều cịn phụ thuộc vào tập quán
sinh hoạt.
Thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:



Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phịng vệ sinh;



Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất

rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt là: bị nhiễm bởi cặn bã hữu cơ (SS),
chất hữu cơ hòa tan (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phospho), các vi

khuẩn gây bệnh (E. Coli, Coliform).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: lưu lượng nước thải;

tải lượng chất bẩn tính theo đầu người.


Tải lượng chất bẩn của nước thải sinh hoạt tính theo đầu người phụ thuộc
vào: mức sống, điều kiện sống, tập quán sống và các điều kiện địa phương.

Tải lượng chất bẩn được xác định trong Bảng 1.1.
Băng 1.1. Tải lượng chất bẩn tính theo đầu người

Chỉ tiêu ơ nhiễm

Tăi lưựng (g/ngưịi.ngày)

Chất rắn lơ lửng (SS)

60-65

BOD5 nước thải đã lắng

30-35

9


BOD5 nước thải chưa lắng

65

Nitơ của các muối Amoni (N-NH4)

8

Phosphat (P7O5)


3,3

Clorua (C1)

10

Các chất hoạt động bề mặt

2-2,5
\------------------------------------------------------------ -

Nguôn: Tiêu chuân xây dựng Việt Nam (TCXDVN 5Ị-2008)

Đặc tính và thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh
nước thải này đều khá giống nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó phần lớn
các loại cacbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi

phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hịa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu
cơ trên thành co2, N2, H2O, CH4,... Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước
thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. Chỉ số
này biểu diễn lượng oxi cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ đề phân hủy lượng

chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy chỉ số BOD5 càng cao cho thấy chất hữu

cơ có trong nước thải càng lớn, oxi hịa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều
hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải cao hơn.
1.2.3. Các thông số ơ nhiễm đặc trưng của nưóc thải sinh hoạt

1.23.1. Các thông số vật lý


a) Hàm lượng chất rắn lơ lửng

Các chất rắn lơ lửng trong nước có thể có bản chất là:
-

Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);

-

Các chất hữu cơ không tan;

-

Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh,...).

Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trờ hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất
trong q trình xử lý.

b) Mùi
Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S - mùi trứng thối. Các họp chất khác,

chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều kiện

yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S.
c) Độ màu

10



Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm

hoặc do các sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị
đo độ màu thông dụng là mg Pt/L (thang đo Pt-Co).
Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử
dụng đế đánh giá trạng thái chung của nước thải.

1.2.3.2. Thông số hóa học

a) Độ pH của nước
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được
dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.

Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hồ tan trong

nước. pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả q trình xử lý nước. Độ pH có ảnh
hưởng đên các quá trình trao chât diên ra bên trong cơ thê sinh vật nước. Do vậy rât
có ý nghĩa vê khía cạnh sinh thái mơi trường

b) Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD)
COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao
gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hố tồn bộ các
chất hố học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết đề oxy hoá một
phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.

COD là một thông số quan trọng đế đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ
nói chung và cùng với thơng số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy

sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.


c) Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand - BOD)
BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy

cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:

Chất hữu cơ + 02

co2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Trong môi trường nước, khi q trình oxy hố sinh học xảy ra thì các vi sinh

vật sử dụng oxy hồ tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hồ tan cần thiết cho q
trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng
thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong

nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.

11


d) Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO)
DO là lượng oxy hồ tan trong nước càn thiết cho sự hơ hấp của các sinh vật

nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, cơn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hồ tan từ
khí quyển hoặc do quang hợp của tảo.

Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8-10 ppm, và dao động
mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v...
Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy,
DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.


e) Nitơ và các hợp chất chứa nỉtơ
Trong nước mặt cũng như nước ngầm nitơ tồn tại ờ 3 dạng chính là: Amoni
(NH4+), Nitrit (NO2’) và Nitrat (NO3‘). Dưới tác động của nhiều yếu tố hóa lý và do
hoạt động của một số sinh vật các dạng nitơ này chuyển hóa lẫn nhau, tích tụ lại trong

nước ăn và có độc tính đối với con người. Nếu sử dụng nước có NO2 với hàm lượng

vượt mức cho phép kéo dài, trẻ em và phụ nữ có thai có thề mắc bệnh xanh da.

j) Phospho và các họp chất chứa Phospho
Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chú yếu dưới các dạng Phosphat.
Các họp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và Phosphat hữu cơ.
Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của

sinh vật. Việc xác định Phospho tồng là một thơng số đóng vai trị quan trọng để
đảm bảo quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống xử

lý chất thải bằng phương pháp sinh học.
Phospho và các họp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng

phú dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát

triển mạnh cùa tảo và vi khuẩn lam.
g) Chất hoạt động hề mặt

Các chất hoạt động bề mặt là những chất hừu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa

nước tạo nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các
chất hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong


một số ngành công nghiệp.

12


L2.3.3. Thông số vi sinh
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thề truyền hoặc gây

bệnh cho người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký
sinh, phát triến và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thế sống một thời gian
khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi khuẩn, virus,

giun sán.
Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về
đường ruột, như dịch tả (cholera) do vi khuấn Vibrio comma, bệnh thương hàn
(typhoid) do vi khuẩn Salmonella typhosa,...

Virus: có trong nước thải có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rối loạn hệ

thần kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan,... Thơng thường khử trùng bàng các
q trình khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được virus.

Giun sán (helminths): giun sán là loại sinh vật ký sinh có vịng đời gắn liền

với hai hay nhiều động vật chù, con người có thế là một trong số các vật chù này.
Chất thải của người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Tuy nhiên, các

phương pháp xử lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả.
1.2.4. Ảnh hưởng đến môi trường


Ánh hưởng đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại
trong nước thải gây ra.

• COD, BOD: sự khống hoá, ồn định chất hừu cơ tiêu thụ một lượng lớn và
gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi

trường nước. Neu ơ nhiễm q mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong

q trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phấm như H2S, NH3, CH4,.. làm cho

nước có mùi hơi thối và làm giảm pH của mơi trường.
• SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây ra điều kiện yếm khí.
• Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu

chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,...
• Nitơ, Phospho: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ
trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (Sự phát triển bùng phát của
/

1

r

các loại tảo, làm cho nông độ Oxy trong nước rât thâp vào ban đêm gây ngạt thở và

13


diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nơng độ oxy rât cao do q trình

hơ hấp của tảo thải ra).

• Màu: mất mỹ quan.
• Dầu mờ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.
• Kim loại nặng các loại: titan, sát, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau

thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.

Hậu quả chung của tỉnh trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp
và mạn tính liên quan đến ơ nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy
cơ ung thư ngày càng cao. Ngồi ra ơ nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho
các ngành sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,...

Rõ ràng, việc ô nhiễm nước có thể ảnh hưởng rất xấu đến mơi trường, sức
khỏe con người và hoạt động sản xuất. Do đó, việc ứng dụng công nghệ xử lý nước

thải phù họp trước khi xả thải ra môi trường là rất cần thiết.

1.3.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt thế giới và Việt Nam

1.3.1. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng cơng nghệ AO, AAO

Hi/ocriạ.
RT#! ?KK1Ì

bỏ trfci

X


J

jt

B4 đ ầu hcui

hó hìỏii k*iể

Uế Ibiủi. hhi



W khư Vurý

Hình 1.1. So’ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ AO

14


lưãri hỗn

E«ip___
Nước

3
fi -

CpHi\)
IIị Nước

.-lộ
I—

.L&JL!
ế

Bẽ ycni kbi Ữ4- thicu khi

Đé hHKi khi

Btf Ung

Bẽ chửa nưdt

__



Bùn

Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ AAO

Đặc điếm công nghệ: Sử dụng hoạt động sống cúa vi sinh vật trong nước
thải để xử lý và chuyển hóa các chất ơ nhiễm mà vsv có thể xử lý.

Quy trình xử lý: Yem khí (A) xử lý tải lượng BOD, COD, phospho cao;
Thiếu khí (A) xử lý nitơ và một lượng nhở BOD, COD, hiếu khí (O) xử lý BOD cịn

lại và chuyển hóa nitơ. Tùy vào tính chất nước thải mà có thể sử dụng một, hai hoặc
cả ba bước xử lý.

❖ ưu điểm:



Tạo ra ít bùn thải.



Là cơng nghệ xử lý nước thải truyền thống và phổ biến, dễ vận hành,
có thể tự động hóa cao.



Xử lý hiệu quả BOD, COD, nitơ và phốtpho.



Xử lý được nước thải có tải lượng ơ nhiễm hữu cơ cao.

❖ Nhược điểm:



Do sử dụng vi sinh vật sống nên nhạy cảm với nhiệt độ, pH, ss, kim
loại nặng và các chất độc có trong nước thải đầu vào.



Diện tích đất sử dụng vào loại trung bình khá.


❖ Áp dụng:



AAO: Nước thải ngành có tải lượng chất ô nhiễm chất hữu cơ cao

(BOD, COD, phospho cao).

15




AO: Ap dụng cho các loại nước thải có chứa hàm lượng nito cao,

BOD, COD ở mức trung bình (nước thải sinh hoạt nói chung, chăn

ni, giết mồ,...).
+ Trên thế giới: Cộng nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng thiết bị họp khối

Johkasou của nhật bản tính tùy biến cao, thích hợp với mọi địa hình, hiệu xuất xử lý
cao,..hiện này 70% dân nhật có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập

trung, 23% sử dụng hệ thống Johkasou, còn lại 7% dùng bể phốt.

+ Tại Việt Nam: Cộng nghệ AAO được áp dụng tại nhà máy XLNT Kim

Liên, Nhà máy XLNT Trúc Bạch, Nhà máy XLNT Bắc Thăng Long cho thấy hiệu
quả xừ xử lý các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN


5945:2005/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

nước thải công nghiệp [6].
1.3.2. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR (Sequencing
Batch Reactor)
Be SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể xử lý nước thải bằng phương pháp

sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Be SBR hoạt động theo một chu

kỳ tuần hồn với 5 pha bao gồm: Nạp, cấp khí, lắng, xả thải và nghỉ.

16


Nap nước thai
trộn
cóp khí

1. NẠP

Thái bún
41 ■" I ■

2. CAP Khi

6. XA BỦN
í

4 LANG


Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơng nghệ SBR
❖ ưu điểm:



Khơng cần bể lắng và tuần hồn bùn.



Trong pha làm đầy, bể SBR đóng vai trị như bể cân bằng vì vậy bể
SBR có thể chịu được tải trọng cao và sốc tải.



ít tốn diện tích xây dựng do các q trình cân bằng cơ chất, xử lý sinh

học và lắng được thực hiện trong cùng một bể.



TSS đầu ra thấp, hiệu quả khử phospho, nitrat hóa và khử nitrat hóa
cao.



Q trình kết bơng tốt do khơng có hệ thống gạt bùn cơ khí.



Hệ thống có điều khiển hồn tồn tự động.




Chi phí đầu tư và vận hành thấp.

17




Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng thiết bị (các thiết bi ít) mà khơng cần phải

tháo nước cạn bế. Chỉ tháo nước khi bảo trì các thiết bị như: cánh
khuấy, mơ tơ, máy thổi khí, hệ thống thổi khí.



Có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi thông qua

việc điều chỉnh tỷ số F/M và thời gian thổi khí trong q trình làm
đầy.
❖ Nhược điểm:



Nếu như quá trình lắng bùn xảy ra sự cố thì sẽ dẫn bùn trơi ra theo

đường ống.
Người vận hành phải có kỹ thuật cao.




Có thể xảy ra q trình khử nitrat trong pha lắng nếu thời gian lưu bùn

dài. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bùn nổi do bị khí nito đẩy lên và
xảy ra nghiêm trọng vào những ngày có nhiệt độ cao.

Ớ Việt Nam, cơng nghệ xử lý nước thải SBR được áp dụng tại nhà máy

XLNT Bãi Cháy-Quảng Ninh, Nhà máy XLNT Hà Khánh-Quảng Ninh, cho thấy
hiệu quả xử xử lý các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép cùa QCVN

40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp,... [6].
1.3.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo
Bổ phăn ứng sinh học hiếu khí:

Đây là cơng trình xử lý nước thải bàng bùn hoạt tính và cấp oxy bằng các

thiết bị (máy thổi khí, các thiết bị làm thoáng, khuấy đảo). Vi khuẩn và các vi sinh

vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển
hóa chúng thành các chất trơ khơng hịa tan và thành các tế bào mới dưới dạng các
hạt cặn bông. Các hạt này dần to và lơ lửng trong nước, các bông cặn này chính là

bùn hoạt tính [17].

Bùn hoạt tính là các bơng cặn có màu nâu sẫm chứa các chất hữu có hấp thụ
từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật sống

khác. Đe giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và đảm bảo oxi cho quá trình oxi

hóa các chất hữu cơ thì phải ln Cấp khí. Thời gian lưu nước trong bế aeroten < 12

giờ [12].

18


Hình 1.4. So’ đơ hệ thơng Bê phản ứng sinh học hiêu khí Aerotank

Số lượng bùn hoạt hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank
của lượng nước thải đi vào bể không đủ đề làm giảm nhanh các chất hữu cơ, do đó

phải sử dụng lại bùn hoạt tính đà lắng xuống đáy bể lắng đợt 2 bằng cách tuần hoàn

bùn ngược trở lại đầu bể Aerotank để duy trì nồng độ đù của vi khuẩn trong bể. Bùn
dư ở đáy bể lắng được xả ra khu xử lý [8].
+ Trên thế giới: Công trinh xử lý với aeroten sục khí liên tục bằng thiết bị

thổi khí cơ học, bể lắng thứ cấp, thiết bị Clo và bể tiếp xúc đã được áp dụng trong

xử lý nước thải. Điển hình là trạm xử lý cục bộ Rapid Bloc của Phần Lan, nước sau
bể tự hoại được xử lý sinh học trong bể Aeroten và khử trùng trước khi xả ra môi
trường tiếp nhận, công suất thiết bị 500-800 m3/ngày. Nhà máy xử lý nước thải của

Housafonic (công suất thiết kế 36.000 m3/ngày) và nhà máy xử lý nước thải ở
Leoninster (công suất thiết kế 41.850 m3/ngày) sử dụng công nghệ xử lý nước thải
bằng công nghệ sinh học hiếu khí [11].

4- Tại Việt Nam: Được ứng dụng như cơng trình nhà máy xử lý nước thải


Bình Hưng Hịa tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả xử xử lý các chỉ tiêu đều nằm
trong giới hạn hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải sinh hoạt,... [7].
Bể lọc sinh học:




Be lọc sinh học là cơng trình mà trong đó nước thải được lọc qua lớp vật liệu
có kích thước hạt lớn. Lóp vật liệu được bao phủ bởi màng vi sinh vật. Vi sinh vật

19


trong màng sinh học oxy hóa các chât hữu cơ, sử dụng chúng làm nguôn dinh

dường và năng lượng. Màng sinh vật chết được cuốn trôi theo nước và đưa ra khỏi
thiết bị lọc sinh học, bao gồm bể lọc sinh học nhỏ giọt, bể lọc sinh học cao tải. Lọc

sinh học được ứng dụng để làm sạch một phần hay toàn bộ chất hữu cơ phân hủy

sinh học trong nước thải và cỏ thể đạt chất lượng dòng ra với nồng độ BOD tới 15
mg/1 [10J. Phương pháp lọc sinh học có ưu điểm là đơn giản, tải lượng theo chất gây

ô nhiễm thay đổi trong giới hạn rộng trong ngày; thiết bị cơ khí đơn giản và tiêu hao
năng lượng ít, nhưng cũng có nhược điểm là hiệu suất của quá trình phụ thuộc rồ rệt
vào nhiệt độ và khơng khí.

4- Trên thế giới: Áp dụng xử lý nước thải sử dụng một bể phản ứng học

màng cố định tích hợp kỵ - hiếu khí. Nghiên cứu hệ thống này hoạt động trong 90
ngày. Kết quả cho thấy hệ thống có hiệu quả loại bở 95,1% nhu cầu oxy hóa học

(COD) từ nước thải với COD giảm từ 700mg/l xuống cịn 34 mg/1. Bên cạnh đó

cũng loại bỏ đáng kể các vi khuẩn gây bệnh. Những lợi thế cùa hệ thống xử lý
nghiên cứu này gồm hoạt động vận hành và bảo trì đơn giản, loại bỏ hiệu quả COD
và vi khuẩn, tiêu thụ nàng lượng thấp [20].

Xử lý nước thải bệnh viện bằng bể phản ứng sinh học bằng màng ngập nước.
Hiệu suất khử COD, NH4-N, và độ đục là 80, 93 và 83% tương ứng với chất lượng

nước thải trung bình của COD < 25mg/l, NH4-N
Escherichiacoli bị loại bở hơn 98%. Nước thải khơng có màu và khơng mùi. Áp suất
qua màng tăng từ trong quá trinh hoạt động 6 tháng. Không càn hoạt động làm sạch

màng và bùn không phát sinh trong thời gian hoạt động 6 tháng [33].

+ Tại Việt Nam: Được ứng dụng trong một số công trình như Nhà máy xử lý

nước thải Đà Lạt hiệu quả xử xử lý các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép

tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường [7].

1.4.

Đánh giá công nghệ môi trường và ứng dụng ở Việt Nam và thế giới

1.4.1. Tồng quan chung về đánh giá cơng nghệ mơi trưịng


Đánh giá cơng nghệ mơi trường là việc xác định trình độ, giá trị và hiệu quả

của công nghệ phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường. Đánh giá công nghệ môi
trường được sử dụng để kiềm tra các quy trinh và đánh giá hoạt động của các công

20


nghệ tiên tiến, hiện đại có sẵn hoặc có nhiều tiềm năng sử dụng trong thực tế đế bảo
vệ sức khỏe của con người và môi trường. Đánh giá công nghệ thúc đẩy việc đưa

các công nghệ môi trường mới vào thị trường giúp cho các cơ sở, nhà máy sản xuất
lựa chọn các công nghệ phù họp trong việc quản lý chất lượng môi trường tại cơ sở

theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường [131.

Đánh giá công nghệ mơi trường là một quy trình có tính hệ thống, trong đó,
thực hiện xem xét đánh giá một cơng nghệ để đưa ra mô tả và đánh giá về:

+ Ảnh hưởng tiềm tàng cùa công nghệ lên môi trường;
+ Đưa ra các giải pháp cải tiến công nghệ nhàm mục tiêu phát triển bền
vững;

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội;

+ Xem xét khả năng lựa chọn các phương án cơng nghệ.
Lợi ích từ việc đánh giá cơng nghệ mơi trường được trình bày trong Bảng 1.2

Băng 1.2. Lợi ích từ việc đảnh giá cơng nghệ mơi trường [20]

Doanh nghiệp

Cộng đồng

Chính phủ

- Tránh khởi các chi phí - Giám chi phí y tế do tai - Chất lượng cuộc sống
ngăn ngừa ô nhiễm và làm nạn nghề nghiệp và ô cao hơn.
sạch môi trường.

- Han chế rủ ro, tai nan

nhiễm.

- Tránh khỏi vấn đề về - Tránh được chi phí làm nghề nghiệp.
luật pháp và xử phạt.

- Rủi ro sức khỏe thấp hơn

sạch môi trường.

- Cải thiện hình ảnh cơng - Khả nãng quy hoạch và do ô nhiễm công nghiệp.
ty trong cộng đồng và thị quản lý mơi trường tốt - Duy trì các giá trị văn
trường.

hơn.

hóa, xã hội.

- Giảm chi phí bảo dưỡng - Duy trì hiệu quả kinh tế - Bảo đảm bảo vê• mơi

và cải thiện kết quả mơi đang có trong việc sử trường của cộng đồng.
trường sau cùng.

dụng

tài

nguyên

- Giảm ảnh hưởng xấu tới phương.

sức khỏe công nhân.

21

địa


×