Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Khuyến khích sự ham học hỏi, khám phá an toàn và học hỏi tại chỗ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.58 KB, 3 trang )

Khuyến khích sự ham học hỏi, khám phá an toàn và học
hỏi tại chỗ

Trẻ mẫu giáo thường thích được làm cùng hơn là chỉ xem thôi, vì vậy hãy
chuẩn bị cho trẻ một vài dụng cụ mang theo. Cũng nên nhớ rằng một số
trẻ thể hiện sự ham hiểu biết và tài năng ngay ở độ tuổi này, đây là một
điều thực tế và nó rất quan trọng cho toàn bộ cuộc đời của trẻ.
Không phải tất cả những sở thích ở tuổi mẫu giáo đều là biểu hiện của
năng khiếu hay tài năng của cả cuộc đời trẻ. Cũng bởi vậy, tạo ra càng
nhiều cơ hội phù hợp để trẻ có thể được trải nghiệm trong nhiều hoạt động
khác nhau, sẽ giúp trẻ càng có được nhiều phương pháp để xây dựng
lòng tự trọng, tính tự tin, phát triển trở thành con người năng động và khoẻ
mạnh.
Giới hạn thời gian xem truyền hình
Ngày nay, vào trong phòng khách của bất cứ một gia đình nào, bạn sẽ
thấy ngay một đồ vật rất được coi trọng, được đặt ở vị trí trung tâm giải trí,
được hỗ trợ bởi vệ tinh, đường truyền cáp, điều khiển từ xa, và các thiết bị
tinh vi, ti-vi trở thành trung tâm của sinh hoạt gia đình trong hầu hết các gia
đình. "Thời gian dành cho gia đình" thường được chiếu rọi bởi ánh đèn
xanh bập bùng của chiếc màn hình ti-vi - và màn hình càng to thì càng tốt.
Thật không may rằng có quá nhiều điều mà chúng ta vẫn hoàn toàn chưa
hiểu hết, về cách mà truyền hình ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não.
Và điều mà chúng ta thực sự đã biết thì không mấy tốt đẹp. Hầu hết trẻ
em thường dành phần lớn thời gian để xem truyền hình, xem phim, những
đoạn phim hay chương trình ưa thích - hay là bất cứ điều gì mà người lớn
đang xem. Điều này có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển bộ não của
trẻ, có ảnh hưởng thế nào đến khả năng học hỏi và khả năng chú ý?

Các nhà nghiên cứu và các nhà tâm lý giáo dục như là Jane Haely tin rằng
xem truyền hình quá nhiều thực sự làm thay đổi cách mà bộ não hoạt
động. Xem ti-vi thực chất là một hoạt động thụ động: hầu như không có sự


tư duy hay phê bình nào diễn ra trong ý nghĩ của trẻ khi ngồi trước màn
hình. Thậm chí những chương trình giáo dục được gọi là Sesame Street
cũng không mang lại nhiều lợi ích: dạng thức loé sáng không khuyến
khích sự chú ý được liên tục, và một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi
trẻ bắt đầu đi học lại, trẻ muốn được chơi, trẻ có những hành vi chịu ảnh
hưởng đặc biệt giống như những gì được xem trên truyền hình, và chán
ngồi học trên lớp. Rất nhiều giáo viên cho biết rằng các kỹ năng chú ý,
thấu hiểu và viết đã bị suy giảm nghiêm trọng trong thập kỷ qua, và vẫn
đang tiếp tục. Chúng ta sẽ khám phá sự ảnh hưởng của văn hoá, máy tính
và những phương tiện truyền thông điện tử khác sâu hơn trong chương
17. Nhưng cho đến lúc này, hãy chú ý rằng tốt nhất là bạn phải giới hạn
thời gian con mình ngồi trước màn hình ti-vi.
Sử dụng hình thức kỷ luật để dạy dỗ, không làm trẻ xấu hổ hay làm
nhục trẻ
Hãy luôn ghi nhớ rằng, các khớp thần kinh mà trẻ sẽ giữ là những khớp
được sử dụng thường xuyên nhất, sự xấu hổ, trừng phạt và sự làm nhục
có thể hình thành nên những cách thức không mong muốn bao bọc bộ
não của trẻ. Đây chỉ là một trong số rất nhiều lý do mà chúng tôi tiếp tục
nhấn mạnh rằng loại kỷ luật tốt nhất là dạy dỗ. Trẻ rất biết đáp lại tình yêu
và những kỷ luật hiệu quả, trẻ sẽ khoẻ mạnh hơn khi được thực hiện
những điều này. Không tốt sao khi biết rằng kỹ năng kỷ luật tích cực của
bạn đang khuyến khích sự phát triển một bộ não khoẻ mạnh cho con
mình?
Nhận ra và chấp nhận sự duy nhất của trẻ
Trẻ học về chính bản thân mình và thế giới xung quanh trẻ bằng việc quan
sát và lắng nghe; những điều mà trẻ quyết định về chính mình phụ thuộc
phần lớn vào những thông điệp mà trẻ nhận được từ bố mẹ và người
trông trẻ. Học để chấp nhận trẻ một cách chính xác rằng trẻ là ai, thì
không chỉ xây dựng cho trẻ khả năng tự tôn trọng mình, mà còn giúp cho
sự phát triển một bộ não khoẻ mạnh, khuyến khích trẻ đánh giá được

những phẩm chất và khả năng đặc biệt của bản thân, để có đủ dũng cảm
thử sức với những điều mới mẻ - đây chính là hợp đồng bảo hiểm tốt nhất
bạn có thể mang lại cho trẻ, khi đối mặt với những khó khăn, áp lực trong
suốt thời niên thiếu và cả khi đã trưởng thành.
Đưa ra những trải nghiệm học hỏi phối hợp nhiều giác quan
Trẻ trải nghiệm thế giới qua các giác quan, những trải nghiệm này từng
bước hình thành nên những bộ não phát triển. Tạo ra cho trẻ thật nhiều cơ
hội để có thể nhìn, nghe, ngửi, chạm, và nếm thế giới của bé - tất nhiên
cùng với nó là việc quan sát tỉ mỉ phối hợp các giác quan. Những cảm
nhận từ các giác quan của trẻ sẽ làm phong phú thêm nhiều kinh nghiệm
và nâng cao năng lực học hỏi của bộ não.
Tạo ra thời gian học hỏi cho trẻ qua việc vui chơi
Đối với một trẻ mẫu giáo, việc vui chơi có vai trò thực sự quan trọng. Vui
chơi là phòng thí nghiệm trong đó trẻ trải nghiệm thế giới, thử nghiệm
những ý tưởng và vai trò mới, học cách để cảm thấy thoải mái trong một
thế giới đang vận động và cảm nhận. Thông thường, sẽ tiện lợi hơn cho
cha mẹ khi lên sẵn lịch trình về thời gian chơi của con, nhưng trẻ lại cần
những khoảng thời gian vui chơi không được sắp đặt, để luyện tập trí
tưởng tượng và vận động cơ thể. Hãy cung cấp cho trẻ những nguyên liệu
thô, sau đó để cho bé tự chơi và học theo cách mà bé muốn.

×