Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Ứng phó với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐẶNG THỊ VIỆT HÀ

ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐẶNG THỊ VIỆT HÀ



ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TẠ VĂN VIỆT

ĐẮK LẮK - NĂM 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Tạ Văn Việt.
Các số liệu và luận cứ nếu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp
với các đề tài khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Đắk Lắk, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Đặng Thị Việt Hà

năm 2021



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý cơng tại Học viện Hành
chính Quốc gia, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận được sự động viên,
giảng dạy và hướng dẫn tận tâm của q thầy cơ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn. Tơi xin được bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:
- Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và đội ngũ những nhà khoa học,
giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viện Hành chính Quốc gia khu
vực Tây Ngun đã ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu ngay cả trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra;
- Ban Lãnh đạo Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên
và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi hồn thành khóa học;
- Lãnh đạo các sở, ban, ngành: Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Xây dựng, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Chi cục Kiểm lâm, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập tài liệu và các nội dung có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài;
- Đặc biệt là TS. Tạ Văn Việt, người hướng dẫn khoa học đã tận tình và đầy
trách nhiệm để tơi hồn thành được luận văn.
Tuy đã dành nhiều thời gian và công sức trong việc nghiên cứu nhưng chắc
chắn luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sẽ nhận được sự đóng
góp chân thành của q thầy cơ và độc giả.
Trân trọng cảm ơn!


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH............................................................................................... vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG.................................................................................................. 7
1.1. Nhận thức chung về ứng phó với biến đổi khí hậu............................................................ 7
1.2. Những vấn đề cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu của chính quyền địa
phương...................................................................................................................................................... 23
1.3. Thực tiễn cơng tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số địa phương................30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 36
Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK............................................................................ 37
2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk.......................................................................................... 37
2.2. Biểu hiện, nguyên nhân và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk
Lắk.............................................................................................................................................................. 39
2.3. Những kết quả đạt được trong cơng tác ứng phó với biến đổi khí hậu của chính
quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk...................................................................................................... 48
2.4. Đánh giá hiệu quả cơng tác ứng phó với biến đổi khí hậu của chính quyền địa
phương tỉnh Đắk Lắk........................................................................................................................... 66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................................................. 73
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG PHĨ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐẮK
LẮK........................................................................................................................................................... 74
3.1. Phương hướng tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu của chính quyền địa
phương tỉnh Đắk Lắk........................................................................................................................... 74
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường cơng tác ứng phó với biến đổi khí

hậu của chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk......................................................................... 77


iv

3.3. Đề xuất, kiến nghị........................................................................................................................ 91
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................................................. 94
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 96
PHỤ LỤC.......................................................................................................................100


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1.

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2.

BVMT


Bảo vệ mơi trường

3.

CQĐP

Chính quyền địa phương

4.

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

5.

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

6.

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

7.

GRDP


Tổng sản phẩm trên địa bàn

8.

HĐND

Hội đồng nhân dân

9.

HST

Hệ sinh thái

10.

IPCC

11.

KNK

Intergovernmental Panel on Climate Change
(Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu)
Khí nhà kính

12.

KT-XH


Kinh tế - Xã hội

13.

NBD

Nước biển dâng

14.

PTBV

Phát triển bền vững

15.

QLNN

Quản lý nhà nước

16.

TN&MT

17.

UBND

18.


UNFCCC

Tài nguyên và Môi trường
Ủy ban nhân dân
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Các lĩnh vực phát thải khí nhà kính chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 41

Bảng 2.2. Hiện trạng tai biến thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ 2016-2020 42
Bảng 2.3. Diện tích rừng bị cháy giai đoạn 2016 - 2020.................................................... 42
Bảng 2.4. Tổng hợp số ca mắc bệnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ 2016-2019..........48
Bảng 2.5. Kết quả đầu tư cho nghiên cứu khoa học và tiến độ thực hiện các............61
dự án thí điểm tại tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ 2013-2020........................................ 61
Bảng 2.6: Diện tích trồng rừng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2018............................... 64
Bảng 2.7. Các văn bản thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu của các tỉnh khu vực
Tây Nguyên.......................................................................................................................................... 67
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu .. 50Error!

Bookmark not defined.
Hình 2.2: Sơ đồ mơ hình tổ chức quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu từ trung
ương tới địa phương.......................................................................................................................... 50


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những cụm từ đang được quan
tâm hàng đầu hiện nay trên thế giới. Trong tiến trình phát triển của lồi người,
BĐKH khơng chỉ dừng lại ở những tác động tiêu cực đến môi trường sống hiện tại
mà còn là mối đe dọa đến sự tồn tại của con người trong tương lai.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển đồng thời cũng là một trong những
nước dễ bị tổn thương nhất trên thế giới đối với BĐKH. Tại Hội nghị lần thứ 24 các
bên tham gia Công ước khung của Liệp hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
diễn ra ở Ba Lan, Tổ chức Germanwatch đã công bố báo cáo về chỉ số rủi ro khí hậu
dài hạn 2019. Trong báo cáo này, Việt Nam đứng thứ sáu trong danh sách 10 quốc
gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH.
Với những thách thức hiện hữu, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 24NQ/TW Khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường. Nghị quyết xác định: “Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường (BVMT) là những vấn đề có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng
quyết định sự phát triển bền vững (PTBV) của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch
định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc
phòng, an ninh và an sinh xã hội” [1]. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia vào
UNFCCC và Nghị định thư Kyoto góp phần quan trọng trong việc huy động các
nguồn hỗ trợ kỹ thuật cũng như tài chính giúp cho việc ứng phó với BĐKH. Những
chủ trương, quyết sách và hành động được đưa ra cho thấy việc ứng phó hiệu quả
với BĐKH luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong hành trình thực hiện mục tiêu
thiên nhiên kỉ về PTBV của Việt Nam.
Đắk Lắk hiện là một trong những địa phương đang phải gồng mình với
BĐKH. Trước kia, khi đề cập đến Đắk Lắk, người dân nơi đây luôn tự hào khi sinh
sống trong lá phổi xanh, một khu vực một năm có hai mùa: Mùa khơ và mùa mưa,
khí hậu ơn hịa hơn so với một số khu vực khác trong cả nước, và nằm cách xa bờ
biển nên ít bị tác động trực tiếp của gió bão. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh


2

hưởng của BĐKH nên diễn biến thời tiết ở Đắk Lắk ngày càng bất thường và cực
đoan. Mỗi năm, các diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo
trước được gây ra rất nhiều những tổn thất, ảnh hưởng to lớn về người, tài sản và
các hoạt động KT-XH của địa phương.
Trước tình hình đó, tỉnh Đắk Lắk cần nhanh chóng vào cuộc để đưa ra những
chủ trương, chính sách, xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH một cách đồng
bộ, quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả phù với đặc điểm của địa phương để từng bước
đạt được và giữ vững sự PTBV gắn với tăng trưởng xanh.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Ứng phó với biến đổi
khí hậu của chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk” làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
của tác giả là thực sự cần thiết về cả lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
BĐKH là vấn đề ln được thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặt sự
quan tâm hàng đầu trong tiến trình hướng đến mục tiêu PTBV. Vì vậy, hoạt động
này được xem là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở trong và
ngoài nước. Nhiều cơng trình khoa học đã góp phần làm rõ các nội dung về BĐKH,
đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác ứng phó BĐKH
tại quốc gia và tồn cầu. Các nghiên cứu xác định tác động của BĐKH và tầm quan
trọng thực hiện ứng phó với BĐKH như:
- Các quy định của pháp luật, chính sách về phịng chống và giảm nhẹ thiên
tai, ứng phó với BĐKH được phản ánh qua sự ra đời của các luật có liên quan đến
BĐKH như Luật Bảo vệ môi trường năm 1994 (sửa đổi, bổ sung vào các năm 2005,
2014); Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010; Luật Tài nguyên nước
năm 2012; Luật Phòng, tránh thiên tai năm 2013; Luật Khí tượng thủy văn năm
2015, Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013
của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với BĐKH,
tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT; … .
- Cuốn sách “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” của Viện Khoa học

Khí tượng thủy văn và BĐKH xuất bản năm 2010, đã đề cập đến những thuật ngữ,


3
kiến thức cơ bản về BĐKH, nội dung của các hiệp định quốc tế về BĐKH, lịch sử
BĐKH của nhân loại trong khoảng một nghìn năm gần đây, từ đó phân tích làm rõ
tác động của BĐKH đến các vùng tại Việt Nam và đưa ra những giải pháp chiến
lược để ứng phó với BĐKH tại Việt Nam [33].
- Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường ra mắt cuốn “Ứng phó với Biến
đổi khí hậu ở Việt Nam” năm 2017. Đây là một trong những nội dung hợp tác giữa
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với Tổ chức Hợp tác
Phát triển Đức. Cuốn sách đã bao quát tổng thể những thông tin, kiến thức về
BĐKH, kịch bản BĐKH, các cam kết quốc tế về BĐKH mà Việt Nam đã tham gia,
biểu hiện, nguyên nhân, tác động của BĐKH trên toàn cầu và tại Việt Nam, những
kinh nghiệm ứng phó với BĐKH của các quốc gia trên thế giới cũng như một số mơ
hình ứng phó với BĐKH mà Việt Nam đã và đang áp dụng, từ đó xây dựng những
giải pháp cụ thể nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH tại Việt Nam [22].
- Các tác giả Lisa Strauch, TS. Yann Robiou du Pont (adelphi), Julia
Balanowski trong báo cáo “Quản trị khí hậu đa cấp độ tại Việt Nam” năm 2018 đã
đi sâu nghiên cứu, phân tích BĐKH và cấu trúc thể chế của Việt Nam thơng qua
lăng kính quản trị đa cấp độ. Nghiên cứu dựa trên dự án bốn năm với tên gọi là VLED, Hội nhập theo chiều dọc và Chia sẻ kinh nghiệm phát triển CO 2 thấp ở châu
Phi và Đông Nam Á. Từ năm 2015 đến năm 2018, V-LED nhằm mục tiêu thúc đẩy
hành động khí hậu cấp địa phương ở Việt Nam. Nghiên cứu tóm tắt những tiến bộ
quan trọng của Việt Nam trong việc thiết lập một cấu trúc quản trị BĐKH quốc gia
nhằm tăng cường thích ứng với BĐKH, tăng trưởng xanh và thực hiện Thỏa thuận
Paris. Việt Nam đã triển khai những nỗ lực đáng kể đưa chính sách quốc gia vào các
kế hoạch và hành động khí hậu tại địa phương cũng như huy động các nguồn lực tài
chính trong nước và quốc tế để triển khai hoạt động [32].
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề ứng phó với BĐKH tại Việt
Nam có giá trị, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực

này ở phạm vi địa phương. Vì vậy, từ thực tiễn, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
nói chung cũng như tính đặc thù của từng địa phương nói riêng, việc nghiên cứu
chuyên sâu về lĩnh vực này ở phạm vi địa phương cụ thể là tỉnh Đắk Lắk với mục
tiêu hướng đến là hành động nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả của chính quyền địa


4
phương (CQĐP) tỉnh Đắk Lắk trong cơng tác ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh
là hết sức cần thiết. Các cơng trình khoa học đã được cơng bố là những tài liệu tham
khảo có giá trị trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về BĐKH, trình bày thực
trạng cơng tác ứng phó với BĐKH ở Việt Nam, đưa ra ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống giải pháp hành động nhằm tăng
cường ứng phó với BĐKH của CQĐP tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan: BĐKH, ứng phó với BĐKH;
- Tổng quan, làm rõ sự cần thiết, nội dung, vai trò của CQĐP trong hành động
ứng phó với BĐKH;
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác ứng phó với BĐKH của CQĐP tỉnh
Đắk Lắk, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống
giải pháp hành động nhằm tăng cường ứng phó với BĐKH của CQĐP tỉnh trong bối
cảnh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hành động
ứng phó với BĐKH của CQĐP tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, chủ thể quản lý là CQĐP;
đối tượng quản lý là hành động ứng phó với BĐKH. Trong khuôn khổ nghiên cứu,

tác giả tiếp cận hành động của CQĐP dưới góc độ quản lý nhà nước (QLNN).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu nội dung toàn diện hành động của CQĐP
ứng phó với BĐKH, đó là: Cơng tác chiến lược, quy hoạch, phát triển; ngăn chặn,
phòng ngừa, áp dụng pháp luật và chính sách liên quan đến ứng phó BĐKH.
- Về không gian và thời gian: Nghiên cứu hành động của CQĐP trong việc
ứng phó với BĐKH tại tỉnh Đắk Lắk. Thời kỳ nghiên cứu từ năm 2015 đến nay.


5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận hệ thống của Chủ nghĩa duy
vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
các nghiên cứu, báo cáo, quan điểm có liên quan khác…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Từ những đề tài, đề án đã thực
hiện tác giả thu thập các số liệu liên quan đến luận văn.
+ Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp
rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận văn. Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu
thu thập được tác giả sẽ tiến hành so sánh, phân tích và tổng hợp những vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến luận văn.
+ Phương pháp kế thừa: Đây là phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá các
tài liệu từ các nghiên cứu trước, chọn lọc các kết quả có ý nghĩa và kế thừa những
kết quả nghiên cứu trước đây, cả trên thế giới, quốc gia và trong phạm vi vùng
nghiên cứu nhằm đánh giá được các kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại
nguyên nhân từ đó đưa ra được cách tiếp cận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
nghiên cứu bổ sung hợp lý và sát thực tiễn cho nghiên cứu mới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần củng cố cơ sở lý luận về BĐKH, ứng phó với BĐKH, vai
trị của CQĐP trong hành động ứng phó với BĐKH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đánh giá thực trạng ứng phó với BĐKH
tại địa phương, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó BĐKH và đóng
góp tích cực vào q trình hoàn thiện hệ thống giải pháp tăng cường hành động của
CQĐP trong việc ứng phó với BĐKH tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây
Nguyên cũng như cả nước nói chung.


6
7. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở khoa học về ứng phó với biến đổi khí hậu của chính quyền
địa phương.
Chương 2: Thực trạng ứng phó với biến đổi khí hậu của chính quyền địa
phương tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp tăng cường ứng phó biến đổi
khí hậu của chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk.


7
Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Nhận thức chung về ứng phó với biến đổi khí hậu
1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản liên quan
1.1.1.1. Khí hậu
Theo hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về BĐKH định nghĩa:
Khí hậu là tổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống kê dài

hạn (trung bình, xác suất các cực trị v.v...) của các yếu tố khí tượng biến động trong
một khu vực địa lý. Thời kỳ tính trung bình thường là vài thập kỷ. Theo định nghĩa
của WMO: “Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi
các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó” [40].
Theo tác giả Trần Cơng Minh đề cập trong cuốn Khí hậu và Khí tượng đại cương:

“Khí hậu là tập hợp của những điều kiện khí quyển đặc trưng cho mỗi địa
phương và phụ thuộc hồn tồn vào hồn cảnh địa lí của địa phương. Hồn cảnh địa
lí khơng những chỉ vị trí của địa phương tức là vĩ độ, kinh độ và độ cao trên mực
biển mà còn chỉ đặc điểm của mặt đất, địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp phủ thực
vật v.v...” [3, tr.9].
Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống
khí hậu. Trong đó, theo Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH IPCC (2007): “hệ thống khí
hậu là một hệ rất phức tạp bao gồm năm thành phần chính là khí quyển, thủy quyển,
băng quyển, bề mặt đất và sinh quyển, và sự tương tác giữa chúng” [36].

1.1.1.2. Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí
hậu - Khái niệm về biến đổi khí hậu:
BĐKH đang là cụm từ được quan tâm hàng đầu hiện nay trên thế giới xuất
phát từ những tác động tiêu cực mang tính toàn cầu và sự phức tạp gây tranh cãi
trong khoa học khí tượng. Thực tế khơng có định nghĩa cố định nào về BĐKH mà
nó được quan niệm theo nhiều cách khác nhau bởi các cơ quan, tổ chức khác nhau.
UNFCCC đã đưa ra khái niệm: “Biến đổi khí hậu” nghĩa là biến đổi của khí
hậu được quy cho trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi


8
thành phần của khí quyển tồn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng
biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh
được [37].

Theo One Development Vietnam, BĐKH được mơ tả cụ thể “là sự thay đổi
của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái
đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và NBD. Trước đây BĐKH diễn ra
trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên
thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động của con người như
việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp,
thải ra mơi trường KNK (ví dụ như khí CO2)”. [38]
Theo Điều 3 Luật Khí tượng Thuỷ văn (2015) đã giải thích: “BĐKH là sự thay
đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự
nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên tồn cầu, mực NBD và
gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan” [8].
Như vây, nhìn chung BĐKH có thể hiểu là sự thay đổi ở mức độ đáng kể so
với mốc trạng thái trung bình của khí hậu trong một khoảng thời gian dài, BĐKH
xảy ra là kết quả xuất phát từ hoạt động của con người và sự biến đổi của thiên
nhiên, sự thay đổi này đem đến những tác động vô cùng lớn lên môi trường sống và
sự phát triển của xã hội.
- Quan niệm về ứng phó với biến đổi khí hậu:
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Ứng phó” là chủ động đối phó nhanh nhạy,
kịp thời với những tình huống mới, bất ngờ [4].
Theo Điều 3 Luật Bảo vệ mơi trường (2014): “Ứng phó với BĐKH là các hoạt
động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH” [6].
Có thể thấy rằng ứng phó nhấn mạnh tính chủ động và cấp thiết cần đưa ra
những phương án, hành động cụ thể. Thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH là
hai nhóm hành động chính trong việc ứng phó với BĐKH. Hai thuật ngữ này song
hành với nhau trong định hướng để vượt qua cuộc khủng hoảng khí hậu, nhưng
chúng có ý nghĩa khác nhau.


9
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu:

Theo định nghĩa của IPCC (2001): “Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh
trong các hệ thống tự nhiên hoặc con người nhằm ứng phó với những biến đổi thực
tế hoặc dự kiến của khí hậu, để từ đó giảm thiểu các tác động bất lợi của BĐKH và
khai thác những cơ hội có ích do chúng mang lại” [35].
Sự thích ứng với khí hậu là một q trình qua đó con người làm giảm những
tác động bất lợi của khí hậu và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí
hậu mang lại. Xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH hiện là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia đang phát triển (đặc biệt là những quốc gia ở
khu vực chịu tác động nghiêm trọng do BĐKH như Việt Nam).
+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
Theo IPCC (2007) “Giảm nhẹ BĐKH là những thay đổi về kỹ thuật và các
giải pháp thay thế nhằm giảm nguồn phát thải KNK. Mặc dù một số chính sách về
xã hội, kinh tế và kỹ thuật có thể giảm sự phát thải KNK, giảm nhẹ BĐKH mang
nghĩa thực thi các chính sách nhằm giảm phát thải KNK và tăng bể chứa các KNK”
[36].
Nhận thức rõ nguy cơ tiềm tàng của BĐKH, Thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng cần thực hiện ngay những chương trình hành động thích ứng với những
tác động trước mắt của khí hậu và tác động tiềm tàng của BĐKH trong tương lai.
Xây dựng và thực hiện các giải pháp giảm mức phát thải KNK, giảm nhẹ tác động
tiêu cực từ BĐKH.
1.1.2. Biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí hậu
1.1.2.1. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu
Theo IPCC, các biểu hiện của BĐKH gồm: Nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng
lên; sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan; sự thay đổi thành
phần và chất lượng khí quyển; sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác
nhau của trái đất; sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển,
chu trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác và sự
thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy
quyển, sinh quyển và địa quyển.



10
Trên thực tế những biểu hiện điển hình cho thấy BĐKH đang diễn ra trên tồn
cầu, đó là:
- Nền nhiệt độ liên tục thay đổi
Không thể phủ nhận một sự thật là trái đất của chúng ta đang ấm dần lên.
Theo thống kê, 10 năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ lớn với
0

sức nóng kỷ lục của Trái đất. Nhiệt độ khí quyển trên Trái đất đã tăng 1,1 C kể từ
thời kỳ tiền cách mạng cơng nghiệp [41]. Các đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt
trở nên thường xuyên hơn. Báo cáo Hiện trạng khí hậu mới nhất do Hiệp hội Khí
tượng Hoa Kỳ vừa công bố nêu rõ, kể từ năm 1980, mỗi thập kỷ sau lại nóng hơn
thập kỷ trước, trong đó thập kỷ 2010-2019 đã nóng hơn thập kỷ 2000-2009 khoảng
0,2°C. Tại Việt Nam, theo các thống kê, nhiệt độ trung bình hàng năm ở tất cả các
o

vùng đều có xu thế tăng rõ rệt với tốc độ tăng phổ biến ở khoảng 0,01-0,15 C/thập
kỷ [40]. Những phân tích này dựa trên những hiện tượng thời tiết bất thường hiện
tại và các chỉ số nhiệt độ hàng năm trên toàn cầu, xác nhận xu hướng ấm lên do các
KNK bị giữ lại trong khí quyển.
- Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan
Hiện tượng băng tan với tốc độ ngày càng tăng đã khiến mực NBD lên hơn
1mm mỗi năm. Từ năm 1971 đến nay, con số này đã lên tới 2,3cm. Trong giai đoạn
từ năm 2005-2015, tổng lượng băng mất đi tại Bắc Cực là 447 tỷ tấn/năm, tốc độ tan
băng diễn ra nhanh gấp gần 3 lần so với thời kỳ 1986 – 2005. Tỷ lệ băng tan ở Nam
Cực cũng đã tăng gấp ba lần chỉ trong một thập kỷ, đạt mức 219 tỷ tấn/năm từ năm
2012 – 2017 [42]. Tốc độ tan băng ở cả hai khu vực này ngày càng diễn biến nhanh
khiến mực nước biển sẽ ngày càng dâng cao hơn trong những thập kỷ sắp tới.
- Nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đang tăng lên

Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước khoảng 10.000 năm, nồng độ các chất
KNK rất ít thay đổi, trong đó khí CO 2 chưa bao giờ vượt q 300 ppm. Tuy nhiên,
chỉ riêng lượng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng từ 23,5 tỷ
tấn CO2 trong những năm 1990 lên đến 45,9 tỷ tấn CO 2 trong thời kỳ từ 2000 –
2005. Trong đó, Việt Nam đã phát thải 21,4 triệu tấn CO 2 trong năm 1990; đến năm
2004, tổng lượng phát thải là 98,6 triệu tấn CO2; Dự tính tổng lượng phát thải các
KNK của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO 2 tương đương vào năm 2021, tăng
93%, tốc độ gia tăng đáng kể so với năm 1998. Tháng 5/2020 nồng độ khí CO 2


11
trong khí quyển đo được tại Đài thiên văn Mauna Loa đạt mức cao nhất theo mùa là
417,1 ppm. Đây là mức cao nhất trên Trái đất trong 3 triệu năm qua [22].
Việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất
năng lượng, cơng nghiệp, giao thơng vận tải, xây dựng,… đóng góp khoảng 46%
vào sự nóng lên tồn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nơng
nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, cịn lại
3% là từ các hoạt động khác [43].
- Các hiện tượng cực đoan
BĐKH toàn cầu làm cho các hiện tượng thời tiết diễn tiến theo chiều hướng
cực đoan, khắc nghiệt hơn trước. Các châu lục, quốc gia trên thế giới đang phải đối
mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khơ hạn, nắng nóng,
bão tuyết,…
Theo thống kê của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp
quốc (OCHA), kể từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2020, những trận lũ lụt và lở đất
kinh hoàng đã ảnh hưởng tới cuộc sống của 3,6 triệu người ở Đơng Phi. Tại Trung
Quốc, chỉ tính 9 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã trải qua 21 trận lũ lụt, gấp 1,6
lần so với cùng kỳ những năm trước, thiết lập kỷ lục lịch sử kể từ năm 1998. Trong
khu vực Đông Nam Á, mỗi năm, Indonesia và Philippin luôn phải hứng chịu rất
nhiều cơn bão với cường độ lớn, gây thiệt hại trầm trọng [39]. Tại Việt Nam, theo

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, năm 2020 Việt Nam đã xảy ra
16 loại hình thiên tai, với 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn
trên 49 tỉnh, thành phố; 120 trận lũ quét, sạt lở đất. Tính đến ngày đầu tháng
12/2020, thiên tai đã làm khoảng 350 người chết, mất tích và hơn 870 người bị
thương [42].
1.1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Theo báo cáo lần thứ tư (AR4) năm 2007 của IPCC đã kết luận rằng BĐKH
có nguồn gốc từ hai nguyên nhân: tự nhiên và con người.
- Các nguyên nhân tự nhiên:
+ Sự thay đổi cường độ ánh sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời

(Sunspots)


12
Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng cho Trái đất. Nguồn năng lượng này
cũng biến thiên theo thời gian. Sự thay đổi cường độ ánh sáng của Mặt trời cũng
gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề
mặt trái đất. Cụ thể là từ khi tạo thành Mặt trời đến nay (gần 4,5 tỷ năm) cường độ
sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá
dài như vậy thì sự thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể
đến BĐKH. Theo NASA số điểm đen Mặt trời (Sunspots) xuất hiện trung bình năm
từ năm 1610 đến 2000. Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ
mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay
đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất [44].
+ Sự biến đổi của các tham số quỹ đạo Trái đất
Độ nghiêng của trục Trái đất so với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo biến
thiên trong khoảng từ 21,5° đến 24,5° và có chu kỳ dao động khoảng 41.000 năm.
Sự thay đổi độ nghiêng trục quay này có ảnh hưởng đến sự thay đổi điều kiện khí
hậu của các mùa. Độ lệch tâm là tham số phản ánh “độ méo” của quĩ đạo so với

đường tròn. Sự biến đổi của tham số này chi phối biên độ tiến trình năm của lượng
bức xạ mặt trời đến cũng như sự khác biệt của lượng bức xạ mặt trời đến ở hai bán
cầu do khoảng cách giữa mặt trời và Trái đất biến thiên trong năm. Giá trị của độ
lệch tâm biến thiên trong khoảng từ 0 (không méo, tức đường tròn) đến 0,07 (méo
7% so với đường tròn) và giá trị hiện nay là 0,0174. Tham số này có chu kỳ dao
động khoảng 96.000 năm. Hướng của trục dài (hay bán trục lớn) của Trái Đất cũng
quay một cách chậm chạp. Hiện tượng đó được gọi là tiến động. Tiến động có thể
làm cho các mùa trở nên cực đoan hơn. Chu kỳ tiến động nằm trong khoảng từ
19.000 năm đến 23.000 năm [22].
+ Sự biến đổi trong phân bố lục địa và đại dương của Trái đất
Bề mặt Trái đất bao gồm các lục địa và các đại dương. Bề mặt Trái đất có thể
bị biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt lục địa, các quá trình vận động
tạo núi, phun trào núi lửa, v.v… Sự biến dạng này sẽ làm thay đổi hình thái bề mặt
Trái đất dẫn đến biến đổi trong phân bố, cần bằng bức xạ mặt trời và cân bằng nhiệt
của mặt đất, khí quyển, đại dương. Thay đổi trong lưu thơng đại dương có thể ảnh
hưởng đến khí hậu thơng qua sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển.


13
+ Hoạt động của núi lửa:
Sự phun trào núi lửa là sự giải phóng ở các mức độ khác nhau những vật liệu
đặc biệt vào trong bầu khí quyển, làm gia tăng lượng KNK trong khí quyển. Khi
một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ lớn khối
lượng sulfur dioxide (SO2), CO2, hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển. Khối
lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm. Các hạt nhỏ
được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa. Khi núi lửa hoạt động mạnh sẽ làm
gia tăng các trận động đất có thể gây nên lở đất dưới đáy đại dương, khiến các khối
băng tan vỡ làm cho khối lượng nước trong các đại dương trở nên lớn hơn và "bẻ
cong" vỏ trái đất.
- Các nguyên nhân từ hoạt động của con người:

Hoạt động của con người đã tác động đáng kể đến hệ thống khí hậu mà chủ
yếu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750). Nền cơng nghiệp càng
phát triển, lượng phát thải đó ngày càng tăng dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái đất.
Những KNK do hoạt động của con người gây ra, có ảnh hưởng quan trọng đến sự
BĐKH toàn cầu bao gồm:
+ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí), hoạt động
cơng nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép và là nguồn phát thải KNK chủ yếu
do con người gây ra trong khí quyển.
+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
+ O3 được sử dụng để tẩy trắng đồ vật và tiêu diệt vi khuẩn.
+ N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động cơng nghiệp.
+ CFC và HCFC: Được sử dụng là môi chất lạnh kiểm sốt q trình làm lạnh
cơ học trong kỹ thuật nhiệt lạnh. các chất CFC và HCFC hoàn toàn là sản phẩm do
con người tạo ra, đặc tính nguy hiểm phá hủy tầng ôzôn.
+ HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
+ PFCs sinh ra từ q trình sản xuất nhơm.
+ SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.


14
+ Sol khí: Việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sinh khối có thể làm tăng hàm
lượng các sol khí chứa sunfua, các chất hữu cơ và muội.
Như vậy có thể thấy rằng các thay đổi tự nhiên diễn ra chậm trong khoảng
thời gian khá dài do đó các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự
BĐKH và có tính chu kỳ kể từ q khứ đến hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu
và công bố từ IPCC thì nguyên nhân gây ra BĐKH là do sự gia tăng các hoạt động
làm phát thải KNK xuất phát chủ yếu là từ các hoạt động của con người.
1.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu

1.1.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu trên tồn cầu
- Tác động của biến đổi khí hậu đến mơi trường sống
Các khả năng chống chịu của nhiều hệ sinh thái (HST) có thể sẽ vượt qua
ngưỡng chịu đựng vào năm 2100. Mơi trường sống của các lồi động, thực vật ngày
càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, suy giảm diện tích rừng, băng tan và nước
trên các đại dương ngày càng ấm lên khiến cho nhiều loài sinh vật khơng thể thích
0

0

ứng kịp thời với những biến đổi. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ 1,1 C-6,4 C,
30% các lồi động thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 [22].
HST trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn
hán, cháy rừng cũng như hiện tượng axit hóa đại dương. BĐKH là mối đe dọa trực
tiếp đến mơi trường sống của con người. Lượng khí CO 2 tăng nhanh chóng đã ảnh
hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung cấp nước ngọt, khơng khí, nhiên liệu, năng
lượng sạch, nguồn cung cấp thực phẩm và sức khỏe.
- Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực:
+ Tác động đến nơng nghiệp và an ninh lương thực
BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo
trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh
sản, sinh trưởng của gia súc gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của
gia súc, gia cầm. BĐKH cũng gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp.
Những thay đổi được dự báo trong tần suất và mức độ nghiêm trọng của các
hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ gây hậu quả đáng kể lên sản xuất lương thực dẫn
đến mất an ninh lương thực. BĐKH làm tăng số người có nguy cơ đói nghèo ở một
số vùng trên thế giới.


15

+ Tác động của BĐKH đến công nghiệp
Khả năng dễ bị tổn thương của ngành công nghiệp đối với BĐKH nói chung
là lớn hơn tại những địa điểm có nguy cơ cao, đặc biệt là vùng ven biển, ven sông,
những vùng dễ bị tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan và các khu vực có
nền kinh tế gắn liền với tài nguyên nhạy cảm với khí hậu, chẳng hạn như các ngành
công nghiệp chế biến nông, lâm sản và du lịch; Khả năng dễ bị tổn thương này có
xu hướng đặc trưng theo vùng địa phương nhưng lại đang có xu hướng lớn hơn và
ngày càng phát triển.
Lợi ích và chi phí của BĐKH cho cơng nghiệp sẽ có sự khác nhau ờ những nơi
các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên mạnh hơn hoặc thường xuyên hơn, chi phí
kinh tế của các hiện tượng cực đoan đó sẽ tăng lên và sự gia tăng đó sẽ là đáng kể trong
các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp nhất dẫn đến rủi ro về kinh tế và tài chính.

+ Tác động của BĐKH đến sự tăng trưởng kinh tế
BĐKH sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và phá vỡ mục tiêu PTBV.
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng và làm giảm tốc độ tăng
trưởng ở các nước chịu tác động mạnh của BĐKH, đặc biệt ở các nước đang phát
triển. Trong 20 năm trở lại đây với những hậu quả nghiêm trọng từ các thảm họa
gây thiệt hại về kinh tế hơn 1.500 nghìn tỷ euro (tương đương 1.900 tỷ đơla Mỹ).
Hậu quả tác động đến những hộ gia đình có thu nhập thấp và khu vực phi chính
thức, có thể ước tính thiệt hại thực tế lên đến 50%, làm cho tổng giá trị thiệt hại lên
đến 2.250 tỷ euro (tương đương 2.890 nghìn tỷ đơ-la Mỹ). Trong vịng 10 năm tới,
chi phí thiệt hại do BĐKH gây ra cho tồn thế giới ước tính khoảng 7.000 tỷ USD;
nếu chúng ta khơng làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5-20%
thu nhập bình quân đầu người (GDP) [45].
+ Tác động đến dân cư, sức khoẻ và an sinh xã hội
Một số cộng đồng và các hộ gia đình nghèo dễ bị tổn thương từ BĐKH và các
hiện tượng cực đoan liên quan đến từ BĐKH vì họ có xu hướng tập trung ở các
vùng có nguy cơ tương đối cao, nơi khả năng tiếp cận hạn chế tới các dịch vụ và các
nguồn lực để đối phó với BĐKH.

Các rủi ro do BĐKH dự báo vào năm 2030 cho thấy sự gia tăng tình trạng suy
dinh dưỡng ở một số nước Châu Á. Những dự báo về bệnh sốt xuất huyết được nhìn


16
thấy trước trên toàn cầu, đến năm 2085, số người có nguy cơ bị bệnh sốt xuất huyết
sẽ tăng lên do BĐKH, ước tính đạt khoảng 3,5 tỷ người đến. Năm 2030, chi phí của
bệnh tiêu chảy ở các vùng có thu nhập thấp ước tính gia tăng thêm khoảng 2-5%. Lũ
lụt được dự đoán sẽ gây ra sự gia tăng lớn tỉ lệ tử vong từ 2 đến 3 lần vào năm 2080.
Ước tính về sự gia tăng số người có nguy cơ tử vong nhiệt độ tăng tùy thuộc vào địa
điểm, số người lớn tuổi và các biện pháp thích ứng tại chỗ tuy nhiên, số người chết
được ước tính gia tăng đáng kể trong thế kỷ này [39].
- Tác động của biến đổi khí hậu tới một số khu vực trên thế giới:
+ Châu Phi
Các nước châu Phi đang ngày càng dễ bị tổn thương do tình trạng BĐKH và
các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt kéo dài, đe dọa sự phát triển
kinh tế và tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân. Sản xuất nông
nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt ở vùng ven với những vùng khô hạn
và bán khô hạn, sẽ bị giảm sút. Năm 2020, khoảng 75 đến 250 triệu dân sẽ có thể
phải đối mặt với căng thẳng về NBD do BĐKH. Kể từ năm 2012 cho đến nay, số
người sống trong tình trạng thiếu dinh dưỡng đã tăng gần 46%. Thiên tai gây ra
nhiều tác động đối với hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn
sinh kế chính ở châu Phi, gây bất ổn an ninh lương thực. Cảnh báo về một thảm họa
sinh thái do thiếu hụt nguồn nước cũng như những hệ lụy của tình trạng BĐKH đối
với cuộc sống người dân, kinh tế xã hội [22].
+ Châu Âu
Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt do BĐKH gây ra có thể tăng gấp đơi so
với tần số trung bình hiện nay tại Châu Âu. Các trường hợp tử vong liên quan đến
nhiệt độ tăng có thể đạt khoảng 200.000 trường hợp, mức thiệt hại do lũ lụt ở các
2


sơng gây ra có thể vượt q 10 tỷ euro và diện tích thiệt hại là 8000 km . Số lượng
người bị ảnh hưởng bởi hạn hán có thể tăng gấp 7 lần và thiệt hại ở khu vực ven
biển do mực NBD có thể tăng lên gấp 3 lần. Các sông băng lớn hơn sẽ bị suy giảm
khối lượng từ 30% và 70% vào năm 2050. Nếu khơng có thêm hành động khẩn cấp
và nhiệt độ toàn cầu tăng 3,5°C, thiệt hại do BĐKH gây ra ở châu Âu có thể lên tới
ít nhất là 190 tỷ euro, tương đương với 1,8% GDP hiện nay của khu vực [43].


17
+ Châu Mỹ
Trong những thập kỷ tới, những sông băng núi cao của các vùng nhiệt đới
được dự báo là sẽ biến mất, tác động đến nguồn nước và sản xuất năng lượng thủy
điện. Vào năm 2050, sa mạc và mặn hóa được dự báo tác động đến 50% đất nơng
nghiệp, khoảng 26 triệu người sẽ có thể có nguy cơ bị thiếu đói (khơng tính đến tác
động của CO2). Sự tuyệt chủng 24% của 138 loài cây gỗ của vùng savan Trung
Brazil có thể gây ra gia tăng nhiệt độ bề mặt. Rừng nhiệt đới trên vùng núi cao sẽ bị
0

0

đe dọa nếu nhiệt độ tăng lên từ 1 C đến 2 C. Nhiệt độ nóng hơn vào mùa hè sẽ làm
tăng nguy cơ cháy từ 10% đến 30% và tăng diện tích bị cháy từ 74-118% tại Canada
vào năm 2100 [22].
Mực NBD và các hiện tượng có liên quan do gia tăng triều cường và lũ lụt sẽ
làm ảnh hưởng đến giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng dọc theo vùng vịnh, vùng
ven biển Đại Tây Dương và vùng phía Bắc. Tính dễ bị tổn thương do BĐKH có thể
sẽ tập trung vào một số nhóm dân cư và khu vực cụ thể, bao gồm cả người dân bản
địa và những người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên hạn chế đặc biệt là những
người nghèo và người cao tuổi ở các thành phố.

+ Châu Á
Châu Á đang chịu nhiều rủi ro vì đây là nơi có tỷ lệ người nghèo cao, trong
khi việc làm, mưu sinh kiếm sống của họ có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào
cơng việc ngồi trời cũng như dễ bị tổn thương nhất khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao.
Theo đó, tính đến năm 2050 khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể thiệt hại lên
tới 4.700 tỷ USD mỗi năm trong GDP.
BĐKH cũng mang đến nguy cơ to lớn đối với sức khỏe con người tại châu Á
và Thái Bình Dương. Hiện tại, đã có 3,3 triệu người chết mỗi năm do những tác
động tiêu cực của ơ nhiễm khơng khí ngồi trời, số ca tử vong liên quan tới nhiệt độ
cao trong nhóm người cao tuổi được dự kiến tăng lên tới 52.000 ca trong năm 2050.
Tình trạng thiếu lương thực có thể làm tăng số trẻ suy dinh dưỡng tại Đông Á lên
đến 7 triệu trẻ. Số người tử vong do các bệnh gây ra bởi trung gian truyền bệnh như:
sốt rét và sốt xuất huyết chủ yếu với tình trạng lũ lụt và hạn hán được dự báo sẽ tăng
lên ở Châu Á [22].


×