Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH TRONG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.1 KB, 42 trang )

lOMoARcPSD|11424851

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

BÀI THẢO LUẬN
BỘ MÔN: KHOA HỌC HÀNG HĨA

ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH TRONG
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM

Lớp học phần: 2228ITOM1612
Nhóm: 8
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Anh Tuấn

Hà Nội, 2022


lOMoARcPSD|11424851

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................2
1.1. Mã hóa hàng hóa...............................................................................................2
1.2. Mã số, mã vạch..................................................................................................3
1.2.1. Mã số.............................................................................................................3
1.2.2. Mã vạch.........................................................................................................4


1.2.3. Các loại mã số mã vạch.................................................................................5
1.2.4. Ứng dụng của mã số mã vạch.......................................................................6
1.3. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm........................................................................7
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH TRONG TRUY
XUẤT NGUỒN GỐC NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM.........................................11
2.1. Thực trạng chung của việc áp dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn
gốc sản phẩm tại Việt Nam....................................................................................11
2.2. Thực trạng áp dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc nơng sản
tại Việt Nam............................................................................................................12
2.2.1. Tình hình thị trường nơng sản tại Việt Nam................................................12
2.2.2. Thực trạng áp dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc nông sản tại
Việt Nam..................................................................................................................18
2.3. Đánh giá tình hình áp dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc
nông sản tại Việt Nam............................................................................................30
2.3.1. Thành tựu....................................................................................................30
2.3.2. Hạn chế........................................................................................................32

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
MÃ SỐ MÃ VẠCH TRONG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC..............................34


lOMoARcPSD|11424851

3.1. Giải pháp đối với Nhà nước...........................................................................34
3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp.....................................................................35
3.3. Giải pháp đối với nông dân............................................................................35
KẾT LUẬN.............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................Error: Reference source not found



lOMoARcPSD|11424851

LỜI MỞ ĐẦU
Có thể thấy, hiện nước ta có nhiều loại nơng sản, hàng hóa đặc trưng đã và
đang khẳng định thương hiệu khơng chỉ tại "sân nhà" mà cịn cả trên thị trường
quốc tế. Vừa qua, một loạt các loại quả thế mạnh đã được "ghi danh" tại nhiều thị
trường khó tính bậc nhất như EU, Nhật Bản… Đơn cử, sau 3 ngày lên kệ hệ thống
siêu thị Á Châu, lô vải thiều Thanh Hà gắn tem truy xuất nguồn gốc nhập khẩu vào
Pháp đã được tiêu thụ nhanh chóng. Đáng chú ý, tại thị trường châu Âu nói riêng
và những thị trường nhập khẩu mang lại giá trị cao, người tiêu dùng thường rất
quan tâm tới truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, nâng cao sự
cam kết và trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối. Từ đó, có thể thấy, truy
xuất nguồn gốc của nông sản giờ đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc của nhiều thị
trường mà còn là cơ sở để các thị trường khó tính xác nhận tính bền vững của nơng
sản Việt Nam, ngay cả với chính thị trường nội địa. Trong lưu thông, tiêu thụ nông
sản cả trong nước và xuất khẩu hiện nay, truy xuất nguồn gốc trở thành một trong
những yêu cầu bắt buộc và quan trọng bậc nhất để người tiêu dùng và nhà nhập
khẩu quyết định mua sản phẩm. Thực tế, truy xuất nguồn gốc đang trở thành tiêu
chuẩn chung cho nông sản tại các thị trường phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản, châu
Âu… và dần trở thành một yêu cầu cơ bản đối với thị trường Việt. Hoạt động truy
xuất nguồn gốc thông qua mã số mã vạch tại Việt Nam cũng được đặt ra những yêu
cầu nhất định với mục tiêu nâng cao giá trị và hình ảnh của nông sản Việt, tạo dựng
niềm tin nơi khách hàng về những sản phẩm nơng sản an tồn, đảm bảo xuất xứ,
nguồn gốc rõ ràng và chất lượng. Tình hình áp dụng mã số mã vạch trong truy xuất
nguồn gốc nông sản tại Việt Nam từ đó trở thành một mối quan tâm lớn không chỉ
đối với người tiêu dùng, các doanh nghiệp mà cả các cơ quan chức năng nhằm đánh
giá thực trạng và nâng cao, cải thiện hơn nữa hoạt động này, góp phần tạo dựng con

1



lOMoARcPSD|11424851

đường phát triển bền vững của nông sản Việt trong lịng người tiêu dùng trong và
ngồi nước.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Mã hóa hàng hóa
1.1.1. Khái niệm
Trong q trình phân loại hàng hóa, mã hóa hàng hóa là bước tiếp theo ngay
sau bước phân loại hàng hóa, làm cho hệ thống phân loại trở nên trực quan hơn và
dễ kiểm sốt hơn. Việc mã hóa hàng hóa giúp mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các
nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của
mỗi loại sản phẩm, kiểm sốt hàng hóa trong giao lưu thương mại quốc tế cũng như
trong giao dịch mua bán.
1.1.2. Phương pháp mã hóa
Có 4 phương pháp mã hóa hàng hóa chính:
• Mã hóa bằng số: Đây là phương pháp sử dụng các chữ số từ 0 đến 9 để mã hóa
hàng hóa, cũng chính là phương pháp mã hóa phổ biến nhất.
• Mã hóa bằng chữ cái: Phương pháp này sử dụng các chữ cái từ A đến Z để mã
hóa hàng hóa, phương pháp này ít được sử dụng trong thực tế.
• Mã hóa hàng hóa kết hợp giữa hệ thống chữ và số.
• Mã vạch: Phương pháp này sử dụng các vạch và các khoảng trống song song để
mã hóa hàng hóa. Mã vạch chỉ có thiết bị máy móc mới nhận diện được.
1.1.3. Yêu cầu mã hóa
Việc mã hóa hàng hóa cần đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
• Phải bao quát được thế giới hàng hóa, đồng thời phải có chỗ dự trữ để bổ sung
các hàng hóa mới trong tương lai: Có rất nhiều hàng hóa tham gia vào quá trình
trao đổi thương mại, giao dịch mua bán, việc mã hóa phải có hệ thống lớn, bao
trùm được tồn bộ hàng hóa thì việc kiểm sốt và phân loại mới trở nên thuận lợi,
2



lOMoARcPSD|11424851

dễ dàng và việc mã hóa mới có ý nghĩa. Q trình sản xuất ln được tiếp diễn và
tạo ra nhiều hàng hóa mới, chính vì vậy cần có đủ chỗ dự trữ để chúng được kịp
thời mã hóa ngay sau khi sản xuất và trước khi tham gia vào q trình trao đổi
thương mại.
• Hệ thống mã phải đơn giản để mọi người tuân theo: Thế giới hàng hóa là vô cùng
đa dạng, không những khác nhau về bản chất sản phẩm mà còn đa dạng về xuất xứ
và nơi tiêu thụ. Chính vì vậy hệ thống mã hóa phải đơn giản để q trình mã hóa,
kiểm sốt hàng hóa được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, cho dù người tiêu dùng
ở đất nước nào cũng có thể dễ dàng trong việc kiểm tra mã hàng hóa, phục vụ cho
q trình mua hàng.
• Mỗi hàng hóa chỉ được phép mã một lần hay cịn gọi là tính duy nhất của hệ
thống mã: Hàng hóa phải đảm bảo tính thống nhất và duy nhất trong việc mã hóa
bởi với số lượng hàng hóa khổng lồ được sản xuất ra, tính duy nhất này giúp cho
q trình mã hóa cũng như kiểm soát được dễ dàng hơn, thống nhất hơn, khơng có
lý do gì để mã hóa một hàng hóa nhiều lần.
• Hệ thống mã phải có cấu trúc, cơ sở giống nhau: Điều này có thể coi là hiển
nhiên khi mà việc mã hóa là áp dụng cho hầu như tồn bộ thế giới hàng hóa. Nếu
như khơng có cùng một cấu trúc, khó có một doanh nghiệp hay tổ chức nào có thể
mã hóa hết tồn bộ hàng hóa của mình. Việc có một cấu trúc và cơ sở giống nhau
tạo điều kiện cho việc mã hóa và kiểm sốt hàng hóa có trật tự, nhanh chóng và dễ
dàng áp dụng bởi vì những việc được thực hiện theo quy tắc luôn dễ dàng hơn.
1.2. Mã số, mã vạch.
1.2.1. Mã số:
- Khái niệm:
Mã số là một dãy con số dùng để phân định hàng hóa này với các hàng hóa khác.
Mã số hàng hóa trong tiếng Anh người ta gọi là "Article Number Code" là ký hiệu

bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất
3


lOMoARcPSD|11424851

xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị
trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục. Bởi
vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào đó (gắn cho sản phẩm) một dãy số duy nhất.
Đây là một sự phân biệt sản phẩm hàng hóa trên từng quốc gia (vùng) khác nhau,
tương tự như sự khác biệt về mã số điện thoại. Trong viễn thông người ta cũng quy
định mã số, mã vùng khác nhau để liên lạc nhanh, đúng, không bị nhầm lẫn.
- Đặc điểm:
• Mã số hàng hóa là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa
được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa.
• Mã số hàng hóa là “thẻ căn cước” của hàng hóa, giúp ta phân biệt được nhanh
chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau.
• Mã số khơng phải là mã phân loại. Mã số khơng phản ánh đặc điểm, tính chất và
chất lượng của hàng hóa.
• Mã số EAN là mã số tiêu chuẩn do tổ chức mã số mã vạch quốc tế quy định được
áp dụng phổ biến trên toàn cầu hiện nay.
1.2.2. Mã vạch.
- Khái niệm:
Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin
bằng một loại ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi
tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu
diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và
khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.
Hiểu đơn giản, mã vạch là thể hiện mã số dưới dạng các vạch và khoảng trống song
song đặt xen kẽ với nhau.

Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu
nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thơng tin chứa trong mã
vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thơng tin này. Nó thường có một nguồn sáng
4


lOMoARcPSD|11424851

kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về
một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngồi ra, nhiều
máy qt mã vạch cịn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang
để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.
- Đặc điểm:
• Bản chất của mã vạch chính là mã số nhưng được thể hiện dưới dạng hình ảnh
tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng
khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc
được các ký hiệu đó. Bằng cơng nghệ thơng tin, các mã vạch này được chuyển hóa
và lưu trữ vào ngân hàng Server.
• Mã vạch sẽ được trình bày kèm theo mã số và tập hợp thành những hình ảnh và
ký tự số tạo nên thang số được gọi MS-MV hàng hóa. Mã vạch của sản phẩm sẽ
bao gồm hai phần, bao gồm: mã số của sản phẩm để con người nhận diện và mã
vạch để những loại máy quét đọc nhận diện.
• Cấu trúc mã vạch cũng do các tổ chức quốc gia về mã EAN quản lý và phân cấp
đối với các doanh nghiệp.
1.2.3. Các loại mã số, mã vạch hàng hóa:
- Mã vật phẩm: EAN-13, EAN-8, EAN-14
• Mã số EAN-13: là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số
chia làm 4 nhóm, bao gồm: 3 chữ số đầu là mã số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, 4
chữ số tiếp theo là mã số doanh nghiệp, 5 chữ số tiếp theo là mã số về hàng hóa,
chữ số cuối cùng là số kiểm tra.

• Mã số EAN-8: Trên thực tế đây là dạng mã số mã vạch có chiều rộng ngắn, được
sử dụng để in trên các loại hàng hóa có kích thước nhỏ hơn chẳng hạn như vỏ bao
thuốc lá, vỏ bao rau củ quả trong các siêu thị… Về bản chất, EAN-8 tương tự như
EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tùy theo sắp xếp và lựa chọn các

5


lOMoARcPSD|11424851

chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm: 3 chữ số đầu tiên là mã quốc gia, 4
chữ số tiếp theo là mã hàng hóa, chữ số cuối cùng là mã kiểm tra.
• Mã số EAN-14: Mã EAN 14 được sử dụng để mã hóa GTIN gồm 14 chữ số. Chữ
số đầu tiên là một “Chỉ số đóng gói” đặc biệt. Ngồi ra, mã nhận dạng dữ liệu (AI)
gồm hai chữ số, được xác định trước được đặt trong dấu ngoặc nhọn phía trước
GTIN. Mã số EAN-14 được lập ra trên cơ sở EAN-13 và EAN-8.
- Mã vạch:
• Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ
26,26 mm đến 21,64mm và độ dài từ 37,29mm đến 26,73 mm.
• Code 128: chứa 106 mẫu mã vạch in khác nhau, mỗi mã vạch được in có thể có
một trong ba ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào bộ ký tự nào đang được sử dụng, với
sự có sẵn của ba ký tự bắt đầu Code 128 khác nhau để lập trình bộ ký tự ban đầu.
Các chức năng cũng được cung cấp trong ký hiệu mã vạch để chuyển đổi giữa các
bộ ký tự và mã hóa Số nhận dạng ứng dụng.
• Mã vạch ITF-14: Mã này khơng dành cho bất cứ thứ gì được bán ở cấp độ bán lẻ,
mà thay vào đó được sử dụng để theo dõi kho hàng. Mã code ITF-14 có thể được
tạo dựa trên mã vạch EAN-13 của bạn bằng cách thêm một chữ số vào mặt trước
của mã này (điều này có nghĩa là có thể tạo tối đa 10 mã thùng ITF-14 cho một
EAN-13). Mã vạch ITF-14 tiêu chuẩn có chiều dài 135,785mm và chiều cao
28,7mm, có khung viền, độ phóng đại nằm trong khoảng 0,625 đến 1,2.

- Ngoài ra: Mã Container, seri vận chuyển EAN, mã cho tài sản vận chuyển…
1.2.4. Ứng dụng của mã số, mã vạch
- Tác dụng của mã số, mã vạch
• Phục vụ tốt cho phương thức bán hàng theo phương thức tự chọn
• Phục vụ cho công tác kiểm đếm, thống kê bán hàng một cách nhanh chóng thuận
tiện, chính xác thơng qua hệ thống máy quét.

6


lOMoARcPSD|11424851

• Phục vụ cho hoạt động kiểm sốt, kiểm đếm tự động trong giao nhận, vận chuyển
hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng container được mã hóa
bằng mã vạch mã số.
• Thơng qua mã số và mã vạch có thể hỗ trợ biết được nguồn gốc hàng hóa
- Ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực
Việc sử dụng mã vạch sẽ giúp chúng ta phân biệt và quản lý tốt hơn. Giảm
thiểu thời gian quản lý. Thay vì phải nhập mã bằng tay. Chúng ta có thể sử dụng
đầu đọc mã vạch để đọc mã số dễ dàng. Chính vì vậy mà mã vạch được ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
• Ứng dụng trong hàng hóa: Dùng để phân biệt và quản lý hàng hóa.
• Quản lý bán hàng: Xuất/nhập/tồn kho và tính tiền cho khách hàng.
• Ứng dụng trong quản lý khách hàng: Cấp thẻ VIP thẻ ưu đãi cho khách hàng.
• Ứng dụng trong quản lý tài sản: Quản lý tài sản theo mã vạch giúp chúng ta kiểm
soát được tài sản tốt hơn.
• Ứng dụng trong việc quản lý mẫu thử/test/xét nghiệm: Sử dụng cho các phịng thí
nghiệm, bệnh viện.
1.3. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
1.3.1. Khái niệm

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một giải pháp cho người dùng truy xuất,
tìm hiểu về thơng tin nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà họ đã mua, truy ngược từ
sản phẩm đang được bày bán trên kệ hàng về nơi sản xuất ban đầu, rà sốt từng
cơng đoạn trong chế biến và phân phối. Khách hàng sẽ biết được sản phẩm đó được
làm, ni, trồng…ở đâu, các cơng đoạn chế biến như thế nào.
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng chính là thông điệp về chất lượng sản
phẩm mà nhà cung cấp muốn gửi tới khách hàng một cách cụ thể nhất. Bởi vậy các
vấn đề liên quan đến truy xuất hàng hóa ln dành được sự quan tâm rất lớn.
7


lOMoARcPSD|11424851

1.3.2. Sự cần thiết
Hàng giả, hàng nhái với chất lượng không đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ
không rõ ràng là "cơn ác mộng" của hàng triệu người tiêu dùng. Mặc dù cơ quan
chức năng và doanh nghiệp đã tìm nhiều cách để ngăn chặn hàng kém chất lượng
nhưng vẫn xuất hiện ở mọi ngóc ngách, từ ngõ chợ đến siêu thị và len lỏi vào cuộc
sống của người dân.
Theo xu thế phát triển của thị trường, bên cạnh những đòi hỏi ngày càng cao
nơi doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng đã dần ý thức được việc
tự bảo vệ lợi ích và sức khỏe của bản thân. Đó cũng là lúc việc truy xuất nguồn
gốc, nhất là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm, mỹ
phẩm, đồ gia dụng... trở thành tiêu chuẩn bắt buộc.
Người tiêu dùng thông qua truy xuất nguồn gốc có thể trực tiếp tìm hiểu, thu
thập thơng tin về sản phẩm họ đã mua một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Qua đó, hạn
chế mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là những sản
phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu như thực phẩm, dược phẩm
hay đồ may mặc...
Về phía doanh nghiệp, truy xuất nguồn gốc giúp kiểm sốt rủi ro phát sinh

khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa. Đây khơng chỉ là bước để
các doanh nghiệp tạo sự tin tưởng nơi khách hàng mà cịn là “bức tường” bảo vệ uy
tín của sản phẩm và doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến chinh
phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa
trong cả sản xuất lẫn thương mại. Đối với cơ quan quản lý nhà nước thì đây chính
là cơng cụ hữu ích phục vụ cho cơng tác quản lý, kiểm sốt thị trường hàng hóa.
Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng góp phần tạo thuận lợi cho
hoạt động thương mại. Đối với xuất khẩu hàng hóa, nếu khơng đáp ứng được yêu
8


lOMoARcPSD|11424851

cầu về truy xuất nguồn gốc thì sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Khi áp dụng truy xuất
nguồn gốc vào hàng hóa xuất khẩu, tức là đã tiến thêm một bước trong việc hội
nhập sâu vào chuỗi giá trị chung. Cịn đối với hàng hóa nhập khẩu, thơng qua việc
truy xuất có thể kiểm sốt chất lượng của các mặt hàng nhập khẩu tốt hơn, tạo được
niềm tin cho người tiêu dùng và sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và
hàng sản xuất trong nước.
1.3.3. Lợi ích
- Bảo vệ thương hiệu, nâng tầm giá trị doanh nghiệp
Một trong những lợi ích của truy xuất nguồn gốc đầu tiên phải kể đến đó chính là
bảo vệ thương hiệu uy tín và nâng tầm giá trị của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Thực tế cho thấy, có khơng ít các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới bị kẻ xấu lợi
dụng , trà trộn bán hàng thật giả lẫn lộn, hủy hoại niềm tin của người tiêu dùng đối
với những sản phẩm mà doanh nghiệp đã mất rất nhiều cơng sức để gây dựng
thương hiệu trước đó. Truy xuất nguồn gốc chính là con đường ngắn nhắn giúp bảo
vệ uy tín doanh nghiệp một cách hiệu quả, đồng thời truyền tải mọi thông điệp của
nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng chỉ thông qua một thao tác quét mã đơn giản.
- Tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng

Lợi ích tiếp theo phải kể đến đó chính là giúp tăng tính cạnh tranh, kích thích hành
vi mua hàng. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng của
sản phẩm hàng hóa, đặc biệt đối với những sản phẩm nông lâm thủy sản,... do vậy,
việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ góp phần mạnh mẽ trong việc nâng cao tính
cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngồi nước, từ
đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư hệ thống

9

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn khi sử dụng tem truy xuất nguồn gốc vì lo ngại
sẽ làm tăng giá đầu vào. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác bởi hầu hết hiện nay
các đơn vị cung cấp dịch vụ tem truy xuất nguồn gốc có mức phí khá rẻ, mỗi con
tem thường chỉ có mức giá dao động khoảng hai hoặc 300 đồng đến gần một nghìn
đồng (đối với tem vỡ, phủ cào…). Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ được cung
cấp cả một hệ thống truy xuất nguồn gốc tích hợp được những tính năng của hệ
thống phần mềm quản lý kho, quản lý bán hàng, đây là hai tính năng rất quan trọng
và cần thiết đối các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp chỉ cần phải
bỏ một chi phí đầu tư nhưng lại nhận được phần mềm có những 3 tính năng chun
biệt. Ngoài ra, hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thương được vận hành khá
đơn giản, nếu biết tận dụng tốt mọi tính năng, doanh nghiệp cịn có thể tiết kiệm
được nguồn nhân lực quản lý một cách đáng kể.
- Nền tảng để xuất khẩu hàng hóa đi quốc tế
Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều sản phẩm nơng sản có giá trị, tuy nhiên thị
phần xuất khẩu ra thị trường quốc tế lại khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sản

phẩm chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hình thức sản xuất nhỏ lẻ,
thiếu tập trung, quy mơ và cách thức cịn nhiều hạn chế. Việc áp dụng truy xuất
nguồn gốc sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu sản phẩm phát triển mạnh mẽ,
giúp các doanh nghiệp vươn tầm thế giới. Ngồi ra, đối với một số lĩnh vực như
nơng – thủy sản, truy xuất xuất nguồn gốc thủy sản chính là yếu tố bắt buộc đối với
toàn bộ doanh nghiệp muốn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Việc các doanh nghiệp
Việt Nam thường bị treo đèn vàng mỗi khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản chính là
tiếng chng báo động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
- Bảo vệ công đồng, tẩy chay hàng giả hàng nhái

10

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

Với mỗi doanh nghiệp, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc khơng đơn thuần chỉ có
giá trị về mặt kinh tế, chính trị mà nó cịn là cách các doanh nghiệp đang chung tay
góp sức bảo vệ lợi ích cộng đồng, đẩy lùi hàng giả hàng nhái. Đây cũng chính là
thơng điệp quan trọng vơ cùng có ý nghĩa đối với tồn xã hội.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH TRONG
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng chung của việc áp dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn
gốc sản phẩm tại Việt Nam
MSMV lần đầu tiên xuất hiện tại Hoa Kỳ năm 1974 và đánh dấu việc ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, truy xuất nguồn gốc và chống
hàng giả. Sau đó, nhiều tổ chức quốc tế về MSMV đã được thành lập, trong đó tổ
chức tồn cầu GS1 thu hút được 160 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, cùng một
cộng đồng hơn 1,6 triệu doanh nghiệp tham gia ứng dụng MSMV cho sản phẩm,

hàng hóa của mình.
Việt Nam chính thức là thành viên của GS1 từ năm 1995 và Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Cơng nghệ được Chính phủ cử
làm đại diện. Và Việt Nam bắt đầu đưa công nghệ MSMV vào áp dụng từ năm
1995 đến nay, phần lớn phục vụ cho hàng xuất khẩu và để phục vụ cho bán lẻ tại
các siêu thị và cửa hàng tự chọn. Từ chỗ lúc đầu chỉ có hơn 40 doanh nghiệp sử
dụng MSMV đến nay ta đã có hàng vạn mặt hàng mang mã số 893 của quốc gia
Việt Nam đang lưu thông trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài lĩnh vực kinh
doanh thương mại, ở Việt Nam MSMV đã bắt đầu đưa vào áp dụng trong các ngành
khác như: Trong hàng khơng để quản lí hành lí và hàng hóa, trong y tế để quản lí
khám bệnh…Hơn nữa, MSMV cũng đang được nghiên cứu triển khai áp dụng

11

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

trong quản lí nhân sự (thẻ nhận dạng), trong truy tìm nguồn gốc sản phẩm, hàng
hóa và trong một số lĩnh vực khác như quản lí hậu cần, hoạt động hải quan.
Theo thông tin từ Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, thống kê từ
Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia cho thấy số lượng doanh nghiệp đăng ký mới
mã số mã vạch đang tăng mạnh, từ 5.606 doanh nghiệp (năm 2018) lên 6.411
doanh nghiệp (năm 2019). Trong những năm gần đây, hàng năm có khoảng 1000
doanh nghiệp mới đăng kí sử dụng MSMV. Tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp
đăng kí sử dụng MSMV hàng năm của Việt Nam là khá cao so với một số nước
trong khu vực.Để đạt những con số đó, trong năm qua Trung tâm Mã số mã vạch
quốc gia đã thúc đẩy truyền thông về mã số mã vạch qua nhiều kênh thông tin
nhằm tăng lượng doanh nghiệp quan tâm và áp dụng mã số mã vạch. Ngoài ra, hệ

thống tổng đài hỗ trợ khách hàng gồm 3 line hỗ trợ liên tục và 1 số điện thoại di
động hỗ trợ trả lời thắc mắc qua tin nhắn, đã làm tăng lượng hỗ trợ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không ngừng học hỏi, tiếp thu công nghệ mã số mã
vạch để tạo lịng tin của khách hàng thơng qua sự minh bạch thơng tin về sản phẩm,
hàng hóa.
Năm 2021 là một năm khó khăn với đại dịch Covid-19 diễn ra kéo dài, với sự
nỗ lực, cố gắng không ngừng Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia đã triển khai hội
thảo, đào tạo về nội dung mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc cho hơn 10 tỉnh,
thành trên cả nước. Ngồi ra tích cực kết nối, hỗ trợ Doanh nghiệp Việt Nam áp
dụng mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc để tham gia vào các Dự án quốc tế như
UNIDO, LinkSMEs, ADB nhằm nâng cao năng lực xuất nhập khẩu các sản phẩm
chủ lực của Việt Nam. Vì thế trong năm 2021 mặc dù bị ảnh hưởng dịch bệnh
nhưng số doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch vẫn đạt ở mức cao: 5.797
thành viên đăng ký mới, 119 hồ sơ xác nhận sử dụng mã nước ngoài, 44 hồ sơ ủy
quyền sử dụng mã số mã vạch.

12

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

Việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch chưa có nhiều hiệu quả, việc ứng
dụng đơi khi tự phát, tản mạn, chưa có sự hướng dẫn về cơng nghệ và kỹ thuật của
cơ quan quản lý nhà nước nên đôi khi các doanh nghiệp đã nhập phải các thiết bị in
đọc và phần mềm mã số mã vạch lạc hậu so với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.
2.2. Thực trạng áp dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc nơng sản
tại Việt Nam
2.2.1. Tình hình thị trường nông sản tại Việt Nam

a, Đánh giá chung về thị trường nông sản Việt Nam
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển mặt hàng nông sản:
Ngay thời xa xưa thì Việt Nam ta đã có nhiều những lợi thế trong phát triển nông
nghiệp về điều kiện tự nhiên thời tiết, đất đai… Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi
thế và tiềm năng về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, lao động và các điều kiện sinh thái
khác cho phép nước ta phát triển tốt một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đa
ngành, đa canh với nhiều loại nơng sản có thể xuất khẩu với giá trị kinh tế lớn. Tại
miền Bắc kết hợp điều kiện thời tiết 4 mùa, có mùa đơng lạnh cùng điều kiện đất
đai đặc trưng mà phát triển nhiều loại cây ăn quả cả ở xứ nóng và xứ lạnh, các loại
chè nổi tiếng ở khu vực miền núi và rau củ ở khu vực trung du và đồng bằng. Hay
xuống khu vực Tây Nguyên đặc trưng với đất đỏ bazan thích hợp để trồng cafe, hồ
tiêu, ca cao… Và Đồng bằng Sơng Cửu Long khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và mạng
lưới sơng ngịi dày đặc là vựa lúa lớn nhất cả nước, nhiều vườn cây ăn quả xứ nóng
lớn và đặc biệt thích hợp cho việc ni trồng thủy sản.
- Chính phủ chú trọng phát triển nơng nghiệp và nâng cao chất lượng nông
sản:
Hiện tại tập trung vào Công nghiệp - Dịch vụ là cần thiết, song, phi nơng bất ổn,
trong khi nước ta lại có nhiều điều kiện để Nông nghiệp phát triển và đem lại lợi
ích cho khoảng 14 triệu người làm trong khu vực nơng- lâm - ngư nghiệp vì vậy
13

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

mà, Chính phủ bên cạnh việc tập trung vào phát triển các ngành Cơng nghiệp và
Dịch vụ thì Nơng nghiệp cũng ngày càng phát triển thông qua việc áp dụng các
công nghệ kỹ thuật, sinh học tiên tiến nhằm nâng cao cả về chất lượng và số lượng
của nông sản Việt.

- Các thành tựu đạt được:
Tại thị trường xuất khẩu:
Việt Nam đã thành công trong xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thị
trường thế giới, lọt vào top 15 nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với kim
ngạch xuất khẩu trên 40 tỷ USD và xuất khẩu tới hơn 180 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Các thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam gồm: Trung Quốc,
Mỹ, các nước Đông Nam Á, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Úc…. Tỷ
trọng xuất khẩu nông sản sang các thị trường này chiếm khoảng hơn 76% tổng kim
ngạch của cả nước. Những thị trường xuất khẩu đều là những thị trường khó tính
địi hỏi nơng sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn về chất lượng thương
mại, các quy định về nhãn mác, các quy định về an toàn thực phẩm, truy xuất
nguồn gốc, các quy định về kiểm định thực vật, khai báo hải quan… Một số những
tiêu chuẩn quốc tế có thể kể đến như GlobalGap, Organic… Điển hình vào năm
2021, các sản phẩm nông sản Việt Nam đã đạt được những kết quả vượt bậc khi
xuất khẩu ra nước ngoài.
Xếp theo nhóm hàng nơng sản, trong 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất
khẩu nhóm hàng nơng sản đạt 12,4 tỷ USD, tăng 14,2%, trong đó có 6 mặt hàng có
giá trị xuất khẩu tăng là: Rau quả đạt 2,5 tỷ USD, tăng 11,8%; hạt điều đạt 2,3 tỷ
USD, tăng 15,1% (lượng tăng 19,2%); cà phê đạt 2 tỷ USD, tăng 1,1% (lượng giảm
6,9% nhưng do giá xuất khẩu tăng nên giá trị xuất khẩu tăng); cao su đạt 1,9 tỷ
USD, tăng 61,4% (lượng tăng 23,3%); sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 776 triệu
USD, tăng 28,4% (lượng tăng 13,4%); hạt tiêu đạt 666 triệu USD, tăng 50,2% (mặc
dù lượng giảm 0,8% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng do giá xuất khẩu tăng). Chỉ
14

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851


có 2 mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm là: Gạo đạt 2,1 tỷ USD, giảm 6,8% (lượng
giảm 14,8%); chè đạt 133 triệu USD, giảm 1,6% (lượng giảm 6%).

Xếp theo thị trường, giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam giữ được mức tăng
là do vẫn duy trì được các thị trường xuất khẩu chủ yếu. Tính theo quốc gia, trong 8
tháng năm 2021, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu mặt hàng nông sản lớn nhất
của Việt Nam với 4,3 tỷ USD (cùng kỳ năm 2020 đạt 3,3 tỷ USD); tiếp theo Hoa
Kỳ với 1,2 tỷ USD (cùng kỳ năm 2020 đạt 1,1 tỷ USD); Philippin đứng thứ 3 với
914 triệu USD (cùng kỳ năm 2020 là 928 triệu USD); Đức đạt 458 triệu USD (cùng
kỳ năm 2020 đạt 404 triệu USD); Hà Lan đạt 363 triệu USD (tương đương cùng
kỳ năm 2020 là 362 triệu USD) (Nguồn: Tổng cục Thống kê). Và tổng kết cuối
năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt kết quả cao kỷ lục 48,6 tỷ
USD, vượt tới 4,6 tỷ USD so với con số Thủ tướng giao. Trong đó nơng sản chính
21,49 tỷ USD, tăng 13,5%, đặc biệt có các loại nơng sản nằm trong nhóm 6 sản
phẩm đạt trên 3 tỷ USD là nhóm hàng rau quả trên 3,52 tỷ USD; hạt điều 3,66 tỷ
USD; gạo trên 3,27 tỷ USD; cao su trên 3,31 tỷ USD.
Tại thị trường tiêu thụ trong nước:
15

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

Với thị trường gần 100 triệu dân, thị trường nội địa ngày càng được đánh giá
cao và cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng điều này càng được thể hiện rõ hơn trong thời
gian gần đây khi mà dịch Covid bùng phát, xuất khẩu gặp khó khăn do các cửa
khẩu đóng trong thời gian dài. Bộ trưởng Bộ Cơng Thương Nguyễn Hồng Diên đã
chỉ ra trong buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh: “Tháng 4 và 5/2021 tiêu thụ gần 2
triệu tấn trái cây, trong khi đó xuất khẩu chỉ chiếm trên dưới 30%. Điều này chứng

tỏ thị trường nội địa 100 triệu dân của chúng ta là cực kỳ quan trọng”
Tính đến năm 2019 thì Việt Nam có 13 nông sản là sản phẩm nông nghiệp
chủ lực quốc gia. Cụ thể, danh mục gồm: Lúa gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu,
Chè, Rau quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra,
Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Năm 2021, tổng số hợp tác xã nông nghiệp là 19.100
hợp tác xã và có 78 liên hiệp hợp tác xã, trong đó trên 65% xếp loại khá, tốt và có
1.980 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 4.180 hợp tác xã liên kết
với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; trên 14.400 doanh
nghiệp nông nghiệp; Chương trình OCOP - Mỗi xã một sản phẩm đạt nhiều kết
quả tích cực, đến hết năm 2021, cả nước công nhận 5.496 sản phẩm OCOP đạt 3
sao trở lên (gấp 1,7 lần so với năm 2020).
Cùng với sự phát triển về kinh tế, mức sống của người dân ngày càng cao
kéo theo đó là nhu cầu về các mặt hàng nói chung và các loại nơng sản nói riêng
của người dân cũng cao hơn, họ có nhu cầu lớn trong việc sử dụng các loại nông
sản sạch, đảm bảo chất lượng về sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ rõ ràng….
Tuy nhiên, với thực trạng quy mô sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ trong khi hệ
sinh thái hỗ trợ tiêu thụ nông sản như kho bãi, logistics vẫn chưa phát triển, cịn rời
rạc, khó ứng dụng dẫn đến giá thành của các sản phẩm đạt chuẩn của Việt Nam
thường cao, trong khi đó người dân lại có nhiều sự lựa chọn khác đến từ các loại
nông sản nhập khẩu có giá thành rẻ và phong phú hơn dẫn đến việc cạnh tranh
trong thị trường nội địa khá lớn. Đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà sản xuất là
16

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

các hộ nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp có các sản phẩm nơng sản cùng các
doanh nghiệp phân phối để các sản phẩm đạt chuẩn đến tay người tiêu dùng dễ

dàng và có giá thành rẻ. Bên đó nhà nước cùng doanh nghiệp cũng đang hướng tới
việc sử dụng mã số mã vạch đối với tất cả các sản phẩm nơng sản phân phối trong
nước thay vì chỉ áp dụng mã số mã vạch đối với sản phẩm xuất khẩu như trước kia.
b, Sự cần thiết phải truy xuất nguồn gốc nông sản tại Việt Nam.
- Truy xuất nguồn gốc giúp gia tăng niềm tin của người tiêu dùng
Hiện này việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản gặp nhiều khó khăn, nhiều mặt hàng
rơi vào tình trạng được mùa mất giá, tuy nhiên đối với những cơ sở sản xuất đã và
đang áp dụng truy xuất nguồn gốc thì hầu như khơng phải đối mặt với khó khăn
trong khâu tiêu thụ nông sản. Bởi khi thực hiện truy xuất nguồn gốc minh bạch rõ
ràng sẽ làm gia tăng niềm tin của người tiêu dùng vào nông sản, thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm, nâng cao đời sống của người dân. Hiện tại người dân không chỉ quan
tâm đến chất lượng, mẫu mã các loại nơng sản mà cịn quan tâm đến quá trình sản
xuất, phân phối đến tay người tiêu dùng và các thông tin liên quan trực tiếp đến đời
sống sức khỏe của con người. Vì vậy mà các các sản phẩm nơng sản có truy xuất
nguồn gốc sẽ dễ dàng được thị trường đón nhận.
- Truy xuất nguồn gốc giúp gia tăng giá trị của nông sản
Đối với các sản phẩm nông sản được gắn tem nhãn truy xuất nguồn gốc minh bạch
rõ ràng sẽ gia tăng được giá trị thương hiệu của sản phẩm, tạo được danh tiếng sản
phẩm trên thị trường từ đó được người tiêu dùng ưu tiên chọn lựa và họ cũng sẵn
sàng mua ở mức giá cao hơn để có được những loại nơng sản có truy xuất nguồn
gốc là những sản phẩm sạch, được sản xuất theo phương pháp hạn chế tối đa việc
dụng hóa chất…. Đồng thời việc các nơng sản có thực hiện truy xuất nguồn gốc
cũng dễ dàng tiếp cận được với các thị trường lớn như siêu thị, dần tiến tới thị
trường xuất khẩu… góp phần giúp người nông dân doanh nghiệp ổn định đầu ra
cho nơng sản, hạn chế tình trạng được mùa nhưng rớt giá. Đối với mặt hàng được
17

Downloaded by nhung nhung ()



lOMoARcPSD|11424851

xuất khẩu, thì khi thực hiện truy xuất nguồn gốc góp phần làm quảng cáo gián tiếp
đến người tiêu thụ quốc tế về nông sản của Việt Nam.
- Truy xuất nguồn gốc giúp kiểm sốt chất lượng nơng sản
Với việc cung cấp chính xác, minh bạch thơng tin của nơng sản từ nguồn gốc, sản
xuất, phân phối… nên khi nông sản gặp vấn đề doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong
việc phát hiện ra vấn đề đó xảy ra tại khâu nào và nhanh chóng xử lý.
- Truy xuất nguồn gốc hỗ trợ công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc minh bạch về nguồn gốc xuất xứ sẽ giúp việc kiểm sốt được sản phẩm nơng
sản khi lưu thơng trên thị trường từ đó giúp giảm thiểu và loại bỏ các sản phẩm
không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả hàng nhái và các sản phẩm không đảm bảo
vệ sinh an tồn thực phẩm. Từ đó mà các cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản
sạch sẽ có được cơ hội phát triển hơn. Đến tháng 10/2020, lực lượng quản lý thị
trường cả nước đã thanh tra, kiểm tra 12.240 vụ, xử lý 7.158 vụ việc vi phạm về an
tồn thực phẩm,... Thấy được tính nghiêm trọng trong vấn đề an tồn thực phẩm
Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp và trong đó có đề ra các chính sách nhằm để
trong 5 năm tới, về cơ bản các loại nông sản, thực phẩm lưu hành trên thị trường,
tiêu thụ qua các kênh phân phối chính thức phải truy xuất được nguồn gốc
- Truy xuất nguồn gốc đưa nông sản được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Bởi truy xuất nguồn gốc đã trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu ra các thị
trường đặc biệt là các thị trường khắt khe như Mỹ, EU thì việc thực hiện truy xuất
nguồn gốc càng trở nên quan trọng bởi do nhu cầu về minh bạch nguồn gốc, chất
lượng sản phẩm hàng hóa rất được quan tâm.Ví dụ như tại thị trường Châu Âu thì
chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc là yếu tố then chốt giúp nơng sản Việt
có thể vững vàng bước vào thị trường này.
2.2.2. Thực trạng áp dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc nông sản
tại Việt Nam
a, Thực trạng các vấn đề pháp lý
18


Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

- Thực trạng về quy định, thủ tục
Quy định về áp dụng mã số mã vạch:
TT Văn bản
1
Thông tư số

Nội dung
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn sử dụng mã số

10/2020/TT-

mã vạch

BKHCN

Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng mã
số, mã vạch có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893”
Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng mã
số, mã vạch không theo chuẩn của tổ chức Mã số, Mã
vạch quốc tế GS1
Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử

2
Thơng tư số:


dụng phí cấp mã số mã vạch

232/2016/TT-BTC

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 2. Người nộp phí
Điều 3. Tổ chức thu phí
Điều 4. Mức thu phí
Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã

4
Quyết định số:
15/2006/QĐ-

vạch
Điều 4. Các loại MSMV được cấp và quản lý
Điều 5. Trách nhiệm cấp và quản lý MSMV

BKHCN

Điều 6. Trình tự cấp MSMV
Điều 7. Đăng ký sử dụng MSMV
Điều 8. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV
Điều 9. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng MSMV
Quy định về xử phạt vi phạm quy định về sử dụng mã

5
Nghị định số:

119/2017/NĐ-CP

số mã vạch. Căn cứ vào Điều 32, có 4 mức xử phạt và
1 biện pháp khắc phục đối với hành vi vi phạm quy
19

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

định về sử dụng mã số mã vạch
Nhận xét: Từ một số những quy định pháp lý tiêu biểu ở trên, chúng ta có thể
thấy Nhà nước ta có những chính sách tương đối đầy đủ về vấn đề áp dụng mã số
mã vạch trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa, từ các yêu cầu tiêu chuẩn về mã số
mã vạch, quy định mức phí đến hướng dẫn doanh nghiệp cách sử dụng mã vạch
đồng thời còn đề ra các chế tài xử phạt khi vi phạm quy định về sử dụng mã số mã
vạch tất cả được triển khai bằng văn bản vô cùng rõ ràng và chi tiết. Từ đó giúp cho
việc áp dụng mã số mã vạch trở lên thuận lợi và tạo nên sự thống nhất cao.
Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của công nghệ mã số mã vạch với nhiều tính
năng địi hỏi Nhà nước cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa thì các văn bản pháp
luật lại chưa có sự cập nhật kịp thời. Điều này có thể gây khó khăn cho một số
doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tính năng mới này mà chưa có sự hướng dẫn từ
các văn bản Nhà nước. Bên cạnh đó có thể xuất hiện một số hành vi lừa đảo lợi
dụng thời cơ này để vi phạm pháp luật.
Quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm
TT Văn bản
1
Luật số: 55/2010/QH12


Nội dung
Mục 4: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi
và xử lý đối với thực phẩm khơng bảo đảm an
tồn
Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử

2
Thông tư số:

lý thực phẩm nơng sản khơng đảm bảo an tồn

74/2011/TT-BNNPTNT
3

Quy chế quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc
Quyết định số: 508/QĐUBND

sản phẩm, hàng hóa tỉnh Bắc Ninh
Điều 3. Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản
phẩm, hàng hóa
Điều 4. Hình thức truy xuất nguồn gốc sản phẩm
20

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851

hàng hóa
Điều 5. u cầu về thơng tin của hệ thống truy

xuất nguồn gốc
Điều 6. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh
doanh sản phẩm, hàng hóa
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan chức năng
quản lý truy xuất nguồn gốc
Một số đặc điểm về quy định truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam
• Hệ thống TXNG là bắt buộc, cách thức xây dựng tùy từng cơ sở
• Mục tiêu TXNG: thu hồi sản phẩm chưa đảm bảo an toàn, chưa hướng đến minh
bạch hóa và cung cấp thơng tin cho các tác nhân liên quan (bao gồm cả người tiêu
dùng)
• Không quy định xây dựng CSDL trung tâm để quản lý tồn bộ chuỗi và kết nối
thơng tin theo chuỗi phục vụ quản lý nhà nước
• Chỉ quy định thơng tin tối thiểu truy xuất thực phẩm nói chung, khơng quy định
riêng cho từng nhóm sản phẩm
Nhận xét: Chính sách về truy xuất nguồn gốc của Việt Nam tương đối rõ ràng
và minh bạch tuy nhiên hệ thống văn bản, quy định về quản lý, xử lý vi phạm; văn
bản hướng dẫn áp dụng, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về TXNG sản phẩm hàng
hóa chưa được ban hành đầy đủ, còn tương đối chung chung hay còn thiếu xót các
quy định về kỹ thuật cụ thể. Do vậy việc triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống
TXNG chưa triển khai thực hiện thống nhất và đồng bộ. Tác động của các chính
sách về truy xuất nguồn gốc đối với doanh nghiệp kinh doanh nông sản tại Việt
Nam: việc áp dụng các chính sách về truy xuất nguồn gốc có thể làm tăng chi phí,
nhưng lợi ích thu lại cũng khơng nhỏ. Bởi nhờ những chính sách trên mà giúp cho
hệ thống truy xuất trở thành một tiêu chuẩn pháp lý bắt buộc doanh nghiệp phải
21

Downloaded by nhung nhung ()


lOMoARcPSD|11424851


tuân thủ từ đó Nhà nước sẽ dễ dàng kiểm soát và xử phạt những hành vi truy xuất
nguồn gốc khơng đúng quy định. Thêm vào đó những văn bản pháp luật này sẽ
giúp hướng dẫn và định hướng doanh nghiệp dễ dàng áp dụng và thực thi một cách
hiệu quả nhất.
- Thực trạng về quy trình truy xuất
Quy trình truy xuất nguồn gốc nông sản của doanh nghiệp
Bước 1: Tiến hành khảo sát
Các chuyên gia của nhà cung cấp sẽ tiến hành việc khảo sát về quy mô sản xuất sản
phẩm từ trại giống, trang trại nuôi trồng, nơi chế biến, quá trình vận chuyển cho
đến khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Nhà cung cấp giải pháp sẽ theo
dõi từng q trình, cơng đoạn để hình thành sản phẩm để đảm bảo những thông tin
cung cấp tới khách hàng được chính xác và cụ thể nhất.
Bước 2: Xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Bước thứ hai trong quy trình truy xuất nguồn gốc, chuyên gia tiến hành triển khai
kế hoạch xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc phù hợp với quy trình hoạt động
cũng như các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đang thực hiện áp dụng (VietGAP,
Organic, hay HACCP…). Thực hiện bước này, để đảm bảo khách hàng sẽ được
cung cấp đầy đủ thông tin của một đơn vị sản phẩm trong từng cơng đoạn của
chuỗi sản xuất từ q trình chế biến và kinh doanh, phân phối.
Bước 3: Xây dựng biểu mẫu truy xuất nguồn gốc dựa trên quy trình của
doanh nghiệp
Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình truy xuất nguồn
gốc. Nó sẽ giúp doanh nghiệp hợp tác có thể hiểu rõ về phần mềm, cũng như những
thông tin cần thiết để nhập dữ liệu. Lúc này nhà cung cấp giải pháp sẽ giúp doanh
nghiệp và hộ kinh doanh nhập thông tin sản xuất, các loại ngun liệu hỗ trợ trong
suốt q trình chăn ni như: thức ăn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ

22


Downloaded by nhung nhung ()


×