Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

phân loại và ý nghĩa của dấu vết hình sự đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.93 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: Khoa học điều tra Tội phạm
HỌ VÀ TÊN
LỚP
MSSV
NHÓM

:
:
:
:

Hà Nội, 2021


Mục lục
I, Phần mở đầu............................................................................................................................1
II, Phần nội dung.........................................................................................................................1
A, Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của dấu vết hình sự đối với hoạt động điều tra vụ án
hình sự.....................................................................................................................................1
1, Khái niệm và tính chất của dấu vết hình sự........................................................................1
2. Phân loại dấu vết hình sự....................................................................................................2
3, Ý nghĩa của dấu vết hình sự................................................................................................3
B, Vai trị của dấu vết hình sự đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự................................3
1, Dấu vết hình sự làm rõ nội dung, tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ việc.. 3
2, Dấu vết hình sự có thể làm rõ phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội;
thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc, phục vụ cho công tác điều tra..........................................3
3, Dấu vết hình sự giúp cơ quan điều tra thực hiện việc truy nguyên đối tượng để lại dấu


vết............................................................................................................................................4
4, Những thông tin từ các loại dấu vết được phát hiện, thu lượm là cơ sở để dựng lại hiện
trường phụ vụ cho điều tra vụ án............................................................................................4
III, Phần tổng kết.........................................................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................6


I, Phần mở đầu.
Cũng như các quá trình vật chất khác, các vụ phạm tội và các vụ việc có
tính hình sự gây ra những biến đổi đối với mơi trường vật chất xung quanh, hình
thành nên các phản ánh chứa đựng thơng tin về q trình đã xảy ra. Các phản
ánh này tồn tại dưới hai dạng là phản ánh vật chất và phản ánh ý thức. Hai loại
phản ánh này khác nhau về nhiều phương diện như quy luật hình thành, cơ chế
hình thành, hình thức tồn tại, phương pháp và phương tiện kỹ thuật dùng để phát
hiện, thu thập, bảo quản, đánh giá và sử dụng chúng trong hoạt động điều tra
hình sự. Trong khoa học điều tra hình sự, hai loại phản ánh này thuộc về hai
phạm trù khác nhau: phạm trù dấu vết hình sự và phạm trù lời khai.
Dấu vết hình sự hình thành trong vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình
sự. Vụ việc mang tính hình sự là những vụ việc xâm hại đến khách thể do luật
hình sự bảo vệ nhưng do chưa đủ thông tin nên chưa xác định được các yếu tố
cấu thành tội phạm. Mỗi vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự xảy ra tất yếu
làm xuất hiện và tồn tại dấu vết hình sự khác nhau. Dấu vết hình sự lại chứa
đựng những thông tin nhất định phản ánh diễn biến, bản chất của vụ việc đã xảy
ra, nói cách khác dấu vết hình sự là hệ quả tất yếu của vụ phạm tội và vụ việc
mang tính hình sự. Do đó, nếu phát hiện, thu thập đủ dấu vết hình sự và khai
thác triệt để thông tin từ chúng sẽ xác định được bản chất và những tình tiết khác
liên quan đến các vụ việc trên.
Vì nhận thấy đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, đồng thời cũng là
mong muốn được đi sâu tìm hiểu về vai trị của dấu vết hình sự trong điều tra vụ
án hình sự. Do kiến thức cịn hạn chế nên việc sai sót và thiếu thơng tin trong bài

làm có thể là điều khơng tránh khỏi. Vì vậy em rất mong nhận được những sự
đóng góp của thầy, cơ để em có cái nhìn sâu sắc hơn về đề tài, đồng thời cũng là
giúp em rút kinh nghiệm cho những bài tập lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong tổ bộ môn!
II, Phần nội dung.
A, Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của dấu vết hình sự đối với hoạt động
điều tra vụ án hình sự.
1, Khái niệm và tính chất của dấu vết hình sự.
Khái niệm về dấu vết hình sự được định nghĩa như sau:
1


“Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất của các vụ phạm tội hoặc
vụ việc có tính hình sự”1.
Dấu vết hình sự tồn tại dưới các hình thức khác nhau về chất và lượng.
Chúng có thể là chất rắn, chất lỏng, chất khí, mùi vị, âm thanh, ánh sáng, từ
trường, điện trường. Dấu vết hình sự được hình thành do sự tác động qua lại
giữa thủ phạm, công cụ, phương tiện phạm tội vói nạn nhân, với những đối
tượng xâm hại khác và với môi trường xung quanh trong q trình thực hiện tội
phạm.
Để có thể xác minh được đối tượng nào là người thực hiện hành vi phạm
tội, thực hiện theo phương thức thủ đoạn nào và sử dụng công cụ phương tiện
nào để gây án... ta căn cứ vào các tính chất của các dấu vết hình sự. Trong đó,
dấu vết hình sự có những tính chất như: Tính khách quan, Tính khơng gian và
thời gian, Tính phản ánh.
2. Phân loại dấu vết hình sự.
Trên thực tế, có nhiều cách phân loại dấu vết hình sự, nhưng chung nhất,
có thể phân loại dấy vết hình sự theo các cách phân loại phổ biến nhất như sau:
a. Phân loại theo các lĩnh vực kỹ thuật hình sự.
Theo cách phân loại này dấu vết hình sự được chia ra thành nhiều loại:

dấu vết đường vân, dấu vết đường cơ học, dấu vết súng đạn, dấu vết sinh vật,
dấu vết hơi, dấu vết hóa hình sự, chữ viết tay, chữ ký, tài liệu in, hình dấu, chữ
đánh máy.
b. Phân loại dấu vết căn cứ vào cấu trúc bề mặt của dấu vết và cơ chế hình
thành dấu vết.
Theo cách phân loại này dấu vết hình sự được chia ra thành nhiều loại:
dấu vết in, dấu vết lõm, dấu vết cắt, dấu vết trượt, dấu vết khớp.
c. Dựa vào trọng lượng và độ lớn của dấu vết: Theo cách phân loại này
dấu vết hình sự được chia ra thành hai loại: vi vết và vĩ vết.
d. Căn cứ vào tên của vật gây vết để gọi tên dấu vết.
Theo cách phân loại này dấu vết hình sự được chia ra thành nhiều loại:
dấu vết do súng, đạn gây ra gọi là dấu vết súng đạn….2

1 Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công An Nhân Dân, 2017, tr. 26.
2 Nghiên cứu dất vết súng đạn trong điều tra hình sự, Ngơ Sỹ Hiền (2005), Luận án tiến sĩ luật học, Học viện
CSND, Hà Nội.

2


3, Ý nghĩa của dấu vết hình sự.
Mỗi dấu vết hình sự là 1 phần của sự thật về các vụ phạm tội hoặc vu việc
có tính hình sự. Chúng chính là những “nhân chứng câm” của các vụ việc đó3.
Do đó, việc phát hiện đầy đủ các loại dấu vết và khai thác triệt để mọi thông tin
về chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý các vụ án hình
sự. Qua việc nghiên cứu dấu vết hình sự, có thể làm rõ được những vấn đề như
nội dung, tính chất của vụ việc, q trình diễn biến của vụ việc đó; phương thức
thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian địa điểm sảy ra vụ việc.
Truy nguyên đối tượng để lại dấu vết; nhận định về điều kiện thuận lợi cho việc
thực hiện tội phạm trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phịng ngừa; những

thơng tin từ các loại dấu vết được phát hiện, thu lượm còn là cơ sở để dựng lại
hiện trường phục vụ cho việc điều tra vụ án sau này...
B, Vai trò của dấu vết hình sự đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự.
1, Dấu vết hình sự làm rõ nội dung, tính chất của vụ việc, q trình diễn biến
của vụ việc.
Khi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình nó khơng chỉ xâm hại
đến một khách thể nhất định mà pháp luật bảo vệ mà còn tác động đến môi
trường xung quanh và gây ra những biến đổi. Những biến đổi này được phản
ánh lại trong môi trương vật chất xung quanh đó là dấu vết. Giữa dấu vết và
hành vi phạm tội có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, chúng tác động qua lại
đồng thời phản ánh lẫn nhau. Có nghĩa là trong q trình thực hiện tội phạm, thủ
phạm đã để lại các dấu vết và ngược lại thủ phạm cũng chịu sự tác động ngược
lại tức là tội phạm cũng mang theo những dấu vết đi như đất, sơn, dầu mỡ…
Như vậy việc nghiên cứu dấu vết mà tội phạm để lại sẽ làm rõ nội dung,
tính chất và q trình diễn biến của vụ việc, hay để xác định được tội phạm cũng
như hành vi phạm tội bắt buộc phải nhờ vào kết quả nghiên cứu các dấu vết hình
sự.
2, Dấu vết hình sự có thể làm rõ phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương
tiện phạm tội; thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc, phục vụ cho công tác điều tra.
Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất của các vụ phạm tội hoặc vụ
việc có tính hình sự. Chính nhờ đặc tính này của dấu vết hình sự cơ quan điều
tra có thể khai thác được các thơng tin từ đó phục vụ cho hoạt động điều tra. Do
đó mỗi dấu vết hình sự lại chứa đựng những thông tin nhất định phản ánh diễn
3 Dấu vết hình sự, cách phân loại và ý nghĩa của dấu vết hình sự?, Lê Minh Trường.

3


biến phương thức thủ đoạn và công cụ phương tiện phạm tội thời gian xảy ra vụ
việc. Trong đó phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể của tội

phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình . Cơng cụ phạm tội là
dạng cụ thể của phương tiện phạm tội. Phương pháp thủ đoạn pham tội là cách
thức thực hiện hành vi phạm tội trong đó có cách thức sử dụng cơng cụ phương
tiện. Cơ quan điều tra dựa vào kết quả phân tích dấu vết có thể biết được thời
gian, địa điểm gây án? Đó có phải hiện trường chính của vụ án không? Đường
đến, đường rút lui của đối tượng? Công cụ, phương tiện và cách thức phạm tội?
3, Dấu vết hình sự giúp cơ quan điều tra thực hiện việc truy nguyên đối
tượng để lại dấu vết.
Truy nguyên tội phạm là việc tìm ra đối tượng tác động lên vật mang vết
để lại dấu vết. Trong hoạt động điều tra hình sự thì điều quan trọng là thơng qua
việc nghiên cứu các dấu vết thu được tại hiện trường nhằm làm rõ và truy
nguyên đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội, góp phần giải quyết vụ án một
cách khách quan và nhanh chóng.
Sau khi thu thập các dấu vết ở hiện trường vụ án, có rất nhiều các dấu vết
nhưng không phải dấu vết nào cũng liên quan đến vụ án và cũng khơng phải dấu
vết nào cũng có khả năng truy nguyên tội phạm. Hiện nay, dấu vết có khả năng
truy nguyên tội phạm cao là dấu vết đường vân bao gồm dấu vân tay, giám định
gen ADN, vân chân…. Trong đó, dấu vết vân tay được coi là dấu vết hình sự cổ
điển nhất và có giá trị truy nguyên cao bởi các tính riêng biệt, tính ổn định về
hình thức và khả năng phục hồi của đường vân.
Các dấu vết sinh vật rất nhỏ như vết máu, lơng tóc, tinh dịch… cũng có
khả năng truy ngun tội phạm do tính cá thể trong cấu tạo các bộ phận cơ thể
con người. Bằng phương pháp giám định gene là phương pháp nghiên cứu, phân
tích mẫu vật từ nguồn gốc cơ thể người có thể truy nguyên đồng nhất đối tượng
để lại dấu vết. Truy nguyên đồng nhất hay còn gọi là truy nguyên cá biệt là xác
định sự đồng nhất của một phần tử trong nhóm đối tượng cần truy nguyên. Việc
áp dụng công nghệ giám định ADN giúp các cơ quan điều tra có thể tìm ra đối
tượng gây án vì ADN cũng mang tính ổn định, đặc trưng và gắn liền với mỗi cá
nhân.
4, Những thông tin từ các loại dấu vết được phát hiện, thu lượm là cơ sở để

dựng lại hiện trường phụ vụ cho điều tra vụ án.
Việc dựng lại hiện trường là, diễn lại một hành vi, tình huống hoặc các
tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm
4


cần thiết khác như thực nghiệm về khả năng hành động, khả năng quan sát, thụ
cảm, khả năng diễn ra sự việc tại hiện trường. Việc nghiên cứu các dấu vết hình
sự mà hung thủ để lại hiện trường, cơ quan điều tra tiến hành thu thập, xác minh
các dấu vết có liên quan đến vụ án để khoanh vùng đối tượng, xác định các đối
tượng có liên can đến vụ án xem xét các dấu vết để lại có trùng khớp với lời khai
của người làm chứng hay không. Hay có trùng khớp với đối tượng của vụ án mà
cơ quan điều tra đang xác minh hay không. Thông qua công tác thu thập dấu vết
ở hiện trường, cơ quan đã thu thập được nhiều dấu vết, vật chứng, phục vụ cho
quá trình xác lập chứng cứ chứng minh tội phạm, cũng như làm sáng tỏ các tình
tiết để phục vụ cho công cuộc điều tra. Thông qua đánh giá các dấu vết, vật
chứng tại hiện trường, cơ quan điều tra đã đưa ra được những nhận định đúng
đắn về diễn biến, tính chất của sự việc sảy ra, đặc điểm, thủ đoạn gây án, công
cụ và phương tiện phạm tội, góp phần cho định hướng điều tra tiếp theo đúng
hướng và hiệu quả. Bằng việc dựng lại vụ án hiện trường, cơ quan điều tra có
thể xác minh, đối chiếu các vật chứng, dấu vết ở hiện trường và bằng những biện
pháp nghiệp vụ cơ quan điều tra xác minh xem có đúng bị cáo là người thực
hiện tội phạm hay có đồng phạm, người giúp sức hay đó có phải là hiện trường
chính của vụ án hay khơng.
III, Phần tổng kết.
Dấu vết hình sự có vai trị rất quan trọng với công tác điều tra, giải quyết
vụ án hình sự. Tuy mang ý nghĩa chung, song, đối với hoạt động chứng minh tội
phạm của cơ quan điều tra, dấu vết hình sự đã thể hiện được những vai trị quan
trọng của mình. Nếu thiếu đi các dấu vết hình sự, cơng tác điều tra, chứng minh
tội phạm của cơ quan điều tra sẽ trở nên vô cùng khó khăn, hơn thế, việc điều tra

vụ án cịn có thể bị đình trệ, lâm vào tình trạng bế tắc từ đó dẫn đến hệ quả khiến
cho nhiều hành vi phạm tội bị che giấu.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài thi kết thúc học phần của em với đề tài
nghiên cứu về “Vai trị của dấu vết hình sự đối với hoạt động điều tra tội phạm”.
Vì đây là một đề tài rộng, cần sự phân tích chuyên sâu, có kiến thức tổng qt và
được tìm hiểu từ nhiều khía cạnh khác nhau nên có thể phần bài làm của em vẫn
cịn tồn tại một những sai sót. Bản thân em rất mong được nhận những sự góp ý
từ các thầy, các cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn.

5


6


7


8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình khoa học điều tra hình sự - Trường đại học luật Hà Nội – Nhà
xuất bản công an nhân dân – Hà Nội – 2008.
2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
3. Ngô Sỹ Hiền (2005), Nghiên cứu dất vết súng đạn trong điều tra hình sự,
Luận án tiến sĩ luật học, Học viện CSND, Hà Nội.
4. Khổng Minh Tuấn (2010), Đánh giá và sử dụng dấu vết hình sự trong điều
tra khám phá tội phạm, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học CSND, Hà Nội.


9



×