Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

ĐỀ tài TRỒNG RAU mầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.93 MB, 21 trang )

CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC

ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG NƯỚC MÁY ĐỂ TRỒNG
RAU MẦM SẠCH PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG
Lĩnh vực dự thi: Sinh - Hóa

MỤC LỤC

1


Tóm tắt nội dung dự án..........................................................................................4
Chương 1: Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu..............................5
1.1.Lý do chọn đề tài.............................................................................................5
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu....................................................................6
1.2.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam ..................................................6
1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng cho rau ở Việt Nam ........6
1.2.3. Tình hình nghiên cứu giá thể sử dụng cho việc phát triển rau ăn ở Việt Nam. .6
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về trồng rau bằng phương pháp thủy canh..............7
1.2.5. Các phương pháp trồng rau mầm hiện nay.................................................8
Chương 2: Giả thuyết khoa học và mục đích nghiên cứu ...............................9
2.1. Giả thuyết khoa học........................................................................................9
2.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................9
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................9
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ..............................................................10
3.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................10
3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực tế........................................................10
3.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.........................................................10


3.4. Xử lý số liệu.................................................................................................10
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mầm bằng nước11
4.1. Dụng cụ và vật liệu trồng rau mầm .............................................................11
4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mầm...........................................................12
4.3. Các giá trị ứng dụng của rau mầm................................................................16
4.4. Cách sử dụng và chế biến rau mầm..............................................................16
4.5. Phân tích một số lợi ích từ việc trồng rau mầm bằng nguồn nước ..............17
Chương 5: Phân tích số liệu nghiên cứu..........................................................18
5.1. Tác dụng của nước máy đến chiều cao của giống rau mầm cải củ tại thời
điểm 6 ngày tuổi..................................................................................................18
5.2. Tác dụng của nước máy đến trọng lượng của giống rau mầm cải củ tại thời
điểm 6 ngày tuổi..................................................................................................18
Kết luận và hướng phát triển...........................................................................20
Tài liệu tham khảo.............................................................................................21
Phụ lục................................................................................................................22

TÓM TẮT NỘI DUNG
2


1. Mục đích của đề tài
- Phân tích được lợi ích của việc trồng rau mầm bằng nguồn nước
- Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mầm
2. Những phương pháp đã sử dụng
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu các tài liệu liên quan
trong thực tế.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của giáo viên và những
người có chun mơn.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các mơ hình đã xây dựng.
3. Kết quả thu được

- Tạo ra nguồn rau mầm sạch cung cấp cho bữa ăn hàng ngày.
- Phân tích được kết quả thí nghiệm so với đối chứng
- Nhân rộng mơ hình trồng rau mầm bằng nguồn nước máy cho nhiều hộ
dân. Điều kiện trồng hoàn toàn đơn giản và thời gian ngắn nên phù hợp
cho mọi gia đình.
4. Kết luận
Đề tài đã xây dựng thành cơng phương pháp trồng rau mầm sạch từ nguồn
nước máy đáp ứng nhu cầu cho mọi gia đình.

Chương 1. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3


Lý do chọn đề tài.
Từ lâu người ta đã thường nói "Ăn uống khơng rau như đau khơng thuốc" ý
muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của rau quả đối với đời sống con người. Tuy
nhiên, gần đây số vụ ngộ độc thực phẩm đang tăng vọt và số lượng người phải
nhập viện cấp cứu ngày càng nhiều. Nguyên nhân xác định do một số rau quả có
dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép hoặc do sử dụng các hóa chất kích
thích khác. Để khắc phục tình trạng trên mơ hình trồng rau sạch tại nhà rất phù
hợp và trở thành một xu hướng tất yếu với người dân ở khu vực đơ thị. Có thể
tận dụng khơng gian ở hiên nhà, sân thượng hay hành lang,... giúp các gia đình
khơng có vườn, khơng có đất vẫn có thể tự trồng trọt, cung cấp rau xanh an toàn
cho bữa ăn hàng ngày.
Rau mầm là loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng. Theo các tài liệu khoa
học rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần rau thường. Rau mầm dễ trồng,
khơng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trồng trong mơi trường sạch
khơng có mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người, với 30 gam
hạt giống rau sẽ cho thu hoạch khoảng 300 gam rau mầm. Thay vì chúng ta phải

mua các loại rau mầm tại các siêu thị với giá cả khả đắt đỏ như hiện nay thì ước
tính một gia đình thành phố chỉ cần trồng 7-14 khay rau mầm sẽ có đủ rau sạch
ăn luân phiên trong một tuần.
Rau mầm chứa nhiều chất xơ, các vitamin E, C, B phù hợp với mọi lứa tuổi,
đặc biệt trẻ em và người lớn tuổi. Rau mầm là loại rau có thể trồng quanh năm,
điều kiện chăm sóc rất dễ, thời gian trồng ngắn (4 - 9 ngày), đa dạng chủng loại
(củ cải, rau dền, mồng tơi, rau muống, các loại đỗ). Rất thích hợp cho những bà
nội trợ, người già, người về hưu trồng và chăm sóc. Rau mầm khơng những đa
dạng về chủng loại mà cịn có nhiều mùi vị khác nhau. Mỗi loại mầm đều có thứ
vị riêng đặc trưng của từng loại rau. Một số có vị cay hơi hăng như mầm của các
loại cải. Một số khác có vị bùi, ngọt đặc trưng như mầm của một số loại đậu, có
thể ăn sống, làm các món cuộn, trộn dầu giấm, xào hoặc nấu canh.
Điều kiện trồng hồn tồn đơn giản chỉ cần một khơng gian nhỏ nhưng sẽ giúp
làm đẹp, tươi mát cho ngôi nhà chúng ta đang ở và mang đến sự thư giãn tuyệt vời
sau những giờ làm việc căng thẳng. Chính vì vậy, trồng rau mầm tại nhà đang trở
thành một xu hướng tất yếu tại các đơ thị khi mà tình trạng rau nhiễm bẩn ngày
càng tràn lan không thể kiểm soát và giá rau quả ngày càng tăng cao.
Sử dụng rau mầm là một xu hướng phát triển ở Việt Nam, vì đây là loại rau
sạch, giàu dinh dưỡng và đậm đà hương vị. Người Việt Nam cũng đã biết sử
dụng rau mầm làm thức ăn hàng ngày từ lâu mà phổ biến là giá sống. Bản thân
chúng em hàng ngày cũng được ăn nhiều loại rau. Tuy nhiên, loại rau mầm mua
tại các siêu thị giá lại khá cao, cịn mua ở các chợ thì phần lớn là khơng an tồn.
Chính điều này đã làm chúng em nảy sinh ý định thử nghiệm phương pháp trồng
1.1.

4


rau mầm bằng nguồn nước sạch để sử dụng cho gia đình và đã thành cơng bước
đầu. Hơm nay chúng em cùng nhau mạnh dạn đem đề tài nghiên cứu “Sử dụng

nguồn nước máy để trồng rau mầm sạch phục vụ đời sống” của mình để dự thi.
1.2.
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam
Việc sử dụng thực phẩm khơng an tồn có thể gây ngộ độc thực phẩm và các
bệnh truyền qua thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng,
cũng như có tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội. Trong những năm gần
đây nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường với nền kinh tế nhiều
thành phần đã tạo nên những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế. Hàng
loạt các sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước và từ nước ngoài tràn ngập vào
thị trường ngày càng nhiều và đa dạng. Dịch vụ thức ăn đường phố ngày càng
phát triển khó khăn cho việc quản lý.
Các nguyên nhân ngộ độc thường gặp:
+ Ngộ độc thực phẩm: có thể do hố chất, do các chất độc có sẵn trong động
vật, thực vật, vi sinh vật.
+ Các hoá chất bảo vệ thực vật (trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột,..)
1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng cho rau ở Việt Nam
Trước tình trạng sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng tràn lan trong trồng
rau, quả. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, người dân sử dụng rất nhiều loại
thuốc kích thích sinh trưởng cho cây trồng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực
vật ngồi danh mục cho phép, do nhập lậu bằng các con đường khơng chính
thức. Những loại thuốc này rất rẻ, có độc lực cao, tiêu diệt sâu bọ tốt hơn, kích
thích sinh trưởng nhiều hơn và làm cho rau quả xanh hơn. Do đó, đa phần người
dân thu hái trước thời gian quy định cho phép, còn nếu chờ đến ngày thu hái
theo quy định thì rau quả khơng cịn bắt mắt nữa. [7]
1.2.3. Tình hình nghiên cứu giá thể sử dụng cho việc phát triển rau mầm
Nguồn đất đai sẽ ít đi, khí hậu diễn biến ngày một phức tạp, nhu cầu rau sạch
của con người trở nên bức thiết trong tương lai. Tuy việc trồng rau trên giá thể
tại nước ta chưa rộng rãi nhưng nghĩ đến chuyện áp dụng trồng rau trên các giá
thể khác nhau thay thế cho đất lúc này là thời điểm thích hợp. [1]

Ở nước ta, các cơ quan nghiên cứu đã hoàn thiện nhiều quy trình, tiến bộ kỹ
thuật, cơng nhận hàng chục giống rau, hoa, thích hợp cho vụ sớm và trái vụ. Các
nghiên cứu về giá thể sản xuất rau, hoa theo quy mô công nghiệp không dùng đất,
sử dụng bạt che phủ đất và tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cũng đã được thử nghiệm
bước đầu cho kết quả tốt. [2]
Trước đây giá thể sử dụng là cát hoặc sỏi. Ngày nay giá thể đã được thay đổi
rất nhiều. Như ta đã biết, cây cần cả oxi và dinh dưỡng. Trong cát mịn có những
khoảng trống rất nhỏ, khơng chứa được nhiều nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo
5


ra những khoảng trống q lớn, nhiều khơng khí nhưng mất nước nhanh [2].
Theo Trung tâm khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh, giá thể có thể chọn bất
cứ giá thể nào mà cây có thể nảy mầm và phát triển tốt. Cần chú ý đến độ sạch
của giá thể để sản xuất ra rau mầm sạch. Nên chọn giá thể bụi xơ dừa có phối
trộn với phân trùn quế hoặc phân hữu cơ vi sinh. Cách làm như sau: lấy 10 kg
bột xơ dừa qua sàn để loại bỏ các phần tạp khác như xơ và các hạt lớn, trộn thêm
2kg phân trùn quế hoặc một loại phân hữu cơ vi sinh [5]. Giá thể có nhiều loại
như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn (cỡ hạt đậu), đất nung xốp, đá trân
châu, đá bọt núi lửa, rockwool (loại vật liệu có nhiều thớ, sợi, rất được các trang
trại nước ngồi ưa chuộng),… [2]
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về trồng rau bằng phương pháp thủy canh
1.2.4.1. Nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng
Ở Việt Nam khi kỹ thuật thủy canh bắt đầu được nghiên cứu thì dung
dịch dinh dưỡng được nhập chủ yếu từ Đài Loan. Để chủ động về dung dịch
dinh dưỡng một số tác giả đã nghiên cứu dung dịch dinh dưỡng phục vụ cho việc
trồng cây bằng phương pháp thủy canh.
1.2.4.2. Sâu bệnh hại rau trong kỹ thuật thủy canh
Trong môi trường dung dịch dinh dưỡng, khi một cây xuất hiện bệnh
thì lan truyền rất nhanh, nhất là ở hệ thống thủy canh động.

Theo Lê Sĩ Lợi [3], Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong hệ thống thủy
canh có thể áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
- Biện pháp cơ học và biện pháp canh tác: Vệ sinh hệ thống thủy canh
là biện pháp phịng bệnh có hiệu quả.
- Biện pháp sinh học: Có thể sử dụng cây kháng bệnh hoặc sử dụng các
vi sinh vật đối kháng để chống bệnh.
- Biện pháp hóa học: Khử trùng giá thể trước khi sử dụng, bổ sung các
loại thuốc diệt nấm, các chất có hoạt tính bề mặt,… vào dung dịch dinh dưỡng
như cho kali silicat hoặc chitosan vào dung dịch có tác dụng kiểm sốt một số
loại bệnh. Phun hóa chất khi bệnh mới xuất hiện.
1.2.4.3. Nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong sản xuất rau
Ở Việt Nam, kỹ thuật trồng rau bằng phương pháp thủy canh mới được đưa
vào nghiên cứu và ứng dụng từ năm 1993 chủ yếu thực hiện ở các trường đại
học, các Viện nghiên cứu. Từ năm 1995 phương pháp thủy canh tĩnh của được
du nhập vào Việt Nam để sản xuất rau an toàn, nhiều nghiên cứu đã được triển
khai và khẳng định trồng rau thủy canh cho năng suất, chất lượng cao hơn. Tuy
nhiên phạm vi ứng dụng còn hẹp. [4]

1.2.5. Các phương pháp trồng rau mầm hiện nay
6


Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều phương pháp trồng rau mầm khác
nhau. Các phương pháp này đều cho ra các loại rau mầm có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt.
Các phương pháp trồng rau mầm hiện nay, phần lớn đều giống nhau về quy
trình và cách chăm sóc. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa các phương pháp đó
chính là giá thể dùng để sản xuất rau mầm. Giá thể sử dụng có thể từ các nguồn
như: chủ yếu từ xơ dừa, cát, đất thịt pha, đất sạch dinh dưỡng hoặc đất sạch hữu
cơ sinh học, rơm rạ sau khi thu hoạch, băm nhỏ kết hợp men vi sinh ủ mục, có

người cịn trồng rau mầm trên nền đất cứng.
Ngồi ra, hiện nay cịn có một số kỹ thuật trồng rau mầm được ứng dụng
công nghệ thủy canh và bán thủy canh. Các phương pháp này cũng cần phải sử
dụng dung dịch dinh dưỡng để trồng.
Hiện nay, có rất nhiều thiết bị và vật tư để tự trồng rau mầm tại nhà và rau ăn
lá trong gia đình. Tuy nhiên, chúng em nhận thấy rằng với dân cư ở địa phương
em nếu trồng rau mầm để sử dụng mà phải đi mua khá nhiều thứ trên thị trường
thì lợi ích về mặt kinh tế là khơng cao. Do thời gian sinh trưởng ngắn của rau và
trong các lá mầm của hạt đã chứa sẵn các chất dinh dưỡng để cho hạt nảy mầm
và sinh trưởng ra khoảng 2 lá nên trong q trình chăm sóc chúng ta chỉ cần
phun nước đủ ẩm mà không cần phải bổ sung bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào
khác. Vì vậy chúng em thiết nghĩ rằng: chúng ta có thể khơng cần dùng bất cứ
loại giá thể nào để trồng mà vẫn cho chúng ta sản phẩm như mong muốn. Đó
cũng chính là điểm mới của phương pháp mà chúng em đã sử dụng.

Chương 2: GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
7


2.1. Giả thuyết khoa học
- Tạo ra nguồn rau mầm sạch cung cấp cho bữa ăn hàng ngày bằng
nguồn nước máy.
- Nhân rộng mơ hình trồng rau mầm tại nhà cho nhiều hộ dân.
2.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phân tích được lợi ích của việc trồng rau mầm bằng nguồn nước
- Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mầm
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các
nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về các phương pháp trồng rau mầm trong thực tế.

- Tìm hiểu về lợi ích kinh tế của phương pháp trồng rau mầm bằng nước
- Theo dõi sự phát triển của rau mầm ở từng thời điểm khác nhau
- Xây dựng quy trình tổng quát về trồng rau mầm bằng nước
- Tiến hành thực nghiệm tạo ra sản phẩm sử dụng với hiệu quả cao nhất.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8


3.1.Phương pháp thu thập số liệu
Kế thừa có chọn lọc các thơng tin, phương pháp tiến hành của các cơng
trình đã thực hiện qua các sách báo, tạp chí, tài liệu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu ngồi thực tế
Thu thập thơng tin về tình hình trồng rau mầm trên thị trường hiện nay
như: năng xuất, giá cả của một số loại rau mầm, cách trồng của nhiều cơ sở sản
xuất rau mầm, các loại giá thể được sử dụng để trồng rau, hiệu quả thu được từ
các cơ sở sản xuất.
3.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Tiến hành trồng thử nghiệm trên các loại giống rau mầm khác nhau với
loại nước máy sạch và đối chứng với phương pháp trồng rau dùng giá thể đất
dinh dưỡng.
Thí nghiệm được bố trí trong khay xốp với hai loại: rau mầm thí nghiệm
(trồng trên nước) và rau mầm đối chứng (trồng trên giá thể là đất hữu cơ sinh học).
Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Chỉ tiêu về chiều cao (cm). Chiều cao cây được đo như sau, tiến hành
nhổ 15 cây rau cải củ ở 3 vị trí khác nhau (nhổ 3 vị trí tạo thành hình tam giác).
Sau đó cắt bỏ rễ và tiến hành đo. Đo từ cuống rễ đến lá ngọn dài nhất. Đo định
kỳ vào thời điểm 6 ngày sau khi gieo hạt. Tiến hành đo vào buổi sáng.
- Chỉ tiêu về năng suất (g). Mỗi lần thí nghiệm nhổ 15 cây giống rau mầm

cải (nhổ ở 3 vị trí khác nhau tạo thành hình tam giác). Cắt bỏ rễ và cân trực tiếp
bằng cân điện tử, cân xong ghi lại kết quả và tiến hành cân đợt sau. Thí nghiệm
được nhắc lại 3 lần, cộng khối lượng của 3 lần cân lại chia cho 45 cây và lấy giá
trị trung bình.
3.4. Xử lý số liệu
Số liệu sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê thông thường, phần mềm
Microsoft Office Excel.
Cơng thức tính tốn và kiểm tra kết quả thí nghiệm:
Giá trị trung bình: X =

1 n
∑ xi ; Độ lệch chuẩn: δ =
n i =1

Sai số trung bình: X = ±

1 i
(X i − X )2

n n =1

δ
;
n −1

Trong đó, Cv : Hệ số biến thiên ; δ : Độ lệch chuẩn ; X :

Giá trị trung bình

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT TRỒNG

9


VÀ CHĂM SÓC RAU MẦM BẰNG NƯỚC
4.1. Dụng cụ và vật liệu trồng rau mầm
4.1.1. Hạt giống
Rau mầm có thể được trồng bằng nhiều loại hạt giống khác nhau như: củ
cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, hạt mè đen, các loại đậu xanh, đậu
nành, đậu đen, đậu cô ve,... Đề tài chúng em thử nghiệm trên 4 loại rau gồm: cải
củ trắng, cải ngọt, rau muống, đậu xanh.
- Khi chọn hạt: Nên chọn mua các loại hạt giống tốt như vậy tốc độ tăng
trưởng của hạt mầm sẽ nhanh, mầm sẽ ngon hơn.
- Mua đúng loại hạt để làm giống, thời gian khơng q một năm.
- Có thể gieo nhiều loại hạt cùng lúc trên các khay khác nhau.
Hình
1:
Hạt

giống trồng rau mầm
4.1.2. Khay chứa nước và khay trồng
Khay chứa nước có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy điều
kiện sẵn có của mỗi địa phương và mỗi gia đình như khay nhựa, khay xốp, hay
chúng ta có thể tận dụng các loại hộp đựng bánh kẹo làm bằng i-nox, các loại
xong, nồi và các khay đựng chén nước mà chúng ta khơng cịn sử dụng. Tuy
nhiên loại khay chứa nước sử dụng tiện lợi nhất là khay xốp. Khay xốp có nhiều
kích thước khác nhau nhưng phổ biến là loại khay có kích thước 40 x 50cm hoặc
30x40cm.
Khay trồng là dụng cụ dùng để gieo hạt như các loại rổ, rá hoặc khay nhựa
có lỗ, tùy từng loại hạt khác nhau mà sử dụng các loại khay có lỗ khác nhau.
Nếu giá úp cốc hay rổ rá có đường kính lỗ lớn hơn hạt thì chúng ta cần lót 1 lớp

khăn giấy sạch là được.

10


Hình 2: Khay xốp chứa nước và khay trồng
4.1.3. Bình tưới nước
Một bình phun tưới nước cho
rau mầm, với bình tưới nước này lưu ý
phải giữ thật sạch, không nên sử dụng
chất tẩy rửa để rửa bình

Hình 3: Bình phun tưới nước
4.1.4. Bìa giấy cứng
Các tấm bìa cứng có kích thước bằng bề mặt của khay chứa nước dùng để
đậy khay trong 1-2 ngày đầu mới gieo hạt.
4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mầm
4.2.1. Chuẩn bị
- Bỏ hạt giống vào nước sạch để rửa hạt, trộn đều khi rửa để làm sạch hạt
giống và loại bỏ những hạt bị hư. Sau đó chúng ta vớt hạt giống ra, chuẩn bị
ngâm ủ hạt.
4.2.2. Ngâm - ủ hạt giống
Hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, nước ngâm hạt giống pha
theo công thức 2 sôi - 3 lạnh, lượng nước ngập gấp 2 lần hạt giống, ngâm trong
nước ấm thời gian từ 3 - 12 giờ, tùy theo loại hạt giống nếu thời gian ngâm
nhanh thì thời gian ủ để hạt nứt mầm sẽ lâu hơn.

11



Kế tiếp là dùng vải sạch để ủ hạt, trùm kín bao ủ hạt và đặt vào rổ nhựa để
tránh bị đọng nước, đặt rổ nhựa ủ hạt nơi thoáng mát, luôn luôn giữ độ ẩm cho
bao ủ bằng cách tưới phun sương thường xuyên vào bao ủ. Thời gian ủ trung
bình 10-12 giờ. Một số hạt chúng ta khơng cần thời gian ủ mà chỉ cần ngâm mà
hạt nứt ra thì vẫn đem gieo được.
Lưu ý: Kết thúc quá trình ngâm ủ hạt giống, hạt giống đã nứt vỏ.
Mục đích của việc ngâm ủ hạt giống:
+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng.
+ Loại bỏ tạp chất, hạt lép còn lẫn trong hạt giống.
+ Tỷ lệ nảy mầm cao và đồng đều.

Hình 4: Hạt giống đã ngâm nước
4.2.3. Gieo hạt
Gieo hạt giống bằng tay đều lên trên khay, mật độ gieo tùy thuộc vào loại
hạt giống (kích thước hạt,
chủng loại hạt) nhưng
trung bình khoảng 1g
hạt/40cm2 bề mặt, bình
thường chỉ cần các hạt
không chồng chéo lên
nhau quá dày là được.
Khay xốp kích
thước 40cm x 50cm cần
khoảng 40-70g hạt giống,
khay có kích thước
30x40cm cần khoảng 2540g hạt.

Hình 5: Gieo hạt

12



Tùy theo giống mà lượng giống cần dùng khác nhau như: Củ cải trắng:
60- 70g/khay 40 x 50 cm, đậu đỏ: 40-60g/khay 40 x 50 cm. Hoặc loại khay
30x40cm thì với Củ cải trắng: 40 - 50g/khay, đậu đỏ: 25-35g/khay.
Đặt khay trồng lên khay nước nhưng không để khay trồng bị ngập trong
nước tránh cho hạt bị úng. Chỉ cho nước thiêm thiếp lên khay trồng sau khi thấy
hạt đã mọc rễ.
Tưới phun nước một lần nữa rồi dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay
trồng trong 2 ngày.
Khay ủ phải ẩm để hạt có điều kiện nảy mầm. Tưới phun sương khi thấy
giá thể bị khơ (có thể tưới sáng hoặc chiều).
Lưu ý: Có thể chất chồng các khay lên nhau nhằm mục đích giữ ẩm giảm
sự bốc hơi nước.
4.2.4. Chăm sóc
Sau 1 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, tạo rễ, lúc này trên khay hạt đậy khăn
hoặc giấy cứng tối màu. Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có
nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp.
Tưới phun sương hàng ngày để giữ độ ẩm trong những ngày đầu chưa mọc rễ

Hình 6: Chăm sóc rau mầm
Sau khi thấy rễ đã mọc và đâm ra khỏi khay trồng cần cho nước thiêm
thiếp dưới mặt khay và thường xuyên thay nước bên dưới để rau khỏi bị nhiễm
khuẩn bởi nguồn nước (có thể thay 1 – 2 ngày một lần).
Mầm sẽ nhú lên dần dần và lượng nước cũng cần nhiều hơn. Nhưng không
nên tưới nhiều quá sẽ bị úng. Chỉ cần tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày
2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay.

13



Trong q trình tưới có thể nhặt bỏ những hạt hỏng, hoặc không nẩy mầm
được, tránh tưới những khay rau mầm chuẩn bị cho thu hoạch.
4.2.5. Thu hoạch
Dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm (hoặc nhổ rau lên khỏi mặt khay,
dùng kéo cắt bỏ rễ). Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng được ngay. Lợi là rửa rất
dễ, bưng ra bưng vơ cũng nhẹ nhàng.

Hình 7: Rau mầm thu hoạch
Với loại rau mầm hạt đậu trong vòng 4 ngày, rau cải trong vòng 6-7 ngày,
rau muống khoảng 7-9 ngày, khi đó rau mầm cao khoảng 8 - 12cm là thu hoạch
được. Lấy tay nhắc nhẹ cây rau lên, dùng kéo cắt bỏ phần rễ.
Rau mầm có thể thu hoạch trong ngày nên không cần phải tưới thêm
nước, tránh rau mầm bị ướt, thời gian bảo quản sẽ lâu hơn.
Chú ý: Nếu rau chưa sử dụng liền thì không nên rửa mà cho vào bao để
trong ngăn mát của tủ lạnh. Có thể bảo quản trong tủ lạnh 3-5 ngày.

14


Hình 8: Rau mầm thành phẩm
4.3. Các giá trị ứng dụng của rau mầm
4.3.1. Rau mầm là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng quý giá
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, rau mầm có chứa nhiều loại vitamin, axit
amin, chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Ví
dụ trong rau mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin
A cao gấp 4 lần và hàm lượng can xi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Ngoài ra, loại
mầm này còn là một nguồn cung cấp dồi dào carotene, đạm dễ tiêu. [6]
Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau mầm đậu tương. [6]


4.3.2. Rau mầm là loại rau thuốc giúp con người phòng trừ bệnh tật
Nhờ trong rau mầm có chứa nhiều vitamin A, C, E, Caroten,…là những
chất chống oxy hóa hữu hiệu giúp giải độc cơ thể tăng sức đề kháng cho người
dùng, đồng thời bồi bổ sức khỏe và gia tăng tuổi thọ.
Các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện ra rau mầm cịn rất thích hợp cho các
chế độ ăn kiêng lành mạnh, chứa các chất chống ơxy hố giúp làm chậm q
trình lão hố và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư. [6]
Trồng rau mầm tại nhà thích hợp với người cao tuổi vừa giúp thư giãn,
giảm stress cho người dân thành thị đồng thời mang lại hiệu quả cao về kinh tế
cũng như lợi ích cho sức khỏe người trồng.
4.4. Cách sử dụng và chế biến rau mầm
15


Một trong những loại rau đang được người tiêu dùng ưa thích là rau mầm
vì cách chế biến đa dạng: gỏi trộn dầu giấm với các loại thịt hoặc hải sản; ăn
kèm với các loại thịt và hải sản nướng, xào; súp rau nhúng tái, …
Có thể ăn kèm với bánh xèo, bánh khọt, cá trê, cá lóc nướng trui, tơm sú
tái chanh,…

Hình 11: Món ăn từ rau mầm
Ăn sống với tất cả các món ăn, nấu canh thay cải xà lách xoong.
Mỗi loại rau mầm có vị ngon riêng nhưng cải củ được chọn nhiều hơn vì
giá hạt rẻ, vị cay nồng rất hấp dẫn, ăn nhiều không chán, dễ tiêu và có cảm giác
“ấm bụng”, kích thích người ăn muốn ăn thêm nhiều món khác.
4.5. Phân tích một số lợi ích từ việc trồng rau mầm bằng nguồn nước
- Đây là phương pháp trồng rau mầm mới, không dùng đất hay loại giá thể
nào khác mà dựa trên sự phát triển tự nhiên của hạt: khơng khí và độ ẩm.
- Phương pháp trồng rau mầm không cần giá thể này rất đơn giản nhưng
vẫn cho hiệu quả kinh tế, nếu so sánh với trồng rau mầm bằng giá thể, hay thủy

canh, bán thủy canh thì trồng bằng phương pháp không dùng giá thể vẫn cho sản
lượng tương đương.
- Với thời gian ngắn khoảng có 4-9 ngày và chỉ cần một lượng hạt vừa
phải cho mỗi lần trồng. Cùng lúc có thể trồng nhiều loại rau mầm ưa thích.
- Trồng rau mầm bằng nguồn nước sạch đảm bảo đạt được 4 tiêu chí:
khơng dùng đất, khơng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khơng dùng chất kích
thích và các loại phân bón, phù hợp với nền nơng nghiệp đơ thị, kỹ thuật khơng
địi hỏi cao nên nhiều gia đình có thể ứng dụng được.
- Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy điều kiện sẵn có của
mỗi gia đình nên thuận tiện cho mọi gia đình khi tận dụng các đồ dùng khơng
cịn sử dụng như khay xốp, xong nồi, rổ rá,…
- Trồng rau mầm không cần khơng gian rộng lớn: chỉ một góc ban cơng
hoặc sân thượng, một bệ cửa sổ nhỏ trong bếp, hàng hiên trước nhà cũng cho
chúng ta cây mầm lớn nhanh trông thấy.
16


- Trồng rau mầm tại nhà sẽ có được sự tươi nguyên của cọng rau và giữ
được giá trị dinh dưỡng cao nhất so với rau mua trên thị trường.
Chương 5: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
5.1. Tác dụng của nước máy đến chiều cao của giống rau mầm cải củ tại
thời điểm 6 ngày tuổi
Bảng 1: Chiều cao của giống cải mầm thời điểm 6 ngày tuổi
Giá thể

Giống rau

Số ngày

Chiều cao cây (cm)


Thí nghiệm

Mầm rau cải củ

6

7,02 ±0,06

Đối chứng

Mầm rau cải củ

6

6.89±0.07

Kết quả bảng 1 cho thấy: chiều cao cây ở 6 ngày tuổi của rau mầm cải củ
trên 2 loại giá thể khác nhau giao động trong khoảng 6,89 -7,02 cm, thân cây có
kích thước bình thường, lá xanh, khơng sâu bệnh. Riêng chiều cao bình qn của
cây thí nghiệm cao hơn 0,13cm. Tuy nhiên, thân cây thí nghiệm thì nhỏ hơn và
độ đồng đều cao hơn.
5.2. Tác dụng của nước máy đến trọng lượng của giống rau mầm cải củ tại
thời điểm 6 ngày tuổi
Bảng 2: Trọng lượng của giống cải mầm thời điểm 6 ngày tuổi
Giá thể

Giống rau

Số ngày


Trọng lượng
(g)

Trọng lượng lớn
nhất (g)

Thí nghiệm Mầm rau cải củ

6

0,12 ±0,001

0,31

Đối chứng

6

0,11±0.003

0,38

Mầm rau cải củ

Kết quả bảng 2 và quan sát thực tế cho thấy: giá thể có ảnh hưởng khá lớn
đến trọng lượng của rau. Trọng lượng cây rau ở 6 ngày tuổi trên 2 loại giá thể
giao động trong khoảng 0,11 - 0,12g, trong đó khối lượng đạt cao nhất ở rau thí
nghiệm là 0,31g và rau đối chứng là 0,38g. Như vậy, có thể thấy rõ tầm ảnh
hưởng của giá thể đến sự phát triển của rau, trong đó nguồn nước sạch có vai trị

rất lớn.
Theo tính tốn, với cách trồng rau bằng giá thể tại các cơ sở sản xuất mà
chúng em đã tìm hiểu, đã thu được kết quả như sau: đối với rau mầm cải mỗi
1kg hạt rau giống trồng trong 6 - 8 ngày sẽ cho thu hoạch 8 -10kg rau thành
phẩm, với giá bán 1kg rau mầm giao với siêu thị hiện tại từ 30.000
-50.000đ/1kg. Đối với rau mầm đậu 1kg hạt giống trồng trong 4-5 ngày sẽ cho

17


thu hoạt 4-5 kg rau thành phẩm; đối với rau mầm muống 1kg hạt giống trồng
trong 10 -12ngày sẽ cho thu 4 - 5 kg rau thành phẩm.
Với phương pháp trồng rau mầm khơng dùng giá thể thì 30g hạt giống/
khay 30 – 40 cm rau sẽ cho thu hoạch từ 200-500 gam rau mầm. Rau mầm cải
30g hạt rau giống trồng trong 6 - 7 ngày sẽ cho thu hoạch 250 - 400g rau thành
phẩm. Đối với rau mầm đậu 30g hạt giống trồng trong 4-5 ngày sẽ cho thu hoạt
150-300g rau; đối với rau mầm muống 30g hạt giống trồng trong 7-9 ngày sẽ cho
thu 200 - 300g rau.

Hình 9: Rau cải mầm thí nghiệm

18

Hình 10: Rau cải mầm đối chứng


KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Qua kết quả nghiên cứu và thực nghiệm, chúng em nhận thấy sử dụng
nguồn nước sạch để trồng rau mầm như đề xuất là hoàn tồn có tính khả thi, có
thể áp dụng rộng rãi cho nhiều gia đình ở thành thị cũng như nơng thơn để có thể

sản xuất ra nhiều loại rau mầm sạch sử dụng cho gia đình nhằm ngăn chặn
những hậu quả xấu do sử dụng rau xanh trên thị trường hiện nay, đồng thời để
góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Đề tài có ý nghĩa thiết thực có thể
ứng dụng trong thực tế cuộc sống hiện nay.
Tuy nhiên do thời gian hạn chế, kinh nghiệm của mỗi bản thân chúng em còn
thiếu nên đề tài chắc còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, chúng em tiếp tục khắc
phục những khuyết điểm để có thể ứng dụng rộng rãi hơn trong mọi gia đình.
Nếu có thời gian cho phép để tiếp tục phát triển đề tài ở mức cao hơn
chúng em sẽ mở rộng theo hai hướng:
- Thứ nhất: thử nghiệm thêm nhiều giống rau mầm khác với nguồn nước
sạch để tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng nguồn nước sạch trong việc
trồng rau mầm.
- Thứ hai: tìm ra cơng thức chính xác cho 100g hạt giống/đơn vị diện
tích trồng ở các đối tượng rau mầm khác nhau để thu được năng suất
cao nhất.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Hữu An, Tạ Thu Cúc, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình cây rau,
NXB Nơng Nghiệp, Hà Nội.
2. Ngô Xuân Mạnh, Vũ Kim Bảng, Nguyễn Đặng Hùng, Vũ thị Thư (2006),
Giáo trình hóa sinh thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
3. Lê Sĩ Lợi, Nghiên cứu trồng rau thủy canh công nghệ cao trong điều kiện nhà
có mái che sản xuất trong nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam. Đề tài cấp Bộ, 2011.
Các Website
4. />5. http://kythuattrongraumam.
6. />7. />

20


21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×