CHƯƠNG MỞ ĐẦU
NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
I. Khái lược về chủ nghĩa Mác - Lênin
1. Chủ nghĩa Mác - Lênin và ba bộ phận cấu thành
- Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác
(Karl Marx 1818 - 1883), Ph.Ăngghen (Friedrich Egels, 1820 - 1895) và sự phát triển
của V. I. Lênin (Vladimir Ilich Lenin 1870 - 1924). Chủ nghĩa Mác -Lênin được hình
thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực
tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và
thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân
lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.
- Nội dung của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm 3 bộ phận lý luận là:
+ Triết học Mác - Lênin
+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Đối tượng, vị trí, vai trò và tính thống nhất của 3 bộ phận lý luận cấu thành
chủ nghĩa Mác - Lênin
+ Triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung
nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung
nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội đặc
biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển và suy tàn của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ
nghĩa.
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học là sự vận dụng thế giới quan và phương pháp luận
triết học, kinh tế chính trị Mác - Lênin vào việc nghiên cứu những quy luật khách quan
của quá trình cách mạng XHCN – bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
và tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Ngày nay có nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng giai cấp, giải
phóng nhân dân lao động, giải phóng con người nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin là
học thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất và chân chính nhất để thực hiện lý tưởng đó.
2. Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin
a. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác
* Điều kiện về kinh tế - xã hội
- Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ trên nền tảng cuộc
cách mạng công nghiệp (trước tiên được thực hiện ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII). Cuộc
cách mạng công nghiệp này đã đem lại:
+ Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Tính chất xã hội hoá của lực lượng sản
xuất trên cơ sở phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, đánh dấu bước chuyển từ
1
nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ
nghĩa.
+ Làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội mà trước hết là sự hình thành và phát triển
của giai cấp vô sản.
+ Sự phát triển chủ nghĩa tư bản càng làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
phát triển cao và mang tính chất xã hội hoá sâu sắc với quan hệ sản xuất tư bản, dựa trên
chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, biểu hiện về mặt xã hội của
mâu thuẫn này là mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ngày càng
gay gắt. Từ đó dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản:
Ở Pháp có khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liông 1831 và 1834; ở Anh có phong trào
Hiến Chương (10 năm) vào cuối những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỷ XIX; Đức
có phong trào đấu tranh của công nhân dệt ở Xilêdi => Những phong trào đấu tranh trên
là bằng chứng lịch sử thể hiện giai cấp vô sản đã trở thành lực lượng chính trị độc lập,
tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
+ Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản nổ ra mạnh mẽ nhưng lần lượt thất bại,
nó đặt ra yêu cầu khách quan là cần phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Chủ nghĩa
Mác ra đời đã đáp ứng nhu cầu khách quan đó, đồng thời chính thực tiễn cách mạng đó
cũng trở thành tiền đề cho sự khái quát và phát triển không ngừng lý luận của chủ nghĩa
Mác.
* Tiền đề lý luận
Chủ nghĩa Mác ra đời là sự kế thừa di sản lý luận của nhân loại mà trực tiếp nhất là
triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng
Pháp.
- Triết học cổ điển Đức (G.W. Ph.Hêghen, và L.Phoiơbắc)
-> Triết học cổ điển Đức (triết học của Hêgghen và Phoiơbắc) đã ảnh hưởng sâu sắc
đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác.
+ Hêghen:
-> Công lao của Ph.Hêghen: phê phán tư duy siêu hình; là người đầu tiên diễn đạt
được nội dung của phép biện chứng dưới dạng lý luận chặt chẽ thông qua hệ thống các
quy luật, phạm trù
-> Hạn chế trong triết học Hêgghen: hệ thống triết học của ông mang tính chất duy
tâm thần bí. Vì vậy, phép biện chứng của ông cũng chỉ là biện chứng của tư duy
> C.Mác, Ph. Ăngghen đã phê phán tính chất duy tâm thần bí và kế thừa phép biện
chứng của Hêghen để xây dựng phép biện chứng duy vật.
+ L.Phoiơbắc:
-> Công lao của L.Phoiơbắc: đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, tiếp
tục bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII; khẳng định quan điểm
duy vật triệt để trong lĩnh vực tự nhiên: Giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn
và không phụ thuộc vào ý thức con người.
-> Hạn chế trong triết học Phoiơbắc: quan điểm duy tâm về lĩnh vực xã hội; chủ
nghĩa duy vật của ông mang tính chất siêu hình (chưa triệt để)
2
> Mác, Ph. Ăngghen đã phê phán tính chất siêu hình, đánh giá cao chủ nghĩa duy
vật vô thần của ông, đây là tiền đề quan trọng cho bước chuyển biến của C.Mác,
Ph.Ăngghen từ thế giới quan duy tâm sang duy vật, từ lập trường của chủ nghĩa dân chủ
cách mạng sang lập trường chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy, C.Mác, Ph.Ăngghen đã lọc bỏ tính chất duy tâm thần bí, kế thừa phát triển
phép biện chứng trong triết học Hêghen, đồng thời, lọc bỏ tính siêu hình và kế thừa phát
triển chủ nghĩa duy vật trong triết học Phoiơbắc, kết hợp chúng để sáng tạo ra chủ nghĩa
duy vật biện chứng khoa học. Do vậy chủ nghĩa duy vật biện chứng của C. Mác và Ph.
Ăngghen đã phản ánh đúng đắn sự tồn tại khách quan, biện chứng của thế giới.
- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (A. Smít, Đ. Ricácđô)
+ A.Xmít và Đ.Ricácđô
-> Công lao lịch sử của A.Xmít và Đ.Ricácđô: là những người mở đầu xây dựng
lý luận về giá trị lao động trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế chính trị học; đưa ra nhiều
kết luận quan trọng về giá trị và nguồn gốc của lợi nhuận, tính chất quan trọng của quá
trình sản xuất vật chất, về những quy luật kinh tế khách quan
-> Hạn chế về phương pháp nghiên cứu nên: không thấy được tính lịch sử của giá
trị; không thấy được mâu thuẫn của hàng hoá và sản xuất hàng hoá; không thấy được
tính hai mặt của sản xuất hàng hoá; không phân biệt được sản xuất hàng hoá giản đơn
với sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa; chưa phân tích được chính xác những biểu hiện
của giá trị trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
-> C.Mác, Ph.Ăngghen đã kế thừa những yếu tố khoa học trong lý luận về giá trị
lao động và những tư tưởng tiến bộ đồng thời giải quyết những bế tắc mà các nhà kinh tế
chính trị cổ điển Anh đã không thể vượt qua. Từ đó C.Mác, Ph.Ăngghen xây dựng nên:
lý luận về giá trị thặng dư; luận chứng khoa học về bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản
và nguồn gốc kinh tế dẫn đến diệt vọng tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu
của chủ nghĩa xã hội.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX H.Xanh
Ximông, S.Phuriê, R.Ôoen
+ Công lao lịch sử của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng: thể hiện
đậm nét nhân văn, đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản và vạch trần nỗi khốn khổ của
người lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa; đưa ra nhiều quan điểm sâu sắc về
quá trình phát triển của lịch sử cũng như dự đoán về những đặc trưng cơ bản về xã hội
tương lai
+ Hạn chế: không luận chứng được một cách khoa học về bản chất của chủ nghĩa
tư bản; không phát hiện được quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản; chưa nhận thức
được vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân với tư cách là lực lượng xã hội có khả năng
xoá bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng một xã hội mới bình đẳng, không có bóc lột
+ C.Mác, Ph.Ăngghen đã khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không
tưởng và kế thừa những mặt tích cực đặc biệt là quan điểm đúng đắn về lịch sử, về đặc
trưng của xã hội tương lai đã trở thành một trong những tiền đề lý luận về chủ nghĩa xã
hội khoa học trong chủ nghĩa Mác.
* Tiền đề khoa học tự nhiên
3
- Những thành tựu của khoa học tự nhiên vừa là tiền đề, vừa là luận cứ để khẳng
định tính đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Thế kỷ XIX có 3 phát minh vĩ đại:
-> Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, phát minh khoa học này đã chứng
minh tính thống nhất vật chất của thế giới, đồng thời chỉ ra rằng, mọi sự vật và hiện
tượng trong thế giới luôn nằm trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau
-> Thuyết tế bào; thuyết tiến hoá đã chứng minh sự thống nhất về mặt kết cấu sinh
học của thế giới hữu sinh; chỉ ra rằng, sự sống và sự đa dạng phong phú của các loài
sinh, động vật là kết quả tiến hoá, lâu dài của giới tự nhiên. Những phát minh này tạo ra
điều kiện, tiền đề cho thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng ra đời.
Như vậy triết học Mác ra đời là một tất yếu lịch sử, tất nhiên phải có những điều
kiện chủ quan như sự thông minh, lòng yêu thương những người lao động của chính Mác
và Ăngghen.
b. Giai đoạn hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác
* Thứ nhất: C. Mác và Ph.Ăngghen và quá trình chuyển biến tư tưởng của các ông
từ CNDT và dân chủ cách mạng sang CNDV và chủ nghĩa cộng sản
* Thứ hai: Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử
* Thứ ba: Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung, phát triển lý luận triết học
* Thứ tư: Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và
Ph.Ăngghen thực hiện:
- Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện thể hiện
ở những điểm chủ yếu sau:
+ Một là, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện
chứng trong triết học trước đó, Mác và Ăngghen đã tạo ra sự thống nhất hữu cơ giữa chủ
nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đây là bước
phát triển cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện
+ Hai là, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cho triết học của C. Mác và
Ph.Ăngghen trở nên triệt để. Trước khi triết học Mác ra đời chưa có một nhà triết học
nào giải thích được một cách duy vật lĩnh vực lịch sử – xã hội – tinh thần. Triết học Mác
ra đời đã khắc phục được những hạn chế này
+ Ba là, với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử Mác và Ăngghen đã khắc phục sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn. Triết
học của hai ông trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ.
Triết học của hai ông đã gắn bó với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản, còn
phong trào vô sản cần đến sự chỉ đưòng, dẫn dắt của triết học này
+ Bốn là, với sự ra đời của triết học Mác, Mác và Ăngghen đã khắc phục sự đối lập
giữa triết học với các khoa học cụ thể. Trước khi triết học Mác ra đời thì triết học hoặc là
đối lập với các khoa học cụ thể, hoặc là hoà tan vào nó. Từ khi triết học Mác ra đời thì
quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua
lại lẫn nhau. Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các thông số, dữ liệu khoa
4
học, tài liệu khoa học để triết học Mác khái quát, còn triết học Mác đóng vai trò thế giới
quan, phương pháp luận chung nhất cho các khoa học cụ thể.
- Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph.Ăngghen thực hiện:
+ Làm cho triết học thay đổi cả về vai trò, vị trí, chức năng trong hệ thống tri thức
khoa học.
+ Làm cho chủ nghĩa xã hội không tưởng có cơ sở trở thành khoa học
+ Làm cho triết học Mác trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
* Thứ năm: Giai đoạn V.I.Lênin trong sự phát triển triết học Mác
V.I.Lênin (1870 - 1924) đã vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác để giải quyết
những vấn đề của cách mạng vô sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và bước đầu xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó, ông đã đóng góp to lớn vào sự phát triển lý
luận của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
II. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu môn học
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
1. Đối tượng và mục đích của việc học tập, nghiên cứu
a. Đối tượng
* Trong phạm vi lý luận của triết học Mác - Lênin đó là những nguyên lý cơ bản về
thế giới quan và phương pháp luận chung nhất bao gồm:
+ Những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tính cách là hạt nhân lý
luận của thế giới quan khoa học
+ Phép biện chứng với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển,
về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư
duy
+ Chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng những nguyên lý của chủ
nghĩa duy vật và phép biện chứng vào việc nghiên cứu đời sống xã hội
* Trong phạm vi kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm: Học thuyết
về giá trị (giá trị lao động), học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết về chủ nghĩa tư bản
độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, khái quát những quy luật kinh tế cơ
bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn
phát triển cao.
* Trong phạm vi chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân và tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, các quy luật chính trị - xã hội của
quá trình hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và những
định hướng cho giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
b. Mục đích
Việc học tập, nghiên cứu môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin” nhằm:
5
+ Nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác -
Lênin
+ Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách
mạng, niềm tin, lý tưởng cách mạng
+ Vận dụng sáng tạo những nhân tố trên trong nhận thức và thực tiễn, trong rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức đáp ứng nhu cầu về nhân tố con người trong sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
2. Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên cứu
Thứ 1: Phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó, chống xu hướng kinh viện, giáo
điều
Thứ 2: Đặt chúng trong mối quan hệ với các luận điểm khác, các bộ phận cấu thành
khác để thấy sự thống nhất trong tính đa dạng, nhất quán của mỗi tư tưởng nói riêng, của
toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung
Thứ 3: Để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin thì cần phải gắn những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn
cách mạng Việt Nam và thực tiễn thời đại. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
trong từng giai đoạn lịch sử
Thứ 4: Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin để đáp ứng những yêu cầu của con người
Việt Nam trong giai đoạn mới vì vậy quá trình học tập, nghiên cứu đồng thời phải là quá
trình giáo dục, tự giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện để từng bước hoàn thiện mình trong
đời sống cá nhân và trong cộng đồng xã hội
Thứ 5: Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận mở, không ngừng phát triển trên
cơ sở phát triển của thực tiễn xã hội. Vì vậy, quá trình học tập, nghiên cứu một mặt phải
là quá trình tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để góp phần phát triển tính khoa học, tính nhân
văn vốn có của nó. Mặt khác, phải đặt nó trong lịch sử phát triển của tư tưởng nhân loại
vì nó là sự kế thừa tinh hoa nhân loại trong điều kiện lịch sử mới.
6
PHẦN I
THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
CHƯƠNG I
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
I. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng
1. Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
a. Quan niệm về triết học
Triết học là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về vị trí
của con người trong thế giới đó.
b. Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa CNDV và CNDT trong việc giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học
* Vấn đề cơ bản của triết học: Ph.Ăngghen định nghĩa: “Vấn đề cơ bản lớn của
mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
-> Vì sao quan hệ giữa tư duy và tồn tại lại là vấn đề cơ bản của triết học?
* Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt: (2 mặt của một vấn đề)
- Mặt thứ nhất (bản thể luận): Giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có
sau, cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai (nhận thức luận): Con người có khả năng nhận thức được thế giới
hay không?
7
8
VẬT CHẤT HAY Ý THỨC CÓ TRƯỚC? QUYẾT ĐỊNH?
VẬT CHẤT CÓ TRƯỚC,
QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC
Ý THỨC CÓ TRƯỚC,
QUYẾT ĐỊNH VẬT CHẤT
VẬTCHẤT, Ý THỨC CÙNG
TỒN TẠI ĐỘC LẬP NHAU
CNDV
CNDT
N
H
Ị
N
G
U
Y
Ê
N
CON NGƯỜI CÓ THỂ
NHẬN THỨC ĐƯỢC THẾ GIỚI KHÔNG?
CÓ THỂ
NHẬN THỨC ĐƯỢC
KHÔNG THỂ
NHẬN THỨC ĐƯỢC
Nhận
thức
là sự
phản
ánh
thế
giới
KQ
Nhận
thức là
sự
phản
ánh
trạng
thái
chủ
quan
Nhận
thức là
sự tự
nhận
thức
của
YN
TĐ
Hoài
nghi
khả
năng
nhận
thức
của
con
người
Nhận
thức chỉ
p.a hiện
tượng
không
p.a
được
bản
chất
DTKQ
Hoài
nghi
BKT
CNDT
DTCQ
CNDV
NHỊ NGUYÊN
2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - hình thức phát triển cao nhất của CNDV
Thời gian Hình thức Đặc điểm
Thế kỷ VI - III
TCN
CNDV chất phác
Đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ
thể nào đó; mang tính tự phát, ngây thơ, cảm
tính, dựa trên những quan sát trực tiếp và phỏng
đoán về thế giới tự nhiên.
Thế kỷ XVII –
XVIII
CNDV siêu hình
Chịu sự tác động của phương pháp tư duy siêu
hình, máy móc, thế giới được coi như tổng số các
sự vật biệt lập, không vận động, không phát triển.
Thế kỷ XIX –
XX
CNDV biện chứng Là sự thống nhất giữa CNDV khoa học và
phương pháp biện chứng, phản ánh đúng đắn
hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến
và sự phát triển.
II. Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức
1. Vật chất
a. Phạm trù vật chất
* Quan điểm của các nhà duy vật thời kỳ cổ đại
Khuynh hướng chung của các nhà triết học duy vật cổ đại: Đi tìm bản nguyên vật
chất đầu tiên và coi đó là nguyên tố đầu tiên tạo ra mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới,
chẳng hạn, Ta lét: nước; Anaximen: không khí; Hêraclít: Lửa; Đêmôcrít: nguyên tử
* Quan điểm của các nhà duy vật thời kỳ cận đại
- Thế kỷ XVII – XVIII, KHTN phát triển rất mạnh, thu được nhiều thành tựu mới
trong việc nghiên cứu thế giới khách quan (Cơ học, toán học, vật lý học, sinh vật
học….). Tuy vậy những quan niệm siêu hình vẫn chi phối những hiểu biết triết học về
thế giới: Nguyên tử vẫn tiếp tục được coi là phần tử vật chất nhỏ nhất, không thể phân
chia; vận động của vật chất chỉ được coi là vận động cơ học, nguồn gốc của vận động
nằm ngoài sự vật, thừa nhận “cái hích” đầu tiên của thượng đế.
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vật lý học hiện đại, nhất là vật lý học vi mô đã
có những phát hiện mới về cấu trúc của vật chất… làm biến đổi sâu sắc quan niệm của
con người về nguyên tử: 1895: Rơnghen tìm ra tia X - Một loại sóng điện từ có bước
sóng cực ngắn); 1896: Beccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ ⇒ Quan niệm về sự
bất biến của nguyên tử trước đây là không chính xác; 1897: Tômxơn phát hiện ra điện tử
và chứng minh được điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử
=> Những phát hiện nói trên của vật lý học đã mâu thuẫn với quan niệm về vật
chất của CNDV thế kỷ XVII - XVIII. CNDT đã lợi dụng tình hình đó để tuyên truyền
quan điểm duy tâm: tuyên bố vật chất “tiêu tan”, vật chất “biến mất”. Trong bối cảnh đó
Lênin đã đưa ra một định nghĩa mới về vật chất.
* Định nghĩa vật chất của Lênin
9
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
* Phân tích định nghĩa
- Thứ nhất: Vật chất là một phạm trù/triết học: Nghĩa là vật chất ở đây được
quan niệm dưới góc độ triết học, dùng để chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không
sinh ra, không mất đi. Các dạng vật chất mà các khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới
hạn, có sinh ra, có mất đi, chuyển hóa thành cái khác. Do vậy không thể đồng nhất vật
chất với các dạng tồn tại cụ thể của vật chất (vật thể)
- Thứ hai: Phương pháp định nghĩa đặc biệt, đặt vật chất đối lập với ý thức, hiểu
vật chất là tất cả những gì tác động vào các giác quan của con người thì gây nên cảm
giác
- Thứ ba: Dùng để chỉ thực tại/khách quan
+ Vật chất dùng để chỉ thực tại: tồn tại, có thực
+ Khách quan (không phụ thuộc vào cảm giác của con người)
- Thứ tư: Được đem lại cho con người trong cảm giác: Vật chất có trước, tác
động vào các giác quan của con người: tác động trực tiếp: nhìn, cảm nhận; gián tiếp: nhờ
các công cụ => Cảm giác, ý thức của con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh của vật
chất => Con người có thể nhận thức được thế giới “chép lại, chụp lại”
* Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin đối với sự phát triển của chủ nghĩa
duy vật và nhận thức khoa học
- Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật triệt để, khắc phục
được quản điểm duy vật siêu hình trước đó, chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả
tri
- Khắc phục được khủng hoảng trong KHTN, mở đường cho khoa học tự nhiên
phát triển -> Thấy được vai trò của triết học đối với khoa học tự nhiên, giữa chúng có
mối quan hệ biện chứng với nhau: thành tựu của KHTN giúp triết học khái quát thế giới
một cách chính xác hơn ngược lại triết học phát triển đúng đắn định hướng về mặt thế
giới quan đúng đắn, chính xác cho KHTN…
- Với định nghĩa này, phạm trù vật chất không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tự nhiên mà
còn mở rộng sang cả lĩnh vực xã hội, khẳng định đâu là vật chất/ý thức trong lĩnh vực xã
hội -> Định nghĩa này là cơ sở lý luận khoa học để khẳng định rằng, trong lĩnh vực xã
hội, vật chất được biểu hiện dưới dạng tồn tại xã hội, yếu tố quan trọng nhất tạo nên tồn
tại xã hội là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất… nó đã làm sáng tỏ quan điểm duy
vật về lịch sử.
b. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
* Vận động
- Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là một phương thức tồn tại của vật chất, là
thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm mọi sự thay đổi nói chung, mọi quá trình
diễn ra trong vũ trụ, kể cả từ thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
10
- Vt cht tn ti bng cỏch vn ng, ngha l thụng qua vn ng, vt cht biu
th s tn ti ca mỡnh v ch thụng qua vn ng, vt cht mi tn ti c. Ngha l,
khụng cú vt cht khụng vn ng
- Vn ng ca vt cht l t thõn, do ngun gc bờn trong bn thõn vt cht quy
nh. Vn ng ca vt cht khụng bao gi mt i, ch chuyn t hỡnh thc vn ng ny
sang hỡnh thc vn ng khỏc.
- Vn ng gn lin vi ng im, ng im l vn ng trong thng bng, trong s
n nh tng i.
* Khụng gian v thi gian l nhng hỡnh thc tn ti ca vt cht
- Khụng gian l hỡnh thc tn ti ca vt cht xột v mt qung tớnh (tớnh 3 chiu:
di, rng, cao), biu hin s cựng tn ti v tỏch bit cng nh trt t phõn b ca cỏc s
vt
- Thi gian l hỡnh thc tn ti ca vt cht xột v mt di din bin, s k tip
ca cỏc quỏ trỡnh, biu din trỡnh t xut hin, mt i ca s vt (quỏ kh, hin ti, tng
lai).
c. Tớnh thng nht vt cht ca th gii
- Ch ngha duy vt bin chng: Th gii thng nht bi tớnh vt cht, c th l:
+ Mt l: Ch cú mt th gii duy nht v thng nht l th gii vt cht. Th gii
vt cht cú trc tn ti khỏch quan c lp vi ý thc con ngi.
+ Hai l: Cỏc s vt trong th gii u l nhng dng tn ti khỏc nhau ca th gii
vt cht, nú cú mi liờn h vi nhau v cựng b chi phi bi cỏc quy lut khỏch quan.
+ Ba l: Th gii ú tn ti vnh vin, khụng ai sinh ra v khụng mt i, vụ hn v
vụ tn, chỳng vn ng, chuyn hoỏ ln nhau.
-> Bn cht vt cht v tớnh thng nht vt cht ca th gii l kt lun c rỳt ra
t vic khỏi quỏt thnh tu ca khoa hc v c cuc sng hin thc ca con ngi
kim nghim.
2. í thc
a. Ngun gc ca ý thc
11
Nguồn gốc ý thức
Nguồn gốc xã hộiNguồn gốc tự nhiên
Vật chất
Bộ óc
con ng
ời
Thế
giới
khách
quan
Lao
động
Ngôn
ngữ
Kết luận: Sự xuất hiện của ý thức là kết quả đồng thời của hai quá trình tiến hóa:
tiến hóa về mặt tự nhiên và tiến hóa về mặt xã hội. Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng
nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức
là sự phản ánh hiện thực khách quan vào óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và các
quan hệ xã hội.
b. Bản chất và kết cấu của ý thức
* Bản chất của ý thức:
Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong óc người. Thể hiện:
- Ý thức là sự phản ánh mang tính sáng tạo
+ Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật
+ Có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế; có thể dự báo, tiên
đoán tương lai; có thể tạo ra những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng.
+ Quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người của ý thức là quá
trình năng động, sáng tạo và có quy trình:
o Sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng, có chọn lọc và định hướng.
o Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần (tức là mã hóa
đối tượng vật chất thành ý tưởng tinh thần phi vật chất).
o Hiện thực hóa đối tượng (chuyển từ tư duy ra hiện thực khách quan, biến các ý
tưởng trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực) thông qua hoạt động thực
tiễn.
- Ý thức là sự phản ánh mang tính chủ quan
+ Phụ thuộc vào trình độ tổ chức bộ não của mỗi chủ thể phản ánh
+ Phụ thuộc vào môi trường, hoàn cảnh xã hội mà chủ thể đó sống, có nghĩa là
môi trường, hoàn cảnh xã hội như thế nào thì nhận thức như thế đó
+ Hình ảnh thế giới tác động vào bộ não người và được cải biến qua lăng kính chủ
quan, do đó ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan.
- Ý thức là sự phản ánh mang tính xã hội
+ Ý thức ngay từ đầu đã là sản phẩm của xã hội: lao động, ngôn ngữ và các quan
hệ xã hội, cho nên người nào tách rời khỏi đời sống xã hội của con người sẽ không thể có
ý thức.
+ Ý thức phản ánh tồn tại xã hội và biến đổi cùng với sự biến đổi của tồn tại xã
hội. C.Mác đã khẳng định: “Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là
như vậy chừng nào con người còn tồn tại”.
* Kết cấu của ý thức
Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với nhau. Theo
cách tiếp cận kết cấu của ý thức từ các yếu tố cơ bản nhất hợp thành thì ý thức bao gồm 3
yếu tố cơ bản sau:
- Tri thức: Là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội, là kết
quả của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới hiện thực
- Tình cảm: Là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong quan hệ
của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình
12
- Ý chí: Là khả năng huy động sức mạnh của bản thân để vượt qua những cản trở
trong quá trình thực hiện mục đích của con người.
=> Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có quan hệ biện chứng với nhau, song tri
thức là yếu tố quan trọng nhất. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là
nhân tố định hướng sự phát triển và mức độ biểu hiện của các yếu tố khác.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a. Vai trò của vật chất đối với ý thức
- Vật chất là nguồn gốc của ý thức thể hiện:
+ Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ
khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất
thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất
+ Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức là chính
bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất
(bộ óc người, hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là
nguồn gốc của ý thức.
- Vật chất quyết định nội dung, đặc điểm của ý thức: Biểu hiện điều kiện vật chất
như thế nào thì ý thức như thế đó.
-> Từ vấn đề này hãy giải thích một số vấn đề thực tiễn: Vì sao chất lượng giáo
dục đại học ở Việt Nam so với thế giới rất thấp; xây dựng đường xá, cầu cống vì sao phải
chắp vá nhiều lần? Vì sao Mỹ luôn luôn hiện diện ở mọi nơi trên thế giới?.v.v
- Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức, khi cơ sở vật chất, điều kiện vật chất
thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo
-> Từ vấn đề này hãy giải thích một số vấn đề thực tiễn: Nhu cầu về đời sống vật
chất ở Việt Nam hiện nay có gì khác so với thời kỳ bao cấp? Vấn đề chọn trường, ngành
học của sinh viên hiện nay thay đổi so với trước kia như thế nào? Tư duy của người nông
dân Việt Nam hiện nay thay đổi so với tư duy truyền thống như thế nào?.v.v
b. Vai trò của ý thức đối với vật chất
* Bản chất của ý thức mang tính năng động, sáng tạo, ý thức là ý thức của con
người, chỉ có con người mới có ý thức nên nói tới sự tác động trở lại của ý thức đối với
vật chất chính là nói đến sự tác động của con người đối với vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn.
- Ý thức
- Ý thức
chỉ đạo, hướng dẫn
chỉ đạo, hướng dẫn
con người trong hoạt động thực tiễn, nó giúp con
con người trong hoạt động thực tiễn, nó giúp con
người: Xác định mục tiêu, đề ra được phương hướng, tìm ra được phương pháp hành
người: Xác định mục tiêu, đề ra được phương hướng, tìm ra được phương pháp hành
động => Từ đó giúp cho hoạt động của con người ngày càng có hiệu quả hơn.
động => Từ đó giúp cho hoạt động của con người ngày càng có hiệu quả hơn.
-> Từ vấn đề này, liên hệ với sinh viên khi thi đỗ vào được trường đại học phải có
-> Từ vấn đề này, liên hệ với sinh viên khi thi đỗ vào được trường đại học phải có
ý thức học tập như thế nào?
ý thức học tập như thế nào?
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng tích cực hoặc tiêu
cực, thể hiện:
+ Tác động tích cực: Ý thức đúng, hướng dẫn con người hành động đúng sẽ thúc
đẩy cho sự vật phát triển; đi đến thành công, ví dụ, hiểu rõ về cây lúa, con người đã tìm
mọi cách để nâng cao chất lượng, số lượng của nó nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người
13
+ Tác động tiêu cực: Ý thức sai, hướng dẫn con người hành động sai dẫn tới chỗ
phá hoại hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật; thất bại , ví du, mọi người thiếu ý thức
giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác bừa bãi sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến
cộng đồng
c. Ý nghĩa phương pháp luận
* Xuất phát từ vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
* Xuất phát từ vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
Đòi hỏi trong nhận
Đòi hỏi trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn phải luôn luôn tôn trọng hiện thực khách quan, quy luật
thức và hoạt động thực tiễn phải luôn luôn tôn trọng hiện thực khách quan, quy luật
khách quan, thể hiện:
khách quan, thể hiện:
- Trong đời sống hàng ngày của con người: Trước hết phải chú ý đến đời sống vật
- Trong đời sống hàng ngày của con người: Trước hết phải chú ý đến đời sống vật
chất như ăn, ở, mặc, đi lại rồi mới chú đến các lĩnh vực khác
chất như ăn, ở, mặc, đi lại rồi mới chú đến các lĩnh vực khác
- Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: Phải xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính
- Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: Phải xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội nhất định để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn thúc đẩy xã hội
trị, xã hội nhất định để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn thúc đẩy xã hội
tiến lên
tiến lên
- Nếu chủ quan, duy ý chí, nôn nóng tất yếu dẫn đến sai lầm trong hoạt động nhận
- Nếu chủ quan, duy ý chí, nôn nóng tất yếu dẫn đến sai lầm trong hoạt động nhận
thức và thất bại trong hoạt động thực tiễn
thức và thất bại trong hoạt động thực tiễn
- Lưu ý: Nếu tuyệt đối hóa yếu tố vật chất sẽ rơi vào quan điểm duy vật tầm
- Lưu ý: Nếu tuyệt đối hóa yếu tố vật chất sẽ rơi vào quan điểm duy vật tầm
thường.
thường.
* Xuất phát từ sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:
* Xuất phát từ sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:
Đòi hỏi phải luôn
Đòi hỏi phải luôn
luôn chú ý phát huy đầy đủ tính năng động, chủ quan, sự sáng tạo của con người trong
luôn chú ý phát huy đầy đủ tính năng động, chủ quan, sự sáng tạo của con người trong
việc nhận thức và cải tạo thế giới, muốn vậy:
việc nhận thức và cải tạo thế giới, muốn vậy:
- Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tư tưởng, văn hóa, khoa học cho
- Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tư tưởng, văn hóa, khoa học cho
nhân dân
nhân dân
- Khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của
- Khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của
con người Việt Nam, quyết tâm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu
con người Việt Nam, quyết tâm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu
- Lưu ý: Nếu tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm
- Lưu ý: Nếu tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm
14
CHƯƠNG II
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Khái niệm phép biện chứng
- Biện chứng là khái niệm đối lập với khái niệm siêu hình, dùng để chỉ mối liên hệ
phổ biến và sự biến đổi không ngừng theo quy luật của các sự vật, hiện tượng của thế
giới. Có biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện chứng khách quan là biện
chứng vốn có của thế giới vật chất, biện chứng chủ quan là hình ảnh của biện chứng
khách quan vào trong đầu óc của con người, biện chứng của tư duy.
- Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới
thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc
phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: thô sơ, chất phác và tự phát
+ Triết học phương Đông cổ đại: Biện chứng trong âm dương, ngũ hành (triết học
Trung Quốc),…
+ Triết học phương Tây cổ đại: Tiêu biểu là triết học HiLạp, Ăngghen đã từng
nhận xét "các nhà triết học Hilạp cổ đại, hầu hết họ đều là những nhà biện chứng bẩm
sinh", tiêu biểu là: Hêraclit, Platôn, nhất là Arixtốt.
- Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức (Cantơ -> Hêghen): Tiêu biểu là phép biện
chứng trong triết học của Hê ghen, Ăngghen đã từng nhận xét: Hêghen là nhà triết học vĩ
đại người Đức, ông là người đầu tiên trong lịch sử, trình bày phép biện chứng một cách
đầy đủ nhất, sâu sắc nhất và súc tích nhất. Tuy nhiên, phép biện chứng lại bị Hêghen
trình bày một cách duy tâm, lộn ngược và không triệt để.
- Phép biện chứng duy vật: Có tính khoa học - cách mạng do C.Mác và Ph.
Ăngghen sáng lập, trên cơ sở kế thừa và cải tạo phép biện chứng của Hêghen.
3. Phép biện chứng duy vật - hình thức cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử
a. Định nghĩa phép biện chứng duy vật
- Cơ sở để C.Mác và Ph. Ăngghen, Lênin đưa ra khái niệm phép biện chứng:
+ Cơ sở thực tiễn (thực tiễn lịch sử loài người)
+ Kết quả khái quát thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại
+ Kế thừa phép biện chứng của Hêghen
- Định nghĩa phép biện chứng: Trong tác phẩm "Chống Đuy - rinh", Ph. Ăngghen
cho rằng: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động, phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy”.
- Khi nhấn mạnh đến vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ph. Ănghen
định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”.
- Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin khẳng định: “Trong
số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu của phép biện chứng, tức là học thuyết về
sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết
về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn
luôn phát triển không ngừng”.
15
b. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật (làm rõ sự hơn
hẳn về chất của phép biện chứng duy vật so với các phép biện chứng trước đó)
- Được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học
- Có sự thống nhất hữu cơ giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và
phương pháp luận biện chứng duy vật, nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn
là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới
- Biện chứng triệt để: Như C. Mác đã viết: Phép biện chứng của tôi không chỉ
khác mà còn hoàn toàn đối lập với phép biện chứng của Hêghen (Phép biện chứng của
Hêghen không triệt để: Một mặt ông thừa nhận mọi sự vật vận động, phát triển không
ngừng; mặt khác ông lại mâu thuẫn cho rằng nhà nước Phổ là nhà nước cuối cùng; triết
học của ông là cao nhất, tuyệt đích -> Hạn chế này là do lập trường giai cấp, bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị).
c. Vai trò của phép biện chứng duy vật
- Đối với chủ nghĩa Mác - Lênin: "Phép biện chứng là cơ sở lý luận cơ bản, là linh
hồn sống của chủ nghĩa Mác" (Lênin)
- Đối với thực tiễn: Như Lênin đã khẳng định, phép biện chứng duy vật là công cụ
nhận thức vĩ đại của loài người. Mọi thành công của Việt Nam trong thực tiễn đổi mới
đất nước vừa qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc vận dụng đúng đắn, sáng tạo
phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Đối với sự phát triển của khoa học:
+ Lênin đã từng khẳng định: Phép biện chứng duy vật là công cụ nhận thức vĩ đại
của nhân loại. Anhxtanh, nhà vật lý học vĩ đại của nhân loại thế kỷ XX, từng chỉ ra:
"Khoa học, mà trước hết là vật lý học càng phát triển bao nhiêu, các nhà khoa học càng
cần phải được trang bị phép biện chứng duy vật bấy nhiêu". (Bàn về chủ nghĩa xã hội,
Tạp chí Học tập số 6, tr. 56, Nxb ST, HN, 1986)
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ và đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam những năm vừa qua cũng cho thấy những
kinh nghiệm tương tự: tác hại khôn lường của ốc bươu vàng, của rùa tai đỏ, của dự án
trồng cà phê ở các tỉnh miền núi phía Bắc… là những ví dụ điển hình của sự trừng phạt
của phép biện chứng đối với những ai khinh thường nó…
II. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
- Các nhà triết học siêu hình không thừa nhận mối liên hệ phổ biến, họ cho rằng sự
vật, hiện tượng có thể tồn tại một cách cô lập, tách rời, cái này bên cạnh cái kia…
- Các nhà triết học duy vật biện chứng cho rằng: thế giới có vô vàn các sự vật, hiện
tượng, chúng thống nhất với nhau ở tính vật chất nên tất yếu chúng phải có mối liên hệ
với nhau.
+ Khái niệm: Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và sự chuyển hoá
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện
tượng trong thế giới.
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ:
16
+ Tính phổ biến của các mối liên hệ (bởi vì mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy
mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới, không loại trừ một sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực
nào)
+ Chỉ những mối liên hệ tồn tại (được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế
giới
-> Từ các khái niệm trên giải thích một số vấn đề trong thực tiễn: thời đại toàn cầu
hóa, các nền kinh tế liên hệ với nhau như thế nào? Trong một quốc gia, các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự có liên hệ với nhau như thế nào?
b. Tính chất của mối liên hệ
- Tính khách quan
+ Mối liên hệ là cái vốn có của các sự vật, hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người hay thần linh, thượng đế
+ Chỉ có liên hệ với nhau, sự vật, hiện tượng mới tồn tại, vận động, phát triển
- Tính phổ biến
+ Vì không phải chỉ có các sự vật, hiện tượng liên hệ với nhau, mà các yếu tố, bộ
phận cấu thành chúng cũng liên hệ với nhau. Không phải chỉ có các thời kỳ trong một
giai đoạn, các giai đoạn trong một quá trình liên hệ với nhau, mà giữa các quá trình cũng
liên hệ với nhau trong sự vận động và phát triển của thế giới.
+ Không chỉ trong tự nhiên, mà cả trong xã hội, lẫn tư duy, các sự vật, hiện tượng
cũng liên hệ tác động qua lại lẫn nhau
- Tính đa dạng, phong phú
+ Mỗi sự vật, hiện tượng đều có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong và bên
ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu…), chúng giữ
vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật đó
+ Mỗi mối liên hệ đó lại có những biểu hiện phong phú khác nhau trong những
điều kiện cụ thể khác nhau…
c. Ý nghĩa phương pháp luận
* Vì mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến cho nên trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm toàn diện.
- Quan điểm toàn diện
+ Khi xem xét một sự vật, hiện tượng nào đó phải xem xét các mặt, các mối liên
hệ của nó, nhưng cũng phải biết được đâu là mối liên hệ cơ bản, chủ yếu, có như vậy mới
nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng
+ Cần chống lại quan điểm phiến diện, xem xét qua loa một vài mối liên hệ đã vội
đánh giá sự vật một cách chủ quan; chống lại quan điểm chiết trung, san bằng các mối liên hệ,
xem chúng có vị trí, ý nghĩa như nhau; chống quan điểm ngụy biện, đánh tráo khái niệm:
những người ngụy biện cũng đề cập tới các yếu tố, các mặt cấu thành sự vật nhưng đánh lộn
vai trò của chúng, biến cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản
chất và ngược lại.
* Vì mối liên hệ mang tính đa dạng, phong phú, từng mối liên hệ có vai trò khác nhau đối
với sự vật, hiện tượng cho nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải
quán triệt quan điểm lịch sử – cụ thể.
17
- Quan điểm lịch sử – cụ thể
+ Khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó, phải đặt nó vào trong điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể cả về không gian, thời gian, khách quan, chủ quan đã làm phát
sinh và duy trì sự tồn tại của sự vật, hiện tượng đó.
2. Nguyên lý về sự phát triển
a. Khái niệm phát triển
- Quan điểm siêu hình: Phát triển là sự thay đổi về lượng mà không có sự thay đổi
về chất; phát triển như là một quá trình liên tục, không có những bước quanh co, thụt
lùi
- Quan điểm biện chứng
+ Khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh
hướng tiến lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn.
+ Khái niệm “phát triển” không đồng nhất với khái niệm “vận động”?
b. Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan của sự phát triển: Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong
bản thân sự vật, đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn
tại và vận động của sự vật, hiện tượng, nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển
-> Hãy giải thích: Sự phát triển của một con người phải trải qua nhiều giai đoạn và
phải giải quyết nhiều mâu thuẫn trong lòng nó? Sự phát triển của xã hội loài người cũng
cũng phải giải quyết nhiều mâu thuẫn khác nhau…? => Sự phát triển mang tính khách
quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người hay do đấng siêu nhiên tạo ra.
- Tính phổ biến của sự phát triển: Mọi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư
duy đều luôn trong quá trình phát triển
- Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng có sự khác nhau trong sự phát
triển; bản thân mỗi sự vật cũng có sự phát triển không giống nhau…
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Khi nghiên cứu nguyên lý này, trong hoạt động nhận thức và hoạt thực tiễn, cần
phải có quan điểm phát triển:
+ Đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó để dự tính được xu
hướng phát triển của nó
+ Nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu quá khứ, hiện tại và tương lai, kịp thời phát
hiện ra xu hướng phát triển tương lai của sự vật, có thái độ đúng đắn đối với cái mới,
khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.
+ Thấy được tính chất quanh co, phức tạp của sự phát triển vì vậy, trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh, tin tưởng vào
tương lai, không bi quan, chán nản
III. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Khái quát chung về phạm trù
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất
định.
18
- Phạm trù hình thành là kết quả của quá trình nhận thức hiện thực khách quan của
con người, vì vậy phạm trù có những tính chất cơ bản sau:
+ Tính khách quan: nội dung phạm trù phản ánh thuộc về thế giới khách quan,
không phụ thuộc vào bất kỳ lực lượng siêu nhiên nào
+ Tính chủ quan: vì phạm trù là sản phẩm hoạt động nhận thức nên nó phụ thuộc
vào đặc điểm nhận thức của con người ở thời đại lịch sử sinh ra nó
+ Tính linh hoạt, mềm dẻo: trình độ nhận thức của con người không đứng một chỗ
mà luôn phát triển, càng ngày con người càng phát hiện tri thức mới về hiện thực, những
tri thức mới ấy không ngừng được bổ sung, làm cho phạm trù phản ánh thế giới ngày
càng đầy đủ, đúng đắn hơn.
2. Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
a. Cái riêng, cái chung
* Định nghĩa: cái chung, cái riêng, cái đơn nhất:
- Phạm trù cái chung: dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố,
những quan hệ… lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
- Phạm trù cái riêng: dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất
định.
- Phạm trù cái đơn nhất: dùng để chỉ những đặc tính, những tính chất… chỉ tồn tại
ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
* Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
- Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, thể hiện:
+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại
của nó, nó không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng (tức là cái chung không tách rời mỗi
sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ)
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, vì bất cứ cái riêng nào cũng
tồn tại trong mối quan hệ với cái riêng khác, giữa những cái riêng ấy bao giờ cũng có
những cái chung giống nhau
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng còn cái cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng
+ Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện xác
định.
-> Cái đơn nhất biến thành cái chung trong quá trình phát triển của sự vật (từ cái ít
-> nhiều -> Đi lên có sự vật):
-> Cái chung biến thành cái đơn nhất trong quá trình tiêu vong của sự vật, hiện
tượng (nhiều -> ít -> sự vật đi xuống (lỗi thời)).
Ý nghĩa phương pháp luận
- Khi nghiên cứu sự vật phải phát hiện cái chung, vì cái chung là cái sâu sắc, bản
chất, muốn tìm được cái chung thì phải xâm nhập vào cái riêng
- Khi giải quyết những vấn đề cụ thể phải xuất phát từ cái chung, bởi vì nó là cái
bản chất, sâu sắc, định hướng cho việc nghiên cứu cái cụ thể (nếu xuất phát từ cái cụ thể
nó che mờ đi cái bản chất), không nhận thức đúng đắn vấn đề…
19
- Phải “cá biệt hóa” cái chung khi vận dụng vào từng cái riêng cụ thể, vì mỗi cái
riêng còn có cái đơn nhất (khác biệt), nếu tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ không tìm ra cái
đặc thù của sự vật, ngược lại nếu tuyệt đối hóa cái riêng sẽ không tìm ra được cái bản
chất của sự vật
- Cần phát hiện, tạo điều kiện cho cái đơn nhất tích cực phát triển, phổ biến thành
cái chung; đồng thời cần hạn chế, loại bỏ, thủ tiêu những cái chung lạc hậu, tạo điều kiện
cho cái mới, tích cực phát triển…
b. Nguyên nhân và kết quả
* Phạm trù nguyên nhân, kết quả
- Phạm trù nguyên nhân: dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau tạo ra sự biến đổi nhất định.
- Phạm trù kết quả: dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các
mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
* Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Thứ nhất: Nguyên nhân sinh ra kết quả
+ Nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên
nhân gây ra tác động
-> Lưu ý: Không phải sự nối tiếp nào về thời gian của sự vật, hiện tượng đều biểu
hiện mối quan hệ nhân quả, chẳng hạn, ngày luôn luôn “đến sau” đêm; sấm luôn luôn
“đến sau” chớp… những hiện tượng này cái nọ tiếp sau cái kia không phải vì chúng nằm
trong mối quan hệ nhân quả mà đơn thuần là vì chúng ở trong quan hệ nối tiếp nhau về
mặt thời gian
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả
+ Một kết quả được sinh ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc
đồng thời
-> Nhiều nguyên nhân phát huy tác động đồng thời - tổng hòa các nguyên nhân -
đưa lại kết quả (trong đời sống cần tìm ra nguyên nhân tốt, loại bỏ nguyên nhân xấu)
-> Nhiều nguyên nhân tác động riêng rẽ, đưa lại kết quả như nhau
+ Nguyên nhân có nhiều loại, như nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên
ngoài; nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu… mỗi loại có vai trò khác nhau đối
với kết quả, cho nên, trong thực tiễn, phải nhận dạng được chúng để có thái độ ứng xử
đúng đắn.
- Thứ hai: Kết quả tác động trở lại nguyên nhân
Kết quả sau khi ra đời nó không thụ động, trái lại nó tác động trở lại nguyên nhân đã
sinh ra nó, ví dụ nghèo đói, thất học làm gia tăng dân số, đến lượt nó, gia tăng dân số lại
làm làm gia tăng nghèo đói, thất học
- Thứ ba: Nguyên nhân và kết quả chuyển hóa lẫn nhau
+ Liên hệ nhân quả là một chuỗi vô tận
+ Nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau:
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối
liên hệ nhân quả, không được lấy ý muốn chủ quan thay cho quan hệ nhân quả.
20
- Muốn cho sự vật, hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo ra những nguyên nhân,
cùng những điều kiện cho những nguyên nhân đó phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn
cho hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó, cũng như
những điều kiện để các nguyên nhân ấy phát huy tác dụng.
- Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên
nhân có vai trò không như nhau; trước những thành công hay thất bại của công việc, yêu
cầu phải khách quan nhìn vào sự thật, chỉ rõ nguyên nhân để rút ra bài học kinh nghiệm,
phát huy ưu điểm, sửa chữa sai lầm, có như vậy mới tiến bộ…
- Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả; do đó, trong hoạt động thực tiễn cần
khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động theo
hướng tích cực phục vụ cho con người.
c. Tất nhiên và ngẫu nhiên (đọc giáo trình)
d. Cặp phạm trù nội dung và hình thức (đọc giáo trình)
e. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng (đọc giáo trình)
g. Cặp phạm trù khả năng và hiện thực (đọc giáo trình)
IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Khái quát chung về quy luật
* Khái niệm quy luật
- Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự
vật, hiện tượng, giữa các thuôc tính của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng
một sự vật.
- Các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy đều mang tính khách quan. Con
người chỉ có nhận thức quy luật để vận dụng chúng chứ không thể tuỳ tiện xoá bỏ quy
luật.
- Các quy luật được phản ánh trong các khoa học cũng không phải là sự sáng tạo
tuỳ ý của con người mà là sự phản ánh các quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội và tư
duy.
* Phân loại quy luật
- Người ta có thể phân loại quy luật theo nhiều cách khác nhau. Căn cứ vào mức
độ tính phổ biến chia thành:
+ Quy luật riêng – tác động trong những phạm vi nhất định
+ Quy luật chung - tác động trong phạm vi rộng hơn các quy luật riêng
+ Quy luật phổ biến – tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
(các quy luật của phép biện chứng duy vật).
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động, chia thành:
+ Quy luật tự nhiên - nảy sinh, tác động trong lĩnh vực tự nhiên. Ví dụ, quy luật
đồng hoá và dị hoá;
+ Quy luật xã hội – nảy sinh và tác động trong lĩnh vực xã hội. Ví dụ, quy luật đấu
tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp.
+ Quy luật tư duy - nảy sinh, tác động trong lĩnh vực tư duy. Ví dụ, quy luật kế
thừa…
21
- Quy luật của phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật phổ biến nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy. Các quy luật này phản ánh sự vận động, phát triển của sự
vật dưới những phương diện cơ bản nhất. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập chỉ ra nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật. Quy luật từ những thay
đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng. Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
2. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
a. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại
* Khái niệm chất và khái niệm lượng
- Khái niệm chất
+ Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật,
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó mà không
phải cái khác
Trong khái niệm về chất cần chú ý một số điểm sau:
+ Chất của sự vật là khách quan, phổ biến
+ Chất của sự vật gồm các thuộc tính (thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào
đó về chất của sự vật được bộc lộ ra khi tác động qua lại với các sự vật khác. Đó có thể
là tính chất, trạng thái, yếu tố,… của sự vật): Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản, tổng
hợp các thuộc tính cơ bản tạo nên chất của sự vật, khi những thuộc tính cơ bản thay đổi
thì chất của nó thay đổi
+ Chất của sự vật còn được xác định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu
thành sự vật đó, do đó, chất của sự vật không chỉ thay đổi khi thay đổi những yếu tố cấu
thành mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó.
+ Chất là mặt tương đối ổn định (ít thay đổi), nước ở thể rắn, lỏng, khí (chất) ổn
định, sự thay đổi nhiệt độ từ 40 sang 50 độ c chưa làm thay đổi chất (lỏng)…
+ Mỗi sự vật có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với
những cái khác….
- Khái niệm lượng
+ Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ,
nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trong khái niệm lượng cần chú ý một số điểm:
+ Lượng của sự vật mang tính khách quan, phổ biến
+ Lượng của sự vật không chỉ được xác định bởi những đại lượng chính xác mà
còn biểu thị dưới dạng trừu tượng, khái quát
+ Lượng là mặt thường xuyên biến đổi của sự vật
+ Sự phân biệt chất và lượng cũng chỉ là tương đối, cái trong mối quan hệ này
được coi là chất thì trong mối quan hệ khác được coi là lượng
* Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
22
+ Mỗi sự vật, hiện tượng đều có sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng (chất
nào lượng ấy, lượng nào chất ấy)
-> Phân tích khía cạnh này qua một số ví dụ: Về tính thống nhất giữa chất và
lượng trong phân tử nước (H
2
o), “chất”: Sự thống nhất của các thuộc tính khách quan
vốn có của “nước”: Không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan muối, axit…,
“lượng”: mỗi phân tử “nước” được cấu tạo từ 02 nguyên tử Hyđro và 01 nguyên tử Oxy;
tiền nào của nấy;
+ Giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm
thay đổi về chất được gọi là độ. Nói cách khác, độ là phạm trù triết học chỉ sự thống nhất
giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc
giảm đi) chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật
+ Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về
chất, giới hạn đó chính là điểm nút. Điểm nút dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay
đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật
23
+ Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước
nhảy. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu
của một giai đoạn phát triển mới.
- Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng: Chất mới ra đời sẽ
tác động trở lại tới sự thay đổi về lượng mới (làm thay đổi quy mô, nhịp điệu, tốc độ
phát triển của sự vật). Như vậy, không chỉ sự thay đổi về lượng gây nên những thay đổi
về chất mà cả sự thay đổi về chất cũng gây nên những thay đổi về lượng
-> Ví dụ: nhịp điệu vận động, phát triển của xã hội dưới cơ chế thị trường nhanh
hơn nhịp điệu vận động của xã hội dưới cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; hay khi trở
thành cử nhân thì tốc độ đọc, hiểu vấn đề sẽ tốt hơn khi còn là sinh viên…
-> Một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam cần suy nghĩ: Có người cho rằng học ở đại
học nhàn hơn học phổ thông; Có một số trường hợp học sinh lớp 7 mà chưa đánh vần
thành thạo (lượng – chất không phù hợp); cử nhân ngành thú y không biết cầm kim tiêm,
không biết mổ sẻ như thế nào?…-> Phải học thật sự để chất nào lượng ấy, chất mới thì
lượng cũng phải mới…
24
- Các hình thức của bước nhảy: Bước nhảy toàn bộ, bước nhảy cục bộ…
Tóm lại, sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ của sự vật.
Những thay đổi về lượng dần dần đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nhảy, chất cũ bị
phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới. Đó chính là cách thức phát triển của sự vật.
Quá trình này diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận động, biến đổi.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động thực tiễn muốn có thay đổi về chất thì phải tích luỹ về lượng,
không được nóng vội chủ quan, chẳng hạn, tích tiểu thành đại, góp gió thành bão, một
cây làm chẳng nên non…
- Trong hoạt động thực tiễn cần tránh rơi vào “tả khuynh” – nhấn mạnh bước nhảy
khi chưa đủ sự tích luỹ về lượng; bởi lẽ, khi ấy rất dễ rơi vào phiêu lưu, mạo hiểm. Đồng
thời, phải tránh “hữu khuynh” – tuyệt đối hoá sự tích luỹ về lượng, không dám thực hiện
bước nhảy khi đã tích lũy đủ về lượng, khi ấy dễ rơi vào bảo thủ, trì trệ, ngại khó. Khi
tích luỹ về lượng đã đủ thì phải thực hiện bước nhảy.
-> Một số vấn đề thực tiễn: Trái cây ăn non (xanh) hoặc già (chín) quá liệu có
ngon hay không? Vừa vào học đại học năm thứ nhất muốn tốt nghiệp có được không
(lượng non)?…
- Vì bước nhảy của sự vật đa dạng, phong phú cho nên trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn phải vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy cho phù hợp với từng điều
kiện, lĩnh vực cụ thể.
- Trong đời sống xã hội, quá trình phát triển của sự vật còn phụ thuộc vào nhân tố
chủ quan do đó cải cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của nhân tố con người
b. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
* Các khái niệm
- Mặt đối lập là một phạm trù triết học chỉ những mặt, những đặc điểm, thuộc tính,
tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan,
phổ biến trong mỗi sự vật, hiện tượng
-> Ví dụ, đồng hoá và dị hoá trong cơ thể động vật; cực bắc và cực nam trong
thanh nam châm; điện tích dương và điện tích âm trong dòng điện; cung và cầu trong nền
sản xuất xã hội
- Mâu thuẫn là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất, đấu tranh và chuyển
hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau.
- Lưu ý: Mâu thuẫn được hình thành từ hai mặt đối lập nhưng không phải bất kỳ
hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Chỉ khi hai mặt đối lập tồn tại trong cùng
một sự vật, trong cùng một thời gian, về cùng một mối liên hệ và thường xuyên tác động
qua lại lẫn nhau mới tạo thành mâu thuẫn.
-> Ví dụ, đồng hoá và dị hoá trong cùng một cơ thể động vật, cùng về một mối
liên hệ ở đây là cùng về năng lượng (đồng hoá là nạp năng lượng, dị hoá là giải phóng
năng lượng), đồng hoá và dị hoá thường xuyên tác động theo nghĩa nhờ đồng hoá mà cơ
thể mới có nhu cầu dị hoá, ngược lại, nhờ dị hoá thì cơ thể mới đồng hoá được…
- Các tính chất chung của mâu thuẫn
25