Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Hình tượng nhân vật Santiago (Tiểu thuyết Ông già và biển cả của Hemingway) với hình tượng người anh hùng Ulyssée (Sử thi Odyssée của Homère) từ góc nhìn so sánh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.17 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN

BÀI TẬP LỚN
----------------Môn học: VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY, MỸ
LATINH VÀ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC

Đề tài:
Hình tượng nhân vật Santiago (Tiểu thuyết Ông già và biển cả
của Hemingway) với hình tượng người anh hùng Ulyssée (Sử thi
Odyssée của Homère) từ góc nhìn so sánh.

Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2021


MỤC LỤC
A. Mở đầu.
B. Nội dung.
1. Khái quát chung
1.1. Ernest Miller Hemingway trong tác phẩm Ông già và biển cả.
1.2. Homère trong tác phẩm Odyssée.
2. Hình tượng nhân vật Santiago (Tiểu thuyết Ơng già và biển cả của
Hemingway) với hình tượng người anh hùng Ulyssée (Sử thi Odyssée của
Homère) từ góc nhìn so sánh.
2.1. Sự tương đồng giữa hai nhân vật Santiago trong Ông già và biển cả
của Hemingway và Ulyssée trong Odyssée của Homère.
2.2. Sự khác biệt giữa hai nhân vật Santiago trong Ông già và biển cả
của Hemingway và Ulyssée trong Odyssée của Homère.
C. Kết luận.
D. Tài liệu tham khảo.



A. MỞ ĐẦU

Ernest Miller Hemingway là một nhà văn người Mỹ nổi tiếng, suốt
cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật, ông đã mang được nhiều giải thưởng danh
giá và để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Đặc biệt, tiểu thuyết "Ông già và biển
cả" là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất gây tiếng vang lớn trên văn đàn
thế giới, tác phẩm đã đoạt giải Plitzer vào năm 1953. Không chỉ thành công
về mặt nghệ thuật theo nguyên lý tảng băng trơi mà tác phẩm cịn mang một
nội dung tư tưởng lớn, bởi vậy mà từng có nhận định, Ông già và biển cả là
một bản ảnh hùng ca ca ngợi tư thế ngạo nghễ và hào hùng của con người.
Xây dưng hình tượng ơng lão Santiago và con cá Kiếm, nhà muốn ca ngợi vẻ
đẹp tiềm ẩn, không giới hạn của con người giữa mối quan hệ giữa con người
và thiên nhiên kì vĩ. Điều đặc biệt là khẳng định sức mạnh của con người
trước thiên nhiên, tuy chinh phục thiên nhiên nhưng cũng không quên sự hòa
hợp, yêu mến thiên nhiên.
Homère là một nhân vật đặc biệt của Hy Lạp cổ đại, ở một đất nước
sáng tạo sự thành thánh và bất tử. Có nhiều sự tranh cãi về quê hương nhưng
phổ biến nhất là Homère được sinh ra bên bờ sông Melen, ông được nuôi
dưỡng và trưởng thành bên nghệ thuật hát rong Hy Lạp, nằm trong lòng văn
học dân gian Hy Lạp cổ đại. Odyssée được sáng tác trong bối cảnh ấy vào thế
kỉ VIII trước Công nguyên, tác phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật
và các vùng đất, con người Hy Lạp. Trong Odyssée xây dưng lên một mẫu
người anh hùng trí tuệ của thời đại, để bộc lộ rõ nét, người anh hùng Ulyssée
đã trải qua mười năm của cuộc hành trình tìm về xứ Ithaque, với ước mơ, khát
vọng về một cuộc sống hạnh phúc. Ngoài ra, tác phẩm hiện lên là thời kì đầu
của quá trình lập lên gia đình một vợ một chồng với chế độ phụ quyền và tư
hữu tài sản.
Từ góc nhìn so sánh, ta sẽ làm sáng tỏ lên những tương đồng và khác
biệt giữa hai nhân vật Santiago và Ulyssée, để từ đó làm rõ hơn về sự chi phối

trong thời đại lịch sử của hai tác phẩm, cũng như sự khác biệt trong nội dung,
tư tưởng và nghê thuật của từng tác giả đã ảnh hưởng như thế nào lên nhân
vật và bối cảnh xã hội trong tác phẩm.
3


B. NỘI DUNG

1. Khái quát chung
1.1. Ernest Miller Hemingway trong tác phẩm Ông già và biển cả.
Hemingway (1899-1961), sinh ra ở một gia đình trí thức ở Chicago, là
một nhà văn có niềm u thích với thiên nhiên hoang dại và những cuộc mạo
hiểm. Sau tốt nghiệp, ơng làm phóng viên và để lại số lượng tác phẩm đồ sộ.
Ông đề xướng hướng nghệ thuật theo nguyên lý tảng băng trơi 7/8 (một
phần nổi và bảy phần chìm), xây dưng lên hình tượng nhân vật giàu sức gợi
với những tầng ý nghĩa sâu xa, đầy ẩn ý. Để làm sáng tỏ lên hình tượng nhân
vật, Hemingway chủ yếu sử dụng hành động, lời nói đối thoại và độc thoại
nội tâm cho nhân vật Santiago, qua đó cịn hiện lên những ẩn dụ và biểu
tượng tạo ra những đặc điểm riêng và khiến cho nhân vật vốn nhỏ bé trở lên
lớn lao trước cuộc đời, nhấn mạnh lên tính cách, hồn cảnh và sức mạnh của
con người trước ước mơ và khát vọng.
1.2. Homère trong tác phẩm Odyssée.
Homère sống vào khoảng thế kỷ IX đến VIII trước CN. Nhà thơ mù
Homère thường đi khắp thành bang của Hy Lạp để kể những câu chuyện thơ
của mình. Ơng cũng được xem là tác giả của hai tác phẩm lớn thời Hy Lạp cổ
đại là Iliade và Odyssée.
Tác phẩm Odyssée được sáng tác trong bối cảnh xã hội đang chuyển
mình từ cơng xã nguyên thủy, quá khứ dã man sang công xã thị tộc, xã hội
văn minh với bộ máy nhà nước chiếm hữu nơ lệ mới nên trong tác phẩm này
khơng cịn những tiếng gươm đao chém giết, đổ máu mà hiện lên trí tuệ tinh

khơn và cuộc hành trình của một con người phàm tục qua mười năm đằng
đẵng lênh đênh trên biển và ghé qua những vùng đất mới cùng với những
đồng đội, chiến hữu của mình. Hơn cả là ước về về một gia đình hạnh phúc
bên vợ con với cuộc sống văn minh, công bằng.

4


2. Hình tượng nhân vật Santiago (Tiểu thuyết Ơng già và biển cả của
Hemingway) với hình tượng người anh hùng Ulyssée (Sử thi Odyssée của
Homère) từ góc nhìn so sánh.
2.1. Sự tương đồng giữa hai nhân vật Santiago trong Ông già và biển cả
của Hemingway và Ulyssée trong Odyssée của Homère.
Ông già và biển cả tuy là cuốn tiểu thuyết ngắn viết vào năm 1952,
nhưng góp phần khơng nhỏ trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn
E.Hemingway, đưa sự nghiệp sáng tác của nhà văn E.Hemingway lên đỉnh
cao và đạt được những thành tựu nhất định như giải Pulitzer đoạt được năm
1953 và đã góp phần to lớn mang lại giải Nobel Văn học năm 1954. Ông già
và biển cả kể xoay quanh một ông lão tên Satiago, làm nghề chài lưới, nhưng
rồi cuộc đời trớ trêu làm sao, trong suốt tám mươi tư ngày đêm mà chẳng bắt
được một con cá nào cả. Trở lại biển vào ngày tám mươi lăm trước khi trời
sáng, ông đã đi thật xa đến vùng Giếng Lớn. Ở đây, ông đã thấy cá cắn câu và
bắt được con cá Kiếm khổng lồ sau chuỗi những khó khăn. Ngỡ rằng đã chinh
phục được con cá Kiếm của cuộc đời vậy mà những vất vả bị lũ cá mập rỉa
sạch chỉ còn lại bộ xương. Trở về với bộ xương khổng lồ, khơng vì vậy mà
ông từ bỏ, ông rèn lại con dao và một ngày nào đó lại tiếp tục ra khơi. Giấc
mơ về những con sư tử đã kết lại tác phẩm này. Còn Odyssée của Homère, là
một trong hai bài thơ sử thi lớn (Iliad và Odyssée) trong Hy Lạp cổ đại tồn tại
lâu đời nhất mà vẫn được nhiều khán giả đương đại tìm đọc. Đây là cuộc hành
trình của Ulyssée trở về với quê hương sau Chiến tranh thành Troy được đề

cập đến trong Iliad. Sau chiến thắng của cuộc chiến kéo dài mười năm, song
con đường trở về với quê hương lại đầy rẫy những trắc trở, Ulyssée phiêu bạt
tới mười năm nữa, nếm trải qua mọi thách thức để trở về đồn tụ với vợ con
bằng dũng khí, trí tuệ và ước mơ, khát vọng.
Sau khi đọc xong hai tác phẩm Tiểu thuyết Ông già và biển cả của
E.Hemingway và Sử thi Odyssée của Homère, ta có thể thấy rõ hai nhân vật
Santiago và Ulyssée hiện lên với những nét tương đồng mặc dù hai nhân vật
này ở hai thời kì lịch sử khác nhau nhưng khi đặt cạnh nhau lại mang đến cho
ta cái nhìn xuyên thời đại với tính cách, khát vọng, ước mơ và sức mạnh phi
thường...của con người, tuy cách biệt về cả không gian lẫn thời gian nhưng
đâu đó vẫn ẩn hiện lên những con người cùng chung lý tưởng, cùng chung ý
5


chí nghị lực phi thường, mang đến trước mắt người đọc tinh thần lạc quan,
không khuất phục trước trông gai, thách thức mà mơ về một cuộc sống trọn
vẹn, hạnh phúc trong tương lai.
Trước hết, thông qua hai nhân vật Santiago và Ulyssée hiện lên cùng
với tính thích ưa mạo hiểm, ln muốn khẳng định sức mạnh của bản thân
mình, muốn bản thân cảm nhận một cách trực tiếp những thử thách khó khăn
dù nằm trong cái hồn cảnh gian nan, vất vả và những nguy hiểm khơn lường.
Ơng lão Santiago mặc dù đã bảy mươi tư tuổi - một độ tuổi đã xế về
chiều, “ơng lão gầy gị, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt
nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên
mặt biển nhiệt đới...”[1]. Đáng lẽ ra, ở độ tuổi này lão cần phải nghỉ ngơi, giữ
gìn sức khỏe nhưng với lịng quyết khẳng định bản thân và tính ưa mạo hiểm,
lão vẫn ra khơi đánh cá, lênh đênh cùng gian nan suốt tám mươi tư ngày đêm
trên biển, lão không bắt được con cá nào cả. Nhưng trong lão luôn mang tinh
thần lạc quan, cũng chẳng ái ngại hay để ý đến những lời chế giễu của mọi
người xung quanh, đôi mắt luôn “ vui vẻ và không hề thất bại”[1], cùng với

niềm tin và hi vọng chưa bao giờ vơi đi. Giữa biển trời mênh mơng với từng
gợn sóng, lão một mình chiến đấu với con cá Kiếm khổng lồ. Có những lúc,
“lão có cảm giác như lão có thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào”[1], “hai tay lão
đã rã rời và mắt lão khơng thể nhìn rõ vì hoa quá”[1], “lão cảm thấy xây xẩm
cả mặt mày”[1], thậm chí tay lão vì con cá giật mạnh q mà rớm máu nhưng
lão chưa bao giờ từ bỏ trong cuộc chiến này. Cuối cùng, Santiago đã chiến
thắng, chiến thắng bằng ý chí, nghị lực khơng khuất phục trước khó khăn,
gian khổ mà đạt được thành cơng đáng mong đợi phía trước. Bản lĩnh của con
người khi đứng trước giông tố không phải là để nhận lại sự thất bại mà sau
thất bại đó ta có thể đứng lên chiến đấu tiếp với chúng nữa hay không. Thông
qua nhân vật Santiago, tỏ ra trước mắt người đọc, tuổi tác và hoàn cảnh dù có
đối nghịch lại với Santiago nhưng cũng khơng thể làm nhụt đi ý chí của con
người này, ln cố gắng đạt được mục đích sống của cuộc đời mình theo một
cách riêng.
Ulyssée trong Odyssée của Homère, là một thủ lĩnh qn sự gia đình
quyền q, giàu có, là một trong hai đại diện cho anh hùng Hy Lạp cổ đại,
dùng trái tim và trí tuệ lỗi lạc để vượt qua mọi thách thức để trở về với quê
6


hương, đoàn tụ với vợ con. Trong một lần, “họ nhìn thấy một hịn đảo khác,
nơi phát ra những bài hát làm mê lòng người. Ulyses biết những người đang
hát là ai bởi Circe đã nói cho chàng biết đó chính là những người Sirens, một
tộc nhân điểu xinh đẹp nhưng cũng rất nguy hiểm đối với con người. Họ ngồi
giữa những bó hoa rực rỡ và hát một cách say mê”[2]. Ulyssée lo cho những
người đồng đội bên cạnh mình gặp phải nguy hiểm nên đã “lấy một miếng sáp
ong lớn đem cắt ra thành nhiều miếng nhỏ. Chàng yêu cầu các chiến hữu của
mình làm mềm chúng rồi nhét vào tai, như vậy họ sẽ không nghe thấy giọng
hát mê hồn nhưng cũng chết người kia”[2] bởi “đây là lồi nhân điều có giọng
hát vơ cùng du dương. Chúng thường dùng tiếng hát của mình để mê hoặc

những người đi biển, lôi kéo họ đâm vào những bãi đá ngầm. Từ trước đến
nay, chưa có ai nghe chúng hát mà có thể cưỡng lại sức mê hoặc của chúng.
Sau đó, chúng sẽ bắt họ lên đảo để ăn thịt. Khắp đảo đầy xương trắng của
người đi biển. Nếu các bạn muốn sống, hãy lấy sáp ong bịt tai lại để các bạn
không phải nghe tiếng hát vô cùng quyến rũ nhưng cũng đầy nguy hiểm
kia”[2]. Còn bản thân mình, Ulyssée với tính ưa mạo hiểm, chàng rất háo hức
muốn nghe tiếng hát say đắm lòng người ấy và đã nói rằng “Cịn tơi thì các
bạn hãy lấy dây thừng buộc chặt tơi vào cột buồm bởi vì nữ pháp sư Circe cho
phép tôi được nghe tiếng hát của chúng. Nếu khi nghe chúng hát mà tơi có bị
mê hoặc địi các bạn cởi trói thì các bạn phải xiết dây trói cho chặt thêm
vào”[2]. “Ulysses bắt đầu nghe thấy giọng hát kì diệu của lồi nhân điểu
Sirens:
Ơi hỡi chàng Ulysses dũng cảm,
Xin mời chàng hãy ghé lại đây với chúng em.
Chúng em sẽ ca hát cho chàng nghe,
Sau đó chàng lại lên đường ra về.
Rồi chàng sẽ được thấy những điều kì thú mà khơng một nơi nào trên thế gian
có được”[2]. Qua khung cửa của thách thức, ta như thấy một Ulyssée hiện lên
với cương vị là một người thủ lĩnh, một người đồng đội đồng cam cộng khổ
mà cịn là một người với trí tuệ lỗi lạc và thích mạo hiểm, hứng thú với những
điều mới mẻ nên đã tự đưa bản thân mình vào chập chờn của nguy hiểm. Từ
đây, ta có thể nhận thấy rằng, những điều mới mẻ trong cuộc sống là những
7


con số bí ẩn, nếu muốn hiểu, muốn biết, muốn cảm nhận được nó như thế nào
thì bạn phải sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, bất cập khi tiếp xúc với
nó, nó có thể đưa bạn đến một vùng đất mới với tiếng hát mê người giống như
giọng hát kì diệu của lồi nhân điểu Sirens, khơng cẩn thận sẽ bị ăn thịt và chỉ
sót lại những bộ xương trắng trên hòn đảo này.

Thứ hai, Santiago và Ulyssée ln phải đối đầu với những thử thách,
khó khăn trong cuộc hành trình đi đến thành cơng, đi đến hạnh phúc. Ơng lão
Santiago với thách thức của sự kiên trì trong suốt tám mươi tư ngày đêm
không thu lại được gì, rồi đến khi cá cắn câu lại gặp phải những vất vả khi
chinh phục thành quả khổng lồ ấy. Trong suốt thời gian thu cần cá cắn câu, có
những mệt mỏi, nhọc nhằn, có những lúc như đuối đi khơng cịn sức kéo nữa,
nhưng cho đến cuối cùng, chính sự kiên trì đã đâm sâu vào trong tâm trí,
Santiago đã thành công bắt được con cá đẹp nhất của cuộc đời mình. Lịng
kiên trì, sự nhẫn lại sẽ mang đến những thành công, cùng những trái ngọt
xứng đáng giành cho con người đã nỗ lực ươm mầm, gặt hái.
Còn đối với Ulyssée, cuộc hành trình mười năm trên mọi vùng đất, với
mn trùng trắc trở, thách thức, khi thì gặp những người khổng lồ giam giữ,
khi thì gặp phải những pháp sư biến người thành kiếp lợn, gặp qua giọng hát
mê người nhằm ăn thịt trên hòn đảo giữa biển mênh mông,...cho đến cuối
cùng khi trở về được đến nhà, nơi được gọi là quê hương, nơi vợ con đang ở
đây nhưng cũng không được thả lỏng cảnh giác bởi phải đối đầu với một trăm
linh tám kẻ cầu hơn, khi Ulyssée vắng nhà. Dù có gặp bao nhiều vất vả, gian
nan thì Ulyssée chưa bao giờ mất đi phong độ ngời ngời của con người trí tuệ
thơng minh cùng dũng khí bất bại trước mọi gian khó để đạt được hạnh phúc
bên người vợ rất mực thương yêu – Phenelope.
Thứ ba, ơng lão Santiago và Ulyssée đều có những ước mơ, khát vọng
không bao giờ nguội lạnh, ngọn lửa trong tim luôn bất tử và bùng cháy luôn
thôi thúc cả hai nhân vật khơng ngừng tiến về phía trước, không ngừng hướng
về một tương lai tươi sáng với niềm hạnh phúc hay lý tưởng của cuộc đời.
Với tác phẩm Ơng già và biển cả, để nói đến cặp nhân vật mang đầy
những ý nghĩa biểu tượng không thể không kể đến cặp nhân vật Santiago và
con cá Kiếm, cặp nhân vật này làm nổi bật lên nhan đề và nhiều tầng ý nghĩa
8



khác nhau tạo nên những đặc sắc, những điều đáng suy ngẫm với mỗi người
đọc. Ngay từ cái nhan đề đã có sức khơi gợi sâu xa như đang bí mật cất giữ
những hoài bão, khát vọng của con người với cuộc đời mênh mơng. Và hình
ảnh con cá Kiếm hiện lên được hiểu như là biểu tượng của ước mơ, khát
vọng, sức mạnh, vẻ đẹp của thiên nhiên, nó đẹp đẽ, long lanh, nó lấp lánh,
cuốn hút và si mê lòng người, để rồi con người phải chạy theo với mong
muốn chiếm đoạt lấy nó cho bằng được. Nhưng cái hành trình thu phục lại
chẳng dễ dàng chút nào, nó gian nan, vất vả, gần như rút cạn đi sức lực của
con người, khơng những vậy, cịn đầy rẫy những cạm bẫy bất thình lình ập
đến bắt người ta phải thật tỉnh táo, phải thật khôn ngoan chớ sa vào vũng lầy,
giống như hàng trình đi chinh phục ước mơ vậy. Con đường dẫn đến ước mơ
chưa bao giờ bằng phẳng, nó ngoằn ngo, nhấp nhơ, mà con người phải đánh
đổi bằng cơng sức, trí tuệ, năng lực, nước mắt và những giọt máu thấm đượm
trên những mũi gai vơ tình bởi con đường trải hoa hồng rực rỡ kia. Trong tác
phẩm, ông lão Santiago chiến đấu với con cá Kiếm nhưng thực chất là khát
vọng chinh phục thiên nhiên con người.
Chẳng khác Santiago, Ulyssée trong suốt cuộc hành trình của mình
ln nung nấu khát vọng trở về q hương, đoàn tụ với vợ con, hạnh phúc bên
những người yêu thương mong ngóng bao ngày đêm. Qua bao nhiêu kiếp nạn
cứ dồn dập ập đến, những chiến hữu bên cạnh Ulyssée dần chết hết để lại một
mình chàng đến với vùng đất có nàng tiên Calypso xinh đẹp, kiều diễm và đối
xử tử tế với chàng. Calypso mong muốn chàng ở lại để cùng sống một cuộc
sống bất tử, mặc dù sống suốt bảy năm bên cạnh người vô cùng xinh đẹp lại
đối tốt với mình nhưng khơng phút giây nào Ulyssée không ngừng khát khao
trở về Ithaca để đoàn tụ với người vợ rất mực yêu thương – Phenelope. Nằm
trong hồn cảnh khơng thể trở về với khát khao, Ulyssée thậm chí muốn chết
đi, khơng cịn lưu luyến gì trên cuộc đời trần thế này nữa, vì cảm thương cho
con người Ulyssée, Zeus đã lệnh cho Calypso hãy thả con người này đi, trở về
tiếp tục với cuộc hành trình gian truân. Calypso đã rất luyến tiếc nhưng khơng
thể làm gì khác, nàng tự tin mọi thứ của nàng đều hơn Phenelope nhưng

Ulyssée vẫn muốn rời bỏ nơi đây về với quê hương và bên cạnh người vợ của
mình. Thơng qua chi tiết này, Ulyssée hiện lên khơng những là một con người
có khát khao bền vững, khơng bị những cám dỗ ngồi lề cản trở mà cịn thể
9


hiện một người chồng thủy chung, một lòng một dạ chỉ với người vợ
Phenelope đợi ở quê nhà. Từ đó, ta cũng hiểu được rằng khơng gì là khơng
thể, khơng gì có thể cản trở ước mơ, khát vọng của một con người khi mà ta
giữ vững lập trường thì khơng gì có thể lung lay. Ngồi ra, trong suốt cuộc
hành trình mười năm đằng đẵng kia, Ulyssée vượt qua phong ba bão táp, cuộc
chiến giữa con người với thiên nhiên cũng được hiện hữu ngay trong tác
phẩm, nó như làm rõ hơn khát vọng khám phá, chinh phục thiên nhiên của
con người Hy Lạp cổ đại, hơn cả là quyết tâm hướng đến một cuộc sống văn
minh, hịa bình và hạnh phúc trong tương lai.
Một điểm tương đồng ta có thể nhận thấy trong hai nhân vật Santiago
và Ulyssée là cả hai nhân vật đều có ý chí, nghị lực, sức mạnh phi thường,
mạnh mẽ không chịu khuất phục. Trong tác phẩm Ông già và biển cả, nhân
vật Santiago có một sức mạnh ý chí phi thường, ơng lão trong cuộc chiến với
con cá Kiếm chưa bao giờ nhụt chí và ngừng chiến đấu, ơng ln tin rằng với
kinh nghiệm lâu năm của mình sẽ sớm thu phục được con cá này thôi, chưa
bao giờ ông mất niềm tin vào chính bản thân. Dù trong cuộc chiến có những
mệt mỏi sau một khoảng thời gian dài lênh đênh trên biển nhưng ơng vẫn
gắng hết sức mình, có những khi ông tự nói với bản thân, một chút nữa thôi,
rồi con cá sẽ phải khuất phục trước bàn tay này, rồi sẽ tóm được mi ở những
đường di chuyển tiếp theo. Cái chiến thắng mà ông lão Santiago nhận được
khẳng định sức mạnh và khả năng của con người là khơng có giới hạn, phải
ln tin tưởng vào sức mạnh của bản thân mà khơng ngừng cố gắng.
Vốn ưa thích mạo hiểm, khám phá những bí ẩn của thế giới xung
quanh, Ulyssée không đi theo con đường cũ trở về Ithaca mà cùng những

chiến hữu đi tìm con đường mới để trở về. Phải trả giá cho lòng kiêu ngạo khi
đã chọc giận thần linh với muôn trùng cam go, thách thức. Nhưng trong cái
hành trình mười năm ấy, chàng bộc lộ bới trí óc thơng minh, nhanh nhạy cùng
với sự khơn khéo trong hành động lẫn lời nói mà chàng đã thốt khỏi những
nguy hiểm rình rập khắp nơi. Sự kết hợp hồn hảo giữa trí tuệ thơng minh,
cùng ý chí, sức mạnh nghị lực phi thường khơng chịu khuất phục, chàng
thành cơng thốt khỏi tay những tên khổng lồ Lestrigons, giúp đồng đội thoát
khỏi kiếp lợn bởi những pháp sư Circé,... Những chiến công của Ulyssée
không đơn thuần bởi trí tuệ tinh khơn hơn người mà trong đó cịn có ý chí
10


chiến đấu ngoan cường của một người anh hùng cổ đại Hy Lạp, đại diện cho
sức mạnh tinh thần Hy Lạp, trí tuệ Hy Lạp.
2.2. Sự khác biệt giữa hai nhân vật Santiago trong Ông già và biển cả của
Hemingway và Ulyssée trong Odyssée của Homère.
Giữa hai nhân vật Santiago trong Ông già và biển cả và Ulyssée trong
Odyssée tuy đôi nét tương đồng đến bất ngờ nhưng sự cách xa nhau giữa hai
thời đại lịch sử, vượt cả không gian lẫn thời gian, từng nhân vật cũng có
những đặc điểm khác biệt, tạo nên đặc trưng của từng cốt truyện, đóng vai trị
nổi bật nội dung của từng tác phẩm.
Hướng góc nhìn về nhân vật Santiago, ta thấy ơng lão Santiago là một
người lao động làm nghề chài lưới, một lão ngư dân bình thường. Cái đặc biệt
ở đây không phải nằm ở xuất thân hay thận phận mà là nằm ở con người của
Santiago, mặc dù là một ngư dân chài lưới bình thường tuổi đã xế chiều
nhưng với kinh nghiệm dày dặn, bàn tay điêu luyện, lâu năm ơng lão Santiago
đã khẳng định mình trước thiên nhiên hùng vĩ, trước biển cả mênh mơng.
Chính vì vậy mà Santiago là biểu tượng cho người nghệ sĩ không ngừng sáng
tạo, tìm kiếm cái mới trong nghệ thuật. Ở trong tác phẩm, tác giả Hemingway
đã nhấn mạnh về tuổi tác cũng như dáng vóc của ơng lão Santiago, dường như

mọi thứ chống lại hành trình tìm đến ước mơ, khát vọng nhưng ý chí, nghị lực
lại vươn lên, gạt phăng đi những điều khơng thể biến nó thành có thể.
Cịn đối với Ulyssée, chàng lại trái hẳn với ông lão Santiago, nếu kể về
xuất thân thì Ulyssée được sinh ra ở một gia đình quyền q, giàu có, chàng
lại là một thủ lĩnh quân sự có trách nhiệm với đồng đội trong cuộc hành trình
trở về Ithaca. Nói đến tài năng thì tài năng của Ulyssée thật sự xuất chúng với
trí tuệ phi thường và sức mạnh tinh thần lớn lao. Điều này còn mờ nhạt trong
cuộc chiến thành Troy thì được làm rõ sau khi chiến tranh thành Troy kết
thúc, Ulyssée bắt đầu cuộc hành trình gian nan của mình, trong cuộc hành
trình ấy, biết bao nhiêu lần Ulyssée dùng trí tuệ và ý chí chiến đấu ngoan
cường để cứu những đồng đội, chiến hữu khỏi nguy hiểm trập trùng, từ đó
cũng nhận được sự tín nhiệm của chiến hữu xung quanh. “Khi hành trình tới
vùng đất của bọn khổng lồ mắt tròn Cyclops số phận lại một lần nữa trêu
ngươi Ulysses và những trai bạn của chàng. Nhưng với cái miệng dẻo xinh
11


chàng đã ra sức dụ dỗ gã khổng lồ Polyphemus, chàng mời mọc nó thứ rượu
thượng hạng, dùng những lời có cánh với Polyphemus hịng mong nó thương
tình cho đồn người vượt qua vùng đất lạ, nhưng tên khổng lồ này lại vô cùng
tàn nhẫn và độc ác, đến Zeus mà chúng cịn khơng mảy may lo sợ nữa là.
Nhưng người xưa có câu, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, cái độc ác xấu xa
của tên quỷ ăn thịt người bù lại đã có tài trí siêu phàm của Ulysses đấu
lại...”[3]. Với tài năng xuất chúng ấy mà Ulyssée biểu tượng cho trí tuệ, sức
mạnh tinh thần của Hy Lạp, hơn cả là ý chí, tình cảm cao đẹp của người Hy
Lạp xưa.
Ở góc nhìn khác, khi nhìn vào vũ khí và mơi trường chiến đấu của nhân
vật, ta sẽ thấy nhân vật Santiago đơn thương, độc mã giữa biển khơi mênh
mơng khơng có bất cứ một ai phụ giúp hay hỗ trợ trong suốt quá trình chiến
đấu với con cá Kiếm khổng lồ “Lão nhìn quanh biển và biết lúc này lão cô

đơn biết nhường nào. Nhưng lão vẫn có thể nhìn thấy những khối hình trụ
trong làn nước đen sẫm sâu hoáy, cả sợi dây câu thẳng chếch phía trước mặt
và những gợn sóng bình thản đến kỳ lạ”[1]. Đúng là một cuộc chiến không
cân sức giữa một cái kì vĩ với một con người nhỏ bé. Đứng trước cuộc chiến
cam go, khốc liệt như vậy mà Santiago trang bị cho mình vũ khí chiến đấu hết
sức đơn giản như cái chài, chèo lái, sợi dây, lao... Mặc dù trang bị ngồi thân
là những món đồ đơn giản như vậy, nhưng những món đồ ấy khi kết hợp với
sự chuẩn bị về mặt tinh thần lại làm lên chiến công rực rỡ, mang đến trước
mắt người đọc thành quả không ngờ. Ở đây, con cá kiếm tượng trưng cho
những vất vả, gian nan của con người và tự nhiên, là thành quả lao động, là
khát vọng lí tưởng của con người, hơn cả là biểu tượng của cái đẹp. Và ông
lão Santiago là biểu tượng của một con người muốn khẳng định vị thế và làm
chủ vận mệnh, trong cái hoàn cảnh bị mọi người xung quanh chế giễu, những
người làng chài trừ cậu bé Mondoli chẳng ai tin Santiago sẽ thu lưới về một
thành quả hay bắt được con cá lớn nào cả thì sự thực được biết trong lần ra
khơi cuối cùng của ông lão Santiago đã minh chứng về điều ngược lại. Biển là
nơi chứa đựng những ước mơ và khát vọng, ông lão Santiago ra biển đánh cá
được hiểu theo nghĩa sâu xa là Santiago đang một mình trên con đường theo
đuổi những ước mơ và khát vọng. Con đường đi đến thành công là con đường

12


của bản thân chứ khơng phải lối mịn cũ. Nhà thơ Robert Frost đã nói: “Trong
rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người”.
Nếu ông lão Santiago một mình chiến đấu trong không gian mênh
mơng của biển cả, thì Ulyssée cùng các chiến hữu của mình chiến đấu với
khơng gian được mở ra thành nhiều vùng đất mới với từng loại nguy hiểm
khác nhau. Trong cuộc hành trình đằng đẵng mười năm, Ulyssée đương đầu
với đủ loại thách thức từ trên đất liền lên mặt biển, từ trong hang đá ra ánh

sáng mắt trời, từ chỗ kẻ khổng lồ, mụ phù thủy, tiên nữ Sirens...đến dịng sơng
ln hồi...và khi về đến nhà vẫn tiếp tục đối phó với một trăm linh tám kẻ cầu
hơn vợ mình Phenelope. Chuỗi những thách thức ln rình rập, bủa vây, vậy
vũ khí chiến đấu của Ulyssée là gì? Khi tiếp xúc với tác phẩm Odyssée, ta sẽ
thấy thật cảm phục người anh hùng cổ đại Hy Lạp Ulyssée, vượt qua mn
vàn trở ngại vũ khí duy nhất của chàng là trí tuệ và trái tim lỗi lạc. Chẳng lạ gì
khi nhắc đến một trí tuệ siêu phàm của một người anh hùng, bởi xuyên suốt
tác phẩm mọi hiểm nguy đều được Ulyssée giải quyết một cách dễ dàng và
vượt qua chúng rồi tiếp tục lên đường. Khó khăn khơng chỉ nằm ở những thế
lực bên ngồi mà nội bộ bên trong là những đồng đội, chiến hữu có lẽ do chịu
sự áp lực thử thách của cả thần và sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã làm họ
chán nản khơng muốn bước tiếp, ý chí bị trùng xuống kéo theo những nặng
nhọc về cả tinh thần lẫn thể xác. Trong tình huống này, “Ulyssée dùng sự
khơn khéo trong lời nói để khuyến khích họ. Chúng ta khơng phải là những
người chưa qua thử thách. Tai họa đang chờ đợi chúng ta chưa hẳn đã ghê
gớm hơn hồi tên Xiclop nhưng chúng ta đã thoát nạn. Vậy bây giờ các bạn
hãy can đảm lên, tất cả hãy nghe ta.”[3]. Lời động viên, khuyến khích đã làm
tăng lên sức mạnh, sơi sục lại ý chí, nghị lực chiến đấu với vất vả, gian nan
trên con đường trở về quê hương. Ulyssée là đại diện cho sức mạnh cộng
đồng và chàng đã chứng minh cho mọi người khẳng định điều đó.
Đứng trước mọi cuộc chiến, nội tâm mỗi nhân vật luôn đọng lại trong
mình những tình cảm, nhưng từng nhân vật lại có mối quan tâm và suy nghĩ
của riêng mình, đó là cái đích mà mỗi người ln hướng đến, tạo ra nhiều
tầng suy nghĩ sâu xa của từng tác phẩm.
Khi nhắc đến tác phẩm Ông già và biển cả, nhiều người sẽ nghĩ đến
ngay một con người không bao giờ thất bại với ý chí, nghị lực, sức mạnh
13


khơng khuất phục trước khó khăn hay nói đến một con người theo đuổi ước

mơ, khát vọng bất chấp mọi gian nguy. Nhưng dưới góc nhìn của ơng lão
Santiago về con cá Kiếm lại hiện lên tình cảm cao đẹp mà đáng lẽ ra khơng
xuất hiện dưới tình cảnh này. Thông qua tác phẩm chúng ta đều biết rằng, mối
quan hệ giữa ông lão Santiago và con cá Kiếm là mối quan hệ kẻ thù với
nhau. Vậy sao còn sáng lên tình cảm cao đẹp ở đây? Có thể hiểu, ngay từ đầu
tác phẩm ông lão Santiago đã dành cho con cá Kiếm một cái nhìn thiện cảm
và đối xửa rất công bằng, mặc dù đem đến cho Santiago những mệt mỏi
nhưng ơng chưa hề ốn trách một lời nào, dù mệt mỏi về mặt thể xác nhưng
đó là niềm vui về mặt tinh thần đối với Santiago. Khi Santiago đối thoại với
con cá Kiếm, “Giờ thì mày sắp nếm mùi rồi đấy, cá à”[1], “Cá này, thời tiết
thuận cho ta hơn là cho mày”[1]... dường như trong mối quan hệ này không
phải là kẻ thù mà là người bạn, người anh em của nhau. Nói đến con cá,
Santiago dùng các từ đẹp đẽ để đặc tả “hùng dũng, duyên dáng, điềm tĩnh, cao
thượng”[1], hơn nữa cịn xưng hơ “Giá mà ta có thể cho con cá ăn, lão nghĩ.
Nó là người anh em của ta”[1]. Như đã tìm hiểu trước đó, con cá là biểu
tượng cho thiên nhiên kì vĩ, mà thiên nhiên với con người như anh em nên ta
phải biết đối xử tơn trọng, biết thương xót, rung cảm trước kẻ đã cho ta môi
trường sống và phát triển. Hơn cả, trong cuộc chiến muốn thắng lợi, điều đầu
tiên ta phải hiểu là sự tôn trọng và công bằng, cảm thông và suy nghĩ dù là kẻ
thù của mình đi chăng nữa. Tránh những suy nghĩ lệch lạc làm mất đi bản
thân cũng như đánh mất đi lí trí của một con người.
Khác với Santiago, những tình cảm trong Ulyssée được thể hiện rõ ràng
trước mắt người đọc với tình yêu quê hương và tình yêu gia đình. Với tình
yêu quê hương sâu đậm, Ulyssée sau cuộc chiến thành Troy liền vội vàng
cùng bạn bè trở về xứ sở Ithaca thân yêu. Trên con đường trở về đi qua xứ có
người Lotobophagio, nơi với các loại thức ăn qi dị, chỉ cần ăn vào là khơng
cịn nhớ q hương mình như thế nào nữa. Đặt biệt có lồi cây gọi là Lotus,
ăn quả của cây này thì chẳng muốn trở về quê hương của mình. Nhận thấy cái
đáng sợ và hết sức nguy hiểm đối với bản thân, chiến hữu, Ulyssée cùng đồng
đội của mình quyết khơng ăn bất cứ cái gì trên cái xứ này để bảo tồn tình u

q hương và dành trọn tình u ấy khi trở về. Hay khi bị nữ thần Calypso
giam giữ, nơi “Chung quanh động là một khu rừng xanh tốt… Một cây nho
14


cành lá sum sê, quả sai chi chít, bám vào thành động. Bốn con suối, nước
trong leo lẻo ở liền bên nhau và chảy ra bốn phía khác nhau. Khắp nơi quanh
động là những cánh đồng mơn mởn đầy đồng thảo và rau mùi đang độ nở hoa.
Đến đây dù là một thần linh bất tử cũng phải trầm trồ vì cảnh đẹp và khoan
khối trong lịng”[2], một nơi tuyệt đẹp. Nếu sống ở đây, Ulyssée sẽ được
sống một cuộc sống bất tử cùng với các vị thần nhưng Ulyssée trong suốt bảy
năm bị giam giữ chỉ ngồi thất thần và nhớ về quê hương. Chàng cự tuyệt ở lại
nơi đây, bởi ở một nơi đất khách quê người thì một cuộc sống bất tử cịn nghĩa
lý gì sao, thậm chí chàng cịn nguyện chết đi nếu cứ buộc sống ở nơi đây. Từ
đây, ta có thể thấy tình u quê hương của Ulyssée sâu đậm đến nhường nào.
Nỗi nhớ quê hương luôn âm ỉ trong thâm tâm cho đến khi trở về, chàng đã cúi
xuống và hôn lên mảnh đất thân thương này. Có lẽ một phần trong ý chí, nghị
lực là tình cảm thiêng liêng tạo lên sức mạnh vượt qua mọi rào cản. Ngồi ra,
trong Ulyssée ln đong đầy tình yêu gia đình, suốt cuộc hành trình đằng
đẵng, gặp qua không biết bao nhiêu nàng tiên xinh đẹp, lời nói đường mật,
giọng hát mê người...nhưng Ulyssée đều từ chối và không bị lung lay trước
cám dỗ, chàng chỉ một lòng một dạ với người vợ Phenelope đợi ở quê nhà.
Ngay cả phù phép của những pháp sư Circe cũng khơng thể khuất phục được
chàng, có lẽ tình yêu Ulyssée dành cho người vợ Phenelope quá lớn nên phép
thuật cũng vơ tác dụng trước một tình cảm chân thành, thủy chung. Ulyssée
còn được nữ thần Calypso hết sức yêu thích, mặc dù chẳng thể bên người vợ
Phenelope vĩnh cửu cũng không xinh đẹp tuyệt thế hơn nữ thần Calypso
nhưng Ulyssée nguyện chung tình và sống trọn đời bên người vợ mà mình
yêu thương. Sau khoảng thời gian dài xa cách, hai vợ chồng Ulyssée đoàn tụ,
“Ulysses càng thêm muốn khóc. Chàng ơm lấy người vợ siết bao u thương,

người bạn đời chung thủy của mình”[2]. Cuối cùng chàng đã có thể trở về với
hạnh phúc của mình bên người vợ Phenelope và người con trai Telemachus.
Sau cùng ta có thể khẳng định rằng, chính từ những thứ tình cảm cao đẹp ấy
đã giúp tiếp thêm ngọn lửa hi vọng,ngọn lửa chiến đấu để con người trở về
với hạnh phúc của mình.
Một điểm khác biệt điển hình dễ nhận thấy giữa hai nhân vật Santiago
và Ulyssée là chiến công của họ. Với ông lão Santiago, ông lập lên được kì
tích nhưng chẳng thể bảo vệ được thành quả của mình. Suốt ba ngày đêm,
15


Santiago vật lộn với những khó khăn, cuối cùng ơng đã hạ gục được con cá
buộc vào mạn thuyền để kéo về. Tưởng chừng tác phẩm sẽ được kết thúc với
thành quả xứng đáng dành cho một con người hăng say lao động nhưng sự
thực lại trớ trêu khi gặp lũ cá mập, chúng rỉa sạch con cá chỉ còn lại bộ
xương, mặc dù ông lão Santiago ra sức đánh đuổi, chống lại nhưng thật buồn
vẫn khơng giữ được gì ngoài bộ xương khổng lồ. Cá mập ở đây hiện thân là
những khó khăn ập đến của cuộc đời mỗi con người, tưởng như giấc mơ đã
thành hiện thực, những khát vọng trong lịng bàn tay thì bỗng vụt mất trên
chặng đường cuối cùng, hơn cả lũ cá mập còn biểu tượng cho giai cấp tư sản,
những người cầm quyền trong xã hội, bóc lột sức lao động của nhân dân để
sống hưởng lạc, như hình ảnh lũ cá mập chỉ chực chờ để cấu rỉa thành quả lao
động của ông lão Santiago vậy. Cái kết cục mặc dù rất buồn và nhẫn tâm đối
với Santiago, nhưng cuộc đời là thế, những thách thức khiến con người thêm
kiên cường và tiếp thêm nghị lực chiến đấu. Xuôi theo tác phẩm là chuỗi hành
trình gian nan nhưng kết quả lại khơng như mong đợi, tuy nhiên trong tác
phẩm khơng nói nhiều về những thất vọng mà đề cao người anh hùng giàu
nghị lực, mang về chiến cơng hiểm hách. Có thể nói rằng, đổi với Santiago thì
bộ xương khơ được đem về là hành trình, là chiến lợi phẩm, là những khó
khăn, vất vả mà phải nỗ lực chiến đấu thì mới có được thành quả như vậy,

nhưng đối với những người làng chài và khách du lịch, bộ xương khô cũng
chỉ là bộ xương khô mà thôi, không ai hiểu được những gì mà Santiago đã
phải trải qua những ngày trên biển. Thông qua tác phẩm, người đọc như hiểu,
con người phải có niềm tin, hi vọng, những hồi bão của cuộc đời, phải chiến
đấu và theo đuổi ước mơ, khát vọng. Có thể ta thất bại, những cái mà ta nhận
lại còn quý hơn cái mà ta đã mất, đó là sự cơng nhận của xã hội, của con
người.
Hướng điểm nhìn về Ulyssée, với Ulyssée là chuỗi những chiến công
hiểm hách, chàng vượt qua mọi thách thức và dành về cho mình những thắng
lợi khiến cho cả người cả thần cảm phục trước trí tuệ siêu phàm của mình.
Đứng trước mỗi cuộc chiến, chàng ln bình tĩnh và lập kế hoạch để vượt qua
bằng lời nói khéo léo, hành động uyển chuyển, sử dụng từ ngữ thông minh
tránh những tai họa rình rập. Li kì nhất là Ulyssée đã chọc mù mắt
Polyphemus...để thoát khỏi hang của tên khổng lồ ăn thịt người. Chiến công
16


không những trải dài trên mọi vùng đất mới mà nó cịn xảy ra ngay trên mảnh
đất q hương Ithaque, khi Ulyssée đối đầu và đánh bại một trăm linh tám kẻ
cầu hơn người vợ của mình Phenelope. Mang về những chiến công rực rỡ,
thành quả sau những chiến công cơng ấy là cảnh đồn tụ cùng người vợ và
đứa con Telemachus, trở về với hạnh phúc đã mong ngóng bấy lâu nay.
Từ góc nhìn so sánh ta có thể thấy rõ hình tượng về người anh hùng đã
có sự thay đổi giữa các thời đại lịch sử, khơng cịn tiếng gươm đao, ngựa hí,
chém giết và đồ máu, khơng còn những cuộc chiến dữ dằn, chấn động cả thần
và người , khơng cịn những cảnh tang thương kẻ khóc người đưa. Mà giờ
đây, dựa trên sự điển hình của hai nhân vật đã nói ở trên, người anh hùng có
thể là những người giàu ý chí, nghị lực, theo đuổi ước mơ và khát vọng của
cuộc đời, có thể là những con người có trí tuệ, sức mạnh phi thường, là những
người dám đứng lên sau những khó khăn, vất vả để hoàn thành sự nghiệp lý

tưởng của bản thân mình. Quan niệm về người anh hùng ở mỗi thời đại sẽ
khác nhau, có thể là anh hùng của thời đại này nhưng chỉ là con người bình
thường ở thời đại kia nên anh hùng là định nghĩa rộng, nó cịn tùy thuộc vào
hồn cảnh lịch sử, tư duy con người và chuẩn mực của xã hội. Nhưng suy cho
cùng thì anh hùng là những người có chiến cơng hiểm hách, có lý tưởng và
khát vọng, ln bất bại trước những thách thức được đặt ra.

C. KẾT LUẬN

Thông qua nhiều góc nhìn về các nhân vật, một trong những thành cơng
được thể hiên ở cả hai tác phẩm Ơng già và biển cả và Odyssée là nghệ thuật
khắc họa nhân vật điển hình cho thời đại. Giữa hai nhân vật Santiago và
Ulyssée đều có những nét tương đồng về tính cách con người. Họ là những
người mang trong mình lý tưởng, ý chí, nghị lực, sức mạnh phi thường, khơng
khuất phục trước khó khăn, thách thức với ước mơ và khát vọng luôn đặt ra
trước mắt. Mặc dù gặp phải những tai ương, trắc trở, họ ln mang trong
mình niềm tin và sức mạnh hướng đến mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, giữa hai
nhân vật có những khác biệt, người thì đại diện cho những nghệ sĩ khơng
ngừng sáng tạo, tìm kiếm cái mới trong nghệ thuật, người lại đại diện cho cả
17


một cộng đồng, cho trí tuệ của người Hy Lạp xưa. Nhưng suy cho cùng thì
mỗi nhân vật đều mang đến cho người đọc những bài học đắt giá để tiếp thêm
niềm tin, hi vọng, sức mạnh và ý chí. Sự khác biệt này không chỉ phản ánh
mục tiêu của hai nhân vật hướng đến, những nội dung, nghệ thuật và tư tưởng
nhà văn đưa ra mà nó cịn do sự cách biệt giữa hai thời đại lịch sử có những
chuẩn mực riêng của từng xã hội. Và từ đó, ta có những quan niệm riêng về
người anh hùng.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

18


[1] Tiểu Bảo Bình, 2015, Đọc sách truyện Ơng già và biển cả - Ernest
Hemingway online, />[2] Nguyễn Thùy Dương, 2014, Truyền thuyết về thành Troy và Hy Lạp,
/>[3] Đỗ Thị Thạch, Lương Thị Hồng Gấm, 2017, Tập bài giảng Văn học
phương Tây và Mỹ Latinh, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

19



×