Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.86 MB, 211 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

PHẠM BÁCH KHOA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

PHẠM BÁCH KHOA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học Quản lý)
Mã số: 9310110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. NGÔ THẮNG LỢI
2. TS. VŨ NHỮ THĂNG



HÀ NỘI – 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng Luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật./.

Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2021

Nghiên cứu sinh

Phạm Bách Khoa


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Những đóng góp mới của luận án.......................................................................... 7
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......... 9
1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................................. 9
1.1.1. Các nghiên cứu về thuế và thuế bảo vệ môi trường ........................................ 9
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước về thuế và thuế bảo vệ môi trường .... 14
1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................... 16
1.2.1. Các nghiên cứu về thuế và thuế bảo vệ môi trường ...................................... 16
1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước về thuế và thuế bảo vệ môi trường .... 21
1.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu ........................................................................ 26
1.3.1. Những nội dung luận án kế thừa từ kêt quả các nghiên cứu trước ............... 26
1.3.2. Những khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án .... 27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THUẾ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................................................................................ 31
2.1. Cơ sở lý luận về thuế bảo vệ môi trường ......................................................... 31
2.1.1. Khái luận chung về thuế bảo vệ môi trường ................................................. 31
2.1.2. Các lý thuyết liên quan đến thuế bảo vệ môi trường .................................... 35
2.1.3. Những kết luận về cơ sở lý luận đối với thuế bảo vệ môi trường.................. 37
2.2. Quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường ................................................. 38


iii
2.2.1. Lý thuyết về thất bại thị trường và sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với
thuế bảo vệ môi trường............................................................................................ 38
2.2.2. Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường41

2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường ................................ 43
2.2.4. Mục tiêu quản lý thuế và tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về
thuế bảo vệ môi trường............................................................................................ 51
2.3. Kinh nghiệm thế giới và một số bài học rút ra cho Việt Nam trong quản lý
nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ............................................................... 51
2.3.1. Kinh nghiệm các nước trên thế giới .............................................................. 52
2.3.2. Các bài học rút ra cho Việt Nam ................................................................... 62
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM .................................................................. 65
3.1. Khái quát lịch sử và bộ máy quản lý nhà nước đối với thuế BVMT ở Việt
Nam ............................................................................................................................ 65
3.1.1. Lịch sử thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam................................................. 65
3.1.2. Bộ máy quản lý nhà nước đối với thuế BVMT ở Việt Nam ......................... 66
3.2. Đánh giá thực trạng các nội dung quản lý nhà nước đối với Thuế bảo vệ
môi trường ở Việt Nam............................................................................................. 67
3.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quản lý nhà nước
đối với thuế bảo vệ môi trường ............................................................................... 68
3.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường 74
3.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi
trường ...................................................................................................................... 78
3.2.4. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật thuế bảo vệ
môi trường ............................................................................................................... 84
3.3. Đánh giá chung về thực hiện quản lý nhà nước về Thuế bảo vệ môi trường ở
Việt Nam .................................................................................................................... 91
3.3.1. Đánh giá thành công theo các mục tiêu thuế bảo vệ môi trường .................. 91
3.3.2. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ................................. 95
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM ............................................................................................................. 102
4.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về thuế

bảo vệ mơi trường trong các cơng trình đã cơng bố ............................................ 102


iv
4.1.1. Nhóm nhân tố vĩ mơ và liên quan đến Cơ quan quản lý nhà nước ............. 102
4.1.2. Nhóm nhân tố liên quan đến đối tượng nộp thuế, tính chất hoạt động, đặc
điểm của doanh nghiệp .......................................................................................... 104
4.1.3. Nhóm nhân tố quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường ............................ 105
4.2. Mơ hình, giả thuyết và thiết kế nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân
tố ảnh hưởng ............................................................................................................ 107
4.2.1. Đề xuất mơ hình và giả thuyết nghiên cứu lý thuyết .................................. 107
4.2.2. Phát triển thang đo nghiên cứu chính thức .................................................. 109
4.2.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng .................................................................. 112
4.2.4. Kiểm định thang đo nghiên cứu .................................................................. 113
4.3. Phân tích hồi quy bội và kiểm định mơ hình, giả thuyết nghiên cứu ......... 117
4.3.1. Phân tích hồi quy bội và kiểm định mơ hình nghiên cứu............................ 117
4.3.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến công tác quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường ................................... 119
4.3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về thuế bảo
vệ môi trường ở Việt Nam .................................................................................... 121
CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM .......................... 134
5.1. Những căn cứ đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam ......................................................... 134
5.1.1. Bối cảnh quốc tế .......................................................................................... 134
5.1.2. Bối cảnh trong nước .................................................................................... 135
5.1.3. Chủ trương của Đảng và nhà nước.............................................................. 135
5.2. Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước quản lý nhà
nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam................................................ 136
5.2.1. Đề xuất quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi

trường ở Việt Nam ................................................................................................ 136
5.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường138
5.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước ................................................................ 151
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 153
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 156
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 163


v
Phụ lục 1: Hệ thống văn bản pháp luật về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam163
Phụ lục 2: Các lĩnh vực áp dụng các loại thuế, phí bảo vệ môi trường phổ biến
hiện nay trên thế giới .............................................................................................. 165
Phụ lục 3: Các câu hỏi khung phỏng vấn chuyên gia, các nhà nghiên cứu và cán
bộ quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường.................................................. 168
Phụ lục 4: Danh sách các chuyên gia nghiên cứu và quản lý nhà nước về thuế
bảo vệ môi trường ................................................................................................... 169
Phụ lục 5: Bảng hỏi điều tra các doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế BVMT . 171
Phụ lục 6: Bảng hỏi khảo sát điều tra đối với các chuyên gia, các nhà nghiên
cứu, cán bộ quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường .................................. 179
Phụ lục 7: Mô tả đặc điểm mẫu điều tra .............................................................. 187
Phụ lục 8: Phân tích miêu tả kết quả khảo sát điều tra ...................................... 189


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT


: Bảo vệ môi trường

CFA

: Phân tích thành tố khẳng định (Confirmatory factor analysis)

CNTT

: Cơng nghệ thơng tin

CPTPP

: Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership)

EFA

: Phân tích thành tố khám phá (Exploratory factor analysis)

ESCAP

: Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc
(Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)

EU

: Liên minh Châu Âu (European Union)

EU


: Liên minh Châu Âu (European Union)

EVFTA

: Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EUVietnam Free Trade Agreement)

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

HCFC

: Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon

IMF

: Quỹ tiền tệ thế giới (International Monetary Fund)

INDC

: Đóng góp do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined

Contributions)

NSNN

: Ngân sách nhà nước

NSTW

: Ngân sách Trung ương

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic
Cooperation and Development)

QLNN

: Quản lý nhà nước

SPSS

: Phần mềm phân tích thống kê (Statistical Package for the Social
Sciences)


vii
SXKD

: Sản xuất kinh doanh


TCHQ

: Tổng Cục Hải Quan

TNDN

: Thu nhập cá nhân

TTĐB

: Tiêu thụ đặc biệt

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

UNESCAP hay ESCAP: Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp
Quốc (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)
UNESCAP

: Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc
(United Nations Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific)

UNFCCC

: Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change)

UNFCCC


: Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change)

WB

: Ngân hàng thế giới (World Bank)

XNK

: Xuất nhập khẩu


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động xây dựng và ban hành luật pháp và
chính sách thuế BVMT .................................................................................................. 72
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thuế BVMT ............... 76
Bảng 3.3: Tỷ lệ thu Thuế BVMT so với GDP và thu NSNN giai đoạn 2012-2019 ..... 81
Bảng 3.4: Số thu thuế BVMT chi tiết các nhóm hàng hóa từ năm 2012-2019 ............. 82
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động tổ chức quản lý thuếBVMT ............ 83
Bảng 3.6: Kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2011-2019 của Tổng cục Thuế.......... 86
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm
pháp luật thuế BVMT .................................................................................................... 87
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát thực trạng hiệu quả QLNN đối với thuế BVMT ............... 95
Bảng 4.1: Bộ thang đo các biến trong mơ hình nghiên cứu ........................................ 109
Bảng 4.2: Kết quả phân tích thành tố khám phá (EFA) đối với các biến độc lập ....... 114
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của 7 Biến độc lập và Biến phụ thuộc ................ 115
Bảng 4.4: Kết quả phân tích thành tố khám phá (EFA) đối với Biến phụ thuộc ........ 117

Bảng 4.5: Phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu ..... 118
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hồi quy bội ..................................................................... 118
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến nhận
thức và trách nhiệm môi trường của đối tượng nộp thuế BVMT ................................ 122
Bảng 4.8: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tốliên quan đến thương
mại quốc tế và xu thế bảo hộ thương mại bằng hàng ràokỹ thuật môi trường ............ 124
Bảng 4.9: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan tình hình
hoạt động SXKD của đối tượng nộp thuế BVMT ....................................................... 125
Bảng 4.10: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến Cơ
quan quản lý nhà nước về BVMT ............................................................................... 127
Bảng 4.11: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan quy trình
thủ tục, hồ sơ thanh toán thuế BVMT ......................................................................... 129
Bảng 4.12: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến
ngành thuế về BVMT .................................................................................................. 130
Bảng 4.13: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan xu thế
BVMT tại Việt Nam .................................................................................................... 133


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tổng quan về thuế BVMT trong các cơng cụ kinh tế ................................... 32
Hình 2.2: Các cơng cụ chính sách mơi trường và mức độ can thiệp của nhà nước ...... 41
Hình 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện hành tại Việt Nam .................................. 66
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu thuyết tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
công tác QLNN đối với thuế BVMT ............................. Error! Bookmark not defined.


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những vấn đề nhận được sự
quan tâm toàn cầu từ nhiều năm trở lại đây bởi tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng
cùng sự bùng nổ dân số thế giới đã khiến mơi trường sống bị ơ nhiễm nghiêm trọng.
Theo đó, một số quốc gia đã có chính sách điều chỉnh han chế tác hại của ơ nhiễm mơi
trường, góp phần nâng cao ý thức BVMT. Điển hình, Thụy Sĩ đã thu lệ phí tiếng ồn
máy bay từ năm 1981; Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển đã giới thiệu cải cách thuế năng
lượng từ năm 1990; Bỉ áp dụng thuế phát thải cơ vào năm 1993,… Đây là những chính
sách tài khóa mà rất nhiều nước tiến tiến trên thế giới đã áp dụng bằng cách sử dụng
công cụ phổ biến là thuế và phí mơi trường. Luật thuế BVMT, ở Việt Nam, được ban
hành và đưa vào thực thi tương đối muộn (có hiệu lực từ 01/01/012); tuy nhiên cũng là
dấu mốc ghi nhận sự nỗ lực của nhà nước trong việc BVMT.
Thứ hai, tại Việt Nam, hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn biến
theo chiều hướng xấu khi liên tiếp phải đối đầu với một số hiện tượng đáng lo ngại,
chẳng hạn như hiện tượng cá chết hàng loạt do nhiễm độc biển ở miền Trung, hạn hán
ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Tây, cũng như tình trạng xâm nhập mặn ở vùng Tây
Nam Bộ,… Cơng tác QLNN về thuế BVMT vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế,
ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả QLNN.
Thứ ba, cho đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều văn bản liên quan đến mơi
trường, trong đó phải kể đến các văn kiện quan trọng như: Công ước khung của Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu 1992, Công ước về đa dạng sinh học 1992, Công ước
Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng
năm 1995,… Đặc biệt, việc ban hành Luật thuế BVMT năm 2010 và chính thức có
hiệu lực năm 2012 có ý nghĩa rất lớn, thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về BVMT. Qua gần 8 năm triển khai thực hiện, chính sách thuế BVMT cơ
bản đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra như: đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường; nâng cao ý
thức BVMT của toàn xã hội; thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng
đồng quốc tế; động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết

vấn đề môi trường,… Tuy nhiên, do chính sách thuế BVMT ở Việt Nam là một chính
sách mới nên trong q trình triển khai thực hiện đã phát sinh những vướng mắc và
hạn chế từ xây dựng chính sách, tổ chức triển khai, cơng tác thanh tra kiểm tra, cũng
như mục tiêu thực hiện cải cách thuế BVMT, điều này cần thiết phải được nghiên cứu,


2
đánh giá một cách tổng thể, đầy đủ, toàn diện để từ đó đề xuất khắc phục những điểm
yếu, hạn chế, vướng mắc và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối
với thuế BVMT trong thời gian tới.
Thứ tư, theo số liệu thống kê từ Bộ Tài chính, số thu từ thuế BVMT tăng trưởng
đều qua các năm. Nếu số thu năm 2012 – năm đầu tiên thực hiện Luật thuế BVMT – mới
chỉ đạt 11.160 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã tăng gần 6 lần đạt 64.463 tỷ đồng; chiếm tỷ
trọng 4,16% tổng thu NSNN và đóng góp 1,07% vào GDP hàng năm. Tuy nhiên, trong
quá trình thực thi Luật này đã phát sinh một số bất cập như: đối tượng chịu thuế cịn hạn
hẹp, thời điểm tính thuế đối với mặt hàng xăng dầu chưa đồng bộ, cách tính thuế và thu
thuế chưa hợp lý giữa các đối tượng, chưa làm rõ sự khác nhau cơ bản giữa thuế BVMT
và phí mơi trường, mục đích nguồn thu thuế chưa rõ ràng, cơng tác quản lý thuế cịn nhiều
yếu kém,… Chính vì thế, cần nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý nhà nước (QLNN)
đối với thuế BVMT để quá trình thực thi đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ năm, hiện nay, tại Việt Nam, số lượng các cơng trình nghiên cứu về QLNN
đối với thuế BVMT chưa nhiều, đa phần mới chỉ dừng lại ở những bài viết mang tính
đóng góp cho dự thảo của Luật thuế BVMT, nhiều nghiên cứu chỉ dưới gốc độ tiêu chí
chứ khơng đi sâu dưới góc độ QLNN, hoặc chỉ về vấn đề BVMT. Thực tế cho thấy
chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào các vấn đề liên quan đến thuế BVMT như thực
trạng pháp luật, thực trạng QLNN, thực trạng thực thi,… của luật này. Điều này cho
thấy cần có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về QLNN đối với thuế BVMT, trước hết
là xây dựng tổng quan nghiên cứu, đưa ra đánh giá nghiên cứu, xác định khoảng trống
nghiên cứu và định hướng nghiên cứu một cách chính xác và phù hợp.
Xuất phát từ những lý do nêu trên và mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu

chủ đề BVMT ở khía cạnh QLNN, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà
nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam” để thực hiện Luận án Tiến sĩ. Luận
án này nhằm nghiên cứu thực trạng QLNN đối với thuế BVMT tại Việt Nam hiện nay,
từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới.

2. Mục đích nghiên cứu
• Mục đích chung
Luận án đặt mục tiêu góp phần hồn thiện lý thuyết về QLNN đối với thuế
BVMT; trên cơ sở đó đánh giá thực trạng, đề xuất định hướng và hệ thống các giải
pháp có tính khoa học hồn thiện cơng tác QLNN về thuế BVMT tại Việt Nam trong
thời gian tới, nhằm bảo đảm được các mục tiêu QLNN về thuế BVMT của Việt Nam.


3



Mục tiêu cụ thể

Về lý luận: Luận án tập trung làm rõ các nội dung sau:
(i) Những vấn đề mang tính ngun tắc và u cầu đặt ra trong cơng tác QLNN
đối với thuế BVMT;
(ii) Nội hàm QLNN đối với thuế BVMT: xây dựng và ban hành các chính sách
thu thuế BVMT; thiết lập bộ máy QLNN đối với thuế BVMT; tổ chức thực hiện chính
sách thuế BVMT; thanh tra kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm chính sách thu thuế
BVMT;
(iii) Mục tiêu và tiêu chí đánh giá mục tiêu QLNN đối với thuế BVMT;
(iv) Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với thuế BVMT để có cái nhìn tổng
quan về bối cảnh QLNN, kết hợp với thực trạng các nội hàm QLNN và đánh giá mục tiêu
QLNN đối với thuế BVMT trong thời gian qua, đề đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

Về thực tiễn:
(i) Luận án thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với thuế BVMT của
một số nước trên thế giới.
(ii) Luận án phân tích thực trạng các nội dung QLNN về thuế BVMT tại Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
(iii) Luận án đánh giá QLNN về thuế BVMT, bao gồm: đánh giá các mục tiêu
QLNN, và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về thuế BVMT tại
Việt Nam.
(iv) Luận án đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về thuế
BVMT tại Việt Nam trong thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Trong bối cảnh nghiên cứu đã trình bày, câu hỏi nghiên cứu tổng quát của luận
án được đặt là: Việt Nam cần làm gì để hồn thiện hơn nữa cơng tác QLNN đối với
thuế BVMT trong thời gian tới?
Các câu hỏi nghiên cứu phụ được chi tiết hóa gồm:
1. Cơ sở lý thuyết về QLNN đối với thuế BVMT: nguồn gốc hình thành và mục
tiêu của thuế BVMT là gì? Bản chất các nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí
đánh giá hiệu quả QLNN về thuế BVMT?


4
2. Thực trạng nội dung và thực thi QLNN về thuế BVMT tại Việt Nam hiện nay
như thế nào? Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về thuế BVMT?
Những thành công trong QLNN về thuế BVMT tại Việt Nam là gì? Có gì bất cập, khó
khăn gì? Nguyên nhân do đâu?
3. Các quan điểm và giải pháp nào cần triển khai thực hiện để hoàn thiện
QLNN đối với thuế BVMT, cũng như đảm bảo sự tuân thủ nộp thuế của đối tượng
đóng thuế BVMT tại Việt Nam trong thời gian tới?


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: QLNN về thuế BVMT ở Việt Nam.
• Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận án phân tích và làm rõ thực trạng QLNN đối
với thuế BVMT trên phương diện tác giả là một nhà nghiên cứu cơng tác tại Bộ Tài
chính, tập trung vào 4 nhóm nội dung chính: (1) Xây dựng và ban hành các chính sách
thuế BVMT; (2) Tổ chức bộ máy và phân cấp QLNN đối với thuế BVMT; (3) Thực
hiện QLNN đối với thuế BVMT và (4) Thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
liên quan đến thuế BVMT.
Về thời gian nghiên cứu: Do Luật thuế BVMT có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2012, nên luận án sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN đối với thuế BVMT
trong giai đoạn 2012-2019 để có thể làm rõ những thay đổi trong QLNN trước và sau
khi Luật thuế BVMT có hiệu lực thi hành. Các phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn
thiện QLNN đối với thuế BVMT áp dụng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thực trạng QLNN đối với thuế
BVMT tại Việt Nam. Với đặc thù là quốc gia đang phát triển và Luật thuế BVMT chỉ
mới được triển khai áp dụng năm 2012, việc nghiên cứu công tác QLNN đối với thuế
BVMT là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực với phát triển kinh tế - môi trường tại
Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong luận án này, tác giả sử dụng một số phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể
như sau:
- Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu này được thu thập từ
các báo cáo cập nhật của các cơ quan, tổ chức (Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài













×