Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Hoàn thiện pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở việt nam từ thực tiễn quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 126 trang )

VŨ BẠCH DƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

LUẬT KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM – TỪ THỰC TIỄN QUẢNG NINH

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ: VŨ BẠCH DƯƠNG

HÀ NỘI – 2016

2014 - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM - TỪ THỰC TIỄN QUẢNG NINH

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ : VŨ BẠCH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ


MÃ SỐ: 60380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VĂN CƯƠNG

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc đến Viện Đại học Mở Hà Nội, khoa đào tạo sau đại học, đặc biệt là TS
Vũ Văn Cương đã trực tiếp hướng dẫn tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý
giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài " Hoàn thiện
pháp luật thuế Bảo vệ môi trường ở Việt Nam – Từ thực tiễn Quảng Ninh”
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp
giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Luật kinh tế cho
bản thân tác giả trong khóa học 2014 – 2016 vừa qua. Tác giả trân trọng cảm ơn
gửi tới đồng chí Nguyễn Văn Bốn – Trưởng phòng tài nguyên và Môi trường
Thành phố Cẩm Phả và đồng chí Nguyễn Vũ Trụ Tuyến – Chi Cục trưởng chi
Cục Thuế thành phố Cẩm Phả lời cảm ơn chân thành đã giúp tác giả trong việc
thu thập số liệu cơ bản, cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan
tới đề tài tốt nghiệp.
Tác giả rất mong nhận được sự bổ sung, đóng góp, phê bình của quý Thầy
Cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Vũ Bạch Dương



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do tôi thực hiện, dưới sự
giúp đỡ khoa học của người hướng dẫn khoa học Tiến sĩ Vũ Văn Cương. Những
phần trích dẫn đã được nêu trong danh mục tài liệu tham khảo, tôi xin chịu trách
nhiệm về tính trung thực, khách quan của các thông tin, số liệu nêu trong luận
văn.
Xác nhận của
Người hướng dẫn khoa học

TS. Vũ Văn Cương

Tác giả luận văn

Vũ Bạch Dương


MỤC LỤC
LƠƱI MƠቶ ĐAቺ U………………………………………………………………………..

1

Chương 1: NHƯǂNG VAቸ N ĐEቺ CHUNG VEቺ THUEቸ BAቶ O VEƹ̣ MOƹ I TRƯƠƱNG VAƱ PHAƵ P
LUAƹ̣ T VEቺ THUEቸ BAቶ O VEƹ̣ MOƹ I TRƯƠƱNG…………………………….…
6
1.1. Khái quát về thuế bảo vệ môi trường………………………………..…....…..

6

1.1.1.Nguồngốcrađờicủathuếmôitrường……………………….……..…..…….


6

1.1.2. Khái niệm về thuế bảo vệ môi trường…………………….…….…….……….

7

1.1.3. Đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường………………….………….……….…

11

1.1.4. Vai trò của thuế bảo vệ môi trường………………….….…...……...………….

13

1.2.Kháiquátvềphápluậtthuếbảovệmôitrường…………….…….…………

15

1.2.1.Nhữngcơsởchínhtrịpháplývàsựcầnthiếtcủaviệcbanhànhphápluật
thuếbảovệmôitrường………………………………………….……..……………
15
1.2.2.Kháiniệmvàcấutrúcphápluậtthuếbảovệmôitrường…………………….

21

1.2.3. Pháp luật thuế môi trường ở một số nước và kinh nghiệm được rút ra
cho Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thuế bảo vệ môi 23
trường……….……
Kết luận chương 1……………………………………………………….………….


27

Chương 2: THỰC TRẠ NG PHAƵ P LUAƹ̣ T VAƱ THỰC TIEቾ N THI HAƱ NH PHAƵ P LUAƹ̣ T
VEቺ THUEቸ BAቶ O VEƹ̣ MOƹ I TRƯƠƱNG Ơቶ
QUAቶ NG NINH HIEƹ̣ N
NAY……………………………………………………………..…………………..
28
2.1. Thực trạng pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện 28
nay
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Quảng
Ninhhiệnnay.………………………………………………………………………………….
54
2.2.1. Đặc thù của Quảng Ninh ……………………….………………………….…

54

2.2.2.Những kết quả đã đạt được trong thực thi pháp luật thuế bảo vệ môi 56
trường ….
2.2.3. Những hạn chế, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành pháp luật thuế


bảo vệ môi trường……………………………………….…..…………………………….…

59

Kết luận chương 2……………………………………....…………………………..

63

Chương 3: NHƯǂNG ĐỊNH HƯƠƵNG VAƱ CAƵ C GIAቶ I PHAƵ P HOAƱ N THIEƹ̣ N PHAƵ P

LUAƹ̣ T THUEቸ BAቶ O VEƹ̣ MOƹ I TRƯƠƱNG Ơቶ VIEƹ̣ T NAM…..…………………………
64
3.1. Những định hướng cơ bản trong hoàn thiện pháp luật thuế bảo vệ
môi trường ở Việt Nam hiện nay ……………………………………………….………
64
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế bả vệ môi 68
trường….……….……..
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Luật thuế bảo vệ môi
trường…………………………………………………………………..……………
73
Kết luận chương 3 ……………………………………..…………….……………..

80

KẾT LUẬN……………………………………………………..……………………

81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………....…………………..

82


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, bảo vệ môi trường
(BVMT) là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của hầu hết các quốc
gia trên thế giới. Tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh chóng và sự bùng nổ dân số
thế giới đã khiến môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Ô nhiễm môi
trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hay của

lãnh thổ nào.
Việt Nam đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước với nhịp độ ngày càng cao. Phát triển đã mang lại những thành tựu
kinh tế – xã hội to lớn cho đất nước, tuy nhiên một trong những mặt trái là chất
lượng môi trường ngày càng xấu đi. Năm 2016, liên quan đến ô nhiễm môi sinh
và biến đổi khí hậu, Việt Nam đang phải đối đầu với một số hiện tượng thật sự
đáng lo ngại, đó là hiện tượng nhiễm độc biển ở miền Trung làm cá chết hàng
loạt (do chất thải của Công ty trách nhiệm hữu hạn gang thép Formosa Hà Tĩnh),
nạn hạn hán ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Tây, đi cùng với tình trạng xâm
nhập mặn ở vùng Tây Nam Bộ. Đây là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong
vòng 100 năm qua, với 13 tỉnh thành tại Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm
mặn, gây nên tình trạng thiếu nước uống và tác động nặng nề đến sản xuất nông
nghiệp. Tỉnh Quảng Ninh cũng là một trong những địa phương chịu thiệt hại
nặng nề về môi trường do tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với sự phát triển của
nhiều ngành công nghiệp mới. Hơn 30 triệu m3 nước thải chưa qua xử lý từ hoạt
động khai thác than hàng năm thải trực tiếp ra môi trường đã làm bẩn nguồn sinh
thủy. Suy giảm rừng, nguồn sinh vật bị hủy diệt, bồi lắng biến đổi luồng lạch,
phá vỡ cảnh quan... là nguy cơ được báo trước. Hiện tượng xói mòn, sạt lở xảy ra


khá phổ biến, đe dọa đến tính mạng, phá hủy tài sản, hoa màu của nhân dân và
các công trình công cộng.
Nhận thức và xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của một quốc
gia, Việt Nam đang cố gắng bắt kịp thế giới trong vấn đề đẩy lùi ô nhiễm môi
trường bằng việc sử dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như tuyên truyền
giáo dục, biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế, trong đó có Luật thuế bảo
vệ môi trường. Luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày
15/11/2010 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012, được coi
là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, điều hoà
các quan hệ lợi ích giữa xã hội và doanh nghiệp, khuyến khích ý thức tiết kiệm,

giảm bớt sự lãng phí trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong
quá trình thực thi trên thực tế, luật cũng đã lộ rõ nhiều bất cập gây khó khăn cho
các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện.
Bảo vệ môi trường là việc làm chung của tất cả mọi người, không phải của
riêng Nhà nước hay của riêng một cá nhân nào. Do đó, tác giả mong muốn
nghiên cứu về pháp luật thuế bảo vệ môi trường, bao gồm việc tìm hiểu một số
vấn đề chung về pháp luật thuế bảo vệ môi trường, thực trạng và thực tiễn thi
hành pháp luật thuế bảo vệ môi trường, cụ thể là ở tỉnh Quảng Ninh để tìm ra
những quy định còn chưa hợp lý, những vấn đề còn hạn chế bất cập từ đó làm cơ
sở đưa ra các định hướng, giải pháp kiến nghị theo hướng ngày càng hoàn thiện
hơn, góp một phần nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường. Vì thế tác giả chọn đề
tài “Hoàn thiện pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam– Từ thực tiễn
Quảng Ninh” làm luận văn thạc sĩ cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về Luật thuế bảo vệ môi trường còn khá
khiêm tốn. Phần lớn các công trình chỉ dừng lại ở quy mô những bài viết đóng
góp ý kiến cho dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường như bài viết của ThS. Trần
Vũ Hải, “Một số vấn đề về việc ban hành luật thuế môi trường ở Việt Nam” (Tạp
chí luật học số 4/2009); “Luật thuế môi trường – giải pháp quản lý và bảo vệ môi
trường” của Nguyễn Quang Tuấn – Lê Thị Thảo (Tạp chí nghiên cứu lập pháp số
13/2008)… Hay các đề tài nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn mà thuế môi trường
chỉ là một mục nhỏ như: Hà Trọng Đại (2009), Các công cụ kinh tế trong quản lý
và bảo vệ môi trường, Khóa luận tốt nghiệp… Về các đề tài nghiên cứu trực tiếp
vào các quy định luật thuế bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay không
nhiều, cụ thể là một số đề tài được triển khai ở quy mô khóa luận tốt nghiệp như:
Nguyễn Thị Hoa (2010), Bước đầu tìm hiểu về thuế bảo vệ môi trường ở Việt
Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội; Bùi Thị Duyên

(2012), Đánh giá luật thuế bảo vệ môi trường dưới lăng kính kinh tế học pháp
luật, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thị Thanh
Huyền (2012), Pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam – Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội…
Qua những tài liệu nêu trên cho thấy, thuế bảo vệ môi trường là một vấn
đề khá quan trọng, có tính chất phức tạp nhưng lại không có nhiều công trình
nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu được thực hiện ở quy mô nhỏ, chủ yếu là
bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu về các quy định của pháp luật, chưa có công
trình nào nghiên cứu về thực trạng pháp luật hay là tìm hiểu về thực tiễn thi hành
pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở những địa phương cụ thể diễn ra như thế
nào.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn


*Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Luật thuế bảo vệ môi trường và thực
tiễn thi hành luật này và cụ thể hơn là ở tỉnh Quảng Ninh. Luận văn tập trung
nghiên cứu các vấn đề lớn sau:
Một là, các vấn đề chung về pháp luật thuế bảo vệ môi trường.
Hai là, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành Luật thuế bảo vệ môi
trường ở tỉnh Quảng Ninh.
Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thuế bảo vệ môi
trường.
* Phạm vi nghiên cứu đề tài
Pháp luật về thuế bảo vệ môi trường là vấn đề khá phức tạp. Trong phạm
vi luận văn, tác giả chỉ tập trung vào tìm hiểu, đánh giá chung về thực trạng pháp
luật thuế bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành pháp luật thuế bảo vệ môi
trường ở tỉnh Quảng Ninh. Bước đầu nhìn nhận những khó khăn trong thực trạng
áp dụng thuế bảo vệ môi trường trong thực tế, đưa ra nhận xét đánh giá và có cơ
sở để kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thuế bảo vệ môi

trường với mục đích nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện
nay.
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
*Mục đích nghiên cứu luận văn
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề chung về pháp
luật thuế bảo vệ môi trường, tìm hiểu về thực trạng và thực tiễn thi hành về thuế
BVMT ở tỉnh Quảng Ninh. Qua đó, tác giả đề xuất những phương hướng, giải
pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này nhằm đáp ứng tốt hơn yêu


cầu thực tế đang đặt ra đối với việc bảo vệ môi trường trong tiến trình phát triển
bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
* Nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau:
+ Nghiên cứu tổng quan những vấn đề chung nhất về thuế bảo vệ môi
trường và pháp luật thuế bảo vệ môi trường: Phân tích cơ sở lý luận; cơ sở chính
trị pháp lý của thuế bảo vệ môi trường; nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn áp
dụng luật thuế môi trường của một số quốc gia trên thế giới.
+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, tìm ra những
tồn tại, vướng mắc để làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về thuế bảo vệ
môi trường.
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp
luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

5. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà luận văn đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản
sau đây: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin; Hệ thống quan điểm, lý luận của Đảng
Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước và pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.


Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể
như:
Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử… được sử dụng
trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề chung về thuế bảo vệ
môi trường và pháp luật thuế bảo vệ môi trường.
Phương pháp so sánh luật học, phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp thống kê số liệu được sử dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu thực trạng,
phân tích những ưu điểm và hạn chế các quy định về Luật thuế bảo vệ môi
trường, thực tiễn thi hành pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở tỉnh Quảng Ninh.
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp… được sử dụng trong
Chương 3 khi xem xét, tìm hiểu về định hướng và đưa ra các giải pháp hoàn
thiện pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụ
lục, luận văn được kết cấu với ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về thuế bảo vệ môi trường và pháp luật
về thuế bảo vệ môi trường.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thuế
bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh hiện nay.
Chương 3: Những định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế
bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



1.1. Khái quát về thuế bảo vệ môi trường
1.1.1.Nguồn gốc ra đời của thuế bảo vệ môi trường
Thuế tồn tại qua các hình thái xã hội có Nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ
yếu, ổn định của Ngân sách Nhà nước, là công cụ kinh tế vô cùng quan trọng
trong điều hành, phát triển kinh tế – xã hội quốc gia. Thuế là một hình thức động
viên, phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo pháp luật
của Nhà nước quy định nhằm đáp ứng những khoản chi tiêu cần thiết của Nhà
nước trong quá trình quản lý và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực môi trường,
thuế cũng là công cụ kinh tế quan trọng để quản lý và bảo vệ môi trường. Có thể
nói rằng, thuế môi trường là công cụ kinh tế lâu đời nhất trong quản lý và bảo vệ
môi trường.
Cho tới nay, trên thế giới đã xuất hiện một số loại thuế môi trường hoặc
các loại thuế có liên quan tới bảo vệ môi trường. Nền móng của thuế môi trường
chính là thuế môi trường được Giáo sư Arthur C.Pigou (1877-1959) của Trường
Đại học Cambrige từ 1908 – 1944 đưa ra trong tác phẩm “Kinh tế học phúc lợi”
từ những năm 1920 (được gọi là thuế Pigou). Ông là người đầu tiên có sáng kiến
áp dụng cách tiếp cận kinh tế và việc giải quyết ngoại ứng do ô nhiễm môi
trường thông qua việc đưa ra ý tưởng về đánh thuế với những người gây ô
nhiễm. Thuế Pigou là một giải pháp có tính chất giáo khoa cổ điển để giải quyết
các vấn đề ô nhiễm môi trường vì mức thuế tối ưu chính bằng với mức chi phí
xử lý ô nhiễm của doanh nghiệp. Theo đó, nguyên tắc đánh thuế môi trường
được xác định là: “Mức thuế ô nhiễm (mức thuế môi trường) tính cho mỗi đơn vị
sản phẩm gây ra ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại ứng do đơn vị sản phẩm


gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội1”. Có thể thấy, về bản chất,
thuế Pigou đánh trực tiếp vào người tạo ra ảnh hưởng xấu tới môi trường, làm
tăng chi phí tạo ra ảnh hưởng của họ. Đồng thời, nguồn thu từ thuế được sử dụng
vào việc khắc phục những hậu quả do ảnh hưởng xấu đó gây ra. Mục tiêu của

việc áp dụng thuế môi trường là nhằm tạo ra số thu để trang trải cho những tổn
hại do ô nhiễm môi trường tạo nên và các biện pháp để làm giảm ô nhiễm môi
trường trong tương lai, đồng thời thay đổi hành vi của các cá nhân và doanh
nghiệp trong bảo vệ môi trường.
1.1.2. Khái niệm về thuế bảo vệ môi trường
Khái niệm thuế môi trường có thể được hiểu theo các cách khác nhau tùy
thuộc vào phạm vi tiếp cận. Theo đó, khái niệm thuế môi trường thường được
tiếp cận dưới hai góc độ. Cụ thể, theo nghĩa rộng, thuế môi trường là toàn bộ các
khoản thuế mà chủ thể nộp thuế phải đóng góp liên quan đến việc tác động tới
môi trường thông qua hành vi của mình. Dưới góc độ này, thuế môi trường được
hiểu là thuế liên quan đến môi trường, bao gồm các loại thuế như thuế tài
nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với các sản phẩm gây ô nhiễm như ô tô, thuốc
lá…), thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ như sử dụng công nghệ sạch, khai thác
tài nguyên quý hiếm…). Theo nghĩa hẹp, thuế môi trường được hiểu là loại thuế
riêng biệt được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn
bản pháp luật điều chỉnh quan hệ thuế giữa Nhà nước và các chủ thể có hành vi
tác động tiêu cực tới môi trường. Như vậy, thuế môi trường là loại thuế mà các

1

PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Đại học Kinh tế Quốc Dân,
NXB.Thống kê trang 100


chủ thể có khả năng tác động tiêu cực tới môi trường phải nộp nhằm phòng,
chống ô nhiễm môi trường và đảm bảo phát triển bền vững2.
Trên thế giới hiện nay, theo cách tiếp cận của đa số các nước thì thay vì cố
gắng đưa ra một định nghĩa chính thức về thuế môi trường, các nước có khuynh
hướng tập trung vào những căn cứ tính thuế có liên quan đặc biệt tới môi trường
và coi như những loại thuế có căn cứ tính thuế như vậy đều là thuế môi trường.

Trong một số trường hợp, căn cứ tính thuế là sự đo lường hoặc ước lượng số
lượng phát thải của những chất gây ô nhiễm, ví dụ như NOx hay SO2… Tuy
nhiên, khi việc đo lường trực tiếp sự phát thải như vậy tỏ ra khó khăn và tốn
kém, người ta sẽ sử dụng một căn cứ tính thuế mang tính đại diện cho nó, chẳng
hạn như xăng hoặc dầu. Đơn cử như cơ quan thống kê châu Âu (EURROSTAT)
đã đưa ra một định nghĩa về thuế môi trường theo cách tiếp cận thống kê như
sau: “Một loại thuế được xếp vào loại thuế môi trường nếu căn cứ tính thuế là
một đơn vị vật chất (hoặc đại diện cho nó) của một vật gì đó đã được chứng
minh sẽ gây ra một tác động có hại đặc biệt đến môi trường3”. Theo định nghĩa
này, người ta cũng đưa ra một số căn cứ tính thuế tiêu biểu để xác định loại thuế
nào đó có phải là thuế môi trường hay không như: Đo lường hoặc ước lượng sự
thải ra không khí như N0x (hợp chất oxit nitơ), S02 (điôxít lưu huỳnh); Những
chất phá hoại tầng Ozon (như khí CFC chloro-fluoro-carbon) hoặc Halon; Đo
lường hoặc ước lượng sự thải ra nước như BOD (nhu cầu oxy hóa), COD (nhu
cầu oxy hóa học); Một số sự gây ô nhiễm cho nước không có nguồn cố định (ví
dụ như thuốc trừ sâu, phân bón…); Tiếng ồn (ví dụ như tiếng ồn sinh ra khi máy
bay cất cánh…); Sản phẩm năng lượng ( ví dụ như xăng, dầu…); Phương tiện
2

Th.S. Trần Vũ Hải (2009), Một số vấn đề về việc ban hành luật thuế môi trường ở Việt Nam, Tạp chí luật học số
4/2009;
3
Ian Gazley (2006), UK environmental taxes: classification and recent trends, theo Economic Trend, số 635
tháng 10/2006;tr.15


giao thông (ví dụ như ô tô, xe máy…); Tài nguyên thiên nhiên (ví dụ như nước,
khoáng sản4…)
Theo quan điểm của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development: OECD), thuế môi trường là phương

pháp đơn giản nhất để đưa giá cả vào việc sử dụng môi trường và họ không có sự
phân biệt giữa thuế và phí môi trường. Thuế và phí môi trường được thể hiện ở
hai dạng đó là thuế, phí đánh vào nguồn ô nhiễm và thuế phí đánh vào sản
phẩm5. Trong đó, thuế, phí đánh vào nguồn ô nhiễm là loại thuế, phí đánh vào sự
thải ra chất ô nhiễm vào bầu không khí, nguồn nước, môi trường đất và sự phát
ra tiếng ồn. Thuế chất thải được tính toán dựa trên khối lượng và nồng độ chất
thải. Thuế ô nhiễm chất thải được áp dụng rộng rãi ở các nước OCED trong
những lĩnh vực cụ thể của nước thải và rác thải, kiểm soát bầu không khí và
giảm tiếng ồn. Thuế, phí đánh vào sản phẩm là loại thuế phí đánh vào các sản
phẩm gây nguy hại cho môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và tiêu hủy.
Chúng có thể được áp dụng vào các dạng sản phẩm gây ra các vấn đề về môi
trường bởi lượng chất độc hại và độc tố có trong chúng, ví dụ như phốt pho, kim
loại nặng… Thuế, phí đánh vào sản phẩm có thể thay thế cho thuế, phí đánh vào
nguồn ô nhiễm trong trường hợp việc xác định thuế trực tiếp từ nguồn ô nhiễm
khó khăn. Thuế, phí đánh vào sản phẩm có thể áp dụng đối với nguyên liệu thô,
sản phẩm trong quá trình sản xuất hoặc sản phẩm đã hoàn thiện. Phương pháp
này nhằm mục đích giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường của mỗi một
giai đoạn trong quá trình tạo ra, tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Mức thuế đánh
vào sản phẩm sẽ phản ánh được chi phí môi trường trong mỗi quá trình. Thuế
4

Ian Gazley (2006), UK environmental taxes: classification and recent trends, theo Economic Trend, số 635
tháng 10/2006;tr.15
5
Organisation for Economic Cooperation and Development, Enviromental policy, how to apply economic
instrument;


đánh vào sản phẩm được áp dụng rộng rãi ở các nước OECD (như thuế đánh vào
nhiên liệu, phân bón, thuốc trừ sâu6…).

Như vậy, nhìn một cách tổng quát thì hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều không có sự phân biệt một cách rạch ròi giữa thuế và phí bảo vệ môi
trường. Dưới góc độ ngôn ngữ học, thuế và phí trong tiếng Anh và tiếng Pháp
đều sử dụng một từ “tax” hoặc “taxe”. Các khoản thu có tính chất bắt buộc áp
dụng cho các chủ thể có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường đều gọi
chung theo tiếng anh là: “Environment tax”. Thuế hay phí môi trường đều là
khoản thu đánh vào những hoạt động gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con
người như hoạt động xả thải vào môi trường, khai thác các vật chất gây ảnh
hưởng đến môi trường, sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường như thuốc
lá, thuốc trừ sâu…Mục đích thu thuế hay phí bảo vệ môi trường cuối cùng đều là
nhằm mục đích khắc phục hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường7. Do đó,
thuế môi trường trên thế giới sẽ được hiểu theo nghĩa rộng, tức là các khoản thu
có tính chất bắt buộc áp dụng cho các chủ thể có khả năng tác động tiêu cực đến
môi trường bao gồm: thuế phí đánh vào nguồn ô nhiễm môi trường, căn cứ vào
lượng chất ô nhiễm và mức độ bị hủy hoại của môi trường; thuế, phí đánh vào
sản phẩm trong quá trình sản xuất và sử dụng có thể gây nguy hại cho môi
trường.
Cách tiếp cận ở Việt Nam thì không giống như hầu hết các quốc gia trên
thế giới, thuế môi trường được hiểu theo nghĩa hẹp, có tên gọi là thuế bảo vệ môi
trường. Pháp luật Việt Nam có sự phân biệt khá rõ ràng, cụ thể giữa thuế bảo vệ
môi trường và phí bảo vệ môi trường. Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế bảo
6

Phạm Thị Thanh Huyền (2012), Pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội; tr.5
7
Thuế quốc tế, chuyên đề Thuế môi trường, Nxb Tài Chính, Hà Nội, 2003


vệ môi trường 2010 đã nêu định nghĩa về thuế bảo vệ môi trường như sau: “Thuế

bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây
gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường”. Khoản 1
Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về phí bảo vệ môi trường
như sau: “Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động
xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường”. Như vậy, căn cứ theo
quy định của pháp luật, có thể thấy phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi
trường là hai khoản thu khác nhau có đối tượng và mục đích khác nhau. Với thuế
bảo vệ môi trường pháp luật đánh vào họat động sản xuất, nhập khẩu một số sản
phẩm gây tác động lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người, trong khi đó
phí bảo vệ môi trường đánh vào hành vi xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động
làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường. Về đối tượng chịu thuế
bảo vệ môi trường thì người tiêu dùng là người chịu thuế, người sản xuất, kinh
doanh là người nộp thuế thay cho người tiêu dùng (thuế bảo vệ môi trường là
thuế gián thu); trong khi đó, đối với phí bảo vệ môi trường người sản xuất vừa là
người chịu phí vừa là người nộp phí, mức phí phải nộp phụ thuộc vào mức độ
gây ô nhiễm môi trường của chất thải. Phí mang tính hoàn trả trực tiếp, về
nguyên tắc mức phí phải nộp phải bù đắp chi phí xử lý ô nhiễm. Hiện nay, căn
cứ theo sự phân biệt này của pháp luật nên tùy từng đối tượng mà pháp luật quy
định áp dụng thuế hay phí bảo vệ môi trường nhằm mục đích tạo ra nguồn thu để
bù đắp tổn thất gây ra cho môi trường. Như vậy, có thể thấy thuế và phí sẽ đánh
vào các đối tượng khác nhau và ở những công đoạn khác nhau. Mặc dù hiện nay
hệ thống phí hiện hành còn nhiều bất cập, tuy nhiên với cách tiếp cận về thuế và
phí hiện nay thuế bảo vệ môi trường không thể và không cần thiết phải thay thế
cho các loại phí liên quan đến môi trường.


Trên cơ sở phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm thuế bảo vệ môi trường
như sau: “Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu, được thể hiện dưới
dạng luật do Quốc hội thông qua nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa
nhà nước và các chủ thể có hành vi tác động tiêu cực đến môi trường bằng việc

đánh vào các sản phẩm gây tác động xấu cho môi trường trong quá trình sử
dụng nhằm phòng, chống ô nhiễm môi trường và đảm bảo phát triển bền vững”
1.1.3. Đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là một trong các loại thuế của hệ thống thuế quốc
gia, chính vì vậy, thuế bảo vệ môi trường cũng có những đặc điểm chung của
thuế như: Là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước; Gắn với yếu tố
quyền lực nhà nước; Không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp; Do cơ
quan lập pháp, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành… Bên cạnh đó,
thuế bảo vệ môi trường còn có những đặc điểm riêng, cụ thể:
Thứ nhất, Thuế bảo vệ môi trường bản chất là loại thuế gián thu thu hàng
hóa mà khi sử dụng nó gây ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế sản xuất, nhập
khẩu, tiêu dùng hàng hóa này. Tức là đối tượng nộp thuế và đối tượng gánh chịu
thuế không đồng thời là một, ở đây có sự chuyển dịch số tiền thuế phải nộp từ
người có nghĩa vụ nộp thuế sang người sử dụng hàng hóa, dịch vụ thuộc đối
tượng chịu thuế bảo vệ môi trường thông qua việc cộng số thuế vào giá cả hàng
hóa, dịch vụ. Như vậy, số thuế phải nộp là một bộ phận cấu thành trong giá cả
hàng hóa, dịch vụ của đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Cũng như các loại
thuế gián thu khác, thuế bảo vệ môi trường không trực tiếp gây ra phản ứng tiêu
cực từ người nộp thuế như các khoản thuế trực thu đánh vào các nguồn thu nhập
từ vốn, lao động… mà về lâu dài còn góp phần làm tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm, của doanh nghiệp và nền kinh tế. Với đặc điểm này của thuế bảo vệ môi


trường giúp phân biệt với các khoản thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân,
thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó khi xác định một loại thuế phải nộp có phải
là thuế bảo vệ môi trường hay không trước hết phải xác định đó phải là thuế gián
thu chứ không phải là thuế trực thu.
Thứ hai, đối tượng chịu thuế là một số loại hàng hóa mà khi sử dụng nó
gây ô nhiễm môi trường (dịch vụ không là đối tượng chịu thuế). Thuế bảo vệ
môi trường tương tự như thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần vào khâu sản

xuất, khẩu nhập khẩu hàng hóa chịu thuế.
Thứ ba, mục tiêu của thuế bảo vệ môi trường là động viên hợp lý đóng
góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường nhằm hạn
chế sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng hàng hóa này; Đồng thời đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm
môi trường; Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần
thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất nhập khẩu và
tiêu dùng nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn. Như vậy, bên cạnh các mục
đích chung giống như những loại thuế khác như tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước, là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội,
thuế bảo vệ môi trường có mục đích chính là bảo vệ môi trường. Việc lấy tên
“Luật thuế bảo vệ môi trường” thể hiện rõ bản chất, mục tiêu của thuế này đó là
góp phần bảo vệ môi trường, gìn giữ những gì xung quanh chúng ta trước tác
động gây hại của các vật chất khiến môi trường có khuynh hướng xấu đi bằng
cách đánh thuế vào các sản phẩm gây hại đến môi trường. Đặc điểm này của
thuế bảo vệ môi trường giúp chúng ta có thể phân biệt với các loại thuế gián thu
khác như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng… vốn
được xem là có gánh một phần trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đơn cử như thuế


xuất nhập khẩu mục đích riêng của nó là bảo hộ sản xuất và tiêu dùng trong
nước; thuế tiêu thụ đặc biệt mục đích cơ bản là hướng dẫn tiêu dùng xã hội…
Việc thu thuế bảo vệ môi trường với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế là
những sản phẩm có hại nhất định cho môi trường nhằm tạo ra một nguồn tài
chính để có thể chi cho việc bảo vệ môi trường, đồng thời tác động đến ý thức
của người sử dụng sản phẩm có hại cho môi trường, khuyến khích người tiêu
dùng sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện hơn, giảm thiểu các tác động tiêu
cực đối với môi trường.
Thứ tư, cách thức tính thuế bảo vệ môi trường có nét đặc trưng so với các
loại thuế khác. Thuế bảo vệ môi trường được tính dựa trên căn cứ tính thuế là số

lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối, đây là cách tính của hầu hết các
quốc gia trên thế giới và nó thực sự phù hợp với mục đích bảo vệ môi trường
được đặt ra khi ban hành sắc thuế. Khác với các loại thuế gián thu khác như thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu căn cứ tính thuế là giá
tính thuế và thuế suất. Mặc dù giá tính thuế của mỗi loại thuế này được quy định
không giống nhau nhưng về cơ bản đều có căn cứ vào giá cả hàng hóa, dịch vụ
của đối tượng chịu thuế. Sở dĩ thuế bảo vệ môi trường áp dụng cách tính thuế
khác các loại thuế gián thu trên là xuất phát từ mục đích bảo vệ môi trường của
nó, nếu thuế bảo vệ môi trường cũng căn cứ theo giá tính thuế và thuế suất thì
mục đích bảo vệ môi trường của sắc thuế này không đạt được vì trong giá cả của
hàng hóa dịch vụ - cơ sở để xác định giá tính thuế không phản ánh được mức độ
gây hại của nó đối với môi trường. Có những sản phẩm giá cả rất rẻ nhưng mức
độ tác động đến môi trường theo hướng tiêu cực lại vô cùng lớn. Do đó, nếu
đánh thuế dựa trên giá cả của sản phẩm sẽ không phản ánh được khả năng bảo vệ
môi trường khi thu loại thuế này.


1.1.4.Vai trò của thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường được ban hành được áp dụng trong thực tiễn có ý
nghĩa vai trò hết sức quan trọng trong xã hội hiện nay ở nước ta, nó tạo ra khuôn
khổ pháp lý đồng bộ, ổn định điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực
đến môi trường, khắc phục hạn chế trong các chính sách thu trước đây, tạo
nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường, bảo đảm hài hòa giữa phát
triển kinh tế với phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng việc thực hiện cam kết
quốc tế phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Thứ nhất, tăng thu cho ngân sách, giảm thiểu hiệu ứng tiêu cực của hệ
thống thuế thu nhập hiện hành. Thuế bảo vệ môi trường là một trong những
nguồn thu tạo ra nguồn tài chính cho nhà nước. Mặc dù việc đặt ra thuế bảo vệ
môi trường mục đích chính không phải để thu tiền của nhân dân nhưng không
thể phủ nhận việc thu thuế bảo vệ môi trường sẽ tạo ra một nguồn thu cho ngân

sách nhà nước. Điều này là cần thiết, bởi vì để khắc phục hậu quả do hành vi gây
ô nhiễm của các chủ thể đòi hỏi nhà nước phải có phương tiện, công cụ nhất định
mà cụ thể ở đây là nguồn tài chính đủ lớn để có thể gìn giữ, tái tạo môi trường.
Trên cơ sở đó, nhà nước có thể huy động được nguồn tài chính cần thiết từ
những người có hành vi gây ô nhiễm cho môi trường (trong hạn mức) để đầu tư
vào các hoạt động phục vụ cho việc gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Thứ hai, về mặt xã hội, thuế bảo vệ môi trường là một công cụ kinh tế có
khả năng tác động vào hành vi tiêu dùng, ý thức của người dân; thông qua đó,
phần nào nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của các thành viên trong xã
hội. Môi trường mặc dù có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mỗi người,
tuy nhiên không phải ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường một cách tích cực.
Hiện nay, không ít người “đối xử” với môi trường theo cách “cha chung không


ai khóc”. Do đó, việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề bảo vệ môi
trường là hết sức cần thiết. Trên thực tế, con người sẽ không thực hiện các hành
vi không đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Do đó, thông qua thuế
bảo vệ môi trường, tức là đánh trực tiếp vào lợi ích kinh tế của người tiêu dùng
nhà nước có thể định hướng xử sự cho người tiêu dùng theo hướng thân thiện
hơn với môi trường, để họ có thể nhận thức được tác hại, cũng như lựa chọn các
sản phẩm không gây hại cho môi trường.
Thứ ba, khuyến khích sản xuất hàng hóa thân thiện với môi trường, thúc
đẩy đổi mới, cải cách công nghệ. Thông qua thuế bảo vệ môi trường, các hàng
hóa gây hại cho môi trường càng nhiều sẽ phải chịu thuế bảo vệ môi trường càng
cao, điều này đội giá thành sản phẩm lên nhiều lần, tác động phần nào vào thói
quen, lựa chọn tiêu dùng của người dân. Do đó, đòi hỏi các nhà sản xuất trong
nhiều trường hợp phải tích cực nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng, đổi mới công
nghệ nhằm mục đích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường để cắt
giảm được khoản thuế bảo vệ môi trường phải gánh chịu nhằm “lôi kéo” khách
hàng, nâng cao lợi nhuận thu được.

1.2. Khái quát về pháp luật thuế bảo vệ môi trường
1.2.1. Những cơ sở chính trị pháp lý và sự cần thiết của việc ban hành
pháp luật thuế bảo vệ môi trường.
Thứ nhất, xuất phát từ tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay:
Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó,
tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi
trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông
thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí…. Theo


nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông,
45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường;
70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.
Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc
và sự suy thoái các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ
quả của việc hủy hoại môi trường.
Hiện trạng môi trường tiếp tục xuống cấp nêu trên là những thách thức
nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam trong thời
gian tới. Nếu không kịp thời có các giải pháp giảm dần lượng phát thải chất độc
hại thì nguy cơ ô nhiễm sẽ ngày càng gia tăng và rất có thể nền kinh tế sẽ phải trả
giá quá đắt nếu không có sự quan tâm đúng mức. Do vậy, việc ban hành và áp
dụng thuế bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để
điều chỉnh các hành vi xã hội theo hướng tích cực, thân thiện hơn với môi
trường.
Thứ hai, xuất phát từ sự kém hiệu quả của các biện pháp tài chính về bảo
vệ môi trường:
Trước khi Luật thuế BVMT được ban hành, nước ta chưa có một sắc thuế
riêng về bảo vệ môi trường để thu vào hàng hoá khi sử dụng gây ô nhiễm môi
trường nhằm hạn chế sản xuất và tiêu dùng hàng hóa loại này. Chính phủ đã ban

hành và thực thi nhiều biện pháp tài chính nhằm khuyến khích nhà đầu tư tham
gia trực tiếp các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm và có
hiệu quả các nguồn tài nguyên và huy động một phần đóng góp của đối tượng xả
thải vào việc khôi phục môi trường. Các biện pháp này được thực hiện trong một
số loại thuế như thuế đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp và thông qua các khoản phí, lệ phí


thu đối với các hoạt động liên quan tới môi trường như: Phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn. Các khoản thu phí bảo vệ môi trường đã tạo
thêm nguồn thu, góp một phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường,
đồng thời góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của tổ chức, cá nhân trong
việc giữ gìn môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng
đồng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được như nêu trên, các chính sách thuế,
phí hiện hành cũng có một số hạn chế như sau:
- Về chính sách phí: Các loại phí bảo vệ môi trường hiện hành mới đạt
mục tiêu huy động đóng góp một phần của những đối tượng xả thải vào môi
trường mà không tự mình xử lý chất thải; hỗ trợ thêm chi phí làm sạch môi
trường. Nguồn thu từ phí còn rất hạn chế. Tổng thu các khoản phí bảo vệ môi
trường năm 2008 là 1.224 tỷ đồng. Nếu tính cả số thu từ phí xăng dầu 9.000 tỷ
đồng/năm thì tổng số thu là 10.224 tỷ đồng/năm. Hàng năm, Nhà nước dành 1%
tổng chi ngân sách nhà nước (tương đương 4.000 tỷ đồng) để chi sự nghiệp bảo
vệ môi trường, chưa kể đến kinh phí cho các dự án đầu tư xử lý chất thải và vệ
sinh môi trường đô thị. Nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường hiện hành rất
lớn. Tính riêng nhu cầu cho các đề án tổng thể cải tạo môi trường và chương
trình xử lý ô nhiễm ở các làng nghề, khu công nghiệp vào khoảng 17.678 tỷ
đồng/năm. Nếu tính cả nhu cầu đầu tư xử lý chất thải sinh hoạt tại các khu vực
dân cư tập trung, đầu tư phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản,... thì
nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường còn cao hơn nữa8.

- Về chính sách thuế: Trước khi có Luật thuế bảo vệ môi trường, trong các
chính sách thuế, mục tiêu bảo vệ môi trường không phải là mục tiêu chính, vì
8

Tờ trình 24/TTr-CP ngày 06 tháng 04 năm 2010 Chính phủ trình Quốc Hội về Dự án Luật thuế bảo vệ môi
trường;


×