Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BAN ĐÊM TẠI TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.1 KB, 17 trang )

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BAN
ĐÊM TẠI TRUNG QUỐC


Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU
Kinh tế ban đêm được các nước phát triển như Anh, Mỹ,
… triển khai như một động lực tăng trưởng mới để thúc đẩy
phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế tăng đang suy thoái.
Việc phát triển kinh tế ban đêm đem lại cho nước Sydney của
Úc 27.2 tỷ USD mỗi năm, mang lại cho Anh 66 tỷ bảng Anh
mỗi năm. Thuật ngữ Kinh tế ban đêm xuất hiện lần đầu ở Anh
và dần phổ biến ra thế giới. Phát triển kinh tế ban đêm đem


lại nguồn thu khổng lồ cho các quốc gia, Trung Quốc trong
những năm gần đây đang chú trọng đến phát triển nền kinh
tế ban đêm tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải,
Thiên Tân, Hồ Nam, ...
1. Khái quát về “kinh tế ban đêm”
“Kinh tế ban đêm” có nhiều định nghĩa khác nhau,
nhưng về cơ bản nó được hiểu là tất cả các hoạt động kinh tế
diễn ra từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Tất cả những hoạt
động trong khoảng thời gian này mang tính kinh tế, góp phần
tái tạo đơ thị và tăng trưởng kinh tế, thu lợi nhuận chính là
kinh tế ban đêm, bao gồm việc kinh doanh và hoạt động của
các quán bar, câu lạc bộ, chợ đêm, rạp chiếu phim, nhà hát,
các lễ hội văn hóa và các sự kiện hay dịch vụ ngân hàng, tài
chính …
Thuật



ngữ

“Kinh

tế

ban

đêm”

(“The

night

time

economy”) được cho là có nguồn gốc từ cơng việc của các học
giả liên quan đến tổ chức Comedia – một tổ chức nghiên cứu
thành phố sáng tạo của Charles Landry. Franco Bianchini, một
trong những học giả tham gia vào Comedia vào thời điểm đó
đã đưa ra thuật ngữ này vào năm 1987. Mơ hình kinh tế ban
đêm được đưa ra như một phần nỗ lực để khuyến khích việc
bãi bỏ các quy định và phát triển ngành cơng nghiệp giải trí
và rượu vào ban đêm vào đầu những năm 1990. Thuật ngữ
này lần đầu trở nên phổ biến trong giới quy hoạch đô thị ở
Anh, cụ thể hơn là các thành phố hậu cơng nghiệp ở phía Bắc
nước Anh, đến nay được sử dụng phổ biến rộng rãi trên thế



giới.

1

“Kinh tế ban đêm” gắn liền với thuật ngữ “thành phố 24

giờ” (24-hour city), cuộc sống về đêm (“Nightlife”) và văn hóa
đêm (“Night cultures”). Kinh tế ban đêm khơng chỉ đơn giản là
sự phát triển về kinh tế mà còn phải đảm bảo an toàn, chất
lượng cho “cuộc sống về đêm” và phù hợp với “văn hóa đêm”
ở mỗi nước.
“Kinh tế ban đêm” tại Anh
Anh là nước đi đầu về phát triển “kinh tế ban đêm”. Vào
năm 2017, thị trưởng Luân Đôn Sadiq Khan đã bổ nhiệm bà
Amy Lame giữ chức vụ "Night Czar" (Sa hoàng đêm) đứng đầu
dự án “Sa hoàng đêm” (London’s Night Czar). Dự án này
nhằm tăng cường dịch vụ và hoạt động về đêm, quảng bá văn
hóa và thu hút khách du lịch, tạo việc làm và tăng thu nhập
cho người lao động; đồng thời giữ vững trật tự an ninh, đảm
bảo cuộc sống lành mạnh về đêm, hướng tới mục tiêu đưa
London trở thành thành phố 24 giờ hàng đầu thế giới. 2
Bên cạnh đó, quốc gia này lập ra tổ chức Night Time
Industries Association – NTIA (Hiệp hội ngành công nghiệp về
đêm) nghiên cứu về ngành công nghiệp ban đêm. Năm 2016,
cục vận tải Ln Đơn hồn thành việc triển khai kế hoạch
Night Tube. Night Tube là một mơ hình dịch vụ hệ thống tàu
điện “dưới mặt đất” (underground) và “trên mặt đất”
(overground) nhằm cung cấp dịch vụ phục vụ đi lại vào đêm
1 Franco Bianchini, Night Cultures, night economies, Planning Practice and Research,
Vol.10, No.2,1995

2 />

thứ 6 và thứ 7 cho khách du lịch tại một số tuyến đường ở
Ln Đơn, trung bình cứ 10 phút có một chuyến tàu vào nửa
đêm. Night Tube dự kiến sẽ mang lại cho Luân Đôn 77 triệu
bảng vào năm 2029, tạo ra hơn 2.200 công việc liên quan đến
ngành dịch vụ, dự đốn sẽ có hơn 100.000 người du lịch trên
tuyến đường trong kế hoạch Night Tube vào cả tối thứ 6 và
thứ 7.
Theo “chỉ đạo kế hoạch bổ sung về văn hóa và nền kinh
tế

ban

đêm”

(“Culture

&

the

Night-Time

Economy

Supplementary Planning Guidance (SPG)”)3 đưa ra vào tháng
11 năm 2017, nền kinh tế ban đêm mang lại cho Anh 66 tỷ
bảng mỗi năm, đóng góp 6% GDP cho nền kinh tế ở Anh. Nền
kinh tế ban đêm mang lại cho Anh nguồn lợi nhuận to lớn,

tổng giá trị gia tăng (GVA) của nền kinh tế ban đêm là 40.1 tỷ
bảng, cung cấp gần 1.26 triệu việc làm cho người lao động.
Bài báo cáo “Luân Đôn về đêm: bằng chứng cơ sở cho thành
phố 24 giờ” (London at night: An evidence base for a 24-hour
city)4 của ấn phẩm kinh tế GLA (GLA economics publications)
xuất bản vào tháng 11 năm 2018 cho thấy rõ nền kinh tế của
Luân Đôn về đêm trong khoảng thời gian từ 6 giờ tối đến 6 giờ
sáng. Luân Đôn là thành phố không bao giờ ngủ, tất cả nhân
viên của các văn phịng, bệnh viện, khu giải trí giữ cho thành
phố thành hoạt động 24/7. Có hơn 1.6 triệu người lao động về
đêm ở thành phố này, chiếm 1/3 số lượng lao động của cả
3 />4 />

thành phố. Tính riêng kinh tế ban đêm ở Luân Đôn chiếm 40%
trong 66 tỷ bảng mà nền kinh tế đêm mang lại cho Anh, cung
cấp 723.000 lao động trực tiếp.
2. Tình hình phát triển “kinh tế ban đêm” tại Trung
Quốc
a. Tình hình kinh tế của Trung Quốc hiện nay
Trung Quốc là một quốc gia lớn với tầm ảnh hưởng rộng
lớn ở cả châu Á và trên thế giới. Từ sau khi Trung Quốc gia
nhập vào WTO năm 2001 đến nay, Trung Quốc đã phát triển
về mọi mặt với một tốc độ nhanh chóng. Cuối năm 2010
Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế
giới chỉ sau Hoa Kì. Theo số liệu thống kê của tổ chức Ngân
hàng thế giới (World Bank group), tính đến năm 2018 GDP
bình quân đầu người của Trung Quốc là 8.826 USD/năm, tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) là 12.24 nghìn tỷ USD.
Trung Quốc trong những năm gần đây đang chú trọng
đến phát triển nền kinh tế ban đêm. Dưới bối cảnh kinh tế

toàn cầu đang dần tăng trưởng chậm lại có ảnh hưởng rất
nhiều đến nền kinh tế trong nước của Trung Quốc, nền kinh tế
của Trung Quốc đang phải chịu nhiều sức ép lớn, đặc biệt là
ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại xảy ra với Mỹ từ
năm 2018 khiến kinh tế Trung Quốc chịu nhiều tổn thất. Theo
tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank group) tốc độ tăng
trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2018 chỉ duy trì ở mức 6.8%,
đến quý 2 năm 2019 mức tăng trưởng GDP là 6.2% so với


cùng kỳ năm 2018, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang ở
mức thấp nhất trong 30 năm.
Bên cạnh đó nền kinh tế Trung Quốc đang gặp phải
những vấn đề trong nước. Mơ hình kinh tế trước kia khơng cịn
phù hợp với bối cảnh trong nước bây giờ, thị trường lao động
của Trung Quốc đang bắt đầu suy giảm, tỉ lệ thất nghiệp đang
tăng lên và tỉ lệ cơ hội việc làm có xu hướng giảm. Cùng với
đó là vấn đề khủng hoảng dân số, tình trạng già hóa dân số
tăng nhanh, tỷ lệ sinh ngày một giảm mạnh.
b. Phát triển “kinh tế ban đêm” tại Trung Quốc
“Kinh tế ban đêm” bắt đầu phát triển tại Trung Quốc vào
đầu những năm 1990 tuy nhiên chưa thật sự được chú trọng,
chính phủ các thành phố tự đề xuất các biện pháp chính sách
phát triển kinh tế đêm lên chính phủ. Từ năm 2004, nhiều
thành phố như Thanh Đảo, Hàng Châu, Trùng Khánh, Nam
Kinh, Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu đã liên tiếp đưa ra
kế hoạch thực hiện để thúc đẩy phát triển “kinh tế ban đêm”,
tích cực triển khai các khu chức năng kinh tế đô thị vào ban
đêm và thúc đẩy phát triển các định dạng tiêu dùng khác
nhau. Các biện pháp như chuyển đổi môi trường, dự án chiếu

sáng, tăng cơ sở giải trí và tăng cường các cơ sở dịch vụ cơng
cộng nhằm mục đích mở rộng tiêu dùng, phát triển kinh tế thị
trường, thúc đẩy việc làm và tăng cường sức mạnh mềm của
thành phố thông qua các nỗ lực chung của chính phủ và
doanh nghiệp.


Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành văn kiện vào
tháng 5 năm 2019 nhấn mạnh rằng nền “kinh tế ban đêm” là
một phần quan trọng của nền kinh tế đơ thị, sự thịnh vượng
của nó là một cột mốc quan trọng cho sự phát triển vượt bậc,
sự mở rộng trong kinh tế đơ thị. Cuối tháng 8 năm 2019,
Chính phủ Trung Quốc công bố 20 biện pháp thúc đẩy tiêu
dùng, trong đó có biện pháp “Thị trường và hoạt động kinh
doanh về đêm”. Đây là lần đầu tiên Chính Phủ Trung Quốc
khởi động biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế đêm.
Bảng 1: Các biện pháp chính sách liên quan đến “kinh tế
ban đêm” của một số thành phố Trung Quốc
ST
T
1
2
4

5
6
7

Biện pháp chính sách
Ý kiến thực thi liên quan đến

việc tăng cường kinh tế ban
đêm tại khu vực thành phố
Báo cáo phát triển đời sống
giải trí ban đêm của thành
phố Hàng Châu
Ý kiến của chính phủ nhân
dân thành phố Trùng Khánh
liên quan đến việc phát
triển kinh tế ban đêm
Ý kiến chỉ đạo liên quan đến
việc phát triển thắp sáng
kinh tế đêm
Ý kiến thực thi liên quan đến
việc tăng cường thúc đẩy
phát triển kinh tế ban đêm
Ý kiến thực thi của văn
phịng chính phủ thành phố
liên quan đến việc tăng
cường thúc đẩy phát triển

Ngày ban
hành
05.2004

Thành phố
Thanh Đảo

06.2006

Hàng Châu


06.2014

Trùng
Khánh

08.2014

Ninh Ba

11.2017

Nam Kinh

03.2018

Nam Kinh


8
9
7
8

9

kinh tế ban đêm
Phương án thực thi liên
quan đến việc thúc đẩy du
lịch về đêm

Kiên trì phát triển các hạng
mục ẩm thực đặc sắc “nhà
ăn đêm khuya”
Ý kiến chỉ đạo liên quan đến
việc Thượng Hải thúc đẩy
phát triển kinh tế ban đêm
Chính sách của Thành phố
Bắc Kinh liên quan đến việc
làm cho kinh tế ban đêm
phát triển mạnh để thúc đẩy
tăng trưởng tiêu dùng
Thành phố Quảng Châu với
phương án thực thi thúc đẩy
phát triển kinh tế ban đêm

04.2018

Tây An

05.2018

Bắc Kinh

04.2019

Thượng Hải

07.2019

Bắc Kinh


08.2019

Quảng
Châu

Có thể thấy rõ trước năm 2017 chỉ có một số chính sách
phát triển kinh tế ban đêm được đề ra, tuy nhiên kể từ năm
2017 đến nay hàng loạt các thành phố lớn lần lượt ban hành
các biện pháp và chính sách cụ thể nhằm phát triển “kinh tế
ban đêm”, trong đó Bắc Kinh, Thượng Hải là hai thành phố lớn
đang chú trọng phát triển kinh tế ban đêm nhất hiện nay. Từ
đô thị lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải đến các thành phố hạng
hai và ba khác như Lan Châu, Thiệu Hưng và các thành phố
ven biển đều đang lên kế hoạch thúc đẩy nền “kinh tế ban
đêm”.


Chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm của
Bắc Kinh
Kể từ năm 2018 Bắc Kinh liên tục đưa ra nhiều chính
sách, kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển “kinh tế ban đêm”.
Chính phủ thành phố Bắc Kinh đưa ra báo cáo đề xuất chính
sách thúc đẩy phát triển “kinh tế ban đêm” khuyến khích các
cửa hàng, trung tâm thương mại kéo dài thời gian kinh doanh.
Phó chủ tịch Liên đồn cơng thương, Ủy ban Tồn quốc Hội
nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân thành phố Bắc Kinh Lý
Chí Khởi đề xuất “Thắp sáng nền kinh tế ban đêm của Bắc
Kinh, thúc đẩy tiêu dùng địa phương của Bắc Kinh”. 5 Ông cho
rằng phát triển kinh tế ban đêm giúp mở rộng các hoạt động

kinh tế, tăng tỷ lệ sử dụng các cơng trình, tăng việc làm, thúc
đẩy mở rộng ngành dịch vụ và mở rộng không gian tiêu dùng
của khách du lịch.
Tháng 7 năm 2019 Cục thương mại thành phố Bắc Kinh
chính thức thực hiện “Chính sách của thành phố Bắc Kinh liên
quan đến việc làm cho “kinh tế ban đêm” phát triển mạnh để
thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng”6 với 13 biện pháp cụ thể.
Mục tiêu của chính sách này là đến cuối năm 2021 sẽ
hình thành khu sinh hoạt, khu thương mại, địa điểm mang
tính biểu tượng của “thủ đô ban đêm” với bố cục hợp lí, quản
lý theo tiêu chuẩn, mang đầy đủ nét đặc sắc với chức năng
hoàn thiện.
5 />6 />

• Địa điểm mang tính biểu tượng “thủ đơ ban đêm”: xác
định Đại Sách Lan, Tam Lý Truân, Quốc Mậu, Ngũ Khoả
Tùng là 4 địa danh của Bắc Kinh - “thủ đô ban đêm”; 4
địa danh lần lượt xoay quanh các chủ đề phong cách cổ
đô, phong cách năng động, xu thế cao cấp, hội nhập
xuyên biên giới nhằm thu hút người tiêu dùng trong và
ngồi nước.
• Khu thương mại của “thủ đô ban đêm”: xây dựng khu
thương mại ban đêm trong phạm vi diện tích 10-20 km
thuộc khu vực các trung tâm thương mại mua sắm Lam
Sắc, Thế Mậu Thiên Giai, phố Qũy, Hợp Sinh Vị ..., hình
thành nên bầu không khi tiêu dùng “kinh tế về đêm” kết
hợp phát triển giữa thương mại và du lịch.
• Khu sinh hoạt của “thủ đô đêm”: xây dựng khu sinh hoạt
đêm tại các khu phố đông dân như Ngũ Đạo Khẩu,
Thường Dinh, Thượng Địa, ... nhằm đáp ứng như cầu tiêu

dùng về đêm của người dân.
Trong báo cáo chính sách có đề ra 13 biện pháp cụ thể
để chính sách được thực hiện có hiệu quả:
1. Thiết lập cơ chế phối hợp điều phối kinh tế vào ban
đêm: bầu ra “người thắp đèn” cho nền “kinh tế ban đêm” theo
ba cấp khu phố (hương, trấn), quận, thành phố do lãnh đạo cơ
quan chủ quản các cấp chính quyền và các hiệp hội doanh
nghiệp nắm giữ, phụ trách quản lý, điều phối sự phát triển
“kinh tế ban đêm”. Thành lập các phòng thương mại và các tổ
chức xã hội khác tại các “thủ đô ban đêm” thúc đẩy, quản lý
hoạt động kinh tế tại các khu vực này.


2. Tối ưu hóa dịch vụ giao thơng cơng cộng ban đêm:
tăng cường xe, tăng số lượng chỗ đỗ xe có giới hạn thời gian.
3. Thắp sáng thị trường tiêu dùng vào ban đêm: hỗ trợ
các khu vực “thủ đô ban đêm”, cải thiện cơ sở vật chất, thiết
bị chiếu sáng, nhà vệ sinh, wifi công cộng và các thiết bị hỗ
trợ 5G
4. Lên kế hoạch “thắp sáng thủ đô ban đêm” để thúc
đẩy các hoạt động tiêu dùng: tổ chức triển khai các hoạt động
về đêm như Lễ hội ẩm thực đêm khuya, lễ hội ánh sáng, các
show diễn văn nghệ ...
5. Tạo nên “văn hóa IP” (văn hóa sở hữu trí tuệ) tiêu
dùng đêm: tổ chức các hoạt động văn hóa và giải trí như xem
phim, nghe nhạc, đọc sách, ... Khuyến khích các bảo thàng và
phịng trưng bày nghệ thuật kéo dài giờ mở cửa; tổ chức các
hoạt động văn hóa, các lễ hội truyền thống. Đối với các buổi
diễn có dưới 3000 chỗ ngồi sẽ nhận được khoản trợ cấp giá
vé.

6. Phát triển địa điểm du lịch đêm: kéo dài thời gian mở
cửa các thắng cảnh cấp 4A từ 1 đến 2 giờ. Hỗ trợ ra mắt các
cửa hàng giải trí ban đêm lành mạnh. Tổ chức các hoạt động
du lịch đêm tại Cung điện mùa hè, Công viên rừng Olympic,
Công viên Triều Dương và những nơi khác.
7. Nếp sống tiêu dùng mới – các hoạt động thể dục về
đêm: hỗ trợ các đơn vị kinh doanh về thể dục vận động mở
cửa đến 22 giờ, tổ chức các sự kiện thể thao lớn trong nước và


quốc tế như giải bóng rổ FIBA 2019, giải bóng rổ nam Trung
Quốc ... Xây dựng các cơ sở và địa điểm vận động thể thao
nhằm đáp ứng nhu cầu người dân
8. Ra mắt 10 tuyến phố ẩm thực về đêm: trợ cấp kinh
phí từ 100.000 đến 5 triệu Nhân dân tệ cho các cửa hàng và
khu phố ẩm thực hoạt động về đêm
9. Xây dưng 16 khu chợ đêm: tổ chức các hoạt động chợ
đêm về chủ đề văn hóa, du lịch, ẩm thực vào dịp hè, cuối tuần
hoặc các ngày lễ.
10. Khuyến khích hoạt động kinh doanh kéo dài vào ban
đêm: hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các cửa hàng tiện lợi 24
giờ; khuyến khích các trung tâm mua sắm kéo dài thời gian
làm việc, thực hiện các chương trình khuyến mãi vào các
ngày lễ .
11. Lên kế hoạch “Hướng dẫn tiêu dùng Bắc Kinh - “thủ
đô ban đêm””: Phối hợp thơng tin kinh doanh, du lịch, văn
hóa, thể dục thể thao, giải trí, các sự kiện quy mô lớn và
phương tiện giao thông thuộc khu sinh hoạt, khu thượng mại
và địa điểm mang tính biểu tượng của “thủ đô ban đêm”: và
biên soạn “Hướng dẫn tiêu dùng đêm Bắc Kinh – “thủ đô ban

đêm””
12. Tăng cường đề phịng và kiểm sốt rủi ro kinh tế vào
ban đêm: xây dựng các phương án đề phòng đảm bảo an toàn
xã hội “kinh tế ban đêm”; mỗi quận sẽ thiết lập cơ chế đánh
giá rủi ro các hoạt động kinh tế về đêm, lập kế hoạch.


13. Tăng hỗ trợ kinh phí: Hỗ trợ cải thiện các cơ sở
thương mại trong khu thương mại và thúc đẩy các hoạt động
tiêu dùng.
Kết luận
Phát triển “kinh tế ban đêm” là động lực giúp Trung Quốc
gia tăng sức tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh kinh
tế đất nước đang gặp phải sức ép lớn từ cả yếu bên ngồi và
trong nước. Chính phủ Trung Quốc coi việc thúc đẩy nền kinh
tế ban đêm như là động lực tăng trưởng mới để thúc đẩy phát
triển nền kinh tế, kích thích các hoạt động về dịch vụ, kinh
doanh về đêm, phát triển dịch vụ du lịch trong nước, đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch cũng như đi theo xu thế phát triển
toàn cầu.
Việc ban hành các biện pháp chính sách phát triển “kinh
tế ban đêm” là điểm khởi đầu quan trọng để tăng nguồn cung
tiêu thụ chất lượng cao, hỗ trợ tiếp tục xây dựng thành phố
trung tâm tiêu dùng quốc tế và là một thông lệ quan trọng để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân vì cuộc sống
tốt hơn. Thơng qua việc thực hiện tồn diện các biện pháp
chính sách, chính phủ và doanh nghiệp sẽ thành lập một lực
lượng chung để tạo một nền kinh tế ban đêm đa diện, đặc
trưng và toàn diện.
Tài liệu tham khảo

Tiếng Anh


1. Culture & the Night-Time Economy Supplementary Planning
Guidance (SPG) (04.2017)
/>_public_consultation_report_fa_0.pdf
2. Franco Bianchini, Night Cultures, night economies, Planning
Practice and Research, Vol.10, No.2,1995
3. James Farrer (2018) Nightlife and Night-Time Economy in
Urban China
4. London at night: An evidence base for a 24-hour city, GLA
economics

publications

(11.2018)

/>5. Matthew M. Chew, Research on Chinese Nightlife Cultures
and

Night-Time

Economies,

Chinese

Sociology

and


Anthropology, vol. 42, no. 2, Winter 2009–10, pp. 3–21.
6. Night Tube />7. Planning day and night: why the night time economy
matters

(28.02.2018)

/>
room/rtpi-blog/planning-day-and-night-why-the-night-timeeconomy-matters/
8. Shaw, Robert (2010) Neoliberal subjectivities and the
development of the night-time economy in British cities.,
Geography

compass.,

/>
4

(7).

pp.

893-903.


Tiếng Trung
9.

北北北北“北北北”

北 北 10 北 “ 北 北 北 北 ” 北 北 北


(12.07.2019)

/>190712.shtml
10.


























(16.01.2019)

/>北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北北 (12.07.2019)
/>11. 北 北 “ 北 北 北 ” 北 北 北 北 北 “ 北 北 北 ” — — 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北
(07.08.2019)

/>
08/07/c_1124848624.htm
12. 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 北 (12.07.2019)
/>1453.html
13. 北北北北北 (Petrel Tang), 夜夜夜夜夜夜夜夜“ FUN”夜夜, strategy& 北北北,
part of the PwC network
/>14. 北北北北 />15.北北北北北北北北北北北北 (22.07.2019)
/>Tiếng Việt


16. Các chính sách khuyến khích phát triển “kinh tế ban đêm”
của Bắc Kinh (24.07.2019) />17. Chính sách kinh tế ban đêm của Trung Quốc hoạt động
như thế nào? (20.07.2019) />18. Tìm hiểu “kinh tế ban đêm” ở Bắc Kinh, Trung Quốc
(23.07.2019) />19. Tình hình phát triển "kinh tế ban đêm" tại châu Âu và cơ
hội cho Việt Nam (11.09.2019) />20. Thấy gì từ những con số “siêu khủng” của kinh tế ban
đêm?

(30.08.2019)

/>
con-so-sieu-khung-cua-kinh-te-ban-dem20190830120407344.htm
21. Trung Quốc nỗ lực thành ngôi sao kinh tế đêm
(06.10.2019) />



×