Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Cán cân thanh toán quốc tế của trung quốc và vai trò IMF với trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.66 KB, 22 trang )

Mục lục
1. Tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế
1.1. Định nghĩa
Khái niệm: “Cán cân thanh toán quốc tế” (The Balance of Payment – viết tắt
là BOP hoặc BP) là một bản ghi chép có hệ thống tất cả các giao dịch kinh tế giữa các
chủ thể của một quốc gia với các chủ thể của phần còn lại của thế giới trong một thời
kì nhất định (thường là 1 năm).
1.2. Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế
1.2.1. Khoản mục thường xuyên (Tài khoản vãng lai)
Ghi chép giá trị các dòng hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và những khoản thu
chi khác có liên quan với nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ của quốc gia. Khoản mục
cán cân vãng lai được chia ra: “cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu
nhập, cán cân chuyển giao vốn một chiều”
1.2.1.1. Cán cân thương mại hàng hóa
Phản ánh toàn bộ các khoản thu chi ngoại tệ gắn với xuất nhập khẩu hàng hóa
của quốc gia đó.Xuất khẩu phát sinh cung về ngoại tệ thì ghi dương (+), nhập khẩu
phát sinh cầu về ngoại tệ thi ghi âm (-). Thông thường thì khoản mục này đóng vai trò
quan trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc tế.
Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng cán cân thương mại là những nhân tố ảnh
hưởng đến qui mô hàng hóa xuất nhập khẩu như: tỷ giá, chính sách thương mại quốc
tế, tâm lý ưa chuộng tiêu dùng hàng ngoại, thu nhập của người dân, giá cả hàng hóa,
lạm phát…
1
1.2.1.2. Cán cân thương mại dịch vụ
Phản ánh các khoản thu chi từ hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận
chuyển, thuê tàu bến bãi…), tài chính, viễn thông, du lịch, bưu chính, cố vấn pháp
luật, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, sáng chế phát minh…
Giá trị dịch vụ xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bao gồm: thu nhập, tỷ
giá, giá cả dịch vụ và các yếu tốt về tâm lý, chính trị, xã hội
1.2.1.3. Cán cân thu nhập
Phản ánh thu nhập ròng của người lao động hoặc thu nhập ròng từ đầu tư, tiền


lãi của những người cư trú và không cư trú
- Thu nhập của người lao động gồm: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và
các khoản thu nhập bằng tiền, hiện vật do người cư trú trả cho người không
cư trú và ngược lại.
- Thu nhập về đầu tư gồm: thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi đầu tư vào
giấy tờ có giá các khoản lãi từ cho vay giữa người không cư trú trả cho
người không cư trú và ngược lại.
1.2.1.4. Cán cân chuyển giao vốn vãng lai một chiều
Phản ánh các khoản quà tặng, quà biếu, các khoản viện trợ không hoàn lại và
các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật với mục đích cho tiêu dùng giữa người cư
trú và người không cư trú, phản ánh sự phân phối lại thu nhập. Quy mô và tình trạng
chuyển giao vãng lai một chiều phụ thuộc vào mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc
gia và tình trạng kinh tế xã hội giữa các quốc gia (môi trường kinh tế, tâm lý, tình
cảm, chính trị xã hội…)
1.2.2. Khoản mục vốn
Được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa “người cư trú”
với “người không cư trú” về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển vốn
từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá,
vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một
2
chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật
Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ.
1.1.1.1. Cán cân di chuyển vốn dài hạn
Phản ánh các luồng vốn đi ra, đi vào của một quốc gia trong một thời gian dài.
Gồm :
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài dài hạn (mua cổ phiếu, trái phiếu).
- Đầu tư dài hạn khác: cho vay thương mại dài hạn,…
1.2.2.2. Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn
Phản ánh các luồng vốn ngắn hạn. Gồm nhiều hạng mục phong phú, nhưng chủ

yếu là:
- Tín dụng thương mại ngắn hạn.
- Hoạt động tiền gửi.
- Mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn.
- Các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn.
1.2.2.3. Cán cân di chuyển vốn một chiều
Phản ánh các khoản viện trợ không hoàn lại nhằm mục đích đầu tư, phản ánh
các khoản nợ được xóa. Quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vốn một chiều phụ
thuộc chủ yếu vào các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế-chính trị, giữa các nước có
chung lợi ích và tình hữu nghị đặc biệt…
1.2.3. Khoản mục dự trữ chính thức
Khoản mục dự trữ chính thức ghi chép sự thay đổi về tài sản dự trữ chính thức
của một nước và sự thay đổi tài sản dự trữ chính thức của các chủ thể nước ngoài ở
nước đó trong một năm. Dự trữ chính thức của một nước bao gồm dự trữ vàng của các
tổ chức tiền tệ chính thức của nước đó, lượng quyền rút vốn đặc biệt (SDR) được
phân bố giữa các nước thành viên căn cứ vào mức độ quan trọng của chúng đối với
3
hoạt động thương mại quốc tế, dự trữ của nước đó trong quỹ tiền tệ IMF và dự trữ
ngoại tệ chính thức của đất nước.
1.1.1. Khoản mục sai sót thống kê
2. Phân tích và đánh giá cán cân thanh toán quốc tế của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có diện tích đứng thứ tư thế giới và dân số đông nhất
thế giới với 1,4 tỷ người. Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới
và đóng vai trò ngày càng quan trọng với nền kinh tế toàn cầu.
2.1. Khoản mục thường xuyên
2.1.1. Cán cân thương mại hàng hóa
Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ hai thế giới,
thị phần của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu đạt 11,1 % trong năm 2012.
Về xuất khẩu: Tăng trưởng xuất khẩu là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển
kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc. Theo số liệu năm 2012, các mặt hàng xuất khẩu

chủ yếu của Trung Quốc là: sản phẩm cơ điện chiếm 57 % tổng kim ngạch xuất khẩu,
các sản phẩm thâm dụng lao động như quần áo, dệt may, giày dép, đồ gỗ, sản phẩm
nhựa, túi xách và đồ chơi chiếm 20%. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm công nghệ cao ngày càng tăng, chiếm 29 % tổng kim ngạch xuất khẩu.
Các đối tác xuất khẩu chính của Trung Quốc là Hoa Kỳ (17%), Liên minh châu Âu
(16 %) , ASEAN (10 %), Nhật Bản (7 %) và Hàn Quốc.
Về nhập khẩu: Với dân số lớn nhất thế giới, quốc gia này cũng là một trong những
nước tiêu dùng hàng hóa lớn nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan
Trung Quốc, năm 2012, các sản phẩm nhập khẩu chính của Trung Quốc là sản phẩm
cơ điện (43 %), dầu thô (12 %), quặng sắt (5 %), đồng, nhôm và đậu tương. Đối tác
4
nhập khẩu chính của Trung Quốc là: Liên minh châu Âu, ASEAN, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, Úc, Nam Phi và Brazil.
(Nguồn: )
(Nguồn: )
Từ biểu đồ trên, ta có nhận thấy, nhìn chung cán cân thương mại hàng hóa của
Trung Quốc luôn thặng dư từ năm 2008 đến nay. Tính đến thời điểm hiện tại, thặng
dư thương mại đạt mức cao nhất là 341,864 tỷ USD vào năm 2008. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khủng hoảng nợ công Châu Âu nên
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trở nên chậm lại. Bên cạnh đó, TQ tăng nhu cầu nhập
khẩu khoáng sản, năng lượng, máy móc và thiết bị cho các dự án cơ sở hạ tầng và
hàng tiêu dùng dẫn đến sự suy giảm đáng kể trong thặng dư thương mại từ năm 2008-
2011. Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 , tập trung vào
việc nâng cao thu nhập hộ gia đình, thúc đẩy tiêu dùng, mở rộng các lĩnh vực dịch vụ.
Sự suy giảm trong thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc trong những năm
gần đây phản ánh định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng giảm bớt sự phụ
thuộc vào xuất khẩu và tăng sự phụ thuộc vào thị trường trong nước bằng cách thúc
đẩy nhu cầu tiêu dùng.
Năm 2012: Thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc lên tới khoảng
317,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 35% so với năm 2011. Chuyên gia kinh tế tại Citigroup, ông

Ding Shuang, nhận định: “Xuất khẩu của Trung Quốc được thúc đẩy nhờ tâm lý của
người tiêu dùng toàn cầu được cải thiện sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu tuyên
bố mua không giới hạn trái phiếu và Mỹ tung gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3)”.
2.1.2. Cán cân thương mại dịch vụ
Các ngành dịch vụ đóng vai trò trụ cột ngày càng quan trọng trong nền kinh tế
của Trung Quốc, đặc biệt là khi chính phủ tìm cách để mở rộng tiêu thụ nội địa nhằm
5
thúc đẩy tăng trưởng, giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu. Dịch vụ chiếm khoảng 45
phần trăm của nền kinh tế trong năm 2012.
(Nguồn: )
(Nguồn: )
Cán cân thương mại dịch vụ của Trung Quốc thặng dư trong năm 2008, đạt 6,972
tỷ USD. Từ năm 2009 đến năm 2012 cán cân thương mại dịch vụ của Trung Quốc
luôn ở trạng thái thâm hụt. Trong năm 2010, trong số 12 loại ngành nghề dịch vụ
được xác định bởi Tổ chức Thương mại Thế giới, Trung Quốc chỉ có báo cáo thặng
dư trong xây dựng, với các ngành công nghệ và các lĩnh vực tri thức, chẳng hạn như
bảo hiểm và sử dụng bằng sáng chế, hầu hết các ngành khác đều ở trạng thái thâm
hụt. Phó Giám đốc của Hiệp hội Thương mại Dịch vụ Trung Quốc, cho biết Trung
Quốc vẫn còn ở mức thấp và còn ở khoảng cách khá xa với các nước phát triển khác
trong thị trường thương mại dịch vụ quốc tế như xây dựng, giao thông vận tải và du
lịch và trong lĩnh vực bằng sáng chế trí tuệ và tài chính.
Các nhà phân tích cho biết: “Do sự tăng trưởng hạn chế về năng lực của Trung
Quốc trong ngành công nghiệp dịch vụ cao giá trị gia tăng, thâm hụt cán cân thương
mại sẽ không biến mất trong tương lai gần”.
6
2.1.3. Cán cân thu nhập
Biểu đồ: Cán cân thu nhập của TQ 1998-2012
(Nguồn: )
Cán cân thu nhập của trung quốc thâm hụt từ 1998 đến 2006, từ 2007-2009 cán
cân thu nhập thặng dư. Năm 2008 đạt thặng dư cao nhất gần 30 tỷ USD. Năm 2010

đến 2012 cán cân thu nhập tiếp tục thâm hụt và đạt mức thấp nhất vào năm 2011.
2.1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
Biểu đồ: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Trung Quốc giai đoạn 2008-
2011 (đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: )
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Trung Quốc thường xuyên đạt mức
thặng dư từ năm 2008 đến năm 2011. Mức thặng dư cao nhất đạt 56 tỷ USD vào năm
2011, và thấp nhất là 43 tỷ USD vào năm 2009.
7
Trung Quốc rất chú trọng việc thu hút nguồn vốn từ các khoản chuyển dịch tư
nhân, đặc biệt là kiều hối. Vì vậy quốc gia này có nhiều chính sách ưu đãi tích cực và
hiệu quả nhằm thu hút nguồn vốn khổng lồ này.
Năm 2012, TQ là quốc gia có lượng kiều hối lớn thứ hai TG chỉ sau Ấn Độ
(Nguồn: )
(Nguồn: />Dựa vào biểu đồ trên có thể thấy suốt từ 2005-2012 lượng kiều hối của người lao
động Trung Quốc tăng từ 50-250 tỷ USD, đem lại nguồn vốn lớn cho Trung Quốc
Đánh giá khoản mục thường xuyên
8
Biểu đồ: Khoản mục thường xuyên của Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012
(Nguồn: )
Khoản mục thường xuyên của Trung Quốc đạt mức thặng dư cao nhất là 420,569 tỷ
USD năm 2008. Từ 2008-2011 có xu hướng giảm dần nhưng vào năm 2012 lại có xu
hướng tăng. Nhìn chung, khoản mục thường xuyên thặng dư trong những năm gần
đây.
Nguyên nhân :
- Sự dịch chuyển của thặng dư
Thặng dư cán cân thương mại của Trung Quốc đã có bước phát triển rõ rệt kể từ
khi Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm
2001. Là thành viên của WTO, thị trường được mở rộng, cơ hội để TQ xuất khẩu
hàng hóa ra thế giới tăng mạnh dẫn đến xuất khẩu tăng. Các nhà máy sản xuất được

chuyển sang Trung Quốc trong những năm gần đây với số lượng lớn cùng với thặng
dư thương mại của họ đã khiến TQ trở thành công xưởng của thế giới. Sau khi gia
nhập WTO vào cuối năm 2001, Trung Quốc nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất
toàn cầu. Điều này đã giúp chuyển các chuỗi cung ứng của một số lĩnh vực chẳng hạn
9
như ngành công nghiệp công nghệ vào Trung Quốc. Dòng vốn FDI chảy vào ngày
càng nhiều, chủ yếu tập trung ở những ngành công nghệ cao, hướng đến xuất khẩu.
Các công ty đa quốc gia như Motorola, Samsung, Nokia, LG và góp phần đáng kể vào
kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.
- Chính sách tỷ giá
Sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc để duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ. Đồng
nhân dân tệ bị định giá thấp khiến cho hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn tương đối so với
hàng hóa của các nước khác trên thế giới, nhờ đó tăng sức cạnh tranh của hàng xuất
khẩu Trung Quốc. Tỷ giá thực của đồng nhân dân tệ ngày càng giảm mạnh kể từ năm
2001 khiến mức độ định giá thấp đồng nhân dân tệ ngày càng lớn và là nguyên nhân
khiến cho cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai ngày càng thặng dư. Từ
năm 2001 đến 2005 đồng nhân dân tệ được neo ở mức giá 8,28 nhân dân tệ đổi 1
USD. Mặc dù từ 2005 đến nay, tỷ giá thực của đồng nhân dân tệ có điều chỉnh tăng
trở lại nhưng mức điều chỉnh này vẫn được cho là không bù đắp được bao nhiêu mức
độ định giá thấp của đồng tiền. Nghiên cứu của Goldstein và Lardy cho rằng nếu năm
2005 đồng nhân dân tệ được định giá thấp 23% thì đến cuối năm 2008 đồng tiền này
vẫn được định giá thấp khoảng 19% xét về khía cạnh so sánh tỷ giá. Đến ngày
27/5/2013, đồng nhân dân tệ được giao dịch ở mức 6,12 nhân dân tệ/USD, mạnh hơn
35% so với tỷ giá hồi tháng 1/2003 nhưng vẫn đang được định giá thấp hơn so với
USD.
- Sự mất cân bằng giữa các thị trường
Theo một nghiên cứu của Giáo sư Huang Yipin- ĐH Bắc Kinh chỉ ra giả thuyết
các yếu tố đầu vào cho sản xuất ở Trung Quốc cũng bị “bóp méo” để tạo ra một mặt
bằng chi phí thấp. Ông đưa ra những lý luận cho thấy có lý do để tin rằng Chính phủ
Trung Quốc có nhiều giải pháp để giữ lương nhân công thấp, chi phí đất đai dành cho

nhà đầu tư vào sản xuất thấp (mặc dù thị trường bất động sản thì vẫn tăng nóng), chi
phí vốn thấp (vốn vào nhiều mà vốn ra ít cộng với kiểm soát của chính phủ tạo ra một
mặt bằng chi phí vốn thấp). Trong nền kinh tế hiện đại Trung Quốc 95% giá hàng hóa
được xác định bởi thị trường tự do, trong khi ở thị trường yếu tố sản xuất giá của lao
10
động, vốn, đất đai và năng lượng vẫn được quy định. Các quy định làm giảm giá yếu
tố sản xuất dưới mức thị trường tạo nên trợ cấp ngầm cho các nhà sản xuất. Các nhà
sản xuất được sử dụng yếu tố sản xuất với giá rẻ hơn nhưng có thể bán sản phẩm của
họ với giá gần thị trường. Đây là sự mất cân bằng giữa các thị trường, điều này sẽ dẫn
đến sự mất cân bằng đó được phản ánh liên tục trong thặng dư tài khoản vãng lai.
Đồng thời ông cũng đưa ra một số ước tính thực nghiệm cho thấy việc tỷ lệ thặng dư
vãng lai trên GDP của Trung Quốc giảm dần từ năm 2008 xảy ra gần như cùng lúc với
việc giảm dần mức độ “bóp méo” các chi phí đầu vào nhờ vậy hàng hóa được sản
xuất ra có giá rẻ và sức cạnh tranh cao.
- Tiết kiệm và đầu tư
Trong những năm 1990 và những năm 2000, số lượng trong độ tuổi lao động
của Trung Quốc cao dẫn đến sự tăng trưởng cao, xuất khẩu tăng mạnh và tiết kiệm
cao. Bên cạnh do yếu tố văn hóa khu vực Đông Á và hệ thống phúc lợi xã hội kém
phát triển do đó người Trung Quốc có xu hướng tiết kiệm cao. Khi tiết kiệm vượt quá
đầu tư, vốn sẽ chảy ra khỏi một quốc gia, gây ra đầu tư nước ngoài tích cực ròng và
thâm hụt tài khoản vốn. Đầu tư nước ngoài ròng tương đương với xuất khẩu ròng, vì
vậy nhất thiết phải sau đó đất nước sẽ có thặng dư thương mại. Do đó, Trung Quốc có
thể cần phải tăng tỷ lệ đầu tư, ngoài việc giảm tỷ lệ tiết kiệm, để giảm thặng dư tài
khoản vãng lai của nó.
- Chính sách của Chính Phủ Trung Quốc
Chính sách của Trung Quốc giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Chính
phủ Trung Quốc luôn luôn coi trọng tăng trưởng GDP. Tăng trưởng GDP là mục tiêu
quan trọng hàng đầu với các ngành và chính quyền các cấp. Điều đó được phản ánh rõ
khi có nhiều mặt hàng được sản xuất tiêu thụ ở thị trường nước ngoài trong khi tiêu
thụ trong nước vẫn tương đối yếu.

11
2.2. Khoản mục vốn
2.2.1. Cán cân di chuyển vốn dài hạn
2.2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sau hơn 30 năm ( từ 1979 đến nay) thực hiện chính sách mở cửa, kinh tế Trung
Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thu hút được sự chú ý của thế giới. Hiện tại,
Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 2 của thế giới.
Một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong
hơn 30 năm qua là sự hiệu quả của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thu hút thành
công đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bảng: Cán cân đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn 2008-2012
( đơn vị: tỷ USD)
2008 2009 2010 2011 2012
Đầu tư trực
tiếp ra nước
ngoài(ODI)
-32,6 -43,3 -51 -56 -64,5
Đầu tư trực
tiếp nước
ngoài(FDI)
171,5 131,1 243,7 280,1 253,5
Cán cân đầu
tư trực tiếp NN
138,9 87,8 192,7 224,1 189
(Nguồn: data.worldbank.org)
Trong 5 năm gần đây, cán cân đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc
luôn ở trạng thái thặng dư với giá trị lớn. FDI vào Trung Quốc trong những năm gần
đây luôn tạo được ngững kỉ lục mới với những con số ấn tượng , FDI của Trung Quốc
đã tăng từ 171,5 tỷ USD năm 2008 lên đến 253,5 tỷ USD năm 2012, tăng 47,8 % so
với năm 2008. Nguyên nhân cơ bản của sự gia tăng nhanh chóng đó là bởi vị sức

mạnh của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng được thể hiện sâu sắc. Hơn thế nữa, cơ
sở hạ tầng được đầu tư theo tiêu chuẩn, hành lang pháp lí hoàn thiên tạo điều kiện
cho doanh nghiệp phát triển. Trong năm 2011, có gần 28000 công ty có vốn đầu tư
nước ngoài được cấp phép thành lập mới, tăng 1,12% so với năm 2010. FDI có mặt ở
12
nhiều tỉnh, kể cả các tỉnh Nội Mông nghèo nhưng lại phân bố không đồng đều, các
tỉnh miền Tây chỉ thu hút 3%, miền trung là 9% trong khi các vùng duyên hải lại thu
hút tới gần 88% dòng vốn FDI, điều này đã tạo sự chênh lệch phát triển giữa các
vùng.
Bên cạnh thu hút FDI vào trong nước, Trung Quốc cũng tăng cương đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài(ODI). ODI của Trung Quốc đã bắt đầu tăng mạnh, đưa quốc gia
này thành nước xuất khẩu vốn nhiều thứ 5 thế giới với gần 60 tỷ USD mỗi năm, năm
2012 số vốn ODI của Trung Quốc đã đạt 64,5 tỷ USD. Dù đầu tư nước ngoài trên toàn
cầu giảm 40% trong năm 2009 do khủng hoảng tài chính, nhưng ODI của Trung Quốc
trong lĩnh vực phi tài chính vẫn tăng 6,5%. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc chủ
yếu là vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Đại Dương nhưng dự đoán
Mỹ, châu Âu và Mỹ Latinh sẽ chứng kiến đầu tư mạnh mẽ của Trung Quốc trong thời
gian tới. Theo Bộ thương mại, ODI của Trung Quốc vào Mỹ đã tăng 81,4% lên 1,39 tỉ
đô la Mỹ, vào EU tăng 297% lên 2,13 tỉ đô la Mỹ trong năm 2010 so với năm trước
đó. Trung Quốc đầu tư nhiều nhất vào bang Texas, New York và Virginia. Cường độ
đầu tư ra nước ngoài được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt sức ép đối với lượng dự trữ
ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc, hiện đạt gần 2.900 tỷ USD. Chính phủ Trung Quốc
đang khuyến khích các công ty trong nước tăng cường đầu tư ra nước ngoài nhằm
giảm những tranh cãi về thương mại đồng thời giảm phụ thuộc nặng nề vào đầu tư
trong nước. Tuy nhiên, ODI của Trung Quốc hiện nay cũng gặp rất nhiều trở ngại,
những trở ngại chính trị tiềm năng, đặc biệt là từ Quốc hội Mỹ, có thể tác động đến
đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ. Bởi Mỹ xem đầu tư của Trung Quốc phần lớn là có
mục đích chính trị hơn là động cơ lợi nhuận. Theo báo cáo, đầu tư ra nước ngoài của
Trung Quốc tập trung vào 5 lĩnh vực - các dịch vụ cho thuê và thương mại, khai mỏ,
bán sỉ và bán lẻ, sản xuất và vận tải. Năm lĩnh vực này chiếm 90% tổng đầu tư, tăng

gần 5% so với cách đây 5 năm.
13
2.2.1.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư xuyên biên giới. Nó chỉ các
hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này
không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lí và nghiệp vụ của doanh
nghiệp giống như trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bảng: Đầu tư gián tiếp nước ngoài(FII) của Trung Quốc giai đoạn 2008-2012
(đơn vị: tỷ USD)
2008 2009 2010 2011 2012
FII 8,5 29,1 31,4 5,3 29,9
(Nguồn: data.worldbank.org)
Nguồn FII vào Trung Quốc ước đạt 8,5 tỷ USD năm 2008, cùng với sự tăng
trưởng của thị trường chứng khoán con số vốn đầu tư gián tiếp đổ vào thị trường
chứng khoán của Trung Quốc cũng tăng lên rất nhanh đạt con số 29,9 tỷ USD vào
năm 2012. FII được giới hạn trong những người sẵn sàng đầu tư cho các công ty đại
lục niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Kinh tế hạ nhiệt nhanh chóng
và chưa có dấu hiệu tạo đáy, bên cạnh đó là chính sách thắt chăt tiền tệ quá đột ngột
tạo nên những hiệu ứng tiêu cực cho tất cả các loại tài sản ở Trung Quốc. Nhà đầu tư
chứng khoán trung quốc cũng có một năm tồi tệ tương tự Việt Nam. Cổ phiếu ở nước
họ đang có PE (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập
mà nó mang lại) 4 quý gần nhất ở mức dưới 10 lần( tương đương Việt Nam), lượng
cung tiền cực thấp khi tăng trưởng M2 chỉ tầm 7-9%.
2.2.2. Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn
Từ năm 2006-2011. Tiền gửi ngoại tệ có xu hướng tăng nhẹ. Trong 6 tháng đầu
năm 2012, có xu hướng tăng mạnh.
14
Biểu đồ: Tiền gửi ngoại tệ của Trung Quốc giai đoạn 2006-2012
(Nguồn: />Từ năm 2012, thị trường tiền tệ Trung Quốc hiện nay đang có xu hướng giảm
mạnh do giới đầu tư lo ngại cung tiền sẽ được cải thiện trong bối cảnh ngân hàng

trung ương sẽ bơm thêm vốn vào hệ thống tài chính. Năm 2012, tín dụng chững lại
sau quý đầu tiên tăng kỷ lục có thể làm giảm hiệu quả các biện pháp kích thích tăng
trưởng của Thủ tướng Lý Khắc Cường và niềm tin của nhà đầu tư. Tiền gửi trong cán
cân vốn của Trung Quốc hiện nay đang có xu hướng giảm mạnh.
Có 1 sự thay đổi đáng kể trong tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ, quyết định
giảm tỷ giá của Trung Quốc đã khiến dự trữ ngoại hối trong các NH thay đổi.
15
Biểu đồ: Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giai đoạn 2006-2012
(Nguồn: />Sự thay đổi trong tỷ giá khiến các DN thay đổi hành vi của mình, thay vì đổi nhanh
chóng thu nhập của mình sang RMB thì các DN lại giữ lại đồng USD của
mình. Việc giảm nhu cầu với đồng RMB đã gây nên 1 số áp lực đối với NH
nhân dân, người dân tin tưởng vào đồng ngoại tệ hơn, khiến dự trữ ngoại hối
tăng.
2.2.3. Cán cân di chuyển vốn 1 chiều
Trung Quốc là nước tiếp nhận viện trợ phát triển chính thức song phương, đa
phương và viện trợ chính thức cho người nhận cá nhân. Một số viện trợ đến Trung
Quốc trong các hình thức hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội thông qua liên Hiệp Quốc.
Bảng: Các khoản vay ODA của Trung Quốc giai đoạn 2008-2012
( đơn vị: tỷ USD)
2008 2009 2010 2011 2012
ODA 139,42 120,39 51,19 -70.91 -62,9
(Nguồn: data.worldbank.org)
16
Đến cuối 2005, tổng số vốn ODA WB cam kết với Trung Quốc là 39 tỷ USD
(người TQ gọi là “vay vốn Chính phủ nước ngoài”). Ying Ming Yang, trưởng Ban các
tổ chức Tài chính quốc tế II Vụ Đối ngoại Bộ Tài chính Trung Quốc khẳng định vốn
ODA đóng một vai trò rất tích cực trong việc thúc đầy cải cách và phát triển ở Trung
Quốc với 263 dự án được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường,
và ở khắp các địa phương. Năm 2008, các khoản vay ODA của Trung Quốc đã đạt
139,42 tỷ USD và giảm dần trong những năm gần đây do kinh tế Trung Quốc đã có sự

phát triển mạnh mẽ, một phần là dựa vào việc sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ ODA.
Trong 2 năm gần đây, Trung Quốc đã bị cắt giảm dần nguồn viện trợ từ WB và nhiều
quốc gia khác trên thế giới. Thay vào đó, Trung Quốc đã hỗ trợ, viện trợ cho nhiều
quốc gia như Lào, Campuchia Theo trang Vientiane Times, Lào được viện trợ không
hoàn lại 49 triệu USD và vốn vay không lãi suất 32,6 triệu USD. Campuchia thì nhận
gói viện trợ trị giá 33 triệu USD. Trung Quốc đã hỗ trợ các nước này xây dựng hệ
thống giao thông và cơ sở hạ tầng hiện đại.
2.3. Khoản mục dự trữ chính thức

Biểu đồ: Dự trữ chính thức của Trung Quốc giai đoạn 2008-2011 (đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: )
Dự trữ chính thức của TQ giai đoạn 2008-2011 luôn ở mức cao. Chính vì vậy TQ
đã trở thành cường quốc tài chính hàng đầu thế giới, dựa vào lượng tiền dự trữ chính
thức chiếm khoản 40% tổng số tiền dự trữ của thế giới-năm 2011, TQ đang dử dụng
sức mạnh tài chính vô song của mình để áp đặt các mục tiêu của mình cho các nước
khác đồng thời TQ đã tự khẳng định mình như là người thay thế tất yếu của IMF.
2.4. Khoản mục sai sót thống kê
(Nguồn: />17
Có thể nhận thấy sai sót thống kê của Trung Quốc thời kì 2005-2011 là không hề
nhỏ. Năm 2006 chỉ khoảng 4 tỷ USD nhưng năm 2010 lên tới hơn 50 tỷ USD.
Nguyên nhân do bỏ sót các giao dịch trong quá trình hạch toán xuất hiện những sai
lầm, do những giao dịch kinh tế ngầm, việc chuyển dịch vốn giữa Trung Quốc với các
nước do buôn lậu, gian lận thương mại hoặc việc mua bán các hàng hóa phạm pháp
diễn ra đã làm cho cán cân thanh toán không cân bằng.
Đánh giá chung:
Giai đoạn 2008 đến đầu 2012, thặng dư tài khoản vãng lai đã có xu hướng giảm
nhưng thặng dư tài khoản vốn thì lại vẫn duy trì giao động từ 200-300 tỷ USD, không
có xu hướng giảm nhiều như thặng dư tài khoản vãng lai. Nguyên nhân chính của việc
này chính là do chính sách tỷ giá của Trung Quốc khiến cho dự trữ ngoại hối trong
các NH tăng lên. Chính phủ TQ cần đưa ra những chính sách để dưa cán cân thanh

toán quốc tế đạt trạng thái cân bằng.
3. Vai trò của IMF với Trung Quốc
Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là
một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái
và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.
Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ. Hiện nay IMF gồm
188 thành viên.
3.1. Vai trò của Trung quốc trong IMF
- Nhân viên, điều hành IMF, văn phòng đại diện
Trung Quốc là một thành viên rất quan trọng của IMF bởi Trung Quốc đã và
đang nắm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. TQ tham gia tổ chức Tiền
tệ Quốc tế - IMF từ 27/12/1945, là1 trong 35 thành viên đầu tiên của IMF. Văn phòng
đại diện được đặt tại Bắc Kinh. Đại diện thường trú cao cấp là ông Ray Brooks. Đại
diện thường trú là ông Steven Barnett. IMF có khoảng 100 nhân viên Trung Quốc,
18
trong đó có 50-60 nhân viên thường trực. 3/2012, Ông Jianhai Lin là người Trung
Quốc đầu tiên đảm nhiệm chức Thư ký IMF. Hiện nay, TQ là thành viên lớn thứ 3
trong IMF sau Mỹ và Nhật Bản
- Góp vốn:
Theo website imf.org, hiện nay mức vốn góp của TQ là 9529,9 tỷ SDRs với tỉ lệ
vốn góp là 4% và quyền biểu quyết là 3,81%. Trong khi đó, Mỹ là thành viên lớn nhất
của IMF với mức vốn góp là 42122,4 tỷ SDRs, chiếm 17,69% tỷ lệ vốn góp là
16,75% quyền biểu quyết.
- Quyền lợi:
Theo nguyên tắc của IMF, hạn mức cho vay đối với từng quốc gia được xây dựng
dựa trên một công thức tính toán phức tạp thể hiện tầm quan trọng tương đối của QG
đó trong thương mại quốc tế. Đồng thời mỗi QG thành viên phải có trách nhiệm đóng
góp cho vốn hoạt động của IMF đúng bằng hạn mức cho vay trên. Các nước thành
viên tùy theo số vốn đóng góp vào IMF mà có tỷ lệ lá phiếu trong tổng số phiếu nhiều
hay ít. Với nền kinh tế tăng trưởng nhanh và hiện đứng thứ hai thế giới, Trung Quốc

đang ngày càng được tăng tỉ lệ vốn góp đồng nghĩa với việc tăng quyền biểu quyết
trong IMF. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới
nền kinh tế toàn cầu và tăng vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Vai trò của Trung Quốc ngày càng quan trọng trong IMF. Trong tương lai Đồng
nhân dân tệ tiền tệ của Trung Quốc rất có thể sẽ có Quyền rút vốn đặc biệt trong IMF
(SDR) song hành với đồng USD , Euro , bảng Anh và yên Nhật.
3.2. Vai trò của IMF với Trung Quốc
- Quan hệ tài chính
IMF có vai trò xây dựng biểu mẫu CCTTQT, giám sát hệ thống tài chính toàn cầu
thông qua theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia
thành viên, trong đó có Trung Quốc.
Từ năm 1981, Trung Quốc đã hai lần sử dụng các khoản tín dụng của IMF - vào
năm 1981 và trong năm 1986. Các khoản tín dụng theo các thỏa thuận đã được hoàn
19
trả đầy đủ. Trung Quốc hiện nay tự chủ tài chính với IMF và không có bất kì khoản
nợ nào.
Trong trường hợp cán cân thanh toán quốc tế của Trung Quốc thâm hụt, QG này
có quyền vay vốn của IMF. Chế độ cho vay của IMF dựa trên cơ sở lấy hạn mức cho
vay của mỗi thành viên làm chuẩn và được quyền vay vốn 5 lần trong thời gian năm
năm, mỗi đợt chiếm 25% hạn mức.
- Tham vấn chính sách kinh tế
IMF hàng năm tư vấn về phát triển kinh tế và các vấn đề chính sách với Trung
Quốc. Trong những năm gần đây, các cuộc thảo luận đã tập trung vào các chính sách
kinh tế vĩ mô để làm giảm bớt tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong trung hạn. Một số vấn đề quan trọng khác là
cải cách cơ cấu trong lĩnh vực tài chính, khu vực bên ngoài, và các doanh nghiệp nhà
nước .
IMF đã cảnh báo về sự tăng trưởng mạnh mẽ đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc khi
các nhà lãnh đạo nước này đang thực hiện kế hoạch cho phép vốn lưu thông vào và ra
tự do hơn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng những thay đổi như vậy có thể dẫn đến nguy

cơ mất một lượng lớn tiền nếu không biết xử lý đúng cách trong khi mô hình này phát
triển của TQ chưa bền vững và chứa đựng nhiều lỗ hổng, tỷ suất lợi nhuận an toàn
đang giảm dần. Bên cạnh đó là các vấn đề về duy trì giá đồng nội tệ thấp qua nhiều
năm, sự mất cân bằng trong nền kinh tế nội địa của Trung Quốc " vẫn còn lớn ", sự
yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng, sự gia tăng các khoản nợ tài trợ chi tiêu
của chính quyền địa phương mà không có căn cứ tính thuế đầy đủ, khả năng sụt giảm
giá trong thị trường bất động sản,…
- Hỗ trợ kỹ thuật
Hợp tác hỗ trợ kỹ thuật giữa Trung Quốc và IMF đã tăng lên nhanh chóng trong
những năm gần đây. Kể từ năm 1990, IMF đã đưa ra những hình thức hỗ trợ kỹ thuật
cho Trung Quốc như gửi các phái đoàn ,tổ chức các hội thảo, các chuyến thăm của
các chuyên gia, Chúng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế vĩ mô như chính
sách tài chính và quản lý thuế , luật ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương ,
20
phát triển các công cụ tiền tệ và thị trường liên ngân hàng, sự thay đổi tài khoản vãng
lai, thống nhất thị trường ngoại hối và thống kê kinh tế, tài chính.
Các chương trình đào tạo IMF tài trợ cho các cán bộ của Trung Quốc bao gồm
phân tích tài chính và lập trình, cán cân thanh toán, tài chính công, tài chính của chính
phủ, ngân hàng, chuyển đổi tài khoản vốn cũng như các phương pháp thống kê biên
soạn tài chính. Ngoài ra, nhiều quan chức Trung Quốc đã tham dự các khóa học và
hội thảo tại Liên Viện tại Vienna, Áo . Gần đây, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc và
IMF đã hợp tác thành lập một chương trình đào tạo Trung Quốc – IMF.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Art of Balance: />balance/
2. Understanding china’s trade surplus going beyond currency manipulation
/>currency-manipulation/
3. Qũy tiền tệ quốc tế IMF – Trung Quốc
/>At a Glance - China and the IMF
/>4. China playing bigger role in IMF
/>role-in-IMF.aspx

5. Câu chuyện đồng nhân dân tệ />6. Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, động cơ và hệ lụy
/>quoc-dong-co-va-he-luy
7. Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
/>ngoai/45/6209710.epi
21
8. Remittances Hit $534 Billion in 2012, Setting New Record

9. Giáo trình Kinh tế Quốc tế - GS.TS. Đỗ Đức Bình, TS. Ngô Thị Tuyết Mai
10.
11.
12.
13.
14. />22

×