Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nhà nghỉ dưỡng Việt Nam chưa nhắm đến du khách nước ngoài pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.29 KB, 4 trang )

Nhà nghỉ dưỡng Việt Nam chưa nhắm đến
du khách nước ngoài

Thị trường nhà nghỉ dưỡng ( retirement and second home - RSH ) tại Việt
Nam mới hình thành vài năm gần đây và đã bước đầu thu hút được một số
khách nội địa. Tại nhiều nước, thị trường nghỉ dưỡng góp phần khá quan
trọng trong việc phát triển du lịch. Còn tại Việt Nam, nhà nghỉ dưỡng mới
chỉ được xem là một kênh đầu tư mới.
Phát triển thị trường nhà nghỉ dưỡng để nâng cao chất lượng du lịch
Tại các điểm đến đã phát triển từ lâu như đảo Hawaii, vùng biển Caribe,
vùng biển Địa Trung Hải thì nhà nghỉ dưỡng chiếm một phần quan trọng
trong thị trường bất động sản du lịch. Người mua nhà ngoài thời gian nghỉ
dưỡng có thể cho thuê lại căn hộ hay biệt thự của mình để thu hồi vốn
thông qua một hệ thống quản lý chuyên biệt. Chủ đầu tư thường thuê những
tập đoàn quản lý có kinh nghiệm để quản lý khu nhà nghỉ dưỡng.
Tại Đông Nam Á, sau gần 30 năm phát triển du lịch, trong chiến lược cạnh
tranh của các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore, mục tiêu tăng số lượng
du khách đã dần nhường chỗ cho mục tiêu nâng cao chất lượng du khách.
Phát triển thị trường nhà nghỉ dưỡng là một phần quan trọng của chiến lược
nâng cao chất lượng ngành du lịch vì đối tượng mua nhà nghỉ dưỡng phần
lớn là người có thu nhập cao. Sở hữu nhà nghỉ ở một nước nào đó, họ sẽ
đến đất nước đó nhiều lần, lưu trú dài ngày và sử dụng nhiều dịch vụ.
Nhu cầu mua nhà nghỉ dưỡng đang ngày càng tăng khi ngày càng nhiều
nước nới lỏng quyền đầu tư bất động sản tại nước ngoài như Hàn Quốc, Ấn
Độ. Hiện nay, hơn 5% người đã nghỉ hưu tại Anh chuyển sang sống ở các
nước có giá sinh hoạt thấp và khí hậu ấm áp hơn.
Thái Lan hiện là nước đi đầu tại Đông Nam Á về thị trường nhà nghỉ dưỡng
nhờ có chất lượng dịch vụ tốt, giá cả phải chăng cùng những quy định
thoáng về visa và quyền sở hữu bất động sản với người nước ngoài. Cạnh
tranh quyết liệt với Thái Lan là Malaysia cũng đang có những chính sách
hấp dẫn tương tự.


Chương trình Malaysia My Second Home năm 2005 với những quy định
cho phép người nước ngoài không những được sở hữu bất động sản tại
nước này mà còn được vay tiền mua nhà, thời hạn của visa những mười
năm, nên năm 2006 đã có khoảng 8.700 người nước ngoài mua được nhà
nghỉ dưỡng ở nước này.
Singapore cũng bán một số ít căn biệt thự tại khu resort casino Sentosa
Cove cho dòng khách thật cao cấp với quyền sở hữu lên đến 99 năm. Ba thị
trường mới là Indonesia, Philippines và Việt Nam hiện đang bắt đầu được
chú ý cùng với sự tăng trưởng của ngành du lịch.
Theo số liệu của Công ty bất động sản CBRE, tại Việt Nam, các dự án bất
động sản du lịch trong khoảng từ hai đến ba năm tới sẽ cung cấp khoảng
970 biệt thự và 565 căn hộ ở phía Bắc, khoảng 1.085 biệt thự và 510 căn hộ
ở miền Trung và khoảng 5.100 biệt thự ở phía Nam. Con số này còn khá
khiêm tốn so với 12 ngàn căn nhà nghỉ dưỡng mà Thái Lan đã bán được chỉ
trong vòng bảy tháng đầu năm 2006.
Việt Nam không thiếu đất, chỉ thiếu cơ sở hạ tầng
Giá nhà nghỉ dưỡng ở Việt Nam hiện nay khá cao và còn ít sự lựa chọn so
với Thái Lan và Malaysia. Có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:
So sánh doanh số bán trong khu vực Đông Nam Á :
Căn hộ 2 phòng ngủ
*
Đơn giá (
USD/m2 )
Diện tích ( m2 )
Giá bán mỗi căn (
USD )
Biển Non Nước
(1) Việt Nam
2.263 - 2.630 110 - 126
248.968 -

333.053
Penang (2)
Malaysia
1.000 - 2.000 110 - 200
110.000 -
400.000
Phukhet Thái Lan 1.282 - 4.618 135 - 191
172.673 -
944.125
Bocaray
Philippines
1.780 187 333.000
Langkawi
Malaysia
1.000 - 1.750 100 - 150
100.000 -
260.000
(1) Khu nhà Indochia Land Hyatt Regency Đà Nẵng Residences
(2) Khu nhà Playa Asya Boracay
( Số liệu: Công ty Bất động sản CBRE )
Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn hạn chế nên nguồn
cung ít ỏi. Giám đốc một dự án nhà nghỉ dưỡng có vốn đầu tư nước ngoài
tại miền Trung nhận xét rằng với hơn ba ngàn cây số bờ biển, hàng ngàn
hòn đảo, hàng trăm bãi tắm đẹp, Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận
lợi để phát triển thị trường nhà nghỉ dưỡng. Nhưng về cơ sở hạ tầng và dịch
vụ y tế, giải trí… đi kèm thì Phú Quốc, Nha Trang lẫn Đà Nẵng đều đi sau
Phukhet khoảng 30 năm.
Tại các nước, nhà nghỉ dưỡng thường là một phần của các khu du lịch biển
tổng hợp hoặc có vị trí gần đó để người mua nhà có thể dễ dàng tiếp cận
với các dịch vụ giải trí trong vài tuần sử dụng nhà. Chẳng hạn, tại khu du

lịch Usadua ở Bali và Laguna tại Phukhet, du khách phải ở một tuần đến
mười ngày mới thưởng thức hết các dịch vụ giải trí như đánh golf, mua
sắm, chơi các môn thể thao khác, xem biểu diễn ca múa nhạc, tham quan,
thám hiểm.
Nhiều người nước ngoài mua nhà nghỉ dưỡng ở Thái Lan, Malaysia,
Singapore cũng để hằng năm được sử dụng những dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, y tế, làm đẹp chất lượng tốt mà giá phải chăng. Nhà nghỉ dưỡng tại
Việt Nam thường là một phần của dự án khu nghỉ dưỡng ven biển, sân golf,
nhưng chừng đó chưa đủ để hấp dẫn du khách. Cho đến nay, cả nước vẫn
chưa có khu du lịch biển tổng hợp nào đạt đẳng cấp quốc tế.
Một chuyên gia kinh tế cho rằng muốn phát triển thị trường nhà nghỉ dưỡng
nhắm đến dòng khách cao cấp nước ngoài thì cần có những nghiên cứu thị
trường thật bài bản và chi tiết, bởi vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa suy
nghĩ của nhiều người làm du lịch Việt Nam với thị hiếu du khách các nước
phát triển. Muốn phát triển sản phẩm du lịch cao cấp này, cần phải xác định
được dự án nào để thu hút khách nước nào, rồi từ mức thu nhập, mức chi
tiêu, lối sống, cảm nhận văn hóa của họ để có những thiết kế cảnh quan,
kiến trúc, nội thất phù hợp.
Cẩm Tú




×