Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Giải pháp quỹ tín thác đầu tư reit cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng việt nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.98 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------  ----------



CÔNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011”

TÊN CÔNG TRÌNH:

MÔ HÌNH PROBIT TRONG ĐÁNH GIÁ QUẢN
TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM


THUỘC

NHÓM

NGÀNH:

KHOA HỌC KINH TẾ




[2]


TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày 1/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
Mại Thế Giới(WTO). Điều này đã mở ra một cánh cửa cho nước ta bước vào con đường
hội nhập quốc tế, thị trường giao dịch hàng hóa và đầu tư quốc tế sẽ trở nên thuận lợi
hơn. Tuy nhiên, quá trình này cũng tạo ra những thách thức khá lớn cho Việt Nam, một
nền kinh tế đang phát triển hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta không thể
không kể đến những hậu quả mà cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã để lại, đặc biệt là
trong lĩnh vực ngoại thương. Bên cạnh những rào cản thương mại, có rất nhiều nguyên
nhân đưa đến tổn thất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, trong đó nổi bật
là rủi ro tỷ giá hối đoái. Rủi ro tỷ giá biến động khá lớn trong những năm gần đây luôn
là nỗi lo chung của các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ ở Việt Nam. Mặc khác, các
doanh nghiệp này còn gặp khá nhiều vướng mắc trong việc tiếp cận với cách thức quản
trị rủi ro một cách hữu hiệu như ở các nền kinh tế phát triển.
Với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá cũng thực trạng
quản trị rủi ro của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chúng tôi đã tiến hành đề
tài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hi vọng tìm ra những nhân tố đặc trưng
của doanh nghiệp trong việc sử dụng công cụ phái sinh nhằm quản trị rủi ro tỷ giá của
doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
1. Vấn đề tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
2. Phân tích tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam thông qua mô hình hồi quy đánh giá tác động của lãi/ lỗ từ chênh lệch tỷ
giá hối đoái đến tổng thu nhập của doanh nghiệp.
[3]

3. Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá từ góc độ của chính phủ, ngân hàng
thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
4. Sử dụng mô hình Probit của các nhà khoa học Đan Mạch để đánh giá những nhân

tố tác động đến quyết định sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: tạp chí, diễn đàn kinh tế, tài liệu nghiên cứu
và khảo sát các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Sau đó,
so sánh, phân tích để nghiên cứu về thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Sử dụng mô hình hồi quy OLS và mô hình probit của Đan Mạch trong đánh giá thực tiễn
ở Việt Nam, từ đó xem xét tính độ nhạy cảm của tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập
khẩu ở Việt Nam cũng như tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
công cụ phái sinh ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
4. Nội dung nghiên cứu
CHƢƠNG 1 : QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.
CHƢƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN TRONG PHÂN TÍCH ĐẶC
ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP GIẢI THÍCH CHO QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG
CỤ PHÁI SINH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐAN MẠCH VÀO VIỆT NAM.
5. Đóng góp của đề tài
Thông qua mô hình đánh giá tác động chênh lệch tỷ giá hối đoái lên tổng doanh thu của
các doanh nghiệp cổ phần xuất nhập khẩu chúng tôi nhận thấy rằng nhìn chung các doanh
[4]

nghiệp xuất nhập khẩu trong mẫu được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá. Hầu hết các doanh
nghiệp trong mẫu phân tích là các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động trong lĩnh vực chế
biến thủy sản là một ngành có thế được coi là được hưởng lợi từ việc VND mất giá so với
USD, đây cũng là điều mà chính phủ mong muốn đạt được là khuyến khích xuất khẩu khi
liên tục giảm giá VND trong thời gian qua. Bên cạnh đó, là các doanh nghiệp xuất khẩu
nguyên liệu là gỗ và chế biến thực phẩm cũng là những doanh nghiệp có hoạt động chủ
yếu là xuất khẩu. Chính điều này đã khiến cho tác động của lãi từ chênh lệch tỷ giá đến

doanh thu lớn hơn so với lỗ từ chênh lệch tỷ giá. Tuy vậy vấn đề đặt ra là các doanh
nghiệp cần phải giảm chi phí tài chính này xuống đến mức thấp nhất nhằm tối đa hóa
doanh thu, lợi nhuận từ đó đi đến tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Các đặc điểm của doanh nghiệp như tuổi đời, số lượng ngoại tệ mà doanh nghiệp sử dụng
trong hoạt động kinh doanh, % quỹ đầu tư phát triển, thậm chí cả tổng tài sản, lợi nhuận
ròng trên tổng tài sản, vốn cổ phần/ tổng tài sản cũng không ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp trong mẫu phân tích của chúng tôi như đối
với trong bài nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch. Điều này cho thấy rằng việc
sử dụng công cụ phái sinh ở các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu này hoặc là ngẫu
nhiên hoặc là phụ thuộc vào các biến mà trong phần phân tích trên chúng tôi không đề
cập đến như tổng giá trị xuất nhập khẩu, …
6. Hƣớng phát triển của đề tài:
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi hi vọng đề tài của chúng tôi có thể mở ra
những hướng nghiên cứu mới về đề tài quản trị rủi ro tỷ giá, trong đó có thể khắc
phục được hạn chế trong số liệu của bài nghiên cứu của chúng tôi mà cụ thể là về tổng
giá trị xuất nhập khẩu và có thể đưa ra một số biến khác nhằm giải thích cho việc sử
dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp xuất nhập ở Việt Nam.



[5]

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1. QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM: .......................................................... 7
1.1. Vấn đề tỷ giá hối đoái ở Việt Nam .......................................................................... 7
1.2. Phân tích tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam. ............................................................................................................. 10
1.2.1. Nguồn gốc của rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp XNK Việt Nam:.................. 10

1.2.2. Tác động của biến động tỷ giá đến các doanh nghiệp XNK Việt Nam............... 11
1.2.3 Đo lường tác động của chênh lệch tỷ giá hối đoái lên doanh thu của các doanh
nghiệp XNK Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010 ............................................................ 15
1.2.4. Kết luận mô hình:............................................................................................. 22
2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP XNK
VIỆT NAM .................................................................................................................. 23
2.1. Đặc điểm quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam: ......................... 23
2.1.1. Đối với ngân hàng nhà nước: ......................................................................... 24
2.1.2. Đối với ngân hàng thương mại : ..................................................................... 28
2.1.3. Đối với doanh nghiệp XNK: ........................................................................... 30
2.1.3.1. Về chủ quan: .......................................................................................... 32
2.1.3.2. Về khách quan: ....................................................................................... 34
2.2. Kết quả khảo sát về tình hình quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010. ............................................................... 35
3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA
DOANH NGHIỆP GIẢI THÍCH CHO QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI
SINH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐAN MẠCH VÀO VIỆT NAM. .................... 40
[6]

3.1. Giới thiệu mô hình: ........................................................................................... 40
3.2. Ứng dụng mô hình vào trường hợp Việt Nam: ................................................. 46
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 49
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 60
















[7]

1. QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM:
1.1. Vấn đề tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
Sau hơn 11 năm đàm phán vào ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO. Từ đây kinh tế Việt Nam lật sang một
trang mới với bao vận hội và thách thức. Là một yếu tố vô cùng quan trọng của nền kinh
tế - tỷ giá hối đoái đã, đang và sẽ mãi là vấn đề lớn thu hút mối quan tâm của chính phủ
và các thành phần kinh tế đặc biệt là trong tình hình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới như hiện nay. Đúng như lời của tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa – Phó chủ tịch Ủy ban Giám
sát tài chính Quốc gia đã nhận định : “ Rủi ro tài chính vĩ mô lớn nhất là tỷ giá”.
Bắt đầu vào những năm 1989, nhà nước ta đã có những chủ trương và giải pháp đổi mới
trong quan hệ đối ngoại và chính sách tỷ giá đã từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền
thương mại với nước ngoài. Số lượng các công ty được trực tiếp kinh doanh xuất nhập
khẩu không ngừng tăng lên, cùng với việc mở rộng ngoại thương chế độ tỷ giá cũng có
những thay đổi căn bản, chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới bản thân cơ chế điều
hành tỷ giá hối đoái đã được nhanh chóng thay đổi phù hợp với bối cảnh kinh tế. Từ một
cơ chế đa tỷ giá, mang nặng tính chủ quan bao cấp, xa rời với thị trường ; tỷ giá hối đoái
đã được điều chỉnh theo các quan hệ và điều kiện của các quy luật kinh tế thị trường. Cơ
chế một tỷ giá linh hoạt, có sự điều tiết của nhà nước đã phát huy được vai trò vừa là
một phạm trù kinh tế vận động theo quy luật cung cầu và nền kinh tế vừa là một công cụ

điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước.
Ngày 24/2/1999, Thống đốc ngân hàng nhà nước đã có quyết định số
64/1999/QĐ/NHNN và quyết định số 65/1999/QQĐ/NHNN ban hành cơ chế điều
hành tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, với nguyên tắc cơ bản là tỷ
giá được xác định theo cung cầu thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Trong đó
TGBQLNH của ngày hôm trước được áp dụng để các ngân hàng thương mại làm cơ sở
xác định tỷ giá giao dịch trong ngày hôm sau. Ngân hàng nhà nước quy định biên độ
giao dịch cho phép trong từng thời kỳ. Ngân hàng nhà nước trực tiếp can thiệp lên
TTNTLNH để tác động lên TGBQLNH hàng ngày.
[8]

Nhằm thực hiện những cam kết khi gia nhập WTO và để phù hợp với tình hình kinh tế
của đất nước vào ngày 4/1/2006 Pháp lệnh ngoại hối đã được công bố và chính thức
được thi hành vào ngày 1/6/2006. Theo điều 30 của Pháp lệnh ngoại hối mới thì Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam có quyền xác định cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam
phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng tình hình cụ thể. Kể từ đây, Ngân
hàng nhà nước ( NHNN) đã có những cơ chế quản lý hết sức linh hoạt nhằm đảm bảo
mục tiêu kinh tế của đất nước và đặc biệt giúp Việt Nam vượt qua cơn khủng hoảng kinh
tế tài chính toàn cầu vừa qua.
Bảng số liệu sau điểm lại một số lần điều chỉnh tỷ giá USD/VND của NHNN trong
những năm gần đây:
Bảng 1.1
Ngày thông báo
Tỷgiá
USD/VND
Biên độ Ghi chú
11/02/2011 20639 +-1%
Giảm giá đồng tiền & giảm
biên độ
18/08/2010 18932 +-3% Giảm giá đồng tiền

11/2/2010 18544 +-3% Giảm giá đồng tiền
25/11/2009 17961 +-3% Giảm biên độ
24/03/2009 16980 +-5% Nới rộng biên độ
06/11/2008 16511 +-3% Nới rộng biên độ
27/06/2008 16516 +-2%
Giảm giá đồng tiền & nới
rộng biên động
11/06/2008 16461 +-1% Giảm giá đồng tiền
[9]

10/3/2008 16025 +-1% Nới rộng biên độ
24/12/2007 16113 +-0,75% Nới rộng biên độ
02/01/2007 16101 +-0,5% Nới rộng biên độ
01/07/2002 +-0,25% Nới rộng biên độ

1.2. Phân tích tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam.
1.2.1. Nguồn gốc của rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp XNK Việt Nam:
Theo định nghĩa truyền thống, rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm
ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Mọi hoạt động mà dòng tiền thu vào phát
sinh bằng một loại đồng tiền trong khi dòng tiền chi ra lại phát sinh bằng một loại đồng
tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Về cơ bản rủi ro tỷ giá phát sinh trong 3
hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư ( thường gặp trong các công ty
đa quốc gia), hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng. Trong phạm vi bài nghiên
cứu này, chúng tôi chú trọng đến rủi ro hoạt động xuất nhập khẩu và rủi ro tín dụng của
các doanh nghiệp xuất nhập Việt Nam.
Với đặc điểm của nền kinh tế nhỏ, đang phát triển hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam
là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 96% số cơ sở sản xuất kinh doanh
(theo Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ- Bộ Kế hoạch & Đầu tư) trong đó không
thể không kể đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là các

doanh nghiệp có hoạt động chính là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa các
nước khác nhau. Họ là đối tượng hàng đầu phải gánh chịu rủi ro do biến động tỷ giá gây
nên. Điều này tương đối khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới khi họ chú trọng
đến rủi ro tỷ giá đầu tư ở các công ty đa quốc gia.
 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu
[10]

Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên
gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự
thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc
chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu qua hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng
nặng nề. Rủi ro tỷ giá có thể gặp trong các hợp đồng xuất khẩu và các hợp đồng nhập
khẩu khi mà tỷ giá được xác định trong hợp đồng của hàng hóa và dịch vụ tại một thời
điểm trong quá khứ lại thay đổi vào thời điểm thanh toán.
 Rủi ro tỷ giá tín dụng
Đứng trên góc độ doanh nghiệp, việc vay vốn bằng ngoại tệ cũng bị ảnh hưởng bởi rủi
ro tỷ giá. Tương tự như rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro tỷ giá tín dụng gặp
phải khi doanh nghiệp vay với tỷ giá thấp, nhưng đến kỳ thanh toán phải trả nợ với tỷ
giá cao, điều này có nghĩa doanh nghiệp phải dùng nhiều VND hơn để trả cho số USD
đã vay.
 Rủi ro tỷ giá khác
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam không đơn thuần phải đối phó
với những rủi ro trên. Thị trường ngoại hối Việt Nam còn phải đối phó với tình trạng
khan hiếm ngoại tệ, tình trạng hai giá mà hiếm nơi nào trên thế giới gặp phải. Trong suốt
một thời gian dài cung cầu ngoại tệ mà đặc biệt là USD trở thành một vấn đề nan giải
của tất cả các bên liên quan: NHNN, NHTM và các doanh nghiệp. Mặc dù NHNN đã
nhiều lần điều chỉnh tỷ giá cũng như biên độ, bơm USD vào thị trường song tình trạng
khan hiếm USD vẫn diễn ra và trở thành mối lo âu của hầu hết tất cả doanh nghiệp xuất
nhập khẩu. Do chênh lệch lãi suất USD và VND nên khi có cơ hội vay USD từ ngân
hàng, các doanh nghiệp đã vay và bán lại với tỷ giá cao hơn trên thị trường tự do tạo nên

nguồn cung ảo, đến khi tình hình USD căng thẳng các doanh nghiệp có số lượng ngoại
tệ lớn lại găm giữ để dành cho những giao dịch của mình trong tương lai, điều này khiến
cho nguồn cung USD bị giới hạn. Trong khi cầu về USD lại rất lớn vì hầu hết các giao
dịch hiện nay đều cần USD, ngay cả khi giao dịch với các khu vực khác như Singapore,
Trung Quốc, Ấn Độ,…Các doanh nghiệp không mua được USD từ ngân hàng đã phải ra
[11]

thị trường tự do mua với mức giá cao hơn từ 1000 đồng có khi lên đến 2000 đồng để chi
trả cho những giao dịch đến kì phải trả. Không những vậy doanh nghiệp còn phải chịu
một rủi ro kép. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu buộc phải vay tiền đồng ở các NHTM
để ra thị trường tự do mua USD, sau đó để USD này được hợp thức hóa, doanh nghiệp
lại bán lại cho NHTM với tỷ giá niêm yết. Chính vì vậy mà doanh nghiệp khó khăn lại
chồng chất khó khăn.
1.2.2. Tác động của biến động tỷ giá đến các doanh nghiệp XNK Việt Nam
 Tác động đến năng lức cạnh tranh của doanh nghiệp
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp tập trung ở khả năng quyết định giá cả của doanh
nghiệp so với đối thủ trên thị trường. Hoạt động trong điều kiện có rủi ro tỷ giá tác động
khiến doanh nghiệp luôn phải đối phó với tổn thất ngoại hối, bằng cách nâng giá bán để
trang trải tổn thất nếu xảy ra. Điều này làm cho giá cả của doanh nghiệp trở nên kém hấp
dẫn và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút. Nhìn chung, rủi ro tỷ giá phát
sinh trong hoạt động của doanh nghiệp có thể gây ra ba loại tổn thất ngoại hối : (1) Tổn
thất giao dịch, (2) tổn thất kinh tế, (3) tổn thất chuyển đổi kế toán.
Tổn thất giao dịch: Tổn thất giao dịch phát sinh khi có các khoản phải thu hoặc phải trả
bằng ngoại tệ. Tổn thất các khoản phải thu ngoại tệ là tổn thất phát sinh khi giá trị qui ra
nội tệ thu về sụt giảm do ngoại tệ xuống giá so với nội tệ. Tổn thất các khoản phải trả
ngoại tệ là tổn thất phát sinh khi giá trị qui ra nội tệ chi ra tăng lên do ngoại tệ lên giá so
với nội tệ.
Tổn thất kinh tế: là tổn thất phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá làm ảnh hưởng đến dòng
tiền qui ra nội tệ hoặc ngoại tệ của doanh nghiệp. Tổn thất kinh tế xảy ra tương tự như
tổn thất giao dịch, chỉ khác biệt ở chỗ nó là những khoản tổn thất không xuất phát từ các

khoản phải thu hoặc phải trả có hợp đồng rõ ràng mà từ dòng tiền hoạt động của doanh
nghiệp. Chẳng hạn, sự lên giá của nội tệ làm sụt giảm doanh thu xuất khẩu của doanh
nghiệp, do hàng xuất khẩu bây giờ trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước
ngoài. Tổn thất kinh tế có thể xác định theo công thức sau: ΔV = CF
t
.ΔS
t
, trong đó:
[12]

• ΔV là tổn thất ngoại hối kinh tế
• CF
t
là ngân lưu của doanh nghiệp ở thời điểm t
• ΔS
t
là mức độ thay đổi tỷ giá, ΔS
t
= S
t
– S
0
, trong đó S
t
, S
0
lần lượt là tỷ giá ở thời điểm
t và thời điểm gốc.
Tổn thất kinh tế rõ ràng là khó xác định và ước lượng hơn tổn thất giao dịch, do nó phụ
thuộc vào cả hai biến cùng thay đổi là CF

t
và ΔS
t
Tổn thất chuyển đổi: là tổn thất phát sinh do thay đổi tỷ giá khi sáp nhập và chuyển đổi
tài sản, nợ, lợi nhuận ròng và các khoản mục khác của các báo cáo tài chính từ đơn vị
tính toán ngoại tệ sang đơn vị nội tệ.
 Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp
Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp: rủi ro tỷ giá tác động đến việc hoạch
định tài chính doanh nghiệp thường thấy khi phân tích và xem xét dự án đầu tư mà dòng
tiền kỳ vọng chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai. Chẳng
hạn, một trong những chỉ tiêu đánh giá xem có nên đầu tư hay không vào dự án này là
hiện giá ròng NPV. Công thức chung để tính như sau:




n
t
t
WACC
CFt
NPV
0
)1(

Trong đó: CF
t
dòng tiền ròng ở thời điểm t,
WACC chi phí huy động vốn trung bình
n số năm hoạt động của dự án.


Dòng tiền ròng kỳ vọng được xác định từ doanh thu và chi phí. Doanh thu xuất khẩu
chịu tác động của tỷ giá hối đoái, do đó, dòng tiền ròng CFt phụ thuộc vào tỷ giá. Tỷ giá
thay đổi làm thay đổi dòng tiền từ đó làm ảnh hưởng đến NPV và ảnh hưởng đến việc
hoạch định đầu tư vốn của doanh nghiệp.
Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp: Sự chịu đựng tài chính của doanh
nghiệp được xác định và đo lường bởi sự tự chủ về tài chính. Trong tài chính công ty,
[13]

chúng ta đã biết sự tự chủ tài chính được xác định bởi tỷ số vốn chủ sở hữu trên nợ hoặc
trên tổng tài sản. Khi có rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp đối mặt với tổn thất làm cho giá trị
phần vốn chủ sở hữu trở nên bất ổn và có nguy cơ sụt giảm khiến cho tỷ số chủ động về
tài chính giảm theo.
Tác động đến giá trị doanh nghiệp: Trong tài chính doanh nghiệp, chúng ta biết rằng
giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng hiện giá dòng tiền ròng kỳ vọng của doanh
nghiệp, theo công thức như sau:




n
t
t
t
r
CF
PV
1
)1(



Trong đó: CF
t
dòng tiền kỳ vọng của doanh nghiệp
r suất chiết khấu thích hợp dùng để xác định hiện giá của dòng tiền kỳ vọng. r phản
ánh rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Do rủi ro tỷ giá khiến cho dòng tiền của
doanh nghiệp trở nên bất ổn nên để phản ứng lại sự bất ổn này nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán phải tăng suất chiết khấu r khiến cho giá trị doanh nghiệp giảm.
 Tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Là nhóm thành phần kinh tế chịu ảnh hưởng rất lớn từ những biến động của tỷ giá, tuy
nhiên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở các khu vực ngành khác nhau lại chịu những
tác động của rất khác nhau.
Có rất nhiều cách để phân loại các nhóm ngành xuất nhập khẩu nhưng theo tác động của
tỷ giá thì ta có thể phân chia thành hai nhóm : nhóm hưởng lợi (1); nhóm chịu thiệt (2)
và nhóm không chịu tác động lớn (3) từ biến động tỷ giá.
Nhóm 1: Là nhóm ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi trong thời gian qua VND liên
tục mất giá. Các doanh nghiệp thường các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu nhiều hơn
nhập khẩu.
- Chú ý là các doanh nghiệp trong nhóm ngành thủy sản, nông sản (cà phê) và cao
su tự nhiên. Đối với ngành thủy sản, mặc dù thức ăn chăn nuôi vẫn phải nhập khẩu
[14]

nhưng chiếm tỷ trọng không nhiều, sản lượng xuất khẩu chiếm 87% tổng sản lượng ( số
liệu của cục thống kê 2009).
- Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm cũng là một nhóm ngành được hưởng
lợi từ biến động tỷ giá. Hoạt động sản xuất của những doanh nghiệp trong ngành hoàn
toàn mang tính gia công trên cơ sở nhập khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm từ nước
ngoài và hầu như toàn bộ lợi nhuận của các doanh nghiệp dược phẩm được hình thành
nên chính bởi hoạt động gia công này. Tỷ giá tăng và lãi vay cao hiển nhiên sẽ dẫn đến
chi phí tăng nhưng người gánh chịu cuối cùng lại là người tiêu dùng và doanh nghiệp

vẫn có lãi (thậm chí lãi cao hơn so với với môi trường lạm phát thấp) vì nhu cầu dùng
thuốc chỉ thay đổi theo mô hình bệnh tật, theo cơ cấu dân số chứ không phụ thuộc trực
tiếp vào lạm phát và tỷ giá.
- Ngành sữa cũng là một trong những ngành trong nhóm này. Trong thời gian qua,
các doanh nghiệp sữa liên tục tăng giá, và có một số chuyên gia cho rằng giá sữa của
Việt Nam là bất hợp lý. Dựa vào tâm lý của những bậc phụ huynh không muốn con
mình thua kém “thông minh” các doanh nghiệp đã lợi dụng việc tỷ giá tăng để tăng giá
sữa liên tục.
Nhóm 2: nhóm chịu những tác động tiêu cực từ biến động tỷ giá. Những ngành nằm
trong nhóm này hầu hết là nhóm nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để sản
xuất hàng hóa trong nước, hoặc những doanh nghiệp xuất khẩu nhưng đầu vào chủ yếu
từ nhập khẩu. Có thể kể đến ngành thép và ngành nhựa. Tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu
đầu vào của ngành thép chiếm khoảng 80 – 90% chi phí giá vốn hàng bán thậm chí có
những doanh nghiệp có 100% nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào. Tương tự, đối với
ngành nhựa nguyên liệu chính của ngành này cũng phải nhập khẩu đến 80%
Nhóm 3: là nhóm gồm các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu mà hoạt động
chính của họ là bao tiêu. Họ chịu trách nhiệm làm trung gian mua hàng hóa từ nước
ngoài về cho các doanh nghiệp trong nước. Do đó rủi ro tỷ giá sẽ chuyển hết cho các
doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, một số chuyên gia còn cho rằng ngành xăng dầu
[15]

cũng không chịu áp lực lớn của việc tăng tỷ giá do chi phí tăng thì giá bán xăng dầu tăng
theo hoặc được bù lỗ từ quỹ bình ổn.
Phần sau của chương này sẽ kiểm định những ý kiến trên thông qua mô hình hồi quy
trung bình nhỏ nhất.

1.2.3 Đo lường tác động của chênh lệch tỷ giá hối đoái lên doanh thu của các doanh
nghiệp XNK Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010
 Giới thiệu mô hình
Để thấy được sự phụ thuộc của tổng doanh thu ( gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh

và doanh thu từ hoạt động tài chính) vào lãi lỗ từ chênh lệch tỷ giá hối đoái của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã sử dụng
mô hình hồi quy mẫu theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS :
Y = α+β
1
X
1

2
X
2
Trong đó :
- Y là tổng doanh thu của các công ty
- X
1
là lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá
- X
2
là lỗ từ chênh lệch tỷ giá
- α là hệ số tự do ( hệ số tung độ gốc )
- β
1
là hệ số góc của X
1

- β
2
là hệ số góc của X
2


 Mô tả số liệu :
Trong số hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong danh bạ vietnamtradefair thì có có
khoảng 40 doanh nghiệp là công ty Cổ phần trên các sàn HOSE, HNX, OTC, UpCOM.
Trong số đó có 18 công ty trên sàn HOSE và HNX là có báo cáo tài chính đầy đủ đã
được kiểm toán từ năm 2007 – nay. Chúng tôi đã thu thập số liệu về tổng doanh thu (
doanh thu thuần từ hoạt động và doanh thu tài chính); lãi/ lỗ từ chênh lệch tỷ giá, lợi
nhuận sau thuế từ năm 2007 đến 2010 của 18 công ty này nhằm quan sát biến động của
tỷ giá ảnh hưởng như thế nào đối với doanh thu của doanh nghiệp XNK tại Việt Nam.
[16]

Dưới đây là danh sách của 18 công ty CP XNK, lĩnh vực hoạt động và tổng tài sản của
chúng.
[17]


Bảng 1.2.3.1

STT Mã
CK
Tên công ty Lĩnh vực hoạt
động
Tổng tài sản
1
ABT Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre Chế biến thủy sản 600,842,971,000
2
ACL Công ty CP XNK thủy sản Cửu Long An Giang Chế biến thủy sản 714,803,252,000
3
AGF Công ty CP XNK thủy sản An Giang Chế biến thủy sản 1,355,343,134,000
4
ARM Công ty CP XNK Hàng không Thương mại 115,264,291,000

5
CAD Công ty CP chế biến và XNK thủy sản
CADOVIMEX
Chế biến thủy sản 1,246,169,431,000
6
CMX Công ty CP chế biến và XNK thủy sản Cà Mau Chế biến thủy sản 1,048,342,960,000
7
DMC Công ty CP XNK y tế Domesco Dược phẩm 765,433,482,000
8
FBT Công ty CP XNK lâm thủy sản Bến Tre Chế biến thủy sản 269,036,621,000
9
GIL Công ty CP sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh Thương mại 548,051,849,000
10
KHA Công ty CP XNK Khánh Hội Thương mại 431,805,196,000
11
MIH Công ty CP XNK Khoáng sản Hà Nam Khai thác khoáng
sản
159,433,545,000
12
PIT Công ty CO XNK Petrolimex Dịch vụ xăng dầu 428,305,228,000
13
SAV Công ty hợp tác kinh tế và XNK SAVIMEX Giấy lâm sản 541,382,408,000
14
SGC Công ty CP XNK Sa Giang Chế biến thực
phẩm
129,369,418,000
15
TH1 Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam Thương mại 793,264,406,000
16
TNA Công ty CP thương mại XNK Thiên Nam Thương mại 590,133,101,000

17
TIX Công ty CP sản xuất kinh doanh XNK
dịch vụ và đầu tư Tân Bình
Thương mại 1,174,951,858,000
18
VCG Tổng công ty CP XNK và xây dựng Việt Nam Xây dựng 31,519,613,443,000


[18]

Bảng 1.2.3.2







Sau khi thu thập số liệu của 18 công ty trên, lấy trung bình cộng giai đoạn từ 2007 đến
2010 của từng khoản mục: tổng doanh thu, lỗ từ chênh lệch tỷ giá, lãi từ hoạt động tỷ giá
của 18 công ty.
Quan sát số liệu chéo của các công ty trong thời kỳ 2007 – 2010, ( phụ lục 1) chúng tôi
nhận thấy:
- Đa số các công ty đều có khoản mục lỗ/ lãi từ chênh lệch tỷ giá tương đối đáng kể
so với tổng doanh thu của công ty qua các năm. Chỉ có hai công ty là công ty CP XNK
khoáng sản Hà Nam ( mã CK MIH) có số lãi từ chênh lệch tỷ giá rất thấp hầu như không
đáng kể, trong khi đó công ty XNK lâm thủy sản Bến Tre ( mã CK FBT) lại hầu như
không chịu một khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá.
- Trong 18 công ty khảo sát, có 7 công ty chịu những khoản lỗ lớn hơn những khoản
lỗ từ chênh lệch tỷ giá chiếm 38,88%. 11 công ty được hưởng lợi từ những khoản lãi từ

chênh lệch tỷ giá chiếm 61,11%.







Lĩnh vực hoạt động Số lƣợng Tỷ trọng
Chế biến thủy sản
6 33.33%
Thƣơng mại
6 33.33%
Dƣợc
1 5.56%
Khai thác khoáng sản
1 5.56%
Dịch vụ xăng dầu
1 5.56%
Giấy lâm sản
1 5.56%
Chế biến thực phẩm
1 5.56%
Xây dựng
1 5.56%
[19]

Bảng 1.2.3.3
Các công ty chịu những khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá lớn hơn.


CK
Tên công ty Lĩnh vực hoạt động
ARM
Công ty CP XNK Hàng không Thương mại
DMC
Công ty CP XNK y tế Domesco Dược phẩm
MIH
Công ty CP XNK Khoáng sản Hà Nam Khai thác khoáng sản
TH1
Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam Thương mại
TIX
Công ty CP sản xuất kinh doanh XNK
dịch vụ và đầu tư Tân Bình
Thương mại
TNA
Công ty CP thương mại XNK Thiên Nam Thương mại
VCG
Tổng công ty CP XNK và xây dựng Việt Nam Xây dựng

Như vậy theo khảo sát trên, ta nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực thương mại chịu rủi ro tỷ giá cao hơn so với những doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực khác. Tiếp đó là dược phẩm, khai thác khoán sản, và xây dựng.
Bảng 1.2.3.4
Các công ty hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá
Mã CK Tên công ty
Lĩnh vực hoạt
động
ABT
Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre Chế biến thủy sản
ACL

Công ty CP XNK thủy sản Cửu Long An Giang Chế biến thủy sản
AGF
Công ty CP XNK thủy sản An Giang Chế biến thủy sản
CAD
Công ty CP chế biến và XNK thủy sản CADOVIMEX Chế biến thủy sản
CMX
Công ty CP chế biến và XNK thủy sản Cà Mau Chế biến thủy sản
FBT
Công ty CP XNK lâm thủy sản Bến Tre Chế biến thủy sản
GIL
Công ty CP sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh Thương mại
KHA
Công ty CP XNK Khánh Hội Thương mại
PIT
Công ty CO XNK Petrolimex Dịch vụ xăng dầu
SAV
Công ty hợp tác kinh tế và XNK SAVIMEX Giấy lâm sản
SGC
Công ty CP XNK Sa Giang Chế biến thực phẩm

Theo bảng trên, những công ty trong lĩnh vực chế biến thủy sản là được hưởng lợi nhiều
nhất từ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong thời gian qua, tiếp đến là thương mại, dịch vụ
xăng dầu, khai thác lâm sản và chế biến thực phẩm.
[20]


 Kết quả hồi quy:
Sau khi dùng phương pháp hồi quy mẫu bình quân nhỏ nhất thu được kết quả như sau:
Y= - 54234459936 - 47.43804227 X
1

+ 60.74297415 X
2

Theo kiểm định, ta có hệ số R ( Multiple R) = 0.984143782 thể hiện mức độ tương quan
giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Y rất mạnh. Hệt số xác định thể hiện qua R
2

(R Square) = 0.968538984 thể hiện khả năng giải thích của các biến độc lập với các biến
phụ thuộc Y là rất cao. Điều này có nghĩa là kết quả của mô hình hồi quy này rất phù
hợp với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2010.

[21]

Bảng 1.2.3.5
Bảng tóm tắt kết quả hồi quy:





Regression Statistics
Multiple R
0.984143782
R Square
0.968538984
Adjusted R
Square
0.964344182
Standard
Error

5.0173E+11
Observations
18


ANOVA


Df SS MS F Significance F
Regression
2 1.16246E+26 5.81E+25 230.8903 5.41122E-12
Residual
15 3.776E+24 2.52E+23
Total
17 1.20022E+26



Coefficients Standard
Error
t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0%
Intercept
-
54234459936
1.49769E+11 -0.36212 0.722313 -3.7346E+11 2.64991E+11 -3.7346E+11 2.64991E+11
X Variable 1
-
47.43804227
14.40477373 -3.29322 0.004927 -78.14109055 -16.73499398 -78.14109055 -
16.73499398

X Variable 2
60.74297415 16.67977461 3.641714 0.00241 25.19087631 96.29507199 25.19087631 96.29507199
[22]

Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy mẫu:
Kiểm định giả thiết:
H
0
: β
1

2
=0
H
1
:Tồn tại ít nhất một số số β
i
khác 0
Dựa vào bảng kết quả hồi quy trên ta có :
F = 230.8903 > F
0,05
( 2;15) = 3,68323
Như vậy là bác bỏ giả thiết H
0
chấp nhận giả thiết H
1
. Điều này thể hiện có sự tương
quan giữa các biến của mô hình ( mô hình hồi quy này là phù hợp).
Kiểm định giả thiết với các hệ số hồi quy:
Kiểm định giả thiết H

0
: β
i
=0
H
1
: β
i
≠ 0
Dựa vào bảng kết quả hồi quy ta có : t
2
= -3.29322 t
3
= 3.641714
Trong khi đó t
0,025
(15) = 2,48988. Do đó
2
t
> t
0,025
(15) ;
2
t
> t
0,025
(15) nên ta bác bỏ
giả thiết H
0
chấp nhận giả thiết H

1
.
Như vậy ta có thể thấy rằng lỗ và lãi từ chênh lệch tỷ giá chắc chắn ảnh hưởng đến tổng
doanh thu của các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
1.2.4. Kết luận mô hình:
Dựa vào kết quả hồi quy thu được
Y= - 54234459936 - 47.43804227 X
1
+ 60.74297415 X
2
Ta có thể rút ra những kết luận sau:
- Khi lỗ từ chênh lệch tỷ giá tăng lên một đơn vị thì tổng doanh thu của doanh
nghiệp giảm khoảng 47,44 đơn vị.
- Khi lãi từ chênh lệch tỷ giá tăng lên một đơn vị thì tổng doanh thu của doanh
nghiệp tăng khoảng 60,74 đơn vị.
Như vậy, nhìn chung các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong mẫu trên được hưởng lợi
từ chênh lệch tỷ giá khoảng 13,3 đơn vị doanh thu khi có sự gia tăng 1 đơn vị trong lỗ và
lãi từ chênh lệch tỷ giá hối đoái.
[23]

Phân tích kết quả : Hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu phân tích là các doanh nghiệp
xuất khẩu hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản là một ngành có thế được coi là
được hưởng lợi từ việc VND mất giá so với USD, đây cũng là điều mà chính phủ mong
muốn đạt được là khuyến khích xuất khẩu khi liên tục giảm giá VND trong thời gian
qua. Bên cạnh đó, là các doanh nghiệp xuất khẩu nguyên liệu là gỗ và chế biến thực
phẩm cũng là những doanh nghiệp có hoạt động chủ yếu là xuất khẩu. Chính điều này đã
khiến cho tác động của lãi từ chênh lệch tỷ giá đến doanh thu lớn hơn so với lỗ từ chênh
lệch tỷ giá. Tuy vậy vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần phải giảm chi phí tài chính
này xuống đến mức thấp nhất nhằm tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận từ đó đi đến tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp.

2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP XNK
VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam:
Trước khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á năm 1997 – 1998, tình hình thị trường ngoại
hối và tỷ giá VND so với các ngoại tệ mạnh rất ổn định. Giai đoạn này chẳng ai cần để ý
hay quan tâm gì đến rủi ro tỷ giá, mặc dù nguy cơ đe doạ của nó vẫn tiềm ẩn đâu đó. Các
nhà hoạch định chính sách chưa có động thái hay cảnh báo nào đến nguy cơ rủi ro tỷ giá.
Đến khi khủng hoảng xảy ra, tỷ giá USD và các ngoại tệ mạnh khác so với VND biến
động mạnh khiến cho các nhà nhập khẩu thiệt hại nặng nề, các nhà hoạch định chính
sách mới phản ứng bằng cách ban hành quy chế giao dịch kỳ hạn và hoán đổi. Sự phản
ứng này tỏ ra kịp thời nhưng hiệu quả tác dụng rất thấp vì các bên có liên quan bao gồm
doanh nghiệp, là người sử dụng, và ngân hàng thương mại, là người cung cấp dịch vụ,
vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các loại giao dịch này.
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn và hoán đổi chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban
hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-
NHNN7 ngày 10/01/1998. Lúc mới cho phép giao dịch chỉ có 28 ngân hàng thương mại
có hoạt động ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi, trong đó có 21 chi nhánh ngân hàng nước
[24]

ngoài, 7 ngân hàng thương mại Việt Nam (4 NHTM quốc doanh và 3 NHTM cổ phần).
Điều này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng hưởng
ứng chính sách do Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Đã vậy, ngay trong số những ngân hàng
có cung cấp giao dịch kỳ hạn và hoán đổi số lượng hợp đồng giao dịch cũng rất ít. Điều
này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp cũng chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần để hưởng ứng
chính sách do Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Sau năm 2000 tình hình kinh tế khu vực sáng sủa hơn sau khủng hoảng, thu ngoại tệ từ
xuất khẩu về nhiều tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước gia tăng dự trữ ngoại
tệ và sẵn sàng can thiệp để bình ổn tỷ giá hối đoái. Thực tế cho thấy rằng Ngân hàng
Nhà nước đã khá thành công trong việc quản lý tỷ giá từ năm 2000 đến khi Việt Nam gia
nhập WTO và một lần nữa các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại luôn được che

chở trong vỏ bọc an toàn của Ngân hàng Nhà nước, và vì thế, vấn đề rủi ro tỷ giá gần
như bị lãng quên sau lần được chú ý vào năm 1998.
Nhưng sau khi Việt Nam gia nhập WTO – tổ chức kinh tế thế giới với những cam kết về
tự do hóa thương mại thì sự can thiệp của Nhà nước vào tỷ giá rõ ràng là ngày càng suy
giảm và dường như đang theo một cơ chế truyền động có chủ đích để tiến tới bước cuối
cùng là xóa bỏ tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Khi cơ chế tỷ giá linh hoạt, thì rủi ro tỷ
giá sẽ xảy ra thường xuyên hơn, mức độ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ
lớn hơn. Thực tế những năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã chứng minh điều này.
Những biến động của tỷ giá đã buộc tất cả các bên liên quan NHNN, NHTM, và đặc biệt
là các doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro tỷ giá và đặc biệt là công
cụ phái sinh.
2.1.1. Đối với ngân hàng nhà nước:
Trong thời gian vừa qua, NHNN dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, chính phủ đã có
những thông tư hướng dẫn, quy chế nhằm quy định và định hướng sự phát triển của thị
trường các công cụ phái sinh, đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế. Sau đây là
một số quy định đáng chú ý trong thời gian vừa qua.
 Quy định về giao dịch kỳ hạn, hoán đổi và giao sau:
[25]

Từ năm 1998 đến tháng 5 năm 2004, tỷ giá kỳ hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá
giao ngay cộng với một biên độ dao động tùy theo kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn. Như
vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế và của NHNN Việt Nam hoàn
toàn khác biệt. Điều này có thể dẫn tới sự khác nhau rất lớn giữa hai cách tính và một
khi cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định của NHNN không còn phù hợp với những
diễn biến trên thị trường thì điều này sẽ làm nản lòng các chủ thể tham gia loại nghiệp
vụ này trên thị trường ngoại hối.
Tỷ giá kỳ hạn tối đa = tỷ giá giao ngay tối đa + % biên độ dao động.
Hơn nữa, thời gian tối đa theo quy định lúc đó của NHNN đối với loại hợp đồng này chỉ
là 6 tháng, và như vậy không đáp ứng được nhu cầu về thời gian trong hoạt động phòng
ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường. Theo thời gian, số lượng chủ thể

trên VinaForex ngày càng đông và mỗi chủ thể có một nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
với thời gian riêng của mình, có thể là vài tháng mà thậm chí là hơn là một năm. Vì thế,
trong thời gian tới, việc mở rộng thời gian dài hơn 6 tháng là một điều tất yếu và NHNN
không thể tiếp tục quy định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi một thời hạn được. Đồng thời,
nghiệp vụ kỳ hạn có thể được mở rộng cho nhiều loại ngoại tệ mạnh khác mà không
riêng gì USD. Do đó, NHNN đã quyết định số 648/2004 vào ngày 28/5/2004 quy định
kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi từ 3 ngày đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên
tắc xác định tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá kỳ hạn được xác định trên cơ sở:
- Tỷ giá giao ngay của ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi
- Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VND ( tính theo
năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của Mỹ ( Fed Funds Target rate) của USD
do Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố;
- Kỳ hạn của hợp đồng.
Có thể nói, quyết định này đã đưa cách thức tính tỷ giá kỳ hạn của các NHTM Việt Nam
tiến gần với thông lệ quốc tế và là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị
trường ngoại hối Việt Nam nói chung và giao dịch ngoại hối kỳ hạn nói riêng.
 Quy định về giao dịch quyền chọn tiền tệ:

×