Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Định nghĩa thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội quan điểm của mác và ăngghen về thời kỳ quá độ trực tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.92 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Chủ đề:
Định nghĩa thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Quan điểm
của Mác và Ăngghen về thời kỳ quá độ trực tiếp.

Giảng viên hướng dẫn

:

Họ và tên

:

Lớp

:

Mã sinh viên

:

Hà Nội, ngày 4 tháng 10 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Đây là bài tiểu luận do cá nhân em hồn thành sau q trình học và tham khảo
tài liệu của bản thân. Em xin cam đoan không sao chép hay tham khảo bài tiểu luận
của người khác, không thuê người viết hộ.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
NỘI DUNG.............................................................................................................2
1. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.................................................................2
1.1. Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH.........................................................2
1.2. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH............................2
1.3. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH...................................................3
1.4. Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội....................................6
1.5. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CHXN.....................................................7
2. Quan điểm của Mác và Ăngghen về thời kỳ quá độ trực tiếp..........................8
KẾT LUẬN...........................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................11


MỞ ĐẦU
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử. Đó là thời kỳ cải biến cách
mạng từ xã hội này sang xã hội kia, là thời kì “cải biến cách mạng” từ xã hội tư bản
sang xã hội xã hội chủ nghĩa, là thời kì “đau đẻ” kéo dài đầy đau đớn. Thời kỳ đó bắt
đầu từ sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước, thiết lập được
nền chuyên chính củ giai cấp mình và kết thúc khi xây dựng xong cơ sở vật chất – kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội.
Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của các
xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư bản,
tìm ra các quy luật vận động của nó, C.Mác và Ph. Ăngghen đều cho rằng, phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế
bằng xã hội mới- xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền lựa chọn con
đường, sự phát triển cho chính mình sao cho phù hợp với xu thế chung của thời đại,
với quy luật khách quan của lịch sử và nhu cầu, khát vọng của dân tộc. Do vậy, Việt
Nam đi lên CNXH là một tất yếu khách quan hoàn toàn phù hợp với xu thế chung đó.

Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen nhau thì việc tìm
hiểu nhằm nâng cao nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là việc làm
mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức và hành động của
mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay.

1


NỘI DUNG
1. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.1.

Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH.

Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và
toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới- xã hội XHCN. Nó diễn ra trong toàn bộ nền
các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra các tiền đề vật chất,, tinh thần cần thiết để
hình thành một xã hội mới mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội XHCN
từng bước được thực hiện. Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vơ sản giành được
chính quyền, bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết thúc khi đã xây dựng
xong về cơ bản cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã hội.
1.2.

Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lenin đã chỉ rõ: lịch
sử xã hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô
lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. So với các hình thái kinh tế
xã hội đã xuất hiện trong lịch sử, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự
khác biệt về chất, trong đó khơng có giai cấp đối kháng, con người từng bước trở

thành người tự do… Bởi vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ chính trị. C.Mác
khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời
kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích ứng với thời kì ấy là một
thời kỳ q độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là
nền chun chính cách mạng của giai cấp vô sản”. V.I.Lenin trong điều kiện nước
Nga Xô - Viết cũng khẳng định: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định”.
2


Mong muốn có ngay một chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp để thay thế xã
hội tư bản chủ nghĩa bất công, tàn ác là những điều tốt đẹp, là khát vọng chính đáng;
song theo các nhà kinh điển, điều mong ước ấy khơng thể có cánh với phép màu “cầu
được ước thấy”; giai cấp vô sản cần phải có thời gian để cải tạo xã hội cũ do giai cấp
bóc lột dựng nên và xây dựng trên nền móng ấy lâu dài của chủ nghĩa xã hội.
Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của Công xã Pari (1871), C.Mác và
Ph.Ăngghen khẳng định rằng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản là một quá trình biện chứng, lâu dài, gồm nhiều nấc thang quá độ và ở mỗi
nấc thang quá độ ấy có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng với một hình thức nhà
nước thích hợp. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ được quy định một cách cụ thể bởi
những đặc điểm văn hóa, những đặc thù của xuất phát điểm các nước, các chế độ xã
hội khác nhau khi tiến hành chủ nghĩa xã hội. Chính đặc điểm văn hóa và đặc thù của
điểm xuất phát khi bước vào thời kỳ quá độ sẽ quy định nội dung, đặc điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ và độ dài của thời kỳ quá độ của mỗi quốc gia. Điều này cũng có nghĩa, mỗi
quốc gia sẽ có thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đặc sắc riêng
của mình.
1.3.

Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH.


Đặc điểm tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại đan
xen lẫn nhau giữa những yếu tố, bộ phận của cả hai kết cấu kinh tế - xã hội cũ và mới
(chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội). Đặc điểm này thể hiện trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội, văn hóa – tinh thần.
- Trên lĩnh vực kinh tế:
Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần, đấy là các
thành phần: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản
tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngịai. Nền kinh tế này
đồng thời bao gồm nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Các thành
phần kinh tế vừa thống nhất, vừa đấu tranh, cạnh tranh với nhau rất phức tạp. Tùy
3


theo từng thời điểm mà các thành phần kinh tế có thể thay đổi vai trị, tỉ trọng trong
suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng nhìn chung, thànnh phần kinh tế quốc
doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Trên lĩnh vực xã hội:
Xã hội trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác
nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích cơ bản. Mối liên hệ giữa các giai cấp, tầng lớp
khơng chỉ có liên minh, đồn kết, hữu nghị, bình đẳng mà cịn có đấu tranh, cạnh
tranh, bất bình đẳng. Cịn có sự khác biệt cơ bản giữa thành thị và nông thôn, đồng
bằng và miền núi, lao động trí óc và chân tay, vấn đề bình đẳng và công bằng xã hội
cần phải được xác lập dần dần.
Ở nước ta hiện nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan
hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân
vẫn luôn là giai cấp tiên phong trong suốt quá trình biến đổi, quá độ lên chũ nghĩa xã
hội. Và nhìn chung với tất cả các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội thì đặc điểm nổi trội
nhất trên lĩnh vực xã hội là tính thống nhất, hợp tác lâu dài của các giai cấp, các tầng

lớp trong xã hội, sự thống nhất đảm bảo cho quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã
hội, quyết định thành công trong sự nghiệp xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội.
- Trên lĩnh vựa văn hóa tinh thần:
Bên cạnh hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nền văn hóa mới xã hội chủ
nghĩa đang xây dựng và ngày càng phát triển thì vẫn cịn tồn tại những tàn dư cũ của
nền văn hóa cũ, hệ tư tưởng cũ lạc hậu, thậm chí phản động, gây cản trở không nhỏ
cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các dân tộc sau khi mới được giải phóng.
Trong thời điểm xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra ở khắp mọi nơi, sự du nhập,
giao lưu giũa các luồng tư tưởng, văn hóa là điều tất yếu. Điều này mang tính hai mặt:
Một là tạo điều kiện cho sự du nhập, thống nhất về văn hóa mang tính tồn cầu, phản
ánh rõ qui luật vận động và phát triển của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
4


triển đi lên của hình thái kinh tế – xã hội, đặc biệt là với những quốc gia đang ở trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng mặt khác, sự du nhập các luồng tư tưởng
gây tác động không nhỏ đến lối sống và sự phát triển định hướng xã hội, gây nhiều
khó khăn và phức tạp đến sự nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy cần phải nắm rõ
những yêu cầu của xã hội nảy sinh trong thời kỳ quá đội đi lên chủ nghĩa xã hội, kế
thừa có chọn lọc trong khi tham gia hội nhập hóa quốc tế.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu ra hai kiểu quá độ lên chủ
nghĩa xã hội: Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và quá độ gián
tiếp từ những xã hội tiền tư bản chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa xã hội. Dù là trực tiếp
hay gián tiếp đều phải trải qua một quá trình gay go, phức tạp và lâu dài.
Thời gian kéo dài của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước là khác
nhau, tùy theo những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội ở mỗi nước qui định.ở Việt
Nam, do xuất phát với một nền kinh tế còn lại hậu, thấp kém với sản xuất nông
nghiệp, thủ công nhỏ lẻ là chủ yếu lại bị kìm hãm, áp bức của chế độ thực dân, phong
kiến hàng nghìn năm nên thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ rất khó khăn, kéo dài
và gian khổ.

Mác và Ăngghen đã hình dung tất yếu khơng chỉ của sự quá độ từ tư bản chủ
nghĩa lên chủ nghĩa xã hội mà các ơng cịn dự cảm thấy khả năng của cả sự quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Sự “bỏ qua” này thực chất chỉ là sự
bỏ qua hình thái chính trị chứ khơng bỏ qua cách thức phát triển kinh tế, vận hành và
củng cố xây dựng cơ sở vật chất vững mạnh. Có 3 điều kiện để một nước có thể bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội:
- Chủ nghĩa tư bản bị lạc hậu, đánh bại tại quê hương của nó và xây dựng thành
cơng chủ nghĩa xã hội. Các nước kém phát triển biết được tấm gương, nhìn vào cách
thức đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước tư bản mà học theo, đồng thời nhận được sự
giúp đỡ của các nước ấy.
- Thực hiện những bước quá độ, những bước đi trung gian mềm dẻo linh họat,
sử dụnh thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa như cây cầu nối.
5


- Có đảng cộng sản vững mạnh cầm quyền lãnh đạo.
Đổi mới nền sản xuất xã hội đòi hỏi cần có thời gian mới thay đổi căn bản trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt mới có
thể cỏ thể gạt bỏ hết những tàn dư, thói quen cịn sót lại của chế độ xã hội trước đó.
1.4.

Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đặc điểm của thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội qui định thực chất của nó là thời
kỳ q độ chính trị: xã hội còn phân chia giai cấp, còn đấu tranh giai cấp, còn nhà
nước. Nhà nước trong thời kỳ q độ “khơng thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chế
cách mạng của giai cấp vô sản”. Tuy nhiên, xã hội trong thời kì quá độ đang trong quá
trình biến đổi từng bước để tạo ra những điều kiện đi tới xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa
bỏ đối kháng giai cấp, đấu tranh giai cấp và bất bình đẳng xã hội.
Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chủ yếu diễn ra

giữa một bên là giai cấp công nhân liên minh với các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao
động để đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội. Với một bên là giai cấp tư sản đã bị đánh
đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và các thế lực phản động chống phá sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại với lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai”
giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh này diễn ra trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội và diễn ra trong điều kiện mới (giai cấp công nhân đã trở
thành giai cấp cầm quyền), nội dung mới (mà trung tâm là xây dựng tịan diện xã hội
mới, trong đó, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ cơ bản nhất) và
bằng những hình thức (cơ bản là hịa bình tổ chức xây dựng) và phương pháp mới.
Đối với những nước kém phát triển như nước ta đấu tranh giai cấp trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn là sự đấu tranh giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa
và xã hội chủ nghĩa.

6


Trong thời kì quá độ, đấu tranh giai cấp là tất yếu. Tuy nhiên, cũng khơng nên
cường điệu hóa nó quá mức. Cường điệu hóa đấu tranh giai cấp hoặc phủ nhận đấu
tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều dẫn đến những sai lầm.
Từ đó có thể nói, thời kỳ quá độ là thời kỳ, xét trên mọi phương diện, còn tồn
tại nhiều yếu tố khác nhau, đối lập nhau, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
Tuy xét về xu hướng tất yếu, các yếu tố mang tính chất xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng
phát triển, nhưng không loại trừ khả năng ở những lúc, những nơi nhất định, cái cũ
tạm thời lấn át cái mới ; trong đó, tính tự phát tư bản chủ nghĩa cịn có cơ sở rộng lớn.
Trình độ thấp trong sự phát triển kinh tế -xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội qui định tính khó khăn, lâu dài của thời kỳ này. Trong q trình đó, sự phát triển
tiến bộ có thể đan xen với những sự suy thóai tạm thời; những tìm tịi, thử nghiệm
nhiều khi phải làm đi, làm lại mới xác định được giá trị chân thực của nó trong q
trình xây dựng xã hội. Khi đề cập tới khả năng đó. V.I.Lênin: “Cịn chúng ta thì biết

rằng việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh vơ
cùng khó khăn. Nhưng chúng ta sẵn sàng chịu đựng hàng nghìn khó khăn, thực hiện
hàng nghìn lần thử, và khi chúng ta đã thực hiện được một nghìn lần thử rồi, thì chúng
ta sẽ thực hiện cái lần thử thứ một nghìn lẻ một”.
Như vậy, xét về bản chất, mục tiêu nhất quán của các chế độ xã hội từ khi có
Đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nằm
trong giai đoạn thấp của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
1.5.

Nội dung của thời kỳ quá độ lên CHXN.

Trên lĩnh vực kinh tế: Thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản
xuất hiện có của xã hội. cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới
theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng
tốt đời sống của nhân dân lao động. Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của
xã hội nhất định không thể theo ý muốn chủ quan nóng vội mà phải tn theo tính tất

7


yếu khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Đối với những nước chưa trải qua q trình cơng nghiệp hóa tư bản chủ
nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ
sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. đối với những nước này , nhiệm vụ trọng
tâm trong thời kỳ quá độ là tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền
kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ở các nước khác nhau với
điều kiện khác nhau có thể tiến hành với những nội dung, hình thức, bước đi khác
nhau

Trên lĩnh vực chính trị: tiến hành đấu tranh với các thế lực thù địch, chống
phá sự nghiệp xây dựng XHCN. Tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, đảm bảo quyền làm chủ trong mọi hoạt
động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động; xây dựng Đảng ngày
càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử
Trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa: Tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng khoa
học và cách mạng của giai cấp cơng nhân trong tồn xã hội; khắc phục những tư
tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội;
xây dựng nền văn hóa mới, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới.
Trong lĩnh vực xã hội: Phải khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để
lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp
dân cư trong xã hội nahwfm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quân
hệ tốt đẹp giữa người với người.
2. Quan điểm của Mác và Ăngghen về thời kỳ quá độ trực tiếp.
Không chỉ chỉ ra những nét đặc trưng của chế độ xã hội chủ nghĩa trong tương
lai, Ph.Ăngghen còn chỉ ra con đường để đi đến chế độ xã hội đó. Cùng với C.Mác,
Ph.Ăngghen đã khẳng định mặc dù chế độ xã hội chủ nghĩa là tương lai chung của
8


lịch sử loài người nhưng con đường đi lên CNXH ở mỗi dân tộc là khác nhau, tùy
theo những điều kiện lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, đặc điểm chung của quá trình này là
đều đỏi hỏi một thời gian rất dài, với những bước phát triển dần dần để tích lũy về
lượng các nhân tố của CNXH rồi mới có thể tạo ra những biến đổi về chất. Do vậy,
khơng thể chủ quan, nóng vội, đột cháy giai đoạn khi xây dựng CNXH. Khơng thể vì
muốn có ngay CNXH mà thủ tiêu ngay lập tức chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
. Khi nghiên cứu về nước Nga, Ph.Ăngghen đã nhìn thấy khả năng một nước
tiền tư bản như nước Nga có thể đi lên xây dựng CNXH với một số điều kiện nhất
định như “nông dân không canh tác riêng lẻ mà canh tác tập thể”, “nông dân không
phải trải qua chế độ trung gian là chế độ sở hữu manh mún tư sản về ruộng đất”. Như

vậy, theo Ph.Ăngghen, điều kiện của nước Nga khi muốn đi lên CNXH là phải có
mầm mống của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất bởi “chế độ cơng hữu về ruộng
đất tạo ra cho nó cơ sở tự nhiên của việc chiếm hữu tập thể, còn hồn cảnh lịch sử của
nó - nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại đồng thời với nó - bảo đảm cho nó những
điều kiện vật chất sẵn có đối với lao động tập thể được tổ chức trên quy mơ lớn.
Ph.Ăngghen cịn nhấn mạnh thêm khả năng phát triển “rút ngắn” sẽ giúp cho các
nước có thể tránh được phần lớn những tai ương, đau khổ mà các nước tư bản chủ
nghĩa đã phải trải qua.
Quan điểm về con đường đi lên CNXH đã cho thấy rất rõ tư duy biện chứng
của Ph.Ăngghen. Một mặt, Ph.Ăngghen đã quán triệt quan điểm phát triển khi khẳng
định con đường đi lên CNXH phải trải qua nhiều giai đoạn, với sự tích lũy về lượng
để tạo ra biến đổi về chất; song mặt khác, Ph.Ăngghen cũng nói rõ thêm khả năng
phát triển “rút ngắn” của các nước tiền tư bản khi tiến lên xây dựng CNXH. Nét độc
đáo trong tư duy biện chứng của Ph.Ăngghen thể hiện ở quan điểm về tính thống nhất
giữa cái phổ biến và cái đặc thù trong quá trình vận động và phát triển của xã hội loài
người. Với quan điểm này, Ph.Ăngghen đã tiếp tục làm rõ thêm quan điểm của C.Mác
về sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự
nhiên. Quan điểm của Ph.Ăngghen về khả năng “phát triển rút ngắn” sau này được
9


V.I.Lênin nêu thành khả năng “không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” để
tiến lên CNXH đối với các nước, các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc, chậm phát triển.

10


KẾT LUẬN
Sau quá trình tìm hiểu tài liệu, giáo trình để làm bài em đã hiểu rõ hơn về quan
điểm, bản chất của quá trình tiến lên CNXH mà Mac-Lênin đã trình bày. Từ nhận thức

một cách đúng đắn, triệt để và nhất quán về con đường đi lên CNXH sẽ giúp cho mỗi
chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn về những thuận lợi, khó khăn; những thời cơ, vận
hội; nguy cơ và thách thức đan xen nhau để từ đó với quyết tâm chính trị cao chúng ta
phải phấn đấu vượt qua, tránh được căn bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí; trong
nhận thức phải xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học – ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà
Nội
- Giáo trình những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin
- />
12



×