Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Những sáng tạo của Hồ Chí Minh về lĩnh vực đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.35 KB, 9 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI:
Những sáng tạo lí luận của Hồ Chí Minh về lĩnh vực đạo đức
HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP

: PHẠM MINH TRANG
: 441241
: N01.TL4

Hà Nội, 2021
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................3
NỘI DUNG................................................................................................................................3
I. Những sáng tạo lí luận của Hồ Chí Minh về lĩnh vực đạo đức.....................................3
1. Nguồn gốc đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh................................................3
2. Bản chất đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh...................................................3
3. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí
Minh...................................................................................................................................4
4. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh..................5
II. Vận dụng..........................................................................................................................6
1. Thành tựu......................................................................................................................6
2. Hạn chế..........................................................................................................................7


3. Nguyên nhân.................................................................................................................7
4. Giải pháp.......................................................................................................................8
KẾT LUẬN...............................................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................9

2


MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất, quan tâm
hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Bàn một cách sâu sắc, cơ đọng, thấm thía, đồng thời chính
Người đã tự mình, trong cả cuộc đời, thực hiện một cách hồn chỉnh, trọn vẹn nhất những tư
tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Vì thế, đặc trưng nổi bật về đạo đức Hồ Chí
Minh là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, động cơ và hiệu quả, lí luận và thực tiễn, đặc
trưng này đã làm cho Hồ Chí Minh phân biệt với nhiều nhà tư tưởng, nhiều lãnh tụ cách
mạng khác từ trước tới nay. Có thể nói rằng, điều này đã tạo nên những sáng tạo lí luận của
Hồ Chí Minh về lĩnh vực đạo đức. Đồng thời, vai trò và sức mạnh to lớn của đạo đức mới
cũng đã được vận dụng trong thực tiễn hiện nay. Em xin làm rõ vấn đề này với bài tiểu luận:
“Những sáng tạo lí luận của Hồ Chí Minh về lĩnh vực đạo đức”.

NỘI DUNG
I. Những sáng tạo lí luận của Hồ Chí Minh về lĩnh vực đạo đức
1. Nguồn gốc đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi bàn về đạo đức, Hồ Chí Minh rất hay sử dụng những khái niệm, phạm trù đạo đức đã
quen thuộc với dân tộc ta từ lâu đời, trong đó có đạo đức Nho giáo, Phật giáo, nhưng Người
đã đưa vào đó những nội dung mới, có khi hoàn toàn mới, đồng thời Người bổ sung những
khái niệm, phạm trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì thế mà có sự hịa nhập những giá trị
đạo đức mới với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho quan niệm và tư
tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh ln ln gần gũi, dễ hiểu đối với nhân dân, với mọi người.
2. Bản chất đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh thực sự đã làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam. Đạo
đức mới xóa bỏ các kiểu đạo đức cũ của giai cấp thống trị, bóc lột. Đạo đức mới trái ngược
với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỉ cực đoan, hẹp hịi của giai cấp tư sản và tiểu tư sản.
Đạo đức mới xa lạ với tôn giáo luôn giam hãm con người trong sự khắc kỷ, giả dối, cam chịu

3


và chấp nhận số phận trong cuộc sống trần tục, để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn sau
khi chết ở thiên đàng hay ở chốn niết bàn.
Nền đạo đức mới ngày càng phát triển cùng với sự vận động của thực tiễn cách mạng Việt
Nam, trở thành một bộ phận hết sức quan trọng khắc họa bộ mặt của nền văn hóa Việt Nam,
trở thành vũ khí mạnh mẽ của Đảng và dân tộc ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, vì hịa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước và các dân tộc khác
trên thế giới.
3. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Một là, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng nhất. Vận
dụng khái niệm truyền thống về trung và hiếu, Hồ Chí Minh đã đưa vào đó nội dung hoàn
toàn mới: trung với nước là sự trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và xây dựng
đất nước của nhân dân. Nước ở đây là nước của dân, còn dân là người làm chủ, chủ nhân của
đất nước, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Vì thế, theo
Hồ Chí Minh, tư tưởng mà Người đề xướng “hiếu với dân”, không phải chỉ dừng lại ở chỗ
thương dân, mà là gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳng vào dân, lấy
dân làm gốc.
Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh cịn u cầu cao hơn: đó là “tận trung, tận hiếu”,
có như vậy mới xứng đáng là Đảng của đạo đức và văn minh, cán bộ vừa là người lãnh đạo,
vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Hai là, yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ và cao cả nhất
mà Hồ Chí Minh yêu cầu và khẳng định đối với con người Việt Nam và chính Hồ Chí Minh
đã chứng minh tuyệt vời phẩm chất đó bằng tồn bộ cuộc đời mình. Vì u thương vơ hạn đối

với con người, Hồ Chí Minh coi đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do là con
đường để giải phóng con người, coi con người được giải phóng và được sống trong độc lập,
tự do là nguyện vọng sâu xa và hạnh phúc lớn lao của chính con người. Yêu thương con
người gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào khả năng tự giải phóng của con người, vào năng lực
và khát vọng vươn lên tự hồn thiện mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ.
4


Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là những phẩm chất được Hồ Chí Minh đề cập
nhiều nhất, thường xuyên nhất trong các bài viết, bài nói về đạo đức cách mạng. Hồ chí Minh
đã sử dụng những khái niệm truyền thống của đạo đức phương Đông, giữ lại những gì tốt
đẹp, phù hợp, lọc bỏ những gì lạc hậu, lỗi thời và đưa vào những nội dung mới của thời đại
mới.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, có kế hoạch, sáng tạo và có năng
suất cao.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của nhân dân, của nước, của bản thân, tiết
kiệm từ cái nhỏ đến cái to, khơng phơ trương, hình thức, xa xỉ, hoang phí....
Liêm là “Luôn luôn tôn trọng của công, của dân”, liêm khiết trong mọi hồn cảnh “khơng
tham địa vị, khơng tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình”.
Chính nghĩa là “khơng tà, thẳng thắn, đứng đắn” đối với mình đối với người và đối với
việc. “Việc thện thì dù nhỏ mấy cũg làm, việc ác thìdù nhỏ mấy cũng tránh”.
Về chí cơng vơ tư, theo Hồ Chí Minh là “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình
trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Bốn là, tinh thần quốc tế chân chính, trong sáng là yêu cầu và phẩm chất đạo đức mới của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra ngoài quốc
gia, dân tộc, xây dựng tình đồn kết “bốn hương vơ sản đều là anh em”, tình đồn kết với các
dân tộc, với nhân dân các nước, với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hịa bình, hữu
nghị, cơng lý và tiến bộ xã hội.
Như vậy, những phẩm chất đạo đức mới do Hồ Chí Minh nêu lên trên đây thể hiện sự vận
dụng sáng tạo những tư tưởng đạo đức truyền thống và hiện tại, làm khuôn mẫu ứng xử trong

quan hệ với mình, với người, với việc của mỗi con người.
4. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Để xây dựng nền đạo đức mới, cùng với việc đúc kết thành lý luận đạo đức nhằm chỉ đạo
thực tiễn, Hồ Chí Minh đồng thời xác định những nguyên tắc và phương châm để định hướng
5


cho sự lãnh đạo của Đảng và cho việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mỗi con người. Đây
cũng là một đặc trưng rất riêng, độc đáo của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Một là, nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức là một yêu cầu, một phương châm
lớn và sâu sắc để xây dựng đạo đức mà bằng cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã thực hiện
một cách triệt để, nghiêm túc và trọn vẹn.
Hai là, xây đi đôi với chống và phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi, là nguyên
tắc được Hồ Chí Minh khẳng định và vận dụng thường xuyên, linh hoạt, đầy sáng tạo trong
chỉ đạo thực hiện. Đồng thời, tạo ra được một phong trào quần chống rộng rãi tham gia trực
tiếp vào quá trình xây và chống là con đường hiệu quả nhất trong các cuộc vận động xây
dựng đạo đức mới của chúng ta.
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời, kiên trì, bền bỉ, hàng ngày, bởi vì theo quan điểm
Hồ Chí Minh, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, cái xấu, cái tốt, ai cũng có thiện, có
ác ở trong bản thân mình, trong lịng mình. Vì vậy, cần có cách nhìn biện chứng và nhân văn
để phát triển cái thiện, đẩy lùi cái ác trong mỗi con người và đặc biệt quan trọng là từng
người phải rèn luyện, tu dưỡng, dám đấu tranh với chính mình để làm cho “phần tốt” ở trong
mỗi người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách
mạng.
II. Vận dụng
1. Thành tựu
- Đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân có phẩm chất tốt; tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lí
tưởng của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Một tấm gương đạo đức sáng trong cơng tác phịng
chống dịch Covid của nước ta đó là Phó TT Vũ Đức Đam, ơng là một người có tâm huyết,
nhiệt tình một lòng với dân làm mọi cách để nhân dân được an tồn, tránh được những tình

huống xấu nhất và đặc biệt là làm cho nhân dân có lịng tin vào Đảng ngày càng tốt hơn.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức Cách mạng đã và đang mang lại những hiệu quả
nhất định trong quần chúng nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Trong đợt dịch Covid, rất
6


nhiều học sinh, sinh viên đã tham gia tình nguyện, phát khẩu trang miễn phí cho người dân để
đảm bảo an tồn.
- Cơng tác chống nạn tham nhũng, quan liêu ngày càng được Đảng và nhân dân chú trọng đẩy
mạnh thực hiện, từ đó nâng cao đạo đức cho cán bộ đảng viên. Báo cáo trước Quốc hội về
công tác phịng, chống tham nhũng năm 2020, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nêu
ra những con số khẳng định tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều
hướng thun giảm. Cụ thể, Tồn ngành thanh tra đã triển khai 6.875 cuộc thanh tra hành
chính (giảm 9% so với năm 2019) và 210.199 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (giảm
17% so với năm 2019).
- Việc công tác đào tạo, xây dựng đạo đức cán bộ được chú trọng đã góp phần đảm bảo lợi
ích cũng như quyền làm chủ của nhân dân.
2. Hạn chế
- Một bộ phận cán bộ, đảng viên có sự phai nhạt về mục tiêu, lí tưởng của Đảng, biểu hiện lối
sống, tư tưởng ích kỉ, thực dụng và vụ lợi cá nhân làm giảm uy tín của Đảng với nhân dân.
- Suy thoái đạo đức diễn ra ở một số lĩnh vực: y tế, kinh tế, giáo dục… Cụ thể, lợi dụng dịch
bệnh Covid, nhiều cán bộ, nhân viên y tế đầu cơ tích trữ tăng giá khẩu trang nhằm thu lợi
nhuận.
- Cơng tác phịng chống tham nhũng vẫn cịn nhiều khó khăn. Từ đầu năm 2020 đến nay, qua
thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều
lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 64.551 tỷ đồng, 7.077ha đất.
3. Nguyên nhân
- Một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân chưa nhận thức đầy đủ vai trò định
hướng tư tưởng cũng như yêu cầu cấp thiết của việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, thiếu sự rèn luyện, tu dưỡng…

- Pháp luật đối với đạo đức chưa thực sự nghiêm ngặt, chủ yếu dựa trên ý thức tự giác.
7


- Các thế lực thù địch tăng cường âm mưu “diễn biến hịa bình” chống phá Đảng, phá hoại
những giá trị đạo đức Cách mạng.
4. Giải pháp
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân.
- Kết hợp xây dựng, thực hiện nghiêm kỉ cương Đảng, pháp luật Nhà nước.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện phê bình, tự phê bình với cán bộ Đảng viên.
- Hồn thiện và nâng cao hệ thống pháp lí về các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội.

KẾT LUẬN
Như vậy, những sáng tạo lí luận của Hồ Chí Minh về đạo đức có tính định hướng đối với
cơng cuộc xây dựng con người mới, trở thành nguồn lực quan trọng của công cuộc đổi mới,
phát triển đất nước. Đồng thời, chủ nghĩa xã hội muốn thành cơng cần có đạo đức, khi đất
nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, việc học tập và thực hành
theo tấm gương và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức và vận dụng, NXB Tư pháp, PGS.TS.Nguyễn Mạnh
Tường (Chủ biên).
3. />4. />5. />6. />
9




×