MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là con đường quan trọng nhất để phát triển xã hội một cách bền
vững. Bởi lẽ, giáo dục không chỉ nhằm nâng cao trình độ kiến thức, kĩ năng,
hình thành những phẩm chất và năng lực cho mỗi cá nhân mà còn tạo điều kiện
để mỗi cá nhân khẳng định giá trị của bản thân mình. Xác định được mục tiêu
đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực”. Luật giáo dục cũng đã nêu rõ nhiệm vụ quan trọng đối với phương pháp
giảng dạy phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của
người học… Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số
biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Trong nhà trường, Ngữ văn là mơn học có ý nghĩa rất lớn trong việc phát
triển năng lực cho học sinh. Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng sau
năm 2015, mơn Ngữ văn có vai trị chủ yếu trong việc phát triển các năng lực
như: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và thẩm mỹ. Trong đó, nếu
phân mơn Đọc- hiểu có ưu thế nổi bật trong việc phát triển năng lực thẩm mĩ,
phân mơn Tiếng Việt có thế mạnh trong việc phát triển năng lực giao tiếp thì
phân mơn Làm văn lại có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển được năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Để hướng tới mục tiêu phát triển
những năng lực nói chung và năng lực sáng tạo nói riêng, việc dạy học Làm văn
trong nhà trường cần phải được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực và
sáng tạo của học sinh, gắn nội dung dạy học với những vấn đề của thực tiễn đời
sống mà học sinh đang phải đối diện, tạo điều kiện để học sinh có thể mạnh dạn
bộc lộ quan điểm, thái độ và những ý tưởng riêng của mình….
Trong số các kiểu bài làm văn ở Trung học phổ thông, tự sự là kiểu bài có
tiềm năng rất lớn trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Làm văn
tự sự là quá trình tái hiện lại một câu chuyện, sự việc khơng chỉ dựa trên những
chất liệu thực tế mà còn phải có khả năng liên tưởng, tượng của người viết. Sự
kết hợp hài hòa giữa sự thực và hư cấu, giữa quan sát và tưởng tượng làm cho
bất kì tác phẩm tự sự nào cũng “vừa quen vừa lạ”. Tuy nhiên, trên thực tế, ta
thấy dạy học làm văn tự sự vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi bởi nội
dung dạy học lí thuyết cịn nặng nề và nội dung dạy học thực hành chưa tạo
được hứng thú cho học sinh. Cũng bởi vì thế, nhiều HS THPT hiện nay viết văn
tự sự một cách máy móc, rập khn, thiếu sáng tạo. Trong khi đó, việc nghiên
2
cứu, vận dụng những thành tựu nghiên cứu về sáng tạo và phát triển năng lực
sáng tạo cho HS trong dạy học làm văn vẫn chưa được quan tâm một cách đầy
đủ, nếu khơng muốn nói là cịn sơ sài.
Từ những thành tựu nghiên cứu về sáng tạo và thực trạng dạy học Làm
văn ở THPT, chúng tôi cho rằng, dạy học làm văn tự sự theo hướng phát triển
năng lực sáng tạo không chỉ đáp ứng được mục tiêu phát triển năng lực của
người học mà cịn góp phần phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh
trong quá trình học tập. Cũng theo hướng dạy học này, q trình dạy học làm
văn khơng cịn trở nên nặng nề, áp đặt mà nó sẽ là một quá trình sáng tạo dựa
trên sự gợi dẫn, định hướng của giáo viên; mỗi bài văn của học sinh là sản phẩm
của tư duy sáng tạo, là sự kết hợp giữa vốn sống với khả năng liên tưởng, tưởng
tượng của mỗi cá nhân.
Từ những lí do trên, tơi chọn nghiên cứu đề tài “Dạy học làm văn tự sự ở
Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề xuất hướng dạy học Làm văn tự sự ở Trung học phổ
thông để phát huy năng lực sáng tạo của người học nhằm nâng cao chất lượng dạy
học ở nội dung Làm văn tự sự nói riêng và chất lượng mơn Ngữ văn nói chung,
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trong thời đại mới đồng thời phần nào giúp
học sinh hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực cá nhân trong môi trường học
tập.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Về lí thuyết: Đề tài tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn những vấn đề
lí thuyết có liên quan đến việc dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo
hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh như: năng lực sáng tạo và việc
phát triển năng lực sáng tạo, dạy học làm văn tự sự và việc phát triển năng lực
sáng tạo….
Về thực tiễn: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung chương trình dạy học
làm văn tự sự ở Trung học phổ thông, thực trạng dạy và học làm văn tự sự và
năng lực sáng tạo của học sinh được thể hiện thơng qua q trình làm văn tự
sự….
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập tài liệu từ các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác
có liên quan. Tiến hành phân tích, tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống lý
thuyết, từ đó rút ra các kết luận khoa học làm cơ sở lý luận cho đề tài.
3
Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi
Bảng câu hỏi phục vụ khảo sát được thiết kế nhằm thu thập thơng tin để
phân tích và kiểm định thực trạng dạy học văn bản tự sự và thực trạng phát triển
năng lực đọc hiểu văn học tự sự cho học sinh.
Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi của các
biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản tự sự của học sinh.
2. Nội dung
.Cơ sở lí luận của vấn đề
-Giáo viên cho học sinh đọc văn bản và nêu hiểu biết, trải nghiệm của các em
về các vấn đề cơ bản mà văn bản đặt ra.
2.1
- Giáo viên có thể cho học sinh bày tỏ quan điểm của mình trước vấn đề mà
tác giả văn bản tự sự đang bàn luận. Đặt học sinh vào tình huống thực tế buộc
hoc sinh phải tư duy thực sự cùng tác giả, khi tham gia thảo luận sẽ giúp học
sinh biết vận dụng những tri thức học được vào đời sống.
- GV cũng có thể yêu cầu học sinh học theo cách thức lập luận của tác giả
để thuyết trình, thuyết phục các bạn trong lớp, trong trường (vào một buổi học
ngoại khóa)về một vấn đề đang gây tranh luận trong lớp trong trường.
- Sưu tầm những văn bản tự sự có chủ đề để đọc hiểu văn bản đó mà khơng
cần có sự hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn hoặc trả
lời câu hỏi về ý nghĩa của vấn đề mà văn bản tự sự đặt ra trong bối cảnh ngày
nay; viết về một vấn đề đã giúp các em có nhận thức mới về con người, cuộc
sống; thơi thúc các em hành động... Viết là một cách thức giúp giáo viên có thể
kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh. Nếu học sinh đọc hiểu tốt, các em sẽ
viết tốt. Căn cứ vào kết quả viết, giáo viên sẽ có những cách thức phù hợp nhằm
phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh.
Cuối cùng, giáo viên có thể cho học sinh thực hành vận dụng các kĩ năng
đọc hiểu văn bản tự sự đã được tích lũy trong chương trình để đọc hiểu các văn
bản , đoạn văn bản tự sự mới ngồi chương trình. Chỉ có thực hành trên các văn
bản mới, năng lực đọc hiểu văn bản tự sự của học sinh mới có điều kiện được
bộc lộ, rèn luyện và phát triển và chỉ khi đọc hiểu các văn bản mới giáo viên
mới có thể đánh giá khách quan năng lực đọc hiểu văn bản tự sự của học sinh.
4
2.2.Thực trạng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan
của dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển
năng lực sáng tạo cho học sinh
Chương trình dạy học theo hướng phát triển năng lực còn gọi là dạy học
định hướng kết quả đầu ra, là xu hướng giáo dục mới của quốc tế nói chung và
Việt Nam nói riêng. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu
phát triển năng lực người học bao gồm các năng lực chung là năng lực tự học,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,
năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng lực tính tốn. Theo tinh thần này, dạy học Ngữ
văn mà cụ thể là dạy học Làm văn tự sự ở Trung học phổ thông đang được triển
khai với tinh thần chú trọng phát huy năng lực của học sinh. Hơn thế nữa, để
đảm bảo cho quá trình áp dụng đổi mới dạy học đạt hiệu quả, hiện nay hầu hết
các giáo viên đều được tập huấn về việc dạy học theo hướng phát triển năng lực.
Đây là điều kiện thuận lợi để dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo
hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
Tuy nhiên, việc phát triển năng lực sáng tạo nói chung và phát triển năng
lực sáng tạo trong dạy học làm văn tự sự nói riêng cần phải có sự phối hợp tổng
thể từ nhiều phương pháp khác nhau. Nếu ra đề văn mới chỉ tạo động lực, kích
thích sự sáng tạo, hoạt động trải nghiệm tạo môi trường và điều kiện cho sự sáng
tạo thì các biện pháp nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất và tâm lí
cần thiết cho sự sáng tạo của học sinh lại chưa được sử dụng trong quá trình dạy
học. Vì thế, việc vận dụng những phương pháp này vào việc dạy học vừa chưa
được chú trọng vừa chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Một nguyên nhân nữa
là thực tế kiểm tra, đánh giá trong dạy học làm văn hiện nay vẫn còn chưa chú ý
đúng mức tới năng lực sáng tạo mà chủ yếu là kiểm tra - đánh giá về tri thức, kĩ
năng làm văn của học sinh. Những giới hạn về thời lượng tiết học cũng như sức
ép về điểm số cũng làm cho khơng ít giáo viên dám mạnh dạn đổi mới phương
pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực
sáng tạo cho học sinh.
Về phía học sinh, trong q trình học tập, nhiều em cịn thụ động, thiếu
tích cực, chưa tự tin, mạnh dạn trong quá trình học tập ở lớp. Hệ quả là, đa số
học sinh chưa nỗ lực để tìm tòi, đưa ra những ý tưởng mới, cách giải quyết mới
trong bài văn. Thêm vào đó, sự xuất hiện của nhiều loại tài liệu tham khảo, nhất
là các loại bài văn mẫu đã dần dần làm cho bài văn của nhiều học sinh chỉ là sự
sao chép máy móc hay dựa trên ý tưởng của người khác…
Như vậy, mặc dù rõ ràng sự sáng tạo khơng cịn xa lại trong dạy học làm
văn nói chung và dạy học làm văn tự sự nói riêng, đa số giáo viên đã ý thức
được tầm quan trọng của năng lực này nhưng vẫn chưa nhận thức hết bản chất,
nguồn gốc của sáng tạo, vì vậy chưa có sự tác động hiệu quả bằng các biện pháp
cụ thể để phát triển năng lực sáng tạo trong dạy học làm văn tự sự cho học sinh.
5
2.3 Những giải pháp để khắc phục hạn chế, tồn tại
2.3.1.Nội dung giải pháp 1: Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực
sáng tạo cho học sinh
- Bài tập nhận diện
+ Nhận diện đoạn mở bài: Là đoạn văn dẫn dắt vấn đề, giới thiệu cho
người đọc về vấn đề, đối tượng sẽ triển khai tìm hiểu trong toàn bộ bài văn.
Đoạn mở bài thường là cảnh mở đầu cho câu chuyện hoặc nguyên cớ dẫn đến
câu chuyện. Nhưng khơng phải là sự gị ép theo khn khổ mà ngược lại, người
viết có thể sáng tạo theo cách này hay cách khác để dẫn vấn đề một cách hiệu
quả nhất. Bài tập nhận diện đoạn mở bài cũng giúp các em có được sự lựa chọn
phù hợp có ý đồ để thể hiện sự mới mẻ bằng cách giáo viên có thể đưa ra nhiều
đoạn văn mở bài để học sinh lựa chọn một đoạn thích hợp xếp vào phần mở bài
của bài văn cho sẵn còn khuyết,vv…
+ Nhận diện đoạn thân bài: Là dạng tương đối đa dạng hơn bởi phần
thân bài gồm nhiều nội dung triển khai theo các sự việc bằng các đoạn văn. Bài
này có thể xây dựng bằng cách đưa ra một số đoạn văn theo một chủ đề và học
sinh lựa chọn, sắp xếp vào bố cục, trong đó có một số đoạn phần thân bài có thể
xếp theo trật tự liên kết.
+Nhận diện đoạn kết bài: Trong bài văn tự sự, kết bài thường là kết thúc
vấn đề hoặc mở ra những suy nghĩ của người viết, những suy ngẫm cho người
đọc. Tương tự đoạn văn mở bài, nhận diện đoạn kết bài sẽ giúp học sinh rèn
luyện kĩ năng viết văn bằng cách sử dụng mẫu để gợi ý những cách kết bài khác
nhau hoặc khơi gợi ý tưởng mới từ các em.
- Bài tập phân tích đoạn văn tự sự
Dạng bài tập phân tích cấu tạo, sự liên kết trong đoạn văn khơng chỉ giúp
học sinh có khả năng đánh giá đối tượng mà thơng qua đó cịn bồi dưỡng, củng cố
cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn đạt hiệu quả cao với kiểu bài tập viết đoạn văn
mà học sinh thường xuyên phải thực hiện trong các nội dung học và kiểm tra đánh
giá.
Trong dạy học Làm văn tự sự, bài tập yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo,
sự liên kết của đoạn văn tự sự ngồi việc đánh giá được năng lực của học sinh
cịn thì nó cịn giúp học sinh tái hiện và củng cố lại kiến thức đã được học để
góp phần phát triển và củng cố kĩ năng làm văn cho các em. Với mục tiêu phát
triển năng lực sáng tạo cho học sinh, việc xây dựng bài tập phân tích cấu tạo, sự
liên kết của đoạn văn tự sự là một dạng bài tập sáng tạo ở mức độ thấp tương
ứng với mức độ thông hiểu trong thước đo cấp độ của tư duy từ nhận biết, đến
thông hiểu và cao nhất là vận dụng. Tuy vậy, nó cũng chính là cơ sở lí thuyết và
ví dụ điển hình để học sinh có được một lượng kĩ năng cần thiết trong việc xây
dựng đoạn văn tự sự. Chính việc tạo khung nền này sẽ là bước đệm để các em dễ
6
dàng phát huy hết khả năng của mình, tạo nên những sản phẩm của sự sáng tạo ở
mức độ cao hơn trong các dạng bài tập viết đoạn văn hoặc văn bản.
Ví dụ bài tập 1: Phân tích cấu tạo, sự liên kết trong đoạn văn sau:
“Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc ln hết lịng thương u cứu giúp người
bệnh, khơng kể người bệnh có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo. Một hôm, ông
chuẩn bị theo con nhà quý tộc vào tư dinh để xem bệnh cho nhà q tộc thì bất
ngờ có hai vợ chồng người nơng dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông
chạy chữa. Ông liền xem mạch cho cậu bé rồi bảo con nhà quý tộc là ông phải
chữa gấp cho chú bé, để chậm tất có hại. Nói rồi, ơng bắt tay ngay vào việc
chữa trị cho chú bé.”
Bài tập này, học sinh có thể đọc đoạn văn và nắm được nội dung từ đó chỉ
rõ đoạn văn này có cấu tạo là: Câu chủ đề là câu đầu tiên mở đầu đoạn văn dùng
để giới thiệu khái quát về nghề nghiệp và tính cách của đối tượng mà đoạn văn đề
cập đến. Phần còn lại gồm các câu tiếp theo tập trung làm rõ cho nhận định khái
quát được nêu ở câu chủ đề. Như vậy doạn văn nàygồm 2 phần là: mở đoạn và
thân đoạn.
Trong đó, nếu phân tích kĩ hơn có thể thấy từ câu thứ hai đến hết đoạn văn
là phần thuyết đoạn đưa ra sự việc để chứng minh “Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc
luôn hết lịng thương u cứu giúp người bệnh, khơng kể người bệnh có địa vị
như thế nào, giàu hay nghèo.”. Sự việc này có phần mở đầu giới thiệu, nội dung
diễn biến sự việc và kết thúc sự việc ở câu cuối cùng.
Xét về tính liên kết, đoạn văn có 4 câu, liên kết với nhau bằng từ thay thế
“ông” thay cho “Tuệ Tĩnh” ở câu mở đầu; sử dụng từ liên kết ở đầu câu: “Nói
rồi” và các câu văn sắp xếp theo trình tự diễn biến của sự việc.
- Bài tập so sánh đoạn văn tự sự
Đối với dạy học làm văn tự sự theo hướng phát triển năng lực sáng tạo thì
dạng bài tập này là cần thiết để giúp học sinh có sự đối sánh để thấy rõ biểu hiện
của sự sáng tạo ở một trong hai đối tượng được so sánh, hoặc là nhân tố để kích
thích sự sáng tạo trong tư duy của học sinh. Tuy vậy, do phân phối thời gian
chương trình khơng nhiều nên việc xây dựng dạng bài tập so sánh trong dạy học
làm văn tự sự nên chọn ngữ liệu có dung lượng ngắn, có tác dụng kích thích và
khởi động tư duy sáng tạo trong học sinh ở mức độ thấp để đảm bảo khả năng
giải quyết vấn đề đối với nhiều đối tượng có lực học khác nhau. Các đoạn văn so
sánh có thể có sẵn trong sách giáo khoa hoặc là ngữ liệu mở rộng do giáo viên
cung cấp. Bài tập này có thể dùng để củng cố sau tiết học lí thuyết hoặc trong
tiết thực hành.
Ví dụ bài Tóm tắt văn bản tự sự, sau khi cung cấp cơ sở lí thuyết, học sinh
có thể luyện tập tóm tắt một văn bản tự sự mà các em đã được học như tóm tắt
truyện Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. Sau khi
hoàn thành, để đảm bảo tính khách quan, giáo viên có thể cho học sinh đổi bài
7
cho nhau, sau đó hai em cùng bàn sẽ thảo luận và so sánh hai văn bản tóm tắt mà
mình đang được nhận trên tay. Từ đó các em có thể góp ý, bổ sung giúp bạn
đồng thời rút kinh nghiệm cho bản thân. Hay ở bài thực hành Luyện tập viết
đoạn văn tự sự, giáo viên sau khi tổ chức cho học sinh luyện tập viết đoạn văn
thì có thể cho các em làm bài tập tiếp theo là so sánh đoạn văn các em vừa tạo
lập với một đoạn văn mẫu. Hoặc giáo viên xây dựng bài tập so sánh đưa ra ngữ
liệu là hai đoạn văn khác nhau để học sinh cảm nhận và so sánh trên một số tiêu
chí nào đó. Bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng đánh giá và tự đánh
giá, kích thích sự thi đua nỗ lực trong học tập của các em.
Tuy vậy, trong phạm vi nội dung dạy học làm văn tự sự ở THPT, bài tập
này chỉ dừng lại ở mức độ thông hiểu trong thang mức độ của tư duy để học sinh
có khả năng đánh giá khái qt cái có thể nhìn thấy bên ngồi và trên bề mặt
hình thức của đoạn văn như các phương thức diễn đạt, cách triển khai, cách sử
dụng từ ngữ, hiệu quả thẫm mĩ,…để từ đó so sánh hai đoạn văn chứ chưa đi sâu
vận dụng cao như các dạng bài so sánh trong ví dụ trên. Với dạng bài tập này bài
tập này sẽ khơi dậy trí tưởng tượng, góp phần giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Đây được xem là dạng bài tập sáng tạo mà mục tiêu dạy học hướng tới trong dạy
học làm văn tự sự.
2.3.2. Nội dung giải pháp 2: Tổ chức cho học sinh đi tham quan, thực tế
Thông qua việc tổ chức cho học sinh được tận mắt nhìn thấy một khung
cảnh bức tranh về đời thường mà đôi khi trong cuộc sống con người ta lướt qua
vội quá, chưa kịp để mắt, để tâm tới. Sau đó, học sinh sẽ chọn cho mình một vấn
đề hoặc dựa vào vấn đề giáo viên yêu cầu để viết một bài văn tự sự theo quan
điểm riêng của mình. Chẳng hạn, cho học sinh tham quan di tích lịch sử; đến
thăm một trại trẻ mồ cơi và tiếp xúc, nói chuyện với các bạn nhỏ ở đây; thăm
một trại dưỡng lão để nói lên những suy nghĩ của mình khi nhìn những người
bằng tuổi ơng, bà mình đang sống ở đây… Chắc hẳn, bằng chính những cảm
nhận của mình, học sinh sẽ mở lòng và ghi lại một cách chân thực nhất những
cảm xúc đó. Mặt khác, giáo viên khuyến khích các em có sự tưởng tượng, liên
tưởng phù hợp để đưa vào bài viết của mình. Khi đó, sản phẩm các em viết ra sẽ
không dừng lại ở việc kể mà cịn bộc lộ được tính cách, khơi gợi tình u
thương con người, lòng nhân ái, bao dung trong mỗi cá nhân thông qua những
mong ước, những niềm hi vọng mà các em gửi gắm trong mỗi câu chuyện, mỗi
nhân vật của mình.
Viết về câu chuyện của một bạn nhỏ ở trại trẻ mồ cơi, có em muốn để cho
nhân vật của mình lớn lên, học hành giỏi giang, thành đạt; có em muốn bạn
được một gia đình tốt nhận ni và yêu thương như bố mẹ ruột; có em lại muốn
bạn được bố mẹ đẻ tìm lại và đồn tụ với gia đình,…
Tuy vậy, tùy vào thái độ và năng lực của mỗi học sinh và tính hấp dẫn của
đối tượng tự sự mà kết quả và mức độ sáng tạo của học sinh cũng khác nhau.
Giáo viên cần có sự quản lí chặt chẽ, có kế hoạch hợp lí, có sự chuẩn bị chu đáo
8
để tránh việc phản tác dụng như học sinh chỉ mải chơi, học sinh lợi dụng hoạt
động tập thể để tụ tập nhóm chơi riêng mà khơng nhằm thực hiện mục tiêu học
tập,…
2.3.3. Nội dung giải pháp 3: Tổ chức các cuộc thi sáng tác theo chủ đề
Trong phong trào học tập, các cuộc thi được xem như là một cơ hội tốt
thơi thúc các em có động lực mạnh mẽ hơn để khẳng định mình bằng những vị
trí, giải thưởng xứng đáng. Vì vậy trong quá trình dạy học, đặc biệt với môn
Ngữ văn, tổ chuyên môn hay mỗi giáo viên đứng lớp cần phối hợp với các đoàn
thể trong nhà trường hoặc cùng tập thể lớp để tổ chức các cuộc thi viết theo chủ
đề, viết báo tường nhằm tạo ra sân chơi bồi dưỡng học tập và thúc đẩy sáng tạo.
Tổ chức các cuộc thi viết theo chủ đề có thể theo các hình thức như thi
viết nhân ngày kỉ niệm hay một dịp đặc biệt nào đó. Ban tổ chức hoặc giáo viên
bộ mơn sẽ đưa ra chủ đề và quy định thời gian để học sinh viết và nộp bài. Sau
đó ban giám khảo sẽ chấm bài và công bố giải theo quy định từ đầu cuộc thi.
Thi viết theo chủ đề khơng cịn là hoạt động xa lạ trong nhà trường phổ
thông hiện nay. Được biết, hàng năm các em vẫn được tham gia 1 đến 2 cuộc thi
với các chủ đề hết sức gần gũi, hấp dẫn hoặc nhằm mục đích khơi dậy tinh thần
trong mỗi cá nhân như: thi viết về người Thầy nhân ngày 20/11; thi viết và nói
về mẹ nhân ngày 8/3, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ nhân ngày 22/12, thi viết báo
tường giữa các chi đoàn học sinh,… cho đến các cuộc thi ở cấp cao hơn như thi
sáng tác truyện của báo Thiếu niên tiền phong, báo Hoa Học trò; Viết về Biển
đảo Việt Nam của Trung ương Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Thi viết
thư UPU,…
Ngay trong chính những cuộc thi này, sự sáng tạo được đề cao hơn lúc
nào hết. Và những người giáo viên phải là người cung cấp cơ sở lí thuyết vững
chắc, đồng thời cũng là điểm tựa tinh thần động viên, khơi gợi trong học sinh
khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi người để có thể thể hiện một cách tốt nhất.
2.3.4. Nội dung giải pháp 4: Tổ chức các cuộc thi kể chuyện sáng tạo.
Như chúng ta đã biết, năng lực sáng tạo trong môn Ngữ văn là sự kết hợp
của cả năng lực viết sáng tạo và đọc sáng tạo. Vậy nên ngay trong bản thân cùng
một tác phẩm tự sự, mỗi cá nhân lại có những cảm nhận khác nhau. Vì vậy, việc
tổ chức cho học sinh kể chuyện sáng tạo cịn có thể diễn ra ở một phần của bài
đọc hiểu như cho học sinh tóm tắt truyện Tấm Cám sau giờ học, cho học sinh
sáng tạo các kết thúc khác nhau đối với truyện cổ tích Tấm Cám sau khi học
xong tác phẩm,…
Để đạt được hiệu quả phát triển năng lực sáng tạo thơng qua hoạt động kể
chuyện sáng tạo thì giáo viên cần có kế hoạch và giao nhiệm vụ cho học sinh
chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc. Chủ đề của buổi kể chuyện cần phù hợp với trình
độ của học sinh, phù hợp với tâm thế của học sinh tại mỗi thời điểm. Ví dụ: sắp
đến ngày 8/3, học sinh dành nhiều sự quan tâm cho mẹ, bà, các cô, các bạn nữ,…;
9
ngày môi trường thế giới, học sinh tiếp cận nhiều với các thơng tin về mơi trường;
ngày gia đình Việt Nam, học sinh có những cảm xúc riêng khi nghĩ về gia đình;…
hay khi học xong mỗi bài học thì có những câu chuyện, những cái kết cịn trăn
trở, có người chưa thỏa mãn, lúc này học sinh có quyền nói lên tiếng nói riêng của
mình, vì vậy giáo viên hãy cho các em cơ hội được thử nghiệm “nếu em là tác
giả…”.
Sau khi chọn chủ đề và giao nhiệm vụ trước cho học sinh thì đến thời gian
tổ chức mỗi học sinh được trình bày sản phẩm của mình, giáo viên và các học
sinh khác sẽ lắng nghe, nhận xét, chia sẻ và tiếp thu những ý tưởng sáng tạo,
đồng thời cũng có những điều chỉnh hợp lí nếu cần.
Nếu hoạt động này diễn ra ở quy mơ tồn trường thì càng đầu tư kĩ lưỡng
hơn về cả nội dung và cách trình bày để tạo nên điểm nhấn riêng giữa các lớp,
khối lớp. Một yêu cầu không kém phần quan trọng và cũng là một tiêu chí đánh
giá mức độ để khen ngợi học sinh thông qua hoạt động này đó là việc giúp học
sinh rèn luyện để có giọng kể tốt. Bởi vì ngay trong hoạt động đọc sáng tạo cũng
phải trải qua giai đoạn đọc diễn cảm, cho nên kể chuyện sáng tạo không chỉ là
sự sáng tạo về nội dung mà phải đánh giá cả hình thức, diễn xuất của học sinhvà đây cũng có thể xemlà một tiêu chí đánh giá mức độ sáng tạo.
2.4. Kết quả thực nghiệm
Tôi tiến hành cho học sinh cả lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiểm
tra tự luận (Văn tự sự). Sau khi có kết quả, tiến hành xử lí số liệu và so sánh đối
chiếu kết quả thu được từ hai nhóm học sinh để biết được tính khả thi, hiệu quả
của đề tài.
Sau khi tổ chức kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả như sau :
Bảng 3.2. Thống kê các điểm số bài kiểm tra của HS 2 lớp đối chứng
(ĐC) và 2 lớp thực nghiệm(TN)
Lớp
ĐC
TN
Số
HS
89
88
1
0
0
2
1
0
3
5
3
4
11
6
Điểm số
5
6
23 30
19 26
ĐTB
7
11
19
8
7
13
9
1
2
10
0
0
5.60
6.13
Biểu đồ 3.1. So sánh tần suất kết quả kiểm tra của lớp ĐC và TN
10
Bảng 3.2. Phân loại và so sánh tỉ lệ chất lượng bài kiểm tra của HS lớp ĐC và
TN
Lớp
Kém (0-2)
ĐC
1
1.12
TN
0
0
Số % của điểm bài kiểm tra
Yếu (3-4)
TB (5-6)
Khá (7-8)
17.9
59.5
20.2
16
53
18
8
6
2
10.2
51.1
36.3
9
45
32
3
4
6
Giỏi (9-10)
1
1.12
2
2.27
Biểu đồ 3.3. So sánh % chất lượng bài kiểm tra của lớp ĐC và TN
Trong giờ dạy học đối chứng, giáo viên thực hiện nghiêm túc tiến trình bài dạy
học, chú ý đến hoạt động của học sinh để phát huy tính chủ động của người học,
giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự làm việc. Tuy nhiên, do các yêu
cầu phần lớn đã có trong SGK nên học sinh soạn bài có tham khảo tài liệu trước
ở nhà, vì vậy, các em thảo luận chưa sơi nổi, cịn mang tính hình thức và đáp án
các nhóm đưa ra đa phần là giống nhau. Học sinh chưa thật hứng thú mà chỉ
thực hiện đủ yêu cầu nội dung ở mỗi nhiệm vụ mà giáo viên đặt ra.
Trong giờ dạy học thực nghiệm, giáo viên thực hiện nghiêm túc tiến trình
bài dạy học. Bên cạnh đó, giáo viên ngồi việc cho học sinh thực hiện yêu cầu
SGK thì đã sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển
năng lực sáng tạo, buộc các em phải suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình. GV lên
lớp nhẹ nhàng do học sinh làm việc tích cực và thu được những kết quả khả
quan. Quá trình dạy học trong tiết thực nghiệm cũng diễn ra khá sinh động, kích
thích được tư duy của học sinh. Trong quá trình tổ chức dạy học theo giáo án
thực nghiệm, chúng tơi nhận thấy tâm lí tiếp nhận của học sinh thoải mái, khơng
khí học tập hào hứng. Nhiều học sinh tham gia phát biểu ý kiến, tranh luận sôi
nổi.
Trong hoạt động nhóm, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm, các nhóm làm
việc tích cực hơn. Kết quả các em đưa ra rất đa dạng, có những em phát hiện
những ý tưởng hay. Các nhóm làm việc trên tinh thần tôn trọng ý kiến riêng của
bạn dù đúng hay chưa đúng, phù hợp hay cịn vơ lí. Vì thế, tinh thần của các em
hứng thú và cởi mở hơn. Các ý tưởng mà học sinh đưa ra qua quá trình làm việc
của tư duy nên các em rất tâm đắc. Một số hoạt động như vẽ sơ đồ tư duy hay sử
dụng phương pháp “não công” vào tiết học làm văn làm cho học sinh cảm thấy
rất thích thú.
11
Như vậy, qua xử lí số liệu ta có thể nhận thấy chất lượng bài kiểm tra và
mặt bằng chung điểm trên Trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối
chứng. Điều đó có nghĩa là: tiến trình dạy học làm văn tự sự như chúng tôi đã đề
xuất mang lại hiệu quả cao hơn so với tiến trình dạy học thơng thường. Những
đánh giá nói trên đã cho thấy sự chuyển biến nhất định trong quá trình dạy học
làm văn tự sự ở THPT. Trong giờ học thực nghiệm, học sinh có hứng thú, say
mê tìm tịi sáng tạo và có kết quả học tập tiến bộ hơn. Mặt khác, quá trình dự
giờ, xếp loại của tổ chuyên môn đều đánh giá cao và nhận được sự ủng hộ từ
giáo viên với những phương pháp thực nghiệm. Nếu cứ dạy học làm văn theo
cách thơng thường thì hầu hết giáo viên và học sinh đều cảm thấy vừa khó, vừa
khơ khan, nhàm chán. Vậy, việc tổ chức dạy học làm văn theo hướng phát triển
năng lực sáng tạo rõ ràng đã đem lại những thành quả bước đầu và thể hiện tính
thiết thực. Tuy vậy, để luận văn của chúng tơi phát huy hiệu quả cịn phụ thuộc
rất nhiều vào sự nỗ lực của giáo viên. Chúng tôi hi vọng những kết quả của đề
tài sẽ góp phần giúp giáo viên có thể lựa chọn thêm những hướng tiếp cận mới
trong quá trình dạy học.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Tự sự là một kiểu văn bản rất quan trọng, chiếm thời lượng lớn trong
chương trình làm văn cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Dạy học làm
văn tự sự trong nhà trường không chỉ giúp học sinh có những tri thức và kĩ năng
cần thiết để tạo lập văn bản tự mà cịn góp phần phát triển năng lực cho học
sinh, nhất là năng lực sáng tạo. Bởi lẽ, hoạt động này tạo ra những điều kiện và
môi trường cần thiết để học sinh có thể phát triển được năng lực sáng tạo của
mình. Bản chất của q trình làm văn chính là một quá trình sáng tạo và vì thế,
dạy học làm văn là dạy học sinh cách thức sử dụng những tri thức, kĩ năng để
sáng tạo nên một bài văn mới.
Sáng tạo được hiểu đơn giản là quá trình tạo ra cái mới mang tính hữu
dụng cho cá nhân và cộng đồng. Muốn sáng tạo địi hỏi chủ thể phải có năng lực
sáng tạo. Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới hay phương pháp giải
quyết mới dựa trên những phẩm chất tâm lí của con người. Cấu thành năng lực
sáng tạo là ý chí- động cơ, trí tuệ và tư duy sáng tạo. Trong đó, tư duy sáng tạo
là yếu tố quyết định đến năng lực sáng tạo. Việc phát triển năng lực sáng tạo
thực chất là hình thành những phẩm chất tâm lí và tư duy sáng tạo cho chủ thể.
Những tiền đề lí thuyết về sáng tạo và phát triển năng lực sáng tạo giúp chúng ta
thấy rõ hơn bản chất của việc dạy học làm văn tự sự theo hướng phát triển năng
lực sáng tạo. Đó là một hoạt động khơng chỉ hướng học sinh tới việc tạo ra
những bài văn tự sự mới mẻ về nội dung, độc đáo trong cách thức biểu đạt mà
cịn nhằm hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất về tâm lí và tư
duy sáng tạo
12
Để tìm kiếm, đề xuất các biện pháp dạy học làm văn tự sự theo hướng
phát triển năng lực sáng tạo, người nghiên cứu không chỉ dựa trên những tiền đề
lí luận ma cịn đi sâu tìm hiểu nội dung chương trình và nhất là thực trạng dạy
học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông hiện nay. Kết quả khảo sát cho thấy,
việc dạy học làm văn tự sự chưa chú ý đúng mức tới việc phát triển năng lực
sáng tạo cho học sinh. Dù đâu đó, yêu cầu vê tính sáng tạo đã được đề cập đến
tuy nhiên việc hình thành những phẩm chất cần thiết cho hoạt động sáng tạo thì
chưa được chú trọng trong các giờ dạy học lí thuyết và thực hành về làm văn tự
sự. Phần lớn các giờ học làm văn tự sự vẫn là chủ yếu cung cấp những kiến
thức lí thuyết trừu tượng, khô cứng hoặc tổ chức thực hành dựa trên các bài tập
có phần đơn điệu.
Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn cần thiết, sáng kiến đã đưa ra
những định hướng và biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho
học sinh trong dạy học làm văn tự sự. Theo đó, dạy học làm văn tự sự cần phải
đảm bảo các định hướng cơ bản là: đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn; phù hợp với
đặc điểm tâm lí của học sinh; phát huy tính tích cực của học sinh. Từ đó, chúng
tôi nghiên cứu đưa ra những biện pháp bao gồm: xây dựng hệ thống bài tập phát
triển năng lực sáng tạo cho học sinh; là tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với
nội dung dạy học làm văn tự sự. Các nhóm biện pháp này vừa hướng tới hình
thành động cơ, phương pháp sáng tạo vừa nhằm hình thành và phát triển tư duy
sáng tạo ở học sinh.
Để khẳng định tính khả thi và hiệu quả thực tế của các định hướng và biện
pháp đề xuất trong sáng kiến, tôi đã tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm trên
đối tượng học sinh lớp 10 ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Lơi- Thành
phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa . Q trình này được thực hiện đảm bảo các yêu
cầu cơ bản của thực nghiệm sư phạm về xác định mục đích, yêu cầu, xây dựng
nội dung, lựa chọn đối tượng , địa điểm và thời gian thực nghiệm,… Chúng tôi
đã tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm, tổ chức kiểm tra, đánh giá đồng thời
tổng hợp, thống kê, phân tích và nhận xét kết quả thực nghiệm, từ đó rút ra
những kết luận cần thiết. Kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm bước đầu
cho thấy tính khả thi của các định hướng và biện pháp này. Kết quả học tập của
học sinh ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng, quá trình học tập của
các em cũng diễn ra sơi nổi, lí thú hơn. Các bài viết của học sinh ở lớp thực
nghiệm đã ít nhiều có những nét riêng thể hiện năng lực sáng tạo của bản thân
các em. Học sinh cũng viết bài một cách chủ động và tự lập hơn thay vì dựa dẫm
vào những bài văn mẫu hay những nội dung na ná giống nhau. Những kết quả
đó cho phép tơi đặt niềm tin vào khả năng ứng dụng nghiên cứu của đề tài này
góp phần vào việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học.
Với kết quả thu được như trên, có thể khẳng định đề tài đã đạt được mục
tiêu đề ra. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, tài liệu nghiên cứu
về phát triển năng lực sáng tạo không nhiều và quá trình thực nghiệm cũng chưa
tiến hành rộng rãi ở nhiều địa phương nên nội dung nghiên cứu đề tài của tôi
13
chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế khoa học nhất định. Tơi rất mong
nhận được những góp ý q báu của các thầy cô, đồng nghiệp để luận văn được
hồn thiện hơn.
3.2.Kiến nghị:
Từ đó, trong sáng kiến tơi đề xuất quy trình dạy học đọc hiểu văn bản tự
sự qua 6 kỹ năng như sau: Luyện kỹ năng xác định thể loại và luận đề văn bản
tự sự; Luyện kỹ năng xác định bố cục; Kỹ năng giải thích, cắt nghĩa; Luyện kỹ
năng phân tích, đánh giá nghệ thuật của văn bản; Luyện kỹ năng liên hệ, vận
dụng sáng tạo văn bản tự sự vào cuộc sống.
Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi của giải pháp đề ra. Thực
hiện theo nguyên tắc, phương pháp dạy học và quy trình dạy học mới học sinh
có hứng thú với văn bản tụ sự, được mở rộng hiểu biết, rèn luyện tư duy, rèn
luyện kỹ năng diễn đạt bước đầu có phương pháp tự học, tự đọc văn bản tự
sự.Tuy các biện pháp mà tơi đề xuất có tính khả thi, nhưng điều kiện để thực
hiện những biện pháp đó hiện nay cịn bị hạn chế bởi phân phối thời gian trong
chương trình, tài liệu tham khảo, phương tiện thiết bị dạy học... Vì vậy, để áp
dụng những biện pháp, cách thức dạy đọc - hiểu văn bản tự sự mà luận văn đề
xuất cần có sự nỗ lực của thầy và trị, nhất là sự nhiệt tình, tâm huyết của người
thầy dạy văn trong việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
triển các kỹ năng đọc văn cho học sinh.
Chuẩn đầu ra và qui trình, biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản
tự sự mà sáng kiến đề xuất tuy có tính khả thi nhưng mới chỉ thực nghiệm được
1 vịng. Vì vậy cần phải tiếp tục thực nghiệm và điều chỉnh lí thuyết cho cập
nhật với các thành tựu lí luận dạy học hiện đại và tình hình thực tế ở nhà trường
THPT. Đồng thời theo tôi, cần đổi mới cách chọn văn bản tự sự trong chương
trình sách giáo khoa đảm bảo các văn bản gắn với những vấn đề nóng, bức thiết
của nhà trường và cuộc sống, phù hợp với hứng thú, nhu cầu nhận thức của HS.
Bên cạnh đó, cần khắc phục lối suy nghĩ dạy theo phương pháp đọc chép và tạo
điều kiện cho học sinh có thêm nhiều hoạt động trong giờ học để phát triển tư
duy phản biện và tranh luận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1996), Phương pháp dạy học
Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14
2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1996), Phương pháp dạy học
môn Làm văn, NXB Giáo dục.
3. Lê A (1990), Một số vấn đề về dạy và học Làm văn, Trường Đại học Sư phạm.
4. Phan Thị Anh (2007), “Lời văn, đoạn văn trong văn tự sự”, Tạp chí Giáo dục
- số 170, Tr 28- 29.
5. Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số
7, Tr 34-43.
6. Diệp Quang Ban (2006), Văn bản, NXBĐHSP Hà Nội.
7. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp
văn bản và việc dạy Làm văn, NXB Giáo dục.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh
giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh- Môn Ngữ
văn, Tr 16.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình, SGK THCS mơn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, NXB ĐHSP.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Sách giáo khoa, Sách giáo viên Ngữ văn 6, NXB
Giáo dục, Hà Nội
15
PHỤ LỤC
Giáo án thực nghiệm
Tiết 19:
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự.
- Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập VB tự sự.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Khái niệm, sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
- Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự.
- Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập VB tự sự.
2. Năng lực
- Có khả năng nhận diện sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
- Biết cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách sáng tạo để tạo
lập văn bản theo yêu cầu cụ thể.
3. Thái độ:
- Hứng thú, tích cực trong q trình học tập
- Cảm nhận được ý nghĩa của chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự.
4. Những năng lực và phẩm chất cụ thể học sinh cần phát triển:
* Về năng lực
- Nêu và phân tích được các sự việc, chi tiết tiêu biểu có trong văn bản
- Khả phát hiện sự việc, chi tiết tiêu biểu và trình bày suy nghĩ, cảm
nhận của cá nhân về ý nghĩa của các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự
sự.
- Vận dụng các hiểu biết và kỹ năng nói trên vào việc giải quyết những
tình huống trong thực tiễn đời sống và học tập của bản thân.
- Các năng lực khác: Năng lực thu thập thông tin liên quan đến ; Năng
lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung; Năng lực phân tích, so sánh
đặc điểm của thể loại và các sự việc, chi tiết têu biểu trong các văn bản tự sự
* Về phẩm chất:
- Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, biết sống yêu thương, nhân ái,
khoan dung, có trách nhiệm với bản thân,cộng đồng, đất nước.
- Tự hào, trân trọng và phát huy những nét đặc sắc của văn hóa vùng miền
trên đất nước.
- Ln có niềm tin vào cái thiện, vào lẽ cơng bằng, vào chính nghĩa trong
cuộc sống và trong xã hội.
- Biết đấu tranh vì cái thiện, vì lẽ phải, công bằng xã hội.
- Xây dựng ý thức tự học, tự chủ, có trách nhiệm với việc làm của bản
thân
III. BẢNG MƠ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nhận ra sự
việc, chi tiết
tiêu biểu trong
các văn bản cuả
chủ đề.
- Ý nghĩa của các
sự việc, chi tiết
tiêu biểu trong bài
văn tự sự
- Thấy được mối
liên hệ giữa các
sự việc, chi tiết
tiêu biểu trong
văn bản
- Biết chọn sự
việc, chi tiết
tiêu biểu để viết
bài văn tự sự.
- Lí giải các sự
việc, chi tiết tiêu
- Xác định và nêu
biểu trong các văn hiệu quả nghệ
bản cuả chủ đề.
thuật của sự việc,
chi tiết tiêu biểu
trong bài văn tự
sự;.
- Vận dụng hiểu
biết về sự việc,
chi tiết tiêu biểu
để làm bài văn
nghị luận vệt tác
phẩm văn xuôi.
- Sáng tạo các sự
việc chi tiết tiêu
biểu trong việc
hình thành văn
bản tự sự theo sự
tưởng tưởng của
bản thân
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI/ BÀI TẬP/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP CHỦ ĐỀ
ĐỌC HIỂU TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM THEO CÁC YÊU CẦU ĐÃ
MÔ TẢ
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và
vận dụng cao
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
- Khái niệm sự việc, chi - Để làm nổi bật sự việc - Xây dựng dàn ý cho
tiết tiêu biểu trong văn MC-TT chia tay nhau, tác đề bài Kể một kết thúc
bản tự sự.
giả dân gian đã sử dụng khác cho Truyện An
- Xác định các sự việc
những chi tiết quan trọng Dương Vương và Mị
và chi tiết tiêu biểu
nào?
Châu, Trọng Thủy.
trong văn bản Chiến
thắng Mtao Mxây; Tấm - Theo em vì sao những
Cám; Truyện An Dương chi tiết ở trên là chi tiết
Vương và Mị Châu,
tiêu biểu?
Trọng Thủy
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài
- Hoàn thành phiếu học tập
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết phục vụ cho bài học như
sách giáo khoa, tranh ảnh minh họa, video (clip), máy tính và máy chiếu, ...
* Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học :
1. Thời gian thực hiện
- Số tiết thực hiện : 1
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án/ thiết kế bài học, sách chuẩn kiến thức ngữ văn
10.
- Chuẩn bị câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá.
- Kế hoạch phân cơng nhiệm vụ, chia nhóm học sinh
- Phiếu học tập cho học sinh
- Tranh ảnh minh họa, video (clip), máy tính và máy chiếu, ...
b. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu
tầm tư liệu về tác phẩm.
- Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân
tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học
bài.
- Chuẩn bị bài học theo yêu cầu của giáo viên
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Ghi chú
,
Hoạt động 1 :HDHS hình thành I. Khái niệm :
khái niệm về văn tự sự.
GV đưa ngữ liệu: Trong những tác
phẩm sau, hãy cho biết tác phẩm nào
là tự sự : Sang thu (Hữu Thỉnh),
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Ghi chú
Truyện An Dương Vương và Mị
Châu- Trọng Thủy, Quê hương 1. Tự sự (kể chuyện) : là
(Giang Nam)?
phương thức trình bày một
1. Thế nào là tự sự?
chuỗi sự việc, sự việc này
HS phát biểu, GV nhấn mạnh và cho tiếp nối sự kia, cuối cùng
dẫn đến một kết thúc, thể
HS gạch chân vào sách.
hiện một ý nghĩa .
2. Hãy kể những sự việc xảy ra 2. Sự việc:
trong Truyện An Dương Vương và
Mị Châu- Trọng Thủy bằng cách
điền tên sự việc vào các ô trong sơ
đồ khuyết. (Sơ đồ 1 ở phần phụ lục
của giáo án)
PP
HS chia thành 4 nhóm theo 4 dãy
thảo luận và hoàn thiện sơ đồ trong
3 phút. GV chuyển các sơ đồ đã
hồn thành của các nhóm để đánh
giá chéo nhau sau đó cho các xem
sơ đồ chính xác để tự bổ sung và
hồn thiện.
đánh giá.
Định hướng: ADV xây thành để giữ
nướcTriệu Đà giảng hòa, cầu thân
và cho con sang ở rể Trọng Thủy
lấy tráo nỏ thần TĐà đem quân
sang đánh, ADVương cùng Mị Châu
chạyMị Châu rắc lông ngỗng tên
đường chạy giặcADV chém con
gáiTrọng Thủy đâm đầu xuống
giếng tự tử Ngọc trai – giếng nước.
3. Vậy, những nội dung sự kiện mà
các em vừa chỉ rõ gọi là các sự kiện
diễn ra trong câu chuyện, từ đó cho
biết khái niệm sự việc là gì ?
HS trả lời, GV cho HS gạch chân
vào sách.
4. Trong những cái xảy ra trong
Truyện An Dương Vương và Mị
Châu Trọng Thủy, theo em sự việc
- Là cái xảy ra được nhận
thức có ranh giới rõ ràng,
phân biệt với những cái xảy
ra khác.
thảo
luận
nhóm và
cho HS tự
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Ghi chú
nào là quan trọng ?
Các nhóm tiếp tục làm việc và
khoanh tròn các sự việc mà các em
cho là quan trọng vào sơ đồ của
+ Sự việc tiêu biểu là những
mình bằng màu mực khác.
sự việc quan trọng góp phần
GV cho 1 nhóm trình bày và các hình thành cốt truyện.
Thảo luận
nhóm khác góp ý bổ sung.
+ Sự việc tiêu biểu nhằm tơ nhóm
5. Những sự việc mà các em vừa đậm, tính cách, đặc điểm
trình bày có vai trị như thế nào nhân vật tạo sự hấp dẫn, lôi
trong truyện ? Nếu gọi đó là các sự cuốn người đọc, người nghe
việc tiêu biểu thì em có thể phát biểu .
khái niệm thế nào là sự việc tiêu
+ Mỗi sự việc có nhiều chi
biểu? Cho ví dụ minh hoạ ?
tiết.
Định hướng ví dụ: Sự việc tiêu biểu
trong Chuyện người con gái Nam
Xương là Bé Đản gọi cái bóng trên
trường là bố.
5. Người viết, người kể dùng sự việc
tiêu biểu nhằm để làm gì ?
6. Chi tiết là gì ?
3. Chi tiết :
7. Như thế nào là chi tiết tiêu biểu ? - Là “tiểu tiết của tác phẩm
Cho ví dụ ?
mang sức chứa lớn về cảm
xúc và tư tưởng”.
+ Chi tiết tiêu biểu là những
chi tiết đặc sắc tập trung thể
hiện rõ nét sự việc tiêu
biểu .
Chọn sự việc, chi tiết tiêu
biểu là khâu quan trọng
trong quá trình viết hoặc kể
lại câu chuyện
Hoạt động 2 : HDHS tìm hiểu cách II. Cách chọn sự việc,chi
chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu.
tiết tiêu biểu :
Đọc lại truyện An Dương Vương và 1. Câu hỏi 1 :Đọc lại
Mị Châu-Trọng Thuỷ.
Truyện An Dương Vương
và Mị Châu-Trọng Thuỷ,
1. Tác giả dân gian kể chuyện gì ?
cho biết :
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG
U CẦU CẦN ĐẠT
2. Có thể xem sự việc “Trọng Thủy
chia tay Mị Châu” và chi tiết “Mị
Châu rắc lông ngỗng” là sự việc, chi
tiết tiêu biểu khơng? Vì sao?
a. Tác giả dân gian : kể về
công cuộc XD và bảo vệ đất
nước của nhân dân ta ngày
xưa.
Ghi chú
b. Trong sự việc Trọng
Thuỷ chia tay Mị Châu có
chi tiết “ áo gấm lơng
ngỗng …” rất quan trọng
khơng thể bỏ qua được vì
chi tiết này làm tiền đề cho
các sự việc, chi tiết nối tiếp
sau.
3. Tưởng tượng người con trai của
lão Hạc (nhân vật chính trong lão
Hạc của Nam Cao) trở về làng vào
một hôm sau Cách mạng tháng Tám
1945.
HS làm việc theo nhóm, sử dụng
phương pháp “não cơng” để nhóm
phát ý tưởng và nhóm đánh giá ý
tưởng làm việc .
2. Câu hỏi 2 :Tưởng tượng
về người con trai lão Hạc
(nhân vật chính trong
truỵên ngắn Lão Hạc của
Nam Cao ) trở về làng vào
một hôm sau Cách mạng
tháng Tám 1945 như sau:
Sử dụng
PP
công
Dự trù một số sự việc sau:
+ Chi tiết " Anh tìm gặp ơng Giáo và
theo ông đi viếng mộ cha” với các
sự việc sau:
+ Con đường dẫn hai người đến
nghĩa địa. Họ đứng trước ngôi mộ
thấp bé.
+ Anh thắp hương, mắt đỏ hoe,
nghẹn ngào khơng nói nên lời.
+ Ơng Giáo đứng bên cũng ngấn lệ.
4. Từ những việc làm trên, em hãy 3.Cách chọn sự việc chi
nêu cách chọn sự việc và chi tiết tiêu tiết tiêu biểu trong bài văn
biểu trong bài văn tự sự ?
tự sự
-Sự việc và chi tiết tiêu biểu
phải có vai trị dẫn dắt câu
chuyện .
Não
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Ghi chú
-Sự việc và chi tiết tiêu biểu
phải góp phần khắc hoạ sâu
sắc tính cách nhân vật .
-Sự việc và chi tiết tiêu biểu
phải “hiện thực hoá” được
chủ đề của văn bản
Hoạt động 4: HDHS luyện tập.
III. Luyện tập :
HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi .
Văn bản 1 : “Hòn đá xấu BT sáng
1. Khi kể lại câu chuyện này có xí” của Giả Bình Ao.
tạo ở mức
người định bỏ sự việc hịn đá xấu xí a. Khơng thể bỏ chi tiết này
được xác định là rơi từ vũ trụ xuống. được bởi vì đó chính là giá độ thấp
Theo em có được khơng ? vì sao ?
trị của hòn đá, giá trị nhân
văn của câu chuyện, sự việc
HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
trên để chuẩn bị kể về tâm
trạng của nhân vật bà nội và
nhân vật tôi ở đoạn kết.
b. Bài học về cách lựa chọn
sự việc và chi tiết tiêu biểu
khi viết bài văn tự sự :
+ Xác định đề tài và chủ đề
của bài văn.
+ Dự kiến cốt truyện (gồm
nhiều sự việc)
+ Triển khai các sự việc
bằng một số chi tiết.
Văn bản 2: Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở Văn bản 2: “Uy-lít-xơ trở
về”.
về”:
1. Tác giả kể về chuyện gì ?
BT sáng
a. Kể về cuộc tái hợp kì lạ
của hai vợ chồng sau 20 tạo ở mức
năm xa cách.
độ thấp
2. Ở phần cuối đoạn trích ,tác giả đã
chọn một sự việc quan trọng ,đó là b. Sự việc Pê-nê-lốp thử
chồng.
sự việc gì ?
được kể bằng chi tiết tiêu biểu nào ? + Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu
khiêng ra khỏi phịng…
2. Có thể coi đây là thành cơng của
Hơ-me-rơ trong nghệ thuật kể + Uy-lít-xơ kể lại chi tiết
chiếc giường
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Ghi chú
Đây là thành cơng về
nghệ thuật kể chuyện của
Hơ-mê-rơ vì sự việc trên
4. Củng cố, dặn dị
góp phần khắc sâu, làm nổi
- BT củng cố, nâng cao: GV giao bật tính cách nhân vật .
nhiệm vụ học tập, HS thực hiện.
Bài tập nâng cao:
chuyện khơng, vì sao?
1.Nhập vai nhân vật Uy-litGV kiểm tra một vài bài làmcủa học xơ để kể lại cảnh nhận mặt.
sinh, nếu không đủ thời gian thì tiếp 2. Viết đoạn văn kể lại một
tục chuyển giao thàh Bài tập về nhà. sự việc xảy ra ở lớp mà em
nhớ nhất. (Nhận diện sự
BT sáng
việc, chi tiêu biểu)
tạo ở mức
độ cao
- Hướng dẫn tự học :
tiết
Làm bài tập 3+4 SGK/63 và hoàn
thành BT củng cố.
- Chuẩn bị bài viết số 2: văn tự sự
+ Ôn lại các bài học lí thuyết về thể
loại văn tự sự.
+ Thử tìm các sự việc chi tiết trong
các văn bản tự sự và phân tích ý
nghĩa của những sự việc đó.
+ Tìm các sự việc chi tiết tiêu biểu
cho các đề văn cụ thể.
4. Dặn dò
* Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Ghi nhớ khái niệm, đặc điểm của các thể loại sử thi, truyền thuyết, cổ tích
- Chuẩn bị đọc hiểu đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxay”
Đọc VB, chuẩn bị bài theo hướng dẫn soạn bài sgk và sự phân cơng của GV (có
thể chuẩn bị trên giấy A0, ppt):
+ Nhóm 1: Tìm hiểu vể thể loại sử thi ( k/n, đặc trưng loại thể, phân loại,..
Tìm hiểu về sử thi Đăm Săn ( tóm tắt, nêu giá trị của tác phẩm)
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong cuộc chiến
với Mtao Mxay.
+Nhóm 3: Tìm hiểu về hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong cuộc đối
thoại với tôi tớ, dân làng của Mtao Mxay.
+ Nhóm 4:Tìm hiểu về vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn trong buổi tiệc ăn
mừng chiến thắng.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị cho Đọc hiểu “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”
+ Đọc văn bản, tóm tắt tp bằng sơ đồ
+ Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến truyền thuyết ( thành Cổ Loa, đền
thờ An Dương Vương, Giếng Ngọc…)
+ Tìm hiểu nhân vật An Dương Vương: Quá trình xây nỏ, đánh thắng Triệu Đà
và bi kịch mất nước
* Tìm hiểu về nhân vật Mị Châu, Trọng Thủy, trả lời các câu hỏi:
Nhân vật Mị Châu
-
-
Tìm những chi tiết biểu lộ sự cả tin, ngây thơ đến mức khờ khạo của Mị
Châu?
Lời nguyền của Mỵ Châu trước khi chết thể hiện điều gì?
Thái độ và tình cảm của nhân dân đối với Mị Châu qua những chi tiết hư
cấu tưởng tượng: máu nàng hoá thành ngọc trai, xác nàng hoá thành ngọc
thạch?
Người xưa nhắn gửi bài học gì đến thế hệ trẻ qua nhân vật Mị Châu?
Có ý kiến cho rằng:
+ Mị châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí?
+ Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên nghĩa vụ
với nước?
Nêu quan điểm của em? Mị Châu đáng thương hay đáng giận? Vì sao?
Nhân vật Trọng Thủy
+ Trọng Thủy là một tên gián điệp nguy hiểm, một người chồng nặng tình với
vợ?
+ Trọng Thủy là nhân vật truyền thuyết với mâu thuẫn phức tạp: giữa nghĩa vụ
và tình cảm, vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân?
+ Trọng Thủy là một người con bất hiếu, một người chồng lừa dối, một người
con rể phản bội- kẻ thù của nhân dân Âu Lạc?
- Ý kiến nào khái quát, xác đáng nhất về nhân vật này?
Sưu tầm bài thơ, bài hát về mối tình Mị Châu, Trọng Thủy
* Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
- Hoàn thành bài tập: Hãy xác định 1 số sự việc, chi tiết có trong văn bản
“Chiến thắng Mtao-Mxây”?
Trả lời:
- Sự việc:
+ Giao đấu giữa Đăm Săn- MtaoMxây (hiệp 1, hiệp 2).
+ Lễ ăn mừng chiến thắng (lời kêu gọi dân làng, cảnh ăn mừng, hình ảnh Đăm
Săn..)
- Một số chi tiết:
+ Đăm săn khiêu chiến với Mtao-Mxay
+ Hơ - nhị đáp miếng trầu cho MtaoMxay và Đăm săn đã đớp được
+ Đăm Săn mém chiếc chày mòn vào tai MaoMay và tiêu diệt được hắn
+ Đăm Săn kêu gọi dân làng đi theo mình
Chuẩn bị cho bài: Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính)
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
-
Tóm tắt truyện ADV theo ngơi kể là ADV và viết một cái kết khác từ đoạn
Rùa Vàng hiện lên và thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”.
VI. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
- GV chú ý những nội dung trọng tâm của tiết học
- GV nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong suốt quá trình học
+ Thái độ, tinh thần tự học của học sinh ở nhà
+ Kết quả trình bày trước lớp: Ngơn ngữ nói, ngữ điệu nói, tư thế, tác phong
khi trình bày
- GV hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thông qua việc chuẩn bị những bài tập
cụ thể