Luận văn tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN VẬT LÝ
Tên đề tài:
TÌM HIỂU TÍNH LIÊN THÔNG KIẾN THỨC TRONG
HỌC PHẦN QUANG HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG – CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC THÔNG QUA CÁC
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Sư phạm Vật lý
GV hướng dẫn:
Ts.GVC. Nguyễn Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện:
Lê Chí Hiếu
MSSV:1040106
Hồ Minh Nhựt
MSSV: 1040133
Lớp: TL0402A1
Cần thơ, 2008
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 1
Luận văn tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này,
chúng tôi đã gặp phải không ít những khó khăn, trở ngại. Nhưng
qua gần năm tháng thực hiện, được sự giúp đỡ của thầy cô
hướng dẫn, bạn bè đến nay đề tài nghiên cứu của chúng tôi đã cơ
bản hoàn chỉnh.
Được như vậy trước tiên chúng tôi xin gởi lời cảm ơn
chân thành đến quý thầy cô trong Bộ môn Vật lý, Khoa Sư
Trung tâm
phạm, trường Đại học Cần Thơ, cùng các bạn sinh viên trong các
khối lớp Sư phạm Vật lý, Vật lý – Tin học khóa 30, khóa 31 và
Học
liệu
Cầnnhận
Thơ
Tài
học
nghiên
khóa
32 đãĐH
có những
xét,@
đóng
gópliệu
ý kiến
chântập
thànhvà
để đề
tài của chúng tôi được thành công hơn. Đặc biệt chúng tôi xin
chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Thủy là người trực tiếp,
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi giải quyết những khó khăn
trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trong quá tình nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù đã
có cố gắng và dù cố gắng đến mấy cũng không thể tránh những
sai sót và hạn chế nhất định. Chính vì vậy rất mong quý thầy cô
cùng các bạn góp ý, nhận xét, bổ sung để đề tài nghiên cứu của
chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 2
cứu
Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trang
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1
2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI................................................................................................... 2
3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.................................................................................................. 2
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ....................................................... 2
5. GIẢ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................... 2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................................................ 3
7. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................................................................... 3
8. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI .................................................................. 4
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: GIỚI THIỆU NHỮNG QUI ĐỊNH, VĂN BẢN VỀ YÊU CẦU
LIÊN THÔNG KIẾN THỨC TRONG TÌNH HÌNH GIÁO DỤC HIỆN NAY
1.1. Những qui định của Bộ về đào tạo liên thông .................................................... 5
1.2. Các ưu điểm và nhược điểm của học chế tín chỉ ................................................ 8
1.2.1 Ưu điểm ....................................................................................................... 8
Trung
1.2.2 Các nhược điểm của học chế tín chỉ và cách khắc phục ................................ 9
tâm
Họctrạng
liệu
ĐH học
Cần
TàiNam
liệu
học tập và nghiên10cứu
1.3. Hiện
áp dụng
chếThơ
tín chỉ @
ở Việt
...............................................
1.3.1. Việc triển khai học chế học phần .............................................................. 10
1.3.2. So sánh các học chế học phần được áp dụng phổ biến
ở Việt Nam và học chế tín chỉ ở Mỹ.......................................................... 10
1.3.3.Việc triển khai học chế học phần triệt để (học chế tín chỉ)
ở một số trường ĐH nước ta. ..................................................................... 12
1.4 Về phương hướng mở rộng và cải tiến học chế tín chỉ ở nước ta. ..................... 14
1.5. Về lộ trình chuyển đổi..................................................................................... 15
1.6. Phương hướng đổi mới và hoàn thiện nội dung dạy học ĐH ........................... 16
1.7. Các phương pháp học tập ở bậc ĐH ................................................................ 17
1.7.1.Tự học ở ĐH .............................................................................................. 17
1.7.2 Nghiên cứu khoa học.................................................................................. 18
1.8 Những thuận lợi, khó khăn trong giảng dạy và học tập học phần quang học..... 19
1.8.1 Thuận lợi .................................................................................................... 19
1.8.2 Khó khăn.................................................................................................... 19
Chương II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH QUANG HỌC
Ở THPT VÀ CAO ĐẲNG
2.1. Chương trình Quang học ở THPT. .................................................................. 20
2.1.1. Đại cương.................................................................................................. 20
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 3
Luận văn tốt nghiệp
2.1.2. Một số quan điểm xây dựng chương trình Quang học................................ 21
2.1.3. Cấu trúc nội dung chương trình Quang học ở THPT.................................. 22
2.1.3.1 Tổng quan chương trình Quang học ở THPT ........................................ 22
2.1.3.2. Quang hình học.................................................................................... 23
2.1.3.3. Quang học Vật lý ................................................................................. 27
2.1.4. Phân tích một số nội dung chính trong chương trình Quang học ................ 30
2.1.4.1. Quang hình học.................................................................................... 30
2.1.4.2. Quang học Vật lý ................................................................................. 37
2.1.5. Nhận xét chung về chương trình quang học ở THPT. ................................ 43
2.2. Chương trình Quang học ở trường Cao đẳng Sư phạm Cần thơ. ...................... 44
Chương III: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH QUANG HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ, ĐHCT
3.1. Đại cương ....................................................................................................... 46
3.1.1. Quang hình học ......................................................................................... 46
3.1.2. Quang học Vật lý....................................................................................... 46
3.2. Cấu trúc nội dung............................................................................................ 47
3.2.1. Tổng quan ................................................................................................. 47
3.2.1.1. Chương I: Mở đầu................................................................................ 48
II: Sự giao thoa ánh sáng ........................................................ 48
Trung tâm3.2.1.2.
HọcChương
liệu ĐH
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.2.1.3. Chương III: Nhiễu xạ ánh sáng ............................................................ 50
3.2.1.4. Chương IV: Quang hình học ................................................................ 51
3.2.1.5. Chương V: Sự phân cực ánh sáng ........................................................ 53
3.2.1.6. Chương VI: Truyền ánh sáng qua môi trường đẳng hướng................... 54
3.2.1.7. Chương VII: Bức xạ nhiệt.................................................................... 56
3.2.1.8. Chương VIII: Tính chất lượng tử của ánh sáng .................................... 57
3.2.1.9. Chương IX: Hiện tượng quang học phi tuyến....................................... 58
3.2.2. Phân tích một số nội dung chính trong chương trình Quang học
Ngành Sư phạm Vật lý, ĐHCT .................................................................. 59
3.2.2.1. Tia sáng – Điểm sáng – Nguồn sáng .................................................... 59
3.2.2.2. Vật thật – vật ảo – ảnh thật – ảnh ảo..................................................... 60
3.2.2.3. Quang sai của một hệ quang học .......................................................... 60
3.2.2.4. Sự giao thoa ánh sáng .......................................................................... 65
3.2.2.5. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng .............................................................. 66
3.2.2.6. Sự phân cực ánh sáng........................................................................... 70
3.2.2.7. Sự tán sắc ánh sáng .............................................................................. 71
3.2.2.8. Bức xạ nhiệt......................................................................................... 73
3.3. Nhận xét chung chương trình quang học ở ĐHCT........................................... 74
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 4
Luận văn tốt nghiệp
Chương IV: NHẬN XÉT TÍNH LIÊN THÔNG KIẾN THỨC GIỮA CHƯƠNG
TRÌNH QUANG HỌC Ở THPT – CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC
4.1. Nhận xét tính liên thông kiến thức giữa chương trình quang học
ở THPT - Ngành Sư phạm Vật lý, ĐHCT .................................................. 76
4.1.1. Nhận xét tính liên thông kiến thức ............................................................. 76
4.1.1.1. Quang hình học.................................................................................... 76
4.1.1.2. Quang học Vật lý ................................................................................. 80
4.1.2. Một số đề suất trong giảng dạy học phần quang học
ở Ngành Sư phạm Vật lý, ĐHCT. ............................................................... 87
4.1.2.1. Khảo sát thực tế ................................................................................... 87
4.1.2.2. Một số đề xuất trong việc giảng dạy và học tập học phần Quang học ... 90
4.2. Nhận xét tính liên thông kiến thức giữa chương trình quang học
ở Cao đẳng Sư phạm Cần thơ – Ngành Sư phạm Vật lý, ĐHCT ..................... 94
4.2.1. Quang hình học ......................................................................................... 93
4.2.2. Quang học Vật lý....................................................................................... 93
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 95
2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 96
LIỆU
THAM
KHẢO
TrungTÀI
tâm
Học
liệu
ĐH...........................................................................................
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên97cứu
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 98
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 5
Luận văn tốt nghiệp
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đều biết, hầu hết các nước trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói
riêng đều đặc biệt xem giáo dục là quốc sách. Bởi lẻ một đất nước mà trình độ dân trí
càng cao thì đất nước đó càng phát triển. Các nhà giáo dục đã không ngừng nghiên cứu
cải tiến nội dung chương trình giáo dục các cấp học, phương pháp dạy học nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo, để có thể nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước.
Thế kỉ XXI là thế kỉ mà tri thức và kỹ năng của con người, được coi là yếu tố
quyết định cho sự phát triển của xã hội. Hiện nay kiến thức khoa học, những thành tựu
khoa học - công nghệ mà con người tìm được đang từng ngày, từng giờ tăng lên theo
cấp số nhân. Vì vậy xã hội đòi hỏi phải có những người tham gia vào ngành giáo dục,
tham gia nâng cao trình độ chuyên môn, không những có trình độ cao về chuyên môn,
nghiệp vụ mà còn phải năng động sáng tạo. Không ngừng cải tiến nội dung phương
dạyHọc
học, đảm
chấtCần
lượng Thơ
giáo dục
cao.học
Ngoài
ra chất
học tập
Trungpháp
tâm
liệubảoĐH
@ngày
Tàicàng
liệu
tập
và lượng
nghiên
cứu
cũng phải cải tiến về phương pháp để nắm vững, đáp ứng yêu cầu kiến thức của bậc học.
Để giải quyết vấn đề cải tiến nội dung và phương pháp dạy học ở các bậc học, Bộ
GD&ĐT đã không ngừng thay đổi chương trình giáo dục từ phổ thông cho đến ĐH. Đối
với bậc phổ thông, tính đến nay Bộ đã có hơn 3 lần thay đổi chương trình giáo dục. Đối
với cao Đẳng và ĐH thì Bộ đã không ngừng thay đổi chương trình khung cho các ngành
đào tạo. Lần gần đây nhất là chủ trương về đào tạo liên thông và thực hiện việc chuyển
đổi học chế tín chỉ triệt để.
Nhằm thực hiện chủ trương mới của Bộ GD&ĐT, về đào tạo liên thông và thực
hiện chuyển đổi học chế tín chỉ triệt để, thì các trường ĐH trong cả nước nói chung và
trường ĐHCT nói riêng, đã khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo mới cho tất cả
các ngành nghề của trường. Tại Bộ môn Vật lý của Khoa Sư phạm Trường ĐHCT, cũng
đang xây dựng chương trình đào tạo mới cho ngành Sư phạm Vật lý, Sư phạm Vật lý –
Tin học. Ngoài ra bộ môn cũng đang xây dựng chương trình chuẩn, đào tạo liên thông từ
cao Đẳng lên ĐH đối với ngành Sư phạm Vật lý. Trong khung chương trình đào tạo đó,
thì học phần Quang học là một học phần không thể thiếu. Do vậy, việc nghiên cứu để
tìm ra một chương trình Quang học phù hợp, đảm bảo tính liên thông kiến thức giữa các
bậc học và phù hợp với qui chế mới của Bộ là vấn đề cấp thiết hiện nay.
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 6
Luận văn tốt nghiệp
Để góp phần làm rõ hơn tính liên thông kiến thức Quang học ở các bậc học THPT
– Cao đẳng – ĐH chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu tính liên thông kiến thức
trong Học phần Quang học ở Trung học Phổ thông – Cao Đẳng - Đại học thông qua
các chương trình học tại Thành phố Cần Thơ ” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ tìm hiểu vấn đề liên thông kiến thức trong giảng dạy học phần Quang
học ở ba cấp học: THPT – Cao đẳng – ĐH tại thành phố Cần Thơ. Cụ thể chỉ nghiên
cứu chương trình Quang học ở THPT, chương trình Quang học của Trường Cao Đẳng
Sư phạm Cần Thơ và chương trình Quang học Ngành Sư phạm Vật lý, ĐHCT.
3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tìm hiểu chương trình giảng dạy học phần Quang học ở THPT– Cao đẳng Sư
phạm Cần Thơ – Ngành Sư phạm Vật lý, ĐHCT. Từ đó biết được thực trạng vấn đề liên
thông kiến thức ở các bậc đào tạo tại thành phố Cần Thơ.
Bước đầu đề xuất giải pháp hiệu chỉnh, cải tiến nội dung chương trình dạy học,
nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với chủ trương mới của Bộ GD&ĐT về áp dụng và
thực hiện các phương án chuyển đổi học chế tín chỉ triệt để.
Đề xuất một số phương pháp dạy học học phần Quang học ngành sư phạm Vật lý,
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ĐHCT nhằm giúp sinh viên tiếp thu học phần này một cách hiệu quả hơn.
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
- Đối với học phần Quang học, thì ở THPT HS được học theo chương trình SGK
do Bộ GD&ĐT ban hành, ở bậc Cao đẳng và ĐH thì các trường tự biên soạn chương
trình giảng dạy học phần này, dựa trên chương trình khung - chương trình Quang học do
Bộ GD&ĐT qui định. Vấn đề đặt ra ở đây là các chương trình Quang học, ở các bậc học
trên có đảm bảo tính liên thông kiến thức hay không? Tại đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và tại thành phố Cần Thơ nói riêng, cũng có nhiều tài liệu về các chương trình
giảng dạy liên thông giữa các bậc học ở học phần Quang học. Song những nghiên cứu
cụ thể, về vấn đề liên thông kiến thức trong giảng dạy học phần này, ở các bậc học hầu
như chưa có tài liệu nào cụ thể.
5. GIẢ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nắm được các chủ trương, chính sách của Bộ GD&ĐT về đào tạo liên thông và
thực hiện chuyển đổi học chế tín chỉ triệt để.
Tìm hiểu và nắm được nội dung chương trình Quang học ở THPT– Cao đẳng Sư
phạm Cần Thơ – Ngành Sư phạm Vật lý ĐHCT.
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 7
Luận văn tốt nghiệp
Tìm hiểu các chương trình khung – chương trình Quang học ở các bậc học trên
do Bộ GD&ĐT qui định.
Các biện pháp giúp đảm bảo tính liên thông giữa các kiến thức trong nội dung
chương trình các bậc học.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết là chủ yếu.
Thống kê một số ý kiến sinh viên từ bảng câu hỏi.
- Đối tượng nghiên cứu:
Chương trình Quang học ở các bậc học tại các trường đã chọn trong vùng
nghiên cứu.
Các chương trình khung – chương trình Quang học ở các bậc học do Bộ
GD&ĐT qui định.
Các chủ trương, chính sách, qui định của Bộ GD&ĐT về đào tạo liên thông
và thực hiện chuyển đổi học chế tín chỉ triệt để.
Cácliệu
tài liệu
liênCần
quan Thơ
đến khoa
dụchọc
như: tập
Giáo và
dục nghiên
học, Lý luận
Trung tâm Học
ĐH
@học
Tàigiáo
liệu
cứu
dạy học, Lý luận dạy học Vật lý,…
- Chọn mẫu:
Ở THPT do các trường đều học theo SGK nên sẽ nghiên cứu chương trình
Quang học theo SGK.
Ở bậc Cao đẳng thì chọn Trường Cao Đẳng Sư phạm Cần Thơ.
Ở bậc ĐH thì chọn Trường ĐHCT (Ngành Sư phạm Vật lý)
7. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đề tài được thực hiện trong thời gian 8 tháng, từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 5
năm 2008 và qua các bước sau:
Bước 1: Nhận đề tài và xác định rõ mục tiêu của đề tài.
Bước 2: Tìm và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
Bước 4: Tiến hành viết bản thảo đề tài và trao đổi với giáo viên hướng dẫn.
Bước 5: Viết đề tài và báo cáo luận văn.
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 8
Luận văn tốt nghiệp
8. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
ĐH: đại học
ĐHCT: đại học Cần Thơ
GD&ĐT: giáo dục và đào tạo
HS: học sinh
PT: phổ thông
SGK: sách giáo khoa
THPT: trung học phổ thông
ĐHKHTN: đại học khoa học tự nhiên
GDĐH: giáo dục đại học
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 9
Luận văn tốt nghiệp
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: GIỚI THIỆU NHỮNG QUI ĐỊNH, VĂN BẢN VỀ YÊU CẦU
LIÊN THÔNG KIẾN THỨC TRONG TÌNH HÌNH GIÁO DỤC HIỆN NAY
1.1. Những qui định của Bộ về đào tạo liên thông [19]
Điều 1. Khái niệm và mục đích
1. Đào tạo liên thông (ĐTLT) là quá trình đào tạo cho phép công nhận và chuyển
đổi kết quả học tập, rèn luyện của người học từ một trình độ này một số trình độ khác
hoặc trong các ngành khác nhau của cùng một trình độ thuộc hệ thống GD&ĐT.
2. Qui định về ĐTLT nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các trường trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng và ĐH xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo và
công nhận kết quả học tập, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của người học để quá trình
đào tạo liên thông diễn ra thông suốt với chất lượng và hiệu quả cao.
Trung tâmĐiều
Học
liệuviĐH
2. Phạm
điềuCần
chỉnh Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Qui định này áp dụng cho những trường được Bộ GD&ĐT cho phép thí điểm đào
tạo liên thông.
Điều 3. Đối tượng được đào tạo liên thông
1. Những người đã tốt nghiệp hệ chính quy các trường Dạy nghề (DN), Trung
học chuyên nghiệp (THCN) và Cao đẳng (CĐ) có nhu cầu học tập nâng cao.
2. Những người đã tốt nghiệp những khoá đào tạo chính qui nước ngoài với trình
độ tương đương DN, THCN, CĐ của Việt Nam và phải được Bộ GD&ĐT thừa nhận.
Điều 4. Nguyên tắc chung và điều kiện thực hiện đào tạo liên thông
1. Các trường được phép tổ chức ĐTLT phải thoả mãn điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo.
2. Chương trình đào tạo phải được xây dựng theo những nguyên tắc sau:
- Chương trình đào tạo được thiết kế theo nguyên tắc mềm và phát triển theo
hướng kế thừa và tích hợp để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức và kỹ năng mà
người học đã tích luỹ ở các trình độ khác.
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 10
Luận văn tốt nghiệp
- Chương trình đào tạo phải phản ánh đúng mục tiêu đào tạo, yêu cầu học tập, nội
dung, phương pháp dạy và học, thời gian đào tạo, kế hoạch thực hiện và phương pháp
đánh giá theo trình độ và theo ngành đào tạo tương ứng.
- Chương trình đào tạo được thiết kế phải phù hợp với điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo.
-Ở giai đoạn thí điểm, chương trình đào tạo được ghi trong thoả thuận ĐTLT phải
trình lên Bộ GD&ĐT để phê duyệt.
3. Các thủ tục tuyển chọn và tổ chức đào tạo phải đảm bảo nguyên tắc công bằng,
dân chủ và công khai, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người.
4. Ngành nghề ĐTLT và chỉ tiêu đào tạo được Bộ GD&ĐT phê duyệt hàng năm
trên cơ sở nhu cầu nhân lực của từng ngành kinh tế và của địa phương cũng như điều
kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.
5. Danh mục ngành ĐTLT dọc phải đảm bảo tính nhất quán về tên gọi, nội dung
chương trình và thuộc danh mục ngành đào tạo đã được Nhà nước ban hành.
Điều 10. Công nhận kết quả học tập của người học giữa hai trường thoả thuận
đào tạo liên thông
quả học
tập @
của Tài
ngườiliệu
học trong
thống
dục quốc
Việc thừa
Trung tâm1. Học
liệunhận
ĐHkếtCần
Thơ
học hệ
tập
vàgiáo
nghiên
cứu
dân phải căn cứ vào sự tương đương về nội dung đào tạo, yêu cầu học tập, thời gian đào
tạo và thực tế thi kiểm tra tại thời điểm đào tạo.
2. Việc công nhận văn bằng chứng chỉ đào tạo của những người tốt nghiệp từ
nước ngoài về để được vào học trong các trường CĐ và ĐH tại Việt Nam phải căn cứ
vào sự tương đương nội dung chương trình đào tạo, kết quả học tập, thời gian đào tạo và
thực tế thi kiểm tra đánh giá. Tên gọi bằng cấp và bảng điểm được dịch thuật từ tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt, phải công chứng tại Việt Nam hoặc phải trình bản gốc của
văn bằng cho cơ sở đào tạo khi có yêu cầu.
3. Tuỳ theo qui trình đào tạo tại mỗi trường, người học có thể được công nhận kết
quả học tập theo tín chỉ, học phần, chương trình môn học và kết quả toàn khoá học để
được miễn trừ.
4. Nếu một trường từ chối công nhận kết quả học tập của một thí sinh đã tốt
nghiệp ở một trường khác thì phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ những lý do để
từ chối. Thời gian trả lời cho đương sự trong vòng một tháng kể từ ngày ký nhận được
yêu cầu.
Điều 12. Tổ chức các khoá đào tạo liên thông thí điểm
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 11
Luận văn tốt nghiệp
1. Thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở nội dung đào tạo, phương pháp tổ
chức đào tạo, điều kiện giảng dạy và thực hành để đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo (
theo chuẩn trình độ). Thời gian ĐTLT từ trình độ THCN đến trình độ cao đẳng không
dưới một năm 6 tháng và không quá hai năm. Thời gian ĐTLT từ trình độ cao đẳng đến
trình độ ĐH không dưới một năm sáu tháng và không quá hai năm.
2. Các môn học tiên quyết do các trường tự quy định dựa theo chương trình đào
tạo được phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần phải tổ chức các kháo học bổ sung kiến thức cho những
người đã trúng tuyển để có thể theo học được ở trình độ cao hơn, nhà trường phải tổ
chức các khoá học này trước khi bắt đầu tiến hành ĐTLT. Thời gian đào tạo các khoá bổ
sung kiến thức không vượt quá 2 tháng và không tính vào thời gian ĐTLT qui định tại
khoản 1 điều này.
4. Tổ chức ĐTLT thí điểm phải theo hình thức đào tạo tập trung chính qui.
Điều 13. Quản lý đào tạo liên thông
1. Vụ ĐH và Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề có trách nhiệm quản lý
chương trình ĐTLT, hướng dẫn giúp các trường phát triển chương trình đào tạo và giám
sát việc thực hiện các qui định.
Trung tâm2. Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Mỗi trường phân công một bộ phận với các chức năng tổ chức liên kết, xây
dựng chương trình, xác định các khoá ĐTLT, tư vấn hướng dẫn người học, giám sát,
đánh giá và báo cáo quá trình thực hiện.
Điều 17. Trách nhiệm của người học
1. Người học muốn tham dự thi tuyển vào học trong các chương trình ĐTLT cần
phải điền vào một bản đăng ký dự thi và nộp đủ hồ sơ, lệ phí theo yêu cầu. Trong trường
hợp cần thiết, người học phải xuất trình bản chính của chứng chỉ hoặc văn bằng đã được
cấp.
2. Người học phải tham dự một kỳ thi tuyển với một môn chuyên môn và một
môn cơ sở.
3. Khi được tuyển vào học, người học phải đóng học phí theo qui định chung của
Nhà nước.
4. Người học phải tuân thủ mọi qui chế đào tạo khác.
Điều 18. Quyền của người học
1. Người học được tuyển chọn theo nguyên tắc:
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 12
Luận văn tốt nghiệp
Người tốt nghiệp đạt loại giỏi sẽ được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.
Kết quả thi tuyển sẽ được cộng thêm từ 1-2 điểm do Hiệu trưởng quyết định điểm cộng
này; người tốt nghiệp loại khá sẽ được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; người
tốt nghiệp loại trung bình phải có kinh nghiệm làm việc gắn với chuyên môn được đào
tạo từ 2 năm trở lên mới được thi tuyển.
Người học thuộc diện chính sách, khi thi tuyển được ưu tiên theo các Qui chế
tuyển sinh hiện hành do Bộ GD&ĐT ban hành.
2. Người học phải được cung cấp thông tin trước lúc bắt đầu khoá học của họ tại
trường chuyển đi về những khoá học tương thích, điều kiện tiên quyết, hình thức thi
kiểm tra, và những yêu cầu khác mà trường chuyển đến sẽ dựa trên đó để tuyển chọn.
3. Người học có quyền yêu cầu cơ sở giáo dục đào tạo cung cấp các điều kiện
giáo dục với chất lượng như đã thông báo.
Điều 20. Công nhận tốt nghiệp
1. Việc công nhận tốt nghiệp tuân theo Qui chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi
và công nhận tốt nghiệp ĐH và CĐ hệ chính qui ban hành tại Quyết định số
04/1999/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 11-02-1999 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
2. Người học trước đây đã tốt nghiệp loại hình đào tạo chính quy thì trên văn
bằng tốt nghiệp các khoá ĐTLT sẽ được ghi nguyên loại hình đào tạo chính quy. Trong
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ĐTLT, không được phép chuyển đổi tên gọi loại văn bằng từ hệ đào tạo không chính
quy thành hệ đào tạo chính quy.
1.2. Các ưu điểm và nhược điểm của học chế tín chỉ [21]
1.2.1 Ưu điểm
Học chế tín chỉ được truyền bá nhanh chóng và áp dụng rộng rãi nhờ có nhiều ưu
điểm. Có thể tóm tắt các ưu điểm chính của nó như sau:
+Có hiệu quả đào tạo cao.
Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích lũy kiến thức và kỹ
năng của sinh viên để dẫn đến văn bằng. Với học chế này, sinh viên được chủ động thiết
kế kế hoạch học tập cho mình, được quyền lựa chọn cho mình tiến độ học tập thích hợp
với khả năng, sở trường và hoàn cảnh riêng của mình. Điều đó đảm bảo cho quá trình
đào tạo trong các trường ĐH trở nên mềm dẻo hơn, đồng thời cũng tạo khả năng cho
việc thiết kế chương trình liên thông giữa các cấp đào tạo ĐH và giữa các ngành đào tạo
khác nhau.
Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích lũy được
ngoài trường lớp để dẫn tới văn bằng, khuyến khích sinh viên từ nhiều nguồn gốc khác
nhau có thể tham gia học ĐH một cách thuận lợi.
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 13
Luận văn tốt nghiệp
+Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao.
Với học chế tính chỉ, sinh viên có thể chủ động ghi tên học các học phần khác
nhau dựa theo những qui định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến
thức. Nó cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập
khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu. Với học chế tín chỉ, các trường ĐH có
thể mở thêm ngành học mới một cách dễ dàng khi nhận được tín hiệu về nhu cầu của thị
trường lao động và tình hình lựa chọn ngành nghề của sinh viên. Học chế tín chỉ cung
cấp cho các trường ĐH một ngôn ngữ chung, tạo thuận lợi cho sinh viên khi cần chuyển
trường cả trong nước cũng như ngoài nước.
+Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo
Với học chế tín chỉ, kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần
chứ không phải theo năm học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá
trình học tiếp tục, sinh viên không bị buộc phải quay lại học từ đầu. Chính vì vậy giá
thành đào tạo theo học chế tín chỉ thấp hơn so với đào tạo theo niên chế.
Nếu triển khai học chế tín chỉ, các trường ĐH lớn đa lĩnh vực có thể tổ chức
những môn học chung cho sinh viên nhiều trường, nhiều khoa, tránh các môn học trùng
lắp ở nhiều nơi; ngoài ra sinh viên có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa khác
tổ chức
trênCần
cho phép
dụng
được
độihọc
ngũ giảng
viênnghiên
giỏi nhất và
Trungnhau.
tâmCách
Học
liệunói
ĐH
Thơsử@
Tài
liệu
tập và
cứu
phương tiện tốt nhất cho từng môn học. Kết hợp với học chế tín chỉ, nếu trường ĐH tổ
chức thêm những kỳ thi đánh giá kiến thức và kỹ năng của người học tích lũy được bên
ngoài nhà trường hoặc bằng con đường tự học để cấp cho một tín chỉ tương đương, thì
sẽ tạo thêm cơ hội cho họ đạt văn bằng ĐH. Ở Mỹ trên một nghìn trường ĐH chấp nhận
cung cấp tín chỉ cho những kiến thức và kỹ năng mà người học đã tích lũy được ngoài
nhà trường.
1.2.2 Các nhược điểm của học chế tín chỉ và cách khắc phục
Người ta thường nhắc đến 2 nhược điểm quan trọng sau đây của học chế tín chỉ:
+ Cắt vụn kiến thức:
Phần lớn các môđun trong học chế tín chỉ được qui định tương đối nhỏ, cỡ 3 hoặc
4 tín chỉ, do đó không đủ thời gian để trình bày kiến thức thật sự có đầu, có đuôi, theo
một qui trình tự diễn biến liên tục, từ đó gây ấn tượng kiến thức bị cắt vụn. Đây thật sự
là một nhược điểm, và người ta thường khắc phục nhược điểm này bằng cách không
thiết kế các môđun quá nhỏ dưới 3 tín chỉ, và trong những năm cuối người ta thường
thiết kế các môn học hoặc tổ chức các kỳ thi có tính tổng hợp để sinh viên có cơ hội liên
kết, tổng hợp các kiến thức đã học.
+Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên:
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 14
Luận văn tốt nghiệp
Vì các lớp học theo môđun không ổn định, khó xây dựng các tập thể gắn kết chặt
chẽ như các lớp theo khóa học nên việc tổ chức sinh hoạt đoàn thể của sinh viên có thể
gặp nhiều khó khăn. Chính vì nhược điểm này mà có người nói học chế tín chỉ "khuyến
khích chủ nghĩa cá nhân, không coi trọng tính cộng đồng". Khó khăn này là một nhược
điểm thật sự của học chế tín chỉ, tuy nhiên người ta thường khắc phục bằng cách xây
dựng các tập thể tương đối ổn định qua các lớp khóa học trong năm thứ nhất, khi sinh
viên phải học chung phần lớn các môđun kiến thức, và đảm bảo sắp xếp một số buổi xác
định không bố trí thời khóa biểu để sinh viên có thể cùng tham gia các sinh hoạt đoàn
thể chung..
1.3. Hiện trạng áp dụng học chế tín chỉ ở Việt Nam [21]
1.3.1. Việc triển khai học chế học phần
Cùng với học chế học phần, Bộ GD&ĐT đã ra quyết định 2677/ GD&ĐT ngày
3/12/1993 ban hành khung chương trình đào tạo, trong đó qui định khối lượng kiến thức
tối thiểu và phân bố các thành phần kiến thức cho các văn bằng ĐH. Cũng trong văn bản
nêu trên có đưa ra định lượng cho đơn vị học trình cơ bản (=15 tiết giảng lý thuyết hoặc
thảo luận = 30 đến 45 giờ thực hành thí nghiệm = 45 đến 90 giờ thực tập tại cơ sở = 45
đến 80 giờ chuẩn bị tiểu luận hoặc luận văn). Theo qui định đó một chương trình dẫn
đến bằng cử nhân 4 năm phải có khối lượng 210 đơn vị học trình.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Để đảm bảo sự thống nhất chung của qui trình đào tạo trong toàn bộ hệ thống
GDĐH, Bộ GD& ĐT ban hành các qui chế khung về đánh giá kết quả học tập, xét lên
lớp, tốt nghiệp, để căn cứ vào đó từng trường ĐH, cao đẳng xây dựng qui chế đánh giá
kết quả học tập riêng của mình. Do sự vận dụng khác nhau tùy theo điều kiện và trình độ
của từng trường, học chế học phần được thực hiện ở mỗi trường có các sắc thái khác
nhau: mức độ khác nhau về việc cung cấp trước cho sinh viên thông tin về chương trình
đào tạo, mức độ có sẵn các học phần để lựa chọn ở các trường, để học thêm các ngành
đào tạo chính, ngành đào tạo phụ hoặc văn bằng thứ hai...
1.3.2. So sánh các học chế học phần được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và học chế
tín chỉ ở Mỹ
Để hiểu rõ học chế học phần hiện nay ở Việt Nam và học chế tín chỉ ở ngay tại Mỹ,
chiếc nôi của học chế học phần, dưới đây sẽ nêu những điểm giống nhau và khác nhau
về bản chất và về việc thực hiện các học chế đó.
+ Giống nhau:
-Bản chất của cả hai học chế là sự tích lũy dần các môđun kiến thức để đạt được
văn bằng.
-Sinh viên được lựa chọn một số môđun cho chương trình học của mình.
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 15
Luận văn tốt nghiệp
-Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện nhờ điểm trung bình chung với
trọng số là số lượng tín chỉ của các môđun.
+ Khác nhau
- Các môđun kiến thức trong học chế tín chỉ của các trường ĐH Mỹ được thiết kế
theo trình độ năm học của sinh viên, tạo thuận lợi cho lựa chọn và lắp ghép, và nói
chung mỗi môđun bao gồm 3 hoặc 4 tín chỉ, các học phần trong các chương trình học ở
các trường ĐH nước ta đôi khi được thiết kế theo kiểu chia cắt cơ giới, có một số học
phần quá dài (hơn 4 đơn vị học trình) hoặc quá ngắn (1 đến 2 đơn vị học trình).
- Đối với các chương trình đào tạo của Mỹ có nhiều môđun khác nhau được đưa
ra để sinh viên lựa chọn nên mức độ tự do lựa chọn cao hơn; trong các chương trình đào
tạo của các trường ĐH của nước ta thường có rất ít môđun để lựa chọn.
- Lớp học theo học chế tín chỉ ở Mỹ thường được sắp xếp theo môđun, còn lớp
học trong học chế học phần ở Việt Nam vẫn sắp xếp theo khóa học.
- Tín chỉ ở Mỹ được qui định theo số giờ học mỗi tuần kéo dài trong một học kỳ,
tùy theo học kỳ ngắn hay dài mà tín chỉ lớn hay nhỏ (ví dụ semester credit bằng cỡ 1,5
quater credit vì semester kéo dài khoảng 15 tuần, quater kéo dài khoảng 10 tuần); Đơn
vị học trình của nước ta được qui định bằng tổng số 15 tiết học lý thuyết ở lớp mà không
Trungnóitâm
rõ số Học
giờ họcliệu
trongĐH
tuần.Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Trong học chế tín chỉ ở Mỹ có qui định số giờ lao động học tập tối thiểu cần
thiết của sinh viên cho một giờ lên lớp (thường là 2/1). Để đảm bảo qui định này thực sự
được thực hiện, ở các trường ĐH Mỹ phương pháp dạy và học đảm bảo tính chủ động
tích cực của sinh viên được áp dụng rộng rãi, đều kiện vật chất để áp dụng phương pháp
dạy và học đó cũng được đảm bảo đầy đủ (tài liệu học tập, thư viện, phòng thí nghiệm
cần cho sinh viên làm việc...). Việc qui định khối lượng tài liệu học tập và tham khảo
mà sinh viên phải đọc đối với một môđun và cách ra đề thi cho môđun đó dựa vào yêu
cầu của môn học và khối lượng tài liệu qui định (chứ không phải dựa vào những điều
mà giáo viên trình bày ở lớp). Việc ra đề như thế cho phép việc kiểm tra khả năng tự học
ngoài giờ cảu mỗi sinh viên. Ở Việt Nam chưa có qui định nói trên đối với học chế học
phần và cũng chưa đủ các điều kiện để thực hiện qui định như vậy. Vì khối lượng lên
lớp mỗi tuần khá lớn (thường là 30 tiết/tuần) nên ở Việt Nam thực chất thời gian chuẩn
bị của sinh viên cho mỗi tiết học ở lớp thường không quá 1/1. Như vậy, tính theo khối
lượng lao động học tập của sinh viên 1 tín chỉ của Mỹ bằng 1.5 đơn vị học trình của
nước ta.
- Ở các trường ĐH Mỹ, việc cung cấp thông tin về chương trình và lịch trình
giảng dạy, thi, kiểm tra cho sinh viên rất đầy đủ, đặc biệt thể hiện ở niên lịch giảng dạy
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 16
Luận văn tốt nghiệp
được công bố chính thức trước mỗi năm học. Thời gian biểu học và thi đã công bố được
thực hiện nghiêm chỉnh. Ở Việt Nam khi thực hiện học chế học phần điều này nói chung
chưa được nhiều trường thực hiện.
Như vậy, qua các so sánh nêu trên, có thể thấy rõ học chế học phần ở Việt Nam
cũng có bản chất như học chế tín chỉ của Mỹ, đó là tích lũy dần kiến thức được môđun
hóa. Nói cách khác, học chế học phần ở nước ta đã chứa một số yếu tố của học chế tín
chỉ ở Mỹ. Tuy nhiên tính mềm dẻo của học chế học phần ở nước ta chưa cao như học
chế tín chỉ ở Mỹ, nói cách khác chúng ta chưa tận dụng triệt để các ý tưởng làm mềm
dẻo qui trình đào tạo như học chế tín chỉ của Mỹ
1.3.3.Việc triển khai học chế học phần triệt để (học chế tín chỉ) ở một số trường ĐH
nước ta
Như đã phân tích ở trên, căn cứ vào qui chế đào tạo đã ban hành và việc thực
hiện học chế học phần, có thể thấy học chế học phần ở nước ta chưa đạt được độ mềm
dẻo, vì nó chưa thể hiện các ý tưởng của học chế tín chỉ một cách triệt để. Bởi vậy học
chế học phần chỉ có thể xem như một bước đệm trong quá trình chuyển từ học chế niên
chế sang học chế tín chỉ. Bước đệm này là cần thiết khi điều kiện vật chất và trình độ đội
ngũ giáo chức chưa hội đủ để thực hiện học chế tín chỉ thực sự.
niên khóa
GD& @
ĐT khuyến
khích
các tập
trườngvà
ĐHnghiên
cải tiến học
Trung tâmTừHọc
liệu1993-1994
ĐH CầnBộThơ
Tài liệu
học
cứu
chế học phần để học chế học phần triệt để hơn, hoặc nói cách khác là áp dụng học chế
tín chỉ kiểu Mỹ cho qui trình đào tạo ĐH ở nước ta.
Nơi đầu tiên thực hiện quá trình chuyển đổi này là các trường ĐH Đà Lạt, Cần
Thơ, Thủy Sản Nha Trang (niên khóa 1994-1995), một khoa của trường ĐH Xây dựng
Hà Nội, trường ĐH dân lập Thăng Long...Cần lưu ý là việc chuyển từ học chế học phần
sang học chế tín chỉ thực chất là cải tiến và tăng sự mềm dẻo của học chế học phần hiện
có, do đó đây là một quá trình liên tục, không phải đột biến. Cũng không phải hễ sử
dụng thuật ngữ tín chỉ thay cho đơn vị học trình để đo lường khối lượng lao động học
tập thì được gọi là áp dụng học chế tín chỉ. Một ví dụ về hiện tượng này là trường hợp
ĐH mở Bán công Tp.HCM: trong "Sổ tay sinh viên năm 2003" có ghi là nhà trường áp
dụng học chế tín chỉ nhưng trong "Sổ tay sinh viên 2004" lại tuyên bố là áp dụng học
chế niên chế kết hợp với học phần.
+ Hiện trạng áp dụng học chế tín chỉ ở nước ta
- Về đơn vị đo lường
Tuy tất cả các trường nói trên đều gọi đơn vị đo lường khối lượng lao động học
tập của sinh viên là tín chỉ, nhưng định mức của đơn vị không thống nhất. Các trường
ĐHCT, ĐHKHTN thuộc ĐH Quốc Gia Tp.HCM định nghĩa tín chỉ giống như định
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 17
Luận văn tốt nghiệp
nghĩa đơn vị học trình trong Quyết định 2677/GD&ĐT của Bộ GD&ĐT, và cũng qui
định văn bằng cử nhân ứng với khối lượng học tập là 210 tín chỉ. Riêng ĐHBK
Tp.HCM định nghĩa tín chỉ giống như định nghĩa của hệ thống tín chỉ của Mỹ, và qui
định văn bằng kỹ sư thiết kế cho 4,5 năm ứng với khối lượng 155 tín chỉ. Các trường nói
trên đều có tổ chức thêm học kỳ hè 7 đến 8 tuần. ĐH Dân lập Thăng Long thiết kế học
chế tín chỉ theo môn học tương tự như các niên lịch giảng dạy ở các trường ĐH của Mỹ.
-Về cách thiết kế các học phần.
Mỗi học phần được thiết kế có từ 1 đến 6 tín chỉ ở ĐH KHTN thuộc ĐHQG
Tp.HCM, thậm chí có học phần chứa số bán nguyên 1,5 tín chỉ từ 1 đến 4 tín chỉ tại
ĐHBK thuộc ĐHQG Tp.HCM, tại đây có một số trường hợp số giờ lên lớp hàng tuần
nhiều hơn số tín chỉ. Như vậy là ngay trong một ĐHQG cách định nghĩa tín chỉ và cách
thiết kế môn học cũng không giống nhau.
- Về điều kiện dạy và học, phương pháp dạy và học
ĐHBK Tp.HCM là nơi đảm bảo tài liệu học tập tương đối tốt: mỗi môn học được
qui định phải có ít nhất 1 tài liệu tiếng Việt, 1 tài liệu Tiếng Anh và một tài liệu tham
khảo khác. Ở các trường khác việc đảm bảo tài liệu có yếu hơn. Điều kiện giảng dạy,
ĐHBK Tp.HCM trang bị máy chiếu lắp ở mọi phòng học và máy chiếu đa phương tiện
17 giảng
cũng
nhiềuliệu
cố gắng
phương
này. Tuy
Trungchotâm
Họcđường,
liệu các
ĐHtrường
Cầnkhác
Thơ
@cóTài
họcvềtập
và diện
nghiên
cứu
nhiên, phương pháp dạy và học mới nhằm dạy cách học, đảm bảo tính chủ động của
sinh viên và tận dụng công nghệ mới được sử dụng chỉ ở một bộ phận giáo chức và học
phần, chưa trở thành phổ biến trong các trường áp dụng học chế tín chỉ. Vì vậy, vấn đề
đổi mới phương pháp dạy và học chủ yếu không phải ở phương tiện, trang bị mà là ở
con người.
- Về tổ chức thu học phí
Học phí được thu theo số lượng học phần mà sinh viên đăng ký, giá mỗi học
phần được tính tùy theo số giờ lý thuyết, bài tập, thực tập,... ĐHBK Tp.HCM qui đổi ra
tín chỉ học phí đối với mỗi học phần để định giá học phần. ĐHCT có sáng kiến hợp
đồng với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn để Ngân hàng giúp thu học
phí và chuyển về tài khoản nhà trường, sáng kiến này tăng tính chuyên môn hóa và đảm
bảo sự trong sáng của khâu thu phí.
- Về các tổ chức sinh hoạt tập thể trong cộng đồng sinh viên
Đây là vấn đề nhiều người quan tâm, vì nó liên quan đến một nhược điểm của
học chế tín chỉ. Các trường áp dụng học chế tín chỉ đều tổ chức hai loại lớp học: lớp
khóa học gồm các sinh viên đăng ký vào học cùng ngành đào tạo ở năm đầu tiên, lớp
học phần gồm các sinh viên cùng học một học phần. Lớp khóa học giữ cố định trong cả
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 18
Luận văn tốt nghiệp
khóa học, nơi thông báo các thông tin về học tập và tổ chức các sinh hoạt học tập liên
quan đến học phần. Để đảm bảo các sinh hoạt của lớp khóa học đều tổ chức vào thứ 7 và
chủ nhật. ĐHBK Tp.HCM tổ chức tốt các hoạt động "mùa hè xanh", vận động quyên
góp ximăng xây hàng trăm "cầu Bách Khoa" cho các vùng nông thôn Đồng bằng Sông
Cửu Long. Các sinh hoạt theo chủ đề tỏ ra hấp dẫn hoặc tổ chức đi phỏng vấn người
nước ngoài ở các cơ sở du lịch để về trình bày lại trong các hội thảo nhằm tăng cường
năng lực ngoại ngữ. Đối với các lớp học phần, do sức ép của khối lượng học tập lớn nên
sinh viên cũng tự động tổ chức các hình thức trao đổi học tập theo nhóm để hỗ trợ nhau
trong việc chuẩn bị bài tập...Nói chung tuy việc tổ chức lớp theo khóa học hoàn toàn cố
định bị phá vỡ, "lớp khóa học" tương đối ổn định trong một vài năm đầu vẫn được duy
trì để tổ chức mọi sinh hoạt đoàn thể của sinh viên, kết hợp với các "lớp học phần" tạm
thời. Hơn nữa, với sự sáng tạo của sinh viên trong hoàn cảnh mới, với sức ép mạnh mẽ
của khối lượng học tập đòi hỏi tính chủ động cao của sinh viên, nhược điểm liên quan
của học chế tín chỉ có thể được khắc phục tốt. Thành tích hoạt động sinh viên và Đoàn
TNCS của ĐHBK Tp.HCM trong phong trào sinh viên Tp.HCM chứng tỏ điều đó.
Qua việc triển khai học chế tín chỉ ở một số trường ĐH nước ta, có thể thấy rõ
học chế tín chỉ mang lại nhiều lợi ích trong công tác giáo dục đào tạo ở trường ĐH: nó
làm cho sinh viên chủ động hơn trong hoạt động học tập, đặc biệt nó tạo một tác phong
nghiệp
đốiliệu
với mọi
độngThơ
của nhà
kể cả học
trong tập
sinh viên
và trong giáo
Trungcông
tâm
Học
ĐHhoạt
Cần
@trường,
Tài liệu
và nghiên
cứu
chức, vì mọi hoạt động đào tạo trong trường phải được khớp nối đúng thời gian và địa
điểm. Với học chế tín chỉ việc hỗ trợ sinh viên thuộc diện chính sách hoặc diện học yếu
phải kéo dài thời gian học tập thuận lợi hơn nhiều so với kiểu học theo niên chế. Tuy
nhiên, việc triển khai học chế tín chỉ cũng gặp rất nhiều khó khăn về phía những người
trực tiếp thực hiện: trước hết, đối với sinh viên, những người đã được "chăn dắt" từ
trường phổ thông khi bước vào trường ĐH hết sức ngỡ ngàng về mọi mặt, học chế tín
chỉ tạo nên bước chuyển khá đột ngột, họ phải mất một thời gian để làm quen. Đối với
giáo chức, khó khăn lớn nhất là tình trạng quá tải hiện nay của hoạt động giảng dạy ở tất
cả mọi trường ĐH làm họ không còn đủ thời gian đầu tư vào việc cải tiến phương pháp
giảng dạy và các hoạt động khác mà học chế tín chỉ đòi hỏi. Hơn nữa, học chế tín chỉ
làm cho mức độ tự do của giáo chức giảm nhiều vì họ phải được gắn với các giờ học và
lớp học xác định phân bố trong suốt cả học kỳ, rất khó bố trí tập trung thời gian cho các
hoạt động khác ở ngoài trường. Từ đó cần có những vận động để hoạt hóa sinh viên và
nâng cao trách nhiệm của giáo chức thì việc triển khai học chế tín chỉ mới thuận lợi.
1.4 Về phương hướng mở rộng và cải tiến học chế tín chỉ ở nước ta. [21]
Chủ trương về việc mở rộng và cải tiến học chế tín chỉ ở nước ta. Nhằm tăng tính
liên thông của hệ thống GDĐH nước ta và hội nhập với GDĐH thế giới, trong mấy năm
gần đây Nhà nước đã đưa ra chủ trương mở rộng áp dụng học chế tín chỉ trong hệ thống
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 19
Luận văn tốt nghiệp
GDĐH nước ta. Trong "Qui hoạch mạng lưới trường ĐH, cao đẳng giai đoạn 20012010" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 47/2001/QĐ-TTg có nêu:
các trường cần "thực hiện qui trình đào tạo linh hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức qui
trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ". Trong "Báo cáo về tình hình giáo dục"
của Chính phủ trước kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2004 lại khẳng định mạnh mẽ hơn:
"Chỉ đạo đẩy nhanh việc mở rộng học chế tín chỉ ở các trường ĐH, cao đẳng, trung học
và dạy nghề ngay từ năm học 2005-2006, phấn đấu để đến năm 2010 hầu hết các trường
ĐH, cao đẳng đều áp dụng hình thức tổ chức đào tạo này. Như vậy để thực hiện được
các chủ trương của Nhà nước về mở rộng học chế tín chỉ, cần khẩn trương xây dựng một
lộ trình chuyển đổi từ học chế học phần hiện nay sang học chế tín chỉ trong toàn hệ
thống GDĐH.
1.5. Về lộ trình chuyển đổi [21]
Các nhà giáo dục đã đề xuất một số bước của lộ trình chuyển đổi sang học chế tín
chỉ cho toàn bộ hệ thống GDĐH nước ta.
a. Rút kinh nghiệm về việc thực hiện học chế học phần hiện tại, và đặc biệt là học
chế tín chỉ ở một số trường ĐH để nêu ra những yếu kém cần khắc phục và phương
hướng phát triển.
Chuẩnliệu
bị đầyĐH
đủ các
văn Thơ
bản khung
cho toàn
hệ thống
chế tín chỉ.
Trung tâmb. Học
Cần
@ Tài
liệubộhọc
tậpvềvàhọcnghiên
cứu
Điều chỉnh những qui định trong các văn bản đã có trái với bản chất của học chế tín chỉ.
Tổ chức tập huấn cho giáo chức và cán bộ quản lý các trường ĐH về học chế tín chỉ.
c. Các trường tổ chức thiết kế lại hoặc rà soát lại chương trình đào tạo các ngành
học, phân chia và xây dựng lại chương trình chi tiết các học phần theo tinh thần học chế
tín chỉ và kiến thức cập nhật, hiện đại. Bộ điều phối xây dựng chương trình mẫu của một
số học phần thuộc khu vực giáo dục đại cương để các trường tham khảo nhằm tăng mức
độ thống nhất tạo cơ hội để chuyển tiếp tín chỉ. Các khối ngành đào tạo triển khai áp
dụng thành quả của quá trình xây dựng chương trình khung vừa qua.
d. Bộ và các trường tìm biện pháp tăng số lượng đội ngũ giáo chức để giảm một
cách đáng kể tải trọng giảng dạy, đồng thời tạo cơ chế nâng cao thu nhập của giáo chức,
xem đây là khâu quan trọng nhất để triển khai thành công việc chuyển đổi sang học chế
tín chỉ.
e. Triển khai một cuộc vận động đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và
học, phương pháp đánh giá kết quả học tập trong hệ thống GDĐH.
f. Chuẩn bị nghiệp vụ cho đội ngũ cố vấn học tập. Nghiên cứu các hình thức thích
hợp cho việc tổ chức và hoạt động của các đoàn thể sinh viên.
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 20
Luận văn tốt nghiệp
g. Xây dựng các công cụ phổ biến cho sinh viên về chương trình và qui trình học
tập, phục vụ học chế tín chỉ, đặc biệt là niên lịch giảng dạy.
h. Xây dựng hệ thống tài liệu học tập cho mọi học phần bằng cách: (1) qua mạng
liên kết thư viện thông báo các tài liệu liên quan đến học phần đã có trong các trường
ĐH; (2) Tổ chức liên kết các trường ĐH khai thác các nguồn tư liệu mở trên mạng (tổ
chức biên dịch, phổ biến); (3)Tổ chức phối hợp biên soạn các tài liệu phục vụ các học
phần không đủ tài liệu.
i. Dựa vào các trung tâm học liệu nòng cốt và các trường ĐH mạnh xây dựng các
bộ công cụ phục vụ giảng dạy và đánh giá học phần, trước hết là các học phần giáo dục
đại cương, các học phần các môn cơ sở cho nhóm ngành. Tổ chức trao đổi và chuyển
giao các công cụ này.
k. Liên kết xây dựng và phổ biến, chuyển giao các công nghệ điều hành đào tạo
theo học chế tín chỉ: các phần mềm quản lý đào tạo, các công cụ chuyên dụng để đăng
ký học phần, các phần mềm tiếp cận trực tuyến.
l. Với sự khuyến khích và điều phối của Bộ, các trường có khả năng có nhiều
sinh viên chuyển đổi tổ chức trao đổi ký kết công nhận lẫn nhau về học phần tín chỉ, đặc
biệt là các trường cao đẳng cộng đồng và các trường ĐH có chuyên ngành liên quan.
Trung tâmm.Học
CầnĐH
Thơ
@tổTài
tập và
nghiên
cứu
Quan liệu
hệ vớiĐH
các trường
và các
chứcliệu
điều học
phối GDĐH
trong
khu vực và
trên thế giới để thỏa thuận về việc công nhận văn bằng và tín chỉ của nhau.
1.6. Phương hướng đổi mới và hoàn thiện nội dung dạy học ĐH
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo các cử nhân khoa học tương
lai, tùy theo yêu cầu của các trường ĐH, các chuyên ngành khoa học, nội dung dạy học
cần được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn của các lĩnh vực khoa học nhất định.
Tuy nhiên với xu hướng phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ và thời đại, nội
dung dạy học ở ĐH phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện theo các hướng cơ bản sau:
+ Nội dung dạy học ở ĐH phải phù hợp với mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung,
các nhiệm vụ dạy học ở ĐH nói riêng.
Với mục tiêu đào tạo có chất lượng và hiệu quả cao các cử nhân khoa học, nội
dung dạy học ở ĐH phải phản ánh đậm nét những tri thức khoa học cơ sở và tri thức
khoa học chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học chuyên nghành. Trên cơ sở những tri
thức đã có phải rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng phương pháp luận và các phương pháp tự
học, tự nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Nội dung học vấn phải đảm bảo tính toàn
diện, tính hệ thống, đảm bảo logic khoa học chặt chẽ cũng như sự cân đối giữa các môn
học, giữa lý thuyết và thực hành, sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục….
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 21
Luận văn tốt nghiệp
+ Phải hiện đại hóa nội dung dạy học ở ĐH
Một trong những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng khoa
học – kỹ thuật – công nghệ phát triển như vũ bão với sự bùng nổ thông tin và sự lão hóa
tri thức đang diễn ra ở mọi lĩnh vực khoa học và đời sống xã hội. Thực tiễn đó đòi hỏi
phải không ngừng phản ánh những thành tựu mới nhất về các lĩnh vực khoa học vào nội
dung chương trình dạy học ở ĐH. Đó là yêu cầu cấp bách trong giáo dục – đào tạo ĐH
nhằm tiến tới cập nhật hóa, quốc tế hóa, từng bước làm cho giáo dục ĐH nước ta ngang
tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới
+ Tăng cường tính tư tưởng và tính nhân văn trong nội dung dạy học ở ĐH
Để đào tạo các cử nhân khoa học có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của thời kì công nghiệp, hiện đại hóa đất nước, cùng với việc trang bị nội dung
học vấn, nội dung dạy học ĐH phải mang tính chất giáo dục tư tưởng đạo đức, giáo dục
ý thức công dân, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung và ý thức trách nhiệm với cộng
đồng… Tính tư tưởng và tính nhân văn phải được lồng ghép, được phản ánh đậm nét
trong nội dung từng bài giảng, tùy theo tính chất và đặc trưng của các môn học.
+ Nội dung dạy học ĐH phải phản ánh được thực tiễn đời sống xã hội của đất
nước nói chung, thực tiễn giáo dục - đào tạo nói riêng
Trung tâmViệc
Học
Cần
Thơ
@ tạo
Tàinóiliệu
học
cứu
xácliệu
định ĐH
nội dung
giáo
dục đào
chung,
nộitập
dungvà
dạynghiên
học ĐH nói
riêng phải xuất phát từ thực tiễn giáo dục phong phú, đa dạng của cách mạng khoa học –
kỹ thuật, của nền kinh tế tri thức, của cơ chế thị trường đang sôi động trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn đó cần được phản ánh đậm nét trong nội
dung các môn học. Điều đó thể hiện mối quan hệ tương tác giữa mục đích – nội dung và
môi trường trong qui trình đào tạo ở ĐH.
Với các phương hướng trên, vấn đề đổi mới hoàn thiện nội dung dạy học ĐH
đang là yêu cầu cấp bách trong lý luận dạy học ĐH hiện nay. Vấn đề này đòi hỏi các nhà
nghiên cứu, các cán bộ quản lý và giảng dạy ở ĐH cần đầu tư trí tuệ và dành cho sự
quan tâm đặc biệt.[3,tr.90-92]
1.7. Các phương pháp học tập ở bậc ĐH
1.7.1.Tự học ở ĐH
Tự học là hình thức dạy học cơ bản ở ĐH. Đó là hoạt động nhận thức của cá
nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến
hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, hoặc không theo chương trình mà sách giáo khoa đã
được qui định. Tự học có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học, nhưng nó có tính độc
lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân.
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 22
Luận văn tốt nghiệp
+ Hoạt động tự học ở ĐH có ý nghĩa rất quan trọng.
Nó giúp cho sinh viên tự lực nắm vững tri thức, kỹ năng kỹ xảo về nghề nghiệp
tương lai. Trong quá trình tự học, mỗi sinh viên tự vận động, từng bước biến vốn kinh
nghiệm của loài người đã tích lũy trong quá trình lịch sử thành vốn kiến thức riêng cho
bản thân. Ở đây, sinh viên đã thể hiện ở trình độ cao vai trò của chủ thể nhận thức của
mình. Kết hợp và thống nhất một cách hài hòa vai trò chủ thể nhận thức với vai trò đối
tượng điều khiển trong dạy học.
Tự học không những giúp cho sinh viên không ngừng nâng cao chất lượng và
hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường ĐH mà trong tương lai, người cán bộ
khoa học cần phải có năng lực, hứng thú, thói quen, phương pháp tự học thường xuyên,
để không ngừng làm phong phú thêm, hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình, tránh khỏi
sự lạc hậu trước sự bùng nổ thông tin khoa học, kỹ thuật trong thời đại ngày nay.
Mặc khác, tự học còn giúp cho sinh viên hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện
ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, bồi dưỡng hứng thú học tập, say mê
nghiên cứu khoa học….
+ Tự học ở ĐH là 1 hình thức tổ chức dạy học cơ bản có nội dung rất phong phú.
Nội dung này bao gồm toàn bộ những công việc học tập do cá nhân và có khi do
Trungtậptâm
Học
ĐHngoài
CầngiờThơ
@ Tài
tậpngười
và sinh
nghiên
cứu
thể sinh
viênliệu
tiến hành
học chính
khóa:liệu
hoặchọc
bản thân
viên độc
lập tiến hành, ngay cả giờ học trên lớp. Ví dụ như chỉnh lý lại vở ghi, đọc sách, ghi nhớ
bài, làm bài tập, chuẩn bị tham gia các hoạt động thực tế, thực tập… Như vậy, ở ĐH
khối lượng công việc tự học rất lớn, tính chất hoạt động tự học rất đa dạng, thời gian
dành cho sinh viên tự học tương đối nhiều. Thông thường, thời gian tự học tương đương
với thời gian học chính khóa. Vì vậy khi tiến hành tự học sinh viên sẽ gặp nhiều mâu
thuẫn như mâu thuẫn giữa khối lượng công việc phải hoàn thành và chất lượng cần đạt
được; mâu thuẫn giữa khối lượng, chất lượng công việc với các điều kiện chủ quan (ý
thức và trình độ tổ chức tự học, điều kiện sức khỏe…) và các điều kiện khách quan (tài
liệu, điều kiện sinh hoạt..).
Để giải quyết mâu thuẫn đảm bảo chất lượng tự học, sinh viên phải biết xây dựng
và thực hiện kế hoạch cũng như thời gian biểu tự học. [3,tr.156-157]
1.7.2 Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức dạy học bắt buộc đối với sinh
viên. Qua nghiên cứu khoa học, sinh viên bước đầu tập vận dụng một cách tổng hợp
những tri thức đã học về nghề nghiệp tương lai của mình, qua đó có thể đào sâu, mở
rộng vốn hiểu biết của họ.
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 23
Luận văn tốt nghiệp
Qua nghiên cứu khoa học, sinh viên từng bước vận dụng phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực tiễn. Đó là điều kiện để học, tiến hành
hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu của mình, bước đầu góp phần giải quyết
những vấn đề do thực tiễn nghề nghiệp đặt ra. Trên cơ sở đó sinh viên sẽ tiếp tục hoàn
thiện và đổi mới vốn tri thức của mình dưới ảnh huởng của cách mạng khoa học – công
nghệ; rèn luyện tác phong phẩm chất tốt đẹp của nhà nghiên cứu (làm việc có kế hoạch,
cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc….).
Vì vậy, trong quá trình học tập ở trường ĐH, mọi sinh viên nhất thiết phải tham
gia nghiên cứu khoa học. Có thể nói rằng, chúng ta không thể chấp nhận được người
sinh viên với tư cách là người cán bộ khoa học có trình độ cao trong tương lai mà lại
đứng ngoài dửng dưng với hoạt động nghiên cứu khoa học.[3,tr.166-167]
1.8 Những thuận lợi, khó khăn trong giảng dạy và học tập học phần quang học
1.8.1 Thuận lợi
+ Người dạy:
Áp dụng những công nghệ hiện đại như Overhead vào trong tiết dạy làm cho tiết
dạy sinh động hơn, hình ảnh sinh động, trực quan.
Có chia ra nhóm tạo điều kiện để các thành viên trong nhóm trao đổi làm cho khả
năng tư duy sinh viên tăng lên.
Trung tâm+ Học
Người liệu
học: ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Được sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình của giáo viên và sự hợp tác tốt, tích cực
của các bạn trong nhóm.
Có sự chuẩn bị kỹ trước khi đến tiết giải bài tập do được sự tự giác của mỗi thành
viên và ý thức của tập thể nhóm.
1.8.2 Khó khăn
+ Người dạy:
Do thời gian quá ngắn mà khối lượng kiến thức quá lớn nên phần nào cũng gây
khó khăn trong việc nâng cao, mở rộng kiến thức cho người học.
Vì thời gian hạn chế nên không thể sửa tất cả các bài tập cho tất cả các nhóm chỉ
sửa những bài tiêu biểu điển hình.
+ Người học
Khối lượng kiến thức nhiều như thế mà thời gian trong tuần chỉ có 3 tiết nên mỗi
tuần thầy trò chỉ gặp nhau một lần nên rất khó có cơ hội trao đổi trực tiếp với giáo viên.
Đa số các thành viên trong nhóm không cùng một thời khóa biểu nên việc tập
trung cùng một nhóm giải quyết kịp thời công việc là rất khó khăn.
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 24
Luận văn tốt nghiệp
Chương II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
QUANG HỌC Ở THPT VÀ CAO ĐẲNG
2.1. Chương trình Quang học ở THPT
2.1.1. Đại cương
Quang học là ngành khoa học về các hiện tượng liên quan tới ánh sáng, các định
luật quang học, các dụng cụ quang học được sử dụng trong khoa học và đời sống. Quang
học gồm có 2 phần là: quang học tuyến tính và quang học phi tuyến. Quang học tuyến
tính chỉ khảo sát các hiện tượng quang học với các nguồn sáng thông thường, nguồn
sáng đó có trường sáng yếu. Khi đó những chùm sáng yếu truyền vào môi trường vật
chất, thì các tính chất quang học của môi trường như: chiết suất, hệ số hấp thụ, hệ số tán
xạ, độ phân cực… Không phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng. Quang học phi tuyến
thì ngược lại, nó khảo sát các hiện tượng quang học với các nguồn sáng mạnh như laze
hay máy phát lượng tử. Khi đó các tính chất quang học của môi trường phụ thuộc vào
cường độ của ánh sáng. Môi trường lúc này có tính chất phi tuyến.
Trung tâm
Họctrình
liệuquang
ĐHhọc
Cần
Thơchỉ@nghiên
Tài cứu
liệucáchọc
nghiên
cứu
ở THPT
hiện tập
tượngvà
quang
học, nằm
Chương
trong phạm vi của quang học tuyến tính. Nó bao gồm các lý thuyết về quang học như: lý
thuyết quang hình học, lý thuyết phôtôn, lý thuyết quang học sóng …Nhằm làm cơ sở để
giải thích các hiện tượng quang học như: phản xạ, khúc xạ, giao thoa, nhiễu xạ ánh
sáng... Tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản không đi sâu vào các nguyên lý, các biểu
thức toán học phức tạp, vì trình độ toán học và các môn khoa học khác của HS chưa đủ.
Không phải ngẫu nhiên mà chương trình Quang học được xếp sau các phần khác
như: cơ học, nhiệt học, điện học. Sở dĩ có sự sắp xếp như thế, là vì các phần trước có
nhiệm vụ bổ sung kiến thức, cho HS có thể hiểu được phần Quang học. Ví dụ như: HS
không thể hiểu được thuyết sóng ánh sáng, nếu như chưa học phần sóng cơ học và sóng
điện từ, cũng như không thể hiểu được phần lượng tử ánh sáng, nếu như không có kiến
thức cơ bản về điện học.
Về kiến thức cơ bản và rèn luyện các kỹ năng cho HS: có thể nói chương trình
quang học ở THPT nhằm cung cấp cho HS những kiến thức hết sức cơ bản và phù hợp
với quan điểm hiện đại. Các định luật các thuyết được đưa ra dưới dạng thông báo, HS
chỉ cần hiểu và vận dụng chúng để giải thích các hiện tượng quang học, không cần phải
đi sâu nghiên cứu. Các hiện tượng quang học cũng được trình bày thật đơn giản, các
công thức được chứng minh bằng những thủ thuật toán học mà HS đã biết, nhằm giúp
GVHD: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang: 25