Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

(SKKN 2022) giúp học sinh lớp 10a4 trường THPT tĩnh gia 3 phòng chống tệ nạn ma túy thông qua hình thức dạy học dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH LỚP 10A4 – TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY THƠNG QUA HÌNH
THỨC DẠY HỌC DỰ ÁN
MỤC LỤC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục cơng dân

THANH HỐ NĂM 2022
1


Mục lục
Nội dung
1. Mở đầu………………………………………………………
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………….....
2
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….....
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………....
1.5. Những điểm mới của sáng kiến………………………………………
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………...
2


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm……………………………...
2
2.1.1. Phương pháp dạy học dự án…………………………………………
2.1.2. Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án………………………………...
2.1.3. Các bước tổ chức dạy học dự án…………………………………….
2.1.3.1. Công đoạn chuẩn bị………………………………………………..
2.1.3.2. Công đoạn thực hiện……………………………………………….
2.1.3.3. Công đoạn tổng hợp. ……………………………………………
2.1.3.4. Công đoạn đánh giá… ……………………………………………
2.1.4. Đánh giá dự án………………………………………………………
2.1.5. Ưu nhược điểm của dạy học dự án…………………………………..
2.1.5.1. Ưu điểm……………………………………………………………
2.1.5.2. Nhược điểm………………………………………………………..
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………....
3
2.3. Các giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề………………..…....
4
2.3.1. Khách thể nghiên cứu………………………..................................
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu……………………...……..................................
5
2.3.3. Quy trình nghiên cứu………………………………………………
2.3.3.1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………….
2.3.3.2. Chuẩn bị thực nghiệm……………………………………………
2.3.3.3. Nội dung thực nghiệm……………………………………………
2.3.3.4. Tiến hành thực nghiệm…………………………………………….
2.3.3.5. Đo lường và thu thập dữ liệu………………………………………
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường……………………..…………......
13
2.4.1. Phân tích dữ liệu.............................................................................

2.4.1. Bàn luận kết quả.............................................................................
3. Kết luân, kiến nghị …………………………………..……………
2

Trang
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
5
6
6
6
6
7

7
7
7
11
12
12
12
12


14
3.1. Kết luận……………………………………………..………….
14
3.2. Kiến nghị..........................................................................................
15
Tài liệu tham khảo......................................................................................
16
Phụ lục

12
12
13
14

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Tệ nạn ma túy và các chất gây nghiện đang gây khủng hoảng toàn thế giới
nói chung và nước ta nói riêng. Tệ nạn này đang phát triển theo chiều hướng xấu
trong một bộ phận thanh thiếu niên, gây sự lo lắng cho xã hội. Tác hại không chỉ
ở chỗ gây nghiện và dẫn đến tội ác làm băng hoại thế hệ trẻ mà còn ở chỗ

phương cách sử dụng Ma túy chủ yếu qua con đường tiêm chích làm cho sự lây
nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất rộng. Mặc dù thông tin về tác hại
của Ma túy và các chất gây nghiện đã được các phương tiện thông tin đại chúng
đăng tải rất nhiều, nhưng vẫn cịn khơng ít người chưa thấy rõ tác hại của Ma
túy và các chất gây nghiện.
Thống kê gần đây cho thấy, trong số hơn 246.000 người nghiện ma túy có
hồ sơ quản lý của cả nước, dưới 16 tuổi chiếm 0,1%, từ 16 đến dưới 30 tuổi
chiếm 48%, nếu tính đến độ tuổi 35 thì tỷ lệ này thậm chí lên đến 76%, 8% sử
dụng ma túy lần đầu dưới 18 tuổi; 60% số người sử dụng ma túy lần đầu dưới 25
tuổi.
Trước tình hình thực tế ma túy có xu hướng tấn cơng vào học đường, tơi
mong muốn học sinh có sự hiểu biết về ma túy để có các phịng tránh tệ nạn này.
Với lí do trên, tơi chọn đề tài: “Giúp học sinh lớp 10A4 - trường THPT
Tĩnh Gia 3 phòng chống tệ nạn ma túy thơng qua hình thức dạy học dự án.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận về phương pháp dạy học dự án và thực trạng về việc sử
dụng phương pháp đó trong tun truyền phịng chống tệ nạn ma túy, sáng kiến
kinh nghiệm đề xuất một số phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của cơng tác tun truyền phịng chống tệ nạn ma túy thơng qua hình thức dạy
học dự án cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Tĩnh Gia 3.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10A4 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy năm học
2021-2022 trường THPT Tĩnh Gia 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- LêNin
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, điều tra xã hội
- Phương pháp khảo sát, trao đổi, thăm dò ý kiến của học sinh.
3



- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
Đưa ra câu hỏi và những hình ảnh thật đang diễn ra trong xã hội, nhằm mục
đích gây sự chú ý của học sinh bên cạnh đó những hình ảnh giúp học sinh có cái
nhìn đúng về tác hại của ma túy. Dạy học theo dự án là một mơ hình dạy học lấy
học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan
thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tịi, hiện
thực hố những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản
phẩm của chính mình.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án
2.2.1. Phương pháp dạy học dự án là gì?
Dạy học theo dự án là một mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó
giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ
mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tịi, hiện thực hố những kiến thức đã
học trong q trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương
trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng
quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối
cảnh thực tế.
Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có
thể lơi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các
em. Thông thường học sinh sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành
viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương
tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự
án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những
sản phẩm có chất lượng.
2.1.2. Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án
Người học là trung tâm của quá trình dạy học.
Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn.
Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình.

Dự án địi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên.
Dự án có tính liên hệ với thực tế.
Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thơng qua sản phẩm và q
trình thực hiện.
Cơng nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học.
Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự
án.
2.1.3. Các bước tổ chức dạy học dự án
2.1.3.1. Công đoạn chuẩn bị
* Công việc của giáo viên:
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu
cần đạt được.
4


- Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai
cần, ý tưởng và tên dự án.
- Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: làm thế nào để học sinh thực
hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt
được.
- Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều
kiện thực hiện dự án trong thực tế.
* Công việc của học sinh:
- Cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giá
- Làm việc nhóm để xây dựng dự án
- Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời
gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân cơng cơng việc
trong nhóm.
- Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.
2.1.3.2. Công đoạn thực hiện

* Công việc của GV:
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án
- Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự
án.
* Công việc của HS:
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo
đúng kế hoạch.
- Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được.
- Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo.
- Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần tổng hợp
- Thường xuyên phản hồi, thơng báo thơng tin cho giáo viên và các nhóm
khác qua các buổi thảo luận
2.1.3.3. Công đoạn tổng hợp
* Công việc của GV:
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án
- Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS.
* Cơng việc của HS:
- Hồn tất sản phẩm của nhóm.
- Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.
2.1.3.4. Công đoạn đánh giá
* Công việc của GV:
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.
- Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
* Cơng việc của HS:
- Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm.
- Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra.
5



Các công cụ đánh giá này phải được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện
dự án, tại các thời điểm quan trọng hay vào giai đoạn cuối của dự án.
Những kĩ thuật đánh giá trên cung cấp thông tin có giá trị cho cả giáo viên
và học sinh. Mỗi kĩ thuật đưa ra những phương pháp và công cụ đồng nhất. Điều
then chốt là phải hiểu được các mục đích khác nhau của chúng, chúng được thiết
kế như thế nào, và cuối cùng, xử lí kết quả thu được ra sao.
2.1.4. Đánh giá dự án
Đánh giá dự án không chỉ đơn thuần là đánh giá sản phẩm của dự án mà
còn phải đánh giá mức độ hiểu, khả năng nhận thức và kĩ năng của học sinh
đồng thời theo dõi sự tiến bộ ở các em. Một số công cụ đánh giá:
- Bài kiểm tra viết và kiếm tra nói: Các bài kiểm tra có thể đưa ra được
chứng cứ trực tiếp về khả năng tiếp thu kiến thức và hiểu kiến thức của học sinh.
- Sổ ghi chép: Sổ ghi chép là những phản ảnh về việc học và những hồi
đáp với những gợi ý ở dạng viết. Ngoài những phản hồi, các gợi ý giúp thể
hiện rõ các kỹ năng tư duy cụ thể ở những phần quan trọng của dự án.
- Phỏng vấn và quan sát dựa trên kế hoạch đã chuẩn bị: Các cuộc phỏng
vấn miệng chính thức, được lên lịch với các thành viên trong nhóm để thăm dị
sự hiểu bài của học sinh. Thể thức câu hỏi phỏng vấn là yêu cầu học sinh giải
thích và đưa ra lý do về cách hiểu vấn đề. Các quan sát cũng được tiến hành
tương tự nhưng dùng cho việc đánh giá kỹ năng, tiến trình và sự thể hiện năng
lực và cũng có thể được thực hiện bởi học sinh.
- Sự thể hiện: là những bài trình bày, các sản phẩm và các sự kiện mà học
sinh thiết kế và thực hiện để thể hiện quá trình học tập của các em.
- Kế hoạch dự án: Kế hoạch dự án giúp học sinh tự chủ trong học tập. Học
sinh xác định mục tiêu, thiết kế chiến lượcđể đạt mục tiêu, đặt thời gian biểu và
xác định các tiêu chí để đánh giá.
- Phản hồi qua bạn học: Phản hồi của bạn học giúp cho học sinh tiếp thu
được đặc điểm về chất lượng học tập qua đánh giá việc học của bạn học.
- Quan sát các nhóm làm việc để hỗ trợ đánh giá kỹ năng cộng tác.

- Các sản phẩm: Sản phẩm là những gì học sinh sáng tạo ra hoặc xây dựng
nên thể hiện việc học tập của các em.
2.1.5. Ưu nhược điểm của dạy học dự án
2.1.5.1. Ưu điểm
Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy
học này.
Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án:
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
- Phát triển khả năng sáng tạo;
- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;
- Phát triển năng lực đánh giá.
6


2.1.5.2. Nhược điểm
- Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu
tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản;
- Đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy dạy học dự án khơng thay thế cho
phương pháp thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần
thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống.
- Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
Năm học 2021- 2022 trường chúng tối vẫn tiếp tục thực hiện chuyên đề
giáo dục tuyên truyền phòng chống ma túy trong trường với mục tiêu ngăn chặn
ma túy học đường. Trường THPT Tĩnh Gia 3 được thành lập từ năm 1991, tại xã
Tĩnh Hải, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi có điều kiện tương đối phát triển

so với mặt bằng trung của thị xã, do đó khơng tránh khỏi trường hợp các em học
sinh sa vào tệ nạn ma túy.
Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công dạy môn Giáo dục
công dân các lớp khối 10 và 11, trong đó có lớp 10A4 với tổng số học sinh là 42
em, nam là 20 em, nữ là 22 em. Qua kết qua kiểm tra chất lượng học kì 1, lớp
đạt:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Học lực
(42)

Hạnh
kiểm
(42)

Số
lượng
33
Tốt
Số
lượng
40

Tỉ lệ
78.6%

Số
lượng


8
Khá
Số
Tỉ lệ
lượng
95.2% 2

Tỉ lệ
19%
Tỉ lệ
4.8%

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

1
2.4%
Trung bình
Số
Tỉ lệ
lượng
0
0%


0
Yếu
Số
lượng
0

Tỉ lệ
0%
Tỉ lệ
0%

Qua khảo sát thực tế cũng như thực tiễn giảng dạy ở trường THPT, tơi thấy
hầu hết trong q trình giảng dạy các giáo viên của trường sử dụng những
phương pháp dạy học sau: Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thảo
luận nhóm, nêu vấn đề…. Các phương pháp này đều có những ưu điểm và
nhược điểm riêng. Tuy nhiên đều giống nhau là chưa tạo hứng thú, phát huy tính
tự lực, trách nhiệm, khả năng sáng tạo, đặc biệt là năng lực cộng tác làm việc
nhóm.
Chính vì điều này làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình
trạng trên. Tơi đã suy nghĩ và tìm tòi đề tài: “Giúp học sinh lớp 10A4 - trường
THPT Tĩnh Gia 3 phịng chống tệ nạn ma túy thơng qua hình thức dạy học dự
án.”
2.3. Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Khách thể nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh lớp 10A4 chia thành 4 nhóm.
7


Đưa ra các nội dung cần tìm hiểu để các nhóm tìm hiểu và thực hiện sản
phẩm.

Các nhóm liên hệ với nhau, hỗ trợ nhau.
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu
Chọn 2 lớp 10A4 và 10A5 với tỉ lệ học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi
tương đương nhau.
Lớp 10A4 là lớp thực nghiệm, lớp 10A5 là lớp đối chứng.
Lớp 10A4 và 10A5 sẽ cùng kiểm tra 1 tiết ngay sau khi thực nghiệm kết
thúc.
Đề kiểm tra hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận, có câu hỏi vận dụng.
2.3.3. Quy trình nghiên cứu
2.3.3.1. Mục đích thực nghiệm
Bao giờ cũng vậy, lý luận cần có thực tiễn kiểm chứng cịn thực tiễn thì cần
có lý luận soi sáng. Bởi lý luận mà khơng có thực tiễn kiểm chứng sẽ trở thành
lý luận sng, cịn thực tiễn mà khơng có lý luận dẫn đường sẽ là thực tiễn mù
quáng. Thế nên sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về phương pháp dạy học dự án
tơi đã tiến hành thực nghiệm để:
- Đánh giá tính khả thi của đề tài.
- Kiểm định mức độ hứng thú cũng như khả năng tìm hiểu bài học, kiến
thức của học sinh.
- Cho học sinh kiểm tra 1 tiết, giáo viên sẽ biết được thành công và hạn chế
của việc dạy học dự án từ đó sẽ phát huy và điều chỉnh (nếu cần) để có thể đưa
vào những bài giảng sau này.
2.3.3.2 Chuẩn bị thực nghiệm
Với bất kỳ cơng việc gì cũng vậy, khâu chuẩn bị bao giờ cũng quyết định
rất nhiều đến kết quả. Chính vì thế chúng tôi đã cố gắng chuẩn bị thật tốt cho
thực nghiệm. Quy trình chuẩn bị thực nghiệm như sau:
- Vận động sự ủng hộ của đối tượng thực nghiệm.
- Xác định đối tượng, trình độ đối tượng, sau đó tiến hành hướng dẫn cách
làm cụ thể trong từng nội dung.
- Phổ biến với đối tượng thực nghiệm những điều cần chuẩn bị.
- Hướng dẫn học sinh chuyển nội dung thực nghiệm sang powerpoint, thử

đi thử lại chương trình tránh mọi sai sót đáng tiếc.
2.3.3.3. Nội dung thực nghiệm
Các kiến thức phòng chống tệ nạn ma túy:
- Khái niệm ma túy.
- Các dạng ma túy.
- Các biến thể của ma túy hiện nay được phổ biến trong thanh thiếu niên.
- Tác hại của ma túy.
- Biểu hiện của người nghiện.
- Cách phịng tránh khi bị lơi kéo, dụ dỗ sử dụng ma túy.
2.3.3.4. Tiến hành thực nghiệm
Nhóm 1: Tìm hiểu chung về ma túy
8


Ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần có nguồn gốc tự nhiên hoặc
nhân tạo, khi đưa nó nó vào cơ thể người (bằng các đường: hút, hít, chích, uống,
nhai..) làm cho người sử dụng phải lệ thuộc vào nó và có thể gây ra những hậu
quả nguy hiểm cho người sử dụng và cộng đồng.
- Có 2 hình thức lệ thuộc vào Ma túy:
Lệ thuộc về mặt thể chất: người nghiện phải tiếp tục dùng Ma túy bằng bất
cứ giá nào, bởi nếu ngưng Ma túy sẽ đưa đến những cơn vật vã do thiếu ma túy,
có khi rất trầm trọng. Khi lệ thuộc Ma túy về thể chất, người ta thường thấy có
hiện tượng tăng liều, có nghĩa là người dùng Ma túy phải tăng liều lượng mới có
cảm giác sảng khối giống như ban đầu.
Lệ thuộc về mặt tâm lý: Có sự thơi thúc tâm lý mạnh mẽ phải sử dụng
thuốc để đạt được cảm giác dễ chịu do Ma túy mang lại. Đây mới chính là sự lệ
thuộc nguy hiểm, vì cho dù đã được điều trị, khơng cịn vật vã, nhưng người
nghiện vẫn dùng Ma túy trở lại. Một số Ma túy ít gây những cơn vật vã nhưng
người dùng vẫn nghiện, không bỏ được vì sự lệ thuộc về mặt tâm lý.
CÁC LOẠI MA TÚY VÀ TÁC HẠI CỦA MA TÚY:

Phân loại Ma túy theo nguồn gốc, gồm có: Ma túy tự nhiên, Ma túy bán
tổng hợp, Ma túy tổng hợp.
- Tự nhiên: Thuốc phiện, Morphin, Cần sa
- Bán tổng hợp: Heroin, Cocain
- Ma túy tổng hợp: Ma túy đá

Hình 1: Một số loại ma túy (sưu tầm)

9


Hình 2: Ma túy dạng đá, kẹo (sưu tầm)
MỘT SỐ HÌNH THỨC MỚI CỦA CHẤT GÂY NGHIỆN TRONG
THANH THIẾU NIÊN HIỆN NAY
- Hít keo: (keo dán gỗ, kim loại) thực chất là hít các dung mơi hữu cơ. Việc
hít keo thường được thực hiện bằng cách hít trực tiếp bằng mũi hoặc bằng miệng
từ các chai, lọ đựng, hoặc cho vào túi nylon và sau đó chụp lên mũi, miệng hoặc
trùm qua đầu. Tệ nạn hít keo đầu tiên được phát hiện vào năm 2006 tại TPHCM
và sau đó lan ra một số địa bàn khác. Khi hít vào sẽ gây cảm giác lâng lâng, đê
mê tuy nhiên nó gây tổn hại phổi, gan, thận, gây suy tủy xương (tủy sống
là……), rối loạn nhịp tim, thối hóa não, nếu hít thường xuyên sẽ gây ung thư.
- Hút pin: (còn gọi là thuốc lào Canada) gọi như vậy vì nó có xuất xứ từ
Canada. Nó được chế biến dưới dạng sợi thuốc, quấn vào giấy để hút. Loại
“Pin” này cũng gây nghiện như các loại ma túy khác. Hút lâu dài sẽ gây tổn
thương tế bào não, có thể làm người sử dụng suy nhược thần kinh, mất khả năng
tập trung.
- Hút Shisha: (cịn gọi là thuốc lào Ả rập) đó là một thứ thuốc sợi của Ả
rập, được chế tạo từ một loại cỏ mọc ở vùng đất Trung Đông. Hiện nay, một số
quán nước trà chanh mở rộng dịch vụ cung cấp Shisha cho giới trẻ hút. Do có
nhiều mùi được giới trẻ ưa thích như: trái cây, socola, capuchino, chính vì có

mùi trái cây nên nhiều người sau khi sử dụng cảm thấy phê thuốc nhưng ai cũng
nghĩ nó vơ hại. Một lượt hút Shisha thường kéo dài hơn 40 phút và gồm từ 50 –
200 lần hít, người hút có thể hít nhiều gấp 100 – 200 lần lượng khói và nhiều
hơn 70% lượng nicotine so với hút một điếu thuốc lá, nước trong bình shisha
khơng lọc được các thành phần độc hại trong khói thuốc. Do đó nguy cơ ung thư
phổi, lao phổi là rất lớn, làm hỏng mô màng phổi, làm ung thư phổi phát triển.
Ngồi ra, ung thư vịm miệng và miệng cũng dễ xảy ra do sự tăng trưởng tế bào
ung thư trong khoang miệng v vv. Nhiễm khuẩn do dùng chung vòi hút không
được vệ sinh sạch sẽ, lây lan viêm gan A, B. Đặc biệt là gây nghiện do trộn các
chất gây nghiện khác để tăng độ phê.
Nhóm 2: Tìm hiểu về tác hại của ma túy

10


- Nghiện ma túy gây ra hậu quả nghiêm trọng trước hết đối với chính bản
thân người nghiện, cùng với đó, tệ nạn ma túy cịn gây ra những hậu quả nghiêm
trọng về nhiều mặt đối với đời sống xã hội.
- Đối với sức khỏe người nghiện ma túy: các chất ma túy phá hoại ghê gớm
sức khỏe người nghiện cả về thể chất lẫn tinh thần, cụ thể là: ngồi những hậu
quả như đã nêu ở trên thì việc sử dụng ma túy bằng cách tiêm chích sẽ gắn liền
với những hậu quả như: viêm tắc tĩnh mạch (do ma túy bị trộn với nhiều hợp
chất khác để tăng lợi nhuận…), nhiễm trùng máu do sử dụng bơm kim tiêm
không sạch. Đặc biệt, việc sử dụng bơm kim tiêm để chích ma túy là nguyên
nhân chính làm lây lan một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: viêm gan B,
C, HIV/AIDS (căn bệnh thế kỷ mà hiện nay y học chưa có thuốc đặc trị).
- Trật tự an tồn xã hội: có thể nói ma túy là nguyên nhân, là điều kiện, là
cầu nối với các tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự khác. Để thỏa mãn cơn nghiện,
thường người nghiện sẽ xin tiền (thường rất nhiều 100, 200 thậm chí cả triệu
đồng) người thân, bạn bè, nếu khơng có họ sẽ bằng cách vi phạm pháp luật để có

tiền mua ma túy.
Nhóm 3: Biểu hiện của người nghiện
1. Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy trễ,
ngày ngủ nhiều.
2. Hay tụ tập, đi lại với người khơng có việc làm, không lao động, không
học hành, hay chơi thân với người nghiện ma túy.
3. Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó, dù đang
bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để đi.
4. Thích ở một mình, ít hoặc khơng muốn tiếp xúc với người khác (kể cả
người thân trong gia đình)
5. Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đơi khi nói nhiều, nói dối hay có
biểu hiện chống đối, cáu gắt.
6. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ
sinh cá nhân (lười tắm). Nếu là học sinh thì đi học muộn, trốn học, học lực giảm
sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.
7. Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính
đáng, thường xun xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và gia đình (chà
đồ nhơm, đem đi sửa)
8. Túi áo, cặp sách, phịng ở thường có những thứ như: giấy bạc, thuốc lá,
kẹo cao su, hộp quẹt gas, bơm kim, tiêm, ống thuốc…
9. Có dấu kim tiêm trên mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khuỷu tay, mặt trong
mắt cá chân, bẹn, cổ
10. Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu ở trên cịn có các
biểu hiện khác như: sức khỏe giảm sút rõ rệt, thường xuyên ngáp, mắt lờ đờ,
môi thâm, cơ thể hơi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.
Nhóm 4: Thủ đoạn lơi kéo và cách phịng tránh
THỦ ĐOẠN LƠI KÉO:
- Nói ngon ngọt, hình ảnh kích động liên quan đến ma túy
11



- Khuyến mại, tô vẽ sai sự thật về ảnh hưởng của Ma túy (quên u sầu, thấy
mình dũng cảm hơn…)
- Cho thấy tận mắt cảnh sử dụng ma túy để kích thích tính tị mị.
- Bí mật cho ma túy vào thức ăn, đồ uống.
- Sử dụng “vệ tinh” quan sát phát hiện những HS ăn chơi lêu lổng, có
tiền…
- Thơng qua những HS nghiện để lơi kéo.
- Cưỡng bức sử dụng ma túy: dựa vào những yếu điểm trong việc kiểm soát
bản thân (bỏ học, trốn học, chơi game, nợ nần, sợ gia đình, nhà trường biết, dọa
cơng khai để buộc các em phải phục tùng ....).
CÁCH PHÒNG TRÁNH:
- Học tập, nắm vững các quy định đối với cơng tác phịng, chống ma túy và
nghiêm chỉnh chấp hành.
- Khơng sử dụng ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, không thử dù chỉ một
lần. Nên nhớ là: chỉ cần một lần thử để rồi nghiện, nhưng cần cả cuộc đời để cai
nghiện, thậm chí khơng cai được.
- Khơng tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy hoặc làm những việc có
liên quan đến ma túy.
- Phát hiện những thanh niên, học sinh sử dụng các chất ma túy thì phải báo
cho thầy, cơ và cơng an cơ sở nơi gần nhất để có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Phát hiện những đối tượng có hành vi dụ dỗ, lôi kéo, các đối tượng phạm
tội ma túy xung quanh trường học hoặc khu vực nơi mình ở hãy báo cho thầy cô
và công an cơ sở để có biện pháp giải quyết.
- Khi bị lơi kéo, dụ dỗ bằng mọi hình thức (tình cảm, vật chất) hãy khéo léo
từ chối, tuyệt đối không được cả nể, hay vì sĩ diện mà sử dụng ma túy.
- Khi bị cưỡng bức, đe dọa thì phải tìm cách trì hỗn để không thực hiện và
báo cho cơ quan công an gần nhất. Nếu khơng có cách nào khác, thì sau khi sử
dụng phải báo ngay cho người thân, gia đình và cơ quan cơng an để có biện
pháp phịng tránh.

2.3.3.5. Đo lường và thu thập dữ liệu
Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Nhóm đối chứng
4.8
6.3
6.5
5.3
7.8
5.5
5.3
4.5
5.5
8
6.5
4.3

5.5
5.3
12

Nhóm thực nghiệm
7.5
7
6.8
8
8.3
7.3
7
6.8
8.5
6.8
7.5
7.8
8.3
9


15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42

4.8
6
6.5
4.8
8.3
8
3.8
4.3
4.8
6.5

6.3
6.8
5
5.3
5.8
8
2.8
3.5
6.5
4.5
5.5
5
6.3
6.8
5
6
6.3
5.8

6.8
8
7.5
7.8
7.8
7
8
6.5
8.3
6.8
9

6.8
7.3
7
7.5
8
9.3
5.8
6.8
7.8
9
5.5
9
8.5
7.5
7.3
6.3
6.5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến
2.4.1. Phân tích dữ liệu
Mốt
6.5
6.8
Trung vị
5.5
7.5
Trung bình
5.691111111
7.562222222
Độ lệch chuẩn

1.215771775
0.870811766
Giá trị xác suất P
0.00000000000070
SMD
1.539031543
2.4.2. Bàn luận kết quả
- Giá trị trung bình của 2 nhóm là 5.69 và 7.56 là khác nhau, nhóm thực
nghiệm điểm cao hơn.
- Độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng là 1.21 > nhóm thực nghiệm là 0,87
cho thấy điểm số của nhóm thực nghiệm ổn định và ít biến động hơn.
- Giá trị xác suất p < 0,05, cho thấy dữ liệu thu thập là có giá trị, có ý
nghĩa, khơng bị tác động ngẫu nhiên và nó có giá trị đối với nội dung đang
nghiên cứu.
13


- Mức độ ảnh hưởng SMD =1.539 >1 cho thấy biện pháp nguyên cứu có
ảnh hưởng rất lớn, biện pháp tốt, giải pháp ngun cứu có tính thực tiễn, có ý
nghĩa đối với đề tài và ứng dụng trong hoạt động sư phạm.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Từ phân tích số liệu thực tế ta thấy sử dụng phương pháp dạy học dự án thì
sẽ làm cho học sinh:
- Tăng tính chuyên cần, nâng cao tính tự lực và thái độ học tập
- Kiến thức thu được tương đương hoặc nhiều hơn so với những mơ hình
dạy học khác do khi được tham gia vào dự án học sinh sẽ trách nhiệm hơn trong
học tập so với các hoạt động truyền thống khác trong lớp học.
- Có cơ hội phát triển những kỹ năng phức hợp, như giải quyết vấn đề, hợp
tác và giao tiếp.

3.2. Kiến nghị
Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trị trung
tâm, là chun gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong dạy học dự
án, giáo viên là chỉ là người hướng dẫn và tham vấn chứ không phải là “cầm tay
chỉ việc” cho học sinh của mình. Theo đó, giáo viên khơng dạy nội dung cần học
theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề
của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo
vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung
cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh)…
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm
2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Thị Hiền
4. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2007), Giáo dục công dân 10 (Sách giáo khoa),
NXB Giáo dục, Hà Nội. (Bài 15- Công dân với một số vấn đề cấp thiết của
nhân loại)
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2007), Giáo dục công dân 12 (Sách giáo khoa),
NXB Giáo dục, Hà Nội. (Bài 2- Thực hiện pháp luật)
3. TS. Nguyễn Văn Cư, Ths. Nguyễn Duy Nhiên (đồng chủ biên), (2007), Dạy
và học môn Giáo dục công dân ở trường THPT những vấn đề lí luận và thực
tiễn, NXB Đại học sư phạm.
4. Hồng Anh Đức, Tơ Thụy Diễm Quyên, (đồng chủ biên), Học tập qua dự án,
NXB Giáo dục Việt Nam.

14


5. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2004. Dạy học theo dự án- Một
phương pháp có chức năng kép trong đào tạo. Tạp chí Giáo dục, số 80.
6. Nguyễn Văn Cường, 2006. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp
dạy học ở trường THPT. Dự án phát triển giáo dục THPT 2006.
7. . Tài liệu tuyên truyền cơng tác phịng
chống ma túy, Phịng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh
Sơn La, 2021
8. Phân loại ma
túy, Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa

PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

Hình 3: Sản phẩm tuyên truyền phòng chống ma túy của học sinh

15


Hình 4: Sản phẩm tun truyền phịng chống ma túy của học sinh

Hình 5: Sản phẩm tun truyền phịng chống ma túy của học sinh
16


Hình 6: Sản phẩm tun truyền phịng chống ma túy của học sinh

Hình 7: Học sinh tham gia tiết học dự án

17


Hình 8: Sản phẩm của học sinh

Hình 9: Học sinh tham gia tiết học dự án

18


Hình 10: Học sinh tham gia tiết học dự án

19



×