Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy qua các giờ dạy môn GDCD ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.55 KB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
" GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY QUA CÁC GIỜ
DẠY MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THCS ”
1
A. Đặt vấn đề
I. Lời mở đầu
Đất nước ta hiện nay đang có những đổi thay kì diệu về mọi mặt như kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế giúp cho cuộc sống của nhân
dân ngày càng tốt đẹp hơn. Trước những sự đổi thay đó chúng ta còn gặp không ít những
khó khăn phức tạp mà cuộc sống hôm nay đòi hỏi sự thử thách và rèn luyện của mỗi
chúng ta. Cùng với sự đổi thay của đất nước thì hàng loạt các tệ nạn xã hội nổi lên. Trong
các tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma tuý nói riêng nó như những liều thuốc độc đang
tàn phá, huỷ hoại những cái tốt đẹp mà chúng ta đã và đang xây dựng. Nó ngấm ngầm
huỷ diệt nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người. Thế hệ trẻ ngày nay phải có nghị
lực, nhận thức để tránh xa những cám dỗ của ma tuý. Là một giáo viên trực tiếp giảng
dạy môn GDCD, tôi tự nhận thức cần phải tuyên truyền cho học sinh hiểu rõ tác hại của
ma tuý, hãy nói không với ma tuý. Để các em có một cuộc sống lành mạnh, trong sáng,
gia đình hạnh phúc.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng
Tệ nạn ma tuý hiện nay đang là mối lo ngại mang tính chất hoàn cầu, có nguy cơ huỷ diệt
sự sống của loài người. Xuất phát từ lợi nhuận thu được của việc bán ma tuý nên đã có
nhiều đương dây xuyên Quốc gia, có nhiều "ông trùm" trên thế giới. Chúng không thể bỏ
bất cứ một thủ đoạn dã man tàn bạo, kể cả việc chém giết người: Chúng còn thuê cả đàn
bà, trẻ em nuốt cái túi cao su bọc kín chứa Hêrôin, chuyên chở qua đường hàng không
Nhiều người nghèo vì hám lợi đã bị lôi kéo vào đường dây này.
2
Những người nghiện và buôn bán ma tuý đã gây nhiều thảm hoạ cho con người và xã hội.
Hàng chục triệu gia đình rơi vào cảnh nghèo nàn, đói khổ. Chính vì vậy việc đấu tranh
phòng chống tệ nạn ma tuý đã thực sự trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới.


Liên hợp quốc đã tổ chức uỷ ban quốc tế chống ma tuý (Intepor) và đã có công ước quốc
tế về kiểm soát ma tuý.
Việc buôn bán và nghiện hút là vấn đề hết sức lo ngại ở Việt Nam. Xuất phát từ nhận
thức còn hạn chế của nhiều người dân cũng như những phong tục cổ hủ của một số địa
phương. Tình trạng buôn bán và hút hít ma tuý ngày càng phổ biến không chỉ ở miền núi
mà cả ở những vùng đồng bằng, nhất là vùng trung tâm thị xã thành phố lớn. Mặc dù
Đảng, nhà nước đã kịp thời đưa ra những biện pháp ngăn cấm có tính pháp lệnh: Ngày 30
- 08 - 1987 Ban Bí thư TW Đảng ra chỉ thị 13/CP TW yêu cầu "Tổ chức vận động nhân
dân không trồng cây thuốc phiện" tiếp đó Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam tại điều
61 đã ghi nghiêm cấm sản xuất, vận chuyên, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc
phiện và các chất ma tuý khác". Tuy nhiên việc buôn bán và nghiện hút ma tuý vẫn liên
tục diễn ra, nhiều người đã bị pháp luật xử tử, tù chung thân, án 10 năm, 20 năm Còn có
kẻ vì buôn bán, hám lợi, chém giết lẫn nhau.
Một thực trạng rất thương tâm đã diễn ra liên tiếp trong những năm gần đây, tình trạng
nghiện hút ma tuý ở học sinh - sinh viên khá phổ biến. Theo báo cáo số liệu 1485/C11
ngày 13/9/1997 của Bộ nội vụ cho thấy: Đã phát hiện 2617 học sinh - sinh viên sử dụng
và nghiện ma tuý, trong đó có 832 sinh viên. Điều đáng tiếc là có giáo viên mắc nghiện
ma tuý: "Lai Châu 24, Sơn La 6, Tuyên Quang 4 ". Ngoài ra nhân dân không kể hết.
Nhằm chặn đứng đẩy lùi tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý ở các trường học. Bộ giáo dục đào tạo
đã hướng dẫn các địa phương, trường học đẩy mạnh hoạt động nội khoá và ngoại khoá
nhằm tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội.
3
Tiến tới một xã hội trong sạch vững mạnh - văn minh.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Đứng trước những thực trạng hết sức đau lòng do tệ nạn ma tuý gây ra, nhất là những học
sinh còn quá trong trắng, ngây thơ. Bản thân tôi là một giáo viên trung học cơ sở, được
trực tiếp giảng dạy môn giáo dục công dân các khối 8. Do vậy tôi xác định rõ mình cần
phải có trách nhiệm giáo dục các em học sinh trở thành những công dân hoàn thiện, tránh
xa những cám dỗ do ma tuý gây ra. Để làm được điều đó đòi hỏi các em học sinh phải
hiểu biết nhất định về ma tuý. Nhưng do thời lượng ở các môn học, tiết học chính khoá

còn ít cho nên chỉ có thể tổ chức cho các em một số hoạt động lồng ghép thông qua các
tiết học. Chính vì vậy, tôi đã chọn vấn đề này để nghiên cứu và thực hiện với mong muốn
giúp các em học sinh trung học cơ sở có những nhận thức đúng đắn về tệ nạn ma tuý.
Thông qua các hoạt động giáo dục trong các giờ học và ngoài giờ lên lớp, có thể thực
hiện được các nội dung về giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý nhằm giúp học sinh
PTCS nắm được:
- Ma tuý là gì? Ma tuý có nguồn gốc từ đâu? có những loại ma tuý nào?
- Tính chất nguy hiểm của ma tuý đối với bản thân người nghiện, với gia đình và cộng
đồng xã hội. Vì sao ma tuý là tệ nạn xã hội nguy hiểm?
- Nguyên nhân nào dẫn đến tệ nạn ma tuý?
- Những chủ trương, biện pháp, những quy định của nhà nước về phòng chống và kiểm
soát ma tuý.
- Trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc thực hiện phòng chống ma tuý, trên cơ
sở đó mỗi học sinh cần nhận thấy rõ trách nhiệm của mình khi còn ngồi trên ghế nhà
trường là phải chăm lo học tập, tích cực trau dồi, rèn luyện tư tưởng đạo đức. Tránh xa và
4
kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý, xây dựng trường học
trong sạch, lành mạnh.
B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện.
1. Khảo sát đối tượng học sinh trước khi áp dụng đề tài:
Trước khi tiến hành áp dụng vấn đề này, ngay từ đầu năm học này tôi tiến hành khảo sát
tình hình học sinh trong mà tôi được phân công giảng dạy, phần lớn các em có nhận thức
còn rất hạn chế về tác hại của tẹ nạn ma túy.
2. Nguyên nhân đưa đến thực tiễn trên:
Trường THCS Tuân Đạo được xây dựng trên địa bàn xã. Phần lớn người dân sống bằng
nông nghiệp thuần tuý, ít có các tệ nạn xã hội xảy ra, nhất là tệ nạn ma tuý. Họ chỉ biết
ma tuý qua truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng.
Học sinh của trường phần lớn con em địa phương, phải lao động phụ giúp gia đình ngoài
giờ học nên điều kiện để đọc sách báo, hay theo dõi thông tin đại chúng còn hạn chế.

Chính vì vậy hầu hết các em chưa nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về tác hại của
tệ nạn ma tuý.
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
Căn cứ vào tình hình khảo sát nhận thức của học sinh về ma tuý và nguyên nhân đưa đến
thực tiễn để giúp học sinh có thêm nhận thức đúng đắn hơn. Theo điều kiện của trường
THCS Tuân Đạo tôi tiến hành những giải pháp phòng chống tệ nạn ma tuý bằng việc tổ
chức các hoạt động cụ thể sau:
1. Thi tìm hiểu về tệ nạn ma tuý và cách phòng chóng.
5
Tên hoạt động: "Hãy tránh xa ma tuý"
* Mục tiêu: Giúp học sinh có được những hiểu biết sâu sắc về tệ nạn ma tuý, một tệ nạn
nguy hiểm đang có nguy cơ xâm nhập tuổi trẻ học đường. Từ đó nắm được những cách
thức và biện pháp phòng chống, kiểm soát ma tuý.
- Kỹ năng thu thập tư liệu: Tìm cái gì? tìm ở đâu bằng cách gì?
- Có khả năng trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
* Nội dung:
- Những hiểu biết cơ bản về ma tuý, những tác hại của ma tuý đối với sức khoẻ của con
người, với gia đình, với xã họi
- Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma tuý, những biện pháp phòng chống tệ nạn mà nhà
trường và xã hội thực hiện.
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phòng chống và kiểm soát ma tuý hiện nay.
Hình thức hoạt động
- Thi tìm hiểu về ma tuý
- Thi vẽ tranh theo tổ
* Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện hoạt động: Những câu hỏi về ma tuý
a). Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Ma tuý là gì?
* A. Là một nhóm thuốc đặc biệt về thành phần có tác dụng giảm đau và gây ngủ.
B. Là một nhóm thuốc đặc biệt về thành phần kích thích ăn nhiều cơm.

6
*C. Là một nhóm thuốc đặc biệt về thành phần, có thể dùng trong y học như một chất gây
mê tạo cảm giác dịu tạm thời.
Câu 2: Luật phòng chống ma tuý được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
vào ngày, tháng, năm nào?
* A. 09/12/2000
B. 08/09/2000
C. 10/07/2000
Câu 3: Những cây nào có chứa chất ma tuý:
A. Cây thuốc phiện (cây Anh Túc)
B. Cây cô ca
C. Cây cần sa
* D. Cả A, B, C
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây đâu là TNXH?
A. Đánh đập trẻ em
* B. Nghiện ma tuý
C. Tranh chấp nhà cửa
Câu 5: Hãy chỉ ra đâu là hậu quả của nghiện ma tuý?
*A. ốm yếu, suy sụp thần kinh, làm tan nát hạnh phúc gia đình.
B. Giảm đau, gây buồn ngủ
C. Kích thích ăn nhiều cơm.
7
Câu 6: Trong cơ sở cai nghiện, những người nghiện ma tuý nào được bố trí vào các
khu vực tách riêng với những người nghiện ma tuý khác để quản lý và điều trị?
A. Người chưa thành nên
B. Phụ nữ
C. Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
* D. cả A, B, C.
Câu 7: Trong các loại ma túy sau, loại ma tuý nào có tác động mạnh nhất tới não?
* A. Môc fin

B. Cô ca in
C. Hê rô in
(Môc fin là 1 trong những chất giảm đau tốt nhất, được chế tạo từ thuốc phiện, có tác
động mạnh nhất tới não người. Sau khi dùng nó, mọi nỗi ưu tư đều tan biến, người ta trở
nên bình tĩnh, thư giãn thường trong trạng thái lơ mơ).
Câu 8: Luật phòng chống ma tuý có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
A. 05-01-2001
B. 06-03-2001
* C. 01-06-2001
Câu 9: Trong các hành vi sau, hành vi nào là phạm luật phòng chống ma tuý?
* A. Trồng cây có chứa chất ma tuý
* B. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản chất ma tuý
C. Buôn bán trẻ em.
8
Câu 10: Trong thời gian cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma tuý có trách nhiệm gì?
*A. Tuân thủ nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của cơ sở cai nghiện
B. Khi không lao động
C. Không phải tham gia học tập và các hoạt động xã hội
b).Vẽ tranh với chủ đề "Hãy tranh xa ma tuý"
Yêu cầu của bức tranh:
- Vẽ đúng chủ đề
- Màu tươi sáng.
- GV: Cho học sinh vẽ tranh và trình bày ý tưởng diễn tả trong tranh.
c). Hình thức sáng tác và biểu diễn văn nghệ:
* Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu hoạt động văn hoá nghệ thụât có tác dụng tích cực trong việc tuyên
truyền, giáo dục cho mọi người hiểu biết về ma tuý, về cách phòng chống tệ nạn ma tuý.
Kích thích sự sáng tạo của học sinh trong sáng tác thơ ca, tranh vẽ, trong biểu diễn nghệ
thuật có liên quan đến nội dung phòng chống tệ nạn ma tuý.
- Hào hứng, say sưa. Với loại hình hoạt đồng này. Có hứng thú với nội dung về tệ nạn ma

tuý thể hiện ở tính tích cực sáng tạo, sáng tác thơ ca, tranh vẽ, câu chuyện, tham gia tiểu
phẩm.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động văn hoá nghệ thuật, một loại hình hoạt động giúp phát
triển mặt thẩm mỹ ở học sinh. Phát triển các hành vi tích cực trong việc phòng chống tệ
nạn ma tuý.
* Nội dung:
9
- Sáng tác những bài thơ, những bức tranh, câu chuyện về chủ đề phòng chống tệ nạn ma
tuý.
- Sưu tầm và chọn lọc những bài hát, bài thơ, tiểu phẩn, câu chuyền về tệ nạn ma tuý.
* Các bước tiến hành:
+ Chuẩn bị:
- Lập kế hoạch chuẩn bị theo những việc sau: Thời gian cho sáng tác thơ, vẽ tranh, viết
chuyện, sưu tầm; thời gian tập luyện các tiết mục văn nghệ.
- Tập hợp đăng ký từ các cá nhân, tổ để xây dựng chương trình.
c). Hoạt động vui chơi về giáo dục phòng chống ma tuý.
*. Mục tiêu:
- Nâng cao hiểu biết về tệ nạn ma tuý, một loại tệ nạn xã hội hết sức nguy hiểm, là con
đường ngắn nhất dẫn đến nhiễm HIV/AIDS. Xác định trách nhiệm của người HS trong
việc thực hiện các quy định của nhà nước về phòng chống tệ nạn ma tuý.
- Có thái độ tích cực đấu tranh chống lại những hành vi tiêu cực chống lại sự cám dỗ của
ma tuý do bạn bè hoặc người quen mang lại. Có thái độ thông cảm, giúp đỡ những người
nghiện hút hoặc tiêm trích ma tuý để lôi kéo họ trở về với cuộc sống hiện tại, làm ăn
lương thiện.
- Kiên quyết không có hành vi hút, hít tiêm trích ma tuý, không tham gia vận chuyển,
tàng trữ, sản xuất hoặc buôn bán ma tuý tích cực tham gia vào các phong trào phòng
chống tệ nạn ma tuý của nhà trường, của địa phương. Biết vận động tuyên truyền mọi
người cùng phòng chống tệ nạn ma tuý.
*. Nội dung:
10

- Tìm hiểu những tác hại của nghiện ma tuý đối với bản thân người nghiện, gia đình, xã
hội. Vì sao nghiện hút ma tuý lại là con đường ngắn nhất dẫn tới HIV/AIDS.
- Những biện pháp phòng chống tệ nạn ma tuý hiện nay đang được áp dụng phổ biến.
- Xác định trách nhiệm của thanh niên, HS trong việc thực hiện phòng chống tệ nạn ma
tuý ở nhà trường, ngoài xã hội.
Sau các hoạt động này, học sinh được củng cố và phát triển những hiểu biết về ma tuý có
liên quan đến những vấn đề sau:
- Những lý do khiến nhiều kẻ bất chấp tất cả để buôn bán ma tuý.
- Những lý do khiến người dân vẫn trồng cây thuốc phiện và những ma tuý tự nhiên khác.
- Những lý do khiến người nghiện khó rời bỏ ma tuý.
- Những lý do các chất ma tuý vẫn còn được sử dụng trong y dược và cộng đồng.
Qua hoạt động, HS phát triển kỹ năng giao tiếp, phân tích, tổng hợp nhận định vấn đề và
tự rút ra kết luận từ các cuộc thảo luận về các sự vật, hiện tượng, sự kiện Trong đó có
các ý kiến có thể không đồng nhất thậm chí có thể rất trái ngược nhau.
* Những bức tranh giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý
* Mục tiêu:
Sau hoạt động HS phải có kiến thức tổng hợp về ma tuý và các vấn đề có liên quan, đặc
biệt là khả năng nắm bắt trình bày, tổng kết khái quát phân tích và giáo dục phòng chống
ma tuý.
2. Các bước tiến hành:
* Chuẩn bị:
11
Giáo viên chuẩn bị sẵn 1 số tranh hoặc ảnh về vấn đề ma tuý có thể sử dụng các bản phô
tô cóp pi của các hình trong cuốn "Đường dẫn đến tử thần"
Ví dụ sau đây là 1 số bức tranh về ma tuý với những nội dung cụ thể mà giáo viên dã
chuẩn bị sẵn.
Tranh 1: Về vùng trồng thuốc phiện.
Tranh 2: Về trồng và sản xuất các loài cây khác thay thuốc phiện
Tranh 3: Nguyên nhân dẫn đến nghiện hút.
Tranh 4: Khái niệm về ma tuý.

Tranh 5: Cảm giác khi dùng ma tuý.
Tranh 6: Phương thức dùng ma tuý.
Tranh 7: ảnh hưởng của ma tuý đến con nghiện.
Tranh 8: ảnh hưởng của ma tuý đến gia đình và cộng đồng.
* Tiến hành:
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 8 nhóm để thuyết trình 8 vấn đề khác nhau về ma
tuý.
Trong hoạt động này, giáo viên chia nhóm theo kiểu chia nhóm đếm số. Tuỳ tổng số học
sinh, tuỳ số nhóm - Nội dung HS mà giáo viên muốn có thể chia nhóm.
Ví dụ: Giáo viên muốn chia thành 5 nhóm thì cứ lần lượt từ nhóm 1 -5 sau đó lại tiếp tục
như vậy cho đến hết lớp, kết quả là tất cả các em có cùng số 1 vào 1 nhóm, cùng số 2 vào
nhóm khác và cứ như thế cho đến số 5.
Các nhóm nhận nội dung làm việc là những bức tranh mà giáo viên đã chuẩn bị trước
cùng thảo luận tự do về bức tranh sau đó lên thuyết trình.
12
4. Thực tiễn khảo sát sau khi áp dụng đề tài:
Sau khi áp dụng 1 số các hoạt động trên tôi nhận thấy chỉ trong vòng hơn 1 học kỳ những
nhận thức của HS ở tất cả các khối về vấn đề ma tuý được nâng lên rõ rệt các em có nhận
thức sâu sắc về những tác hại của ma túy và cách phòng ngừa.
C. Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu
Sau khi áp dụng các hoạt động này trong các giờ học giáo dục công dân trong năm học
căn cứ vào kết quả khảo sát của HS tôi nhận thấy đã thu được những kết quả đáng mừng.
Trước hết về phía học sinh phần lớn các em đã có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ
về tệ nạn ma tuý. Từ đó có ý thức trong việc phòng chống, có thái độ kiên quyết trước
những cám dỗ của xã hội. Ngoài ra còn giúp các em có kỹ năng tổ chức các hoạt động,
các trò chơi tạo không khí thoải mái thư giãn sau các giờ học chính khoá.
Về phía giáo viên: Thấy được khả năng của các hoạt động giáo dụctrong và ngoài giờ lên
lớp là giúp các em mở rộng những hiểu biết về các vấn đề trong xã hội trong đó có tệ nạn
ma tuý. Rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và sự cần thiết phải

phối kết hợp giữa giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác.
- Việc tổ chức cho học sinh THCS những hoạt động giáo dục là hết sức cần thiết và phải
được thực hiện thường xuyên theo từng chủ điểm chủ đề. Từ đó nắm giúp các em có
những hiểu biết đầy đủ nhận thức đúng đắn về việc gì nên làm và những việc gì cần phải
tránh.
13
- Quan trọng hơn cả là gây được sự quan tâm tham gia của tất cả các đối tượng học sinh
và có sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
2. ý kiến đề xuất:
- Đối với cấp trường - xã quan tâm tạo điều kiện, cung cấp về tài liệu kinh phí để có thể
tổ chức tốt được các hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao.
- Đối với cấp trên kính mong phòng Giáo dục - Đào tạo có những hướng dẫn cụ thể hơn
về việc tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống các tệ nan xã hội trong trường học
- Ban giám hiệu các nhà trường nên xếp các hoạt động này vào việc giáo dục ngoài giờ
lên lớp vào thời khóa biểu và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, phụ trách đội có kế hoạch tổ
chức cho các khối - lớp giao lưu theo chủ đề trong sách giáo khoa hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trong nhà trường .
Hiện nay nhân dân và Nhà nước ta đang rất quan tâm đến việc phòng ngừa, ngăn chặn
các tệ nạn xã hội nhất là nạn đánh bạc, nghiện ma tuý, mại dâm. Nghiện ma tuý là một
trong những vấn đề vô cùng bức xúc và được sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội. Trong
đó có 1 bộ phận không nhỏ các bạn trẻ đang dẫn mình vào con đường nghiện ngập mà
không ý thức được tác hại của nó, điều đó đã tạo nên một bức tranh của cuộc sống không
lấy gì tốt đẹp.
Hơn ai hết tôi thấy bản thân phải có trách nhiệm vì tệ nạn ma tuý là vấn đề bức xúc của
toàn xã hội, cần được mọi người, mọi tổ chức xã hội chặn đứng, đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ
tệ nạn này.
ý thức được vấn đề ma tuý ở trường học, bản thân tôi là một giáo viên THCS ngoài việc
giảng dạy bộ môn GDCD, trách nhiệm giáo dục các em trở thành những công dân hoàn
thiện và nhân cách đạo đức, và lối sống có ích cho xã hội.
14

Xuất phát từ ý tưởng đó tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề này cùng thực hiện để chúng ta cùng
giáo dục các em tránh xa tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma tuý nói riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
15

×