Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

(SKKN 2022) Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 vận dụng kiến thức lí luận văn học để làm tốt dạng đề nghị luận về một đoạn trích truyện ngắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.97 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ câu nghị luận văn học (5,0 điểm) trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia
môn Ngữ văn năm 2015 đến đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ta nhận thấy: Trong những năm gần đây, dạng đề
nghị luận về một đoạn trích thuộc tác phẩm văn học xuất hiện phổ biến trong
cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT. Yêu cầu của đề gồm có 2 vế hỏi. Ở vế hỏi thứ
nhất, nếu học sinh khơng có cái nhìn vừa bao qt, hệ thống toàn bộ tác phẩm,
vừa chi tiết, cụ thể cả phương diện nội dung và nghệ thuật của đoạn trích thì bài
viết sẽ khơng thể đảm bảo tính trọng tâm, đủ ý và thuyết phục. Muốn vậy, bên
cạnh việc nắm vững kiến thức chuyên sâu về tác giả, tác phẩm và được rèn
luyện kĩ năng làm dạng đề nghị luận về một đoạn trích thuộc tác phẩm văn học,
thì việc học sinh nắm bắt được một cách cơ bản kiến thức lí luận văn học có tác
dụng bổ trợ rất tốt cho quá trình diễn đạt, lập luận, tạo nên một bài viết có lập
luận chặt chẽ, diễn đạt giàu cảm xúc và hình ảnh, có sức hấp dẫn riêng. Vế hỏi
thứ hai thực chất là một dạng biểu hiện của kiến thức lí luận văn học ở khía cạnh
phong cách sáng tác của tác giả, nội dung tư tưởng hoặc nghệ thuật của tác
phẩm, vậy nên việc vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức lí luận lại càng cần
thiết hơn nhằm giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề và lựa chọn cách
thức trình bày đạt hiệu quả tối ưu.
Thực tế là một bộ phận không nhỏ học sinh làm câu nghị luận về một đoạn
trích thuộc tác phẩm văn học theo kiểu tái hiện kiến thức văn mẫu, học vẹt, học
tủ, nhớ gì viết nấy, lối diễn đạt chặt khúc, hời hợt, khô cứng, nhạt nhịa. Cũng có
trường hợp học sinh làm bài chỉ theo cảm tính, phiến diện, lan man, thiếu ý.
Làm thế nào để giúp các em tự tin viết dạng đề này vừa đảm bảo sức thuyết
phục, vừa giàu chất văn? Vấn đề đặt ra ở đây là người giáo viên cần chủ động,
sáng tạo lồng ghép, tích hợp giữa việc giảng dạy kiến thức tác phẩm cụ thể với
việc rèn luyện kĩ năng làm dạng đề nghị luận về một đoạn trích thuộc tác phẩm
đó, chỉ dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức lí luận trong bài viết để đạt hiệu
quả cao. Việc vận dụng này đòi hỏi phải được rèn luyện thường xuyên để trở nên
thành thục, diễn ra trong một q trình chứ khơng phải là tức thời, một sớm một


chiều.
Lâu nay, trong quan niệm của nhiều giáo viên và học sinh, kiến thức lí luận
văn học mang nội dung khái quát, trừu tượng, thuộc cấp độ khó, chỉ phù hợp với
đối tượng học sinh tham gia ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi các cấp. Đã có
nhiều bài viết, sáng kiến tập trung chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vận
dụng kiến thức lí luận trong bài nghị luận văn học. Song, các tác giả chủ yếu
hướng tới dạng đề dựa vào trải nghiệm văn học ở một hoặc nhiều tác phẩm để
làm sáng tỏ một nhận định lí luận văn học - dạng đề phổ biến trong đề thi học
1


sinh giỏi môn Ngữ văn các cấp. Tôi cho rằng, kiến thức lí luận văn học đóng vai
trị hỗ trợ quan trọng đối với quá trình đọc - hiểu văn bản và viết bài nghị luận
văn học của học sinh. Nếu giáo viên biết chọn lọc những đơn vị kiến thức lí luận
cơ bản, vừa sức và có phương pháp dạy học khơi gợi được hứng thú, phát huy
được tính tích cực, chủ động của học sinh thì đối tượng học sinh nào cũng có thể
vận dụng được kiến thức lí luận văn học trong bài làm của mình ở mức độ nhất
định, tạo nên sự phong phú, giàu có về lối diễn đạt, sự lơ gích và sâu sắc của nội
dung bài làm.
Trong các thể loại văn học, truyện ngắn đóng một vai trị quan trọng tạo
nên thành tựu của văn học Việt Nam hiện đại. Các văn bản truyện ngắn thuộc
chương trình Ngữ văn 12, tập 2 là nguồn ngữ liệu phong phú cho các đề kiểm tra
thường xuyên, kiểm tra định kì và đặc biệt là đề thi tốt nghiệp THPT. Sự đổi mới
trong cách thức ra đề thi ở câu nghị luận văn học về tác phẩm truyện ngắn hiện
nay đặt ra yêu cầu là cần chú trọng rèn luyện cho học sinh lớp 12 kĩ năng làm
dạng đề nghị luận về một đoạn trích truyện ngắn, đồng thời vận dụng kiến thức
lí luận văn học trong quá trình viết bài để đạt hiệu quả cao.
Vì những lí do trên, tơi đã lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh lớp 12 vận dụng kiến thức lí luận văn học để làm tốt dạng đề nghị luận về
một đoạn trích truyện ngắn nhằm góp phần nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp

THPT môn Ngữ văn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi nghiên cứu đề tài này với mục đích hướng dẫn cho học sinh lớp 12 kĩ
năng vận dụng linh hoạt, phù hợp các kiến thức lí luận văn học để làm tốt dạng
đề nghị luận về một đoạn trích truyện ngắn; giúp học sinh nhận thức được vai
trò, tác dụng bổ trợ hiệu quả của kiến thức lí luận đối với q trình đọc hiểu văn
bản văn học và viết bài nghị luận văn học; từ đó, hình thành hứng thú tìm hiểu,
tích lũy những đơn vị kiến thức, những nhận định lí luận văn học và tạo thói
quen vận dụng trong lập luận, diễn đạt, nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập
và chất lượng thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 12
vận dụng kiến thức lí luận văn học để làm tốt dạng đề nghị luận về một đoạn
trích truyện ngắn nhằm góp phần nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT môn
Ngữ văn.
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy
học, tôi chọn 2 lớp nguyên vẹn thuộc khối 12 của Trường THPT Triệu Sơn 3,
năm học 2021-2022 làm lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, cụ thể là:
- Lớp đối chứng: 12E36 (Sĩ số: 42 học sinh).
- Lớp thực nghiệm: 12D36 (Sĩ số: 42 học sinh).

2


Hai lớp được tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài đều đăng kí học
ban cơ bản định hướng khối D1; đều có số lượng học sinh nữ nhiều hơn học sinh
nam; có nhiều điểm tương đồng về chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh,
đặc biệt là về tình cảm, thái độ cũng như năng lực học tập của các em đối với
môn Ngữ văn trước khi tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp những phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu, tìm hiểu
các bài viết về vai trị của lí luận văn học, về kĩ năng vận dụng kiến thức lí luận
để làm các dạng đề nghị luận văn học. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, tổng
hợp, rút ra nội dung bổ trợ cần thiết và vận dụng linh hoạt trong triển khai, thực
hiện đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát, nắm
bắt thơng tin về tình hình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn, nhất là về
dạng đề phổ biến ở câu nghị luận văn học (5,0 điểm) trong cấu trúc đề thi tốt
nghiệp THPT hiện nay; tìm hiểu thực tế nhận thức của học sinh về kiến thức lí
luận văn học và kết quả vận dụng kiến thức lí luận để làm dạng đề nghị luận một
đoạn trích truyện ngắn; nắm bắt năng lực học tập và kĩ năng làm dạng đề nghị
luận về một đoạn trích truyện ngắn của học sinh lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm. Từ đó, đánh giá được thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đưa ra các
giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Căn cứ kết quả khảo sát chất lượng
học sinh lớp 12 đợt 1 và đợt 2 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa năm học
2021-2022 (đều tổ chức theo hình thức tập trung và câu nghị luận văn học trong
cấu trúc đề thi là dạng đề nghị luận về một đoạn trích truyện ngắn) của học sinh
lớp 12E36 và lớp 12D36, trường THPT Triệu Sơn 3 để thống kê, xử lí số liệu.
Từ đó, đánh giá được hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3



Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, “Lí luận văn học là một bộ môn của
khoa nghiên cứu văn học có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất, chức năng xã hội và
thẩm mĩ, quy luật phát triển của sáng tác văn học, có tác dụng xác định phương
pháp luận và phương pháp phân tích văn học” [1, tr.173]. Hiểu một cách đơn
giản hơn, lí luận văn học là bộ mơn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát,
nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Nhờ các thành quả nghiên
cứu đó mà những người quan tâm đến văn học có thể lí giải được sâu hơn bản
chất của các hiện tượng văn học như nhà văn, tác phẩm, trào lưu văn học,… Ở
trường THPT, học sinh cần lĩnh hội được những tri thức lí luận văn học ở mức
độ cơ bản, cụ thể là:
- Đặc trưng văn học: Lí giải những đặc điểm chung nhất của văn học, trả
lời các câu hỏi như: Văn học bắt nguồn từ đâu? Đối tượng chủ yếu của văn học
là gì? Tác phẩm văn học được cấu trúc như thế nào? Phương thức phản ánh của
văn học là gì?
- Chức năng văn học: Trả lời cho câu hỏi: Văn học tồn tại nhằm mục đích
gì? Văn học phục vụ thế nào cho đời sống của con người?
- Nhà văn và quá trình sáng tác: Khái quát quy luật sáng tạo nên tác phẩm
văn học, những điều kiện về tài năng, phẩm chất, nhân cách của người viết.
- Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật: Khái quát các đặc điểm về chất liệu của
văn học - ngôn từ nghệ thuật.
- Đặc trưng thể loại: Khái quát các đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của
những thể loại văn học thường gặp như: thơ, truyện ngắn, tùy bút, bút kí, kịch.
- Tiếp nhận văn học: Khái quát các đặc điểm của quá trình đọc, hiểu và
chiếm lĩnh tác phẩm văn học.
Tùy theo năng lực, học sinh có thể tiếp nhận tri thức lí luận văn học ở cấp
độ từ thấp đến cao. Trước hết là nhận diện được các thuật ngữ và các luận điểm
lí luận văn học cơ bản; hiểu và diễn đạt chính xác các thuật ngữ và luận điểm lí
luận văn học bằng giọng văn của mình; có thể vận dụng các kiến thức lí luận văn
học để phân tích, lí giải, bình luận biểu hiện của vấn đề lí luận văn học trong
dạng đề nghị luận về đoạn trích thuộc tác phẩm văn học.

Lí luận văn học là một bộ phận của phân môn Đọc văn nhưng lại có tầm
quan trọng rất lớn đối với cả bộ mơn và có quan hệ mật thiết với phân mơn này.
Kiến thức lí luận văn học sẽ trang bị cho học sinh “những phương tiện và cơng
cụ quan trọng để hình thành năng lực văn”; “làm cho học sinh cảm thụ được cái
đẹp một cách tự giác, một cách có ý thức từ hình ảnh và nhịp điệu của tác phẩm
văn học, từ ý nghĩa và bài học đường đời của tác phẩm văn học, từ ngôn ngữ
của tác phẩm”; giúp học sinh bồi dưỡng “năng lực tư duy” và “năng lực diễn
đạt” [2, tr.641].

4


Trong các thể loại văn học, truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”,
“thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất
trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong
truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp” [1, tr.370-371]. Bàn về
truyện ngắn, nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương cho rằng: “Truyện ngắn
giống như nước hoa quả cơ đặc”, dung lượng ít nhưng vô cùng tinh túy. Truyện
ngắn tập trung vào khoảnh khắc mà ý nghĩa cuộc sống đậm đặc nhất, tuy ngắn
gọn, hàm súc nhưng có khả năng khái quát cao về hiện thực. Để học sinh có thể
làm tốt dạng đề nghị luận về một đoạn trích truyện ngắn, thì bên cạnh việc phải
được tiếp cận và nắm vững những đơn vị kiến thức lí luận cơ bản về tác phẩm
văn học nói chung như đề tài, chủ đề, tư tưởng, giá trị hiện thực, giá trị nhân
đạo,… cần chú trọng hướng dẫn học sinh tiếp cận, hiểu được và biết cách vận
dụng các nội dung lí luận về truyện ngắn như: nhân vật, tình huống truyện, chi
tiết,... Nó giúp bài làm của học sinh thêm sâu sắc và có căn cứ khoa học về
chuyên môn, đồng thời khiến vấn đề nghị luận được soi chiếu kĩ càng trên nhiều
bình diện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

mơn Ngữ văn đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy được phẩm chất, năng
lực của học sinh. Đã có nhiều chương trình tập huấn, nhiều đợt sinh hoạt chuyên
môn do Sở Giáo dục, nhà trường và tổ chuyên môn tổ chức nhằm bồi dưỡng,
trình độ chun mơn – nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học.
Chất hượng dạy học nói chung và chất lượng giảng dạy mơn Ngữ văn nói riêng
của trường THPT Triệu Sơn 3 đã được cải thiện đáng kể, nâng cao vị thế của
nhà trường trong khối các trường THPT tồn tỉnh và tạo được sự tín nhiệm của
phụ huynh, của nhân dân. Về cơ bản, đa số học sinh đều chăm ngoan, chịu khó
học tập, có ý thức thực hiện các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Đây là điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Qua thực tiễn dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Triệu Sơn 3, tôi nhận
thấy, ở các bài kiểm tra và các bài thi khảo sát kiến thức đạt điểm cao từ 8,0 trở
lên, bên cạnh việc học sinh làm bài đảm bảo yêu cầu ở tất cả các câu, các phần
nói chung, thì riêng ở câu nghị luận văn học đa số học sinh đều ít nhiều có sự
vận dụng kiến thức lí luận một cách linh hoạt, sáng tạo, thuyết phục.
Tuy nhiên, vẫn còn thực trạng một bộ phận học sinh rất thụ động trong
việc học và làm bài kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Việc học sinh tiếp cận,
hiểu và vận dụng các kiến thức lí luận văn học trong viết bài nghị luận văn học
chủ yếu mới chỉ dừng lại ở nhóm học sinh từng tham gia ơn luyện đội tuyển học
sinh giỏi môn Ngữ văn các cấp, thậm chí ngay cả đối tượng học sinh này cũng
chưa thường xuyên vận dụng kiến thức lí luận để làm dạng đề nghị luận về một
5


đoạn trích của tác phẩm văn học. Theo thống kê từ Phiếu khảo sát thực trạng vận
dụng kiến thức lí luận để làm dạng đề nghị luận về một đoạn trích thuộc tác
phẩm văn học, tơi thấy: 75 % học sinh không để tâm hoặc chỉ biết rất sơ sài, mơ
hồ về kiến thức lí luận cơ bản; 20 % học sinh biết và hiểu ở mức độ cơ bản về
kiến thức lí luận văn học như khái niệm, lời nhận định, đã bước đầu vận dụng
trong mở bài hoặc kết bài; chỉ có 5 % học sinh là quan tâm đầu tư vận dụng một

cách nhuần nhuyễn, thành thục kiến thức lí luận xun suốt q trình viết bài
nghị luận văn học. Thực hiện tích hợp, vận dụng kiến thức lí luận để phân tích
đoạn trích của tác phẩm văn học một mặt làm cho bài viết của học sinh trở nên
sắc sảo hơn, hấp dẫn hơn, mặt khác tránh cho học sinh rơi vào trường hợp bài
viết sơ sài, thiếu ý, cảm tính.
Trong phạm vi thực hiện đề tài, tôi tập trung vào các giải pháp để hướng
dẫn học sinh lớp 12 ghi nhớ và vận dụng tốt những đơn vị kiến thức lí luận văn
học cơ bản, những lời nhận định lí luận văn học tiêu biểu để dẫn dắt, kết nối,
phân tích, bình luận trong q trình làm bài nghị luận về một đoạn trích truyện
ngắn nhằm góp phần nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tích hợp kiến thức lí luận văn học trong quá trình giảng dạy về một
văn bản truyện ngắn cụ thể để khơi gợi sự chú ý, tạo hứng thú tiếp cận và
nắm bắt kiến thức lí luận của học sinh
Trong trường THPT, học sinh được tiếp cận với kiến thức lí luận văn học
từ hai con đường chính: thứ nhất là từ các tiết dạy lí luận văn học theo phân phối
chương trình, thứ hai là từ phương pháp tích hợp, lồng ghép của giáo viên trong
quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn học cụ thể. Với thực tiễn
phân phối chương trình các tiết dạy cho từng văn bản truyện ngắn lớp 12 khá
thoải mái, giáo viên hồn tồn có thể chủ động tích hợp kiến thức lí luận ở mức
độ phù hợp cho học sinh. Trong q trình phân tích, khám phá vẻ đẹp của văn
bản truyện ngắn, nếu giáo viên có sự bổ sung, minh họa bằng các kiến thức lí
luận, học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận với những khái niệm vốn nằm im lặng trong
những mệnh đề: đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, tình huống truyện, chi tiết,…;
đồng thời những kiến thức lí luận này cũng chính là “bệ đỡ” để định hướng cách
hiểu văn bản đúng đắn, sâu sắc hơn. Tích hợp là một xu hướng của đổi mới dạy
học, điều đó cũng có nghĩa là trong dạy học mơn Ngữ văn, việc dạy lí luận văn
học khơng thể tách rời hoạt động đọc hiểu, phân tích văn bản và ngược lại. Có
như vậy, học sinh mới có thói quen cảm nhận văn học khơng chỉ bằng cảm tính
mà cịn là nhận thức lí tính.

Trước tiên, giáo viên có thể khởi động bài dạy bằng một đoạn dẫn sử dụng
kiến thức lí luận hoặc lời nhận định phù hợp để khơi gợi sự chú ý và tạo hứng
thú tiếp cận, nắm bắt kiến thức lí luận của học sinh. Dưới đây là ví dụ minh họa:
6


Ví dụ 1: Mác-xen Prút cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không
phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Mỗi nhà văn cần
phải có cách nhìn mới mẻ, độc đáo, cách cảm thụ giàu tính khám phá và phát
hiện đối với cuộc đời. Cuộc sống này có gì khác biệt đâu? Từ xưa đến nay, vẫn
bốn mùa không thay đổi, vẫn là những vấn đề bức thiết mang tính quy luật về
cuộc sống và con người. Thế nhưng, mỗi nhà văn lại tìm thấy trong cái cũ kĩ,
quen thuộc ấy những khía cạnh, những góc khuất chưa ai nhìn thấy, hoặc có thấy
nhưng không để tâm. Cuộc đời qua đôi mắt của nhà văn lúc nào cũng chứa
nhiều điều bí ẩn mãi mãi không khám phá hết. Cùng lấy bối cảnh là nạn đói lịch
sử năm Ất Dậu 1945 như nhiều tác phẩm truyện ngắn, hồi kí và thơ ca khác, thế
nhưng truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân lại mang một giá trị riêng với một
cách nhìn riêng chứa chan tinh thần nhân đạo. Đúng như nhà văn từng tâm sự:
“Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết
về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái
chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù
cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn
hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống
cho ra con người”. Và điểm sáng mà nhà văn muốn đem vào tác phẩm chính là
ở chỗ đó…
Ví dụ 2: Nguyễn Minh Châu quan niệm: “Nhà văn tồn tại ở trên đời
trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị
cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường.
Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn
toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để

bênh vực cho những con người khơng có ai để bênh vực”. Đến với truyện ngắn
“Vợ chồng A Phủ”, đặc biệt là qua hình tượng nhân vật Mị, ta thấy rằng nhà văn
Tơ Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy…
Lồng ghép cung cấp cho học sinh những kiến thức lí luận về truyện ngắn
cơ bản như: tình huống truyện, nhân vật, chi tiết nghệ thuật,… những nhận định
lí luận văn học phù hợp với truyện ngắn cụ thể.
Ví dụ 1: Phân tích một chi tiết trong truyện ngắn “Những đứa con trong
gia đình” (Nguyễn Thi):
Chi tiết nghệ thuật là đơn vị nhỏ nhất cấu thành tác phẩm nhưng nó
mang trọng trách lớn lao. Đó là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn
về cảm xúc và tư tưởng”, làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật, chủ đề
của tác phẩm, quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà
văn, tạo nên chiều sâu và sức hấp dẫn cho thiên truyện. Chi tiết chị em Chiến
và Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm diễn ra ở giữa câu chuyện. Buổi
sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị Chiến vào bếp nấu
7


cơm, Việt đi câu cá. Sau khi chuẩn cúng má và cơm nước xong xuôi, mấy chú
cháu thu xếp đồ đạc dọn nhà. Hai chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ
má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo chân vườn
thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang
bưng khác. Chỉ một chi tiết đơn giản nhưng lại thể hiện được nhiều ý nghĩa.
Trong thể giới tinh thần của người Việt, họ luôn cho rằng sau khi con người
mất đi sẽ rời khỏi chốn nhân gian để trở về với một thế giới khác. Quan niệm
như vậy cho nên họ luôn cho rằng con người chết đi chỉ ở thể xác, cịn linh hồn
thì vẫn mãi tồn tại. Chính vì vậy, họ đã lập ra bàn thờ để thờ cúng những người
đã mất. Bàn thờ đã trở thành nơi gặp gỡ giữa vong linh người đã khuất và
những người còn sống. Đối với người dân Việt Nam, bàn thờ chính là một vật
linh thiêng, thành kính ln đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Trong buổi

sáng trước ngày lên đường đi tòng quân vào chiến trường, hai chị em Chiến và
Việt chuẩn bị thu dọn đồ đạc trong nhà, đem cho bà con hàng xóm. Chỉ có
riêng bàn thờ là đem gửi sang nhờ chú Năm. Điều đó chứng tỏ, bàn thờ má
chính là thứ quan trọng nhất đối với hai chị em cần phải nâng niu, trân trọng.
Hai chị em dường như đang nói cùng má: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà
chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập,
chúng con lại đưa má về”. Qua câu nói trên, chúng ta cảm thấy khơng cịn chút
ranh giới nào giữa người cịn sống với người đã mất. Những đứa con đã nhìn
thấy mẹ trở về trong chính tâm tưởng, dường như mẹ đang ở ngay đây, bên
cạnh Việt và Chiến. Không chỉ vậy, chi tiết này còn khiến cho người đọc cảm
nhận được niềm căm thù giặc sâu sắc của Việt. Chưa bao giờ Việt cảm nhận rõ
lòng căm thù giặc như vậy. Mối thù ấy có thể sờ thấy được vì nó đang đè lên
vai Việt. Nếu như khơng có chiến tranh bom đạn, có lẽ giờ này, má vẫn cịn
sống bên cạnh hai chị em. Việt vẫn còn được má xoa đầu, lấy cơm cho ăn. Nếu
khơng có bom đạn của kẻ thù thì bây giờ đâu có bàn thờ của má trên vai. Khi
cảm nhận được sức nặng của bàn thờ má cũng là lúc cảm nhận được sức nặng
của mối thù sâu sắc. Đó khơng chỉ cịn là mối thù cướp nước của chung cả dân
tộc. Mà đó cịn là mối thù giết cha, giết mẹ riêng của gia đình Việt. Và những
đứa con như Chiến và Việt ý thức được trách nhiệm mà mình phải gánh vác,
tham gia kháng chiến để đền nợ nước trả thù nhà. Chiếc bàn thờ của má được
“ở tạm bên nhà chú” và đến khi “nước nhà độc lập con lại đưa má về”, đây là
giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt, nhưng Nguyễn Thi vẫn mang một
niềm tin vào tương lai tất thắng của dân tộc. Có thể nói, chi tiết Việt và Chiến
khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm là chi tiết rất quan trọng làm cho mạch
truyện trở nên thống nhất, tạo nên những chuyển biến trong cuộc đời của nhân
vật và giữ vai trò chủ đạo làm nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm, gây xúc
động trong tâm hồn người đọc.
8



Ví dụ 2: Phân tích ý nghĩa của cách kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt”
(Kim Lân):
Trong bữa cơm ngày đói, để xua tan đi bầu khơng khí trầm lặng vì ám
ảnh đói khát, người vợ nhặt đã kể chuyện đồn người đói phá kho thóc Nhật
chia cho dân. Lắng nghe câu chuyện của vợ, hiện lên trong tâm trí Tràng lúc ấy
là hình ảnh đám người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới. Hình ảnh
này đóng vai trị khép lại câu chuyện đã mang đến nhiều liên tưởng sâu sắc và
góp phần tơ đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đúng như tác giả Bùi Việt
Thắng đã nhận định: “Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả
phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và
những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”. Hình ảnh đám
người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thống chốc trong tâm trí Tràng khơng chỉ gợi ra
cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà cịn
mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng. Chỉ có đứng lên đấu tranh,
chống lại áp bức người dân nghèo mới có thể bảo vệ cho sự sống của bản thân
và những người thân yêu. Nhà văn Kim Lân đã rất khéo léo tái hiện thực trạng
xã hội đời sống lúc bấy giờ qua kết thúc truyện mang tính gợi mở. Kết thúc
truyện cũng góp phần thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn Kim Lân qua sự
trân trọng sức sống mạnh mẽ của con người ngay cả khi bị đặt trên ranh giới
giữa sự sống và cái chết. Nhà văn cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai
tươi sáng của con người khi cách mạng thành cơng, khi con người được giải
phóng khỏi sự áp bức tàn nhẫn của phong kiến thực dân. Cách kết thúc mở gợi
nhiều liên tưởng, suy ngẫm, thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống
được khắc họa và miêu tả trong câu chuyện.
Một thực tế là không phải ở bất cứ phương diện nào của tác phẩm văn học
cũng đan lồng, tích hợp kiến thức lí luận vào mà chỉ chọn một số ý trọng tâm.
Nếu tích hợp khơng đúng lúc, đúng ý sẽ làm bài dạy trở nên nặng nề.
Có thể nói, việc tích hợp kiến thức lí luận văn học trong quá trình giảng dạy
về một văn bản truyện ngắn cụ thể đã khơi gợi được sự chú ý, tạo hứng thú tiếp
cận và nắm bắt kiến thức lí luận của học sinh. Hầu hết học sinh đều nhận diện

được văn bản văn học từ góc độ đặc trưng thể loại của văn bản đó. Đồng thời,
đứng trước một văn bản văn học mới, học sinh có ý thức xuất phát từ ngơn từ,
hình tượng để phân tích, cảm nhận và nắm được hàm nghĩa sâu xa mà văn bản
chứa đựng. Điều quan trọng hơn, học sinh đã khơng cịn tiếp cận văn bản văn
học một cách phiến diện, sơ sài nữa mà đã biết quan tâm đến hai mặt trong một
chỉnh thể là nội dung và hình thức. Với cách nhìn nhận từ các phương diện cấu
thành, học sinh đã khám phá được vẻ đẹp của một tác phẩm văn học thật trọn
vẹn và thuyết phục.

9


2.3.2. Phát huy lợi thế của mạng xã hội để hướng dẫn học sinh tiếp cận,
nắm bắt kiến thức lí luận văn học và học hỏi cách thức vận dụng
Nếu như trước đây, học sinh chủ yếu tìm hiểu kiến thức trong sách giáo
khoa và phải vất vả tìm mua một số cuốn sách tham khảo để đọc, soạn bài, củng
cố và mở rộng kiến thức bài học; thì hiện nay, trong thời đại bùng nổ công nghệ
thông tin, chỉ cần một cú click chuột, đã hiện lên rất nhiều bài viết theo chủ đề
tìm kiếm của học sinh. Tuy nhiên, giữa thế giới kiến thức phong phú nhưng khá
hỗn tạp, nhiều bài viết chưa được kiểm chứng, thì giáo viên cần chủ động tìm
đọc những bài viết chất lượng và chia sẻ lên nhóm lớp để cung cấp cho học sinh.
Đồng thời, giáo viên giới thiệu cho học sinh địa chỉ trang mạng có nhiều bài viết
hay về bộ mơn Ngữ văn để học sinh tìm kiếm trong q trình tự học.
- Giới thiệu địa chỉ một số trang mạng hữu ích về mơn Ngữ văn THPT:
+ Diễn đàn học văn Việt Nam: />+ Học văn 12: />+ Thích văn học: />+ Thưởng thức sách: />+ Lớp văn thầy Nhật />+ Học văn chị Hiên: />- Giới thiệu địa chỉ bài đăng những kiến thức lí luận cơ bản về thể loại
truyện ngắn, những nhận định lí luận về văn xuôi và nhận định về tác giả, tác
phẩm văn xi cụ thể trong chương trình Ngữ văn 12:
+ />+ />+ />Để việc tự học trở thành nhiệm vụ thường xuyên, trở thành thói quen và
nhu cầu thiết yếu của học sinh thì trước tiên giáo viên phải thống nhất với tập
thể học sinh xây dựng lịch tự học gắn với nội dung cụ thể. Ví dụ: Trong tuần này

ưu tiên đọc về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn thì học sinh sẽ dành thời
gian để đọc, tích lũy kiến thức về chi tiết nghệ thuật nói chung và có thể trải
nghiệm khám phá qua một số chi tiết trong tác phẩm truyện ngắn cụ thể thuộc
chương trình Ngữ văn 12. Giáo viên sẽ lồng ghép kiểm tra, đánh giá trong quá
trình giảng dạy tác phẩm truyện ngắn cụ thể. Điều này sẽ giúp học sinh chủ
động, tự giác trong quá trình tự học, soạn bài, luyện tập, tìm tòi, mở rộng kiến
thức; tranh thủ, tận dụng thời gian mọi lúc, mọi nơi để tự tiếp cận, tự học, tự tích
lũy kiến thức lí luận văn học theo các địa chỉ giáo viên cung cấp. Trên cơ sở đó,
giáo viên hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức lí luận vào làm bài nghị
luận văn học để đạt hiệu quả cao. Hướng dẫn học sinh vận dụng những lời nhận
định hay về các yếu tố thuộc nội dung và hình thức của tác phẩm truyện ngắn,
về phong cách tác giả để dẫn dắt mở bài gián tiếp, phân tích, đối sánh trong phần
thân bài và đánh giá, mở rộng vấn đề ở phần kết bài để tạo nên sự sinh động,
10


phong phú, cuốn hút, giàu chất văn và giàu sức thuyết phục trong lập luận, diễn
đạt. Qua đó, giáo viên có thể quản lí, giám sát, đơn đốc, chấn chỉnh kịp thời đối
với học sinh lười học, học đối phó, biểu dương kịp thời những học sinh có tinh
thần tự học theo chủ đề tốt để các em có thêm động lực cố gắng, nâng cao hiệu
quả bài dạy và chất lượng học tập.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh xây dựng và nắm vững các bước trình bày trong
một bài văn nghị luận về đoạn trích truyện ngắn có sự vận dụng kiến thức lí
luận để củng cố, rèn luyện kĩ năng
Muốn đạt kết quả cao ở câu nghị luận văn học (chiếm 50% tổng số điểm
trong bài thi tốt nghiệp THPT), bên cạnh kĩ năng phân tích đề tốt, có kiến thức
chuyên sâu về tác phẩm thì việc nắm vững cách trình bày đóng vai trị quan
trọng. Dưới đây là các bước cơ bản để trình bày một bài văn nghị luận về một
đoạn trích truyện ngắn có ưu tiên vận dụng kiến thức lí luận linh hoạt, phù hợp:
- Bước 1 (Mở bài): Ưu tiên dùng kiến thức lí luận hoặc lời nhận định phù

hợp (có thể dẫn dắt từ đề tài, sự sáng tạo hoặc giá trị của tác phẩm văn chương)
để kết nối, dẫn dắt đến vấn đề nghị luận.
- Bước 2 (Thân bài): Lưu tâm chọn lọc một số đơn vị kiến thức lí luận và
lời nhận định tương thích với vấn đề nghị luận để vận dụng linh hoạt trong quá
trình diễn đạt, lập luận, phân tích, bình giá, cụ thể hóa ở: đặc điểm sáng tác của
nhà văn, xuất xứ của tác phẩm, đặc sắc về nội dung và hình thức của ngữ liệu
đoạn trích truyện ngắn đề ra. Việc vận dụng cần đảm bảo tính vừa đủ, hài hịa, tự
nhiên, giàu chất văn, tránh sự phơ diễn kiến thức lí luận dư thừa, cồng kềnh hoặc
không ăn nhập với vấn đề nghị luận. Người viết có thể trích dẫn trực tiếp cả lời
nhận định hoặc chỉ là một cụm từ, một vế câu, cũng có thể diễn đạt gián tiếp để
làm phong phú và sâu sắc hơn bài làm của mình.
- Bước 3 (Kết bài): Ưu tiên dùng kiến thức lí luận hoặc lời nhận định phù
hợp (có thể sử dụng lời nhận định về giá trị của tác phẩm văn chương, phẩm
chất của người nghệ sĩ, tiếp nhận văn học,…) để đánh giá, mở rộng vấn đề, tạo
dư ba.
Ví dụ 1: Một số trích đoạn vận dụng kiến thức lí luận trong bài làm câu
nghị luận văn học thuộc đề khảo sát chất lượng lớp 12 đợt 1, năm học 20212022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (Đề thi ở phần Phụ lục):
- Bước 1 (Mở bài): “Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời
bằng con đường riêng của mình. Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến
đâu đi nữa thì cũng khơng thể vượt ra ngoài các quy luật của chân thiện mĩ, quy
luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dịng sơng văn
học đổ ra đại dương nhân bản mênh mơng”(Lã Ngun). Có thể nói quy luật
chân - thiện - mĩ, quy luật nhân bản chính là sợi dây neo giữ, là giới hạn mà bán
kính sáng tạo nhà văn quay chiều nào cũng không thể vượt qua. Mọi dịng sơng
11


đều đổ về biển rộng cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật đều có đích hướng về, đó
là những vấn đề thuộc về con người, về giá trị nhân sinh, nhân bản. Bởi lẽ, con
người là một trung tâm khám phá của văn chương. Đến với truyện ngắn “Vợ

chồng A Phủ” của Tơ Hồi, người đọc cảm nhận được một cách sâu sắc tấm
lòng của nhà văn đối với số phận con người, thể hiện niềm tin vào sức sống tiềm
tàng mãnh liệt của con người. Điều đó in dấu đậm nét qua hình tượng nhân vật
Mị, đặc biệt là ở đoạn trích miêu tả diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong
đêm đông cứu A Phủ rồi cùng A Phủ bỏ trốn khỏi địa ngục trần gian Hồng Ngài.
- Bước 2 (Thân bài)
+ Trình bày nét chính về đặc điểm sáng tác của nhà văn Tơ Hồi và xuất
xứ tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
+ Giới thiệu khái quát về lai lịch và số phận đầy bi kịch của Mị - “kiếp
sống làm dâu gạt nợ”.
+ Nhà văn Nga Pau-tốp-xki từng nói: “Chi tiết là bụi vàng của tác
phẩm”. Đó là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư
tưởng”, làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật, chủ đề của tác phẩm,
quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn, tạo nên
chiều sâu và sức hấp dẫn cho thiên truyện. Giọt nước mắt của A Phủ là một
trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. “Dòng
nước lấp lánh mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” không chỉ thể hiện
cảm xúc của nhân vật khi cái chết đang cận kề mà còn mang sức mạnh của sự
thức tỉnh bởi chính giọt nước mắt ấy đã đánh thức sức sống bên trong con người
của Mị. Giọt nước mắt ấy đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Mị, mang
đến những thay đổi lớn bên trong tâm hồn người đàn bà bất hạnh ấy. Mị nhớ lại
mình cũng từng bị trói đứng. Nhớ đến tình cảnh của bản thân, Mị đã đồng cảm
sâu sắc với nỗi cô đơn và tuyệt vọng của A Phủ, hiểu sâu sắc hơn cuộc sống đọa
đầy của hiện tại cũng như cảm nhận đến tận cùng sự độc ác của cha con thống lí.
Tấm lịng trắc ẩn bên trong Mị đã thức dậy. Giọt nước mắt của A Phủ đã đánh
thức sức sống tiềm tàng bên trong con người Mị, Mị đã giải cứu cho A Phủ,
đồng thời giải cứu cho chính mình khỏi cuộc sống đọa đày.
+ Đúng như Sê-khốp đã khẳng định: “Một nghệ sĩ chân chính phải là
một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái
tâm của người nghệ sĩ, ẩn chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui,

nỗi khổ đau của con người. Nhà văn Tô Hồi trong hành trình sáng tạo nghệ
thuật của mình đã để cuộc đời phả gió vào trái tim mình, viết nên những trang
văn thấm đẫm tư tưởng nhân đạo…
- Bước 3 (Kết bài): “Nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là viên ngọc
phát ánh hào quang trong lớp tro bụi thời gian”. Năm tháng qua đi, dù lớp bụi
thời gian đã phủ mờ lên trang giấy, văn chương vẫn giữ lại cho đời những tác
12


phẩm thật sự giá trị, chứa đựng bóng hình cuộc sống và in đậm dấu ấn phong
cách nhà văn. “Vợ chồng A Phủ” sẽ mãi là “viên ngọc sáng” lấp lánh vẻ đẹp của
tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ cùng một tài năng nghệ thuật bậc thầy. Tác
phẩm ấy xứng đáng sống mãi cũng thời gian, in dấu trong trái tim bạn đọc nhiều
thế hệ bởi những tình cảm, tâm huyết mà nhà văn đã gửi trọn trong những trang
văn thấm đẫm chất thơ, dạt dào cảm xúc.
Ví dụ 2: Một số trích đoạn vận dụng kiến thức lí luận trong bài làm câu
nghị luận văn học thuộc đề khảo sát chất lượng lớp 12 đợt 2, năm học 20212022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (Đề thi ở phần Phụ lục):
- Bước 1 (Mở bài): Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà
tâm điểm chính là con người” (Nguyễn Minh Châu). Một tác phẩm văn học đích
thực bao giờ cũng hướng tới con người, phát hiện, trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp
của con người. Nhà văn là người “đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn
con người”, để từ đó khẳng định phẩm giá của con người, đồng thời gửi tới bạn
đọc thông điệp sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời. “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm như vậy. Với tình huống truyện mang ý
nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống, thơng qua hình tượng nhân vật người
đàn bà hàng chài, nhà văn đã thể hiện chiều sâu tư tưởng nhân văn trong cách
nhìn con người. Điều đó in dấu đậm nét trên trang văn tái hiện câu chuyện của
người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện.
- Bước 2 (Thân bài)
+ Trình bày nét chính về đặc điểm sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh

Châu và xuất xứ tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
+ Giới thiệu khái quát về lai lịch và cuộc sống nghèo túng, khổ đau của
người đàn bà hàng chài.
+ “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ
tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trơng
nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam). Đó là cái đẹp ẩn đằng sau vẻ bề ngồi xù xì,
gai góc, thơ kệch, tầm thường… Đó là vẻ đẹp của nhân cách, của tình người,
khát vọng, sức sống, tài năng… Sứ mệnh của nhà văn là đi tìm và phát hiện cái
đẹp cái khuất lấp ở những nơi tưởng như không thể tồn tại cái đẹp, giúp người
đọc có cách nhìn nhận, đánh giá về con người và cuộc đời một cách toàn vẹn,
đúng đắn nhất. Ngịi bút tâm lí – nhân đạo Nguyễn Minh Châu đã lách vào
những vi mạch sâu kín của tâm hồn người đàn bà hàng chài để phát hiện ra “chất
ngọc” lấp lánh…
+ “Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ
sống”. Đó khơng phải là lời thuyết giảng khô khan về đạo đức mà là một cuộc
đối thoại gợi mở thơng qua hình tượng nhân vật và xúc cảm mãnh liệt của nhà
văn. Một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ
13


sống. Đó có thể là một triết lí sống, một cách ứng xử, một lý tưởng sống cao đẹp
hay là lời bày tỏ tình u với cuộc sống, lịng căm phẫn trước những lối sống giả
tạo xấu xa không xứng đáng với con người… Lời đề nghị về lẽ sống ấy trong một
tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi
gợi cuộc đấu tranh vật lộn bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị sống tích
cực, đẹp đẽ. Từ việc khám khá vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà vùng biển, người
đọc nhận ra nét mới mẻ trong cách nhìn con người của nhà văn Nguyễn Minh
Châu…
- Bước 3 (Kết bài): Với “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã
đưa đến những nhận thức sâu sắc về con người, về cuộc đời. Nhà văn thu hẹp

ống kính trong phạm vi cuộc sống một gia đình nhưng lại mở ra những vấn đề
mang tầm triết lí. Mạch nguồn tạo nên vẻ đẹp của những trang văn Nguyễn
Minh Châu chính là nhà văn ln mang nặng trong mình tình u cuộc sống và
nhất là tình yêu thương con ngườì với đầy đủ các cung bậc cảm xúc. Tình yêu ấy
“vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một
mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh
mình”. Nói cách khác, chính tấm lịng nhân đạo của nhà văn là thuộc tính, là
thước đo giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính vì suy cho cùng chức
năng của văn học là nhân đạo hóa con người.
2.3.4. Sử dụng nguồn ngữ liệu phong phú là các truyện ngắn tiêu biểu của
chương trình Ngữ văn 12, tập hai để thiết kế dạng đề nghị luận về một đoạn
trích truyện ngắn bám sát cấu trúc đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm 2022 của Bộ Giáo dục, hướng dẫn học sinh luyện tập để củng
cố, đào sâu kiến thức bài học và rèn luyện kĩ năng làm văn
Dựa theo đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của Bộ Giáo
dục, đề khảo sát chất lượng lớp 12 đợt 1 và đợt 2 của Sở Giáo dục và Đào tạo
Thanh Hóa năm học 2021-2022, tơi nhận thấy rằng: các văn bản truyện ngắn
tiêu biểu của chương trình Ngữ văn 12, tập hai, là nguồn ngữ liệu phong phú để
thiết kế dạng đề nghị luận về một đoạn trích truyện. Giáo viên dựa vào nguồn đề
thi mà Sở Giáo dục và Đào tạo gửi cho các trường và từ các nguồn tài liệu khác
để biên soạn lại cho phù hợp với thực tiễn ôn thi và năng lực học tập của học
sinh. Giáo viên ưu tiên lựa chọn các đề thi liền kề nhau sẽ có câu nghị luận văn
học về cùng một tác phẩm để hướng dẫn học sinh luyện tập nhằm đảm bảo tính
hệ thống và chuyên sâu.
Qua việc triển khai thực hiện giải pháp này, ta thấy rằng việc vận dụng linh
hoạt, phù hợp kiến thức lí luận trong câu nghị luận văn học nói chung và trong
dạng đề nghị luận về một đoạn trích truyện ngắn nói riêng đóng vai trị quan
trọng. Q trình này có tác dụng bổ trợ rất tốt trong việc lĩnh hội kiến thức, rèn
luyện kĩ năng, giúp học sinh đạt được kết quả cao trong làm bài kiểm tra, khảo
14



sát do nhà trường và Sở Giáo dục tổ chức, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học bộ mơn, đặc biệt là chất lượng thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn.
2.3.4. Sử dụng hình thức “nhóm bạn cùng tiến” để rèn luyện và nâng cao kĩ
năng vận dụng kiến thức lí luận văn học của học sinh
Tục ngữ có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Thật vậy, để giúp học sinh
học tập tiến bộ, bên cạnh vai trò quan trọng của người thầy thì việc học tập theo
nhóm cũng rất hiệu quả. Ở lớp thực nghiệm 12D36, tôi đã cùng với tập thể lớp
chia làm 10 nhóm học tập (mỗi nhóm từ 3-5 học sinh), trong đó có chú ý phân
bổ trưởng nhóm là một học sinh có năng lực học tập mơn Ngữ văn tốt, có tinh
thần trách nhiệm. Các em sẽ thống nhất với nhau lịch cùng học online để hỗ trợ
nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (mỗi tuần từ 1 - 2 buổi, mỗi buổi khoảng 60
phút, chủ yếu lựa chọn thời gian buổi tối). Nếu trong nhóm có học sinh tiếp thu
chậm hoặc chưa cố gắng, nhóm sẽ phối hợp với giáo viên bộ môn trao đổi, đôn
đốc, tăng cường phụ đạo, hướng dẫn, sửa bài,… để học sinh đó tiến bộ. Sau mỗi
tháng, nhóm nào có điểm trung bình các bài luyện đề, khảo sát cao nhất sẽ được
giáo viên biểu dương và tặng món quà nho nhỏ để lưu niệm. Mọi hoạt động học
tập của học sinh đều được thông tin lên nhóm zalo của lớp để phụ huynh nắm
bắt và có sự đồng hành, phối hợp trong việc quản lí thời gian, đôn đốc, nhắc
nhở, động viên học sinh.
Giải pháp này đã tạo được khơng khí thi đua học tập sơi nổi, tăng cường kĩ
năng hợp tác, làm việc nhóm của học sinh. Cũng nhờ vậy mà chất lượng bài
kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kiểm tra định kì, các bài khảo sát kiến thức thi
tốt nghiệp THPT của tập thể lớp thực nghiệm 12D36 ngày càng được cải thiện,
có sự đồng đều về kết quả học tập.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 môn Ngữ văn đợt 1 và
đợt 2 năm học 2021-2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức

của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm:
Để tạo tính khách quan và sức thuyết phục trong việc đánh giá hiệu quả của
sáng kiến, tôi đã sử dụng kết quả thi khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 môn
Ngữ văn đợt 1 và đợt 2 năm học 2021-2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh
Hóa tổ chức (thi tập trung, bài làm được cắt phách và giáo viên đứng lớp 12
không tham gia chấm; câu nghị luận văn học 5,0 điểm gắn với dạng đề nghị luận
về một đoạn trích truyện ngắn). Kết quả cụ thể như sau:
BẢNG 1: THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
LỚP ĐỐI CHỨNG 12E36
STT
Họ và tên học sinh
Khảo sát
Khảo sát
chất lượng đợt 1
chất lượng đợt 2
1 Lê Thị Vân
Anh
8
8
15


2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39

40
41
42

Quách Thị
Anh
Trần Vân
Anh
Lê Thị
Ánh
Lê Văn
Chiến
Hà Xuân
Dũng
Hà Thị Hương
Đào
Lê Thị Thu

Bùi Thị
Hạnh
Mai Văn Trung
Hiếu
Trương Thị
Hoài
Nguyễn Xuân
Khuyến
Nguyễn Thị
Lam
Nguyễn Thị
Lan

Đặng Vi
Linh
Hà Thùy
Linh
Lê Thị
Linh
Đinh Thị Mai
Loan
Vũ Phương
Mai
Nguyễn Thế
Mạnh
Bùi Thị
Mùi
Nguyễn Thị Trà
My
Lê Thị
Ngọc
Đặng Lan
Nhi
Hà Thị Yến
Nhi
Trịnh Tạ Uyển
Nhi
Huỳnh Lê Phương Nhung
Trịnh Thị Kim
Oanh
Lưu Thị
Quỳnh
Hoàng Ngọc

Sang
Quách Văn
Thắng
Nguyễn Đình
Thơng
Trịnh Thị
Thơm
Lã Thị
Thu
Lê Đỗ Hồi
Thu
Lê Thị
Tình
Lê Huyền
Trang
Đinh Quang
Trường
Nguyễn Xn
Tuấn
Đỗ Thị
Vân
Phạm Thị
Vân
Lê Đình
Việt
ĐIỂM TRUNG BÌNH

7
7.75
7.5

5.5
6
8
8
6.75
6.25
7.5
7.5
7.5
8
7.5
7.75
7.5
8.25
7.5
6.5
7.75
8
7
8
6.75
7.75
7
7.75
6.5
6.5
6.5
7
8
7.5

7.5
7.5
7.75
6.5
6.5
7.5
7.5
8
7.31

7.5
8.25
8
6
8
6.5
8
8
7.25
8.25
7.5
8.5
8
8.5
8
7.5
8.5
8.5
7
9

8.75
8.5
9
8.5
8.5
8.5
8
7.75
7
7
6.75
8
8.75
8.5
7.5
8
6.5
7.6
7.75
7.5
8
7.88

16


Stt
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

34
35
36
37
38
39

BẢNG 2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
LỚP THỰC NGHIỆM 12D36
Họ và tên học sinh
Khảo sát kiến thức Khảo sát kiến thức
đợt 1
đợt 2
Bùi Hoàng
Anh
7
8
Đỗ Thị Phương
Anh
9.25
9.5
Hà Thị Nhật
Anh
9.5
9.5
Hà Thọ Tuấn
Anh
9.25
9.5
Mai Thị Ngọc

Anh
7.5
8
Nguyễn Thị Minh
Anh
7.5
8.5
Phạm Phương
Anh
8.25
8.75
Vũ Tuấn
Anh
7.5
8.25
Lê Thị Ngọc
Ánh
7.75
9.5
Lê Văn
Bình
7.75
8.5
Nguyễn Thị
Cúc
8.5
9
Lê Thị
Dun
8

8
Phạm Ngọc
Dương
8
8.75
Lê Cơng
Đạt
8.75
9.25
Lương Thị
Giang
8.25
8.25
Hà Thị Nguyệt

8.75
9.25
Nguyễn Thị
Hải
8.25
8.75
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
8.75
8.75
Nguyễn Thị
Hồng
8.5
8.5
Lê Thu
Huyền

8.5
8.5
Nguyễn Thị Lan
Hương
8
9
Hà Thị
Lan
8.5
9
Đinh Thị Mai
Linh
9
9
Hoàng Thị Khánh
Linh
9
9
Nguyễn Thị
Linh
8.5
8
Lê Thị Xuân
Lộc
9
9
Lê Văn
Lực
8.25
8

Quách Văn
Lực
9
8.5
Lê Đình
Lương
8.25
8.5
Hà Thị Hương
Ly
8
8
Hà Thị Khánh
Ly
7.75
8.5
Lê Thị
Ly
8.25
8.75
Trịnh Khánh
Ly
8.5
8.75
Quách Thị
Nương
8.5
9
Bùi Thị Kim
Oanh

8.25
9
Đỗ Thị
Quỳnh
8
8.75
Nguyễn Quang
Thắng
9
9.25
Hoàng Ngọc
Thế
7
8
Bùi Thị Hoài
Thu
8
8.25
17


40
41
42

Hà Thị
Thúy
Nguyễn Thị
Thúy
Trịnh Thị Huyền

Thương
ĐIỂM TRUNG BÌNH

8
8.5
8
8.3

8.25
8.75
9
8.7

a. Dựa trên bảng thống kê, cột điểm khảo sát chất lượng đợt 1 ở 2 lớp
ta thấy:
- Bảng 1: Lớp đối chứng 12E36 có điểm trung bình là 7.31, điểm cao nhất
là 8.25 (có 01 học sinh đạt), điểm thấp nhất là 5.5.
- Bảng 2: Lớp thực nghiệm 12D36 có điểm trung bình là 8.3, điểm cao
nhất là 9.5, đạt từ điểm 8.25 trở lên có 26 học sinh, điểm thấp nhất là 8.0.
-> So sánh kết quả ta thấy điểm trung bình của lớp 12D36 cao hơn 12E36
là 0.99 điểm.
b. Dựa trên bảng thống kê, cột điểm khảo sát chất lượng đợt 2 ở 2 lớp
ta thấy:
- Bảng 1: Lớp đối chứng 12E36 có điểm trung bình là 7.88, điểm cao nhất
là 9,0 (có 02 học sinh đạt), điểm thấp nhất là 6.5.
- Bảng 2: Lớp thực nghiệm 12D36 có điểm trung bình là 8.7, điểm cao
nhất là 9.5, đạt điểm từ 9 trở lên có 16 học sinh, điểm thấp nhất là 8.0.
-> So sánh kết quả ta thấy điểm trung bình của lớp 12D36 cao hơn 12E36
là 0.82 điểm.
* Đánh giá chung: Như vậy, trên cơ sở so sánh, đối chiếu kết quả của 2 lần

học sinh làm bài khảo sát chất lượng thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn do Sở
Giáo dục tổ chức (câu nghị luận văn học 5.0 điểm gắn với dạng đề nghị luận về
một đoạn trích truyện ngắn), ta thấy: Kết quả thi khảo sát của lớp thực nghiệm
12D36 cao hơn hẳn so với lớp đối chứng 12E36; chất lượng điểm thi của học
sinh tương đối ổn định, đồng đều, phát huy tối ưu năng lực.
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Thực hiện đề tài này, tơi đã có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong việc
cơng tác giảng dạy, xây dựng, biên soạn đề thi và phương pháp hướng dẫn học
sinh làm dạng đề nghị luận về một đoạn trích truyện ngắn bám sát cấu trúc đề thi
tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôi
đã phát huy được lợi thế của mạng xã hội để hướng dẫn học sinh chủ động tiếp
cận và nắm bắt được một cách cơ bản các kiến thức, nhận định lí luận văn học
hữu ích; tạo hứng thú và thói quen vận dụng kiến thức lí luận trong làm bài nghị
luận văn học cho học sinh; phân luồng học sinh theo năng lực học tập để giao
nhiệm vụ phù hợp, đảm bảo tính vừa sức và phát huy được tính tích cực, chủ
động của học sinh; sử dụng hình thức “nhóm bạn cùng tiến” để tăng cường sự
tương tác, kết nối, hỗ trợ của học sinh với nhau trong qua trình học tập. Nhờ đó
mà chất lượng dạy học bộ môn đã được cải thiện rõ rệt.
18


Những giải pháp mà bản thân tôi đã vận dụng trong công tác giảng dạy bộ
môn Ngữ văn được đồng nghiệp đánh giá cao, có tính ứng dụng cho chương
trình Ngữ văn THPT, đặc biệt là đối với dạng đề nghị luận về một đoạn trích
truyện ngắn thuộc chương trình ôn thi tốt nghiệp của học sinh lớp 12. Không chỉ
vậy, đề tài nghiên cứu này cịn có tác dụng bổ trợ cho công tác phát hiện, lựa
chọn và bồi dưỡng đội tuyển năng khiếu lớp 11 (truyện ngắn 1930-1945), tạo
nguồn cho đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh và đặt mục tiêu đạt từ điểm 9,0
điểm trở lên đối với học sinh lớp 12 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Thông qua kết quả làm bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ trong
học kỳ 2, năm học 2021-2022 của lớp thực nghiệm 12D36, đặc biệt là kết quả
khảo sát chất lượng đợt 1 và đợt 2 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ
chức (câu nghị luận văn học chiếm 50% tổng số điểm của bài thi và đều sử dụng
dạng đề nghị luận về một đoạn trích truyện ngắn), tôi thấy rằng: Việc sử dụng
các giải pháp nêu trên đã giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng vận dụng linh
hoạt, phù hợp các kiến thức lí luận văn học để làm tốt dạng đề nghị luận về một
đoạn trích truyện ngắn; nhận thức được vai trị, tác dụng bổ trợ hiệu quả của
kiến thức lí luận đối với quá trình đọc hiểu văn bản văn học và viết bài nghị luận
văn học; từ đó, hình thành hứng thú tìm hiểu, tích lũy những đơn vị kiến thức,
những nhận định lí luận văn học và tạo thói quen vận dụng trong lập luận, diễn
đạt, nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng thi tốt nghiệp THPT
môn Ngữ văn.
3.2. Kiến nghị
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như thấy được hiệu quả mang lại của
việc vận dụng kiến thức lí luận trong làm bài nghị luận văn học, tôi đã viết sáng
kiến “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 vận dụng kiến thức lí luận văn
học để làm tốt dạng đề nghị luận về một đoạn trích truyện ngắn nhằm góp phần
nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn”. Tôi rất mong sáng kiến

19


này sẽ được Hội đồng khoa học Ngành xem xét, đánh giá, xếp loại để có thể mở
rộng phạm vi áp dụng ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh nhà.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


Thanh Hóa, ngày 01 tháng 6 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Hoài

20



×