Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

(SKKN 2022) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các bài thực hành thí nghiệm trong chương trình Vật lí lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC
BÀI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG
TRÌNH VẬT LÍ LỚP 11

Người thực hiện: Trịnh Văn Tồn
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Vật lí

THANH HOÁ NĂM 2022


MỤC LỤC

Trang
MỞ

1.
ĐẦU...........................................................................................................1
1.1.

do
chọn
đề
tài...........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2


1.3.
Đối
tượng
nghiên
cứu...................................................................................2
1.4.
Phương
pháp
nghiên
cứu.............................................................................2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.............................................2
2.
NỘI
DUNG
SÁNG
KIẾN
KINH
NGHIỆM..................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................3
2.1.1. Những yêu cầu về mặt kĩ thuật và phương pháp dạy học đối với việc
sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí............................................................3
2.1.2. Các bài thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật lí 11……….…3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…………10
2.2.1. Thực trạng của các thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật lí
trung học phổ thơng hiện nay…………………………………...…………….10
2.2.2. Những ưu điểm và nhược điểm của các thí nghiệm thực hành trong
chương trình vật lý 11.......................................................................................11
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề........................................12
2.3.1. Cải tiến thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của pin điện
hóa…………………………………………………………………….…………12

2.3.2. Cải tiến thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì ……….16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường…………………………………….…..18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................19
3.1. Kết luận.......................................................................................................19
3.2. Kiến nghị.....................................................................................................20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nêu lên 10 nội dung cốt lõi mà
học sinh cần đạt được trong quá trình học phổ thơng. Bên cạnh việc hình thành,
phát triển các năng lực chung , chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí tiến
hành bồi dưỡng năng lực vật lí trong đó nhận thức vật lí là một năng lực thành tố
của năng lực vật lí. Để phát triển năng lực nhận thức vật lí, giáo viên cần chú ý
tạo cơ hội cho học sinh huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham
gia hình thành kiến thức mới, chú ý tổ chức các hoạt động; trong đó học sinh có
thể diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng, so sánh, phân loại, hệ thống hóa kiến
thức, kỹ năng; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học để giải thích các sự vật,
hiện tượng, hay giải quyết vấn đề đơn giản; qua đó kết nối được kiến thức, kỹ
năng mới với vốn kiến thức, kỹ năng đã có. Những yêu cầu của thời đại ngày
nay đòi hỏi nhà trường phổ thông không chỉ dừng lại ở việc trang bị cho học
sinh những kiến thức và kỹ năng loài người đã tích lũy được mà cịn phải bồi
dưỡng cho học sinh năng lực tự thu nhận tri thức, tự phát hiện và giải quyết vấn
đề do nhiệm vụ học tập đề ra, năng lực sáng tạo những kiến thức mới, phương
tiện mới và cách giải quyết mới. Do đó, trên thế giới, mọi cuộc cách mạng về
phương pháp dạy học ở trường phổ thông đều nổi lên xu hướng chung: tích cực
hóa và cá thể hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Đối với mơn Vật lí, một
mơn khoa học thực nghiệm, thì xu hướng đó được thể hiện trên nhiều mặt, trong
đó có việc tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh.

Mục đích của các thí nghiệm thực hành vật lí trong trường trung học phổ
thông được xây dựng để rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực nghiệm cơ bản về
Vật lí, làm quen với một số dụng cụ và máy móc thực nghiệm, tạo điều kiện cho
học sinh biết cách tiến hành các phép đo một số đại lượng vật lí. Giúp học sinh
hình thành nên những nét nhân cách con người thơng qua những kĩ năng khoa
học và các thao tác tư duy logic vật lí; đồng thời rèn luyện tính kiên trì, chính
xác, trung thực và khách quan đối với người làm công tác khoa học. Thông qua
các bài thực hành, học sinh hiểu sâu sắc hơn các khái niệm và hiện tượng vật lí,
tin tưởng vào các chân lí khoa học, quan sát được một số hiện tượng bổ sung
cho bài học, củng cố những kiến thức đã học được từ các bài giảng lí thuyết, tập
cho các em khả năng vận dụng lí luận vào thực tiễn và giải thích được các hiện
tượng vật lí đơn giản đang xảy ra trong thế giới tự nhiên.
1


Tuy nhiên, các mục đích trên khó đạt được vì số lượng các bài thực hành
trong chương trình ít, chất lượng dạy học tiết thực hành chưa cao do phụ thuộc
nhiều yếu tố như điều kiện cơ sở vật chất, kĩ năng hướng dẫn của giáo viên, thời
gian, sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh, một số thiết bị thí nghiệm đo khơng
chính xác, khơng đồng bộ. Vì vậy, bên cạnh sự cần thiết phải trang bị các thiết bị
hiện đại và chờ cấp kinh phí để mua mới hay sửa chữa các thiết bị hư hỏng thì
mỗi giáo viên phải cố gắng tự khắc phục những hạn chế của các bộ thí nghiệm
thực hành trong khả năng của mình bằng những phương án đơn giản, kinh tế,
hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính sư phạm. Để góp phần nâng cao chất lượng
của các tiết dạy thực hành vật lí, cùng với niềm đam mê thí nghiệm, tơi quyết
định lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các bài thực hành thí nghiệm
trong chương trình Vật lí lớp 11”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Cải tiến một số thí nghiệm trong chương trình Vật lí lớp 11 về mặt thiết bị,

phương án và kĩ thuật tiến hành nhằm thực hiện được các mục tiêu của bài thực
hành đặt ra, qua đó nâng cao hiệu quả của việc thực hành thí nghiệm vật lí ở
trường phổ thơng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các phương án cải tiến một số thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật
lí lớp 11 về mặt thiết bị, phương án và kỹ thuật tiến hành.
Quá trình dạy học các bài thí nghiệm thực hành Vật lí 11
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học
và các tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài, đặc biệt nghiên cứu kĩ
những cơ sở lí luận về thí nghiệm thực hành Vật lí.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Điều tra về thực trạng của việc dạy học các tiết thực hành Vật lí trong chương
trình trung học phổ thơng, những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học các
bài thí nghiệm thực hành, tổng hợp ý kiến các giáo viên dạy Vật lí ở các trường
trung học phổ thơng về tình trạng thiết bị thí nghiệm thực hành Vật lí.
1.4.3. Thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm có đối chứng để đánh giá hiệu quả của các giải pháp
cải tiến, phân tích và tổng hợp các số liệu thực nghiệm.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả thực nghiệm sư
phạm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2


Trong khuôn khổ nghiên cứu giới hạn của đề tài, tôi đã cố gắng thực hiện
những phương án cải tiến khả thi, các giải pháp cải tiến đã làm cho việc thực
hiện một số thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật lí lớp 11 trở nên đơn

giản và có độ chính xác cao hơn, góp phần duy trì sự đam mê nghiên cứu khoa
học của giáo viên và học sinh. Đề tài nghiên cứu của tơi sẽ đóng góp một phần
nhỏ bé trong việc nâng cao hiệu quả của việc thực hành thí nghiệm vật lí ở
trường phổ thơng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Những yêu cầu về mặt kĩ thuật và phương pháp dạy học đối với việc
sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí
Để thí nghiệm được sử dụng phát huy đầy đủ các chức năng của nó trong dạy
học Vật lí thì việc sử dụng thí nghiệm phải tuân theo một số yêu cầu chung về
mặt kĩ thuật và về mặt phương pháp dạy học sau:
- Xác định rõ lơgic của tiến trình dạy học, trong đó việc sử dụng thí nghiệm
phải là một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học, nhằm giải quyết một nhiệm
vụ cụ thể trong tiến trình nhận thức, đáp ứng yêu cầu về mặt lí luận dạy học.
Trước mỗi thí nghiệm, phải đảm bảo cho học sinh ý thức được sự cần thiết của
thí nghiệm và hiểu rõ mục đích của thí nghiệm.
- Xác định rõ các dụng cụ cần sử dụng, sơ đồ bố trí chúng, tiến trình thí
nghiệm (để đạt được mục đích thí nghiệm, cần sử dụng các dụng cụ nào, bố trí
ra sao, cần tiến hành thí nghiệm theo các bước nào, cần quan sát, đo đạc cái gì?).
Khơng xem nhẹ các dụng cụ thí nghiệm đơn giản.
- Giao cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để học sinh ý thức được rõ
ràng và tham gia tích cực vào tất cả các giai đoạn thí nghiệm.
- Thử nghiệm kĩ lưỡng mỗi thí nghiệm trước giờ học, đảm bảo thí nghiệm
phải thành công (hiện tượng xảy ra quan sát được rõ ràng, kết quả có độ chính
xác chấp nhận được).
- Việc sử dụng các dụng cụ và tiến hành thí nghiệm phải tuân theo các quy
tắc an toàn (đặc biệt là đối với các thiết bị điện - điện tử).
2.1.2. Các bài thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật lí 11
● Bài số 1: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa
I. Mục đích thí nghiệm

- Áp dụng biểu thức hiệu điện thế của đoạn mạch chứa nguồn điện và định
luật Ohm đối với toàn mạch để xác định suất điện động và điện trở trong của
một pin điện hóa.
- Sử dụng các đồng hồ đo điện vạn năng để đo các đại lượng trong mạch điện.
II. Cơ sở lý thuyết và phương án thực hành
- Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện:
ξ, r
R
E
U = – I(R0 + r).
0
V
- Mặt khác, khi chọn vơn kế có điện trở lớn:
U = I( R+RA)
K
R
A
- Suy ra :

I  IA 

E
R  RA  R0  r

3


- Với RA, R là điện trở của ampe kế và của biến trở. Biến trở dùng để điều
chỉnh điện áp và dịng điện
- Trong thí nghiệm ta chọn R O khoảng 20Ω để cường độ dịng điện qua pin

khơng quá 100 mA
- Ta đo RA bằng cách dùng đồng hồ vạn năng ở thang đo DC; đo hiệu điện thế
giữa hai cực của Ampe kế và cường độ dòng điện qua mạch để tính ra điện trở
RA. Tiến hành đo RO tương tự.
* Ta xác định E và r theo hai phương án sau:
Phương án 1:
U
a. Thực hiện đo các giá trị U và I tương
ứng khi thay đổi R, ta vẽ đồ thị mô tả mối U0
quan hệ đó, tức U = f(I) → U = E – I(R0 + r)
b. Ta xác định U O và Im là các điểm mà tại
đó đường kéo dài của đồ thị U = f(I) cắt trục
Im
I
tung và trục hoành:
 I  0  U  U0  E

U  E  I ( R0  r )  
E E,r
U  0  I  I m  R  r
0


Phương án 2:
E
a. Từ : I 

1 1
 ( R  RA  R0  r )
I E

R  RA  R0  r
1
1
Đặt : y  I ; x  R; b  RA  R0  r  y  E ( x  b)

y



y0
xm

x

b. Căn cứ các giá trị của R và I trong phương án 1, ta tính các giá trị tương
ứng của x và y
c. Vẽ đồ thị y = f(x) biểu diễn gián tiếp mối liên hệ giữa I và R.
d. Xác định tọa độ của xm và yO là các điểm mà đồ thị trên cắt trục hoành và
trục tung
 y  0  xm  b  ( R  RA  r )  r

b

 x  0  y0  E  E


III. Dụng cụ thí nghiệm
- Pin cũ, pin mới cần xác định.
- Biến trở núm xoay (có giá trị từ 10 - 100Ω).
- Hai đồng hồ đo điện đa năng hiện số: dùng

làm DCmA và DCV.
- Điện trở bảo vệ R O có giá trị khoảng 20 Ω.
và RA khoảng 5,5 Ω
- Bộ dây dẫn.
- Khóa điện.
- Bảng điện.
IV. Lắp ráp thí nghiệm
Mắc mạch điện như hình vẽ :
4


* Chú ý:
- Ampe kế và Volt kế ở trạng thái tắt.
- Khóa K ở vị trí tắt.
- Biến trở R ở vị trí 100Ω.
- Khơng chuyển đổi chức năng của thang đo của đồng
hồ khi có dịng điện chạy qua nó.
- Khơng dùng nhằm thang đo I mà đo U.
- Khi thao tác xong các phép đo, phải tắt các thiết bị.
- Khi giá trị của đồng hồ hiện giá trị âm, phải đổi chiều của chuôi cắm lại.
V. Báo cáo thí nghiệm
Bảng giá trị của phép đo :
Giá trị của RO = ………… Ω ; RA =………….. Ω
x = R (Ω)

I ( mA)

U (V)

1

y  ( A 1 )
I

100
90
80
70
60
50
40
30
* Phương án 1:
a. Vẽ đồ thị U = f (I) với tỷ lệ xích thích hợp.
b. Nhận xét và kết luận:
c. Xác định tọa độ UO và Im . Từ đó suy ra giá trị của E và r
E = ………………(V); r = ……………….(Ω)
* Phương án 2:
a. Tính các giá trị tương ứng của x và y.
b. Vẽ đồ thị y = f(x) với tỷ lệ xích thích hợp.
c. Nhận xét và kết luận
d. Xác định tọa độ xm và yO. Từ đó suy ra giá trị của E và r.
E = ………………(V); r = ……………….(Ω)
● Bài số 2: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điơt bán dẫn và đặc tính
khuếch đại của tranzito
I. Mục đích
- Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điơt. Vẽ đặc tuyến V – A của điơt.
- Khảo sát đặc tính khuếch đại của tranzito bằng một mạch điện đơn giản và
xác định hệ số khuếch đại của mạch tranzito
II. Cơ sở lý thuyết và phương án thực hành
5



* Điôt bán dẫn
- Điôt là một linh kiện bán dẫn được cấu tạo bởi hai lớp bán dẫn p, n  hình
thành lớp chuyển tiếp p – n. Điện cực nối với miền p gọi
là Anốt A; điện cực nối với miền n gọi là Katôt K.
- Ký hiệu:
- Do tác dụng của lớp chuyển tiếp p – n nên điơt có đặc
tính chỉnh lưu dịng điện, tức là cho dịng điện chạy qua nó theo một chiều thuận
từ p sang n.
- Trong thí nghiệm ta khảo sát đặc tính này bằng cách dùng đồng hồ đo điện
đa năng. Bằng cách đo dòng điện phân cực thuận I th , dòng điện phân cực ngược
Ing , và hiệu điện thế.
* Tranzito
- Tranzito cũng là một linh kiên bán dẫn nhưng có hai lớp chuyển tiếp p – n.
- Cấu tạo của tranzito:

- Cực E gọi là cực phát ( Emister); cực B gọi là cực gốc ( Base); cực C gọi là
cực góp ( colector).
- Trong bài ta khảo sát tranzito n-p-n bằng cách dùng các đồng hồ đo điện đa
năng đo các giá trị của dòng điện trong ba cực E, B, C và tìm hệ số khuếch đại
I

C
tranzito dựa vào biểu thức:   I
B
III. Dụng cụ thí nghiệm
* Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điơt bán
dẫn
- Đồng hồ đo điện đa năng hiện số : 2 cái.

- Điốt chỉnh lưu: 1 cái.
- Nguồn điện U ( AC/DC).
- Biến trở núm xoay ( loại 10 - 100)
- Điện trở bảo vệ RC = 820 .
- Bảng mạch điện.
- Các dây dẫn và khóa K.
* Khảo sát đặc tính khuếch đại của tranzito
- Đồng hồ đo điện đa năng hiện số : 2 cái.

6


- Tranzito lưỡng cực : 1 cái.
- Nguồn điện U ( AC/DC).
- Biến trở núm xoay ( loại 10 100)
- Điện trở bảo vệ RC = 820 .
- Điện trở bảo vệ RB = 300 k.
- Bảng mạch điện.
- Các dây dẫn và khóa K
IV. Lắp ráp thí nghiệm
* Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điơt bán dẫn:
Lắp mạch theo hình vẽ:

- Trong thí nghiệm này, khi tiến hành đo dòng điện phân cực nghịch, ta chỉ
cần đổi chiều của dòng điện ở nguồn là được.
* Lưu ý:
- Ampe kế A ở vị trí DCA 20m ( đo dịng điện thuận); DCA 200μ ( đo dịng
điện nghịch).
- Vơn kế V ở vị trí DCV 20V.
- Nguồn điện U ở vị trí 6V DC

- Khi mắc mạch xong, khóa K phải ở vị trí mở
- Sau khi mắc mạch điện như sơ đồ, cần kiểm tra lại mạch điện và các thang
đo. Sau đó, đóng khóa K và ghi trị của hiệu điện đế và cường độ dịng điện qua
điơt khi thay đổi giá trị của biến trở vào bảng ( nên lấy khoảng 5 – 7 số liệu).
Kết thúc thí nghiệm: gạt cơng tắc, tắt các đồng hồ đo điện, sau đó mới
tháo các dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành.
* Khảo sát đặc tính khuếch đại của tranzito
Lắp mạch theo hình vẽ:
* Lưu ý:
- Khóa K ở vị trí OFF.
- Nguồn AC: 6V.
- Ampe kế A1 ở vị trí DCA 200μ;
Ampe kế A2 ở vị trí DCA 20.
- Các giá trị của điện trở có thể khơng
giống như hình vẽ.
- Sau khi mắc mạch điện như sơ đồ, cần kiểm tra lại mạch điện và các thang
đo. Sau đó, đóng khóa K và điều chỉnh biến trở sao cho ampe kế A1 chỉ giá trị IB
lớn nhất. Ghi giá trị của IB và IC tương ứng vào bảng
7


- Lặp lại hai lần thí nghiệm và ghi các giá trị vào bảng.
Kết thúc thí nghiệm: gạt cơng tắc, tắt các đồng hồ đo điện, sau đó mới
tháo các dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành.
V. Báo cáo thí nghiệm
* Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điơt bán dẫn
Điôt phân cực thuận
Điôt phân cực nghịch
U (V)


Ith (mA)

U (V)

Ing (A)

- Vẽ đồ thị I = f(U) cho trường hợp phân cực thuận. Nhận xét và kết luận.
* Khảo sát đặc tính khuếch đại của tranzito
Với RC = 820 .( hay 680 )
Lần TN

1

2

3

IB ( A)
IC ( mA)


IC
IB

- Tính giá trị trung bình của hệ số khuếch đại:
 = ……………. Và ()max = …………….
 =   ()max = ……………….
- Vẽ đồ thị IC = f( IB).
● Bài số 3: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì
I. Mục đích

- Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kỳ bằng cách
ghép nó đồng trục với một thấu kình hội tụ để tạo ra ảnh thật của vật thật qua hệ
hai thấu kính,
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng giá quang học để xác định tiêu cự của các thấu
kính.
II. Cơ sở lý thuyết và phương án thí nghiệm
- Chúng ta biết tính chất ảnh của thấu kính
phân kì, đó là qua thấu kính phân kì vật thật
cho ảnh ảo, cùng chiều vật, và ta khơng xác
định được vị trí của ảnh ảo này. Để khắc
phục khó khăn này, người ta đã tiến hành
phương pháp sau:
+ Đặt vật AB ở vị trí (1) trước thấu kính hội
tụ LO để thu được ảnh thật A’B’ rõ nét trên
màn M. Ta cố định vị trí của thấu kính hội
tụ LO và màn M này.
8


+ Ghép thấu kính phân kì L đồng trục với thấu kính hội tụ L O (đặt thấu kính
phân kì trước thấu kính hội tụ). Di chuyển vật AB ra xa thấu kính phân kì đến ví
trị khác sao cho, trên màn ta quan sát thấy ảnh A 2’B2’ hiện ra rõ nét trên màn
( ảnh này nhỏ hơn ảnh A’B’). Khi đó, ảnh ảo A1’B1’ của vật AB qua thấu kính
phân kì nằm trùng với vị trí (1) của vật AB.
+ Đo khoảng cách d và d’ ta sẽ xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì
trong thí nghiệm theo cơng thức :

f 

d .d '

d  d'

+ Lưu ý là d’ trong thí nghiệm ta lấy giá trị âm.
III. Dụng cụ thí nghiệm
Bộ dụng cụ thí nghiệm thực hành “Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì”
gồm:
- Giá quang học, có gắn thước đo 75cm.
- Đèn chiếu loại AC 12V – 21W.
- Bản chắn sáng, màu đen, trên mặt có lỗ trịn nhỏ mang hình số 1, dùng làm
vật AB.
- Thấu kính phân kỳ L.
- Thấu kính hội tụ LO.
- Màn ảnh M, các đế trượt để cắm vật, đèn, các thấu kính.
- Nguồn điện AC/DC.
- Các dây nối.

IV. Lắp ráp thí nghiệm
Để đo tiêu cự thấu kính phân kì ta sẽ lắp các dụng cụ quang học theo thứ tự:
- Lắp đèn, giá số 1(vật AB), thấu kính hội tụ, màn M.
- Bật đèn và điều chỉnh vị trí thấu kính và màn sao cho ảnh thu được trên màn
rõ nét.
- Đánh dấu vị trí vật AB lúc này. Cố định thấu kính hội tụ và màn M.
- Đặt thấu kính phân kì cần đo tiêu cự vào giữa thấu kính hội tụ và vật AB.
- Dịch AB để thu được ảnh rõ nét qua hệ. Đo các khoảng cách d và d’ như chỉ
ra trên sơ đồ.
Chú ý d mang giá trị âm, từ đó tính f theo cơng thức: f 

d .d '
d  d'


* Lưu ý:
- Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ khoảng 10 – 15 cm.
- Khi dùng thấu kính mà thấy ảnh khơng rõ, có thể do: thấu kính bị bẩn, hệ lắp
khơng đồng trục.
- Khi di chuyển vật ta nên di chuyển từ từ và để ý ảnh trên màn sao cho rõ nét.
9


- Khi đặt thấu kính phân kì vào, thì ta dịch chuyển vật AB ra xa lúc đầu
khoảng 5cm.
- Thực hiện thêm 2 lần các thao tác trên và ghi các giá trị đo được vào bảng.
Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn, tháo các dụng cụ ra theo thứ tự và vệ sinh
nơi thực hành.
V. Báo cáo thí nghiệm
- Ghi các giá trị đo được của d và d’ vào bảng sau:
Vị trí (1) của vật AB:…….…….(mm)
Lần thí
d ' (mm)
d (mm)
f (mm)
f(mm)
nghiệm
1
2
3
Giá trị trung bình
- Tính các giá trị : f  f  f  (...  ...)mm


f


 ...%
f
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng của các thí nghiệm thực hành trong chương trình Vật lí
trung học phổ thơng hiện nay
u cầu đổi mới phương pháp dạy học Vật lí hiện nay gắn liền với đổi mới
thiết bị và phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí. Trong những
năm qua, mặc dù tất cả các trường phổ thông của nước ta đã được trang bị đầy
đủ các thiết bị theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào
tạo nhưng hiệu quả sử dụng chúng vẫn cịn nhiều hạn chế, vì vậy mà thí nghiệm
thực hành chưa đáp ứng được u cầu. Tình trạng đó do một số ngun nhân
chính sau:
- Điều kiện để sử dụng thí nghiệm cịn hạn chế: thời gian chuẩn bị ít, địa điểm
khơng phù hợp, thiếu phịng học bộ môn hoặc trang thiết bị không phù hợp.
- Trách nhiệm của nhà sản xuất (có thiết bị mà khơng dùng được, có dùng
được thì cũng chóng hỏng).
- Năng lực thí nghiệm của giáo viên cịn hạn chế cả về kĩ thuật tiến hành lẫn
phương pháp sử dụng trong dạy học. Phần đơng giáo viên ít quan tâm về tư duy
thực nghiệm mà hay thiên về tư duy toán học qua các bài tập tính tốn, dẫn tới
học sinh học Vật lí gần như học Tốn nên năng lực vận dụng kiến thức Vật lí
trong cuộc sống của học sinh rất hạn chế.
- Bản thân thiết bị còn hạn chế về chất lượng và khả năng hỗ trợ hoạt động
nhận thức của học sinh theo phương pháp mới.
- Hầu hết các thí nghiệm thực hành được trình bày dưới hình thức là bày sẵn
từng bước dẫn tới việc hạn chế sự sáng tạo của học sinh.
10


- Nhiều trường được trang bị quá ít các bộ thí nghiệm giống nhau nên việc

cho thực hành đồng loạt với cả lớp là rất khó, dù đã vận dụng nhiều phương án
tổ chức khác nhau như chia lớp thành các nhóm nhỏ, khi một nửa số nhóm thực
hành thì nửa còn lại viết báo cáo, sưu tầm thêm phương án với các dụng cụ tự
chế...nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Ở một số bài thực hành, số thí nghiệm cần thực hiện quá nhiều, trong khi
thời gian tiết thực hành cố định.
- Về nguyên tắc, ngay từ đầu năm học hoặc kết thúc mỗi học kì, Ban giám
hiệu nhà trường cần chỉ đạo các tổ chuyên môn tiến hành rà sốt, đánh giá tình
trạng trang thiết bị dạy học, lập bảng kiểm kê, bổ sung sửa chữa thiết bị dạy học
cũng như mua sắm các vật liệu tiêu hao. Riêng tổ chun mơn phải có kế hoạch
thực hành cho học sinh trong năm học, thống nhất mẫu báo cáo thực hành, biên
soạn các câu hỏi gợi mở hướng dẫn thực hành và xử lí kết quả, cách thức kiểm
tra đánh giá, tránh bị sơ cứng và rập khuôn theo sách giáo khoa hoặc các tài liệu
hướng dẫn. Thực tế thì nhiều trường khơng thực hiện nghiêm túc những yêu cầu
trên. Càng ngày càng ít giáo viên yêu thích và tâm huyết với thí nghiệm kéo theo
việc thực hành thí nghiệm ít được quan tâm.
- Thiếu một sự quản lí chỉ đạo, động viên, khuyến khích trong sử dụng và cải
tiến sáng tạo các thí nghiệm thực hành hiện có.
- Một trong những u cầu của thí nghiệm thực hành là tính đồng bộ, nhưng
thực tế lại khơng được như vậy. Thiết bị nếu có ở các trường phần lớn thiếu cả
về số lượng và chất lượng, điều này phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của giáo
viên và học sinh. Do chất lượng kém nên kết quả đo khơng chính xác, khó thực
hiện các thao tác, sau mỗi đợt thực hành đều có những tổn hao và việc thay thế
chúng diễn ra trong thời gian dài.
2.2.2. Những ưu điểm và nhược điểm của các thí nghiệm thực hành trong
chương trình vật lý 11
● Bộ thí nghiệm thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của
một pin điện hóa
* Ưu điểm
- Phương án đo có tính đến điện trở ampe kế là đúng yêu cầu thực nghiệm.

- Bộ thiết bị gồm mạch điện và các linh kiện được thiết kế trong một hộp nhỏ
gọn.
- Các phương án thiết kế đều rèn luyện kĩ năng xử lí kết quả bằng đồ thị.
- Bộ thiết bị có cả biến trở con chạy và biến trở xoay, tạo điều kiện thực hiện
các phương án trong cả hai sách giáo khoa.
* Nhược điểm
- Các tiếp điểm trong mạch (hộp pin, biến trở, phích cắm dây nối và bảng
mạch điện) khơng tốt, khi có tác động của ngoại cảnh (như làm rung bàn thí
nghiệm, đụng chạm vào dây dẫn...) thì kết quả hiển thị trên đồng hồ đo hiện số
lập tức thay đổi, nếu khơng chú ý thì kết quả thu được khơng chính xác (đo điện
trở trong r ra giá trị âm).
- Một số điện trở bảo vệ và biến trở xoay có giá trị khơng đúng như thơng
báo, nếu khơng đo lại thì sẽ tăng sai số của phép đo.
11


- Phương án dùng đồ thị để xử lí kết quả đo cho kết quả ngoại suy khá chính
xác. Tuy nhiên, bắt buộc người làm thí nghiệm phải nắm vững phương pháp đồ
thị, hay sử dụng thành thạo các phần mềm công nghệ thông tin về vẽ đồ thị thực
nghiệm.
- Phương án dùng điện trở bảo vệ R 0 là đúng yêu cầu về mặt sư phạm (tránh
tình trạng người làm không để ý cho giá trị biến trở về 0 và tạo ra dịng đoản
mạch làm pin nóng lên). Tuy nhiên, việc mắc vôn kế vào hai đầu đoạn mạch
chứa nguồn và R0 làm cho biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn
có thêm R0, điều này khơng gây ra sự phức tạp trong tính tốn nhưng lại gây ra
sai số nếu xác định sai R0.
- Phương án dùng hai cặp giá trị (U, I) bất kì để giải hệ tìm E , r rất nhanh
nhưng các kết quả giải từ việc lấy ngẫu nhiên có khi lại ra âm hoặc lệch quá xa
nhau.
- Thí nghiệm này đòi hỏi kĩ năng vẽ đồ thị khá cao.

● Bộ thí nghiệm thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điơt bán dẫn
và đặc tính khuếch đại của tranzito
- Bài thực hành này đã được giảm tải nên chỉ dùng để dạy cho lớp chuyên.
- Mạch điện khảo sát tương đối phức tạp.
● Bộ thí nghiệm thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì
* Ưu điểm
- Bộ thiết bị đảm bảo sự đồng trục của các thấu kính, có thể di chuyển và đọc
vị trí các dụng cụ dễ dàng trên giá, còn được dùng để giảng dạy kiến thức về ống
nhòm.
* Nhược điểm
- Các đèn chiếu sáng ở các bộ thiết bị không giống nhau về độ rộng chùm
sáng nên ảnh thu được có độ sắc nét và hình dạng khơng giống nhau. Để chùm
sáng phát ra từ đèn chiếu sáng tồn bộ vật thì phải dịch chuyển hoặc xoay bóng
đèn đi một chút để dây tóc bóng đèn nằm trong tiêu diện của kính tụ quang. Khi
đó, trên màn ảnh được dịch chuyển dọc theo băng quang học, ta luôn thu được
một vết sáng có dạng gần trịn, có kích thước gần bằng kích thước của mặt kính
tụ quang.
- Việc thiết kế số 1 chắn sáng khiến dễ hiểu lầm số 1 là vật (số 1 được sơn
đen). Thực chất phần trong suốt xung quanh số 1 mới chính là vật phát sáng, nhà
sản xuất đã lợi dụng sự tương phản vì khi ảnh sáng nhất là lúc số 1 đen nhất.
- Kết quả thu được khi thực hành theo phương án sách giáo khoa phụ thuộc
nhiều vào việc tìm đúng vị trí của các ảnh thật, tức phụ thuộc kĩ năng của người
làm thí nghiệm. Việc xác định vị trí ảnh rõ nét cũng chủ quan, người đo cũng
không tin tưởng vào khả năng nhìn của mắt mình. Sau một thời gian cố gắng
nhìn thì khá mỏi mắt.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

12



2.3.1. Cải tiến thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của pin điện
hóa
2.3.1.1. Khắc phục tình trạng số liệu hiển thị trên đồng hồ không ổn định
● Khi tiến hành thí nghiệm này, người làm thường hay gặp tình trạng số liệu
hiển thị trên các đồng hồ đo điện nhảy liên tục do những nguyên nhân sau:
- Pin điện hóa ln có điện trở trong r khác khơng, khi có dịng điện I chạy
qua pin thì hiệu điện thế U giữa hai cực của pin bao giờ cũng nhỏ hơn suất điện
động E của pin. Hơn nữa nếu cường độ dịng điện I lớn thì pin điện hóa sẽ bị
phân cực mạnh (do chất khử cực tác dụng không kịp) nên điện trở trong r của
pin sẽ tăng. Khi đó, hiệu điện thế U giữa hai cực của pin điện hóa càng nhỏ so
với suất điện động E của pin, đồng thời giá trị cường độ dòng điện I chạy qua
pin không ổn định.
- Các đồng hồ hiện số có đặc điểm khá nhạy với sự thay đổi điện áp hay dịng
điện.
- Điện trở của mạch khơng ổn định do các chỗ tiếp xúc trong mạch (hộp pin,
biến trở, phích cắm dây nối và bảng mạch điện) khơng tốt, dẫn đến kết quả thay
đổi khi có tác động của bên ngồi như bàn thí nghiệm bị rung, dây dẫn bị đụng
chạm.
- Điện trở trong của pin và biến trở tăng theo nhiệt độ do thời gian phát điện
lâu, sự thay đổi này làm cho dòng điện trong mạch thay đổi theo.
● Tôi đã tiến hành cải tiến về mặt thiết bị như sau:
- Để quá trình điện hóa ở trong pin ổn định và biến trở khơng bị dịng điện
làm tăng nhiệt độ liên tục thì mỗi lần đọc một số liệu xong nên sử dụng công tắc
để ngắt mạch điện và chờ vài giây sau mới đóng mạch lại.
- Để khắc phục điện trở tiếp xúc, tơi thay hộp pin con ó to của bộ thí nghiệm
bằng hộp pin con ó nhỏ (hộp 2 pin và hộp 4 pin) và sử dụng kẹp cá sấu để có sự
tiếp xúc tốt. Việc sử dụng hộp pin có thuận lợi là tạo bộ nguồn mắc nối tiếp có
điện trở trong lớn hơn.

- Các dây dẫn chế tạo bởi các cơng ty trong nước chỉ hàn chì ở đầu dây, sau

đó dùng ốc vít vặn lại nhưng được một thời gian thì các ốc vít bị lung lay và
điện trở chỗ tiếp xúc khơng ổn định. Tìm hiểu cấu tạo của các dây dẫn của Đức
ở phịng thí nghiệm nhà trường, tơi thấy sợi dây được hàn chì chặt vào phích
cắm, vì vậy mà điện trở của mạch khơng bị thay đổi khi chạm vào dây. Áp dụng
điều này, tơi đã hàn chì lại tất cả các phích cắm của các dây dẫn dùng trong thí
nghiệm.
13


2.3.1.2. Cải thiện kĩ năng vẽ đồ thị biểu diễn kết quả đo trên giấy kẻ ơ li
Trong nhiều thí nghiệm thực hành, giá trị của một đại lượng Vật lí có thể
được xác định từ đồ thị. Kĩ năng vẽ đồ thị bằng tay là một trong những kĩ năng
thực nghiệm quan trọng cần rèn luyện cho người làm thực nghiệm, nhưng do
thiếu tài liệu hướng dẫn và ít được luyện tập thường xuyên nên người đo thường
mắc nhiều sai sót và tốn nhiều thời gian vẽ đồ thị. Tôi xin đưa ra một số cách vẽ
đồ thị hiệu quả như sau:
● Dùng phần mềm vẽ đồ thị là cơng cụ hữu ích để kiểm tra nhanh kết quả
thực nghiệm.
- Khi tiến hành thí nghiệm vơn kế mắc vào hai đầu đoạn mạch chứa pin và R 0,
vôn kế để ở thang DCV 20, ampe kế để ở thang DCA 200m, sử dụng 1 pin con
ó to.

- Khi mạch hở (tháo dây nối ampe kế ra khỏi mạch): Vôn kế chỉ U = E = 1,58
V.
- Khi mạch kín và di chuyển con chạy của biến trở, ta thu được số liệu như
sau:
Giá trị của RO = 20,3 Ω ; RA = 1,6 Ω
- Đồ thị U = f(I) vẽ bằng Excel
với số liệu trong bảng trên:
1

x = R (Ω) I ( mA) U (V) y  ( A  1 )
y = -20.779x + 1.5802
I

100

12,8

1,31

78,1

90

14,0

1,28

71,4

80

15,4

1,25

64,9

70


17,1

1,22

58,5

60

19,1

1,17

52,4

50

21,8

1,12

45,9

40

25,3

1,04

39,5


30

30,2

0,94

33,1

20

37,2

0,80

29,9

10

48,8

0,56

20,5

14


Có thể thấy ngay mức độ hiệu quả của
kết quả cải tiến qua đồ thị vẽ bằng
phần mềm Excel. Ta có phương trình

đồ thị
U = f(I)vẽ được bằng
Excel là:
y = -20,779x + 1,5802. So sánh với
phương trình U = E - I (r + R0) ta suy
ra E = 1,5802V và r = 0,479 Ω.
● Cách vẽ đồ thị trên một trang giấy
vở với các chú ý chung như sau:
- Vì các số liệu cần đo có giá trị
dương nên đồ thị vẽ được chỉ nằm ở
góc phần tư thứ nhất của hệ trục OIU. Do đó, ta vẽ các phần dương của hai trục
tọa độ ở vạch ơ ngồi cùng của trang giấy.
- Để ý các giá trị của I và U đo được trong thực tế ta thấy giá trị của I biến
thiên trong khoảng rộng hơn nên ta vẽ trục I (trục hoành) ở chiều dọc của trang
giấy và trục U (trục tung) ở chiều ngang của trang giấy.
- Khi lấy số liệu, ta di chuyển biến trở trên một khoảng đủ rộng để các giá trị
thu được cách xa nhau một khoảng tương đối, đồng nghĩa với các điểm trên đồ
thị cũng cách xa nhau một khoảng đủ để các chấm khơng gần khít nhau. Về
ngun tắc, càng có nhiều cặp số liệu thì đồ thị vẽ được càng chuẩn xác. Ở đây
tôi chọn từ 7 đến 10 cặp giá trị (I , U) với Imax, Umax vẫn nằm trong trang giấy.
- Để chia độ trên trục I và trục U ta chú ý các giá trị I max và Umax, sau đó tính
tốn xem nửa ô li vở trên các trục sẽ tương ứng với bao nhiêu mA, bao nhiêu
mV sao cho các điểm cách xa nhau tương đối và không gian trang vở vẫn còn đủ
để thực hiện phép ngoại suy.
- Khi vẽ đồ thị phải chú ý chia giá trị sao cho gần đúng nhất nhưng do vì độ
chia q nhỏ nên khơng yêu cầu phải chính xác một cách tuyệt đối.
- Sau khi xác định được các điểm ứng với các cặp giá trị đã chọn trên đồ thị ta
tiến hành vẽ đoạn thẳng đi qua các điểm này. Chú ý rằng ta không cần vẽ các ô
sai số hay chữ thập do chúng có kích thước khá nhỏ mà chỉ cần thể hiện bằng
một chấm. Sai số chủ yếu khi vẽ đồ thị bằng tay là do cách thực hiện vẽ đồ thị

phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan như thước kẻ, nét bút, mắt quan sát...

15


- Độ chia các trục: trục hồnh 1 ơ li là 1 mA, trục tung 1/3 ô li là 0,01 V.
- Từ đồ thị U = f(I), ta tìm được các giá trị : Với I = 0  U0 = E = 1,58 V.
Với U = 0  Im = 76 mA Suy ra : r = 0,489 Ω ; E = 1,58 V
2.3.2. Cải tiến thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì
2.3.2.1. Giúp đảm bảo sự đồng trục của các thấu kính
Bộ thiết bị với ưu điểm là hệ thống giá quang
học và con trượt được thiết kế dọc theo đường
giữa giá đã đảm bảo sự đồng trục của hệ thấu
kính, có thể di chuyển và đọc vị trí các thấu kính
dễ dàng trên giá. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hành, người đo thường không chú ý đến việc phải
đảm bảo sự đồng trục của các thấu kính và mặt
thấu kính phải vng góc với trục chính, dẫn đến
kết quả đo khơng chuẩn xác. Để cải thiện điều
này, trên các con trượt và trục cắm ta dán các vạch
đứng trùng nhau. Khi thực hành, người đo có thể
dựa vào các vạch này để canh chuẩn xem các mặt
thấu kính có thật sự vng góc với giá khơng và
có cao bằng nhau khơng. Có thể dùng dây dọi
nhưng thực tế cho thấy các thao tác canh chuẩn
dây dọi tốn nhiều thời gian.
2.3.2.2. Tăng độ chính xác của kết quả xác định vị trí ảnh trên màn
Trong thí nghiệm này, kết quả thu được phụ thuộc nhiều vào kĩ năng và chủ
quan của người thực hiện trong việc tìm đúng vị trí của các ảnh thật. Theo
hướng dẫn của các tài liệu, để giảm sai số mắc phải thì sau khi dịch chuyển màn

và tìm được vị trí ảnh rõ nét, ta cần xê dịch màn tiến lùi quanh vị trí này nhằm
16


tìm được vị trí mắt cảm thấy ảnh rõ nét nhất, loại bỏ những lần đo có kết quả sai
lệch nhiều. Tuy nhiên, thực tế là sau nhiều lần thí nghiệm thì người làm sẽ khá
mỏi mắt và khơng tin tưởng vào khả năng nhìn của mắt mình nữa. Vì vậy cần
thiết phải có một hệ thống tương đối đơn giản bổ trợ cho việc quan sát của mắt.
Theo lí thuyết, khi ảnh thu được trên màn là rõ nét nhất thì năng lượng ánh
sáng tập trung trên màn là lớn nhất. Vì vậy, tơi đã sử dụng một quang điện trở,
do có đặc điểm điện trở của quang điện trở sẽ bị giảm mạnh khi được chiếu
sáng. Do đó, việc dùng quang điện trở kết hợp với việc quan sát bằng mắt sẽ
giúp phát hiện chính xác hơn vị trí ảnh rõ nét. Tơi thiết kế sơ đồ tạo ảnh của vật
qua thấu kính với màn gắn quang điện trở như sau:
thấu kính, hệ thấu kính

màn
A

vật sáng

ảnh

U (3V)

LDR

Trong sơ đồ trên, quang điện trở
LDR được gắn trên màn hứng ảnh tự
chế bằng giấy bìa cứng hoặc mica và

được lắp vào một mạch kín như hình.
Nếu ánh sáng chiếu vào nó càng nhiều
thì điện trở của nó càng nhỏ, và khi U
được giữ khơng đổi thì ampe kế sẽ chỉ
giá trị lớn nhất ứng với ảnh thu được rõ
nét nhất. Tơi đã thiết kế mạch điện có
quang điện trở gắn trên màn hứng ảnh
tự chế như hình bên.

2.2.2.3. Thiết kế chữ L trong suốt thay thế cho số 1 chắn sáng
Trong thí nghiệm này, việc thiết kế số 1 chắn sáng khiến hầu hết học sinh hiểu
lầm số 1 là vật sáng (số 1 được sơn đen). Thực chất phần trong suốt xung quanh
số 1 mới chính là vật phát sáng, việc thực hiện tìm ảnh rõ nét nhất dựa trên sự
tương phản hình ảnh (khi ảnh sáng nhất là lúc số 1 đen nhất). Mặt khác, ảnh của
tâm đèn qua hệ thấu kính cũng xuất hiện trên màn trong khi điều chỉnh tìm vị trí
ảnh rõ nét nên cũng gây ra nhầm lẫn. Vì vậy, tơi đã sử dụng phương pháp thiết
kế chữ L trong suốt thay thế cho số 1 chắn sáng.
Việc thiết kế chữ L trong suốt đã có ở các cơng ty thiết bị trong và ngồi
nước. Ở đây tơi chỉ giới thiệu vật dụng và cách thức làm của mình với phương
17


châm lồng ghép vào bộ thiết bị hiện có để vẫn đảm bảo tính hệ thống và đồng
trục. Các bước thực hiện như sau:
- Tháo phần trịn có số 1 ra khỏi tấm
đế giữ bằng cách cạy từ từ vòng trịn
nẹp ra.
- Cắt hai miếng bìa nhựa trong suốt
và cứng với kích thước như phần trịn,
dùng viết bi vẽ đường viền chữ L với

kích cỡ tùy ý lên một trong hai miếng
bìa trên, dùng băng keo hai mặt dán
phim đen lấy trong đĩa A (hoặc giấy
bìa màu đen) lên theo viền chữ L rồi
đặt lại vào trong tấm đế.
- Đặt miếng bìa cịn lại ép vào
miếng bìa chữ L trước khi đặt vòng
tròn nẹp lại.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Những cải tiến của tôi được thực hiện với mục đích giúp cho các thí
nghiệm thực hành trong chương trình Vật lý 11 được tiến hành đơn giản và hiệu
quả hơn, kết quả cải tiến được đánh giá bằng các số liệu tôi ghi nhận được khi
cùng học sinh tiến hành các thí nghiệm thực hành và những ý kiến đóng góp từ
đồng nghiệp và học sinh. Dưới đây tôi xin đưa ra những hiệu quả sau khi cải tiến
các thí nghiệm so sánh với việc thực hiện thí nghiệm đó trước khi cải tiến:
Trước khi cải tiến
Sau khi cải tiến
Bài thí nghiệm thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của
một pin điện hóa
- Số liệu hiển thị trên các đồng hồ
- Sau khi hàn lại các đầu dây thì
đo khơng ổn định do chỗ tiếp xúc khơng cịn tình trạng nhảy số liệu lung
trong mạch không tốt. Kết quả là số tung nữa, các nhóm thực hành bình
liệu đo được bị thay đổi do tác động thường với tâm lí khá thoải mái. Các
của ngoại cảnh khiến người đo không hộp pin và kẹp cá sấu mua ở ngoài thị
biết đọc giá trị nào và cho rằng đồng trường đều hoạt động tốt, tạo điều kiện
hồ bị hư.
thuận lợi cho việc thực hiện các thí

nghiệm đo suất điện động và điện trở
trong của bộ pin.
- Việc vẽ đồ thị bằng tay của học sinh
- Việc vẽ đồ thị bằng tay của học cũng được cải thiện rất nhiều, các em đã
sinh còn mất nhiều thời gian và làm tốt hơn và cho kết quả chính xác
18


khơng chính xác dẫn đến kết quả hơn.
ngoại suy cũng sai lệch theo.
- Khi thực hiện vẽ đồ thị bằng phần
mềm máy tính cho kết quả nhanh và
chính xác.
Bài thí nghiệm thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì
- Vật dụng để thí nghiệm là vật có
- Vạch đối chiếu giúp kiểm tra nhanh
kích thước, nếu đặt không thẳng sẽ rất sự đồng trục của các dụng cụ.
khó quan sát được vị trí chính xác cần
- Việc sử dụng quang điện trở tuy có
đọc nên kết quả đo thường sai lệch làm cho bộ thí nghiệm thêm cồng kềnh
nhiều so với kết quả do nhà sản xuất nhưng người đo có thêm phương tiện
đưa ra, tốn nhiều thời gian để đọc kết kiểm chứng kết quả quan sát của mình,
quả.
nhờ vậy tăng độ tin cậy của kết quả đo,
- Giá trị đo được mang tính ngẫu giảm sai số của phép đo.
nhiên và có chênh lệch nhiều giữa các
- Khơng cịn tình trạng nhầm lẫn đâu
lần đo.
là vật sáng khi thực hành với chữ L
trong suốt, số liệu thu được cũng gần

với giá trị của nhà sản xuất cung cấp.
- Kết quả đo tiêu cự của thấu kính
- Kết quả đo tiêu cự của thấu kính
phân kì trong một lần thí nghiệm khi phân kì trong một lần thí nghiệm sau khi
chưa cải tiến được kết quả như sau:
cải tiến được kết quả như sau:
Vị trí (1) của vật AB: 200 (mm)

Vị trí (1) của vật AB: 200 (mm)
f
(mm)

Lần thí
nghiệm

d
(mm)

89,0

(mm)
35,7

f
(mm)
- 59,6

5,1

1


90.0

39,8

- 71,4

6,7

92.0

37,4

- 63,0
- 64,7

Lần thí
nghiệm

d
(mm)

1
2
3

d'

Giá trị trung bình


(mm)

f
(mm)

f
(mm)

89.0

39

- 69,4

1,7

2

90.0

40

- 72,0

0,9

1,7

3


90.0

40

- 72,0

0,9

4,5

Giá trị trung bình

f = - 71,1

f =1,2

f  f  f   64, 7  4,5  mm 


f
f

 6,9 %

d'

f  f  f   71,1  1, 2  mm 


f

f

 1, 7 %

- So sánh các số liệu thu thập được trước và sau khi cải tiến các thí nghiệm tơi
có thể khẳng định chắc chắc rằng các cải tiến đã thu được những kết quả khả
quan. Các thí nghiệm sau khi được cải tiến giúp cho học sinh tự tin hơn khi thực
hiện, kết quả đo đạc chính xác hơn. Qua đó cũng kích thích cho học sinh sự đam
mê sáng tạo, bồi dưỡng tình yêu của các em đối với lĩnh vực Vật lí thực nghiệm
nói riêng và đối với bộ mơn Vật lí nói chung.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19


3.1. Kết luận
Để có thể nâng cao chất lượng sử dụng thí nghiệm trong dạy học, trước hết
cần phải nâng cao chất lượng của thiết bị. Muốn vậy, bên cạnh việc nghiên cứu
để thiết kế các bộ thí nghiệm phù hợp với yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy
học cần phải nghiên cứu để hồn thiện qui trình sản xuất và kiểm tra chất lượng
sản phẩm. Đặc biệt là phải thống nhất được khuôn mẫu để đảm bảo được tính
đồng bộ của thiết bị nhằm đảm bảo tính thẩm mĩ, độ chính xác, độ bền vững và
khả năng thay thế, sữa chữa. Ngồi các bộ thí nghiệm với dụng cụ đo truyền
thống, ngày nay việc sử dụng máy vi tính hỗ trợ các thí nghiệm vật lí đã được sử
dụng khá phổ biến, các thí nghiệm ảo có thể dùng để thay thế cho các thí nghiệm
truyền thống trong một điều kiện nào đó. Tuy nhiên, ở một số trường phổ thơng
việc trang bị thêm thiết bị thí nghiệm mới gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, khi sử
dụng các thí nghiệm ảo thì cho dù nó có được thiết kế để tạo ra một kết quả
chính xác bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể nào thay thế được các thí
nghiệm truyền thống. Khi vào phịng thí nghiệm và tiến hành một thí nghiệm
Vật lí đúng nghĩa, giáo viên và học sinh mới thực sự được trải nghiệm quá trình

nghiên cứu Vật lí thật sự. Là một giáo viên Vật lí có niềm đam mê với các thí
nghiệm thực hành tôi đã nghiên cứu và đưa ra những cải tiến đơn giản giúp cho
việc thực hiện một số thí nghiệm Vật lý 11 đạt được hiệu quả tốt hơn, hy vọng
rằng những cải tiến đó sẽ giúp cho các giờ thực hành được quan tâm nhiều hơn,
và tạo thêm được nhiều hứng thú cho học sinh khi tiến hành các thí nghiệm thực
hành.
3.2. Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu ngắn, các tài liệu mới được cập nhật chưa nhiều,
những vấn đề nêu ra chỉ là sự tìm tịi riêng của bản thân trong q trình dạy học
nên sẽ khơng tránh khỏi những sai sót, hạn chế trong đề tài. Vì vậy tơi rất mong
nhận được sự cổ vũ và đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học, của các đồng
nghiệp và của các bạn đọc để đề tài có thể được hồn thiện và được áp dụng
rộng rãi trong ngành.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 2 tháng 6 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Trịnh Văn Toàn

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa vật lí 11 – Cơ bản, NXB Giáo Dục.
[2]. Sách giáo khoa vật lí 11 – Nâng cao, NXB Giáo Dục.

[3]. Sách giáo viên vật lí 11 ( cơ bản, nâng cao), NXB Giáo Dục.
[4]. Phương pháp thực nghiệm khoa học vật lí, PGS.TS Ngơ Quang Huy,
[5]. Tài liệu Thí nghiệm thực hành trường THPT Mơn Vật lí , Bộ GD&ĐT.
[6]. Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thơng, PGS Nguyễn Đức Thâm,
TS Nguyễn Ngọc Hưng, TS Phạm Xuân Quế.
[7]. Nâng cao chất lượng sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ
thơng, PGS.TS. Nguyễn Xn Thành.
[8]. Thí nghiệm vật lí ở trường Trung học phổ thơng, NXBGD.
[9]. Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm thực hành lí 11, Cơng ty cổ phần
sách và thiết bị trường học TPHCM.
[10]. Tài liệu hướng dẫn thực hành thí nghiệm Vật lí lớp 11 phổ thơng theo
chương trình cải cách giáo dục, NXB Trẻ.
21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Văn Toàn.
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Tổ phó chun mơn – trường THPT Thọ Xuân 4

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả

đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

1.

Tổ chức hoạt động ngoài giờ Cấp tỉnh
lên lớp theo chủ đề sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả

C

2010

2.

Sử dụng các phép toán véc tơ Cấp tỉnh
trong bài tốn liên quan tới
động lượng

C

2011

3.


Sử dụng vịng trịn để giải Cấp tỉnh

C

2012
22


quyết bài toán liên quan đến
quãng đường đi trong dao
động điều hòa
4.

5.

6.

Khai thác và sử dụng bài tập Cấp tỉnh
thực tế trong dạy học phần
quang hình học ở trương trình
Vật lí 11
Khai thác và sử dụng bài tập Cấp tỉnh
thực tế trong dạy học phần
Nhiệt học ở trương trình Vật
lí 10
Khai thác có hiệu quả “sơ đồ Cấp tỉnh
tạo ảnh” trong việc giải quyết
các bài toán về mắt và các
dụng cụ quang học trong
chương trình Vật lí 11.


C

2017

C

2018

C

2019

----------------------------------------------------

23


×