Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến các bài đọc văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.22 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
CÁC BÀI ĐỌC VĂN

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANHMỤC
HOÁLỤC
NĂM 2022


2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ cuối năm 2019, đại dịch Covid bắt đầu xuất hiện, nhanh chóng lan ra
tồn thế giới, trong đó có nước ta. Đại dịch diễn ra dai dẳng và khốc liệt đã ảnh
huởng nghiêm trọng đến tính mạng con người cũng như mọi mặt của đời sống
xã hội. Ngành giáo dục cũng không thể nằm ngồi vịng xốy ấy, để rồi có
những thời điểm chúng ta buộc phải đóng cửa trường học. Tuy nhiên, chủ
trương của cả nước, của toàn ngành giáo dục nói chung và của tỉnh Thanh Hóa
nói riêng là: tạm dừng đến trường nhưng khơng dừng học. Do đó, dạy học trực


tuyến trở thành giải pháp hữu hiệu và tối ưu nhất để duy trì việc dạy học trong
các nhà trường.
Với mỗi thầy, cô giáo khi chuyển sang dạy học trực tuyến (online) chính là
hành trình mới từ cầm “phấn” đến cầm “chuột”. Đó là một hành trình khơng hề
đơn giản. Việc triển khai quá cấp bách đã cho thấy hàng loạt khó khăn vướng
mắc đặt ra cần phải được giải quyết. Một trong những khó khăn, cũng là sự quan
tâm, trăn trở đầu tiên của các thầy cô giáo, của nhà trường và của tồn xã hội
chính là hiệu quả của việc học trực tuyến.
Không những thế, trong nhà trường phổ thơng, mơn Ngữ văn có vai trị
quan trọng và là mơn học đặc thù. Bên cạnh tính khoa học, mơn văn cịn mang
tính nghệ thuật bởi dạy văn là đưa học sinh đến với thế giới của nghệ thuật ngôn
từ, đến với chân - thiện - mĩ. Làm thế nào để dạy học online một cách hiệu quả
trong một giờ Đọc văn mà không làm mất đi “chất văn” của một tác phẩm văn
học vẫn là một vấn đề không hề đơn giản.
Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ dạy học trực tuyến các
bài Đọc văn là vấn đề hiện nay còn nhiều khoảng trống chưa được bàn sâu trong
các cơng trình nghiên cứu. Hơn nữa, đây là vấn đề mang tính thực tiễn, thực sự
cần thiết khơng chỉ thích nghi với tình hình dịch bệnh mà còn phù hợp với việc
đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần khắc phục những hạn chế,
phát huy những ưu điểm khi dạy học trực truyến để giúp học sinh tiếp cận bài
học một cách chủ động và có hứng thú trong một giờ Đọc văn, tôi đã đầu tư
công sức, trí tuệ, nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến các bài Đọc văn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ thực tế dạy và học trực tuyến trong các giờ Đọc văn, nghiên cứu đề tài
nhằm đóng góp một số giải pháp tiếp nhận tác phẩm văn học phù hợp với thực
tiễn của một tiết học online.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài Đọc văn trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn, ban cơ bản,

cụ thể là các tác phẩm văn học.
- Giải pháp tổ chức dạy học trực truyến trong các giờ Đọc văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: đọc tài liệu, hệ thống
3


hóa các vấn đề lí luận liên quan đến khái niệm, những ưu nhược điểm của dạy
học trực tuyến.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: dự giờ, thăm
lớp; trao đổi, lắng nghe ý kiến để tìm hiểu thực trạng của việc dạy học online.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập, phân tích số liệu để đánh
giá kết quả của việc áp dụng các giải pháp trong sáng kiến.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của việc nâng cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến các bài
Đọc văn
2.1.1. Khái niệm dạy học trực tuyến
Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo
thông qua một thiết bị nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ
sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học
sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua
đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng
nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một
trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học
phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác. (4)
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), dạy học trực tuyến là hoạt động
nhằm hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông, thực
hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình
giáo dục phổ thơng để hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề
đó tại cơ sở giáo dục phổ thơng. (3)

Nói một cách dễ hiểu, dạy học trực tuyến là thay cho dạy học tại lớp như
truyền thống, giáo viên vẫn giảng bài bình thường và học sinh vẫn có thể đặt câu
hỏi để được giải đáp ngay thơng qua phần mềm hiện đại được sử dụng trên máy
tính hoặc điện thoại di động có kết nối internet.
2.1.2. Những ưu điểm của dạy học trực tuyến
Trước tiên, dạy học trực tuyến cung cấp cho giáo viên một phương pháp
hiệu quả để truyền đạt bài học cho học sinh. Dạy học trực tuyến có sự hỗ trợ của
thiết bị thơng minh nên hình ảnh sinh động, hấp dẫn, kiến thức được minh họa
bằng các bảng biểu sơ đồ nên dễ hiểu hơn. Điều này đồng nghĩa với việc tài liệu
học tập, câu hỏi thảo luận, bài kiểm tra đều được lưu trữ trên nền tảng trực
tuyến, người học có thể dễ dàng truy cập những nội dung này.
So với dạy học qua truyền hình thì dạy học trực tuyến cải thiện sự chuyên
cần của học sinh. Vì các lớp học trực tuyến được thực hiện tại nhà hoặc địa điểm
tùy chọn và kết nối với tất cả người học cùng lúc nên có ít khả năng học sinh bỏ
lỡ các bài học. Đồng thời, học sinh phải tham gia nghiêm túc các bài học vì phải
trả lời câu hỏi của giáo viên ngay tại buổi học.
Ưu điểm cuối cùng của dạy học trực tuyến là giúp người học giảm thiểu
việc đi lại, tiết kiệm kinh tế, tiết kiệm thời gian và không gian học tập. Đặc biệt,
trong thời gian dãn cách xã hội, chúng ta càng thấy rõ ưu điểm này.
4


2.1.3. Những hạn chế của dạy học trực tuyến
Hạn chế dễ thấy đầu tiên cũng là một trong những thách thức lớn nhất của
dạy học trực tuyến là học sinh phải tập trung vào màn hình trong thời gian dài.
Khơng những thế, các em còn dễ dàng bị hấp dẫn, phân tâm bởi mạng xã hội
hoặc các trang web khác.
Chất lượng tiết học phụ thuộc vào cả yếu tố chủ quan và khách quan. Mặc
dù hiện nay các tiện ích công nghệ thông tin của nước ta khá hiện đại và phát
triển nhưng khi nhiều người sử dụng trong một thời gian nhất định đã xảy ra

hiện tượng không đăng nhập vào học được hoặc đang học bị thoát ra, chất lượng
hình ảnh, âm thanh kém. Rồi học sinh ở vùng nơng thơn, vùng sâu vùng xa các
em khơng có máy tính, khơng có điện thoại thơng minh, rồi có những vùng mạng
yếu... Tất cả những điều đó làm cho chất lượng của giờ dạy không tốt và đương
nhiên hiệu quả của việc dạy học online khơng cao.
Một khó khăn nữa cho việc dạy học trực tuyến là thời gian cho mỗi tiết học
bị hạn chế, không thể trọn vẹn như 45 phút dạy trực tiếp. Khi dạy học online,
việc điểm danh học sinh đầy đủ và ổn định lớp học đã mất thời gian, trong quá
trình học lại bị gián đoạn nên thời gian thực dạy rất ít ỏi. Với thời gian như thế,
nếu thầy cô đi theo đầy đủ các hoạt động giống ở lớp học trực tiếp thì bài học sẽ
diễn ra vội vã chẳng khác gì “cưỡi ngựa xem hoa”.
Không những thế, điểm khác biệt lớn nhất của dạy học trực tiếp và dạy học
online là sự tương tác giữa giáo viên với học sinh. Ở lớp học truyền thống, quá
trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh được tương tác một cách chặt chẽ,
giáo viên hoàn toàn bao quát được học sinh của mình có hồn thành nhiệm vụ
học tập hay khơng? Trong khi đó, khi học trực tuyến, một trong những vấn đề
chúng ta dễ dàng thấy rõ nhất đó là hiệu quả bài học phụ thuộc nhiều vào ý thức
tự học của học sinh bởi sự tương tác trực tiếp của thầy và trò bị hạn chế.
2.2. Thực trạng của việc dạy học trực tuyến các bài Đọc văn
2.1.1. Thuận lợi
- Về phía học sinh: đa phần học sinh đều được trang bị phương tiện học tập
đảm bảo ở mức độ nền tảng nhất. Các em đều biết sử dụng máy tính, điện thoại
di động và có đủ điều kiện cơ bản để tham gia học trực tuyến.
- Về phía giáo viên: Trước u cầu phải thích nghi nhanh chóng với hình
thức dạy học mới, chúng ta thật sự ghi nhận sự nhiệt tình và tích cực của các
thầy/ cơ. Đặc biệt, trong những ngày thực hiện dãn cách xã hội vì dịch bệnh
Covid- 19 thì những buổi dạy trực tuyến tận tình của các thầy/ cơ thực sự cần
thiết đối với học sinh để các em không bị gián đoạn bài học.
2.1.2. Khó khăn
Giáo viên dạy trực tuyến hiện nay ngoài chuyện phải loay hoay với kỹ

thuật phương tiện hiện đại, nhìn chung chưa được trang bị cách dạy trực tuyến
sao cho đúng với đặc trưng và yêu cầu của môn học. Trong dạy Đọc văn, hầu hết
là giáo viên tự phân tích, bình giảng các tác phẩm cần dạy. Đành rằng dạy trực
tuyến rất khó tương tác trực tiếp nên đành phải thuyết trình, diễn thuyết một
mình là chính. Nhưng nếu thế thì chỉ như là học hộ, đọc hiểu thay, cảm thụ giùm
5


người học. Thực tế nghe cũng tốt, cũng là học nhưng chỉ nghe khơng thì khó đạt
được u cầu của dạy học tích cực, càng khó thực hiện phát triển nghị luận.
Môn Ngữ văn là môn học đặc thù không chỉ mang tính khoa học mà cịn
mang tính nghệ thuật. Tính nghệ thuật đó chủ yếu nằm trong các trong các bài
Đọc văn, cụ thể là tác phẩm văn học. Tức là trong mỗi tiết Đọc văn rất cần sự
tham gia của yếu tố cảm xúc nên khi dạy học online với mơn văn, chúng ta cịn
nhận ra một thực tế: khó truyền cảm hứng, khó khơi gợi hứng thú cho học sinh.
Thêm nữa, nội dung kiến thức Đọc văn của chương trình Trung học phổ
thơng khá nặng. Các tác phẩm trong chương trình cũng chưa đồng nhất, có
những tác phẩm chỉ được trích học một phần như Chí Phèo (Nam Cao), Việt Bắc
(Tố Hữu), Vợ nhặt (Kim Lân)…nhưng phạm vi tìm hiểu rộng; có những tác
phẩm đưa vào chương trình học trọn vẹn nhưng khá dài như Hai đứa trẻ (Thạch
Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Sóng (Xuân Quỳnh)… Với dung lượng
kiến thức nhiều như thế, việc truyền đạt qua mạng lại càng khó khăn hơn.
Chính vì thế, vấn đề đặt ra ở đây là cần phải tổ chức hoạt động cho học sinh
trong một giờ Đọc văn như thế nào để tiết học vừa mang đặc trưng của mơn học,
vừa tăng cường tính tương tác của thầy và trò lại vừa đảm bảo được nội dung
kiến thức bài học là điều không dễ dàng. Muốn vậy, việc nâng cao hiệu quả dạy
trực tuyến trong một giờ Đọc văn không thể được thực hiện bởi một khâu, một
công đoạn, một hoạt động mà phải có một sự đồng bộ của cả trước, trong và sau
mỗi tiết học.
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức dạy học trực tuyến các bài

Đọc văn
2.3.1. Nguyên tắc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức dạy học
trực tuyến các bài Đọc văn
Nguyên tắc “là những điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong
một loạt việc làm”. (Luật Giáo dục, 2015, trang 694). Để nâng cao hiệu quả
trong tổ chức dạy học trực tuyến các bài Đọc văn giáo viên phải tuân theo những
nguyên tắc nhất định trong việc đề ra các giải pháp.
2.3.1.1. Bám sát định hướng của sách giáo khoa
Đối với bậc Trung học phổ thông hiện nay ở nước ta, cho đến năm học
2021 - 2022, sách giáo khoa vẫn là cơng cụ có tính chất pháp lí đối với cả người
học và người dạy. Tức là nội dung kiểm tra, thi cử bắt đầu và xuất phát từ
chương trình của sách giáo khoa. Nói cách khác dạy và học trực tuyến cũng như
dạy học trực tiếp đều khơng thể thốt li chương trình sách giáo khoa.
Bắt đầu từ sách giáo khoa là một định hướng khoa học trong việc hướng
dẫn học sinh tự học trong giờ học trực tuyến các bài Đọc văn. Giáo viên cần dựa
vào sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước tiết học; xác định
trọng tâm kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất cần hình thành cho học sinh,
từ đó thực hiện đúng mục tiêu bài học. Tuy nhiên, trong dạy học online, nội
dung kiến thức cần được tinh giản chỉ ở mức độ kiến thức cơ bản nhất.
2.3.1.2. Đảm bảo đặc thù của môn học và đặc trưng của từng bài học
Dạy trực tuyến giờ đọc hiểu vẫn cần cố gắng đạt được hai yêu cầu: giúp
6


học sinh hiểu tác phẩm được dạy và hình thành cho các em cách đọc văn bản,
cách cảm thụ tác phẩm. Do đó, dạy học trực tuyến Đọc văn vẫn rất cần sự tham
gia của yếu tố cảm xúc cũng như hứng thú của cả người dạy và người học.
Thêm nữa, một tác phẩm lại mang những đặc trưng thi pháp của mỗi bộ
phận, mỗi thời kì văn học khác nhau nên khi dạy học trực tuyến giáo viên cần
lưu ý những nét riêng đó. Khơng những thế, giáo viên phải gắn văn bản với đặc

trưng thể loại để tổ chức các hoạt động trong bài dạy. Chẳng hạn với tác phẩm
thơ cần đi theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từ ngữ, hình ảnh, biện
pháp tu từ... Các tác phẩm tự sự phải bám sát hệ thống nhân vật, sự kiện, chi tiết
tiêu biểu... Mặt khác, mỗi bài học được phân bố thời gian nhất định nên giáo
viên nhất thiết phải đặt tác phẩm vào số tiết cụ thể để hướng dẫn học sinh một
cách phù hợp.
2.3.1.3. Tăng cường tính tương tác với học sinh
Do giới hạn về thời gian, hình thức học khác với trên lớp, người dạy cần
tách thành các phần nhỏ, chuỗi hoạt động theo tiến trình để đảm bảo dưới sự
hướng dẫn của giáo viên học sinh có thể hồn thành được. Để học sinh tích cực
tương tác người dạy nên chia nhỏ hoạt động, thông thường từ 4-5 phút/hoạt
động thay thời gian dài như trên lớp học trực tiếp, có như thế mới bắt buộc học
sinh phải làm việc để thực hiện nhiệm vụ.
Để nâng cao hiệu quả trong giờ học trực tuyến các bài Đọc văn, giáo viên
cần phân loại và xác định các đơn vị kiến thức trong bài giảng thành các phần
như: phần kiến thức học sinh tìm hiểu trước ở nhà; phần kiến thức giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm hiểu trên lớp; phần kiến thức tương tự những nội dung
đã giảng, giáo viên giao cho học sinh về nhà thực hiện như một bài tập ứng
dụng. Việc tạo ra phân khúc thời gian tương ứng với từng đơn vị kiến thức cơ
bản sẽ giúp cho giờ học trực tuyến trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả và hữu ích hơn.
2.3.2. Các giải pháp đã được sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức dạy học
trực tuyến các bài Đọc văn
2.3.1.1. Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cho học sinh trước mỗi tiết học trực tuyến
Với các tiết học Đọc hiểu tác phẩm văn học, việc chuẩn bị bài của học sinh
là khâu đầu tiên và đóng vai trò quan trọng. Nếu hiểu biết của học sinh về tác
phẩm giống như một tờ giấy trắng tinh thì sẽ khơng thể hiểu được các thầy/ cơ
đang dạy gì, càng không thể nắm được nội dung kiến thức trong bài. Điều này
dẫn đến hiệu quả trong học trực tuyến sẽ khơng cao. Vì vậy, trước mỗi tiết học,
giáo viên cần giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh.
Việc chuẩn bị bài của học sinh trước hết phải dựa vào sách giáo khoa, phần

Hướng dẫn chuẩn bị bài. Với giáo viên, từ căn cứ là những nội dung đã được
định hướng trong phần Hướng dẫn chuẩn bị bài, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ
năng để hiện thực hóa nhiệm vụ chuẩn bị bài cho học sinh bằng những yêu cầu
và hệ thống câu hỏi hết sức đơn giản, thậm chí là chi tiết đến mức tỉ mỉ.
Yêu cầu đầu tiên đối với việc chuẩn bị bài của học sinh là phải đọc văn bản
thật kĩ (bởi việc tưởng chừng như đơn giản này thực ra lại rất khó khăn khi học
sinh thực hiện ở nhà). Đọc kĩ văn bản bao gồm đọc Tiểu dẫn, tác phẩm, phần câu
hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài. Hoặc thầy/ cô có thể hỏi những nội dung rất đơn
giản như: nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, chia bố cục của một bài thơ; với
7


tác phẩm tự sự chỉ yêu cầu học sinh kể tên nhân vật, các chi tiết, sự kiện tiêu
biểu.... Lưu ý, câu hỏi trong khâu chuẩn bị bài chỉ mang tính chất gợi mở, hệ
thống câu hỏi phải tương ứng với tiến trình bài dạy của giáo viên. Có như vậy
mới liên kết được phần chuẩn bị bài với nội dung trọng tâm của tiết học.
Ví dụ: Trước khi học bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh, yêu cầu:
học sinh đọc kỹ phần Tiểu dẫn và văn bản, trả lời các câu hỏi sau (Học sinh trả
lời ngắn gọn trong 1 tờ A4).
Câu 1. Hoàn cảnh ra đời của tập thơ Nhật ký trong tù và bài thơ Chiều tối
(Hồ Chí Minh).
Câu 2. Bài thơ Chiều tối được viết theo thể thơ gì? Đặc trưng của thể thơ này.
Câu 3. So sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán.
Câu 4. Bố cục của bài thơ được chia như thế nào? Vì sao?
Câu 5. Cảm nhận khái quát của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ:
- Là ai ?
- Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình như thế nào?
- Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình ra sao?
Câu 6. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thơng qua hình ảnh nào ở hai
câu thơ đầu? Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào và liên hệ chúng với thơ cổ

(Thơ trung đại, thơ Đường).
Câu 7. Hình ảnh con người được nhà thơ miêu tả như thế nào trong hai
câu thơ sau? Nhận xét về sự vận động của tứ thơ.
Bên cạnh đó, giáo viên khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm về hoàn cảnh
ra đời tập thơ, hoặc sưu tầm tranh ảnh Hồ Chí Minh và tập thơ Nhật kí trong tù.
Với việc chuẩn bị bài, học sinh được tiếp cận với tác phẩm văn học trước
khi tiết học diễn ra, các em khơng q lạ lẫm hay có cảm giác “mới toanh” với
những gì thầy/ cơ truyền đạt. Biện pháp này nhằm làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu
kiến thức trong bài, khơi gợi cảm hứng, tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học
trực tuyến.
Đương nhiên, phải có sự chuẩn bị bài tốt thì học sinh mới lĩnh hội tốt kiến
thức trong quá trình Đọc - hiểu văn bản ở trên lớp. Không những thế, với sự
chuẩn bị kĩ lưỡng ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên, tất cả học sinh đều có
những điểm tương đồng trong vở soạn, lên lớp nếu có thảo luận cũng chỉ để
thống nhất ý kiến, bổ sung, phát hiện ra những vấn đề mới. Và như vậy, có thể
nói cả giáo viên và học sinh phối hợp rất nhịp nhàng trong giờ học.
2.3.1.2. Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức bằng phiếu học tập trong giờ
học trực tuyến
Kiến thức trong một bài Đọc văn khá nặng, phạm vi cần tìm hiểu rất rộng.
Với khó khăn đó để truyền đạt nội dung trong mơi trường truyền thống ở trường
đã khó, thì việc “bày đủ mâm đủ bát” khi học qua mạng lại càng hạn chế hơn.
Bởi thời gian của một tiết học online rất eo hẹp, giáo viên không thể ôm đồn
kiến thức nên kiến thức hình thành chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản nhất. Một số
nội dung học sinh tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo
viên có thể bỏ qua hoạt động khởi động hoặc khởi động thật ngắn gọn với chủ
8


đề chính để vào bài ngay. Hoạt động luyện tập, vận dụng học sinh thực hiện sau
tiết học ở nhà.

Trong một giờ học online các bài Đọc văn, phiếu học tập chính là phương
tiện hiệu quả nhằm rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Bởi để hoàn thành nhiệm vụ
trên phiếu học tập, học sinh cần vận dụng một loạt các kĩ năng hoạt động và thao
tác tư duy như: tìm kiếm, phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận, đánh giá, khái
quát... Trong quá trình dạy học, giáo viên sử dụng phiếu học tập tức là giao tận
tay cụ thể từng nội dung công việc cho mỗi cá nhân, yêu cầu học sinh chủ động
hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, phiếu học tập phát huy được khả năng tự học, tự
nghiên cứu, chống lại thói quen học tập thụ động bởi học sinh bắt buộc phải suy
nghĩ, phải tích cực làm việc. Trong giờ học trực tuyến, phiếu học tập trở thành
phương tiện giao tiếp đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học.
Để sử dụng phiếu học tập một cách hiệu quả và bám sát bài dạy, việc đầu
tiên khi bắt đầu giờ học giáo viên cần cho học sinh thấy khái quát nội dung của
bài. Từ đó, xác định nội dung kiến thức trọng tâm nhất của giờ học, hướng học
sinh đi theo trọng tâm đó. Một số nội dung cịn lại, giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh tự nghiên cứu.
Ví dụ, trong bài thơ Chiều tối, nội dung bài học có phần kiến thức lí thuyết
và bài tập. Tuy nhiên phần trọng tâm kiến thức bài học là:
+ Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển, vừa hiện đại.
Sau khi xác định trọng tâm bài học, giáo viên chuyển kiến thức trọng tâm
thành dạng phiếu học tập. Hay nói cách khác, kiến thức được mã hóa bằng phiếu
cho từng phần. Vấn đề trên phiếu học tập nên chia nhỏ, sắp xếp từ dễ đến khó để
tất cả học sinh trên lớp với năng lực học khác nhau đều có thể tham gia.
Cụ thể, với bài Chiều tối (Trích Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh), có thể sử
dụng hệ thống phiếu học tập sau:
Phiếu số 1:
* Tập thơ “Nhật kí trong tù”
Dựa vào phần chuẩn bị bài và đọc phần Tiểu dẫn trong sách giáo khoa,
điền các thông tin vào chỗ trống về tập thơ Nhật kí trong tù
- Là tập nhật kí viết bằng thơ, sáng tác trong thời gian bị chính quyền

Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ từ mùa thu năm...(1)... đến...(2)....
- Tập thơ gồm...(3)... bài thơ bằng chữ...(4)... ghi trong một cuốn sổ tay
lấy tên là “Ngục trung nhật kí”.
* Bài thơ “Chiều tối”
Câu 1. Dịng nào nêu đúng hồn cảnh sáng tác bài Chiều tối của Hồ Chí Minh?
a. Khi bị giam trong nhà lao Thiên Bảo, nhìn núi rừng qua cửa sổ.
b. Khi bị giải đi Ung Ninh bằng thuyền trên sông.
c. Khi mới ra tù tập leo núi, nhìn phong cảnh núi rừng.
9


d. Buổi chiều, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
Câu 2. Vị trí của bài thơ Chiều tối trong tập Nhật kí trong tù:
a. Bài thơ thứ 21.
b. Bài thơ thứ 31.
c. Bài thơ thứ 41.
d. Bài thơ thứ 51.
Phiếu số 2:
Đọc kĩ hai câu thơ đầu của bài thơ và trả lời câu hỏi sau:
Câu 1.
- Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu được miêu tả qua hình ảnh nào?
.................................................................................................................................
- Hình ảnh đó mở ra khoảng không gian, thời gian nào?
.................................................................................................................................
Câu 2.
- Trạng thái cảnh vật được miêu tả như thế nào (chú ý so sánh bản dịch
thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác)?
.................................................................................................................................
- Ý nghĩa của sự miêu tả đó là gì?
.................................................................................................................................

Câu 3.
Bút pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong hai câu đầu.
.................................................................................................................................
Câu 4.
Cảm nhận của em về tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
.................................................................................................................................
Phiếu số 3
Từ hai câu đầu đến hai câu cuối, mạch thơ vận động, chuyển đổi thế nào?
Hãy trả lời câu hỏi đó bằng cách hồn thành các cấu trúc sau:
Hai câu đầu

Hai câu cuối

Khung cảnh thiên nhiên



Cảnh vật: trời mây, chim muông



Không gian: núi rừng hoang vu


10


Thời gian: chiều tà




Cuối cùng giáo viên cho học sinh thảo luận, trao đổi kết quả. Giáo viên
phải chuẩn bị đáp án của phiếu học tập để học sinh đối chiếu. Đáp án đưa ra cần
đảm bảo ngắn gọn, súc tích, khái quát cao.
Trong giờ dạy học trực tuyến các bài Đọc văn sử dụng phiếu học tập để hình
thành kiến thức là giải pháp phù hợp bởi nó đem lại những tác dụng thiết thực:
- Tác dụng lớn nhất của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học trực
tuyến các bài Đọc văn là tăng cường sự tương tác của thầy và trị. Nếu khơng có
sự tương tác trong khi học trực tuyến chúng ta sẽ thấy một thực tế rằng, cô cứ
giảng (bởi đặc trưng của một giờ Đọc văn là phải bình) và trị vẫn chơi, học sinh
khơng làm việc do đó kết quả có được không phải của các em. Sự tương tác của
giáo viên và học sinh được thực hiện thông qua phiếu học tập và với phiếu học tập,
giáo viên kiểm soát được mức độ làm việc của học sinh bằng cách cho học sinh trả
lời trực tiếp, chụp và chia sẻ màn hình. Hơn nữa, thời gian của một tiết học online
bị hạn chế bởi nhiều yếu tố do đó, phiếu học tập phải đơn giản, ngắn gọn (để phù
hợp với việc trả lời nhanh của học sinh và kiểm soát nhanh của giáo viên).
- Một tác dụng nữa của biện pháp sử dụng phiếu học tập là kiến thức bài
học được hệ thống hóa ngắn gọn và khoa học. Khi xây dựng các phiếu học tập,
giáo viên cần lưu ý không nên trùng với câu hỏi trước đó và phải sát với sườn ý
của nội dung bài học. Đặc biệt, qua việc liên kết hệ thống phiếu học tập trong
bài, học sinh có thể nhìn ra được mạch kiến thức trọng tâm.
- Cuối cùng, phiếu học tập giúp thầy và trò thu thập thông tin về tác phẩm
văn học một cách nhanh nhất, từ đó tiết kiệm thời gian trong tiết học trực tuyến.
Phiếu học tập được sử dụng ở nhiều hoạt động của một bài học với những mục
đích và dụng ý khác nhau của thầy cô. Trong hoạt động hình thành kiến thức
mới, với mục tiêu hướng đến là những kiến thức ở mức độ cơ bản nhất, thông
qua phiếu học tập giáo viên yêu cầu học sinh thu thập thông tin liên quan đến
nội dung tác phẩm để làm cơ sở cho việc kết luận kiến thức chuẩn. Trong giờ
học trực tuyến, học sinh chủ yếu làm việc cá nhân với phiếu nên các dạng phiếu
học tập phù hợp với nội dung này là: điền vào chỗ trống, hồn thành bảng biểu,

trả lời ngắn gọn câu hỏi có sẵn, câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Chính vì thế, việc sử dụng phiếu học tập trong tổ chức giờ học trực tuyến
các bài Đọc văn đã phát huy tính tích cực tự học, tạo niềm hứng thú say mê học
tập của học sinh. Điều đó đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn
đang diễn ra hiện nay.
2.3.1.3. Tổ chức cho học sinh luyện tập vận dụng sau tiết học trực tuyến
Những kiến thức học sinh được tiếp cận và hình thành trong mỗi giờ học
online ngắn ngủi chỉ mới dừng lại ở mức độ là kiến thức nền cơ bản. Một số nội
dung sâu hơn người học phải tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì
11


vậy, để mở rộng và nâng cao thêm kiến thức cho các em, thầy/ cô phải dựa trên
kiến thức cơ bản, chuẩn bị sẵn tài liệu nâng cao, sau đó chia sẻ tài liệu bằng các
hình thức như: gửi qua gmail, zalo, trang hoặc nhóm lớp... Hoạt động này cần đi
đôi với việc giao kèm theo cả bài tập về nhà cho học sinh nhằm định hướng
vùng kiến thức mở rộng và kiểm sốt xem học sinh có tự học hay không.
Đặc thù của môn Ngữ văn là môn học tự luận, giáo viên khơng thể sử dụng
các hình thức thực hành, vận dụng hay đánh giá trực tuyến như các mơn trắc
nghiệm, lại rất khó giao bài, chấm bài kiểm tra trên các trang trực tuyến bởi giáo
viên không thể đọc cả một bài văn dài mấy trang giấy qua những tin nhắn. Vì
vậy, với bài tập về nhà nên sử dụng linh hoạt các hình thức, yêu cầu cũng phải
ngắn gọn, đơn giản, vừa sức. Thêm nữa, mục tiêu hướng đến cao nhất của mơn
học chính là kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh. Vì thế, dạng bài tập thích hợp
để giao về nhà là đọc hiểu, viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn bởi nó đạt
được nhiều mục tiêu: rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản cho
học sinh, nắm được mức độ hiểu bài và tự nghiên cứu tài liệu của học sinh, phù
hợp với việc chấm và chữa bài qua mạng của giáo viên.
Ví dụ: Sau khi học xong bài thơ Chiều tối, thầy/ cơ có thể cho học sinh
làm bài tập:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mơng bát ngát tình.
(Trích Đọc thơ Bác, Hồng Trung Thơng)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Xác định hai biện pháp tu từ trong câu thơ: Ánh đèn tỏa rạng mái
đầu xanh.
Câu 3. Phân tích hiệu của việc sử dụng hai từ láy mênh mông, bát ngát.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về
chất thép và chất tình trong thơ Bác.
Hoặc: Qua bài thơ Chiều tối, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200)
bàn về vai trò của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Tóm lại, với việc thay đổi cách thức tổ chức hoạt động cho học sinh trong
suốt quá trình trước, trong và sau mỗi tiết học online, sự tương tác giữa thầy và
trò sẽ được diễn ra chặt chẽ, đặc biệt là học sinh phải tự làm việc để đạt được kết
quả của mình. Tuy nhiên, để có một giờ học trực tuyến Đọc văn đạt kết quả cao,
không chỉ là sự cố gắng từ mình phía giáo viên mà rất cần tinh thần tự giác của
học sinh bởi bản chất của việc học online chính là tự học dưới sự hướng dẫn của
thầy/ cô giáo.
2.3.3. Các sáng kiến kinh nghiệm cụ thể đã được rút ra
- Để nâng cao hiệu quả trong giờ học trực tuyến các bài Đọc văn cần có sự
đồng bộ của cả trước, trong và sau tiết học. Mỗi bài học phải được thực hiện cả
12


ba cơng đoạn trên bởi chúng có sự kết hợp với nhau chặt chẽ. Nếu học sinh
không chuẩn bị bài trước giờ học thì sẽ tiếp thu bài một cách thụ động, dễ ngợp
trước khối lượng kiến thức phải tiếp nhận. Sau khi học bài trên lớp nếu giáo viên

không cho học sinh luyện tập thì các em sẽ dễ quên ngay kiến thức.
- Khi giao nhiệm vụ cho học sinh phải kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ
của các em. Nếu chỉ giao nhiệm vụ mà không kiểm tra kết quả, rất có thể học
sinh sẽ bỏ qua hoặc làm một cách qua loa, đại khái nên giáo viên cần đặt ra yêu
cầu cụ thể: ghi chép lại các câu trả lời, sau đó chụp ảnh gửi qua zalo, facebook,
gmail hoặc trao đổi nhóm được tiến hành bằng hình thức bình luận lên bài viết
trên nhóm…
- Đối với việc sử dụng phiếu học tập trong giờ học trực tuyến, để biết được
học sinh có làm việc hay khơng phải có sự phản hồi của các em. Giáo viên yêu
cầu học sinh trả lời ngắn gọn thậm chí chụp và chia sẻ màn hình tờ phiếu của
mình. Tiếp theo có thể đặt câu hỏi, gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời hoặc lấy phản
hồi của cả lớp để xem mức độ hiểu bài của học sinh đến đâu và điều chỉnh cách
dạy học phù hợp. Như vậy, thông qua phiếu học tập, giáo viên nắm bắt được
việc chuẩn bị bài của học sinh, khả năng tiếp thu bài của các em và nhất là ln
có sự tương tác giữa thầy và trò. Nếu trong những điều kiện cho phép, giáo viên
có thể yêu cầu học sinh khác chú ý, đối chiếu với phiếu học tập của mình và bổ
sung góp ý, cũng có thể thắc mắc tranh luận với người trình bày.
Giáo viên nhận xét nhanh kết quả làm việc của học sinh, nhận xét về tinh
thần thái độ học tập, nội dung phiếu học tập (có thể cho điểm nếu học sinh thực
hiện tốt). Giáo viên nhận xét một cách nhanh nhất và ngắn gọn nhất những kết
quả của học sinh ở ba mức độ cơ bản: tốt, thiếu và sai.
Khi dùng phiếu học tập bắt buộc thầy/ cô phải đưa ra đáp án và chốt kiến
thức. Đây là khâu vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Trên cơ sở những
thông tin học sinh đã khai thác từ phiếu, giáo viên tổng hợp, khái quát và chốt
lại những nội dung cơ bản, trọng tâm nhất của vấn đề. Và như vậy, kiến thức mà
giáo viên kết luận chính là kết quả của q trình làm việc của học sinh.
- Linh hoạt, đa dạng các hình thức trong khi dạy học trực tuyến các bài Đọc
văn. Không phải bài nào và không phải nội dung nào cũng được mã hóa thành
phiếu, mỗi bài học chỉ nên sử dụng nhiều nhất ba phiếu học tập. Với các bài Đọc
văn để không mất đi chất văn cần sử dụng phiếu kết hợp với giảng, bình. Đành

rằng lớp học ảo, nhưng vẫn cần đặt ra câu hỏi, vấn đề, tình huống để người nghe
buộc phải suy nghĩ. Từ đó giáo viên phân tích, gợi mở thì người nghe mới tiếp
nhận một cách tích cực, bớt nghe một chiều. Tức là việc dạy trực tuyến vẫn cần
có tương tác bằng các hình thức khác phù hợp, vẫn phải chấp nhận những
khoảng lặng buộc người nghe suy nghĩ.
- Đối với việc giao bài về nhà cho học sinh, giáo viên thường sử dụng hình
thức giao bài cho học sinh làm ở nhà rồi chụp hình bài làm của mình để gửi cho
giáo viên qua nhóm lớp. Hình thức kiểm tra này có ưu điểm là kiểm tra được
nhiều kĩ năng như đọc hiểu, viết đoạn văn, làm bài văn nghị luận xã hội và nghị
luận văn học, khả năng cảm thụ, trình bày, sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Tuy
nhiên, hạn chế là học sinh dễ dàng sao chép, chụp hình chia sẻ bài làm cho nhau.
Để khắc phục điều này, giáo viên xen lẫn cách giao bài trên với hình thức khác
13


như: yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn ngắn trong tác phẩm, thuyết minh ngắn
gọn về tác giả vừa tìm hiểu… Sản phẩm của học sinh là một clip có độ dài
khoảng 1 - 2 phút do học sinh tự thực hiện. Thơng qua các hình thức thực hành,
vận dụng đa dạng như thế, học sinh sẽ hào hứng hơn trong học tập và đồng thời
qua đó phát huy được năng lực của người học.
- Không những thế, giáo viên nên sử dụng đa dạng nguồn học liệu để giờ
học khơng bị nhàm chán, giáo viên có thể huy động nguồn tư liệu từ bên ngoài
bằng cách chia sẻ, chèn âm thanh, hình ảnh, video... nhưng khơng q lạm dụng
mà phải lựa chọn những tư liệu đặc sắc nhất, phù hợp với mục đích trong việc tổ
chức hoạt động học. Việc làm này có tác dụng khơi gợi và tạo hứng thú cho học
sinh trong giờ học.
Chẳng hạn, trong quá trình dạy bài thơ “Chiều tối”, giáo viên cho học sinh
xem một đoạn video ngắn 40 giây: “Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh- Câu chuyện
về Bác”( để thấy được nghị lực phi thường của
Người, luôn vượt lên và chiến thắng mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất. Việc

cho học sinh xem video này giống như một dẫn chứng thuyết phục, hỗ trợ giáo
viên trong bước khái quát vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cịn
có một số hình ảnh tiêu biểu có thể được sử dụng thêm như: bản đồ đường
chuyển lao Hồ Chí Minh qua các nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở tỉnh Quảng
Tây – Trung Quốc, nguyên tác chữ Hán của bài thơ... Để biết học sinh có tiếp
cận nguồn học liệu khơng, giáo viên có thể tổ chức các cuộc trao đổi để học sinh
nói lên cảm xúc của mình khi xem video, nghe bài hát…
- Giáo viên cần tạo tinh thần thoải mái trong mỗi giờ học. Điều này rất
quan trọng bởi học trực tuyến so với học trực tiếp chắc chắn sẽ có những sự cố
ngồi ý muốn nhiều hơn. Thời gian ngồi trước màn hình máy tính lại hạn chế
nên thầy cơ cần lựa chọn những gì phù hợp nhất để triển khai nội dung bài học.
Người dạy cũng cần quan tâm đến ngôn ngữ trực quan, tránh lạm dụng ưu
thế của hình thái học trực tuyến, trong đó có hiện tượng trình chiếu nội dung bài
giảng dày kín chữ lên màn hình cho học sinh chép. Trên thực tế, nhiều học sinh
không chép bài, chụp luôn màn hình, về nhà có khi khơng xem lại, ảnh hưởng
rất nhiều đến q trình tiếp thu tri thức. Do đó, thay vì đưa bảng trình chiếu nên
sử dụng màn hình Word gõ chữ và giảng cho các em; vừa thuận tiện cho thầy cô,
đồng thời giúp học sinh hệ thống kiến thức một cách khoa học. Dạy trực tuyến
các bài Đọc văn, công nghệ hiện đại chỉ sử dụng làm phương thức giúp cho
phương pháp truyền thụ thêm sinh động chứ khơng nên dựa dẫm, coi đây là
phương tiện chính để chuyển tải nội dung bài học. Điều này không chỉ khiến giáo
viên, mà còn làm học sinh trở nên lười biếng, trì trệ và ỷ lại.
Với những kinh nghiệm trên, tôi đã áp dụng dạy học thực nghiệm vào một
bài cụ thể.
2.3.4. Tổ chức dạy học trực tuyến bài Đọc văn “Chiếc thuyền ngoài
xa”(Nguyễn Minh Châu), tiết 1
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
14



- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời
và nghệ thuật.
- Phân tích được nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
2. Về năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Học sinh chuẩn bị bài, đọc trước phần Tiểu dẫn, văn
bản Chiếc thuyền ngồi xa. Tìm hiểu các nội dung thơng qua sách giáo khoa, các
tài liệu có liên quan đến bài học.
+ Năng lực giải quyết và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin
liên quan đến bài học, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết
vấn đề.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các cơng việc cần thực
hiện để hồn thành nhiệm vụ được giáo viên phân cơng.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực đọc diễn cảm.
+ Đọc hiểu văn bản truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
+ Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, phân tích chi tiết nhân vật trong tác
phẩm tự sự.
+ Năng lực tạo lập văn bản.
+ Năng lực sử dụng sáng tạo ngôn ngữ tiếng Việt.
3. Về phẩm chất
- Yêu thương, cảm thông với nỗi bất hạnh của con người.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: sách giáo khoa Ngữ văn 12 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến
thức – kĩ năng Ngữ văn 12; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit, phiếu học tập.
- Tư liệu tham khảo: Nguyễn Minh Châu tác giả - tác phẩm.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Theo sự hướng daxn của giáo viên.

III. Tiến trình bài học
Giai đoạn 1: Chuẩn bị bài trước giờ học
Học sinh đọc kỹ phần Tiểu dẫn và văn bản bài Chiếc thuyền ngoài xa
trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, trả lời các câu hỏi sau (Học sinh trả lời ngắn
gọn trong một trang giấy A4).
Câu hỏi
Câu 1: Nêu những nét chính về tác giả
Nguyễn Minh Châu. Từ đó, rút ra đặc điểm
cơ bản trong sáng tác của ơng.
Câu 2: Nêu xuất xứ, hồn cảnh sáng tác của
tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và sự tác
động của hoàn cảnh đến nội dung tư tưởng
của tác phẩm.
Câu 3: Nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu
của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Phần trả lời của học sinh
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
15



Câu 4: Nêu bố cục của tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa.

………………………………………
………………………………………

Câu 5: Tình huống truyện là gì? Có mấy loại
tình huống truyện?
Câu 6: Xác định tình huống truyện trong
truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa. Nhận
xét về tình huống truyện của tác phẩm.

………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………………
……….....................................

Giai đoạn 2: Tổ chức giờ học
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực
hiện nhiệm vụ học tập của mình. Học sinh khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: Lật mở miếng ghép.
c) Sản phẩm: Yêu cầu cần đạt.
d) Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo
Yêu cầu cần đạt
viên và học sinh
Bước 1: Chuyển giao Câu hỏi:

nhiệm vụ.
- Giáo viên: Yêu cầu Câu 1. Chọn thể loại văn học được đề cập trong nhận
học sinh quan sát trên định sau: “... là sự trình bày một sự kiện theo trình tự
máy chiếu và lắng nghe của câu chuyện diễn biến hoặc theo trình tự của tâm
tình”.
câu hỏi.
- Học sinh: Nhận nhiệm
a. Thơ.
vụ.
Bước 2: Thực hiện
b. Tiểu thuyết.
nhiệm vụ.
- Chuẩn bị câu trả lời
c. Kí.
Bước 3: Báo cáo.
Hs trình bày nội dung d. Truyện ngắn.
trả lời.
Bước 4: Kết luận.
Câu 2. Nhà văn nào luôn tâm niệm “sáng tác văn học
Giáo viên nhận xét, là hành trình đi tìm “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu
đánh giá kết quả thực tâm hồn con người”, “Văn học và đời sống là hai
hiện nhiệm vụ học tập vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con
của các em. Giới thiệu người”?
bài mới.
a. Nguyễn Minh Châu.
b. Tơ Hồi.
c. Quang Dũng.
d. Tố Hữu.
16



Câu 3. Truyện ngắn Bến quê (Ngữ Văn 9, tập 2) là tác
phẩm mang màu sắc như thế nào?
a. Trữ tình.
b. Lãng mạn.
c. Sử thi.
d. Triết lí.
Câu 4. Điền từ còn trống trong 2 câu thơ sau:
“… im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
(Quê hương - Tế Hanh)
a. Chiếc thuyền.
b. Con trâu.
c. Con rùa.
d. Con cá.
- Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Nội dung 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
a) Mục tiêu: Những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Minh Châu; Những nét chính về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ phần Tiểu dẫn, vận dụng
sách giáo khoa, nội dung chuẩn bị bài và kiến thức hiểu biết để thực hiện hoạt
động cá nhân.
c) Sản phẩm: Yêu cầu cần đạt.
d) Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên và
học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm
vụ.
Học sinh dựa vào phần chuẩn

bị bài ở nhà, làm việc cá nhân,
trả lời câu hỏi:

Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930- 1989)
- Là cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại - một
trong những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất
của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
17


+ Giới thiệu vài nét về tác giả
Nguyễn Minh Châu.
+ Đặc điểm sáng tác của
Nguyễn Minh Châu, trước và
sau 1975.
+ Tác phẩm được sáng tác
trong hồn cảnh như thế nào?
Tóm tắt tác phẩm dựa trên
những sự kiện đã tìm hiểu.
- Học sinh: Nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh đọc Tiểu dẫn và nội
dung chuẩn bị bài để trả lời
Bước 3: Báo cáo.
- Học sinh trình bày câu trả
lời.
Bước 4: Kết luận.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung,

chốt kiến thức.

- Đặc điểm sáng tác:
+ Trước 1975 ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng
mạn.
+ Sau 1975 cảm hứng đời tư thế sự, triết lí nhân sinh.
2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1983.
- Ra đời sau cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, cuộc
sống với “muôn mặt đời thường” đã trở lại sau chiến tranh,
đặt ra nhiều vấn đề cần nhìn nhận lại trong tình hình mới.
→ Tác phẩm nằm trong xu hướng chung của văn học thời
kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và
thân phận con người đời thường.
- Tóm tắt tác phẩm theo sơ đồ:

Nội dung 2: Hướng dẫn học sinh Đọc hiểu văn bản
a) Mục tiêu: Hai phát hiện của người nghệ sĩ; quan niệm của nhà văn về
cuộc đời và nghệ thuật.
b) Nội dung: HS đọc kĩ đoạn văn: Lúc bấy giờ trời đầy mù...chiếc thuyền
lưới vó đã biến mất trong sách giáo khoa, tìm chi tiết đặc sắc, vận dụng kiến
thức hiểu biết và chuẩn bị bài để làm việc với phiếu.
c) Sản phẩm: Yêu cầu cần đạt
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học
sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- Giáo viên: Chia lớp thành 2 nhóm
(theo tổ đã chia như học trực tiếp),
yêu cầu học sinh dựa vào nội dung

chuẩn bị bài làm việc với phiếu:
Nhóm 1 (tổ 1 và 3): Phiếu số 1:
Phát hiện thứ nhất của người nghệ
sĩ.
Tìm các chi tiết, từ ngữ để điền vào
dấu ba chấm (...)
- Đó là “cảnh đắt … cho”: Cảnh
một chiếc thuyền … ẩn hiện trong

Yêu cầu cần đạt
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ
a. Phát hiện thứ nhất
- Đó là “cảnh đắt trời cho”: Cảnh một chiếc thuyền
lưới vó ấn hiện trong biển sớm mờ sương có pha chút
màu hồng hồng do mặt trời chiếu vào.
→ Cảnh đẹp, lãng mạn, thơ mộng và tuyệt mĩ.
- Cảm xúc: “Bối rối...”,“Hạnh phúc tràn ngập tâm
hồn”,“tâm hồn như được gột rửa, thanh lọc”.
=> Niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo nghệ
thuật.

18


biển sớm... có pha chút màu … do
mặt trời chiếu vào.
→ Cảnh...
- Cảm xúc của người nghệ sĩ:...
=> Niềm … của khám phá và sáng

tạo nghệ thuật.
Nhóm 2 (tổ 2 và 4): Phiếu học tập
số 2: Phát hiện thứ hai của người
nghệ sĩ.
Tìm các chi tiết, từ ngữ để điền vào
dấu ba chấm (...)
- Cảnh tượng phi thẩm mĩ:
+ Người đàn bà …
+ Gã đàn ông …
- Hành động phi nhân tính:
+ Người chồng đánh vợ một cách

+ Sự … của người vợ
+ Đứa con thương mẹ đánh lại...:
→ Cảnh bạo hành …, một bi kịch

- Thái độ của người nghệ sĩ:....
=> Ngạc nhiên rồi … trước sự bạo
hành của …
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh: dựa vào sách giáo khoa
và nội dung chuẩn bị bài để trả lời.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn,
hỗ trợ khi học sinh cần.
Bước 3: Báo cáo.
- Học sinh trình bày.
Bước 4: Kết luận.
- Giáo viên: Kiểm tra kết quả phiếu
của học sinh nhận xét, bổ sung,

chốt kiến thức.

b. Phát hiện thứ hai
- Cảnh tượng phi thẩm mĩ:
+ Người đàn bà xấu xí, mệt mỏi.
+ Gã đàn ông dữ dằn, độc ác
- Hành động phi nhân tính:
+ Người chồng đánh vợ một cách thơ bạo: “chẳng nói
chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách
dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn
bà...”
+ Sự cam chịu của người vợ: “người đàn bà nhẫn nhục,
không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng khơng
tìm cách chạy trốn”
+ Đứa con thương mẹ đánh lại cha: “dướn thẳng người
vung chiếc khóa sắt quật vào khươn ngực trần vạm vỡ,
cháy nắng” của người cha. “Lặng lẽ đưa mấy ngón tay
khẽ sờ lên khn mặt người mẹ, như muốn lau đi những
giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng
chịt...”
→ Cảnh bạo hành dữ dội, một bi kịch đau lòng.
- Thái độ của người nghệ sĩ:
+ “kinh ngạc”
+ Hành động quyết liệt: “vứt máy ảnh xuống đất chạy
nhào tới”.
=> Ngạc nhiên rồi giận dữ trước sự bạo hành của cái ác.
c. Quan niệm của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật
- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao
giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều
nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện – ác.

- Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan
hệ đa chiều.

3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 5 phút )
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
b) Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
c) Sản phẩm: Yêu cầu cần đạt.
d) Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo
Yêu cầu cần đạt
viên và học sinh
Bước 1: Chuyển giao
Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với nhà văn
nhiệm vụ.
- Giáo viên: Yêu cầu Nguyễn Minh Châu?
học sinh quan sát màn
A. Là nhà văn có văn phong tao nhã, hướng nội, tinh
19


hình và trả lời câu hỏi
trắc nghiệm.
- Học sinh: Tiếp nhận
nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện
nhiệm vụ
- Học sinh: Đọc đề và
suy nghĩ câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát,
theo dõi.

Bước 3: Báo cáo.
- Học sinh: Trình bày
câu trả lời.
Bước 4: Kết luận.
Giáo viên nhận xét,
đánh giá kết quả bài
làm, chuẩn hóa kiến
thức.

tế và rất mực tài hoa
B. Là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về
phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất
nước ta.
C. Là nhà văn có những trang viết đặc sắc về phong
tục và đời sống làng quê
D. Là nhà văn của những sáng tác viết về đề tài chiến
tranh cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn.
Câu 2. Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng được
tình huống truyện độc đáo: tình huống nghịch lý có
giá trị nhận thức. Đó là nghịch lý nào sau đây?
A. Cảnh đắt trời cho với hiện thực quái đản.
B. Cách giải quyết hôn nhân của Đẩu với thực tế cuộc
sống của người đàn bà hàng chài.
C. Yêu cầu của trưởng phòng về bức ảnh hoàn toàn là
tĩnh vật với bức ảnh và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 4. Qua sự đối lập giữa hai phát hiện của nghệ sĩ
Phùng, thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi
gắm là gì?

A. Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, cần có cái
nhìn đa diện nhiều chiều về cuộc sống, phát hiện ra
bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
Nghệ thuật chân chính phải ln gắn bó với cuộc đời
và vì cuộc đời.
B. Người nghệ sĩ nên kiếm tìm cái đẹp ở thiên nhiên,
khơng nên kiếm tìm cái đẹp ở hiện thực cuộc sống
con người.
C. Cuộc sống ln có sự đối lập giữa giàu và nghèo.
Cần chấp nhận điều đó.
D. Chân lí nghệ thuật chính là chân lí cuộc đời.
20


Giai đoạn 3: Luyện tập thực hành sau bài học
Đọc đoạn văn:
Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra
một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với
nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng
cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa
thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mối nhát quất xuống lão lại
nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng
mày chết hết đi cho ông nhờ !
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một
tiếng, không chống trả, cũng khơng tìm cách chạy trốn.
Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu,
tơi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc
máy ảnh xuống đất chạy nhào tới“.
(Trích Chiếc thuyền ngồi xa – Nguyễn Minh Châu, Nhà xuất bản Giáo
dục 2017, trang 71, 72).

Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật “tơi” có những tâm trạng và hành động gì?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 dịng trình bày suy nghĩ của
anh/chị về hiện tượng bạo lực gia đình được đề cập đến trong đoạn trích.
Câu hỏi kiểm tra thực nghiệm:
Giả sử, có ai đó muốn can thiệp vào tác phẩm của nhà văn bằng cách đảo
vị trí hai phát hiện này, tức là để cho người nghệ sĩ chứng kiến bi kịch của gia
đình hàng chài hôm trước rồi sáng hôm sau mới phát hiện ra vẻ đẹp của cảnh
biển mờ sương. Theo anh/chị điều đó có được khơng? Vì sao? Hãy viết một
đoạn văn (khoảng 15 dòng) trả lời cho câu hỏi trên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với giáo viên
Việc áp dụng các biện pháp trên giúp tôi rèn luyện thêm kĩ năng sử dụng
công nghệ thông tin trong dạy học, áp dụng linh hoạt hơn những phương pháp
dạy học tích cực.
Trong q trình thực hiện, khi trao đổi cùng các đồng nghiệp, tất cả giáo
21


viên đều khẳng định những biện pháp trên đã tạo ra một khơng khí tích cực, sơi
nổi trong các giờ học trực tuyến.
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Ttong giờ học online, sự tương tác của giáo viên và học sinh đã diễn ra
thường xuyên hơn, hạn chế tối đa việc truyền đạt kiến thức một chiều. Đồng
thời, đặt học sinh vào tình thế phải làm việc mới có kết quả, từ đó rèn luyện kĩ
năng tự học cho các em.
Dạy học online với mỗi bài phải là một quá trình mới tạo được hứng thú cho

học sinh. Vì vậy, tơi đã điều tra thăm dò ý kiến của học sinh đối với một bài Đọc
văn có dưới sự hướng dẫn của giáo viên cả trước, trong và sau giờ học trực tuyến.

Trường

Lớp

THPT

Trung

Thực nghiệm
(12B)
Đối chứng
(12D)


số
HS
43
43

Rất thích
SL %
18.
8
6
2

4.6


Mức độ hứng thú
Thích
Bình thường Khơng thích
SL %
SL
%
SL
%
21 48.8

11

25.5

3

7.1

12 27.9

24

55.8

5

11.7

Theo bảng trên, tôi nhận thấy mức độ hứng thú của học sinh ở hai lớp

thực nghiệm và đối chứng theo các mức độ khác nhau đã có sự chênh lệch đáng
kể. Ở các lớp thực nghiệm, mức độ học thích và rất thích học chiếm tỉ lệ khá
cao. Trong khi đó, ở các lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh thích học là rất thấp, phần
lớn là các em bình thường hoặc khơng thích học.
Kết quả dạy học trực tuyến các bài Đọc văn còn được kiểm chứng thông
qua bài kiểm tra của học sinh. Ở lớp thực nghiệm, đa số các em đã tiếp thu bài
tốt, không bỡ ngỡ với tác phẩm và những vấn đề giáo viên đưa ra. Tuy nhiên,
việc vận dụng cũng có những mức độ khác nhau. Thông qua việc so sánh bài
kiểm tra, tôi thấy học sinh ở các lớp đối chứng cịn lúng túng trong việc tiếp cận
tác phẩm, có những đơn vị kiến thức nâng cao, mở rộng nắm còn chưa sâu.
Biểu đồ kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng
Qua những số liệu và biểu đồ trên ta thấy điểm giỏi ở lớp 12B chiếm tỷ lệ
cao hơn so với lớp 12D, còn tỷ lệ học sinh điểm dưới trung bình của lớp 12B lại
thấp hơn lớp 12D. Điều đó cho thấy hiệu quả thiết thực của việc áp dụng các
biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến các bài Đọc văn.
2.4.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với nhà trường
Những biện pháp trên mới mang tính cơ bản và nền tảng nhất chứ chưa
thực sự được đào sâu ở mức độ nâng cao nhưng là những biện pháp phù hợp với
đối tượng học sinh học ban cơ bản. Đồng thời, đó cũng là những biện pháp
mang tính thực tiễn cao bởi các em học sinh tại trường Trung học phổ thông Hà
Trung nơi tôi công tác phần lớn đều là con em nơng thơn nghèo, vùng núi khó
khăn nên điều kiện cơ sở vật chất cũng như kĩ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin
cịn rất nhiều hạn chế.
Mặc dù phải học trực tuyến nhưng với việc áp dụng biện pháp trên, học
22


sinh khối 11 của trường Trung học phổ thông Hà Trung, trong đó có các lớp tơi
trực tiếp tham gia giảng dạy, 100% học sinh đều lên lớp. Điều đó cho thấy việc
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần ổn định chất lượng giáo dục. Bởi

thiết nghĩ, khi phải học trực tuyến, học sinh không đến trường trong suốt thời
gian dài, để giữ vững kết quả học tập của các em là điều rất khó.
Trong hai năm học vừa qua với diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp, có
một số tác phẩm của chương trình Ngữ văn 12 chúng tôi vẫn tiếp tục dạy học
online cho học sinh. Các bài Đọc văn cũng áp dụng cách tổ chức dạy học như
trong biện pháp đã đề xuất. Năm vừa qua, trong kì thi Tốt nghiệp trung học phổ
thơng điểm bình qn mơn Ngữ văn đã đạt vượt chỉ tiêu của Sở giao cho 0,41
điểm.
Đây chính là minh chứng rõ nhất cho thấy việc áp dụng “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến các bài Đọc văn” đã đem lại những
kết quả đáng ghi nhận, góp một phần nhỏ bé trong việc nâng cao chất lượng dạy
và học.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến các bài Đọc văn, bản thân mỗi
thầy cô giáo luôn phải nỗ lực rất lớn, đổi mới từ khâu soạn giáo án, tổ chức hoạt
động học đến kiểm tra đánh giá. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến các bài Đọc văn” đã đề xuất giải pháp tổ
chức hoạt động dạy học một cách đồng bộ theo quá trình trước, trong và sau tiết
học. Thực tế trong quá trình áp dụng đã chứng minh giải pháp trên mang lại
những hiệu quả nhất định.
Việc dạy học trực tuyến trước hết là phù hợp với thực tiễn của tình hình
dịch bệnh. Tuy nhiên, với những hiệu quả mà hình thức dạy học này mang lại thì
khi học sinh tới trường học trực tiếp, việc dạy và học trực tuyến vẫn là phương
pháp hỗ trợ, bổ sung rất tốt.
3.2. Kiến nghị
Trong các lần bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì hay những lần tập
huấn đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và Sách giáo khoa, Bộ giáo
dục, Sở giáo dục cần quan tâm hơn về vấn đề bồi dưỡng giáo viên kĩ năng sử
dụng công nghệ thông tin để thiết kế kế hoạch giảng dạy khoa học, đúng theo

tinh thần đổi mới phương pháp.
Các cơ quan quản lí quan tâm, đầu tư hơn nữa về chất lượng đường
truyền, trang thiết bị giảng dạy để hỗ trợ tối đa cho giáo viên trong quá trình dạy
học trực tuyến.
Bản thân giáo viên cần chủ động, tiếp tục đầu tư về chuyên môn, tận dụng
các phương tiện hiện có, nâng cao ý thức đổi mới cơng tác giảng dạy, lấy học
sinh làm trung tâm, tăng cường sự chủ động, tích cực của học sinh.
Trên đây là những tìm tịi và thể nghiệm thực tế của tơi trong q trình
dạy học online trong các giờ Đọc văn. Bài viết khơng tránh khỏi thiếu sót và hạn
chế, vì vậy tơi rất mong nhận được sự đóng góp để có thêm những kinh nghiệm
dạy học trực tuyến hiệu quả hơn nữa.
23


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Thanh Ngọc

24


Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,

kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), SGK Ngữ văn 10, 11, 12 (Tập 1, 2Ban cơ bản), NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT, Hà Nội,
ngày 30 tháng 03 năm 2021, Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến
trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
4. />
25


×