Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ôn tập trắc nghiệm lịch sử việt nam lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.6 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN
TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12

Người thực hiện: Đỗ Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Lịch sử

THANH HĨA NĂM 2022
1


1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Mơn lịch sử trong trường THPT là mơn học có ý nghĩa và vị trí quan
trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Đảng và
Nhà nước ta xác định. Bởi lịch sử giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ
bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình
thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự
hào dân tộc, tình đồn kết quốc tế. Trên nền tảng kiến thức đã học mơn lịch sử
cịn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng
đắn trong đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt
Nam trong công cuộc cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, tình trạng học sử của học sinh ngày nay là một điều báo động.
Học sinh khơng thích học sử, vơ cảm trước lịch sử, và như vậy sẽ có nguy cơ vô


cảm trước vận mệnh dân tộc.
Việc học sinh ngại học sử là một sự thật bởi nhiều căn nguyên khác
nhau. Có thể do cách học thực dụng, do quan niệm chưa đúng đắn của phụ
huynh và học sinh. Có thể do xu thế chuộng các môn khoa học tự nhiên, xem
nhẹ các mơn khoa họcxã hội, trong đó có môn Lịch sử… Nhưng theo tôi một
nguyên nhân vô cùng quan trọng là học lịch sử có nội dung kiến thức nhiều,
nặng nề về số liệu, sự kiện thời gian diễn ra dài và trải trên một không gian
rộng lớn làm cho học sinh rất vất vả trong quá trình ôn tập.
Bắt đầu từ kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2017, Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định Lịch sử là một môn thi trắc nghiệm 100% trong tổ hợp khoa
học xã hội thay cho bài thi truyền thống tự luận 180 phút. Với hình thức thi này,
giáo viên và học sinh khơng khỏi có tâm lý lo lắng trong cách dạy và học. Nội
dung thi chuyển từ “sâu” sang “rộng” với khối lượng kiến thức nhiều rải đều
trong chương trình lớp 12. Đấy chính là một thách thức đối với cả thầy và trò.
Năm 2021, Sở GD & ĐT Thanh Hóa đã lần đầu tiên thực hiện hình thức
trắc nghiệm khách quan mơn Lịch sử trong việc thi học sinh giỏi nên giáo viên
và học sinh có tâm lý đầu tư trong cách dạy và học. Đặc biệt là đối với học sinh
lớp 12, các em thường băn khoăn trong phương pháp ôn tập lịch sử theo hình
thức trắc nghiệm như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Nhằm giúp học sinh ôn tập kiến thức lịch sử theo hình thức trắc nghiệm
và đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Sở GD & ĐT tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng ôn tập trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam 12” làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng ôn tập trắc nghiệm
Lịch sử Việt Nam 12” làm sáng kiến kinh nghiệm, trước hết giúp bản thân tơi
hồn thiện kỹ năng, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới của Bộ Giáo
dục & Đào tạo đồng thời tìm ra những biện pháp ơn tập Lịch sử có hiệu quả cho
học sinh lớp 12. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập Lịch sử của học
sinh trung học phổ thông.

2


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài, tôi tập trung nghiên cứu về các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả ôn tập trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam12. Do hạn chế về tài liệu và năng
lực bản thân nên tôi chỉ chọn học sinh lớp 12 và phần lịch sử Việt Nam để thực
nghiệm đề tài. Trong các năm học tiếp theo tơi sẽ cố gắng hồn chỉnh hơn về các
biện pháp cũng như tồn bộ chương trình thi THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: để nghiên cứu đề tài, tơi đã tìm hiểu các tài liệu của
Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục, cơng trình nghiên cứu về lý luận dạy học
hiện đại của các nhà giáo dục.
- Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thơng tin qua việc điều tra, quan
sát tình hình dạy học ở trường trung học phổ thông, trao đổi ý kiến, thăm dò giáo
viên và học sinh trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn
tập lịch sử theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu trong quá trình làm sáng kiến kinh
nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tôi tiến hành ôn tập 1 số chủ đề theo
các biện pháp của đề tài ở 2 lớp: 12A4, 12A5 Trường THPT Đặng Thai Mai để
thấy rõ hiệu quả của đề tài trong ôn tập lịch sử theo hình thức thi trắc nghiệm
khách quan.
1.5. Điểm mới của sáng kiến
Đề tài đưa ra một số giải pháp ôn tập trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam lớp
12, đề tài này phát triển thêm nhiều giải pháp cùng với việc sử dụng niên biểu
trước đó. Mặt khác đề tàikhơng chỉ góp phần nâng cao chất lượng học mơn lịch
sử mà cịn giúp HS hứng thú ôn tập, tiếp thu kiến thức lịch sử một cách thuận
lợi, dễ nhớ nhất.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến
Trắc nghiệm khách quan “là phương pháp kiểm tra đánh giá bằng hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, cách cho điểm hồn tồn khách quan
khơng phụ thuộc vào người chấm” [4].Vì vậy đảm bảo tính khách quan và khoa
học trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Từ các đề thi minh họa của Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố đã cho thấy
kiến thức các câu hỏi đề thi trắc nghiệm rải đều trên tất cả các phần, các chương
của chương trình sách giáo khoa Lịch sử 12 hiện hành. Các câu hỏi sẽ có các cấp
độ từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.Đề thi sẽ có sự phân
hóa từ thấp đến cao, dễ đến khó.
Việc đề ra những biện pháp ơn tập cho học sinh lớp 12 ơn tập lịch sử theo
hình thức thi trắc nghiệm như trên là một vấn đề hết sức thiết thực, vì “Trong
dạy học nói chung, dạy Lịch sử nói riêng, việc tổ chức cho học sinh ôn tập để
củng cố, nâng cao kiến thức có vai trị quan trọng” [4].
Để giúp học sinh có thể ơn tập tốt kiến thức Lịch sử dưới hình thức thi
trắc nghiệm, nhiều nhà sư phạm, nhà nghiên cứu đã cho xuất bản nhiều tác phẩm
như: Bài tập trắc nghiệm lịch sử 12-Nguyễn Ngọc Đạo, Nhà xuất bản giáo dục
3


2017; Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng lịch sử 12- Nguyễn Xuân
Trường (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011; Hướng dẫn ôn tập
trắc nghiệm lịch sử 12- PGS.TS Hà Thị Thu Thủy-TS Nguyễn Thị Bích, Nhà
xuất bản Đại học Thái Nguyên, 2017; Câu hỏi trắc nghiệm khách quan ôn thi
trung học phổ thông Quốc gia môn Sử … và rất nhiều bài đăng trên các tạp chí
có liên quan. Đây là những tài liệu bổ ích, giúp giáo viên và học sinh khai thác,
sử dụng trong q trình giảng dạy và ơn tập lịch sử.
Tuy nhiên, viết riêng về biện pháp ôn tập lịch sử theo hình thức thi trắc
nghiệm thì chưa có một đề tài nào hồn thiện một cách có hệ thống. Vì thế khi
viết sáng kiến, bản thân tơi đúc rút dựa trên kinh nghiệm tích lũy trong q trình

giảng dạy là chủ yếu.
2.2.Thực trạng của sáng kiến
Đối với giáo viên:Giai đoạn hiện nay, trước nhu cầu nâng cao chất lượng
dạy và học địi hỏi phải ln có những giải pháp hữu hiệu, phù hợp. Tuy nhiên,
để hướng dẫn học sinh ôn tập theo hình thức kiểm tra đánh giá này thật sự có
hiệu quả thì khơng ít giáo viên làm được vì phần thiếu tài liệu tham khảo, phần
do tích lũy kinh nghiệm giảng dạy theo hình thức kiểm tra đánh giá trắc nghiệm
khách quan chưa nhiều. Vì thế, mỗi giáo viên cần tìm ra biện pháp ơn tập có
hiệu quả để học sinh không phải áp lực khi học Lịch sử.
Đối với học sinh: Với hình thức thi trắc nghiệm, các em khơng phải thuộc
lịng q nhiều kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa, chỉ cần khai thác tốt sách
giáo khoa, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn các đáp án là
có thể hồn thiện bài thi. Nhưng để làm được điều này, các em nhất là học sinh
lớp 12 trước ngưỡng cửa của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia cần có
phương pháp ơn tập thật hữu hiệu.
Xuất phát từ thực trạng trên đây, tôi chọn đề tài“Một số giải pháp nhằm
nâng chất lượng ôn tập trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam 12” làm sáng kiến kinh
nghiệm là rất cần thiết với bản thân và để hướng dẫn học sinh 12 ơn tập Lịch sử
theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Mặt khác phần lịch sử Việt Nam
chiếm một số lượng lớn trong đề (70%) nên tôi tập trung vào phần lịch sử này.
Để nâng cao hiệu quả ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12 tôi xin đề ra một số
biện pháp sau:
2.3.Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ôn tập trắc nghiệm Lịch sử
Việt Nam 12
2.3.1.Yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản Lịch sử Việt Nam 12 và
ôn tập theo từng chủ đề lịch sử cụ thể.
Việc nắm vững kiến thức cơ bản Lịch sử Việt Nam 12 là điều không đơn
giản. Vì Lịch sử Việt Nam 12 có dung lượng kiến thức lớn, bao gồm toàn bộ lịch
sử Việt Nam từ 1919-2000. Để ôn tập một cách hiệu quả, học sinh cần hệ thống
kiến thức thành các vấn đề và xâu chuỗi vấn đề, tránh nắm sự kiện lịch sử một

cách rời rạc, chắp vá.
Trước khi ôn tập từng nội dung cụ thể Lịch sử lớp 12 học sinh cần nắm
một cách khái quát về tiến trình lịch sử với những sự kiện lịch sử chính.
4


Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000, giáo viên hướng dẫn học sinh học
theo từng giai đoạn lịch sử trong một quá trình liên tục theo trình tự thời gian:
- Giai đoạn 1919 -1930: Quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản
+ Chuyên đề 1: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội VN.
+ Chuyên đề 2: Phong trào dân tộc dân chủ (1919-1930) với những nội
dung chính như nguyên nhân, điều kiện bùng nổ, biểu hiện phong trào dân tộc
dân chủ khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản, đặc điểm Phong
trào dân tộc dân chủ.
- Giai đoạn 1930 – 1945: Quá trình đấu tranh giành chính quyền cách
mạng.
+ Phong trào cách mạng 1930 - 1931
+Phong trào dân chủ 1936 - 1939
+ Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám
- Giai đoạn 1945 - 1954: Cuộc kháng chiến chống Pháp
- Giai đoạn 1954 - 1975: Cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Giai đoạn 1975 - 2000: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa
Dựa vào sự phân kỳ lịch sử này, học sinh tiến hành xác định những sự
kiện lịch sử chính gắn liền với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Ví dụ: Ơn tập giai đoạn 1919-1930, giáo viên hướng dẫn học sinh xác
định những sự kiện chính sau:
Thời gian
Nội dung sự kiện
6/1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân d

ânAn Nam
1919
Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa của giai cấp tư
sản dân tộc
1920
Cơng nhân Sài Gịn – Chợ Lớn thành lập Cơng hội đỏ
7/1920
Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin.
12/1920 Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản
và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua
1921
Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari thành lập
1923
Phong trào chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo
Nam Kì của tư sản dân tộc.
6/1923
Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Quốc tế nông dân ở Liên Xô
6->7/1924 Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản
11/1924 Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc)
8/1925 Công nhân thợ máy xưởng Ba Son đấu tranh, đánh dấu bước tiến
mới của phong trào công nhân
6/1925 Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
25/12/1927 Việt Nam Quốc dân đảng ra đời.
1928
Phong trào vơ sản hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
5


2/1929 Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội

3/1929 Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc Kì ra đời
17/6/1929 Đơng Dương Cộng sản đảng được thành lập
8/1929 Thành lập An Nam Cộng sản đảng
9/1929 Thành lập Đơng Dương Cộng sản Liên đồn
6/1>8/2/1930 Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt
Nam.
9/2/1930 Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ và thất bại
Việc xác định được các mốc sự kiện từng nội dung, từng thời kỳ sẽ giúp
học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản của chương trình Lịch sử 12 một cách
dễ dàng nhất.
Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ bản bằng
việc học theo chủ đề lịch sử cụ thể có cùng đặc điểm, liên quan với nhau. Lịch
sử Việt Nam 12 - chương trình chuẩn nhiều mảng kiến thức có thể xếp ơn theo
chủ đề như: “Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ 19191945”; “Các hình thức mặt trận của Đảng từ 1930-1945”; “Chủ trương đấu tranh
của Đảng từ 1939-1945”; “Chủ quyền dân tộc qua các hiệp định: Hiệp định Sơ
bộ, Hiệp định Giơne vơ và Hiệp định Pari”; “Các chiến lược chiến tranh xâm
lược của Mỹ ở Nam Việt Nam từ 1954-1975.
Ví dụ: Ơn tập chủ đề “Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng
Việt Nam từ 1919-1945”, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nắm được những
nội dung sau:
- Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên đến với Chủ nghĩa MácLênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Người chuẩn bị về tư tưởng chính trị (1920-1924) và tổ chức (19251927) cho việc thành lập một chính đảng vơ sản ở Việt Nam.
-Trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tháng 2-1930,
sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn ra Cương lĩnh đầu tiên của Đảng,
đặt cơ sở cho đường lối cách mạng Việt Nam từ đó về sau.
- Người chủ trì và hồn chỉnh chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc
ở Hội nghị 8 (5-1941).
- Cùng với tồn Đảng, tồn dân xây dựng chính trị (sáng lập Mặt trận Việt
Minh ngày 19-5-1941), lực lượng vũ trang (thành lập Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân ngày 22-12-1944), căn cứ địa cách mạng (thành lập Khu

giải phóng Việt Bắc ngày 4-6-1945)
- Chớp thời cơ và lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trong Tổng khởi
nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945.
- Đọc Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945), khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
Đặc điểm của lịch sử là diễn ra liên tục, kết quả của sự kiện trước có liên
hệ đến sự kiện sau. Do đó, nếu giáo viên định hướng cho học sinh học cả một
chuỗi sự kiện có liên hệ với nhau trong cùng một giai đoạn lịch sử là một cách
giúp học sinh ôn tập có hiệu quả hơn.
6


Ví dụ: Cách mạng Việt Nam từ 1939-1945 xoay quanh 4 sự kiện lớn là
Hội nghị Trung ương 6 (11/1939), Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Hội nghị
Ban Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945) và Hội nghị toàn quốc của Đảng
(14 đến 15/8/1945). Nếu nhóm 4 sự kiện này lại (từ bối cảnh đến nhận định tình
hình, xác định kẻ thù, đề ra chủ trương và quá trình triển khai các chủ trương)
thì học sinh sẽ thấy được quá trình phát triển liên tục của cách mạng Việt Nam
từ 1939-1945: từ chỗ bảo toàn lực lượng (chủ trương của Hội nghị Trung ương
6) đến chuẩn bị lực lượng (chủ trương của Hội nghị 8), khởi nghĩa từng phần
(chủ trương của Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng 9/3/1945) và tiến
lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (chủ trương của Hội nghị toàn quốc 14
đến 15/8/1945).
Hoặc trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), giáo viên hướng dẫn
học sinh nhóm 4 kế hoạch của giặc Pháp: Bôlaec (1947), Rơve (1949), Đờlát Tát
xinhi (1950), Na va (1953). Các em sẽ thấy mỗi kế hoạch đều bị quân dân ta
đánh bại bằng những chiến thắng cụ thể và thấy được thực trạng các kế hoạch
của Pháp đề ra theo kiểu “thua keo này, bày keo khác”. Sau một lần thất bại của
kế hoạch trước, thực dân Pháp thay tướng và đưa ra một kế hoạch mới nhưng rốt
cục đều bị quân dân ta đánh bại, buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ (1954) rút

quân về nước.
Trong kháng chiến chống Mỹ, đối với các chiến dịch: Tây Nguyên (424/3/1975), Huế-Đà Nẵng (23->29/3/1975), Hồ Chí Minh (26/4 >30/4/1975),
học sinh đặt trong mối liên hệ của chủ trương và kế hoạch giải phóng hồn tồn
miền Nam. Các em sẽ thấy, lúc đầu, Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hồn tồn
miền Nam trong 2 năm nhưng sau khi chiến dịch Tây Nguyên diễn ra, Đảng đã
liên tục điều chỉnh, rút ngắn kế hoạch giải phóng miền Nam. Kết quả, trong
vịng chưa đầy 3 tháng, ta đã giải phóng hoàn miền Nam.
Thực tế giảng dạy của bản thân cho thấy, việc hướng dẫn học sinh học và
ôn tập theo cách học chủ đề lịch sử cùng đặc điểm hoặc nhóm những sự kiện
lịch sử có liên hệ với nhau là biện pháp hữu hiệu giúp học sinh ghi nhớ lịch sử
tốt hơn.
2.3.2.Ôn tập trắc nghiệm Lịch sử với kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa
kiến thức bằng các bảng niên biểu.
Trong dạy học Lịch sử, phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức có
vai trị hết sức quan trọng vì lập bảng niên biểu sẽ tạo hứng thú học tập, khắc sâu
kiến thức, phát triển các thao tác tư duy và khả năng sáng tạo lịch sử cho học
sinh. Hệ thống kiến thức bằng bảng niên biểu giúp HS nắm chắc kiến thức, tạo
điều kiện cho tư duy lơgic, liên hệ tìm ra bản chất của sự kiện, nội dung của lịch
sử [5]. Từ đó, các em vận dụng làm tốt các bài tập đòi hỏi kỹ năng tư duy, tổng
hợp kiến thức.
Có 3 dạng niên biểu mà giáo viên thường sử dụng hướng dẫn học sinh ôn
tập là: Niên biểu tổng hợp, niên biểu chuyên đề và niên biểu so sánh.
2.3.2.1 Niên biểu tổng hợp: Là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong thời
gian dài. Loại niên biểu này không chỉ giúp học sinh ghi nhớ những sự kiện
7


chính mà cịn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự
kiện quan trọng.
Ví dụ: Ôn tập giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954), giáo viên

có thể sử dụng bảng niên biểu tổng hợp về những thắng lợi tiêu biểu trên mặt
trận quân sự, chính trị, ngoại giao của nhân dân ta như sau:
Các
Thời gian
Những thắng lợi tiêu biểu
mặt
trận
Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16
12/1946->2/1947
Tạo điều cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến
lâu dài.
Chiến dịch Việt Bắc thu-đông
- Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 giặc, cơ
10/1947->12/1947 quan đầu não của ta được bảo toàn.
- Buộc giặc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh
thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
Chiến dịch Biên giới thu-đơng
Qn sự
-Tiêu diệt được hơn 8000 giặc, giải phóng biên
9/1950->10/1950 giới Việt Trung, chọc thủng hành lang ĐôngTây, làm phá sản kế hoạch Rơve.
- Khai thông con đường liên lạc của ta với các
nước chủ nghĩa xã hội. Quân dân ta giành quyền
chủ động trên chiến trường chính.
- Các chiến dịch Lai Châu, Trung Lào, Thượng
Đông-Xuân
Lào, Bắc Tây Nguyên.
1953-1954
- Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở
cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ

-Tiêu diệt được 16200 tên địch. Kế hoạch Nava
3/1954->5/1954
bị phá sản
- Giáng địn quyết định vào ý chí xâm lược của
giặc Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến
tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho
cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
Chính
11->19/2/1951
Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng diễn ra
trị
Là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.
1950
Các nước chủ nghĩa xã hội lần lượt công nhận
Ngoại
và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
giao
Thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ.
21/7/1954
- Là văn kiện pháp lý quốc tế ghi nhận các
quyền cơ bản của nhân dân Đông Dương.
-Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân
về nước. Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở
rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đơng
8


Dương.
=>Đánh dấu cuộc kháng chiến của nhân dân ta
thắng lợi.

Từ bảng niên biểu tổng hợp trên, học sinh sẽ nắm chắc được sự phát triển,
thấy rõ mối liên hệ giữa các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao của cuộc
kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
2.3.2.2 Niên biểu chuyên đề: Niên biểu này đi sâu trình bày một vấn đề quan
trọng nổi bật nào đó của một thời kỳ lịch sử nhất định, nhờ đó học sinh hiểu
được bản chất sự kiện một cách tồn diện, đầy đủ.
Ví dụ : Lập niên biểu về những khó khăn, biện pháp giải quyết, kết quả ý nghĩa của những chính sách của Đảng và chính phủ ta trong những năm đầu
tiên sau cách mạng tháng Tám 1945
Những khó khăn
Biện pháp giải quyết
Kết quả - ý nghĩa
Nạn đói: Đến đầu -Vận động tương trợ, - Nạn đói bị đẩy lùi.
1945 hơn 2 triệu nhường cơm, sẻ áo.
đồng bào miền Bắc -Tăng gia sản xuất.
chết đói
Nạn dốt: hơn 90% -8-9-1945: Lập nha bình - Một năm xóa mù chữ
dân số mù chữ
dân học vụ.
cho 2,5 triệu người.
Khó khăn về tài - Phát động lập “Quỹ độc - Qun góp được
chính: ngân sách lập” và “tuần lễ vàng”
370kg vàng, 60 triệu
trống rỗng.
- Phát hành đồng tiền Việt đồng tiền mặt.
Nam.
Ngoại xâm và nội - Củng cố chính quyền: - Giữ vững và phát huy
phản: Cùng một lúc Tổng tuyển cử bầu quốc vai trò của chính quyền
có nhiều kẻ thù như hội, chính phủ, hội đồng cách mạng.
quân Trung Hoa dân nhân dân các cấp.
- Đánh bại được âm

quốc, Anh, Pháp, - Từ 2/9/1945 -> đến trước mưu chia rẽ và phá hoại
Nhật và bọn tay sai
ngày 6/3/1946: Kháng chiến của bọn phản cách
chống Pháp, tạm thời hòa mạng.
hõa với quân Trung Hoa -Tránh một lúc phải
dân quốc.
chiến đấu với nhiều kẻ
- Từ ngày 6/3/1946 đến thù.
trước ngày 19/12/1946: Hòa - Tạo điều kiện để bước
với Pháp (kí hiệp định Sơ vào cuộc kháng chiến
bộ, tạm ước 14/9/1946) lâu dài.
đuổi quân Trung Hoa dân
quốc về nước.
Qua bảng trên học sinh dễ dàng nắm được những vấn đề cơ bản của nước
ta sau cách mạng tháng Tám một cách lơ gic từ khó khăn, biện pháp giải quyết,
kết quả - ý nghĩa. Các em cũng thấy được nước Việt Nam sau cách mạng tháng
Tám trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” đã từng bước vượt qua những khó
khăn dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Học sinh rất dễ học và làm những
câu hỏi của bài học theo lô gic trên.
9


2.3.2.3. Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu so sánh các sự kiện xảy ra cùng 1
lúc trong lịch sử hoặc thời gian khác nhau nhưng có điểm tương đồng, khác biệt
để làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện đó hoặc để rút ra một kết luận
khái quát. Trong chương trình Lịch sử Việt Nam 12-chương trình chuẩn, giáo
viên sử dụng niên biểu so sánh để hướng dẫn học sinh ôn tập trong nhiều bài có
hiệu quả.
Ví dụ1 : So sánh chủ trương, sách lược của cách mạng của Đảng, hình
thức đấu tranh thời kỳ 1930-1931 với thời kỳ 1936-1939, giáo viên hướng dẫn

học sinh lập bảng:
Nội dung
Thời kỳ 1930-1931
Thời kỳ 1936-1939
Kẻ thù
Đế quốc Pháp và phong kiến Bọn phản động thuộc địa và tay
tay sai
sai.
Nhiệm vụ
Độc lập dân tộc và người cày Tự do, dân chủ, cơm áo, hịa
có ruộng
bình
Lực lượng Chủ yếu là công-nông
Đông đảo các giai cấp tầng lớp
nhân dân trong xã hội.
Hình thức -Bí mật.
-Cơng khai, bán cơng khai, hợp
đấu tranh
-Biểu tình, khởi nghĩa vũ pháp, bán hợp pháp.
trang
-Đấu tranh chính trị hịa bình.
Tập hợp lực Liên minh cơng -nơng
Mặt trận dân chủ Đông Dương
lượng
(3-1938)
Dựa vào bảng, học sinh thấy được sự khác biệt về chủ trương, sách lược
của Đảng trong 2 thời kỳ 1930-1931 và 1936-1939. Sự khác biệt này là do tình
hình thế giới và trong nước có sự thay đổi, Đảng đã nhạy bén, sáng tạo và linh
hoạt để đề ra chủ trương đấu tranh phù hợp.
Ví dụ 2: So sánh những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc

biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (Ôn tập bài 22. Nhân nhân hai miền
trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến
đấu vừa sản xuất), giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng:
Nội dung
Chiến tranh đặc biệt
Chiến tranh cục bộ
Thời gian
1961-1965.
1965-1968.
Lực
lượng Quân đội Sài Gòn là chủ Quân Mỹ và quân đồng minh là
tham gia
yếu.
chủ yếu.
Dùng “người Việt đánh Tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa
Âm mưu
người Việt”.
lực để áp đảo quân chủ lực của
ta, giành lại quyền chủ động trên
chiến trường...
Thủ đoạn
Dồn dân lập ấp chiến lược. Mở các cuộc “tìm diệt”, “bình
định” .
Quy mơ
Ở miền Nam Việt Nam.
Bình định miền Nam, tiến hành
phá hoại miền Bắc.
Trên thực tế khi hướng dẫn ôn tập Lịch sử Việt Nam 12-chương trình
chuẩn đã cho thấy, việc lập bảng niên biểu trong học tập giúp học sinh nắm bắt
được bản chất của sự kiện lịch sử, dễ ghi nhớ, dễ học nhất. Giáo viên khi hướng

10


dẫn các em lập bảng cần chú ý lựa chọn kiến thức cơ bản, chính xác, ngắn gọn
nhất.Lập bảng càng cụ thể thì việc ơn tập lịch sử của học sinh càng hiệu quả.
2.3.3. Ôn tập trắc nghiệm Lịch sử bằng sơ đồ tư duy
Sử dụng bản đồ tư duy là một phương pháp hữu hiệu trong việc dạy và
học Lịch sử ở trường trung học phổ thông đặc biệt là ơn tập trắc nghiệm, giúp
học sinh hệ thống hóa kiến thức Lịch sử bằng một sơ đồ có kết hợp của cả màu
sắc và hình ảnh. Sử dụng bản đồ tư duy sẽ tạo “sự hứng thú của học sinh trong
học Lịch sử, phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy
logic, thể hiện được phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của mỗi em đồng thời đây
cũng là phương pháp giúp học sinh có thể tự học, tự ơn tập một cách hiệu quả”
[7].
Ví dụ 1: Ơn tập bài 12:Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 `1925), giáo viên khắc họa kiến thức toàn bài trên sơ đồ tư duy:

11


Ví dụ 2: Ơn tập bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (146-1950), giáo viên khắc họa kiến thức toàn bài trên sơ
đồ tư duy:

Lịch sử Việt Nam lớp 12 hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian và thời
gian đa dạng nên khi ơn tập, tùy vào nội dung và tính chất của từng bài học, mỗi
chương, mỗi giai đoạn, giáo viên có thể định hướng, hướng dẫn học sinh ơn tập
bằng sơ đồ tư duy, dựa trên nguyên lý từ “cây” đến “cành” đến “nhánh”, từ ý lớn
đến ý nhỏ.
Việc hướng dẫn học sinh ôn tập bằng sơ đồ tư duy, tơi nhận thấy các em
hứng thú học tập hơn vì các bài học lịch sử được cô đọng, ngắn gọn xúc tích, dễ

hiểu và dễ nhớ đồng thời rèn luyện cho các em kỹ năng tự học.
2.3.4.Rèn luyện kỹ năng tập làm các dạng bài tập trắc nghiệm khi học xong
từng bài, từng chương, từng phần trong chương trình Lịch sử Việt Nam 12
Khi ơn tập theo hình thức thi trắc nghiệm, giáo viên cho học sinh ôn từng
bài, từng chương, từng phần rồi đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm để các em củng
cố lại kiến thức. Đây là bước đơn giản nhưng rất cần thiết và quan trọng vì kiến
thức các em đã học cần được thực hành ngay trong các dạng câu hỏi trắc
12


nghiệm. Điều này vừa giúp học sinh nắm rõ và khắc sâu kiến thức vừa rèn luyện
khả năng tự học, tự ơn tập cho cho các em.
Hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn ôn thi trắc nghiệm (cả tài liệu in
ấn và trên Internet) thuộc chương trình Lịch sử 12.Tuy nhiên, giáo viên cần phải
định hướng cho học sinh xây dựng các dạng câu hỏi trắc nghiệm bám sát vào
chương trình sách giáo khoa Lịch sử 12 và căn cứ vào đề minh họa của Bộ Giáo
dục&Đào tạo (gần đây nhất là bộ đề minh họa vào cuối tháng 3/2022) để làm
quen với các dạng đề trắc nghiệm.
Theo như các đề minh họa của Bộ, các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử có
nhiều lựa chọn (A,B,C,D). Các câu hỏi này thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau mà HS rất dễ chọn nhầm đáp án. Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
làm một số dạng câu như sau:
2.3.4.1.Dạng câu thuộc kiến thức cơ bản: Loại câu hỏi này tương đối nhẹ về
kiến thức, học sinh chỉ cần nắm kiến thức là làm được.
Ví dụ: Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ (1919 - 1925), giáo viên đưa ra
các câu hỏi thuộc kiến thức cơ bản sau:
Câu 1: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở
Đơng Dương trong hồn cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu.

C. Sau khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất trong giai đoạn quyết liệt.
Đáp án: A.
Câu 2.Tờ báo nào đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam?
A. Người cùng khổ.
B. Tiếng dân.
C.Thanh niên.
D.Hữu thanh.
Đáp án: C.
2.3.4.2.Câu hỏi về đặc điểm sự kiện: Loại câu hỏi này yêu cầu học sinh phải
nhớ đặc điểm hoặc bản chất của các sự kiện.
Ví dụ: Bài 18. Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp (1946-1950), giáo viên đưa ra các câu hỏi về đặc điểm sự kiện:
Câu 1: Thất bại nào buộc thực dân Pháp chuyển từ “đánh nhanh thắng
nhanh” sang “đánh lâu dài với quân dân ta”?
A. Việt Bắc thu-đông (1947)
B. Biên giới thu-đông (1950)
C. Cuộc chiến đấu tại các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 (Cuối 1946 đầu 1947)
D. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954.
Đáp án: A.
Câu 2. Chiến thắng Biên giới thu - đông (1950) quân dân ta đã
A. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
B. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”.
C. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
D. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
Đáp án: D.
13


2.3.4.3.Câu hỏi tư duy: đòi hỏi HS phải phải suy luận mới có câu trả lời đúng.

Ví dụ: Bài 15. Phong trào dân chủ 1936-1939.giáo viên đưa ra câu hỏi:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một phong trào
A. có tính chất dân tộc.
B. chỉ có tính dân chủ.
C. khơng mang tính cách mạng.
D. khơng mang tính dân tộc.
Đáp án: A.
2.3.4.4.Câu hỏi có đáp án gần giống nhau: Là những câu hỏi rất khó lựa chọn
đáp án nếu các em không nắm vững kiến thức, không được rèn luyện thực hành
bài tập trắc nghiệm.
Ví dụ: Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925-1930, giáo
viên có thể đưa ra dạng câu hỏi này:
Báo thanh Niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị cho cán bộ
của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên
A. chủ nghĩa Mác-Lênin.
B. lí luận cách mạng vơ sản.
C. lí luận cách mạng giải phóng dân tộc. D. đường lối cách mạng vô sản.
Đáp án: C.
2.3.4.5.Câu hỏi chọn phương án trả lời đúng hoặc phương án trả lời sai: dạng
câu hỏi này khơng khó nhưng u cầu học sinh phải nhớ kỹ kiến thức mới chọn
được đáp án.
Ví dụ: Bài 16, hong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng
Tám, giáo viên đưa ra dạng câu hỏi này:
Câu 1.Đâu không phải là điều kiện thúc đẩy thời cơ Cách mạng tháng
Tám chín muồi?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã.
C. Chính phủ tay sai Trần Trọng Kim hoang mang, khơng thể tiếp tục
thống trị được nữa.
D. Sự chuẩn bị chu đáo của Đảng trong 15 năm, quần chúng sẵn sàng

hành động.
Đáp án: A.
Câu 2. Đâu là kẻ thù trước mắt của cách mạng Đơng Dương trong thời kì
1936 - 1939?
A. Đế quốc Pháp.
B. Đế quốc Mĩ.
C. Chủ nghĩa phát xít.
D. Bọn phản động thuộc địa Pháp.
Đáp án: D.
2.3.4.6.Câu hỏi liên hệ, kiến thức khơng có trong sách giáo khoa: dạng câu
hỏi này địi hỏi học sinh khơng chỉ có kiến thức sâu mà phải rộng có thể chọn
được đáp án. Những dạng câu hỏi này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm
hiểu kiến thức ngồi nhất là những kiến thức liên quan đến các vấn đề mang tính
thời sự.
Ví dụ: Cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là
A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Tịa án nhân dân tối cao.
14


Đáp án: C.
2.3.4.7.Câu hỏi vận dụng: dạng câu hỏi này buộc học sinh phải vận dụng kiến
thức lịch sử vào thực tiễn.
Ví dụ: Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng
Tám, giáo viên đưa ra câu hỏi vận dụng:
Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của cách mạng
tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam hiện nay là
A. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.
B. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.
C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao.
D. kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Đáp án: D.
Qua q trình dạy và ơn tập học sinh lớp 12 cho thấy, giáo viên càng tăng
cường việc rèn luyện cho các em cọ sát với các dạng câu hỏi trắc nghiệm ở trên
thì hiệu quả càng cao. Đây là một biện pháp hữu hiệu, thiết thực nhất mà giáo
viên có thể giúp học sinh tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm để làm bài thi
tốt.Việc giáo viên thường xuyên cho học sinh làm các đề mẫu sau khi ôn tập
từng bài, từng chương, từng phần, các em có thể biết được khả năng của mình để
điều chỉnh và phấn đấu phù hợp.
2.3.5.Giáo viên phải linh hoạt, vận dụng phù hợp cách kiểm tra, đánh giá
nhận thức của học sinh thường xuyên, liên tục.
Trong việc học ôn các môn nói chung, học mơn lịch sử nói riêng khơng
bao giừ tách rời giữa việc học với hành. Đặc biệt đối với bộ mơn lịch sử cần
phải thật sự u thích thì mới kiên trì luyện tập tốt. Vì vậy sau khi học xong từng
mục, phần, chương giáo viên phải có hình thức kiểm tra phù hợp.Đặc biệt với
đối tượng học sinh đang cịn kém, khơng tập trung học, ngại học, ngại nhớ thì
các cách thức đa dạng kiểm tra sẽ có hiệu quả, tránh nhàm chán.
- Sử dụng câu hỏi ôn tập theo hệ thống từng phần, từng mục lớn, nhỏ: như
với mục chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giáo viên
có thể hỏi:
+ Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai trong hồn cảnh
nào? Mục đích khai thác là gì?Tiến hành trong thời gian bao lâu? Có điểm gì
mới so với chương trình lần nhất…
+ Hoặc giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt câu hỏi cho các bạn khác trả
lời. Hình thức này vừa giúp các em phát triển kĩ năng nói, vừa phải nhớ, hiểu bài
thì mới có thể đặt câu hỏi phát vấn bạn, cùng lúc giáo viên có thể kiểm tra được

nhiều em.
- Sử dụng phiếu học tập: Như trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở
miền Nam Việt Nam tôi đưa ra phiếu với những nội dung: hồn cảnh đề ra, cơng
thức, âm mưu, phạm vi tiến hành, vai trò của Mĩ, thủ đoạn (phụ lục). Qua đó học
sinh sẽ dễ dàng nắm chắc kiến thức cơ bản và cũng có thể thấy những điểm khác
của từng chiến lược chiến tranh.
15


- Thường xuyên cho học sinh làm đề kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm
khách quan giúp các em va chạm dưới nhiều dạng, hình thành kĩ năng làm đề
(phụ lục). Cách làm này thực sự mang lại hiệu quả đối với tất cả đối tượng học
sinh vì nó giúp các em đánh giá lại khối lượng kiến thức của mình có hứng thú
khi học xong lí thuyết.Song cũng phải khắc phục hạn chế là một số học sinh
không chịu học lí thuyết chỉ làm “bừa” cho xong.Vì vậy giáo viên phải chấm
chữa bài, nhận xét và yêu cầu giải thích đáp án.
2.4.Hiệu quả của sáng kiến.
Trong q trình thực hiện sáng kiến trường sở tại THPT Đặng Thai Mai,
tôi có tham khảo sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp đặc biệt là trong việc
ôn tập cho học sinh, tôi nhận thấy như sau:
Đối với đồng nghiệp: đều cơng nhận đề tài có tính thiết thực, hiệu quả cao
trong việc dạy và ơn luyện học sinh theo hình thức thi trắc nghiệm. Qua đề tài,
bản thân tôi và các đồng nghiệp đã tự nhận thấy hình thức thi thay đổi bắt cuộc
cách dạy, cách ôn tập của giáo viên cũng phải thay đổi sao cho phù hợp nhất.
Đối với học sinh: Hiệu quả của đề tài tác động rất tích cực đến các em
trên các mặt định tính và định lượng.
Về định tính: Việc áp dụng các biện pháp của đề tài đã giúp các em tiếp
thu kiến thức lịch sử một cách hứng khởi, nhẹ nhàng, sinh động trong mỗi giờ
học, giờ ôn tập.
Về định lượng: Tôi chọn 2 lớp: 12A4, 12A5 trường THPT Đặng Thai Mai

là 2 lớp học ban khoa học xã hội có lực học tương đương nhau, đều học khá, tiếp
thu nhanh. Tôi chọn 12A4 là lớp thực nghiệm đề tài, 12A5 tôi không áp dụng đề
tài, vẫn ôn luyện theo cách truyền thống, đọc-chép, hỏi-vấn đáp. Cả hai lớp tôi
đều ôn luyện ở Phần Lịch sử Việt Nam 1919 - 1930. Tôi cho học sinh 2 lớp làm
mẫu đề giống nhau (phụ lục), tôi thu được kết quả sau:
Tổng
Loại giỏi
Loại khá
Loại trung bình
Loại yếu
số bài
Lớp
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
lượng
lượng
lượng
12A4 40
7
17.5 21
52.5 12
30%
0
0%
%

%
12A5 40
1
2.5% 16
40% 23
57.5% 0
0%
Qua q trình hướng ơn luyện bằng các biện pháp trong đề tài, tôi thấy
hiệu quả vô cùng rõ rệt đối với học sinh. Hiệu quả không chỉ ở các con điểm cao
mà quan trọng hơn, tơi nhận thấy tình u mơn Lịch sử được nhen nhóm trong
các em.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận.
Chúng ta khơng phủ nhận việc thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc
nghiệm khách quan của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đem lại “luồng gió mới” cho
bộ mơn Lịch sử. Vì thi theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan giảm thiểu
việc các em học vẹt, học tủ, học máy móc cả một dung lượng kiến thức lớn, đặc
biệt là Lịch sử lớp 12. Tuy nhiên không phải vậy mà giáo viên lơ là cách dạy,
16


cách ôn luyện cho các em.Ngược lại, mỗi giáo viên cần phải đổi mới phương
pháp dạy phù hợp, có hiệu quả để khiến cho môn học Lịch sử thật sự là môn học
hấp dẫn các em.
Trên cơ sở áp dụng sáng kiến ở trường THPT Đặng Thai Mai, tôi nhận
thấy các biện pháp trong đề tài có hiệu quả rất cao trong việc giúp học sinh lớp
12 ôn luyện lịch sử Việt Nam theo hình thức thi trắc nghiệm. Các em tiếp nhận
kiến thức lịch sử một cách hồ hởi, hứng thú, hăng say học tập trong mỗi giờ học,
giờ ôn luyện và với những giáo viên dạy Lịch sử như chúng ta như vậy đã là một
thành công.

Tôi rất mong sẽ có nhiều giáo viên tâm huyết với nghề, yêu nghề và tìm ra
nhiều phương pháp giảng dạy mới, ưu việt hơn để lôi cuốn học sinh, để các em
thật sự coi Lịch sử là một môn học đầy lý thú và bổ ích.
3.2. Kiến nghị.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Cần tiếp tục đổi mới sách giao khoa
theo hướng tích cực hóa học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn và
thẩm định tài liệu hướng dẫn giáo viên, học sinh phương pháp dạy, học theo
hình thức thi trắc nghiệm.
Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa: cần đầu tư cho việc đổi mới các trang
thiết bị dạy học hiện đại ở các nhà trường trung học phổ thông; in ấn và cho lưu
hành rộng rãi những sáng kiến kinh nghiệm thiết thực, có hiệu quả.
Đối với trường sở tại: tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên hơn nữa
trong việc thể hiện những sáng tạo trong giờ dạy.
Đối với tổ, nhóm chun mơn: Cần tiến hành thường xuyên việc trao đổi
kinh nghiệm, học tập, đánh giá khi tiến hành phương pháp dạy học mới. Tích
cực áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Trong quá trình hồn thành sáng kiến, mặc dù tơi đã hết sức nổ lực song
khơng thể tránh cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự đóng góp
của đồng nghiệp - những giáo viên có kinh nghiệm, giỏi về chun mơn để tơi
hồn thiện được đề tài.Tơi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2022
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
Hiệu trưởng
dung của người khác.
Người viết

Đỗ Thị Thu


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài tập trắc nghiệm lịch sử 12- Nguyễn Ngọc Đạo, NXB Giáo dục, 2017.
2. Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng lịch sử 12- Nguyễn Xuân
Trường (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2011.
3. Các con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử- Nguyễn
Thị Côi, NXB Đại học sư phạm Hà Nội (2007).
4. Hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm lịch sử 12- PGS.TS Hà Thị Thu Thủy-TS
Nguyễn Thị Bích, NXB Đại học Thái Nguyên, 2017.
5. Khắc sâu kiến thức Lịch sử bằng lập bảng hệ thống hóa kiến thứcTrương Thị Hải, báo Giáo dục thời đại, 2005.
6. Phương pháp dạy học lịch sử- Phan Ngọc Liên-Trần văn Trị, NXB Giáo
dục, 2001.
7. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống hóa kiến thức mơn Lịch sử
THPT- Đặng Thị Tuyết Mai, Khóa luận Đại học sư phạm I, Hà Nội, 2014.
8. Sách giáo khoa Lịch sử 12-Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), NXB Giáo
dục, 2009.
9. The Minmapp- Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,
2012.
10. Hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm lịch sử 12- PGS.TS Hà Thị Thu Thủy-TS
Nguyễn Thị Bích, NXB Đại học Thái Nguyên, 2017.
11. Đột phá 8+ môn lịch sử- PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
12.Hệ thống kiến thức lịch sử từ cơ bản đến nâng cao- TS Ngô Thị Lan
Hương, TS Dương Thị Huyền (đồng chủ biên), TS Nguyễn Thị Nga, NXB
Thanh Niên.

18



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Thu.
Chức vụ và đơn vị công tác: GV trường THPT Đặng Thai Mai.

T
T
1.

2.

3.

4.

Tên đề tài SKKN
Sử dụng kênh hình và câu
hỏi văn học nhằm nâng cao
hiệu quả bài học lịch sử khi
dạy bài: Các cuộc phát kiến
về địa lí lớp 10 cơ bản.
Sử dụng tài liệu tham khảo
để nâng cao hiệu quả dạy
học ở bài : Phong trào Tây
Sơn và sự nghiệp thống nhất
đất nước, bảo vệ tổ quốc
cuối thế kỉ XVIII”
Xây dựng hệ thống câu hỏi

nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh qua bài 20
“Xây dựng và phát triển văn
hóa dân tộc trong các thế kỉ
X-XV” ở lớp 10 – chương
trình chuẩn.
Sử dụng niên biểu nhằm
nâng cao hiệu quả ôn tập trắc
nghiệm Lịch sử 12 - chương
trình chuẩn

Cấp đánh
giá xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm
học
đánh
giá xếp
loại

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

20052006


Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

20112012

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

20152016

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

20182019

19



×