Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

(SKKN 2022) vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao nhận thức học sinh về an toàn giao thông thông qua bài ba định luật niu tơn phần cơ học môn vật lý 10 ở trường THPT nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 18 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Mục đích chung.
1.2.2. Mục đích cụ thể.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng chung.
2.2.2. Thực trạng của giáo viên.
2.2.3. Thực trạng của học sinh.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề.
2.3.2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
2.3.2.1. Thông qua các Định luật Niu tơn và bài tập.
2.3.2.2. Thông qua môn Sinh học.
2.3.2.3. Thơng qua mơn GDCD.
2.3.2.4. Thơng qua hình ảnh để tun truyền.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.

Trang
1
1


2
2
2
2
2
2
3
3
4
4
5
5
5
5
6
6
10
11
11
14
14
14
14


1. MỞ ĐẦU
Hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin, thời sự luôn
đề cập những thông tin nóng, ngồi những vụ cháy nổ, trộm cướp, ơ nhiễm mơi
trường, lũ lụt nghiêm trọng... thì tai nạn giao thông (TNGT) cũng chiếm một
thời lượng nhất định, TNGT luôn làm cho cuộc sống của mỗi người luôn cảm

thấy lo lắng và bất an mỗi khi ra đường hiện nay. Đặc biệt số vụ tai nạn diễn ra
thường xuyên, mật độ ngày càng dày, số người chết và bị thương, thiệt hại về
kinh tế, vụ sau lớn hơn vụ trước.
Ngoài “Thủy, Hỏa” thì “TNGT” là một trong nỗi kinh hồng cho mọi
người dân. Có thể vì nhiều lý do nhưng sau mỗi vụ “TNGT” xảy ra hậu quả để
lại cho cuộc sống của những gia đình vơ cùng khó khăn, tai nạn khơng những
thiệt hại về kinh tế mà có thể mất đi sinh mạng người thân và để lại di chứng,
gánh nặng cho mỗi gia đình và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong những
năm gần đây số lượng các vụ TNGT diễn ra phức tạp, thảm khốc, TNGT không
chừa một ai, không phụ thuộc thời gian, địa điểm cung đường nào.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mơn Vật lý là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra
hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Vật lý học không phải chỉ là các phương trình và con số. Vật lý học là
những gì đang xảy ra trong cuộc sống xung quanh chúng ta, thể hiện muôn màu
như màu sắc của cầu vồng, về ánh sáng lóng lánh và tính cứng rắn của viên kim
cương. Vật lý liên quan đến người đi bộ, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển
một con tàu vũ trụ... Việc học môn Vật lý không chỉ dừng lại ở tìm cách vận
dụng các cơng thức để giải các bài tốn, tìm ra đáp số, mà cịn phải biết vận
dụng để giải thích được các hiện tượng Vật lý đang diễn ra trong cuộc sống
quanh ta.
Thực tế nhiều giáo viên khi giảng dạy Vật lý hiện nay, chủ yếu dành nhiều
thời gian dạy học sinh nhận diện các dạng, loại và vận dụng các công thức Vật
lý để giải bài tốn, mà ít chú trọng giúp học sinh giải thích các hiện tượng Vật lý
xảy ra trong tự nhiên, trong đó có trật tự an tồn giao thông “TTATGT”. Trong
những năm gần đây TNGT đang được cả xã hội quan tâm, hàng năm tai nạn đã
cướp đi sinh mạng hàng ngàn người, để lại thương tích cho nhiều người khác và
đang là một lực cản đối với sự phát triển kinh tế mỗi gia đình, của địa phương và
tồn xã hội.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các

cấp bộ ngành đã tổ chức nhiều hoạt động góp phần đẩy lùi TNGT như: Tuổi trẻ
xung kích với TTATGT, tổ chức các buổi ngoại khóa, các hoạt động tuyên
truyền giáo dục cho thanh thiếu niên về luật ATGT.... Để góp phần đẩy lùi
TNGT thì cần triển khai có hiệu quả cuộc vận động thanh niên với văn hố giao
thơng, đến mỗi người dân nhằm nâng cao nhận thức về TTATGT.

1


Trong q trình giảng dạy mơn Vật lý tơi thấy kiến thức phần cơ học Vật lý
lớp 10 có thể giúp các em học sinh nâng cao nhận thức, hiểu và có ý thức, trách
nhiệm về an tồn giao thơng. Đồng thời giúp các em trở thành những tuyên
truyền viên tích cực về TTATGT trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
Vì những lý do đó tơi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng
kiến thức liên môn nhằm nâng cao nhận thức học sinh về an toàn giao thông
thông qua “Các định luật Niu - tơn và bài tập” phần cơ học môn Vật lý 10 ở
Trường THPT Nga Sơn”. Tôi xin giới thiệu để các đồng nghiệp góp ý, tham
khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.2.1. Mục đích chung.
Nghiên cứu tầm quan trọng của việc vận dụng các môn học vào giáo dục ý
thức chấp hành, nâng cao nhận thức ý thức pháp luật về TTATGT và TNGT cho
học sinh.
1.2.2. Mục đích cụ thể.
Giáo dục để giúp học sinh nâng cao nhận thức về TTATGT, từ đó các em
trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và cộng đồng, nhằm
giảm thiểu các vụ TNGT.
1.3. Đới tượng nghiên cứu.
Đề tài áp dụng khảo sát sự hiểu biết của các em học sinh lớp 10C,10G,10H
tại trường THPT Nga Sơn nhằm nâng cao nhận thức của các em về TTATGT.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Áp dụng lồng ghép kiến thức về TTATGT trong mỗi tiết học môn Vật lý, cụ
thể thông qua bài học “Ba định luật Niu-tơn và bài tập phần cơ học vật lý 10”
với các môn học Sinh học, Giáo dục công dân và sự lồng ghép trong các buổi
ngoại khóa, dã ngoại... nhằm năng cao nhận thức của các em học sinh về
TTATGT.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với sáng kiến kinh nghiệm trước tôi đã áp dụng phần bài tập cơ học để
giải quyết vấn đề, nhưng sáng kiến mới bản thân đã áp dụng riêng phần các
Định luật Niu-tơn, kết hợp phần bài tập và thông qua các môn học khác với các
buổi ngoại khóa để giải quyết vấn đề nhằm nâng cao nhận thức sâu rộng hơn cho
các em học sinh về TTATGT.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Theo thống kê của cục ATGT nguyên nhân chủ yếu của TNGT ngoài
nguyên nhân khách quan như lượng phương tiện giao thông gia tăng nhanh,
trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được u cầu, thì ngun nhân chính
là do ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của một bộ phận người tham gia giao
thông, như lái xe còn yếu kém, vi phạm TTATGT, đặc biệt là các hành vi tiềm ẩn
nguy cơ cao gây TNGT như: sử dụng rượu bia các chất kích thích khi lái xe,
khơng chấp hành biển báo tín hiệu giao thơng, chạy q tốc độ, đi sai làn đường,
phần đường, đi ngược chiều, chở quá tải trọng, quá số người quy định, người đi
môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.... hiệu quả công tác tuyên truyền
pháp luật về TTATGT ở một số địa phương chưa tạo được sức lan tỏa sâu rộng,
các cấp ủy chính quyền, ATGT một số huyện và sở nghành được phân công chưa
quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT hiệu lực, hiệu quả

thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo TTATGT của các lực lượng chức
năng chưa cao.
Từ những vấn đề cấp bách về an tồn giao thơng của đất nước: Năm 2007
Chính phủ ra Nghị quyết 32 nhằm lập lại TTATGT, tuy nhiên TNGT vẫn diễn ra
rất phức tạp. Năm 2011 Thủ tướng chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết về:
“Tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự ATGT”. Trong
đó yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục chỉ đạo công tác giáo dục kiến
thức ATGT trong các trường học, triển khai chương trình giảng dạy về ATGT
trong các Trường sư phạm để đào tạo đội ngũ Giáo viên có kiến thức và phương
pháp giáo dục hiệu quả về ATGT. Các trường học có phương án đưa giáo dục
pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT vào chương trình chính khố nhằm tuyên
truyền phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hố giao thơng trong
từng cấp học từ năm học 2012. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chỉ đạo các trường học phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao
thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, không điều khiển xe
môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi và khơng có giấy phép lái xe, Hiệu trưởng
các trường phải kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi,
khơng có giấy phép lái xe điều khiển xe mơtơ, xe gắn máy. Bên cạnh đó hằng
năm các cấp đều có những văn bản bổ sung điều chỉnh các quy định về ATGT để
đáp ứng với tình hình thực tế. Sáng 9/4/2021 Phó Thủ tướng Trương Hịa Bình
Chủ tịch ATGT đã chủ trì hội trực tuyến tồn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật
tự ATGT quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2021 tăng cường đảm
bảo ATGT trong toàn quốc.
Năm 2012 Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá ra chỉ thị về: “Tăng cường chỉ
đạo một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đảm bảo TTATGT”. Trong đó yêu
cầu Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các Trường Phổ thông, Đại học và Cao đẳng.....
3



Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật về TTATGT trong các
trường học.
Ngày 13/10/2019 Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết
cơng tác đảm bảo ATGT năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Tham dự
có ơng Nguyễn Văn Minh - Phó chánh văn phịng Ủy ban ATGT Quốc gia, ơng
Mai Xn Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, nghành 27
huyện thị xã và thành phố.
Ngày 28/01/2021 Ủy ban nhân dân Tỉnh đã ban hành quyết định
01/2021/QĐ-UBND trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác về ATGT
của tỉnh Thanh Hóa. Ngày 9/4/2021 Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục ban hành chỉ
thị số 08/CT-UBND về tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự
ATGT nhằm hạn chế giảm TNGT trên địa bàn tỉnh.
Bộ môn Vật lý được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông ngoài cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống về Vật lý. Qua việc vận dụng
các kiến thức và định luật để giải thích các hiện tượng, giải các bài tốn Vật lý,
từ đó giúp các em nâng cao nhận thức pháp luật về TTATGT.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1 Thực trạng chung.
Theo thống kê của ủy ban An tồn giao thơng(ATGT). Năm 2019 cả nước
xảy ra hơn 17626 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 7624 người, mỗi
ngày trung bình 21 người chết. Năm 2020 có 14510 vụ TNGT làm chết 6700
người. Năm 2021 có 11495 vụ TNGT làm chết 5799 người bị thương 8018
người.
So với cách đây hơn 10 năm trước (năm 2010) nước ta có gần 12000 người
chết. Từ số liệu trên cho thấy: Số vụ và số người chết do TNGT ở nước ta những
năm gần đây có chiều hướng giảm, điều này cho thấy ý thức chấp hành về luật
ATGT ở nước ta ngày càng được nâng cao, đây cũng là nỗ lực, sự góp sức chung
tay của toàn xã hội, tuy nhiên những con số tai nạn trên là rất lớn, các vụ TNGT
tuy có giảm nhưng vẫn là con số báo động, hậu quả của các vụ sau lại có xu
hướng thiệt hại nặng nề thảm khốc hơn cả người và vật chất các vụ trước.

Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa năm 2019 TNGT trên đại bàn
tỉnh giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Trong năm
2019 toàn tỉnh đã xảy ra 476 vụ TNGT, làm chết 159 người và bị thương 404
người giảm 30 vụ, 3 người chết, 12 người bị thương so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 12 tháng từ (15/12/2020 đến 15/12/2021), trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra
373 vụ TNGT làm chết 136 người, bị thương 326 người, so với cùng kỳ năm
2020 giảm 30 vụ (373/403 vụ) giảm 12 người chết (136/148 người), giảm 17
người bị thương (326/343).
Trên địa bàn Huyện Nga Sơn: Theo số liệu Công an Huyện: Năm 2019 trên
địa bàn huyện xảy ra 18 vụ làm 5 người chết và 17 người bị thương, giảm so với
năm 2018 giảm (2 người chết, 3 người bị thương). Năm 2020 có 25 vụ TNGT
4


làm chết 07 người, bị thương 20 người. Năm 2021 số vụ TNGT 30, chết 10
người bị thương 33 người. Theo số liệu trên ta thấy trên địa bàn huyện số vụ tai
nạn và số người chết gia tăng so với năm 2011 là 18 vụ tai nạn giao thông làm
chết 5 người và bị thương 18 người.
2.2.2. Thực trạng của giáo viên.
Khi giảng dạy phần cơ học đa số Giáo viên nghĩ rằng chỉ cần cung cấp đầy
đủ các kiến thức trong bài học cho các em là mình đã hồn thành nhiệm vụ, mà
chưa biết cách thơng qua kiến thức bài học để lồng ghép với kiến thức ATGT,
nhằm nâng cao nhận thức cho các em học sinh khi tham giao thông.
Mặt khác bản thân tôi thấy sách giáo khoa và sách bài tập phần cơ học cịn
ít những bài toán, các câu hỏi đề cập đến trật tự ATGT, nếu có thì thời lượng
dành cho mỗi bài khơng nhiều.
2.2.3. Thực trạng của học sinh.
Trong q trình giảng dạy Vật lý tại lớp 10C, 10G, 10H trường THPT Nga
Sơn tơi thấy các em rất thích học bộ mơn Vật lý. Một số học sinh cịn có kiến
thức về an tồn giao thơng, thơng qua những buổi sinh hoạt ngoại khố của

trường, qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phần cơ học của Vật lý 10 đã cung cấp cho các em những kiến thức căn
bản như: các công thức, các định luật Vật lý, về chuyển động thẳng đều, biến đổi
đều, các bài tốn có gia tốc, điều kiện cân bằng của vật rắn....Điều này có thể
giúp các em lồng ghép các vấn đề giao thơng vào những bài tập cụ thể, làm cho
bài tốn có tính thực tiễn, tính ứng dụng cao hơn, giải thích được nhiều hiện
tượng trong cuộc sống đặc biệt là về ATGT.
Tuy nhiên phần lớn kiến thức của các em cịn trống rỗng rất nhiều, bên
cạnh đó tuổi mới lớn muốn khẳng định bản thân.... tính ham vui, hiếu thắng, các
em chưa ý thức tốt khi tham gia giao thông, sự hiểu biết của các em về luật giao
thơng cịn hạn chế, thể hiện khi tham gia giao thông của các em như đi hàng 3,
hàng 4, thậm chí hàng 5 trên đường, lạng lách, đánh võng chở quá số người trên
xe, không đội mũ bảo hiểm, tụ tập đông người trước cổng trường khi tan học
gây cản trở giao thơng ....
Vì những lý do trên, trước khi bắt đầu giảng dạy Vật lý lớp 10C,10G, 10H
tại Trường THPT Nga Sơn tôi đã kiểm tra bằng các câu hỏi để khảo sát sự hiểu
biết về TTATGT của các em và tôi thu được kết quả sau:
Tổng số học sinh
129

Không biết
SL
%
55,8
72
%

Biết
SL
39


%
30,2
%

Hiểu
SL
%
12,4
16
%

Vận dụng
SL
%
2

1,6 %

2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề.
5


2.3.1.1. Thông qua các định luật Niu-tơn và bài tập: giải thích các hiện
tượng và nguyên nhân TNGT qua các bài tốn định tính và định lượng.
2.3.1.2.Thơng qua mơn Sinh học: để giải thích cơ chế ảnh hưởng của các
chất kích thích ảnh hưởng lên thần kinh gây mất khả năng tỉnh táo khi tham gia
giao thông.
2.3.1.3.Thông qua môn GDCD: giáo dục kiến thức phát luật khi tham gia

giao thông.
2.3.1.4. Thơng qua hình ảnh: nhằm tun truyền ý thức chấp hành ATGT.
2.3.2. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề.
2.3.2.1. Thông qua “Các định luật Niu- tơn” và “bài tập”.
2.3.2.1.1. Các câu hỏi định tính lồng ghép sau khi học các định luật.
Câu 1: Tại sao ôtô hoặc xe máy không dừng lại ngay sau khi hãm phanh?
Các em có biết khoảng cách an tồn giữa các xe khi tham gia giao thông là bao
nhiêu không?
Học sinh: Theo định luật I Niu-tơn do quán tính của xe, tính bảo tồn vận
tốc của vật, nên xe khơng dừng lại ngay sau khi hãm phanh. Nếu vận tốc quá lớn
thì xe có thể gây TNGT do đó khi tham gia giao thông mọi người phải làm chủ
tốc độ trong mọi tình huống giữ khoảng cách an tồn giữa các xe. Theo luật
ATGT đường bộ trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng
với tốc độ của các xe như sau: khi vận tốc 60km/h khoảng cách an toàn tối thiểu
là 35m, vận tốc 60 đến 80km/h khoảng cách an toàn là 55m, vận tốc từ 80 đến
100km/h khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m, vận tốc từ 100 đến 120km/h
khoảng cách an toàn tối thiếu là 100m.
Câu 2: Tại sao khi xe qua khúc cua (đường vịng) xe lại có xu hướng
văng ra khỏi quỹ đạo?
Học sinh: khi đi qua khúc cua (đường vòng) do sự bảo tồn vận tốc của xe
nên xe có xu hướng nghiêng văng khỏi quỹ đạo, nếu vận tốc lớn xe sẽ bị văng ra
khỏi quỹ đạo và gây ra tai nạn giao thơng vì vậy trên các đoạn đường cong
thường có các biển báo hạn chế tốc độ do đó khi qua đoạn đường vòng mọi
người phải giảm tốc độ.
Câu 3: Tại sao khi giảm tốc (phanh gấp) người có xu hướng ngã chúi về
phía trước? Tại sao khi tăng tốc đột ngột người có xu hướng ngã về phía sau?
Hãy giải thích sự cần thiết của dây an tồn và cái tựa ghế ngồi trong xe taxi và
trên ôtô?
Học sinh: Mọi vật có xu hướng bảo tồn vận tốc của nó vì vậy khi xe
đang chuyển động với vận tốc nào đó nếu phanh đột ngột, mọi vật trên xe vẫn

chuyển động với vận tốc cũ dù xe đã dừng, tương tự như vậy đối với xe tăng tốc
bất ngờ, qua đó ta thấy dây an tồn trên xe có tác dụng rất lớn giữ cho người
khơng bị lao về phía trước, tựa ghế giữ đầu khơng bị giật mạnh về phía sau khi
xe bất ngờ tăng tốc, tránh bị đau cổ. Các dụng cụ đó có tác dụng bảo vệ cho
người ngồi trên xe một cách an toàn. Vì vậy khi ngồi trên ơtơ cần thắt dây an
6


tồn để đảm bảo đến tính mạng và gây những chấn thương khơng đáng có khi xe
dừng đột ngột.
Câu 4: Điều gì sẽ xảy ra với người lái xe máy chạy ngay sau xe ô tô nếu
xe ôtô dừng lại đột ngột?
Trả lời: xe máy có thể va chạm vào ô tô vì: do phản xạ của người lái xe
máy là khơng tức thời mà cần có thời gian dù rất ngắn để nhận ra xe ôtô đã dừng
và ấn chân vào phanh. Do xe có qn tính, nên dù đã chịu một lực hãm cũng
không thể dừng lại ngay được mà cần có thời gian để dừng hẳn. Trong hai
khoảng thời gian nói trên xe máy kịp đi hết khoảng cách giữa hai xe và va chạm
vào xe ôtô, chưa tính đến sự chủ quan ngoại cảnh tác động như người đi xe máy
khơng tập trung mà có thể đang nghĩ một việc nào đó .... vì vậy mọi người cần
giữ khoảng cách an tồn, khơng nên đi q gần các phương tiện phía trước để
tránh những tình huống xấu có thể xảy ra. Đã có nhiều trường hợp tai nạn thảm
khốc xảy ra khi người đi tham gia giao thông chạy quá nhanh sau xe chở luồng
nứa, tre, sắt bị xuyên qua người treo lơ lửng ....do đó để đảm bảo an toàn mọi
người cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa hai xe.
Câu 5: Xe con và xe tải va chạm nhau xe nào chịu tác dụng lực lớn hơn?
Tại sao sau khi va chạm nhau, xe có khối lượng nhỏ lại bị văng ra xa hơn?
Trả lời: dựa vào định luật III Niu-tơn ta thấy khi A tác dụng lên B một lực
thì B cũng tác dụng lên A một lực. Vậy mỗi xe chịu tác dụng một lực có cùng độ
lớn, vì vậy xe có khối lượng nhỏ sẽ thu gia tốc lớn và ngược lại, khi va chạm
xảy ra xe nhỏ sẽ nhận gia tốc lớn và văng ra xa hơn. Từ tình huống trên ta thấy

muốn hạn chế các vụ va chạm và TNGT thì phải tn thủ luật ATGT từ đó tránh
được các vụ TNGT nghiêm trọng.
2.3.2.1.2. Các câu hỏi định lượng lồng ghép thơng qua giải bài tập.
Dạng 1: Bài tốn chuyển động có gia tốc trong chuyển động thẳng.
Câu 1: Một xe ôtô đang chạy trên đường với vận tốc 54 km/h. Cách xe
một khoảng 24m, trong một hẻm nhỏ một người đi xe máy phóng ngang đường
(do khuất tầm nhìn), người lái xe ơtơ phanh vội. Sau thời gian 2 s ơtơ va chạm
vào xe máy. Tìm vận tốc của ôtô khi va chạm vào xe máy? Để không va chạm
vào xe máy thì vận tốc ơtơ khi lúc bắt đầu hãm phanh tối đa là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Chọn gốc toạ độ là vị trí bắt đầu hãm phanh, chiều dương cùng chiều với
chiều chuyển động của ôtô. Gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.
Từ cơng thức tính quãng đường:
Gia tốc của ôtô là:
Vận tốc của ôtô khi va chạm vào xe máy là:
v = v0 + a.t =15 - 3.2 = 9 (m/s) = 32,4 (km/h).
Để ôtô khơng va chạm vào xe máy thì vận tốc ơtơ lớn nhất khi hãm phanh là:
0 = v0 + a.t suy ra v0 = -a.t = - (-3.2) = 6 (m/s) = 21,6 (km/h)

7


Nhận xét: Khi qua đường ngang, người điều khiển phương tiện giao thông
cần chú ý biển báo, các đường giao cắt, quan sát các vật cản, người đi đường và
phương tiện khác đặc biệt phải làm chủ tốc độ để xử lý tình huống bất ngờ có
thể xảy ra. Để đảm bảo an tồn cho người và xe thì xe phải có tốc độ vừa phải
khơng phóng nhanh vượt ẩu, mọi người cần chấp hành luật an tồn giao thơng,
người đi bộ chú ý khi qua đường, đi đúng làn đường dành cho mỗi phương tiện
và cá nhân.
Dạng 2: Bài tốn chuyển động có gia tốc trong chuyển động trịn.

Câu 2: Một xe chạy qua khúc cua trên một đường nằm ngang. Bán kính
(vịng) khúc cua là 50 m. Lấy g = 10 (m/s2).
1. Tính vận tốc tối đa của xe để xe không bị trượt trên mặt đường? Hệ số ma sát
nghỉ giữa bánh xe với mặt đường là 0,2.
2. Để xe không bị trượt trên đường khi đi qua khúc cua, đoạn đường được làm
nghiêng mặt đường một góc so với phương nằm ngang (hình vẽ). Hỏi vận tốc
tối đa của xe khi qua khúc cua đó? (Bỏ qua ma sát giữa xe và mặt đường).
Hướng dẫn:
1. Các lực tác dụng lên xe gồm: Trọng lực, phản lực của mặt đường, lực
ma sát nghỉ.
Trọng lực và phản lực cân bằng nhau, nên lực tác dụng lên xe chỉ cịn lực
ma sát nghỉ, lực này đóng vai trị là lực hướng tâm cho xe chuyển động tròn
quanh khúc cua.

R
R

Theo định luật 2 Niutơn:
Hay: v  .g.R 10.( m / s) = 36(km/h)
Nhận xét: Lực ma sát nghỉ có giá trị nhất định, nếu xe chuyển động với
vận tốc lớn hơn 36 (km/h) thì lực ma sát nghỉ khơng thể giữ cho xe chuyển động
trịn, xe có xu hướng trượt văng khỏi quỹ đạo, vì lý do này mà người điều khiển
phương tiện giao thông cần chú ý khi qua đường cong “cua” giảm tốc độ để đảm
8


bảo an toàn, vận tốc để đảm bảo an toàn mà xe đạt được thường ghi trên biển
báo ở các đoạn đường.
2. Trong trường hợp trên đường nghiêng xe chịu tác dụng của:
Trọng lực và phản lực (hv).

Hợp lực của hai lực này là lực hướng tâm của xe. Theo hình vẽ:
Mặt khác theo định luật 2 Niu-tơn:
v2
m.g . tan 
R
 v  g .R. tan  13,49(m / s ) 48,5(km / h)
F m.a m.

Nhận xét: Vận tốc tối đa an toàn khi xe đi qua đoạn đuờng nghiêng là
48,5 (km/h). Nếu vận tốc lớn hơn giá trị này xe bị trượt khỏi quỹ đạo. Hợp lực
của trọng lực và phản lực của mặt đường đóng vai trị lực hướng tâm để xe
chuyển động được an toàn.
So sánh (1) và (2) ta thấy hợp lực của trọng lực, phản lực và lực ma sát
nghỉ đóng vai trị lực hướng tâm để xe chuyển động trịn (nếu bài tốn có ma
sát) do vậy xe qua đường nghiêng có vận tốc lớn hơn trên mặt đường bằng
phẳng, nhưng giá trị đó không thể lớn hơn giá trị ghi trên biển báo giao thơng.
Dạng 3: Bài tốn về các dạng cân bằng (bền, không bền).
Câu 3: Một xe chở hàng đi qua một đoạn đường nghiêng một góc 200 so
với mặt phẳng ngang, bề rộng của thùng xe là a = 2,5 m. Tìm chiều cao tối đa
của hàng khi xếp vào thùng xe để xe không bị lật.
C
Hướng dẫn:
Giả sử thùng hàng được xếp theo
D
hình khối ABCD (hình vẽ). BC là chiều
cao tối đa của thùng hàng, khi đó trọng tâm của
thùng hàng G là giao của BD và AC
G
(Giả sử hàng khối lượng phân bố đều).
Vậy khối hàng bị đổ khi giá của trọng

H
B
lực nằm ngoài mặt chân đế.( đáy AB = a)
A
Khi đó trọng lực sẽ tạo một mơ men lực làm
khối quay quanh A.
Nếu trọng lực có giá đi qua A, cân bằng của
P
thùng hàng là cân bằng khơng bền, chỉ cần
có một tác động nhỏ thì thùng hàng sẽ lật đổ ngay. Khi đó góc
Độ cao lớn nhất của trọng tâm G (độ cao GH ) là: . Chiều cao lớn nhất của thùng
hàng là: BCmax = 2.GH = 6,868 (m)
Vậy để cân bằng là bền và thùng hàng khơng bị lật đổ thì chiều cao lớn
nhất của thùng hàng luôn luôn nhỏ hơn 6,868 (m). Để cân bằng là bền thì hàng
hố được xếp trong xe có trọng tâm G thấp hơn GH, khi đó giá của trọng lực
phải rất gần H. Trong thực tế để đảm bảo an tồn trong giao thơng, chiều cao của
thùng hàng luôn nhỏ hơn nhiều so với giá trị trên lý thuyết. Từ bài toán nếu trên
9


đường bằng phẳng xe có thể khơng xảy ra tai nạn lật đổ, tuy nhiên mặt đường
trong thực tế thường không bằng phẳng, rất nhiều ổ gà, ổ voi.... Điều này làm
cho xe dễ bị lật đổ gây ra TNGT. Vì những lý do trên khơng nên chở hàng cồng
kềnh, đèo năm đèo ba lạnh lách đánh võng trên đường.
Dạng 4: Bài tốn chuyển động theo qn tính khi có lực ma sát.
Câu 4: Một ôtô chở khách đang chạy với tốc độ 54 km/h thì một người đi
xe đạp cùng chiều, bất ngờ rẽ qua đường cách xe một khoảng 20m. Xe ôtô đột
ngột hãm phanh, nhưng do đường trơn nên ô tô tiếp tục trượt trên đường, biết hệ
số ma sát trượt giữa xe và đường bằng 0,24. Hỏi ơtơ có dừng trước khi va chạm
vào người đó khơng? Để xe khơng va chạm vào người thì vận tốc thoả mãn giá

2

trị như thế nào? ( g 9,8(m / s )).
Hướng dẫn:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động ôtô. Phương trình động lực học của xe
ô tô sau khi trượt.
S

v 2  v 02
0  15 2

47,83.( m) 48.( m)  20.( m)
2.a
2.(  0,24.9,8)

Quãng đường xe ôtô trượt là:
Vậy xe ôtô chắc chắn sẽ va chạm vào người đi xe đạp. Vận tốc khi va chạm vào
xe đạp là:
(m/s) = 41,2 (km/h).
Nếu muốn không va chạm vào người đi xe đạp. Vận tốc tối đa của xe ô tô trước
khi hãm phanh luôn nhỏ hơn v0 là:
v 0  2. .g .s 0  2.0,24.9,8.20 9,699(m / s) 34,9(km / h) 35(km / h)

Nhận xét: Vì đường trơn theo quán tính, các vật tiếp tục chuyển động sau
khi dừng lại, nên lái xe cần làm chủ tốc độ sao cho trước khi hãm phanh thì vận
tốc lớn nhất luôn nhỏ hơn 35(km/h), mặt khác người đi xe đạp qua đường cần
phải quan sát thật kỹ khi sang đường và có ý thức khi tham gia giao thơng. Nếu
mặt đường có hệ số ma sát càng lớn thì xe dừng lại càng nhanh, tuy nhiên hệ số
ma sát thường khơng đổi vì vậy khi điều khiển xe khơng nên phóng nhanh, vượt
ẩu để tránh các tai nạn có thể xảy ra cho bản thân và cho người tham gia giao

thông, nhất là những mặt đường dễ xảy ra trơn trượt (trời mưa).
2.3.2.2. Thông qua môn Sinh học.
Câu hỏi: Vận dụng kiến thức sinh học để giải thích hậu quả có thể xảy ra
khi dùng chất kích thích (uống rượu bia) khi tham gia giao thông?
Trả lời: Uống rượu bia ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như dạ
dày, gan, phổi, thận, tim mạch đặc biệt là hệ thần kinh, bởi hầu hết các cơ quan,
bộ phận trong cơ thể là do hệ thần kinh chi phối. Chất kích thích sẽ làm chậm
các hoạt động hóa chất và con đường mà các tế bào thần kinh sử dụng để truyền
tin, điều này làm thay đổi tâm trạng, khiến cho các phản xạ chậm hơn và làm
mất thăng bằng, ảnh hưởng đến con đường giao tiếp của não, khiến bạn khó suy
nghĩ, khó nói khó ghi nhớ, khó đưa ra quyết định đúng đắn, khó khăn trong việc
10


di chuyển, đặc biệt có thể ảnh hưởng như trầm cảm, mất trí nhớ, tổn thương thần
kinh sau khi bạn tỉnh táo.
2.3.2.3. Thông qua môn GDCD.
Câu hỏi: Bằng những hiểu biết của bản thân, hãy nêu những nguyên nhân
dẫn đến các vụ tai nạn giao thông? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất? Làm thế
nào để tránh được TNGT, bảo đảm an toàn khi đi đường?
Trả lời: nguyên nhân TNGT có nhiều: phương tiện cơ giới và thơ sơ trong
mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung nhiều các thành phố lớn. Thiết bị cầu
đường xuống cấp, giao cắt mặt đường với nhiều đường bộ, đường đô thị dễ gây
tai nạn, quản lý nhà nước về giao thơng cịn nhiều hạn chế. Nguyên nhân phổ
biến nhất là do ý thức của con người, coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết
về trật tự an tồn giao thơng (đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba,
hàng tư.. đi không đúng quy định, không đúng làn đường, bám nhảy tàu xe,
dùng chất kích thích khi tham gia giao thông, chăn dắt súc vật trên đường...)
Vậy để tránh được TNGT, bảo đảm an toàn khi đi đường: phải học tập,
tìm hiểu về trật tự ATGT, tự giác tuân theo quy định của pháp luật khi tham gia

giao thông, chống những hành vi coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật khi
tham gia giao thông. Không chăn dắt thả trâu bị trên đường, hành lang đường
sắt... khơng đi xe hàng ba, hàng ngang, khơng phóng nhanh vượt ẩu, khi qua các
đường giao cắt phải quan sát...
2.3.2.4. Thơng qua hình ảnh tuyên truyền
Hằng năm nhà trường phối hợp với công an huyện Nga Sơn giáo dục
tuyên truyền kiến thức pháp luật về ATGT thơng qua các hình ảnh.

Hình ảnh các em học sinh vi phạm quy định khi tham gia giao thông
không đội mũ bảo hiểm, đi giàn hàng trên đường.

11


Một số hình ảnh các vụ tai nạn giao thơng, giữa ôtô và học sinh.

Vụ tai nạn giao thông do các em học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn gây ra
trên địa bàn xã Nga Thành, Huyện Nga Sơn (công an huyện Nga Sơn cung cấp).

Hình ảnh vụ tai nạn giao thông của hai em học sinh lớp 12B trường THPT
Nga Sơn. Hậu quả một em mù một mắt, một em bị dập gan phải ghép gan.
12


Hình ảnh sau tai nạn để lại hậu quả với tính mạng con người
và trở thành người thực vật.

Hậu quả sau tai nạn Cha, Mẹ mất Con và Con mồ côi Cha,Mẹ.

13



Công an huyện Nga Sơn phối hợp với trường THTP Nga Sơn
tuyên truyền TTATGT.
Sau khi đưa ra hình ảnh bản thân tôi đã khảo sát bằng các câu hỏi với các
em học sinh, đa số các em đều có cảm nhận chung là đau lịng khi phải chứng
kiến những hình ảnh các vụ tai nạn, từ đó các em ý thức được bản thân cần phải
làm gì để góp phần giảm TNGT trong cuộc sống. Điều đặc biệt hơn sau khi hoàn
thành các nội dung trên cùng với hiểu biết của các em, một số em đã trở thành
những cộng tác viên có trách nhiệm đội ATGT của trường và địa phương là
những tuyên truyên viên xuất sắc lan tỏa ý thức văn hóa khi tham gia giao thơng
cho các thành viên trong gia đình và xã hội.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi thực hiện giảng dạy và giáo dục kiến thức thông qua các nội dung
đã trình bày ở phần trên qua lồng ghép kiến thức với an tồn giao thơng, tơi đã
tiến hành kiểm tra lại mức độ hiểu biết và nhận thức của các em học sinh, tôi đã
thu được kết quả sau:
Tổng số học sinh
129

Không biết
SL
%
0

0%

Biết
SL


%

7

5,5%

Hiểu
SL
%
31

24%

Vận dụng
SL
%
70,5
91
%

Với kết quả này tôi thấy phương pháp giáo dục nhận thức về văn hóa giao
thơng cho các em trong nhà trường thông qua tiết học, lồng nghép qua các mơn
học có hiệu quả và tăng lên rõ rệt.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần hiểu rõ
nguyên nhân, hậu quả và tác hại về ATGT và cách phòng tránh, đồng thời giúp
các em trở thành những tuyên truyền viên về ATGT để những người xung quanh
hiểu biết hơn góp phần giảm TNGT.
14



Tại trường THPT Nga Sơn đã tổ chức giáo dục cho học sinh về văn hóa
giao thơng dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng, thu hút đông đảo học
sinh tham gia như viết cam kết về an toàn giao thông, viết bài về ATGT, Hiệu
trưởng nhà trường đã giao cho Đồn TN thành lập đội Thanh niên tình nguyện
giải toả giao thông trong các buổi tan trường... Nhà trường đã phối hợp với công
an huyện Nga Sơn tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên truyền chủ đề pháp luật,
treo các hình ảnh về những vụ TNGT... Bản thân tơi tổ chức dạy lồng ghép, tích
hợp kiến thức về ATGT trong giờ học chính khóa, hướng dẫn cho Học sinh thực
hiện nội dung về ATGT trong các giờ chào cờ, câu lạc bộ học vui - vui học, sinh
hoạt lớp, ngoại khoá... Nhờ vậy, nhận thức của học sinh về ATGT từng bước
được nâng lên.
3.2. Kiến nghị.
Đã đến lúc chúng ta cần đưa giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về ATGT
vào trong mỗi môn học ở nhà trường và hoạt động một cách có hiệu quả, thường
xuyên liên tục, chứ không phải "kêu gọi" hoặc “đến hẹn lại lên”.
Truyền thông trong nhà trường, các phương tiện thông tin phải lâu dài,
thường xuyên và bền bỉ. Luôn luôn khuyến khích các em đề xuất những ý tưởng
về mơ hình tun truyền mới. Bên cạnh đó, nhà trường cịn dành một phần kinh
phí mua sắm, sưu tầm tư liệu, tờ rơi, tranh ảnh, xây dựng góc tư liệu về kiến
thức ATGT trong thư viện của trường.
Trong đó yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục chỉ đạo công tác giáo
dục kiến thức ATGT trong trường học, triển khai chương trình giảng dạy về
ATGT vào các Trường sư phạm để đào tạo đội ngũ Giáo viên có kiến thức và
phương pháp giáo dục hiệu quả về ATGT. Có phương án đưa giáo dục pháp luật
về đảm bảo ATGT vào chương trình chính khố trong các trường học, tun
truyền phổ biến và hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn quốc gia về ATGT.
Trên đây tôi đã giới thiệu một số phương pháp nhằm nâng cao nhận thức
cho học sinh về ATGT và TNGT mà tơi đã thực hiện có hiệu quả ở trường THPT

Nga Sơn, vì vậy tơi muốn giới thiệu cho đồng nghiệp tham khảo. Tôi mong sẽ
nhận được sự góp ý để đề tài được cải tiến nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 25 tháng 05 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN

15


Phạm Văn Điềng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 10 cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.
2. Sách bài tập Vật lý 10 cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.
3. Sách giáo khoa Sinh học 10 cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.
4. Sách giáo khoa Lịch sử, Địa lý 10 cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.
5. Sách giáo khoa GDCD, Quốc Phòng 10 cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.
6. Tài liệu tập huấn nghiệp vụ ATGT Thanh Hóa.
7. Tài liệu tham khảo trên Internet.
8. Tài liệu từ công an Tỉnh Thanh Hóa và cơng an Huyện Nga Sơn.

16



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
***
Họ và tên tác giả: Phạm Văn Điềng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Nga Sơn
ST
T
1
2

3

Tên đề tài SKKN
Nâng cao nhận thức cho học sinh
về an toàn giao thông qua phần bài
tập phần cơ học Vật lý lớp 10.
Biện pháp vận dụng tích hợp liên
mơn trong bài mắt phần quang học
Vật lý 11.
“Vận dụng kiến thức liên mơn
thơng qua Bài “Dịng điện trong
chất khí’’ nhằm nâng cao nhận thức
về phòng chống cháy nổ cho học
sinh ở trường THPT Trần Phú”.

Cấp
Kết quả
Năm

đánh giá đánh giá
học
xếp loại xếp loại đánh giá
Cấp
nghành

C

2012

Cấp
nghành

C

2016

Cấp
nghành

C

2018

17



×