Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn giáo dục công dân lớp 6 trường THCS minh tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.19 KB, 25 trang )

Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân
MỤC LỤC
Trang
2
2
2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I. HIỆN TRẠNG
II. GIẢI PHÁP THAY THẾ
III. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

3

1.Vấn đề nghiên cứu

3

2.Giả thuyết nghiên cứu

3

IV. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
2. Thiết kế
V.NHỮNG THUẬN LỢI, KHĨ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Thuận lợi
2. Khó khăn
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I.TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRÊN NHÓM THỰC NGHIỆM


1 Sử dụng ca dao, tục ngữ để giới thiệu bài mới
2. Sử dụng ca dao, tục ngữ để khai thác kiến thức mới
3.Sử dụng, ca dao, tục ngữ trong việc củng cố bài học
4. Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ ở nhà
CHƯƠNG 3:ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ
1.Chọn nhóm thực nghiệm và đối chứng đánh giá hiệu quả việc vận dụng ca dao, tục ngữ

4
4
4
4
4
5
5
5
5
7
11
13
14
14

2. đánh giá kết quả thực hiện của nhóm thực nghiệm và so sánh với nhóm đối chứng

15

2.1.Đánh giá về mặt chủ quan của giáo viên

15
15

15
15
16
16
17
17
18
19

2.2.Đánh giá kết quả hứng thú học dựa trên xử lý thống kê dữ liệu thu thập
2.2.1.Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu
2.2.2. Đo mức độ ảnh hưởng của tác động
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ

1.Đối với giáo viên
2.Đối với học sinh
PHỤ LỤC

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang1


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ NHẰM
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

LỚP 6 TRƯỜNG THCS MINH TÂN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I. HIỆN TRẠNG
Môn Giáo dục Công dân là một trong những môn học có vai trị, vị trí hết
sức quan trọng trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay học sinh chưa có hứng thú
học môn này từ nhiều nguyên nhân:
1. Học sinh cho đây là môn học phụ.
2. Phương pháp dạy của giáo viên chưa thật phù hợp.
3. GV sử dụng những đồ dùng dạy học chưa phong phú và sáng tạo.
4. Giáo viên vận dụng ca dao, tục ngữ vào bài giảng cịn hạn chế.
Để nâng cao hứng thú học mơn này tôi đưa ra giải pháp là vận dụng ca
dao, tục ngữ vào bài giảng nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân
của học sinh lớp 6 trường THCS Minh Tân.
II. GIẢI PHÁP THAY THẾ
Ca dao, tục ngữ là di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về kinh nghiệm
cuộc sống và đạo lí làm người mà ông cha ta đã để lại. Những triết lí giáo dục
sâu sắc của nhân dân ta đã được khái quát và đúc kết qua ca dao, tục ngữ sẽ có
tác dụng làm cho các bài học Giáo dục công dân trở nên gần gũi, thân thương
như lời ru của mẹ, truyện kể của bà.
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang2


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

Chủ trương của ngành giáo dục nước ta đang khuyến khích các trường và
các giáo viên đưa ca dao, dân ca vào giảng dạy. Việc làm này nhằm giữ gìn và

bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể quý báu của dân tộc. Sẽ có nhiều cách
để vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng dạy môn Giáo dục công dân như
sử dụng trong việc giảng kiến thức mới, trong ôn tập và củng cố tri thức, trong
kiểm tra đánh giá kiến thức…
Từ những vấn đề lý thuyết nêu trên kết hợp với trải nghiệm trong q trình
giảng dạy trên lớp, và sự khích lệ từ phía đồng nghiệp, tơi đã mạnh dạn đưa ra
kinh nghiệm: “Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn
Giáo dục công dân lớp 6 trường THCS Minh Tân” với mong muốn chia sẻ
kinh nghiệm về vấn đề đưa ca dao,tục ngữ vào giảng môn Giáo dục cơng dân ở
trường THCS để học sinh có hứng thú học môn Giáo dục công dân.
Thời gian thực hiện giải pháp thay thế là từ tháng 08 năm 2012 đến tháng
12 năm 2012, tức là áp dụng ở chương trình học kì I.
III. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.Vấn đề nghiên cứu
Việc vận dụng ca dao, tục ngữ có làm nâng cao hứng thú học mơn Giáo
dục công dân của học sinh lớp 6 trường THCS Minh Tân hay không?
2.Giả thuyết nghiên cứu
Ở trường trung học cơ sở, mơn Giáo dục cơng dân có vị trí, ý nghĩa quan
trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Thông qua các chuẩn mực đạo đức, pháp
luật giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, có cách ứng xử phù hợp trong cuộc
sống. Đồng thời cũng qua bộ môn giúp các em xác định được nhiệm vụ hiện tại,
góp phần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất của con người trong giai đoạn hiện
nay, phù hợp với xu hướng phát triển và sự tiến bộ của xã hội nhất là học sinh
trung học cơ sở, lứa tuổi bắt đầu tập làm người lớn.
Hiện nay phần lớn là các em còn cho rằng môn Giáo dục công dân là môn
học phụ nên hay thờ ơ và không cần quan tâm đến, do đó nếu trong giảng dạy
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang3



Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

người giáo viên khơng có những phương pháp dạy phù hợp thì sẽ gây nhàm
chán. Vậy giả thuyết đặt ra là việc vận dụng ca dao, tục ngữ có làm nâng cao
hứng thú học môn Giáo dục công dân của học sinh lớp 6 trường THCS
Minh Tân hay không?
Trải qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy việc vận dụng ca dao, tục ngữ có
làm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân của học sinh lớp 6
trường THCS Minh Tân.
IV. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Để đánh giá hiệu quả cụ thể của việc nghiên cứu, tôi chọn nhóm thực

nghiệm là lớp 6a1 và nhóm đối chứng là lớp 6a2 để có sự so sánh kết quả một
cách khách quan; thu thập dữ liệu phản hồi từ phía học sinh qua bài kiểm tra.
Tơi chọn hai nhóm này vì có trình độ đầu vào tương đối giống nhau nhưng sử
dụng hai phương pháp khác nhau.
Nhóm thực nghiệm là lớp 6a1, có sĩ số 40 học sinh, giảng dạy theo cách
tăng cường vận dụng ca dao, tục ngữ vào bài học.
Nhóm đối chứng là lớp 6a2, có sĩ số 40 học sinh, giảng dạy theo phương
pháp tích cực thông thường, giải đáp những câu ca dao, tục ngữ có trong sách
giáo khoa.
Kết thúc bài học, người viết cho các em học sinh ở cả hai nhóm làm bài
kiểm tra trên phiếu học tập đã được thiết kế.
2. Thiết kế
Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu
nhiên.
V.NHỮNG THUẬN LỢI, KHĨ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1.Thuận lợi
- Ban Giám hiệu luôn khuyến khích các giáo viên bộ mơn vận dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, khuyến khích giáo viên tự làm và sử
dụng đồ dùng dạy học.
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang4


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

- Nguồn tài liệu mà giáo viên tham khảo rất đa dạng và phong phú.
- Ca dao, tuc ngữ rất phong phú trong văn học dân tộc lại có đặc điểm về
nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên giáo viên sử dụng sẽ tạo
hứng thú học tập cho các em hơn.
- Đa số học sinh thích tham gia sưu tầm.
2. Khó khăn
- Hiện nay còn nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng đây là mơn phụ nên
thường ít chú ý trong học tập. Kĩ năng sống của các em còn hạn chế nên trong
học sinh vẫn còn nhiều hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức.
- Để thực hiện cho một tiết dạy có vận dụng ca dao, tục ngữ một cách hiệu
quả người giáo viên cũng cần đầu tư nhiều thời gian, cơng sức, có khi cả tiền
bạc.
- Kỹ năng vận dụng, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học từ thơ ca của học
sinh cịn yếu.
Để khắc phục những khó khăn trên, tơi đã tự sưu tầm, tìm kiếm, vận dụng
vào trong tiết dạy để làm gần gũi hơn ca dao, tục ngữ, Việt Nam với các em học
sinh. Giúp các em có hứng thú học bài, giờ học thêm sinh động và nhanh chóng
nắm bắt được nội dung của bài. Giáo viên dễ đạt được mục tiêu giáo dục.


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I.TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRÊN NHÓM THỰC NGHIỆM
1 Sử dụng ca dao, tục ngữ để giới thiệu bài mới
Môn Giáo dục công dân là một trong những môn học có vai trị, vị trí hết
sức quan trọng trong nhà trường. Hiện nay chất lượng dạy học môn này đang đặt
ra nhiều vấn đề mang tính cấp bách. Để cho tiết học sinh động và lôi cuốn hơn,
giáo viên cần phải đa dạng hóa phương pháp trong mơn học này. Đa dạng hóa
phương pháp thể hiện ở việc chúng ta biết cách tổ chức những hoạt động học tập
thích hợp và thu hút học sinh tham gia.
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang5


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

Để giới thiệu bài mới, giáo viên có thể đọc một câu ca dao hay tục ngữ để
gây ấn tượng với học sinh lúc ban đầu.
Ví dụ: Trong bài “Siêng năng, kiên trì”
Tơi đọc câu tục ngữ “Có cơng mài sắt có ngày nên kim” sau đó đặt câu
hỏi:
Các em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
Với câu hỏi này thì một học sinh trung bình cũng có thể trả lời được rằng
câu tục ngữ khun mỗi chúng ta muốn có thành cơng khơng phải tự nhiên mà
có được, chúng ta phải có lịng kiên trì, ý chí quyết tâm và tính siêng năng.
Sau khi học sinh trả lời tôi nhận xét và giải thích thêm sau đó nêu một số
câu hỏi gợi ý để dẫn dắt các em vào bài: Chúng ta biết “sắt” là một kim loại

cứng khơng dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt
làm ra cây kim là một q trình cơng phu, gian khổ. Nó địi hỏi phải có một sự
kiên trì, tốn bao cơng sức mồ hơi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé
nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con người may vá
quần áo. “Mài sắt” để “thành kim” chính là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi
người phải có lịng kiên trì và tính siêng năng. Câu tục ngữ đề cao đức tính siêng
năng, kiên trì. Vậy siêng năng, kiên trì là như thế nào, siêng năng, kiên trì có ý
nghĩa gì trong cuộc sống và học sinh cần rèn luyện đức tính này như thế nào?
Hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 2: Siêng năng, kiên trì.
Như vậy, qua câu trả lời của học sinh, bằng sự khéo léo của mình, tơi đã
dẫn dắt học sinh vào bài mới một cách sinh động và thu hút. Đồng thời tôi cũng
bước đầu minh họa được những kiến thức trọng tâm của bài bằng những hình
ảnh cụ thể giữa đời thường, giúp cho học sinh khắc sâu hơn.
Hoặc khi dạy bài 4: Lễ độ.
Trước tiên tôi đọc câu ca dao sau:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang6


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

Sau đó tơi đặt câu hỏi: Các em hãy cho biết ý nghĩa của câu ca dao này là
gì?
Học sinh sẽ trả lời được ngay rằng trong giao tiếp chúng ta khơng nên tiết
kiệm lời nói mà hãy khéo léo khi nói để khơng làm mất lịng người khác.

Sau đó tơi giải thích thêm và dẫn dắt học sinh vào bài:
Nói cho vừa lịng người khác là biểu hiện của sự tơn trọng, quan tâm, thể
hiện là người có văn hóa, có đạo đức, là một con người có lễ độ. Như vậy, lễ độ
là một chuẩn mực đạo đức rất cần thiết mà mỗi con người cần phải có. Vậy như
thế nào là lễ độ, lễ độ có ý nghĩa gì trong cuộc sống và học sinh cần rèn lụn
đức tính này như thế nào? Hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 4 Lễ độ.
Ca dao – tục ngữ là những kinh nghiệm, những điều hay, lẽ phải mà ơng
cha ta để lại. Giáo viên đều có thể vận dụng vào mở đầu bài học sao cho phù
hợp. Đồng thời cần phát huy hết yếu tố giáo dục đạo đức, nhân cách của ca dao,
tục ngữ trong giờ học để đưa ca dao, tục ngữ đến gần với các em học sinh hơn.
2. Sử dụng ca dao, tục ngữ để khai thác kiến thức mới
Ca dao, tục ngữ là một loại hình văn hóa độc đáo của người dân Việt
Nam, là những sáng tác dân gian được truyền miệng, phổ biến rộng rãi từ đời
này qua đời khác, từ vùng này qua vùng khác. Nó thể hiện mọi mặt của cuộc
sống. Trong quá trình lao động lý trí của con người, cảm quan thẩm mỹ được tơi
lụn, thể hiện những kinh nghiệm về sản xuất, về thời tiết, về trồng trọt, chăn
nuôi, về đạo đức, lối sống... Những kiến thức trọng tâm trong bài được minh họa
bằng những câu ca khắc họa những hình ảnh cụ thể giữa đời thường sẽ làm cho
học sinh khắc sâu hơn. Trong dạy học kiến thức mới, giáo viên phải sáng tạo
trong phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của học
sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, tạo niềm tin sự hứng khởi, thái
độ tự tin trong học tập. Giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau
để tạo khơng khí hào hứng cho học sinh như giao nhiệm vụ cho từng cá nhân
hoặc kết hợp việc làm theo nhóm, tổ chức chơi trò chơi. Học sinh thảo luận,
chọn lựa sau đó phát biểu ý kiến của mình để khắc sâu nội dung bài học.
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang7



Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

Ví dụ khi dạy bài 2: Siêng năng, kiên trì.
Sau khi học sinh nắm được khái niệm về siêng năng, tơi cho học sinh giải
thích câu tục ngữ :“ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”.
Với câu tục ngữ này học sinh dễ dàng nhận thấy ý nghĩa của nó là “ tay có
làm thì hàm mới có ăn, tay khơng làm thì hàm khơng có cái để ăn”. Như vậy,
học sinh đã ý thức được phần nào trách nhiệm của mỗi công dân học sinh là phải
cần cù, tự giác lao động để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội. Đó chính là
biểu hiện của tính siêng năng mà con người cần phải có.
Tuy nhiên câu tục ngữ này không chỉ mang ý nghĩa đơn giản như thế mà
nó cịn mang một ý nghĩa khác nữa nên sau khi học sinh đã giải thích xong tơi
giải thích thêm để học sinh khắc sâu kiến thức hơn nữa:
Trong câu tục ngữ xuất hiện nhiều hình ảnh “ tay làm, hàm nhai, tay quai,
miệng trễ” tượng trưng cho sức lao động, thành quả đồng thời là sự cơng bằng
trong xã hội. Hình ảnh “tay làm” thể hiện sức lao động của con người. Ngược
với hình ảnh này là hình ảnh “tay quai” thể hiện sự lười biếng, khơng làm việc.
Nếu như chăm chỉ, cần cù thì bản thân sẽ nhận được thành quả “hàm nhai” xứng
đáng với cơng sức mà mình bỏ ra. Một ví dụ đơn giản đó là đối với những bạn
học sinh giỏi thì không phải là tự nhiên mà các bạn học giỏi mà họ đã phải cố
gắng học tập ngày đêm ở nhà lẫn ở trường để được như thế. Trên đời đúng là có
những người khi sinh ra đã rất thơng minh nhưng nếu như họ khơng cố gắng tích
lũy thêm kiến thức thì làm sao có thể trở thành giỏi được. Câu tục ngữ đã nhắc
nhở, giáo dục cho bản thân mỗi người nên siêng năng, cần cù lao động và sự
công bằng trong việc phân phối thành quả lao động. Cịn những kẻ lười nhát,
khơng siêng làm việc thì sẽ chẳng bao giờ có của cải, vật chất.
Tiếp theo tơi cho học sinh giải thích câu tục ngữ: “Siêng làm thì có, siêng
học thì hay”.
Học sinh sẽ dễ dàng giải thích được siêng năng làm việc sẽ giàu có và

siêng năng học tập thì sẽ có kết quả tốt.

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang8


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

Sau khi học sinh trả lời xong tôi chốt lại vấn đề: Con người muốn sống
phải siêng năng kiên trì. Kết quả lao động có tốt hay khơng thì phụ thuộc vào
chỗ người đó có siêng năng, kiên trì hay khơng? Khi đã suy nghĩ và giải thích
được câu tục ngữ đó học sinh sẽ hiểu được “Siêng năng, kiên trì” sẽ giúp con
người

thành

cơng

trong

cơng

việc,

trong

cuộc


sống.

Như vậy tơi khơng cần mất nhiều thời gian mà từ những hình ảnh quen
thuộc trong câu tục ngữ đã làm cho những tư tưởng đạo đức trở nên dễ hiểu, đơn
giản, thấm nhuần vào suy nghĩ học sinh và cũng không làm nặng thêm kiến thức
của bài học.
Hoặc khi dạy bài 4 “ Lễ độ ”
Khi học sinh đã nắm được khái niệm của đức tính lễ độ, tơi u cầu học
sinh tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về lễ độ. Các em sẽ dễ dàng tìm được
một số câu như :
- Kính trên nhường dưới.
- Đi thưa, về gửi.
- Lời chào cao hơn mâm cỗ.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau.
- Tiên học lễ, hậu học văn
Học sinh tìm và u cầu các em giải thích ý nghĩa của những câu mà các
em tìm được sau đó tơi giải thích thêm. Như vậy những câu ca dao, tục ngữ mà
các em vừa tìm được sẽ giúp các em hiểu thêm được ý nghĩa của đức tính lễ độ.
Nó là hành vi văn hóa, biểu hiện phẩm giá của con người. Trước hết là tôn trọng
người khác và chính là tơn trọng mình. Lễ độ góp phần làm cho cuộc sống tốt
đẹp hơn, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người, làm cho quan hệ giữa
người với người ngày càng gắn bó và trân trọng, yêu quý nhau. Những hành vi
của lễ độ được biểu hiện ở lời ăn tiếng nói, các phép tắc giao tiếp, cử chỉ, hành
động của mình đối với người trên, bạn bè, người dưới tuổi; với ông bà, cha mẹ,
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang9



Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

thầy cơ giáo…Từ đó các em thấy được những hành vi xấu ảnh hưởng tới lễ độ
như nói tục, chửi thề, nói thiếu chủ ngữ.
Trong những câu mà học sinh tìm được, tơi giải thích thêm cho các em. Ví
dụ như câu “Tiên học lễ, hậu học văn” tơi giải thích cho học sinh thấy mỗi
người khi mới ra đời phải đều phải học những bài học làm người, đó là học đạo
đức, lễ nghĩa, phép tắc, sau đó mới học văn hóa. Những lễ nghĩa, phép tắc đó
chính là lễ phép, lễ độ. Sống có như vậy con người mới nhận được sự yêu quý,
kính trọng từ những người xung quanh.
Như vậy, với câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” tôi đã giúp học sinh
thấy được ý nghĩa của lễ độ đó là sống có lễ độ sẽ làm cho mối quan hệ giữa
người với người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh, tiến bộ.
Để tạo khơng khí học tập vui vẻ, giúp học sinh biết liên hệ ca dao, tục
ngữ, thành ngữ tơi cịn kết hợp với những đồ dùng dạy học.
Ví dụ khi dạy bài 6 “ Biết ơn”:
Khi học sinh đã nắm được khái niệm thế nào là biết ơn, những biểu hiện
lịng biết ơn, tơi hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của lịng biết ơn bằng cách
sử dụng đồ dùng dạy học đó là cây biết ơn. Trước hết tôi gắn “Cây biết ơn” lên
bảng ( hình minh họa ở phụ lục).
Trong thời gian 1 phút, các em học sinh suy nghĩ sắp xếp các từ có sẵn
trên quả của cây thành 1 câu ca dao và 1 câu tục ngữ về lòng biết ơn. Hết thời
gian trao đổi tôi gọi 2 học sinh xung phong lên bảng ghi lại đúng câu ca dao và
tục ngữ đó.
1. Câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”
2. Câu ca dao:

“Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng sâu”

Từ hình ảnh của đồ dùng, tơi đặt câu hỏi: “Hình ảnh cây trĩu đầy quả ngọt
này còn gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào về lịng biết ơn?”
Câu hỏi này hơi khó nhưng các em khá giỏi hoàn toàn có thể trả lời được
đó là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang10


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

Tiếp theo tơi u cầu học sinh giải thích ý nghĩa của những câu ca dao,
tục ngữ trên và hướng dẫn học sinh hiểu được được ý nghĩa của lịng biết ơn đó
là tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Biết ơn cũng là một truyền
thống quý báu của dân tộc ta.
Với những câu hỏi như vậy, bên cạnh việc giải trí cịn phát triển năng lực
tư duy và trí thơng minh nên các em tham gia rất sơi nổi. Vì vậy, việc vận dụng
ca dao, tục ngữ kết hợp với sự hỗ trợ của một số đồ dùng dạy học đã thật sự
nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Nó tạo điều kiện cho học sinh tham gia
vào hoạt động học một cách tích cực, chủ động nhằm làm sáng tỏ những kiến
thức mới và vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết những tình huống
trong cuộc sống.
Tiếp theo tơi cho học sinh làm việc cá nhân tự tìm thêm một số câu khác
và đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình với các câu các em tìm được về lịng
biết ơn thuộc các lĩnh vực khác nhau đó là:
Biết ơn người có cơng với đất nước
Đền ơn đáp nghĩa


(thành ngữ )

Biết ơn người đã giúp đỡ mình
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Ăn cơm nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng
Ca dao nói về công ơn cha mẹ
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.
Tục ngữ, ca dao xưa có nhiều bài rất hay, rất sâu sắc nói về đạo đức, về
cách ăn ở, cư xử của những người trong gia đình, trong làng xóm và rộng hơn là
trong một vùng, một nước. Nó rất gần gũi và gắn bó với mỗi học sinh. Chính vì
lẽ đó nên trong q trình giảng dạy mơn Giáo dục công dân lớp 6 tôi sử dụng
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang11


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

vào trong tiết dạy khiến học sinh nhanh chóng nhận biết được các khái niệm của
bài và ý nghĩa giáo dục của ca dao, tục ngữ. Các em tiếp xúc bài học hứng thú
hơn, giờ học sinh đông hơn.
3.Sử dụng, ca dao, tục ngữ trong việc củng cố bài học
Ví dụ khi dạy bài 5 “Tơn Trọng Kỉ Luật”
Giáo viên chốt lại nội dung bài học, nhấn mạnh tầm quan trọng của tính

tơn trọng kỉ luật đối với mọi người, bất kể là học sinh, người công dân, cán bộ,
cơ quan, nhà máy, làng xóm đều có quy định nội quy của mình. Nhờ có quy định
kỉ luật mà cá nhân cảm thấy thanh thản, sáng tạo trong công việc. Mỗi công dân,
học sinh cần phải tôn trọng kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi. Có như vậy thì gia đình,
nhà trường và xã hội mới có nề nếp kỉ cương. Chính vì vậy mà tục ngữ có câu :
- Đất có lề , quê có thói
- Nước có vua , chùa có bụt
- Giấy rách phải gữi lấy lề.
Hoặc khi dạy bài 8 “ Sống chan hòa với mọi người”, tôi hệ thống lại
kiến thức của bài để các em tổng hợp được những điều cần nhớ về sống chan
hòa là sống vui vẻ, cởi mở, sẵn sàng tham gia các hoạt động chung có ích. Từ đó
chúng ta sẽ nhận được sự quý mến của người khác, góp phần xây dựng xã hội
tốt đẹp. Điều này được thể hiện qua một số câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hoặc:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Như vậy, không cần nhiều thời gian tôi đã giúp học sinh hiểu được muốn
sống chan hòa được với mọi người thì cần phải yêu thương lẫn nhau và các em
rất hứng thú bởi những câu ca dao này đã rất quen thuộc đối với mỗi học sinh.
Hơn nữa nó lại có giá trị giáo dục đạo đức rất cao đối với mỗi học sinh.

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang12


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân


Ngoài ra tơi cịn tiến hành củng cố bài học bằng việc hướng dẫn làm các
bài tập, trong đó có kiểu bài tập: Tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện nội
dung bài học. Cụ thể như khi củng cố bài 2 Siêng năng , kiên trì tơi cho học
sinh làm bài tập d: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng
năng, kiên trì.
Học sinh sẽ thảo luận với nhau và đưa ra một số câu như:
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày.
- Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- Năng nhặt chặt bị.
- Có chí thì nên.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Với những ví dụ như vậy sẽ giúp học sinh nhớ được siêng năng, kiên trỉ
nó biểu hiện ở sự cần cù, chịu khó, tự giác, quyết tâm làm việc dù có khó khăn,
gian khổ.
4. Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ ở nhà
Để có được giờ học đạt kết quả tốt thì cơng tác chuẩn bị của giáo viên và
học sinh là rất cần thiết. Vì vậy, sau mỗi bài học tơi khơng qn dặn dị các em
về nhà sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về chủ đề tiếp theo mà học sinh
sẽ tìm hiểu ở tiết sau.
Môn Giáo dục Công dân là môn học đạo đức là chủ yếu. Do đó ngoài việc
hướng dẫn cho học sinh nắm kỹ kiến thức cơ bản thì quan trọng hơn là làm sao
những kiến thức đó được các em vận dụng vào cuộc sống thực tại nên sưu tầm
ca dao, tục ngữ là một cách để các em vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
một cách gần gũi nhất và ngoài ra còn phát triển nhiều kỹ năng khác. Vì vậy
giáo viên cũng cần phải có phương pháp để hướng dẫn các em.
Về nguồn tư liệu, tôi hướng các em có thể thu lượm ca dao, tục ngữ qua
sách báo, trên mạng Internet với những yêu cầu không cao để học sinh thấy

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang13


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

khơng q khó. Đồng thời nêu những ích lợi cho học sinh thấy như: các em sẽ
biết cách tìm gì, ở đâu, tích lũy được sự tự tin, bản lĩnh khi tìm kiếm. Đồng thời
tơi cũng tiến hành kiểm tra, đánh giá chấm điểm cho việc sưu tầm nhằm động
viên khuyến khích cũng như phê bình các học sinh chưa tích cực. Với cách làm
này tơi nhận thấy khả năng vận dụng bài học của học sinh vào cuộc sống tốt hơn
nhiều. Học sinh có ý thức hơn, vui hơn, hiệu quả hơn trong việc học môn Giáo
dục công dân.
Ví dụ khi học bài 2 “Siêng năng, kiên trì”, các em có thể tìm những câu
ca dao, tục ngữ như:
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
- Có cơng mài sắt có ngày nên kim
Hoặc khi học bài 3 “Tiết kiệm”, các em có thể tìm những câu ca dao, tục
ngữ nói về tiết kiệm như:
- Tích tiểu thành đại (thành ngữ )
- Góp gió thành bão (thành ngữ )
Hay những câu phê phán tính khơng biết tiết kiệm như:
- Vung tay quá trán (thành ngữ)
- Khi có thì chẳng ăn de
Đến khi ăn hết thì dè chẳng ra.
Ca dao, tục ngữ là một công cụ cô đọng trong trí nhớ của học sinh. Sự
hứng thú học tập của mơn học cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều phương
pháp trong quá trình dạy học. Sưu tầm ca dao, tục ngữ tôi thấy cũng là một cách

để làm tăng thêm tính hiệu quả của việc học của học sinh.

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC VẬN DỤNG
CA DAO, TỤC NGỮ
1. Chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng để đánh giá hiệu quả của
việc vận dụng ca dao, tục ngữ

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang14


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

Để đánh giá hiệu quả cụ thể của việc áp dụng giải pháp thay thế tôi thiết
kế thang đo thái độ đối với nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng để có sự so
sánh kết quả một cách khách quan.
Học sinh hai nhóm làm bài tập trên phiếu học tập (minh họa ở phần phụ
lục). Giáo viên thu bài và chấm điểm theo các mức thang.
2. Đánh giá kết quả thực hiện của nhóm thực nghiệm và so sánh với nhóm
đối chứng
2.1.Đánh giá về mặt chủ quan của giáo viên
Khi giảng dạy ở hai nhóm với cùng nội dung nhưng với hai cách khác
nhau, tôi nhận thấy tiết học có sự vận dụng của ca dao, tục ngữ đã thật sự nâng
cao hứng thú học tập cho học sinh so với phương pháp thơng thường. Nó tạo
điều kiện cho học sinh tham gia vào hoạt động học một cách tích cực nhằm làm
sáng tỏ những kiến thức mới. Học sinh chủ động chiếm lĩnh và vận dụng được
kiến thức đã học để giải quyết những tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

2.2.Đánh giá kết quả hứng thú học dựa trên xử lý thống kê dữ liệu thu thập
2.2.1.Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu
Từ bảng dữ liệu thu thập được của nhóm thực nghiệm (lớp 6a1) ở phần
phụ lục ta tính độ giá trị bằng cơng thức Spearman-Brown cho kết quả r SB =
0,73 > 0,7. Điều này chứng tỏ dữ liệu thu thập được là đáng tin cậy.
Ở bảng dữ liệu thu thập được của nhóm đối chứng (lớp 6a2) ta tính độ giá
trị bằng cơng thức Spearman-Brown cho kết quả r SB = 0,73 > 0,7. Điều này
cũng chứng tỏ dữ liệu thu thập được là đáng tin cậy.
2.2.2. Đo mức độ ảnh hưởng của tác động
Áp dụng cơng thức tính Average ta tính được giá trị trung bình của nhóm
thực nghiệm là 25.625, giá trị trung bình của nhóm đối chứng là 23.125.
Áp dụng cơng thức Stdev ta tính được độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng
là 2.126602
Ta có mức độ ảnh hưởng : ( 25.625 - 23.125) / 2.126602 = 1,1

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang15


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

So sánh giá trị mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen ta thấy mức độ
ảnh hưởng lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của việc vận dụng
ca dao, tục ngữ vào dạy môn Giáo dục cơng dân của nhóm thực nghiệm là rất
lớn.
Từ kết quả phân tích bên trên ta có bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm
tra sau tác động của hai nhóm như sau:


Tổng điểm trung bình
Độ lệch chuẩn

Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

25.625

23.125

1.764137

2.126602

Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn

1,1

Qua số liệu thống kê ta thấy nhóm thực nghiệm 6a1 hứng thú học tập hơn
so với nhóm đối chứng 6a2. Căn cứ vào độ lệch chuẩn ta cũng thấy nhóm thực
nghiệm đồng đều hơn nhóm đối chứng. Đồng thời bảng số liệu cũng cho thấy có
sự khác biệt giữa hai cách thức giảng dạy. Khi vận dụng ca dao, tục ngữ sẽ làm
cho người học thêm hứng thú. Giả thuyết của đề tài “ Vận dụng ca dao, tục
ngữ làm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân của học sinh lớp 6”
đã được kiểm chứng.

CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN
Ca dao, tục ngữ là những kinh nghiệm, những điều hay, lẽ phải mà ơng
cha ta để lại. Đó là một kho tàng quí báu, là sản phẩm quý giá của con người và
được con người gìn giữ, bảo vệ để truyền đạt cho thế hệ mai sau. Khi tìm hiểu ca
dao, tục ngữ trong sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 6, tôi nhận thấy rằng
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang16


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

tần suất xuất hiện của ca dao tục ngữ còn hạn chế nên giáo viên lựa chọn đưa
thêm vào bài giảng là điều cần thiết.
Việc vận dụng đề tài này là để học sinh hứng thú học tập, phát triển khả năng
tư duy. Muốn vậy, đối với giáo viên cần phải tự rèn luyện bản thân để có những
phẩm chất và năng lực của người giáo viên, có trình độ chuyên môn và năng lực
giảng dạy tốt với một vốn kiến thức phong phú về ca dao, tục ngữ để kết hợp với
những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, làm cho các em hứng thú
say sưa học hỏi hơn. Khi sử dụng thường xuyên học sinh cũng có ý thức trong
việc sưu tầm ca dao, tục ngữ có liên quan đến bài học và u thích môn học hơn.
Với đề tài này, giáo viên lựa chọn những câu ca dao, tuc ngữ phù hợp
với nội dung bài giảng, có phương pháp đưa các dẫn chứng ấy vào bài giảng kết
hợp với những đồ dùng dạy học và lời nói truyền cảm của giáo viên sẽ giúp học
sinh hăng hái học tập, lĩnh hội kiến thức mới, tạo được sự sinh động cho bài
giảng.
II. KIẾN NGHỊ
1.Đối với giáo viên
- Ca dao, tục ngữ có ý nghĩa rất sâu xa. Đó đều là những văn bản lời ít, ý

nhiều, một câu có thể là dẫn chứng cho nội dung của nhiều bài. Chính sự cơ
đọng hàm nghĩa đó khiến cho giáo viên phải lựa chọn chu đáo, cẩn trọng và đưa
vào nội dung từng bài cho phù hợp với yêu cầu của từng bài học và phù hợp với
trình độ nhận thức của học sinh.
- Việc vận dụng ca dao, tục ngữ không được làm nặng thêm kiến thức của
bài giảng.
- Lời nói của giáo viên phải gây ấn tượng. Khi đó học sinh mới thu nhận
những giá trị nhân văn từ ca dao, tục ngữ một cách sinh động.
- Động viên, khuyến khích sự tìm tịi, nghiên cứu của các em.
- Giáo viên cần chú ý tới bước dặn dò để học sinh làm việc ở nhà, chuẩn
bị kiến thức bài sau và những câu ca dao, tục ngữ cần thiết.

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang17


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

- Ngoài ra, muốn nâng cao hứng thú học tập của học sinh thì ngoài năng
lực chun mơn nghiệp vụ, giáo viên phải tâm huyết với nghề bởi phương pháp
dù có hay đến mấy nhưng người thầy khơng có trách nhiệm cao thì cũng khơng
mang lại hiệu quả như mong muốn. Có như vậy chúng ta mới góp phần đào tạo
được thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân của đất nước.
2.Đối với học sinh
Sự hiểu biết về ca dao, tục ngữ nói chung, ca dao, tục ngữ phục vụ cho bài
học nói riêng cịn rất hạn chế. Cùng với khó khăn đó, học sinh cịn chưa hiểu
được ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ . Vì vậy, đòi hỏi học sinh phải:
- Nghiên cứu trước sách giáo khoa ở nhà.

- Tích cực sưu tầm ca dao, tục ngữ có liên quan đến bài học.
Trên là một vài kinh nghiệm mà trong q trình giảng dạy tơi rút ra được.
Tơi hi vọng nó sẽ giúp ích cho các đồng nghiệp trong công tác giảng dạy môn
Giáo dục cơng dân. Trong khi trình bày sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong các thầy cơ và các anh chị đồng nghiệp góp ý chân thành để đề tài của tôi
hoàn chỉnh hơn. Bản thân tôi cũng sẽ cố gắng học tập và cải tiến phương pháp
để bài giảng đạt kết quả cao hơn.

Minh Tân, ngày 29 tháng 11 năm 2012
Người viết

Nguyễn Văn Luỹ

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang18


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

PHỤ LỤC
1. Thang đo thái độ
Cho biết ý kiến của em khi học mơn GDCD:
Câu 1. Em có hứng thú học môn GDCD không?
a. Rất hứng thú

b. Hứng thú

c. Bình thường


d. Khơng hứng thú

Câu 2. Em thích học mơn GDCD hơn các môn khác.
a. Rất đồng ý

b. Đồng ý

c. Bình thường

d. Khơng đồng ý

Câu 3. Các bài tập mơn GDCD em đều làm hết.
a. Rất đồng ý

b. Đồng ý

c. Bình thường

d. Khơng đồng ý

Câu 4. Tìm hiểu về pháp luật và đạo đức rất quan trọng trong cuộc sống.
a. Rất đồng ý

b. Đồng ý

c. Bình thường

d. Khơng đồng ý


Câu 5.Em có thường xuyên chuẩn bị bài GDCD trươc khi đến lớp khơng?
a. Rất thường xun. b.Thường xun. c. Bình thường. c.Khơng bao giờ
Câu 6. Em có hay sưu tầm ca dao, tục ngữ cho môn GDCD hay không?
a. Rất thường xun b.Thường xun

c. Bình thường d. Khơng bao giờ

Câu 7. Em có thường xuyên xung phong lên bảng làm bài tập GDCD
khơng?
a. Rất thường xun b.Thường xun c. Bình thường d. Khơng bao giờ
Câu 8 Em có thường xun xung phát biểu trong giờ học GDCD không?
a. Rất thường xun b.Thường xun

c. Bình thường d. Khơng bao giờ

Học sinh chọn câu a được 4 điểm, câu b được 3 điểm, câu c được 2
điểm và câu d được 1 điểm.

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang19


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

2. Dữ liệu thu thập
KẾT QUẢ ĐO THÁI ĐỘ NHÓM THỰC NGHIỆM ( LỚP 6a1 )
ST
T


Họ và tên học sinh

Câu
1

Câu
2

Câu
3

Câu
4

Câu
5

Câu
6

Câu
7

Câu
8

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

34
35

Hồ Trường An
Lương Thị Anh
Trần Gia Bảo
Nguyễn Ngọc Đào
Nguyễn Thành Đạt
Vũ Tuấn Điệp
Lê Đình Dũng
Phạm Ánh Dương
Bùi Văn Đức
Trần Thị Giang
Nguyễn Phương Hà
Nguyễn Ngọc Hải
Chor Cẩm Hải
Lê Hồng Hạnh
Đặng Trung Hậu
Trần Công Hậu
Đặng Thu Hồng
Nguyễn Thu Hương
Phạm Văn Khải
Ao Đăng Khoa
Tô Anh Kiệt
Nguyễn Mỹ Kiều
Nguyễn Hồng Lan
Trần Thùy Linh
Nguyễn Văn Long
Tô Thị May
Nguyễn Kiều Nga

Bùi Thanh Ngân
Bùi Huỳnh Nhật
Trịnh Yến Nhi
Bùi Quỳnh Như
Phạm Thanh Phong
Lê Kim Phương
Đỗ Hùng Quân
Kiều Xuân Quý

3
4
4
3
4
3
4
3
3
4
3
3
3
3
4
4
3
3
4
3
3

3
3
4
3
4
4
4
3
3
3
3
3
3
4

3
3
3
3
3
3
3
3
3
4
3
3
3
3
3

3
4
3
4
2
3
3
3
3
4
3
3
4
2
3
3
3
3
3
3

4
3
3
3
3
3
3
3
3

3
4
3
3
3
4
3
3
3
3
3
2
2
3
3
3
3
4
4
3
3
3
3
3
3
3

3
3
3

3
3
3
4
4
4
3
4
4
4
3
4
3
3
3
3
3
3
3
3
4
4
4
3
3
3
3
4
4
3

3
3

3
4
3
4
3
3
3
3
3
3
3
3
4
2
3
3
4
4
4
3
3
3
3
3
4
4
4

3
3
3
3
3
3
3
3

4
4
4
3
3
3
3
3
4
3
4
3
3
3
4
4
4
3
3
3
3

3
4
4
4
4
4
3
3
3
3
3
4
4
4

3
4
3
3
3
3
3
3
4
3
3
3
3
3
3

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
4
3
3
3
3
3
3
4
3
3

3
3
3
3
3
3
3
3
3

3
3
3
3
3
3
3
4
3
3
4
3
3
3
3
3
3
4
3
3
4
3
3
3
3
3

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Tổng

cột
chẵn
13
13
13
12
12
12
12
13
13
14
13
14
13
13
12
14
13
15
12
13
12
12
12
13
14
15
14
14

13
11
13
13
13
13
13

Tổng
cột lẻ
13
15
13
13
13
12
13
12
13
13
13
12
13
11
14
13
13
13
14
12

11
11
12
13
13
15
15
14
12
12
12
12
13
12
13

Trang20

Tổng
26
28
26
25
25
24
25
25
26
27
26

26
26
24
26
27
26
28
26
25
23
23
24
26
27
30
29
28
25
23
25
25
26
25
26


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân
36
37

38
39
40

Nguyễn Thị Sương
NguyễnThị Thương
Nguyễn Thị Thúy
Nguyễn Phước Tiên
Phạm Văn Trường

3
3
3
3
3

4
2
3
3
3

3
3
3
3
3

4
3

4
2
4

4
2
3
2
4

3
3
3
3
3

3
3
3
3
3

3
3
3
3
3

14
11

13
11
13

13
11
12
11
13

27
22
25
22
26

KẾT QUẢ ĐO THÁI ĐỘ NHÓM ĐỐI CHỨNG ( LỚP 6a2 )
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

Họ và tên học sinh

Câu
1


Câu
2

Câu
3

Câu
4

Câu
5

Câu
6

Câu
7

Câu
8

Nguyễn Thị Ân
Phạm Thị Lan Anh
Lê Vũ Tử Đang
Nguyễn Thị Đào
Bùi Thành Đạt
Phạm Công Dũng
Nguyễn Thị Giang
Lê Thanh Hoàng

Trịnh Thị Mai
Trần Quốc Kiên
Huỳnh Thị Lài
Đoàn Thùy Linh
Nguyễn Văn Linh
Nguyễn Thị Loan
Lê Đình Ln
Nguyễn Chí Luận
Nguyễn Hồng Mai
Lê Văn Minh
Mai Văn Minh
Đào Thị Nhung
Hồ Thị Cẩm Nhung
Nguyễn Như Quỳnh
Ứng Văn Tài
Đỗ Trọng Tâm
Lê Dình Thắng
Nguyễn Tiến Thành
Phạm Tấn Thành
Nguyễn ThịThảo
Trần Phương Thảo
Phạm Văn Thìn
Đỗ Thị Anh Thư
Dư Thị Mỹ Tiên
Đặng Quế Trâm
Nguyễn Thùy Trang
Trần Viết Trung
Dương Văn Trường

3

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
2
3
3
2
2
3
3
3
3
3
3
3
2
4

3
3
4
4
3

2
3
2
3
2
3
2
3
3
3
3
3
2
2
3
3
2
2
3
3
3
3
3
2

2
2
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
2

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
4
2
2
4
4
4

2
2
2
3
3
3
3
3
3
3

3
3
3
3
3
3
2
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
4
2
2
4
4
4

3
3
3

3
3
3
3
3
2
3
3
3
3
3
2
3
3
2
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3

4
4
4

3
3
3
3
3
3
3
4
2
2
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
3
2
2

2
3
2
3
3
3
3
4
4
3

2
3
3
3
3
3
3
3
2
3
2
3
2
3
3
3
3
2
3

3
3
3
2
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3

3
3
3
3
3
3
3
3
2
2
3
3

3
2
2
3
3
3
3
3
3
2
2
3
3
3
3
2
2
2
3
3
3
4
4
4

Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Tổng
cột
chẵn

11
10
12
11
12
11
13
10
10
11
11
10
9
10
11
9
11
12
12
12
11
11
11
10
10
11
11
10
11
13

12
12
14
14
13
11

Trang21

Tổng
cột lẻ
12
12
12
12
12
12
12
10
12
11
12
11
12
11
12
11
9
12
12

11
11
11
12
12
12
12
12
12
11
14
11
11
15
15
14
11


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân
37
38
39
40

Phạm Anh Tuấn
Lê Thanh Vũ
Lê Hoài Vũ
Trần Tiến Vũ


3
4
2
2

2
3
3
3

3
3
3
3

3
4
3
3

3
3
3
3

3
3
3
3


2
3
3
3

3
4
3
3

13
12
12
12

3. Tài liệu tham khảo
- SGK, SGV môn Giáo dục công dân 6, NXB Giáo dục
- Sách chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD 6
- Ca dao Việt Nam, NXB Trẻ.
- Sách rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh .
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mơn GDCD trung học cơ
sở
- Thơ ca giải phóng, NXB Giáo dục 1975.
- Bình giảng ca dao Việt Nam, NXB Kim Đồng 1990

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang22

14
11
11
11


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang23


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Câu 1
Qua hai chuyên đề giáo viên báo cáo, các đồng
chí hãy cho biết khả năng áp dụng đề tài vào đơn vị
trường ta.
Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang24


Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 6 trường
THCS Minh Tân

Câu 2
Nêu hạn chế và đề xuất biện pháp bồi dưỡng học
sinh giỏi đạt hiệu quả.


Giáo viên: Nguyễn Văn Lũy

Trang25


×