Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

(SKKN 2022) vận dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc (just in time teaching) vào dạy học động học chất điểm vật lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.6 KB, 38 trang )

SỞ GD & ĐT THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG MƠ HÌNH DẠY HỌC VỪA ĐÚNG LÚC
( JUST-IN-TIME TEACHING)
VÀO DẠY HỌC “ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM”- VẬT LÝ 10

Người viết SKKN: Lê Thu Phương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Vật lí

Thanh Hố, năm 2022
1


MỤC LỤC
Phần 1. Mở đầu.......................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
Phần 2. Nội dung.....................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm ........................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ................................................................19
Phần 3. Kết luận và kiến nghị.................................................................................21
Tài liệu tham khảo.................................................................................................23



2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
JiTT

Just- in- time teaching

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

NL

Năng lực

NLTN


Năng lực tự học

PPDH

Phương pháp dạy học

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

3


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo
Nghị quyết số 29-NQ/TW các trường THPT nói chung, trường THPT Cẩm Thủy
1 nói riêng đã và đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện bước
chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của
người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ
quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học.

Cẩm Thủy là một trong số những huyện miền núi, hầu như nhiều giáo
viên vẫn đang còn sử dụng các mơ hình dạy học truyền thống nhất là ở các cấp
THCS, theo khảo sát đa số các bạn tân học sinh THPT trước đó đã rất quen với
cách học thụ động một chiều, tôi nhận thấy với phương pháp học tập quen thuộc
thầy truyền đạt trò thụ động ghi nhớ kiến thức luôn làm cho khả năng nhận biết,
thông hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh vào bài toán thực tế rất yếu, đa số
học sinh chưa có khả năng tự nghiên cứu tìm hiểu thơng tin chính xác, cịn gặp
nhiều khó khăn trong việc tự tìm kiếm trích dẫn thơng tin từ các tài liệu liên
quan nhằm giải quyết tốt những bài toán gặp phải. Những khó khăn này sẽ khiến
các em khó lịng theo kịp chương trình dạy của giáo viên và hồn thành tốt khóa
học THPT. Để hình thành thói quen và nhịp sống tự học cho học sinh, cần phải
cho các em tiếp cận sớm mơ hình học tập hiện đại, chúng ta cần thay đổi
phương pháp học tập mới từ khi các em vừa bước vào lớp 10, bởi lúc này học
sinh đã có đủ khả năng để tự lực, tự đánh giá, tự phân tích, tự nghiên cứu, giáo
viên chỉ là người hướng dẫn đưa ra mơ hình học tối ưu nhất để từng bước giới
thiệu và chỉ dẫn các em tự mình đi vào kho tàng của tri thức.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học được phát triển và áp dụng
trong các trường học, tuy nhiên với tình hình thức tế của giáo dục Việt Nam,
chúng ta không thể thay đổi đột ngột thay đổi phương pháp dạy học truyền
thống bằng một phương pháp dạy học hồn tồn mới, vì thế chúng ta đã từng
bước cải tiến các phương pháp, khởi nguồn từ phương pháp dạy học truyền
thống, dựa trên sự kế thừa những thành công đã đạt được của các phương pháp
đã được hiện hành trước đó. Trải qua nhiều giai đoạn và bước cải tiến mới, trong
số các phương pháp dạy học tích cực hiện nay trên thế giới “Just-in-Time
Teaching”dịch là “ mơ hình dạy học vừa đúng lúc” phù hợp với tình hình kinh
tế, giáo dục, sự đổi mới và điệu kiện dạy học của địa phương hiện nay, nhằm
đáp ứng phát triển năng lực tự học của học sinh cấp THPT.
Qua những năm tháng giảng dạy bộ môn Vật Lý, với mong muốn nâng
cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, giúp học sinh từng bước tiến gần hơn tới
kho tàng tri thức nhân loại, góp phần hồn thành mục tiêu giáo dục, nâng cao

chất lượng giáo dục của địa phương, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm
năm học này là: “Vận dụng mơ hình dạy học vừa đúng lúc (Just-in-Time
Teaching) vào dạy học “Động học chất điểm”- Vật lý 10 ”
4


2. Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng mơ hình dạy học vừa đúng lúc và các phương pháp, kỹ thuật
dạy học tích cực trong xây dựng tiến trình dạy học “Động học chất điểm” - Vật
lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các phương án dạy học vật lí phổ thơng nhằm
bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Các phương án dạy học chương “Động học chất điểm” theo định
hướng bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh.
+ Mẫu khảo sát: HS khối 10 trường THPT Cẩm Thủy I huyện Cẩm
Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu nội dung, chương trình
SGK, sách giáo viên, sách bài tập và các tài liệu khác liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu việc dạy (thơng qua
phiếu điều tra, dự giờ, trao đổi với giáo viên) và việc học (thơng qua trao đổi với
học sinh, phân tích các sản phẩm học tập của học sinh) nhằm đánh giá sơ bộ
thực trạng dạy học chương “Động học chất điểm”-Vật lí 10.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm
tại trường THPT với tiến trình dạy học đã soạn thảo. Tổ chức hoạt động dạy và
học, ghi chép, chụp ảnh, rút kinh nghiệm giờ dạy, phân tích diễn biến q trình
thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê tốn học: Tổng hợp, phân tích và xử lí các số

liệu thống kê thu được từ phiếu điều tra và các kết quả thực nghiệm sư phạm

5


PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng mơ hình dạy học vừa
đúng lúc nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh
2.1.1. Dạy học phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa
hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này.
Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau
khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học [1]
2.1.2.Khái niệm năng lực tự học
Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, một loạt các kỹ năng học tác
dụng đến nội dung trong hàng loạt tình huống vấn đề khác nhau. Năng lực tự
học là khả năng người học thực hiện các hoạt động tự học nhằm đảm bảo cho
việc học đạt hiệu quả [2]
2.1.3. Dạy học phát triển năng lực tự học
Để bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh, trong dạy học vật lí cần chú ý
rèn một số kỹ năng: Kỹ năng ôn tập, Kỹ năng đọc sách, Kỹ năng ghi chép, Kỹ
năng chọn lọc tư liệu, Kĩ năng quan sát[2]
2.1.4. Khái niệm mơ hình dạy học vừa đúng lúc “Just-in-Time
Teaching”.
Mơ hình dạy học vừa đúng lúc (Just-in-Time Teaching, viết tắt là JiTT) là
một mô hình dạy và học được thiết kế để thúc đẩy việc sử dụng thời gian trên
lớp học tập tích cực hơn, là một vòng lặp giữa phản hồi của học sinh sau khi
hoàn thành bài tập trên web và sự điều chỉnh hoạt động học tập trên lớp của giáo
viên sao cho phù hợp với nhu cầu của học sinh. Trong đó, hoạt động tự học của
học sinh đóng vai trò chủ yếu, dưới sự hỗ trợ của giáo viên thông qua nhiều

kênh thông tin như tài liệu sách giáo khoa hay sử dụng các tài nguyên khác được
giáo viên biên soạn đăng trên web, học sinh có thể tự tìm kiếm thơng tin, thu
thập thơng tin nhằm thực hiện hoạt động hoàn thành các bài tập khởi động trực
tuyến (được gọi là Warm-Ups) chậm nhất vài giờ trước khi đến lớp học.
JiTT cho phép GV kịp thời thu được thông tin phản hồi về khả năng hiện
tại và mức độ tiếp thu của HS qua hệ thống câu hỏi và bài tập trực tuyến. Dựa
trên thông tin phản hồi, hoạt động dạy học trên lớp được tổ chức một cách kịp
thời và phù hợp với trình độ và nhu cầu của HS, các hoạt động học tập theo
nhóm, thí nghiệm, … nhằm xây dựng các kiến thức trọng tâm được dành nhiều
thời gian hơn.
Do đó, có thể mơ tả mơ hình JiTT bởi “vịng lặp thơng tin phản hồi” (Sơ
đồ 1.1). Nhờ chu trình này tạo được tương tác qua lại, hỗ trợ lẫn nhau giữa GV
với HS trong dạy học.
6


Sơ đồ 1.1. Tương tác giữa hai thành phần cơ bản của JiTT
Ngoài lớp:

Trên lớp:

Sau khi hoàn thành bài dạy dưới mơ hình dạy học JiTT, đa số tất cả các
đối tượng học sinh trong lớp có được chất lượng học tập hiệu quả, học sinh có
thể tự khám phá và giải quyết được những kiến thức còn tồn tại và những quan
niệm sai lầm của bản thân[ 7 ],[8].
2.1.5. Quy trình dạy học theo mơ hình dạy học vừa đúng lúc
1

2


3

4

5

Đọc, thơng
đánh
Xâyđểdựng
câuJiTT
hỏi khởi
động
có giá
Đánh
việc
Chuẩn bị các điều kiện
thựcbộ
hiện
Sử dụng
tin việc
phản hồi để tổ chức các hoạt
độnggiá
học
trên lớp
hiệu quảthực hiện các nhiệm vụ học tập
vận dụng mơ hình JiTT
phản hồi
từ HS

Sơ đồ 2. 2. Quy trình dạy học theo mơ hình JiTT

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trường THPT Cẩm Thủy 1 là một trường thuộc huyện miền núi trong tỉnh
Thanh Hóa, đời sống cịn nhiều khó khăn, chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 cịn
thấp. Trong các lớp tơi phụ trách giảng dạy môn Vật Lý tỷ lệ học sinh Khá, Giỏi
rất thấp. Chương Động học chất điểm là chương đầu tiên của Vật Lí 10, nhận
thấy lúc này các em chưa có đủ phương pháp học tập phù hợp để theo kịp và
hồn thành tốt chương trình học, bên cạnh đó khi kiến thức cần truyền tải cho
học sinh quá nhiều mà học sinh khơng có kỹ năng tự học, thời gian lên lớp thì
ln bị bó hẹp trong khoảng 45 phút và cần được thực hiện kịp theo phân phối
chương trình đang hiện hành. Lúc này, GV hướng tới là người cung cấp kiến
thức, học sinh là người tiếp nhận kiến thức mà chưa hướng tới việc thiết kế các
hoạt động trên lớp hoặc ở nhà để học sinh là người chủ động tìm hiểu và xây
dựng kiến thức, để khiến cho tiết học được thực hiện một cách kịp thời và có
chất lượng. Tơi nhận thấy trong mỗi tiết học sau khi truyền tải hết kiến thức lý
7


thuyết bài học và vận dụng làm một số bài tập mẫu vẫn không thể biết hết được
tất cả học sinh trong lớp có hiểu đúng lượng kiến thức vừa thu nạp, chưa rõ được
khả năng hiện tại và mức độ tiếp thu của học sinh. Chỉ sau khi tới tiết kiểm tra
giáo viên mới có nhiều thời gian để biết được tất cả học sinh trong lớp hiểu như
thế nào về những kiến thức trên, khi đó giáo viên mới nhận ra được những lỗi
sai của học sinh và lúc này khó có thể kịp thời điều chỉnh.
Vì thế để thực hiện tốt tiến trình dạy học trong chương “ Động học chất
điểm”, GV cần phải thay đổi phương pháp học tập phù hợp nhằm phát triển khả
năng tư duy, sự tìm tịi khám phá, tự tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề, học sinh
tự nhận ra được những quan niệm sai lầm của bản thân ngay trên lớp và tự chỉnh
sửa chúng theo quan điểm chính xác cả về nội dung kiến thức và cách vận dụng
chúng thông qua những gợi ý của GV .
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Để giải quyết những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng học tập và
phát triển năng lực tự học cho học sinh, tơi đã xây dựng một tiến trình dạy học
vừa đúng lúc ( Just- in- time teaching) vào dạy học chương “Động học chất
điểm” - Vật lý 10.
+ Mục đích: GV kịp thời thu được thơng tin phản hồi về khả năng hiện
tại và mức độ tiếp thu của HS qua hệ thống câu hỏi. Dựa trên thông tin phản hồi,
hoạt động dạy học trên lớp được tổ chức một cách kịp thời và phù hợp với trình
độ và nhu cầu của HS. Nhằm nâng cao chất lượng học tập và phát triển năng lực
tự học của học sinh.
+ Chuẩn bị:
Giáo viên:Chuẩn bị câu hỏi khởi động cho bài học mới và kịp thời xây
dựng tiến trình dạy học phù hợp với nhu cầu của học sinh.
Học sinh: Tự ôn tập lại kiến thức cũ, đọc tài liệu liên quan đến bài mới,
chọn lọc thơng tin để hồn thành câu hỏi khởi động và nộp cho GV chậm nhất
vài giờ trước khi lên lớp.
+Cách thực hiện:
Bước 1. Giáo viên chuẩn bị các điều kiện để thực hiện JiTT
- Xác định mục tiêu học sinh cần đạt về kiến thức, kỹ năng và phát triển NL
- Nghiên cứu nội dung của bài học hoặc chủ đề sẽ sử dụng mô hình JiTT
- Trao đổi với học sinh, làm rõ các quy tắc, u cầu khi thực hiện mơ hình JiTT
- Xây dựng kế hoạch và kiểm tra, đánh giá trong vận dụng mơ hình JiTT
Bước 2. Giáo viên Xây dựng bộ câu hỏi khởi động có hiệu quả, phát bộ
câu hỏi cho từng học sinh trong cuối buổi học trước
Bước 3. GV đọc, phân tích, thống kê các phản hồi của HS.
8


Nhằm phát hiện những lỗi sai, những vướng mắc mà các em cịn gặp phải
trong q trình tự tìm hiểu kiến thức từ bộ câu hỏi khởi động.
Bước 4. Sử dụng các phản hồi của học sinh để xây dựng hoạt động học

trên lớp
Giáo viên nhắc lại câu hỏi khởi động, sử dụng chọn lọc những câu trả lời
sai thường gặp (xóa tên người trả lời ) hay những câu trả lời có nhu cầu tìm hiểu
thêm về kiến thức của học sinh để tạo tình huống có vấn đề, gây ra mâu thuẫn
trong suy nghĩ của học sinh nhằm mở ra những cuộc thảo luận có chất lượng. Để
giải quyết những mâu thuẫn đó, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh trên lớp đề xuất
hướng giải quyết và chứng minh, từ đó chính học sinh là người sẽ tự mình phát
hiện, điều chỉnh và tìm ra câu trả lời chính xác cho những mâu thuẫn trên. Giáo
viên sẽ sử dụng nhiều thời gian trên lớp hơn để làm rõ kiến thức trọng tâm, tránh
sa đà vào các kiến thức thứ yếu khác.
Bước 5 .Đánh giá việc vận dụng mô hình JiTT
Sau mỗi khi vận dụng mơ hình JiTT ở mỗi bài học, giáo viên cần nhìn
nhận lại, đánh giá một cách nghiêm túc về những điều đạt được về sự tương tác
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh đúng lúc, đúng chỗ giúp
học sinh tự học có hiệu quả cao. Những điều cần chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện
ở bộ câu hỏi khởi động, các hoạt động học trên lớp.
2.3.1. Thiết kế tiến trình dạy học chương “Động học chất điểm”-Vật
Lí 10 theo mơ hình dạy học vừa đúng lúc.
* Cấu trúc nội dung chương “Động học chất điểm”- Vật lí 10 theo
hướng bồi dưỡng năng lực tự học
Nội dung kiến thức “Chuyển động của chất điểm” có cấu trúc :

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc nội dung chương “ Động học chất điểm”- Vật lí 10

9


Thiết kế, xây dựng tiến trình dạy học theo mơ hình dạy học vừa đúng
lúc chương ‘‘Động học chất điểm”– Vật lí 10
Từ sự phân tích cấu trúc nội dung kiến thức ở chương Động học

chất điểm – Vật lí 10, tơi thấy có bốn vấn đề được nghiên cứu. Do đó tơi cấu
trúc thành 4 bài học:
- Bài 1.Chuyển động cơ
- Bài 2. Chuyển động thẳng đều
- Bài 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
- Bài 4. Chuyển động trịn đều
2.3.2.Tiến trình thiết kế và dạy học “Bài 1: Chuyển động cơ” theo mơ hình
dạy học vừa đúng lúc.
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Nêu được một số khái niệm: Chuyển động cơ Hệ quy chiếu, tính tương
đối của chuyển động, chất điểm, quỹ đạo.
- Phân biệt hệ toạ độ với hệ quy chiếu và thời điểm với thời gian
- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong hệ quy chiếu đã cho
1.2. Kỹ năng
- Xác định được vị trí của chất điểm trên quỹ đạo cong hoặc thẳng
- Làm các bài toán về cách chọn hệ quy chiếu, đổi mốc thời gian.
1.3. Thái độ
- Rèn luyện ý thức tự giác, tự học, chủ động trong học tập, cùng hợp tác
với bạn bè và với GV trong giờ học. Say mê nghiên cứu, tìm tịi, giải thích các
hiện tượng trong thực tế.
1.4. Năng lực
- Bồi dưỡng năng lực tự học:
+Tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, tích cực, tự lực thực hiện
các nhiệm vụ học tập
+ Biết tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép được các thông tin cần thiết khi tự
nghiên cứa tài liệu hoặc tham gia thảo luận
+ Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu
từ các nguồn thông tin khác nhau.
2.Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện JiTT

2.1. Giáo viên:
- Tài liệu hỗ trợ học tập :
10


+Sách giáo khoa trực tuyến />- Máy tính, máy chiếu. Bộ câu hỏi khởi động
2.2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về chuyển động : Bài Chuyển động cơ Vật lí 8(tr 5-7).
- Trả lời các câu hỏi khởi động trước khi đến lớp.
3. Xây dựng bộ câu hỏi khởi động có hiệu quả
Bộ câu hỏi được mơ tả qua các nhiệm vụ học tập trên Phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1- Làm ở nhà
Họ và tên…………………………………….Nhóm……….Lớp………..
Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu Vật lí 10 nâng cao Trang 7 - 14 , Vật lí 10 và các
tài liệu khác, điền các thông tin vào bảng sau
Khái niệm
Chuyển động
Chất điểm
Quỹ đạo
Hệ quy chiếu

Định nghĩa

Ví dụ thực tế

Nhiệm vụ 2. Trả lời các câu hỏi sau
Câu 1. Sáng sớm lúc 4 giờ, một người lái chiếc xe tải 2 tấn đi từ Hà Nội
về Thanh hóa. Kích thước xe tải : Dài 4 m; rộng 2 m, cao 3 m.
+ Khi lái xe thấy cột cây số bên đường ghi “Thanh Hóa 100km” hình ảnh
này cho ta biết được những thơng tin gì?

+ Khi sử dụng Googlemap theo dõi hành trình di chuyển của xe thấy xe
được biểu diễn bằng một điểm màu đỏ trên bản đồ. Tại sao xe tải có kích thước
lớn vật lại được coi là một chất điểm?
+ Khi dừng xe tại cây xăng người lái xe thấy đồng hồ trong xe chỉ 7 giờ
lúc này người lái sẽ biết được những thơng tin gì?
+ Khi nhìn sang hàng cây bên đường, người lái xe thấy chúng chạy ngược
về phía Hà Nội. Tại sao?
Câu 2. Trái Đất có khối lượng rất lớn gần bằng 5,97.10 24 kg, bán kính là
6361km. Vậy theo em Trái Đất có phải là chất điểm không? Tại sao?
Câu 3. Muốn chỉ cho người thợ vị trí khoan tường để treo một chiếc quạt
thì ta phải miêu tả vị trí ấy như thế nào để người thợ tìm ra đúng vị trí cần
khoan?

11


Câu 4. Máy bay chở khách bay từ Hà Nội đến Paris mất 13 giờ. Nếu máy
bay cất cánh lúc 19giờ 30 ngày 5 tháng 9, khi đến Paris đồng hồ ở sân bay chỉ
mấy giờ ? Đồng hồ đeo ở tay bạn có số chỉ như đồng hồ ở sân bay khơng?
Câu 5. Bình đi học bằng xe Bus. Đến lớp Bình khoe với An “Hơm nay tớ
chạy đến trường với tốc độ nhanh bằng ô tô đấy”. An nói “ Bạn chỉ ngồi yên, có
chạy đâu”. Em phân xử chuyện này thế nào?
4. Đọc, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ học tập phản hồi từ HS
GV có thể giao các nhiệm vụ học tập trên cho HS bằng các cách như: in ra
giấy phát tới mỗi HS ở cuối buổi học trước; chuyển qua các phương tiện truyền
thông như zalo, facebook, email, Microsoft Teams …Thời gian để HS thực hiện
là 1 tuần.
GV đọc, phân tích, thống kê các câu trả lời của HS, phát hiện những lỗi
sai, những vướng mắc mà các em còn gặp phải trong quá trình tự tìm hiểu kiến
thức từ bộ câu hỏi khởi động.

Số HS
Nội dung câu hỏi

trả lời
Đún
g

Nguyên nhân trả lời sai

Sai

a.Khi nhìn thấy cột cây số
ghi Thanh Hóa 100km thì
biết được thơng tin gì?

- Chưa hiểu rõ khái niệm vật làm
mốc.

b.Tại sao xe tải được coi là
chất điểm?

- Chưa hiểu rõ khái niệm

c.Trái Đất có là chất điểm
khơng? Tại sao?

- Cho rằng chất điểm phải là vật có
kích thước nhỏ.

d.Vẽ thế nào trên bản thiết

kế để người thợ tìm ra đúng
điểm cần khoan trên tường?

- Kém về mặt tư duy trừu tượng.

e.Khi đến Paris đồng hồ ở
sân bay chỉ mấy giờ ? Đồng
hồ đeo ở tay bạn có số chỉ
như đồng hồ ở sân bay
không?

-Chưa hiểu về khái niệm thời điểm
và thời giạn. Chưa biết về sự chênh
lệch múi giờ của 2 địa điểm Việt
Nam và Pari

- Lầm tưởng 100km là thơng tin
qng đường mình đã đi được.
chất điểm

- Không xác định được các hệ trục
tọa độ trong mặt phẳng

12


f.Phân xử tình huống giữa
Bình và An

- Chọn vật làm mốc sai, lầm tưởng

rằng trong cùng một ngữ cảnh hệ
quy chiếu không thể thay đổi

5. Sử dụng thông tin phản hồi để tổ chức các hoạt động học trên lớp
Hoạt động 1. Tìm hiểu các khái niệm: Chuyển động, quỹ đao, chất
điểm, hệ quy chiếu
- Đề nghị mỗi học sinh ghi cột K và cột W về các khái niệm: Chuyển
động, quỹ đao, chất điểm, hệ quy chiếu.
Học sinh dựa vào việc thực hiện nhiệm vụ 1 ở bộ câu hỏi khởi động, suy
nghĩ để ghi được các thông tin vào cột K và cột W.
- Hướng dẫn thảo luận kết quả HS ghi ở cột K và cột W để giúp các em
nhận ra các vấn đề cần giải quyết.
- Xác nhận ý kiến đúng. Thể chế hóa kiến thức
- Đề nghị mỗi HS hoàn thiện cột L ở phiếu học tập số 1.
Học sinh ghi nhận các khái niệm về chuyển động, quỹ đạo, chất điểm, hệ
quy chiếu. Trao đổi với bạn bên cạnh, nêu thắc mắc, khó khăn cần xử lí với GV.
- Theo dõi hoạt động của HS, giúp HS giải quyết khó khăn của các em
Hoạt động 2. Luyện tập
- Đề nghị các nhóm thảo luận các câu hỏi ở nhiệm vụ 2 ( phiếu học tập 1)
- Theo dõi các nhóm hoạt động, kịp thời hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.
- Hướng dẫn thảo luận:
+ Chiếu trên màn hình lần lượt từng câu hỏi sử dụng trong bộ câu hỏi
khởi động.
Lưu ý: +Nếu học sinh gặp khó khăn, giáo viên có thể nêu câu hỏi gợi ý
cho mỗi câu từ những quan niệm sai lầm của học sinh đã mắc phải để từng cá
nhận có thể nhận ra được lỗi sai và tự sửa lỗi.


Kiến thức về chất điểm.


Giáo viên nêu gợi ý các câu hỏi:
*Vật có kích thước nhỏ như: viên phấn, hịn bi phải là chất điểm khơng?
Chúng khơng là chất điểm trong những trường hợp nào, cho ví dụ cụ thể.
*Vật có kích thước lớn như: xe tải hay Sao Hỏa, Sao Kim, Trái Đất có
phải là chất điểm khơng? Tại sao?
*Viên bi lăn trên quãng đường 20cm phải là chất điểm không? Tại sao?
*Những vật trên là chất điểm khi nào? Nêu ví dụ cụ thể.
Học sinh thảo luận nêu ra ý kiến cá nhân.
13


Giáo viên tổng kết lại kiến thức đúng: Để xác định vật có phải là chất
điểm hay khơng, trước hết ta phải xác định quãng đường đi của vật có lớn hơn
nhiều so với kích thước của vật hay khơng?. Nếu Độ dài quãng đường đi của vật
rất lớn so với kích thước của vật thì lúc này vật được coi là chất điểm.


Kiến thức về vật làm mốc và thước đo.

Giáo viên nêu các câu hỏi:
* Nếu có bạn phát biểu rằng cột mốc
ghi thanh Hóa 100km là quãng đường
xe đi được 100km thì Tại Cột mốc số 0
ở Hà Giang viết Hà Giang 0km, có
phải quãng đường đi đến đó là 0km
hay khơng? Cột mốc đó có ý nghĩa gì?
* Có phải những vật đứng n xuất
hiện trên quãng đường đi của vật đều
là vật làm mốc?
* Sắp tới lớp tổ chức họp phụ huynh, Để xác định vị trí của em trong lớp thì em

sẽ mơ tả như thế nào cho phụ huynh biết, dùng dụng cụ gì để xác định?
Giáo viên hỗ trợ học sinh thảo luận và xác nhận kiến thức chính xác.
Giáo viên tổng kết lại kiến thức:
+Vật làm mốc: là vật mà ta chọn cho nó cố định để so với các vật khác.
+Để xác định được chính xác vị trí của vật : Nếu đã biết đường đi (quỹ
đạo) của vật, ta chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên đường
đó là có thể xác định được chính xác vị trí của vật bằng cách dùng một cái thước
đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.


Kiến thức Hệ tọa độ.

Yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức toán học học lớp 7 xác định tọa độ
của một điểm trong mặt phẳng tọa độ Oxy.
Học sinh lên bảng tham gia xác định tọa độ điểm M( 2,3) và N ( -4, 3).
Giáo viên nhấn mạnh ý nghĩa của chiều dương liên quan tới bài toán giá
trị vận tốc khi vật đi cùng chiều dương thì v > 0, vật khi vật đi ngược chiều
dương thì v < 0. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận: Để xác định vị trí của
một vật ta cần những gì và làm gì?
Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh thảo luận.
Kết luận kiến thức chính xác: Để xác định vị trí của một vật được
coi là chất điểm, ta chọn một vật làm mốc, hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc để
xác định tọa độ của vật.
14


Lưu ý: Trong trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần chọn một
vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.
Kiến thức thời điểm và thời gian
Giáo viên đưa ra câu hỏi: Để xác định được thời điểm xảy ra một hiện

thượng nào đó ta cần những yếu tố gì?
Giáo viên đưa ra tình huống: Bạn A bắt đầu xuất phát đi học lúc 6 giờ,
một tiếng sau bạn có mặt ở trường học. Bạn A đến trường vào thời điểm nào?
Xác định điều đó bằng cách nào?
Học sinh thảo luận, đưa ra ý kiến cá nhân. Giáo viên hỗ trợ thảo luận và
xác nhận câu trả lời chính xác.
Giáo viên kết luận lại:
+Thời điểm là giá trị đồng hồ hiện đang chỉ đến theo một mốc cho trước
mà ta xét.
+ Thời gian là khoảng thời gian trôi đi trong thực tế giữa hai thời điểm mà
ta xét.
+Ta chọn gốc thời gian tại thời điểm nào thì tính khoảng thơi gian diễn
biến của vật từ thời điểm đó.


Kiến thức hệ quy chiếu.

*GV nêu câu hỏi “ Muốn nghiên cứu chuyển động của một chất điểm, ta
cần làm những gì?
*HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi. *GV xác nhận ý kiến đúng.
GV kết luận lại kiến thức: Hệ quy chiếu gồm vật làm mốc gắn với hệ tọa
độ, gốc thời gian, đồ hồ đo thời gian.
- Hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi. Xác nhận ý kiến đúng. Học
sinh tự chữa bài.
+Mỗi nhóm học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi.
+ Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung chỗ thiếu, chỉ ra và sửa chỗ sai, nêu
những thắc mắc cần làm rõ
+ GV xác nhận ý kiến đúng, giải thích, bổ sung và kết luận. Mỗi HS tự
chữa bài
Hoạt động 3. Tổng kết bài học

-Tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất”.
- Giao nhiệm vụ về nhà:Thực hiện các nhiệm vụ học tập ở Phiếu học tập số
2.3.3. Tiến trình dạy học vừa đúng lúc “Bài học 2- Chuyển động thẳng đều”
Hoạt động 1. Tìm hiểu các khái niệm: Quãng đường, độ dời, vận tốc
trung bình, tốc độ trung bình, chuyển động thẳng đều.
15


Do các lớp có số lượng học sinh khá đơng, nên tơi chia lớp thành 4 nhóm
hoạt động, mỗi nhóm cử ra đại diện một nhóm trưởng và thư ký.
Để rèn kỹ năng đọc hiểu tài liệu và hoạt động nhóm nhằm đạt mục đích
bồi dưỡng năng lực tự học, tôi sử dụng kỹ thuật KWL
Giáo viên phát phiếu học tập số 4 đến từng nhóm học sinh.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 ( Làm trên lớp- Phiếu KWL)
K
(Những điều đã biết)

W
(Những điều muốn
biết)

L
(Những điều học được
sau bài học)

........................................ ....................................... .......................................
........................................ ....................................... .......................................
Giáo viên đề nghị mỗi học sinh trong nhóm tham gia thảo luận, tổng hợp
ghi ý kiến cá nhân vào cột K và cột W về các khái niệm: Quãng đường, độ dời,
vận tốc trung bình, tốc độ trung bình, chuyển động thẳng đều.

Học sinh dựa vào việc thực hiện nhiệm vụ 1 ở bộ câu hỏi khởi động, suy
nghĩ để ghi được các thông tin vào cột K và cột W trong thời gian 5 phút.
Sau khi hết thời gian quy định, các nhóm hồn thành phiếu học tập, cử đại
diện nhóm dán và trình bày nội dung lên bảng.
Giáo viên hướng dẫn thảo luận kết quả HS ghi ở cột K và cột W để giúp
các em nhận ra các vấn đề cần giải quyết.
- Đề nghị mỗi HS hoàn thiện cột L ở phiếu học tập số 4.
Học sinh ghi nhận các khái niệm về quãng đường, độ dời, vận tốc trung
bình, vận tốc tức thời, tốc độ trung bình, chuyển động thẳng đều
Trao đổi với bạn bên cạnh hoặc nêu thắc mắc, khó khăn cần xử lí với GV.
- Theo dõi hoạt động của HS, giúp HS giải quyết khó khăn của các em.
Giáo viên xác nhận ý kiến đúng. Thể chế hóa kiến thức
Hoạt động 2: Luyện tập
 Củng cố sâu kiến thức quãng đường và độ dời
*Giáo viên đề nghị các nhóm đọc lại và thảo luận câu hỏi 1 ở nhiệm vụ 2
*Giáo viên bổ xung thêm câu hỏi: Nếu trong trường hợp ơ tơ khơng quay
trở về B thì qng đường và độ dời có giá trị bằng bao nhiêu? Em có nhận xét gì
về kết quả này, Vậy giá trị độ dời bằng quãng đường khi nào?
Giáo viên hướng dẫn thảo luận. Xác nhận ý kiến đúng.
Giáo viên kết luận kiến thức đúng


Kiến thức về độ dời
16




Độ dời = tọa độ của vật lúc sau - tọa độ của vật lúc đầu



Độ dời khơng phụ thuộc vào hình dạng của quĩ đạo chuyển động mà chỉ
phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối.


Kiến thức về quãng đường



Quãng đường: là độ dài quĩ đạo chuyển động của vật.

=>GV nhận xét:

Khi chất điểm chuyển động, qng đường nó đi được có thể khơng trùng
với độ dời của nó.

Độ dời trùng với qng đường đi được khi chất điểm chuyển động theo
một chiều và lấy chiều đó làm chiều dương của trục tọa độ.


Tìm hiểu quy luật của chuyển động thẳng đều

Giáo viên nêu các câu hỏi gợi ý:
*Em hãy hiết phương trình chuyển động thẳng đều. Nêu rõ các đại lượng
có trong phương trình đó là gì ?
*Các giá trị xo,v có thể âm dương hoặc bằng 0 hay khơng? Nếu có thì xuất
hiện trong những trường hợp nào?
*Cho phương trình chuyển động của vật C,vật D lần lượt là: xC = 10t ,
xD = 60 -30t. Phương trình trên cho ta biết được những thơng tin gì về chuyển
động của 2 vật C,D.

*Cùng một lúc từ hai điểm A, B có 2 xe đi ngược chiều về phía nhau, lúc
6 giờ xe đi từ A với vận tốc 30km/h, xe đi từ B với vận tốc 40km/h . Biết quãng
đường AB dài 210000m. Viết phương trình chuyển động của mỗi xe, xác định
thời điểm hai xe gặp nhau và vẽ đồ thị tọa độ (xot) tương ứng cho mỗi xe trong
các trường hợp:
a.chọn gốc tọa độ tại A và chiều dương là chiều chuyển động của xe A.
b.Chọn gốc tọa độ tại B và chiều dương là chiều chuyển động của xe A.
Giáo viên đề nghị các nhóm thảo luận lần lượt các câu hỏi trên
Giáo viên theo dõi hoạt động của HS, giúp HS giải quyết khó khăn, thắc
mắc của HS. Giáo viên hướng dẫn lần lượt từng câu hỏi. Xác nhận ý kiến đúng
Để củng cố nội dung kiến thức, GV đề nghị các nhóm thảo luận câu ở
nhiệm vụ 2 trên Phiếu học tập số 3.
- Hướng dẫn thảo luận. Xác nhận ý kiến đúng Học sinh tự chữa bài.
Lưu ý:
+Nếu thấy học sinh gặp khó khăn về vẽ đồ thị, giáo viên có thể nêu câu
hỏi gợi ý “ để vẽ đồ thị của một hàm số ta cần thực hiện những cơng việc gì?”
17


+ Để giúp HS nhận nhanh dạng đồ thị có thể nêu câu hỏi gợi ý “Phương
trình x=x0+vt tương đương với dạng hàm số nào và đồ thị có dạng thế nào?
 Tìm hiểu về cơng thức cộng vận tốc của chuyển động thẳng đều
- Đề nghị các nhóm thảo luận câu hỏi 5 ở nhiệm vụ 2, cử đại diện nhóm
lên trình bày.
- Hướng dẫn thảo luận. Xác nhận ý kiến đúng Học sinh tự chữa bài.
Hoạt động 3. Tổng kết bài học
-Tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất”. Nêu thể lệ cuộc thi:
+ Các câu hỏi được chiếu lần lượt. (câu hỏi ở Phụ lục số 4)
+ Ai giơ tay trước có quyền trả lời, nếu trả lời đúng được ghi điểm, nếu
trả lời sai thì HS khác tiếp tục được trả lời.

+ Trong vịng 1 phút nếu khơng có câu trả lời đúng, đáp án được chiếu.
- GV công bố kết quả thi.
- Giao nhiệm vụ về nhà:Thực hiện các nhiệm vụ học tập ở Phiếu học tập
2.3.4. Tiến trình dạy học vừa đúng lúc “Bài học 3: Chuyển động thẳng biến
đổi đều”
Hoạt động 1. Tìm hiểu các khái niệm: Vận tốc tức thời, gia tốc, chuyển
động thẳng biến đổi đều, chuyển động nhanh dần đều, chuyển động chậm
dần đều, sự rơi tự do
- Đề nghị các nhóm thảo luận nhanh chóng trong khoảng thời gian 5 phút
nhiệm vụ 1 ở Phiếu học tập số 5. Ghi ý kiến chung của nhóm vào giấy A3.
- Theo dõi các nhóm hoạt động để kịp thời hướng dẫn HS gặp khó khăn.
- Hướng dẫn thảo luận:
+ Đề nghị các nhóm dán bảng kết quả hoạt động của nhóm lên bảng
+ Thảo luận lần lượt từng nội dung theo cách: Các nhóm chỉ ra chỗ sai,
chỗ thiếu của nhóm bạn và sửa sai thành đúng, bổ sung chỗ thiếu.
-Xác nhận ý kiến đúng và thể chế hóa kiến thức sau khi thảo luận mỗi nội
dung. Lưu ý:
+ Sau khi xây dựng được khái niệm gia tốc. Giáo viên định hướng học
sinh chú ý khai thác từ đặc điểm của gia tốc ở mỗi loại chuyển động thì HS sẽ tự
lực xây dựng được phương trình chuyển động và phương trình vận tốc của
chuyển động nhanh dần đều và chậm dần đều.
+ Khi thảo luận về Rơi tự do, sau khi xác nhận quy luật rơi tự do là
chuyển động nhanh dần đều thì GV thơng báo ở cùng một nơi mọi vật rơi tự do
có cùng gia tốc g. Từ đó học sinh có thể tự chủ tìm các cơng thức của rơi tự
do.Tuy nhiên, giáo viên cần hỏi thêm về cách chọn gốc thời gian để giúp học
sinh không mắc sai lầm coi vận tốc ban đầu của rơi tự do luôn bằng không.
18


Sau khi tổng kết lại các kiến thức lý thuyết, giáo viên dành nhiều thời gian

đi sâu vào nghiên cứu thảo luận và giải quyết kịp thời những sai lầm của học
sinh về các kiến thức như:
Hoạt động 2: Luyện tập
 Củng cố kiến thức phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều.
Giáo viên gợi ý câu hỏi:
*Hãy viết phương trình chuyển động và phương trình vận tốc của vật
chuyển động thẳng biến đổi đều. Gía trị vo, a có thể âm, dương hoặc bằng 0 hay
khơng? Nếu có thì những giá trị đó xuất hiện khi nào?
*Viết cơng thức tính quãng đường chuyển động của vật chuyển động
thẳng biến đổi đều, các công thức liên quan tới mối liên hệ giữa các đại lượng
v,a,s và công thức liên quan tới mối liên hệ giữa các đại lượng v,a,t.
Học sinh thảo luận, đưa ra ý kiến cá nhân
Giáo viên hỗ trợ thảo luận và xác nhận câu trả lời chính xác.
Giáo viên kết luận lại:
x = x0 + v0 t +

*Phương trình chuyển động:
*Phương trình vận tốc:

at 2
2

v = v 0 + at
S = v0t +

at 2
2

*Cơng thức tính qng đường
*Mối liên hệ giữa v,a,t: v = vo+at. Mối liên hệ giữa v,a,s: v2- v02=2as

* Giá trị vo, a có thể âm, dương hoặc bằng 0 tùy thuộc vào tính chất
chuyển động của vật và cách chọn hệ quy chiếu.
( vo > 0 khi vật chuyển động cùng chiều với chiều dương
vo < 0 khi vật chuyển động ngược chiều với chiều dương.
a.vo > 0 khi vật chuyển động nhanh dần đều
a.vo < 0 khi vật chuyển động chậm dần đều
v0 = 0 khi vật bắt đầu xuất phát hoặc không chuyển động
a = 0 khi vật chuyển động thẳng đều.)
-Lưu ý về việc chọn hệ quy chiếu là việc rất cần thiết và quan trọng trong
mỗi bài toán chuyển động, học sinh không thể bỏ qua. Học sinh tự chữa lại bài.
19


- Để củng cố kiến thức vừa học, đề nghị các nhóm thảo luận các câu hỏi
2,4 ở nhiệm vụ 2 và đưa ra ý kiến chung của nhóm.
- Hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi. Chỉ ra những sai lầm của HS
trong quá trình thảo luận. Hướng dẫn đọc đề bài, tóm tắt và trích suất thơng tin
từ đề bài.
-Xác nhận ý kiến đúng (Chiếu lần lượt các Slide đáp án)
 Tìm hiểu Sự rơi tự do
Giáo viên nêu câu hỏi:
* Nêu đặc điểm của sự rơi tự do ?
* Lập cơng thức tính qng đường rơi của vật trong giây thứ n và trong n
giây cuối. Học sinh thảo luận, đưa ra ý kiến cá nhân
Giáo viên hỗ trợ thảo luận lần lượt từng câu hỏi. Chỉ ra những sai lầm của
HS trong quá trình thảo luận và xác nhận câu trả lời chính xác.
Giáo viên kết luận lại:
Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do
- Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng.
- Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.

- Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- Cơng thức tính quãng đường đi được sau khoảng thời gian t là
S = với g = 9,8m/s2
Quãng đường vật đi trong n giây cuối
Quãng đường vật đi trong t giây: S1 =
Quãng đường vật đi trong ( t – n ) giây: S2 =
Quãng đường vật đi trong n giây cuối: ΔS = S1 – S2
Quãng đường vật đi được trong giây thứ n.
Quãng đường vật đi trong n giây: S1=
Quãng đường vật đi trong (n – 1) giây: S2 =
Quãng đường vật đi được trong giây thứ n: ΔS = S1 – S2
- Hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi. Chỉ ra những sai lầm của HS
trong quá trình thảo luận. Hướng dẫn đọc đề bài, tóm tắt và trích suất thơng tin
từ đề bài. -Xác nhận ý kiến đúng Học sinh tự chữa lại bài.
 Đồ thị tọa độ và đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều
- Đề nghị các nhóm thảo luận câu hỏi 4 ở nhiệm vụ 2 đưa ra ý kiến chung
của nhóm, vẽ trên giấy A3.
- Hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi theo cách:
+ Viết phương trình chuyển động và phương trình vận tốc lên bảng
x = x0 + v0 t +

at 2
2

+ Nêu câu hỏi gợi ý “Phương trình
tương đương với
dạng hàm số nào và đồ thị có dạng thế nào?
+ Chiếu lần lượt các Slide đáp án . Học sinh tự chữa bài.
20



- Để củng cố và mở rộng kiến thức, giáo viên nêu và hướng dẫn thảo luận
lần lượt hai câu hỏi ” Từ đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng đều hoặc thẳng
biến đổi đều có thể xác định được vận tốc của chuyển động không?
- Xác nhận ý kiến đúng. Khái quát cách đọc đồ thị tọa độ và đồ thị vận
tốc. Học sinh ghi nhận.
Hoạt động 3. Tổng kết bài học
- Đề nghị HS đọc các công thức đã học trong bài. GV xác nhận ý kiến
đúng ghi vào góc bảng.
- Tổ chức trị chơi “Cặp đơi hoàn hảo”.Nêu thể lệ cuộc thi:
+Mỗi học sinh đề xuất một bài tập đơn giản có áp dụng một trong các
cơng thức có trong bài học trong thời gian 5 phút
+ 5 học sinh hoàn thành sớm nhất lên bảng viết đề bài ( 3 phút). Các học
sinh khác tự theo dõi một bạn mình yêu mến nhất để suy nghĩ giải bài của bạn.
+ 5 học sinh lựa chọn nhanh nhất lên bảng giải bài của 5 bạn
- Hướng dẫn thảo luận về đề bài, cách giải của từng bài. Xác nhận ý kiến
đúng.Học sinh tự chữa bài.
- Giao nhiệm vụ về nhà:Thực hiện các nhiệm vụ học tập ở Phiếu học tập
2.3.5.Tiến trình dạy học vừa đúng lúc “ Bài học 4- Chuyển động tròn đều”
Hoạt động 1. Tìm hiểu các khái niệm: Chuyển động trịn đều, Tốc độ
dài, Vecto vận tốc, Gia tốc hướng tâm, Chu Kỳ, Tần số, Tốc độ góc
Để rèn kỹ năng đọc hiểu tài liệu và hoạt động nhóm nhằm đạt mục đích
bồi dưỡng năng lực tự học, chúng tôi sử dụng cách tổ chức hoạt động nhóm học
tập trên lớp.
- Đề nghị các nhóm thảo luận nhiệm vụ 1 ở Phiếu học tập số 6. Ghi ý kiến
chung của nhóm vào giấy A3.
Giáo viên nêu thêm câu hỏi:
*Hãy xác định chu kỳ chuyển động của kim giờ và kim phút?
- Theo dõi các nhóm hoạt động để kịp thời hướng dẫn HS gặp khó khăn.
- Hướng dẫn thảo luận:

+ Đề nghị các nhóm dán bảng kết quả hoạt động của nhóm lên bảng
+ Thảo luận lần lượt từng nội dung theo cách: Các nhóm chỉ ra chỗ sai,
chỗ thiếu của nhóm bạn và sửa sai thành đúng, bổ sung chỗ thiếu.
-Xác nhận ý kiến đúng và thể chế hóa kiến thức sau mỗi nội dung.
Hoạt động 2. Luyện tập
- Đề nghị các nhóm thảo luận các câu hỏi ở nhiệm vụ 2
- Theo dõi các nhóm để kịp thời hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.
21


- Hướng dẫn thảo luận:
+ Chiếu trên màn hình lần lượt từng câu hỏi trong bộ câu hỏi khởi động.
+Mỗi nhóm học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi.
+ Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung chỗ thiếu, chỉ ra và sửa chỗ sai, nêu
những thắc mắc cần làm rõ
+ GV xác nhận ý kiến đúng, giải thích, bổ sung và kết luận.
Hoạt động 3. Tổng kết bài học
-Tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất”. Nêu thể lệ cuộc thi:
+ Các câu hỏi được chiếu lần lượt
+ Ai giơ tay trước có quyền trả lời, nếu trả lời đúng được ghi điểm, nếu
trả lời sai thì HS khác tiếp tục được trả lời.
+ Trong vòng 1 phút nếu khơng có câu trả lời đúng, đáp án được chiếu.
- GV công bố kết quả thi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường.
Ngay sau khi xây dựng hệ thống câu hỏi JiTT, thiết kế được mô hình dạy
học vừa đúng lúc cho nội dụng chương “ động học chất điểm” vật lý 10. Tôi đã
mạnh dạn áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy học ở lớp 10 A5 và để so sánh hiệu
quả của sáng kiến, tôi đã tiến hành song song việc dạy với phương pháp dạy
thông thường với lớp đối chứng 10A6 ở trường THPT Cẩm Thủy 1. Được biết

rằng, với đầu vào của 2 lớp cơ bản này học sinh có thực lực tương đương nhau.
2.4.1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Để rút ra nhận xét về hiệu quả tiếp thu tri thức của mơ hình dạy học mới
cũng như hiệu quả của cách đánh giá học sinh so với mơ hình lớp học truyền
thống, chúng tơi tiến hành so sánh điểm bài kiểm tra trắc nghiệm cuối chương
của nhà trường đề ra với điểm đánh giá quá trình học tập của các em
Bảng 3.6.Bảng thống kế các điểm số (Xi) của bài kiểm tra
Lớp

Số
HS

Điểm số (xi)
2

3

4

5

22

6

7

8

9


10


TN

42

0

0

0

2

3

10

12

9

6

0

ĐC


41

0

0

1

3

9

12

8

5

3

0

Dựa vào biểu đồ phân bố điểm của
nhóm TN và ĐC ta thấy:

BIỂU ĐỒ 3.1- PHÂN BỐ ĐIỂM
CỦA NHÓM ĐC VÀ TN

Trong khoảng phổ điểm từ 1 đến 10
điểm, hệ số điểm của hai lớp đối chứng

và lớp thực nghiệm không được phân
chia một cách đồng đều, mà ở lớp đối
chứng điểm 6 được phân bố nhiều
nhất, lớp thực nghiệm điểm 7 được
phân bố nhiều nhất cho thấy sức học
của lớp thực nghiệm tốt hơn sức học
của lớp đối chứng.
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất điểm
Số
HS

Số % học sinh đạt điểm xi ( Tần suất)
1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

TN

42

0

0

0

4,76

7,14

23,8
1

28,5
7

21,4
3

14,2
9

0


ĐC

41

0

0

2,4
5

7.33

21,9
5

29,2
6

19,5
1

12,1
9

7,31

0

Lớp


Dựa vào biểu đồ phân phối tần suất điểm BIỂU ĐỒ 3.2- BIỂU ĐỒ PHÂN
của nhóm TN và ĐC ta thấy: Đường biểu PHỐI TẦN SUẤT ĐIỂM CỦA
NHÓM ĐC VÀ TN
diễn phân phối học sinh đạt xi của nhóm TN
đối xứng xung quanh giá trị mod = 7, của
nhóm ĐC đối xứng quanh giá trị mod = 6.
Đường biểu diễn phân phối tần suất lũy
tích điểm của nhóm TN ln nằm bên phải so
với đường biểu diễn phân phối tần suất lũy
tích điểm của nhóm ĐC, chứng tỏ kết quả học
tập của nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC.
Sau khi thực nghiệm bằng mơ hình dạy học
JiTT ở chương “Động học chất điểm” ta thấy
có dấu hiệu đáng mừng về sự cải thiện kết
quả học tập cho tồn thể học sinh lớp thực
nghiệm.
Tính các tham số đặc trưng thống kê
23


- Điểm trung bình: - Phương sai:
- Độ lệch chuẩn được tính theo cơng thức
- Hệ số biến thiên: .Trong đó fi là tần số tương ứng với điểm Xi
Bảng 3.8. Các tham số thống kê của nhóm TN và ĐC
Số
học sinh

Điểm
trung bình


TN

42

6,976

1,779

1,334

0,191

ĐC

41

6,219

2,075

1,440

0,231

Lớp

Phương sai

Độ lệch

chuẩn

Hệ số
biếnthiên

Sau khi thử nghiệm dạy chương động học chất điểm bằng phương pháp
JiTT ta thấy điểm sự khác nhau giữa các điểm trung bình của 2 lớp, lớp TN bằng
6,97619, cao hơn so với điểm trung bình của lớp ĐC bằng 6,219512. Điều này
cho chúng ta biết được sức học của hai lớp là khác nhau.
So sánh giá trị phương sai của hai lớp ta thấy, phương sai cuả lớp TN S 2=
1,779 nhỏ hơn so với phương sai của lớp ĐC S2=2,0756. Phương sai càng nhỏ
hơn càng cho chúng ta thấy được rằng kết quả học tập mơn Vật lí của lớp TN đã
có những chuyển biến tích cực, sức học của học sinh lớp TN đồng đều hơn sức
học của học sinh lớp ĐC.
Các kết quả thống kê đã cho thấy chất lượng, và kết quả học tập của các
học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn các học sinh ở lớp đối chứng là có ý nghĩa.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng mô hình dạy học vừa
đúng lúc ( Just-in-time teaching) vào dạy học “Động học chất điểm”- Vật lí
10” tơi đã đạt được những kết quả sau:
- Đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về JiTT, phương pháp dạy
học JiTT theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh, đề xuất bốn tiến
trình tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh theo
JiTT đảm bảo các nguyên tắc thiết kế nội dung dạy học theo JiTT.
- Đã điều tra, khảo sát và đánh giá được thực trạng việc tự học và việc bồi
dưỡng năng lực tự học trong dạy học Vật lí ở trường THPT. Qua đó đã chỉ ra
được nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
- Đã thiết kế được 4 tiến trình tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng năng
lực tự học của học sinh theo JiTT và tiến hành thực nghiệm sư phạm,tiến hành
kiểm tra lấy kết quả đánh giá, tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh khối

lớp 10 có sự chuyển biến cao trong giảng dạy, kết quả kiểm tra đánh giá của các
các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp đối chứng, học sinh hiểu bài, có khả
năng tổng hợp kiến thức và vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn. Khi xây
dựng hoạt động dạy học vừa đúng lúc kịp thời giải quyết những sai lầm của học
24


sinh trong quá trình dạy trên lớp khiến các em học sinh rất hứng thú với mơn
học, học tập tích cực hơn, phát huy được các năng lực vốn có trong học sinh và
nhất là năng lực tự học, tính tích cực của học sinh từ đó được phát huy.
Để đạt được mục tiêu đề ra góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn nói
riêng và chất lượng giáo dục nói chung tơi có một số kiến nghị như sau:
+ Nên tổ chức nhiều lớp tập huấn và thực hành mẫu về việc thay đổi
phương pháp dạy học Vật Lý cho giáo viên dạy Vật Lý nhằm phát triển năng lực
người học vào đầu năm học.
+ Đầu tư và bổ xung các thiết bị máy chiếu tại các lớp học khối 10
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ và quan tâm sát sao việc tự học của học
sinh giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh.
+ Cần sử dụng điểm quá trình học tập, quá trình thực hiện nhiệm vụ của
tồn khóa học vào việc đánh giá và nhận xét học sinh
Vì thời gian nghiên cứu khơng dài, trình độ nghiên cứu cịn non yếu nên
khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tơi mong được sự đóng góp ý
kiến của q thầy cơ giáo và các cấp lãnh đạo để chất lượng dạy học bộ môn Vật
Lý ngày càng nâng cao.
Cẩm Thuỷ, ngày 20 tháng 5 năm 2022
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

khơng sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện:

Lê Thu Phương

25


×