Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

(SKKN 2022) Tích hợp liên môn trong dạy học văn bản Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Tiết PPCT 6, Ngữ Văn 12, tập 1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.2 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP LIÊN MƠN TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN
TUN NGƠN ĐỘC LẬP (HỒ CHÍ MINH), TIẾT PPCT 6,
NGỮ VĂN 12, TẬP 1

Người thực hiện: Nguyễn Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ văn

MỤC LỤC
THANH HOÁ NĂM 2022

1


Nội dung

Trang

1. Mở đầu

3

1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.


3
4

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

4

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

4

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

4

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

6

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .

7

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

15

3. Kết luận và kiến nghị .


16

Tài liệu tham khảo.

17

Danh mục đề tài sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng SKKN
đánh giá.
Phụ lục.

18

5

Mục lục

2


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV
HS
SGK
SGV
THPT
TPVH
GDCD
TNĐL

Giáo viên

Học sinh
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Trung học phổ thông
Tác phẩm văn học
Giáo dục công dân
Tuyên ngôn Độc lập

3


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ngữ Văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được
học từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là mơn học có vị trí quan trọng trong nhà trường
bởi chức năng đặc biệt của nó. Mơn học này góp phần hình thành và phát triển
cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực
và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
Mơn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu
hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử
nhân văn; có tình u đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và
bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hố Việt Nam;
có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
Hiện nay, với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hố, sự phát triển vượt
bậc của khoa học cơng nghệ, một mặt xã hội đề ra những yêu cầu ngày càng cao
đối với thế hệ trẻ, mặt khác cũng làm cho hứng thú và nguyện vọng của thế hệ
trẻ ngày càng phát triển. Vì thế học sinh có điều kện để tìm hiểu tường tận để
thỏa mãn hứng thú và nguyện vọng của mình thơng qua mạng internet, sách
tham khảo, học thêm, các lớp đào tạo kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp…Tất
cả những điều đó, địi hỏi ở người thầy phải có vốn hiểu biết sâu rộng, phải nắm

vững những định hướng của mơn mình phụ trách. Khơng những thế, người thầy
cịn phải khơng ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện để cung cấp cho học
sinh những kiến thức chuẩn xác, phong phú từ nhiều bộ mơn khoa học khác
nhau.
Từ năm 2002, chương trình THPT mơn Ngữ văn, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã
hướng dẫn: Quan điểm tích hợp cần được hiểu tồn diện và phải được qn triệt
trong tồn bộ mơn học từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi
khâu trong quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của học tập; tích hợp
trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học
của giáo viên và trong quá trình học tập của học sinh. Nội dung tích hợp liên
mơn cũng nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo. Dạy học tích hợp liên mơn trở thành một hoạt động được tiến
hành trong nhiều môn học khác nhau trong đó có mơn Ngữ Văn.
Dạy học liên môn trong môn Ngữ văn học là giúp người học nhận thức
được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay
trong mơi trường diễn xướng của nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn
học và lịch sử phát sinh; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời
khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh.
Thực tế cho thấy, vốn hiểu biết của học sinh về tri thức của các lĩnh vực,
kinh nghiệm sống, văn hóa, kĩ năng sử dụng ngơn ngữ, …cịn nhiều hạn chế
khiến cho việc tiếp cận tác phẩm của các em gặp nhiều khó khăn. Học sinh
khơng hiểu do đó khơng thể u thích những tác phẩm dù các em vẫn biết đó là
những tác phẩm đỉnh cao của nền văn học dân tộc. Vì vậy, việc đưa học sinh về
4


mơi trường văn hóa của thời đại, kéo tầm đón nhận của các em về trùng khít với
yêu cầu tầm đón nhận của tác phẩm là việc cần thiết cả về mặt khoa học lẫn giáo

dục.
Vì thế, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ
các lĩnh vực khác có vai trị quan trọng trong việc khơi phục, tái hiện hình ảnh
q khứ, tài liệu tham khảo giúp người học xây dựng được tầm “đón nhận phù
hợp với văn bản”
Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu liên mơn cịn giúp người học có thêm cơ sở
để hiểu rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương
pháp nghiên cứu văn học. Tài liệu tham khảo về lịch sử văn hóa là phương tiện
có hiệu quả để giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa kích thích sự hứng
thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi luôn trăn trở với
câu hỏi:
Phải tích hợp như thế nào cho phù hợp, đặc biệt đối với những tác phẩm
khó như Tun ngơn độc lập mà ở đó học sinh vừa phải hiểu được giá trị nội
dung - nghệ thuật vừa phải nắm được quan điểm chính trị - tư tưởng của Hồ Chí
Minh là điều không dễ.
Tôi đã thử nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đem lại thành cơng nhất định.Vì
thế qua mỗi lần thử nghiệm, tôi đã tự điều chỉnh và tự hồn thiện dần phương
pháp dạy học. Tơi nhận thấy sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức của các
mơn mà học sinh đã và đang được học như môn Lịch sử, mơn Địa lí, mơn
GDCD, phân mơn Làm văn, Tiếng Việt… vào trong bài giảng đã đạt hiệu quả
nhất định.
Qua q trình giảng dạy, tơi mạnh dạn chọn đề tài Tích hợp liên mơn
trong dạy học văn bản “Tun ngơn độc lập”(Hồ Chí Minh), Tiết PPCT 6,
Ngữ Văn 12, tập 1.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tơi tiến hành đề tài này với ba mục đích cơ bản sau:
- Nâng cao hiệu quả giờ đọc văn trong trường THPT.
- Phát huy tính tích cực của học sinh.
- Khơi gợi lịng say mê u thích mơn Ngữ văn.

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tích hợp liên môn trong dạy học văn bản Tuyên ngôn độc lập.
- Học sinh lớp 12A2, 12A3 tại trường THPT Hậu Lộc 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phân loại thống kê
- Phương pháp đọc - hiểu, phân tích, tổng hợp,…
2. Nội dung sáng kiên kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
5


2.1.1. Khái niệm tích hợp
Một cách tổng quát nhất, theo từ điển Tiếng Việt, tích hợp được giải thích
là việc dồn hợp chung lại. Một cách định nghĩa rõ ràng hơn được nhà nghiên
cứu Đỗ Chu Ngọc đưa ra cho “tích hợp” là sự phối kết các tri thức thuộc một
nhóm mơn học có sự tương đồng vào một lĩnh vực chung. Cụ thể hơn trong lĩnh
vực giáo dục, tích hợp được định nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị, thậm chí là
trong một tiết học hoặc một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan
với nhau nhằm mục đích tăng cường hiệu quả giáo dục đồng thời cũng nâng cao
chất lượng và tiết kiệm thời gian học tập cho người học . Dạy học tích hợp là một
quan niệm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần
thiết, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết có hiệu quả những
tình huống thực tiễn. Theo đó, giáo viên sẽ lồng ghép những nội dung giáo dục
vào các mơn học có sẵn, thơng qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức
và hướng dẫn, học sinh không chỉ biết cách thu thập, chọn lọc và xử lý thơng tin
mà cịn chủ động nên lên vấn đề, vận dụng các kiến thức và kỹ năng vào giải

quyết các vấn đề liên quan đến học tập và thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp
giúp cho việc học tập của học sinh trở nên ý nghĩa hơn, phát triển được những
năng lực cần thiết như năng lực giải quyết vấn đề, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay.
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ,
có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn
học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất,
dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các
môn học hoặc các hợp phần của bộ mơn đó. Trong Chương trình THPT, mơn
Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự
phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để
chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả
tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.”
Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại, nó
góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt
động tích hợp, trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng;
có khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào
giải quyết các tình huống cụ thể.
Những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được
nghiên cứu, áp dụng ở THPT như: dạy học tích cực, phương pháp thảo luận
nhóm, phương pháp tạo ơ chữ, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong
dạy học…Tất cả đêu nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh và phát triển tư
duy sáng tạo chủ động cho học sinh. Tích hợp liên mơn trong dạy học các mơn
nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng thực sự là phương pháp hữu hiệu, tạo ra
mơi trường giáo dục mang tính phát huy tối đa năng lực tri thức của học sinh
đem đến hứng thú mới cho việc dạy học ở trường phổ thơng.
2.1.2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT
Phạm vi tích hợp trong giờ dạy Ngữ văn rất phong phú: vừa tích hợp nội
môn (giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Làm văn hay giữa những bài học có
6



cùng chủ đề); vừa có thể tích hợp liên mơn như: tích hợp Văn - Lịch sử (tích hợp
mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng
thời kỳ, về nhân vật lịch sử... để lý giải và khai thác giá trị, thành công cũng như
hạn chế của tác phẩm); tích hợp Văn - Địa lý (tích hợp mở rộng theo hướng vận
dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh
nghệ thuật); tích hợp Văn - Âm nhạc (hát, ngâm thơ, diễn kịch); tích hợp Văn Mỹ thuật (khi dạy học một tác phẩm văn chương giáo viên có thể cho học sinh
vẽ tranh minh họa…). Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở
trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn
được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ
phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất
phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép
kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến
thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình
huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi,
đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn
học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ
năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng
góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và
vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề
thuộc từng phân mơn.
2.1.3. Tích hợp liên mơn trong dạy học văn bản Tun ngơn độc lập.
Việc dạy học tích hợp liên mơn trong dạy học văn bản Tuyên ngôn Độc
lập không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng
một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng
bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, đồng thời hình thành và phát
triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học
Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp địi
hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp,

chứ khơng phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung
riêng rẽ thuộc nội bộ phân mơn. Khi tích hợp kiến thức Địa lý, Lịch sử, Giáo
dục công dân, Tiếng Việt, Làm văn, kĩ năng sống… trong dạy học tác phẩm này
đã phần nào khơi dậy ở các em học sinh sự hứng thú đối với bài học và sự say
mê tìm tòi khám phá tác phẩm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Khác với phương thức tự sự phản ánh đời sống khách quan thông qua
các sự kiện, hệ thống sự kiện: thể hiện một bức tranh khách quan về thế giới, về
những gì tồn tại bên ngoài người trần thuật, văn nghị luận lấy việc đề xuất, bàn
bạc, thảo luận, phê bình vấn đề có ý nghĩa xã hội làm nội dung chủ yếu, hướng
tới người thuyết phục, người đọc, người nghe tin vào ý kiến đúng đắn cũng như
phương thức trình bày, lập luận chủ đề của người viết. Tuyên ngôn Độc lập của
Hồ Chí Minh là một tác phẩm văn chính luận mẫu mực với hệ thống lập luận
chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, văn phong giàu tính hình tượng. Dạy tác phẩm này không
những giúp cho học sinh hiểu được quan điểm tư tưởng của Người, mà còn phải
7


giúp các em nắm được nội dung cơ bản, đặc sắc nghệ thuật của nó, giúp các em
có thể vận dụng vào giải quyết những tình huống trong cuộc sống.
Thực tế khi dạy văn bản Tuyên ngôn Độc lập, bản thân tơi thấy cịn một số
tồn tại khó thực hiện như: Về phía GV: giáo viên chưa tạo được hứng thú học
tập cho học sinh, một số GV ngại soạn giáo án tích hợp liên mơn do mất nhiều
thời gian tìm hiểu tài liệu liên quan.
Về phía GV: học sinh không hứng thú, thờ ơ, không nhớ, không hiểu giá
trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm, thực trạng phổ biến trong các
tiết học tác phẩm này là học sinh thụ động ngồi nghe giảng.
Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh tiết học văn bản
Tuyên ngôn độc lập ở lớp 12A2, 12A3 năm học 2021-2022 khi giáo viên chưa
dạy tích hợp liên mơn.


Lớp

Sĩ số

12A2
12A3

35
38

Hứng thú học tập
Số lượng
%
12
34,3
14
36,8

Không hứng thú học tâp
Số lượng
%
23
65,7
24
63,2

Bảng chất lượng bài kiểm tra thường xuyên sau khi học văn bản Tuyên
ngôn Độc lập khi tôi chưa sử dụng phương pháp tích hợp liên mơn.
Giỏi

Lớp
12A2
12A3

Sĩ số
35
38

Số
lượng
0
0

Khá
%
0
0

Số
lượng
3
5

%
8,6
10,3

Trung bình
Số
%

lượng
17
48,6
20
52,6

Yếu
Số
%
lượng
15
42,8
13
37,1

Khi được hỏi tại sao các em không hứng thú với bài học và kết quả bài
kiểm tra cịn thấp thì các em trả lời như sau: Do nội dung bài khó, khơ khan; các
em khơng nắm được hồn cảnh lịch sử khi tác phẩm ra đời; do phương pháp
giảng dạy của giáo viên chưa khơi dạy ở các em sự yêu thích đối với bài học.
Như vậy, trong số các nguyên nhân khiến cho HS không hứng thú học và
kết quả kiểm tra thấp có liên quan đến giáo viên, đó chính là phương pháp giảng
dạy. Vì vậy nếu chúng ta khơng thay đổi phương pháp dạy học thì các em sẽ
khơng thích học, sẽ thờ ơ với tác phẩm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Vận dụng các kiến thức mơn Lịch sử.
Có thể nói, đây là bộ mơn được tích hợp nhiều nhất khi dạy tác phẩm văn
học. Bởi các tác phẩm được học trong chương trình có quan hệ mật thiết với lịch
sử. Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, bao giờ ta cũng phải đặt tác phẩm vào
hoàn cảnh sáng tác và bối cảnh xã hội cụ thể. Có nắm được hồn cảnh ra đời của
tác phẩm ta mới thấy hết được giá trị tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Khi dạy

8


giáo viên cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu
tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, phù hợp với nội dung
bài học. Sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức Văn học qua
tư liệu lịch sử, đặt tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của nó để học sinh
đánh giá được những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về nội dung tư
tưởng hay nghệ thuật thể hiện. Khi dạy Tuyên ngôn Độc lập, giao viên cần vận
dụng những kiến thức Lịch sử cần thiết như:
Vận dụng kiến thức Lịch sử lớp 12: Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ở phần hoàn cảnh sáng tác để học sinh nắm vững hơn hoàn cảnh ra đời tác
phẩm.
Vận dụng kiến thức Lịch sử nước ta năm 1945 khi phát xít Nhật thực hiện
chính sách nhổ lúa trồng đay gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 đề thấy được
tội ác của kẻ thù:
2.3.2. Vận dụng các kiến thức môn Địa lý.
Đây cũng là một môn học được sử dụng nhiều trong q trình dạy văn
bản. Mơn học này sẽ phát huy tác dụng khi giúp cho học sinh nắm được quê
quán tác giả, những địa danh mà tác phẩm đề cập đến. Bởi mỗi vùng miền đều
có đặc điểm rất riêng. Khi dạy giáo viên cần tìm hiểu những kiến thức trong
SGK Địa lí hay tài liệu tham khảo mơn Địa lí như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên,
khí hậu địa hình của một khu vực để giúp học sinh tìm hiểu khơng gian nghệ
thuật của tác phẩm. Điều này sẽ giúp các em học sinh khắc sâu hơn những kiến
thức về hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Ở Tuyên ngôn độc lập tôi vận dụng kiến thức
địa lí về vị trí địa lí của Quảng trường Ba Đình- Hà Nội- nơi Bác đọc bản tun
ngơn.
Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên
đường Hùng Vương thuộc khu vực cửa Tây của thành cổ Hà Nội. Phía tây
Quảng trường Ba Đình giáp Lăng Hồ Chủ tịch, phía bắc giáp Văn phịng Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phía đơng giáp Hội trường Ba Đình, phía đơng
nam giáp trụ sở Bộ Ngoại giao. Quảng trường Ba Đình là nơi ghi dấu nhiều cột
mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt vào ngày 2/9/1945 nơi đây đã
được Bác Hồ chọn đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa. Trong suốt những năm qua, Quảng trường Ba Đình cũng là
nơi thường xuyên được chọn để tổ chức các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm mang dấu
ấn lịch sử quan trọng của đất nước như cuộc mít tinh chào mừng Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trở về Hà
Nội sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, lễ mừng đất nước thống nhất ngày
2/9/1975, lễ kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,…
2.3.3. Sử dụng tư liệu của các ngành nghệ thuật.
Giáo viên kết hợp các hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực như Hội họa,
kiến trúc, sân khấu điện ảnh, điêu khắc, ca nhạc vào bài giảng để học sinh có
vốn văn hóa rộng, có cái nhìn trực quan hơn khi tiếp cận tác phẩm. Bởi bản thân
văn học có mối quan hệ chặt chẽ với các loại hình nghệ thuật khác. Khi đọc văn
bản trong SGK kết hợp với tiếp nhận các đồ dùng trực quan, tranh ảnh chắc chắn
các em sẽ hứng thú với bài học và sẽ nhớ lâu hơn. Vận dụng kiến thức âm nhạc
9


sẽ làm cho giờ học Văn khơng cịn đơn điệu, tẻ nhạt mà trở nên vô cùng sôi nổi,
hứng thú, khơng cịn nặng nề, nhàm chán. Vì thế mà các em dễ nhớ, dễ thuộc, dễ
hiểu bài hơn. Để sử dụng những tư liệu này có hiệu quả và phát huy được tính
tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần lựa chọn, nghiên cứu các tư liệu
sao cho phù hợp nhất với nội dung bài học, kết hợp tốt với kĩ năng trình chiếu
của cơng nghệ thơng tin khi đó bài học sẽ sinh động, lơi cuốn và hấp dẫn các
em, xố bỏ đi sự khơ khan của một tác phẩm chính luận khó như Tun ngơn
độc lập.
Chẳng hạn: Khi dạy hoàn cảnh ra đời của tác phẩm giáo viên cho học sinh
nghe ca khúc Mười chín tháng Tám của nhạc sĩ Xuân Oanh kết hợp với trình

chiếu hình ảnh tư liệu về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
Khi dạy Phần 1: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn. Ngay phần mở đầu
văn bản giáo viên sẽ trình chiếu một đoạn phim tư liệu Hồ Chí Minh đọc bản
tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 02/09/1945.
Khi dạy sang phần 2: cơ sở thực tiễn của bản tun ngơn, giáo viên trình
chiếu cho học sinh một đoạn phim tư liệu về nạn đói khủng khiếp năm 1945 để
học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về tội ác của kẻ thù.
2.3.4. Sử dụng tài liệu của các lĩnh vực khoa học, văn hóa khác.
Ta thấy, phần lớn các bài dạy văn bản đều liên quan đến mơn Giáo dục
cơng dân. Vì ta thấy cái đích của dạy văn bản Ngữ văn là bồi dưỡng nhân cách
đạo đức cho học sinh, hướng các em đến lối sống cao đẹp, có văn hóa. Đó cũng
chính nội dung dạy học mơn Giáo dục cơng dân. Khi ta tích hợp với môn học
này, học sinh sẽ biết vận dụng từ những kiến thức thành bài học để ứng dụng
vào trong cuộc sống. Vận dụng kiến thức liên môn của giáo dục cơng dân để
giáo dục và bồi dưỡng lịng yêu nước của các em, giúp các em nhận thức được
vai trị, trách nhiệm của mỗi cơng dân đối với đất nước, xác định được lí tưởng
và mục tiêu sống đúng đắn, giáo dục kĩ năng sống cho các em, giúp các em chủ
động giải quyết trước những tình huống đặt ra của cuộc sống. Ngồi ra giáo viên
có thể vận dụng kiến thức triết học để thấy được sự biện chứng và tính tất yếu
của cách mạng việt Nam. Thấy rõ được Tuyên ngôn độc lập là một văn bản thể
hiện nhận thức của một con người đã đạt tới tầm tư duy biện chứng nhuần
nhuyễn.
2.3.5.Thiết kế giáo án thể nghiệm:
Ngày soạn: 12/09/2021
Ngày dạy: 16/09/2021
Tiết ppct:6
Tiết dạy tại lớp: Tiết 3
Lớp dạy 12A3 - Trường THPT Hậu Lộc 4.
Đọc văn:


10


TUN NGƠN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Kiến thức: Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của TNĐL cũng như
vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả.
2. Kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức về
giá trị to lớn của nền độc lập
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực cảm thụ văn học
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. Giáo viên: SGK, SGV, Sách chuẩn KT- KN, thiết kế bài học, phim tư liệu,
phiếu học tập.
2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu bài học qua các câu hỏi SGK và những định
hướng của giáo viên ở tiết trước. Nắm vững yêu cầu bài học.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3.Tổ chức dạy và học bài mới
GV: Bên cạnh những tác phẩm văn học nghệ thuật, trong chương trình Ngữ văn
chúng ta cịn được tiếp xúc khơng ít những văn bản nghị luận được các tác giả
trình bày bằng hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, luận cứ xác thực,
mang tính truyền cảm và tính chiến đấu cao. Một trong những áng văn nghị luận

giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật là Tun ngơn Độc lập của Hồ Chí Minh.
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Giáo viên tổ chức trò chơi : Ai nhanh nhận quà
Câu 1: Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở đâu?
Đáp án: Làng Sen- Nam Đàn - Nghệ An (GV trình chiếu hình ảnh về quê hương
Bác – Phụ lục).
Câu 2: Văn chính luận Hồ Chí Minh có đặc điểm gì?
Đáp án: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết
phục.
Câu 3: Kể tên một số tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh?
Đáp án: Tun ngơn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến
Câu 4: Những câu thơ sau của nhà thơ Tố Hữu nói đến sự kiện lịch sử quan
trọng nào của dân tộc?
11


Hơm nay sáng mùng hai tháng chín
Thủ đơ hoa vàng nắng Ba Đình
Mn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Đáp án: Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn độc lập.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 35 phút)
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm
hiểu chung về tác phẩm
Giáo viên cho học sinh nghe ca

khúc Mười chín tháng Tám của
nhạc sĩ Xuân Oanh kết hợp với
trình chiếu hình ảnh tư liệu về
thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám.
-Yêu cầu HS theo dõi phần tiểu
dẫn (SGK), trả lời ngắn gọn.
? TNĐL ra đời trong hồn cảnh
nào
- GV trình chiếu 1 số hình ảnh
địa danh Vườn hoa Ba Đình
( Quảng trường Ba Đình
- GV tích hợp kiến thức địa lí giới
thiệu về địa danh Vườn hoa Ba
Đình ( Quảng trường Ba Đình
- Vị trí Quảng trường Ba Đình
nằm ở phía Tây cổng thành cổ Hà
Nội. Cho tới đầu thế kỷ 20, khu
vực này là một khoảng trống với
bãi hoang, cùng hồ ao mới được
san lấp. Người Pháp đã xây dựng
ở đây một vườn hoa. Xung quanh
vườn hoa này một số cơng trình
cơng sở, biệt thự được xây dựng.
Một trong những cơng trình được
xây dựng sớm là Phủ Toàn quyền
(1902), sau này là Phủ Chủ tịch
- Quảng trường Ba Đình là nơi
chứng kiến bao sự kiện lịch sử


Phần 2 : Tác phẩm
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh ra đời ( SGK)
- Trên thế giới:
- Trong nước:
Bổ sung: Quốc dân Đảng Trung
Quốc tiến vào từ phía Bắc, đằng sau
là đế quốc Mĩ. Quân đội Anh tiến
vào từ phía Nam, đằng sau là lính
viễn chinh Pháp. Lúc này thực dân
Pháp tuyên bố: Đông Dương là đất
“bảo hộ” của người Pháp bị Nhật
xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng,
vậy Đông Dương đương nhiên thuộc
về người Pháp
-> Bản tuyên ngôn ra đời trong âm
mưu trắng trợn của thực dân Pháp.

Năng
lực
cần
hình
thành
-Năng
lực
phát
hiện,
giải
quyết
những

tình
huống
đặt ra.

12


của đất nước, trở thành đất mảnh
đất thiêng cùng những dấu ấn lịch
sử không bao giờ phai mờ, cùng
những kiến trúc tâm linh hiện
hữu: Lăng Bác, Đài tưởng niệm
các Anh hùng liệt sĩ.
GV trình chiếu hình ảnh về căn
nhà số 48, phố Hàng Ngang- Hà
Nội- nơi người soạn thảo Tuyên
ngôn Độc lập.
? Tác phẩm hướng đến đối tượng
nào?
? Tác giả viết nhằm mục đích gì?
- HS theo dõi SGK trả lời ngắn
gọn nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt KT
- Thuyết giảng, lấy VD chứng
minh để khắc sâu KT cho HS

?Xác định bố cục văn bản? Mạch
lập luận của tác phẩm?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu sâu
bố cục để chỉ ra mạch lập luận.

- HS phát biểu, chỉ ra giá trị của
mạch lập luận.

Thao tác 2: Hướng dẫn HS đọc
- hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn cách đọc (đọc với
giọng trang trọng)
- Gọi HS đọc phần 1
- Gv trình chiếu đoạn Video Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc TNĐL
? Cơ sở pháp lí của bản Tun
ngơn độc lập này là gì?

2. Đối tượng và mục đích viết:
Đối tượng
Mục đích
Nhân dân ta
Tun bố nền
ND tồn thế giới
độc lập của
nước ta
Các thế lực thù Tranh
luận
địch và cơ hội ngầm nhằm bác
quốc tế đang dã bỏ luận điệu
tâm tái nô dịch xảo trá của
đất nước ta, đặc thực dân Pháp
biệt là thực dân
Pháp và đế quốc


3. Bố cục : 3 phần (3 luận điểm)
- Đoạn 1: Từ đầu đến không ai chối
cãi được) Nêu nguyên lí chung của
bản TNĐL.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến ...cộng hòa :
Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và
khẳng định thực tế lịch sử là nhân
dân ta đã kiên trì đấu tranh giành
chính quyền, lập nên nước VN Dân
Chủ Cộng hoà.
- Đoạn 3: đoạn cịn lại : Lời tun
ngơn và tun bố về ý chí bảo vệ nền
độc lập tự do của dân tộc VN.
→ Mạch lập luận lôgic chẽ: cơ sở
lập luận đối chiếu vào thực tiễn, rút
ra kết luận phù hợp.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Phần mở đầu: Nêu nguyên lí
chung làm cơ sở pháp lí cho bản
TNĐL (Cơ sở lí luận)

Năng
lực
giao
tiếp
tiếng
Việt

Năng
lực

giải
quyết
vấn
đề;
Năng
lực
sáng
tạo;
Năng
lực
hợp
tác

13


? Mục đích, ý nghĩa của việc Bác - Nêu nguyên lí chung (lẽ phải –
sử dụng lời lẽ của hai bản tun chân lí): quyền bình đẳng, tự do,
ngơn?
sung sướng, hạnh phúc của con
người và các dân tộc trên thế giới:
Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 bản
Tun ngơn
+ Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776)
của nước Mĩ.
+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền (1791) của Cách mạng Pháp.
- Trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn nhằm:
+ Đề cao những giá trị của tư tưởng
nhân đạo và văn minh nhận loại;

+ Tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở
lập luận tiếp theo.
- Ý nghĩa của việc trích dẫn các bản
Tuyên ngơn
+ Xác lập cơ sở pháp lí vững chắc
cho bản Tuyên ngôn, tạo tiền đề để
khẳng định quyền độc lập chính
đáng của dân tộc Việt Nam, hồn
tồn phù hợp với công pháp quốc tế,
được nhân loại tiến bộ thừa nhận;
+ Khẳng định tính chất, ý nghĩa to
? Khép lại phần mở đầu HCM lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám
khẳng định: “Đó là...được” tại 1945 khi đặt bản Tun ngơn Độc
sao ngay phần mở đầu, tác giả lại lập sánh ngang cùng những bản
chốt lại bằng 1 câu văn đanh thép Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử
và quyết liệt như vậy?
nhân loại.
- HS thảo luận, trả lời, nhận xét, + Ngầm cảnh báo âm mưu xâm lược
bổ sung.
của kẻ thù: nếu chúng xâm lược Việt
- GV nhận xét, chốt KT.
Nam chính là phản bội tổ tiên mình,
? Ý kiến suy rộng ra của Bác có ý làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo thiêng
nghĩa như thế nào
liêng của những cuộc cách mạng vĩ
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
đại của họ mà được cả thế giới
- GV nhận xét, chốt KT.
ngưỡng vọng. Đó là cách dùng "gậy
GVTT: Dẫn lời một nhà nghiên ơng đập lưng ơng".

cứu nước ngồi “ Cống hiến nổi
tiếng của cụ HCM là ở chỗ Người
đã phát triển quyền lợi của con
người thành quyền lợi của dân
tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc
đều có quyền tự quyết lấy vận
mệnh của mình”

Năng
lực
giải
quyết
vấn
đề;
Năng
lực
sáng
tạo;

14


? Việc trích dẫn các bản tun
ngơn đã cho thấy điều gì
? Phần mở đầu đã giúp anh (chị)
hiểu thêm gì về tác giả và học
thêm ở bác cách lập luận như thế
nào?
- GV: Hướng dẫn học sinh thực
hiện chia nhóm như sau:

Nhóm 1:
Nhóm 2:
Nhóm 3:
Nhóm 4:
GV sử dụng kĩ thuật trình bày một
phút
- Hs làm việc theo nhóm chỉ ra
được tài năng, đặc điểm nghệ
thuật lập luận của HCM. Đại diện
các nhóm trình bày sản phẩm, các
nhóm khác nhận xét, GV củng cố,
khắc sâu.
Phiếu thảo luận:
Tên nhóm………………………..
Nội dung thảo luận………………
……………………………….......
……………………………….......
…………………………………..

- Ý kiến suy rộng ra: đã bổ sung
những chân lí của thời đại mới: thời
đại của những cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
-> Từ quyền bình đẳng, tự do của
con người, HCM suy rộng ra về
quyền bình đẳng, tự do của các dân
tộc  Đây là một đóng góp riêng
của Người vào lịch sử tư tưởng nhân
loại


 Đánh giá: Việc trích dẫn các bản
tun ngơn đã cho thấy trí tuệ sắc
sảo, tầm nhìn sáng suốt, vốn văn hóa
sâu rộng cũng như nghệ thuật lập
luận vơ cùng chặt chẽ, thuyết phục
của Hồ Chí Minh Đoạn văn chính
luận mẫu mực

3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 3 phút)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Câu1:
Câu 1: Hãy điền các từ ngữ chính
xác vào các ơ sau:

Câu 2: Từ bài học, em có suy
nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ

- Năng
lực
cảm
thụ
văn
học

Năng lực
cần hình
thành
Năng lực

giải quyết
vấn
đề;
Năng lực
giao tiếp
tiếng Việt

Câu 2: Thế hệ trẻ hiện nay cần:
Xác định tư tưởng, tình cảm, lí
15


trẻ hiện nay đối với đất nước?

tưởng sống của mình: u q
hương đất nước, tự hào tự tơn
dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ của dân tộc; lao
động, học tập để khẳng định
bản lĩnh, tài năng cá nhân và
phục vụ cống hiến cho đất
nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ
Quốc cần.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( HS về nhà thực hiện)
-Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách
nhiệm của em đối với đất nước.
5. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG:
Học sinh tìm đọc thêm những tác phẩm của Hồ Chí Minh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Từ việc áp dụng cách dạy học sinh theo hướng vận dụng tích hợp liên

mơn như trên, tôi thấy các em rất hứng thú học tập, đa số các em hăng hái tìm
hiểu bài, hăng hái phát biểu xây dựng bài, các em phát huy được tính tích cực,
chủ động trong học tập. Điều đáng ghi nhận ở đây là sau khi được hướng dẫn
khám phá tác phẩm, nhiều em đã hứng thú với bài học, chủ động đọc và luyện
đề về tác phẩm để phục vụ tốt cho kì thi trung học phổ thơng quốc gia trong năm
nay. Đây chính là mục tiêu của tơi khi triển khai đề tài này.
Sau khi triển khai đề tài này ở lớp 12A2, 12A3 trường THPT Hậu Lộc 4,
năm học 2021-2022, kết quả khảo sát như sau:
Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh tiết học văn bản
Tuyên ngôn độc lập ở lớp 12A2, 12A3 năm học 2021-2022 khi giáo viên áp
dụng dạy tích hợp liên môn.
Hứng thú học tập
Không hứng thú học tâp
Số lượng
%
Số lượng
%
12A2
35
20
57
15
43
12A3
38
23
60,5
15
39,5
Bảng chất lượng bài kiểm tra thường xuyên sau khi học văn bản Tuyên

ngôn Độc lập sử dụng phương pháp tích hợp liên mơn.
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp Sĩ số
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
12A2 35
2
5,7
10
28,6
20
57
3
8,7
12A3 38
3
7,9

13
34,2
20
52,6
2
5,3
Như vậy sau khi triển khai đề tài này với đối tượng học sinh cụ thể, tơi thấy
các em có nhiều tiến bộ trong việc trong việc tiếp cận văn bản. Số học sinh hiểu
được giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật tăng lên, số học sinh chán học,yếu về
tiếp cận tác phẩm giảm đi.
Lớp

Sĩ số

16


3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận
Qua nhiều năm thực hiện chương trình SGK theo hướng đổi mới, tơi đã có
nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, soạn giảng, sử dụng phương pháp phù hợp
để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Là một giáo viên tôi thiết nghĩ: Dù bất kì đứng
trước một đơn vị kiến thức nào cũng phải huy động hết trí tuệ, dồn hết tâm huyết
mà đào sâu suy nghĩ, tìm đến con đường truyền tải đến học sinh một cách ngắn
gọn nhất, dễ hiểu nhất, hợp với khả năng tiếp thu của đối tượng, không nhất thiết
cầu kì q hoặc q máy móc bám vào cách đi của sách hướng dẫn, sách giáo
khoa; phải tìm cho mình con đường đi riêng, căn cứ vào đặc điểm của từng
vùng, từng lớp dạy để học sinh cảm nhận được nội dung của đơn vị kiến thức.
Với bộ môn Ngữ văn đòi hỏi giáo viên đứng lớp cần phải suy nghĩ, phải ln
tìm tịi, sáng tạo, tìm cho mơn của mình một lối đi riêng. Và như vậy sẽ nâng

cao chất lượng thực sự cho môn Ngữ văn trong nhà trường, học sinh mới thực
sự u thích mơn học, giáo viên dạy Văn mới lấy lại niềm tin, uy tín cho
mình.Vận dụng quan điểm tích hợp liên mơn trong dạy học Ngữ văn nhằm nâng
cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm
cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của
mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa. Mặt khác, tránh được những
nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri
thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ khơng có được.
Qua các tiết dạy thực nghiệm, tơi nhận thấy việc sử dụng kết hợp một số
phương pháp “Tích hợp liên mơn trong dạy học văn bản Tun ngơn độc lập” –
Hồ Chí Minh đã thực sự giúp học sinh mạnh dạn phát hiện vấn đề và có những
tưởng tượng phong phú độc đáo, tạo được một không khí học tập sơi nổi, khơi
gợi được hứng thú cho học sinh.
2. Kiến nghị
Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên mơn trong mơn
Ngữ văn, giáo viên cần chú ý đến nguyên tắc tích hợp liên mơn. Tích hợp phải
tn thủ ngun tắc: Chọn lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn hình thức tích hợp phù
hợp. Dù tích hợp theo hướng nào cũng phải đảm bảo quan điểm giáo dục hiện
nay “ lấy học sinh làm trung tâm”, phát huy tích chủ động tích cực của học sinh,
tránh lối dạy áp đặt cho học sinh.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hố, ngày 25 tháng 05 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác

17



Nguyễn Thị Liên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác
phẩm văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập 1,
2) Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ Văn 12(tập 1,
2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Phan Trọng Luận (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa
lớp 12 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2010), Dạy học theo Chuẩn hiến thức, kĩ năng
môn Ngữ văn 12, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội .
6. Nguyễn Trí (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng
Việt, Nxb Giáo dục.
7. Chương trình THPT, mơn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT
8. Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:Nguyễn Thị Liên
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo viên, Trường THPT Hậu Lộc 4

TT


1.

Tên đề tài SKKN

Rèn luyện kĩ năng viết đoạn
văn ở phần thân bài trong bài

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Sở Giáo dục và
Đào tạo Thanh
Hoá

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

B

Năm học
đánh giá
xếp loại

2013-2014

văn nghị luận.


19


PHỤ LỤC

Làng Sen quê Bác.

20


Tồn cảnh Quảng Trường Ba Đình lịch sử.

21


Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn độc lập ngày 2/9/1945

Hình ảnh về Nạn đói năm 1945

22



×