Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Skkn sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn lịch sử 9 phần lịch sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.5 KB, 42 trang )

ĐỀ TÀI: Sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử 9 phần Lịch sử
Việt Nam - SKKN xếp loại B cấp huyện

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.

Cơ sở lí luận.

Trong nhà trường phổ thông, các môn học có một vị trí quan trọng trong toàn bộ chương
trình, bởi lẽ các môn học này góp phần hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách học
sinh theo mục tiêu giáo dục. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, cần
phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục
nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được
thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và trong Luật Giáo dục năm 2005.
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng
định mục tiêu là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo
khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng
nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước.”. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần
thứ IX đã đề ra nhiệm vụ:“Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học”. Luật Giáo dục năm 2005 Điều 2 đã xác định:“Mục tiêu của
giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của BCH trung ương Đảng khoá XI về đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát đó là: “Tạo chuyển biến căn
bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người
Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiểm năng, khả năng sáng tạo của mỗi
cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây




dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và
phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện
nâng cao chất lượng; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc
tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân
tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào
tạo thì mỗi giáo viên chúng ta phải tìm ra các giải pháp hữu hiệu thực hiện. Để thực hiện
tốt nhiệm vụ này, rõ ràng không thể xem nhẹ việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước,
tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối với cội nguồn, để
xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh mà trước hết là thực hiện sự nghiệp “Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”.
Bác Hồ cũng đã từng nói :
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Dạy học lịch sử là một quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản
của lịch sử nhân loại nói chung cũng như những kiến thức của lịch sử dân tộc nhằm phục
vụ cho việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. lịch sử nó vốn tồn tại khách quan và
đã diễn ra trong quá khứ cho nên muốn học sinh tiếp thu được vấn đề đòi hỏi giáo viên
phải lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau sao cho đạt kết quả cao.
Với phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động lĩnh
hội tri thức càng đòi hỏi người thầy giáo phải khai thác triệt để các phương pháp dạy học
tích cực để thu hút sự chú ý của học sinh. Đặc thù của bộ môn Lịch sử là dài, nhiều sự
kiện với những mốc Lịch sử khác nhau nên khó ghi nhớ. Để giúp học sinh ham học môn
Lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong quá trình giảng dạy, với
sự tích luỹ kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm : “ Sử dụng yếu
tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử 9 phần Lịch sử Việt Nam ”. Hy vọng đề
tài này sẽ góp phần tích

cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hiện nay.


2. Cơ sở thực tiễn.
2.1 Đối với giáo viên:
Năm học 2015-2016, năm học chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ
XII của Đảng cộng sản Việt Nam và Đại hội đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; Nhiệm
vụ của ngành giáo dục Phù Cừ nói chung và Trường THCS xã Minh Tân nói riêng tiếp
tục thực hiện Chương trình hành động của Bộ GDĐT về thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH TƯ khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định 404/QĐ-TT ngày
27/3/2015 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông. Thực hiện triệt để việc tổ chức dạy học nhằm định hướng phát
triển năng lực và phẩm chất học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực, sáng tạo
của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, chú trọng các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Là giáo viên đã công tác được 16 năm trong ngành, trong quá trình công tác, được
tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ
môn lịch sử lớp 9 tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình. Tâm lí môn
phụ đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải
những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài
giảng. mặt khác, chương trình lịch sử lớp 9 vẫn còn dài, nặng về kiến thức làm cho học
sinh khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức .
Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên ngành lịch sử chỉ có ở bậc Đại
học còn ở bậc Cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Văn- Sử, Sử - Giáo dục công dân, Sử Địa, … đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao.
2.2 Đối với học sinh.
Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử và coi Lịch sử là môn phụ, các em
chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì



thầy cô cho ghi. Mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên
chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không
hứng thú.
Đầu năm học 2015-2016 để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tôi có làm một bài
tập trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của 44 học sinh khối lớp 9 trường
THCS Minh Tân như sau:
Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em?

Stt
Phương án
Đúng
Sai
1
Lịch sử chỉ là môn học phụ

2
Môn lịch sử rất khô khan và dài dòng

3
Học lịch sử rất thú vị vì nó giúp em tìm hiểu được lịch sử loài người và lịch sử dân tộc

4
Học lịch sử chỉ cần học những gì thầy cô cho ghi là được, không cần phải tìm tòi thêm


Kết qủa thu được như sau:
Câu 1: 10 học sinh trả lời đúng, 34 học sinh trả lời sai
Câu 2: 30 học sinh trả lời đúng, 14 học sinh trả lời sai

Câu 3: 35 học sinh trả lời đúng, 9 học sinh trả lời sai
Câu 4: 34 học sinh trả lời đúng, 10 học sinh trả lời sai.
Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm chúng ta có thể kết luận: Đa số học
sinh vẫn coi Lịch sử là môn phụ, khô khan, dài dòng và chỉ cần học những gì mà thầy cô
cho ghi là được.
Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học
sinh không nắm được những kiến thức của Lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn lịch sử đạt
trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng
thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học. Từ những thực trang trên và
nhiều năm giảng dạy bộ môn lịch sử 9 tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh
nghiệm “Sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử 9- Phần lịch sử
Việt Nam”.

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
“Sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử 9- Phần lịch sử
Việt Nam” ở trường trung học cơ sở. Đối tượng là giáo viên và học sinh khối lớp 9
trường THCS Minh Tân – Phù Cừ - Hưng Yên.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu về“Sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử 9Phần lịch sử Việt Nam ở trường trung học cơ sở. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
Tài liệu tập huấn chuyên môn do Bộ Giáo dục-Đào tạo,Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT.
Sách giáo viên, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác thuộc bộ môn Lịch sử.
Thời gian tiến hành trong năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016. Đến tháng 3
năm 2016 nghiệm thu đề tài, đánh giá đề tài và có kết luận thực nghiệm áp dụng giảng
dạy trong năm học 2015-2016 và những năm học tiếp theo.


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện đề tài “Sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn
Lịch sử 9- Phần lịch sử Việt Nam” tôi áp dụng các phương pháp sau:

1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học
ở trường THCS và dạy học tích hợp của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT. Văn bản chỉ đạo
nhiệm vụ
năm học của Bộ GD&ĐT; của Sở GD&ĐT Hưng Yên; phòng GD&ĐT Phù Cừ.
2. Phương pháp điều tra.
Điều tra những thuận lợi, khó khăn của giáo viên, học sinh trong quá trình giảng
dạy và học tập môn Lịch sử, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Chất lượng giảng dạy
môn Lịch sử của giáo viên như thế nào, đạt hiệu quả ra sao? Tìm hiểu kĩ việc sử dụng yếu
tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử ở nhà trường, đặc biệt là dạy học lịch sử
lớp 9 phần lịch sử Việt Nam.
3. Phương pháp phỏng vấn.
Trao đổi với giáo viên dạy bộ môn, đặt câu hỏi với đồng nghiệp cùng dạy, học sinh
học tập để có những câu trả lời, giải pháp tốt nhất trong quá trình nghiên
cứu, thực hiện đề tài.
4. Phương pháp tổng hợp.
Đây là khâu cuối cùng thu lượm tất cả các vấn đề, các ý kiến tham gia của giáo viên, học
sinh tổng hợp lại. Nghiên cứu và đưa ra kết luận về đề tài nghiên cứu khoa học “Sử dụng
yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử 9- Phần lịch sử Việt Nam”.

IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI SKKN.
1. Thực trạng nhà trường.
1.1 Những thuận lợi.
Năm học 2015-2016, trường THCS Minh Tân có 187 học sinh ở 4 khối, trong đó
khối lớp 6 có 58 học sinh, khối lớp 7 có 42 học sinh, khối lớp 8 có 43 học sinh và khối


lớp 9 có 44 học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên là 24, trong đó
CBQL có 2, thầy cô trực tiếp đứng lớp là 18 giáo viên.
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên trẻ, phẩm chất đạo đức tốt, lối

sống lành mạnh, trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, năng
động, nhiệt tình công tác, thực hiện và chấp hành tốt các quy định của ngành, hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
Với bản thân: Bản thân là một giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy môn
Lịch sử 9 nên nắm bắt rất rõ đặc điểm của bộ môn, mục đích, yêu cầu của chương trình
và nắm bắt rất rõ những khó khăn mà các em gặp phải khi lĩnh hội kiến thức lịch sử.
Từ năm học 2015-2016 trường tôi có 2 giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử với
trình độ trên chuẩn, đó là điều kiện để chúng tôi thường xuyên thực hiện các chuyên đề,
dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Ngày nay với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin truyền thông đã giúp các
em tiếp cận Lịch sử với nhiều nguồn khác nhau để lĩnh hội kiến thức Lịch sử một cách
đầy đủ nhất. Bên cạnh đó các em nhìn nhận bộ môn Lịch sử cũng theo chiều hướng tích
cực hơn.
Học sinh Trường trung học cơ sở Minh Tân đa số các em đều ngoan, được trang bị
đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và có thư viện với các đầu sách để các
em tham khảo.
`

1.2 Khó khăn:
Thứ nhất: Học sinh trường Trung học cơ sở Minh Tân có đến 99% là con em nông

dân có bố mẹ làm ruộng, đời sống vật chất khó khăn, trình độ không đồng đều nên chất
lượng bộ môn thấp.
Thứ hai: Chưa có phòng học bộ môn, các trang thiết bị phục vụ dạy học vẫn còn
thiếu, xuống cấp.
Thứ ba: Đa số các em chưa biết khai thác các kênh thông tin để nâng cao hiệu quả
lĩnh
hội kiến thức Lịch sử.
Thứ tư: Để vận dụng tốt đề tài này vào dạy học Lịch sử đòi hỏi giáo viên



giảng dạy phải am hiểu văn học, Địa lý, Âm Nhạc, Giáo dục công dân và chịu khó tìm
tòi, sưu tầm các tác phẩm văn học cách mạng, những kiến thức địa Lý, những bài hát tiền
chiến…..
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Để thực hiện tốt đề tài “Sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử 9Phần lịch sử Việt Nam”.Trước hết giáo viên giảng dạy cần nắm được những vấn đề chung
về dạy học tích hợp là gì? Mục tiêu của dạy học tích hợp như thế nào có hiệu quả, từ đó
có những giải pháp thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện.
1. Những vấn đề chung.
1.1 Khái niệm dạy học tích hợp.
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất thể
hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa
trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng giản
đơn những thuộc tính của các thành phần đấy.
Dạy học tích hợp là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực nào đó hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và
thực tiễn được đề cập trong các môn học nhằm hình thành ở học sinh các năng lực cần
thiết.
Trong dạy học tích hợp, học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việc chuyển đổi
liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học này sang ngôn ngữ các môn học khác;
Học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức kĩ năng và thao tác để giải quyết
một tình huống phức hợp - Thường là gắn với thực tiễn. Chính nhờ quá trình đó học sinh
nắm vững kiến thức hình thành khái niệm, phát triển năng lực và các phẩm chất cá nhân.
Có nhiều lí do để dạy học tích hợp bao gồm:
-

Phát triển năng lực người học

-


Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học

-

Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các môn

học


-

Tinh giảm kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các môn học
1.2 Mục tiêu của dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp được bắt đầu với việc xác định một chủ đề cần huy động kiến thức, kĩ
năng, phương pháp của nhiều môn học để giải quyết vấn đề. Lựa chọn được một chủ đề
mang tính thách thức và kích thích được người học dấn thân vào các hoạt động là điều
cần thiết trong dạy học tích hợp thể hiện ở ba mức độ dạy học sau:
- Lồng ghép/Liên hệ đó là đưa các yếu tố nội dung gắn với thực tiến, gắn với xã hội, gắn
với các môn học khác vào dòng chảy chủ đạo của một nội dung bài học của một môn
học. Ở mức độ lồng ghép, các môn học vẫn dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, giáo viên có thể tìm
thấy mối quan hệ giữa các kiến thức môn học mình đảm nhận với nội dung của các môn
học khác và thực hiện các kiến thức đó ở những thời điểm thích hợp.
- Dạy học tích hợp ở mức độ lồng ghép có thể thực hiện thuận lợi ở nhiều thời điểm trong
tiến trình dạy học. Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu của người học sẽ có
nhiều cơ hội để tổ chức dạy học lồng ghép.
- Vận dụng kến thức liên môn:
Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung quanh các chủ đề, ở đó người học cần vận
dụng các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Các chủ đề khi đó

được gọi là chủ đề hội tụ. Việc liên kết kiến thức các môn học để giải quyết các tình
huống cũng có nghĩa là các kiến thức được tích hợp ở mức độ liên môn học theo hai cách.
* Cách một: Các môn học vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối học kì, cuối năm, cuối
cấp giúp học sinh xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức đã được lĩnh hội.
* Cách hai: Những ứng dụng chung cho các môn học khác nhau thực hiện ở những thời
điểm đều đặn trong năm học. Nói cách khác, sẽ bố trí xen kẽ một số nội dung tích hợp
liên môn vào thời điểm thích hợp nhằm làm cho học sinh quen dần với việc sử dụng kiến
của những môn học gần gũi với nhau.
- Hòa trộn:
Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp. Ở mức độ này, tiến trình dạy học là tiến
trình “ Không môn học”, nghĩa là nội dung kiến thức trong bài học
không thuộc riêng về môn học mà thuộc nhiều môn học khác nhau.


- Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau
- Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và kiến thức thực tiễn
- Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết
các vấn đề thực tiễn.
2. Tổ chức dạy học tích hợp.
Việc tổ chức dạy học tích hợp cần được tổ chức một cách linh hoạt thường có các bước
sau:
Bước một: Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của học sinh khi kết thúc chủ đề.
Bước hai: Lựa chọn chủ đề/Tình huống tích hợp
Bước ba: Xác định các yếu tố khác của quá trình dạy học.
Bước bốn: Thiết kế các hoạt động dạy theo cách tiếp cận năng lực.
Bước năm: Xây dựng công cụ đánh giá.
Bước sáu: Tổ chức dạy học.
Bước bảy: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học
2.1 Mục tiêu.
- Biết được các nguyên tắc lựa chọn bài học tích hợp.

- Xác định được một số năng lực cần hình thành cho học sinh trong mỗi bài học
tích hợp.
2.2 Những nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp.
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho
người học.
- Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với
người học.
- Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng
thời vừa sức với học sinh.
- Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững.
- Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính
xã hội của địa phương.
- Việc xây dựng các bài học chủ đề tích hợp dựa trên chương trình hiện hành.


2.3 Các năng lực chung.
Năng lực tự học;
Năng lực giải quyết vấn đề;
Năng lực sáng tạo;
Năng lực tự quản lý;
Năng lực giao tiếp;
Năng lực hợp tác;
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
Năng lực tính toán.
3. Nội dung cụ thể. “Sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử 9Phần lịch sử Việt Nam”.
Như ta đã biết: Văn học và Sử học, Địa lý, Âm nhạc, Giáo dục công dân có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Trước đây người ta cho rằng “ Văn, Sử, Địa.Triết bất phân”
bởi lúc đó Văn học, Sử học, Địa lý, Giáo dục công dân chưa trở thành những môn khoa
học độc lập. Còn ngày nay chúng đã trở thành các môn khoa học độc lập nhưng giữa

chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Văn học , Địa lý , Âm Nhạc bổ trợ cho Sử
học ngược lại Sử học bổ trợ cho Văn học, Địa lý, Âm nhạc. Nhờ có Âm nhạc động viên
cỏ vũ tinh thần kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
3.1 Vận dụng kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử.
Giữa Văn học và Sử học có mối liên hệ khăng khít. Các trích đoạn thơ văn có tác
dụng minh hoạ, cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu
sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử. Các tác phẩm Văn học bằng những hình tượng
cụ thể sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người học, góp phần quan trọng làm
cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh:
+ Văn học dân gian: Phản ảnh về đời sống xã hội, về cuộc đấu tranh vật lộn với
thiên nhiên, chống ngoại xâm trong thời kì dựng nước và giữ nước của cha ông.


(Ví dụ: Sự tích Trăm trứng nở trăm con, Thánh Gióng, Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy
Tinh, Bánh chưng, bánh dày phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống xã hội và tinh thần
của dân tộc thời Hùng Vương…)
+ Một số tác phẩm văn học là một tư liệu lịch sử các em được học ở lớp 8 như :“Hịch
tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi, “Tuyên Ngôn Độc
Lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh …
+ Các tác phẩm văn học yêu nước, cách mạng : phản ánh các sự kiện lịch sử chiến tranh
cách mạng, khắc họa hình tượng cụ thể về các chiến sĩ yêu nước và các nhà cách mạng
Việt Nam.
Ví dụ: “Luận cương đến với Bác Hồ Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ LêNin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin”
(Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên)
+ Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán : Giúp giáo viên khôi phục bức tranh xã hội
trong quá khứ, để học học sinh hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn về một giai đoạn,
một thời kỳ lịch sử dân tộc Việt Nam và của thế giới.

Ví dụ: Ở lớp 8 các em đã được học nhưng tác phẩm văn học như “Tắt đèn” của Ngô Tất
Tố, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Chí Phèo” của Nam Cao . . . phản ảnh
sâu sắc bộ mặt của chế độ thực dân phong kiến thối nát và thân phận bế tắc, bần cùng của
giai cấp nông dân qua hình tượng chị Dậu, Chí Phèo…
Giáo viên cần nghiên cứu và chắt lọc các trích đoạn thơ văn thật ngắn, có nội
dung tiến bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thực nhất, phù hợp với yêu cầu giáo dục và
giáo
dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội dung bài lịch sử.
3.2 Vận dụng kiến thức Địa lí trong dạy học Lịch sử.
* Mối quan hệ:
- Hai môn Địa lí và Lịch sử đều có những nội dung thuộc nhóm Khoa học xã hội nhân
văn, đều nghiên cứu những vấn đề của con người, xem xét các mối quan hệ mang tính qui


luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tuy rằng mỗi môn học có mục tiêu riêng (Lịch sử chú ý
đến quá trình hình thành và phát triển của xã hội, trong khi đó địa lí chú ý đến tính không
gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng đang diễn ra hiện nay). Tuy vậy, giữa chúng có
mối quan hệ tác động qua lại với nhau bởi các sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong
một khoảng không gian nhất định với các điều kiện cụ thể, trong đó có các điều kiện địa
lí. Lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc (kể cả phần lịch sử địa phương) đều gắn với những
điều kiện tự nhiên mà con người sinh sống, cho nên khi học tập lịch sử xã hội phải phân
tích đến các yếu tố của môi trường tự nhiên và thông qua nội dung lịch sử để hiểu rõ hơn
môi trường tự nhiên và thực hiện giáo dục môi trường.
- Cũng sử dụng các phương tiện trực quan như bản đồ, tranh ảnh…
- Trong quá trình dạy học, giáo viên dạy Lịch sử, Địa lí đã vận dụng phương pháp dạy
học theo con đường qui nạp, đi từ phân tích các hiện tượng, sự kiện cụ thể, đơn lẻ để dẫn
tới những nhận xét, kết luận mang tính khái quát. Không chỉ có môn Địa lí, môn Lịch sử
cũng sử dụng bản đồ như một nguồn tri thức quan trọng, một phương tiện dạy học cần
thiết để thể hiện không gian diễn biến các sự kiện lịch sử. Vì vậy, học sinh cần biết cách
sử dụng bản đồ khi học hai môn này.

* Các kiến thức được vận dụng giảng dạy:
- Điều kiện tự nhiên tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự tồn tại, hình thành và phát triển
lịch sử xã hội loài người.
+ Lợi thế núi, sông, đất rộng bằng phẳng...của các vùng Hoa Lư, Thăng
Long...khi được chọn làm kinh đô đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị thời
Đinh. Lý . . .
- Quá trình khai thác điều kiện tự nhiên đã giúp cho xã hội loài người ngày càng phát
triển qua các thời kì.
+ Từ miền rừng núi đã chuyển dần xuống định cư ở vùng đồng bằng châu thổ ven
sông.
+ Chính sách khẩn hoang mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét
kênh đảm bảo tưới tiêu là làm lãnh thổ mở rộng, kinh tế phát triển, đời sống con người ổn
định.


+ Việc khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên như đồng, sắt, than đá, sức nước…đã đưa con
người tiến dần vào thế giới văn minh từ khi có công cụ bằng kim loại, các cuộc cách
mạng công nghiệp, cách mạng khoa học – kĩ thuật.
- Điều kiện tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
dựng nước và giữ nước.
+ Cha ông đã biết dựa vào những điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ, bảo toàn và phát
triển lực lượng, chọn làm kinh đô: thành Cổ Loa, phòng tuyến sông Cầu, thành nhà Hồ,
căn cứ địa Tây Sơn, Bãi Sậy; căn cứ địa Việt Bắc, đường Trường sơn.
+ Cha ông đã biết lợi dụng địa thế, vị trí tự nhiên để kháng chiến thắng lợi, chiến dịch
Việt Bắc...
3.3 Tích hợp Lịch sử và Giáo dục công dân.
Với yêu cầu đặc trưng là giúp học sinh hiểu rõ từng thời kì phát triển của xã hội để có
những nhận thức thức lịch sử đúng đắn, bộ môn Lịch sử có thể tích hợp nhiều nội dung,
chủ đề
giáo dục của môn Giáo dục công dân.

* Ví dụ :
- Đức tính: Sống giản dị; đoàn kết, tương trợ; siêng năng, kiên trì; chí công vô tư - lồng
ghép giáo dục thông qua gương sáng của Bác Hồ, các nhân vật lịch sử.
- Lòng biết ơn với những người có công với nước, noi gương các anh hùng tuổi thanh
niên sẵn sàng xả thân vì nước
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch
sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc là bổn phận và trách nhiệm cụ thể của công dân hiện nay.
- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, Bảo vệ hòa bình, Tình hữu nghị giữa các dân tộc
trên thế giới, Hợp tác cùng phát triển - truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc và
chủ trương hội nhập ASEAN, hợp tác quốc tế của Đảng ta hiện nay.
- Việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên của con người đã gây ảnh hưởng tiêu cực
dến môi trường ở các mức độ khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử từ đó giáo dục ý
thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường.


+ Thời nguyên thủy: Con người phụ thuộc vào thiên nhiên dẫn đến ít tác động đến môi
trường.
+ Thời văn minh nông nghiệp: Rừng bắt đầu thu hẹp (tiêu cực), hệ sinh thái nông nghiệp
phát triển (tích cực).
+ Thời công nghiệp với cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, con người tăng cường khai
thác và sử dụng nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu trong tự nhiên của con người đã làm ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, phạm vi tác hại toàn cầu dẫn đến hiệu ứng nhà kính,
hiện tượng En ni lô và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến đời sống của con người và an sinh
xã hội.
+ Chính sách khai thác thuộc địa, cuộc chiến tranh đế quốc, chiến tranh xâm lược thuộc
địa, cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc được tìm hiểu trong chương trình môn lịch sử
cũng đã phản ảnh hậu quả vô cùng tàn khốc của con người trong việc khai thác và sử
dụng môi trường tự nhiên, ruộng đất bỏ hoang, tỉ lệ thương tật, nhiều lãnh thổ hoặc quốc
gia bị xóa bỏ và đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường từ các loại vũ khí hạt nhân...
3.4 Tích hợp Lịch Sử và Mĩ Thuật.

Một hình ảnh nghệ thuật như tác phẩm hội họa, kiến trúc, điêu khắc, tranh ảnh …
được sử dụng hợp lí sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức sâu sắc hơn và việc học Lịch sử
sẽ hứng thú hơn.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh
hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc
sinh động và ấn tượng hơn.
* Giáo viên cần chọn lọc tranh ảnh có tính mĩ thuật cao và nội dung phù hợp với mục
tiêu của bài Lịch sử.
3.5. Tích hợp Lịch Sử và Âm Nhạc.
Các tác phẩm âm nhạc trong chương trình có tác dụng minh họa kiến thức lịch sử một
cách cụ thể bởi nhiều tác phẩm được sáng tác trong chính thời kì đó. Đặc biệt thông qua
ca từ và âm nhạc sẽ có sức lay động lớn đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của người học,
giúp học sinh hình dung một cách cụ thể, sinh động các giai đoạn lịch sử.
*Ví dụ :


- Quốc tế ca (1871)-Hành khúc và vũ khí chiến đấu của những người cộng sản và
người lao động trên toàn thế giới.-Kêu gọi đấu tranh ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
-.Nghệ sĩ Lưu Hữu Phước với bài hát “Lên đàng”(1944) khí thế hào hùng, kêu gọi thế hệ
trẻ.
- “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (Phong Nhã) Cuối 1945 Tình cảm
mến yêu của thiếu nhi Việt Nam với Bác Hồ.
- Nghệ sĩ Đỗ Nhuận và bài hát “Hành quân xa”1953 niềm tin kháng chiến chống Pháp
nhất định thắng lợi.
- Nhạc sĩ Hoàng Hiệp và bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương”Vĩ tuyến 17, nỗi đau chia
cắt đất nước.
- Như có Bác trong ngày vui đại thắng – Phạm Tuyên.1975 Nhớ Bác Ý nghĩa chiến
thắng 1975.
- Nghệ sĩ Hoàng Vân và bài hát “Hò kéo pháo”1954 . Lòng quyết tâm vượt qua khó
khăn, sự hi sinh anh dũng của chiến sĩ bộ đội Biên phòng.

- Nổi trống lên các bạn ơi! (Phạm Tuyên) Cội nguồn . Tình đoàn kết 54 dân tộc.
- Nối vòng tay lớn – Trịnh Công Sơn. Đoàn kết dân tộc (thống nhất Mặt
trận tổ quốc Việt Nam)
3.6. Tích hợp Lịch sử và Toán học, Vật lí.
Một số bài Lịch sử có đề cập đến việc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời của các nhà
bác học. Song như vậy chưa đủ, việc vận dụng dụng kiến thức toán học, vật lí trong môn
Lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu cụ thể hơn những thành tựu của họ, qua đó thấy được đóng
góp to lớn của các nhà khoa học như Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si- mét . . .đối với toàn nhân
loại. Ngoài ra, việc vận dụng kiến thức toán học sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về việc ra
đời của lịch, cách tính niên đại trong Lịch sử, . . .
Tích hợp kiến thức các môn khoa học tự nhiên cũng giúp học sinh hiểu rõ thêm về lịch
sử. giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học ở môn Toán, Vật lí (các phát minh, định lí
quan trọng...). Từ đó giúp học sinh thấy được ý nghĩa liên thông giữa các môn học, làm
cho việc học các môn nói chung và môn Lịch sử nói riêng có ý nghĩa hơn.


Sau đây tôi đi vào những vấn đề cụ thể “Sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong
dạy học môn Lịch sử 9- Phần lịch sử Việt Nam”trong từng bài như sau:
Ví dụ 1: Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Ở mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp.
Khi giảng đến phần Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và khai mỏ,
giáo viên hỏi học sinh? Dựa vào kiến thức văn học và giáo dục công dân hãy cho biết
Thực dân Pháp đã bóc lột nhân dân Việt Nam trên các lĩnh vực nào? Giáo viên dùng máy
chiếu, bảng phụ có thể minh họa bằng câu thơ hoặc tích hợp với môn Giáo dục công dân
giúp học sinh rõ hơn về sự bóc lột tận xương tủy của người nông dân Việt Nam, tái hiện
cho học sinh yêu quê hương tổ quốc Việt Nam. Giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn.
“Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ”

( Nguyễn Khuyến)
Hoặc:

“ Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bụng beo”
“ Cao su đi dễ khó về
Khi đi mất vợ, khi về mất con”

Hay:
“Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước
ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ
thuế vô lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.Chúng không cho
các nhà tư sản ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn…”
(Trích: Tuyên ngôn độc lập)
Các câu thơ này và đoạn trích trong Tuyên ngôn độc lập giúp cho học sinh hiểu
được chính sách bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân ta và giáo dục lòng căm thù
giặc cho học sinh, có thái độ thương yêu những người lao động chân chính.


Ở mục II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục.
Khi giảng giáo viên có thể hỏi
? Dựa vào kiến thức xã hội hãy cho biết Thực dân Pháp đã thi hành chính trị, văn
hóa, giáo dục như thế nào ở Việt Nam? Sau đó giáo viên dùng máy chiếu hoặc bảng phụ
minh họa các dẫn chứng trong văn học và Âm nhạc, tái hiện lại cho cho học sinh bối cảnh
đất nước Việt Nam lúc bấy giờ, giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước hơn,
giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn.
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những
người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những
bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện,

rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…”
( Trích: Tuyên ngôn độc lập)
Đây là dẫn chứng chứng tỏ chính sách bóc lột thâm độc của thực dân Pháp đối với
nhân dân ta, bác bỏ luận điệu “ Khai phá văn minh” của mẫu quốc. Qua đó giáo dục lòng
yêu nước, giáo dục lòng căm thù giặc cho học sinh.
Ví dụ 2: Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm
1919- 1925.
Ở mục I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ( 1917- 1923).
Khi giảng giáo viên có thể hỏi học sinh
? Dựa vào kiến thức văn học ở lớp 8 trong văn bản “Thuế Máu” Những người dân
thuộc địa gọi Pháp là “Con đỉa hút máu” sau đó giáo viên trích dẫn Bản yêu sách của
nhân dân An Nam gồm 8 điểm cho học sinh rõ và hiểu bài nhanh hơn, giúp tiết học lịch
sử không còn khô khan nhàm chán nữa.
Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm như sau:
1. Tổng ân xá những người bản xứ bị tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền
hưởng những bảo đảm pháp lí như người Châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc
biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất
trong nhân dân An Nam


3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4.Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện
Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
( Trích: Bản yêu sách của nhân dân An Nam)
Hoặc: Khi đọc Đất nước của Nguyễn khoa Điềm:

“Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nước muôn đời…..”
Tại mục II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ( 1923-1924).
Giáo viên dùng máy chiếu hoặc bảng phụ minh họa về môn văn, Giáo dục công
dân và Âm nhạc để bài học sinh động, học sinh hiểu rõ giai đoạn Bác ở Liên Xô khổ cực
như thế nào?
Tuyết Mát -xcơ -va sáng ấy lạnh trăm lần
Trông tuyết trắng như đọng nghìn nước mắt
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi.
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Ăn một miêng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc


Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa
(Trích: Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)
Trên đây là dẫn chứng nhằm cung cấp thêm tư liệu cho học sinh “Bản yêu sách của
nhân dân An Nam” của Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai. Qua các dẫn chứng
này chúng ta còn giúp học sinh dễ nhớ được các mốc lịch sử và giáo dục cho học sinh
tình cảm của mình dành cho Bác Hồ.
Ví dụ 3: Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời.
MụcI. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt nam( 1926-1927)

Khi nói về Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức học sinh. Giáo viên sử
dụng kiến thức liên môn giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách mạng trong bối cảnh đó. Bác
Hồ từng nói: “ Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc” Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của
dân tộc ta bằng những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi trong hai bản Tuyên
ngôn Độc Lập và Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền
Ví dụ 4: Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945
Mục I. Mặt Trận Việt Minh ra đời.
Khi nói đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước ngày 28/1/1941 giáo viên liên hệ
kiến thức liên môn giúp học sinh khi học lịch sử không bị nhàm chán, yếu tố tích hợp liên
môn giúp học sinh hăng hái học tập:
“ Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn nơ
Bác đã về đây . Tổ quốc ơi !
Nhớ thương hòn đất ấm hơi người
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi”.
( Trích: Theo chân Bác- Tố Hữu)
Qua bài thơ này học sinh dễ dàng nhớ được mốc thời gian Bác Hồ về nước là mùa
xuân năm 1941 và năm ra đi tìm đường cứu nước là 1911.


Ví dụ 5: Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.
Trong mục này giáo viên cần minh họa thêm trích đoạn về kiến thức lịch sử tiếp
thu bài nhanh hơn và hiểu bài sâu hơn, hiêu thêm về bối cảnh lịch sử của Việt nam trong
năm 1945:
Việt Nam độc lập đồng minh

Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây.
Quyết làm cho nước non này,
Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền:
Làm cho con cháu Rồng, Tiên,
Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta.
Có mười chính sách bày ra,
Một là ích nước, hai là lợi dân.
Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân,
Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền.
Hội hè, tín ngưỡng, báo chương,
Họp hành, đi lại, có quyền tự do.
Nông dân có ruộng, có bò
Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn.
Công nhân làm lụng gian nan,
Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ.
Gặp khi tai nạn bất ngờ,
Thuốc thang chính phủ bấy giờ giúp cho.
Thương nhân buôn nhỏ, bán to
Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền.
Nào là những kẻ chức viên,
Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng.
Binh lính giữ nước có công,


Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu.
Thanh niên có trường học nhiều,
Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho.
Đàn bà cũng được tự do,
Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền.
Người tàn tật, kẻ lão niên,

Đều do chính phủ cất tiền ăn cho.
Trẻ em, bố mẹ khỏi lo,
Dạy nuôi, chính phủ giúp cho đủ đầy.
Muốn làm đạt mục đích này,
Chúng ta trước phải ra tay kết đoàn.
Sao cho từ Bắc chí Nam,
Việt Minh có hội muôn vàn hội viên.
Người có sức, đem sức quyên,
Ta có tiền của, quyên tiền của ta.
Trên vì nước, dưới vì nhà,
Ấy, là sự nghiệp, ấy là công danh.
Chúng ta có hội Việt Minh
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh
Rồi ra sự nghiệp hoàn thành
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng
Khuyên ai nên nhớ chữ đồng,
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh ».
( Bản diễn ca: Mười chính sách của Việt Minh- Hồ Chí Minh)
Mục III. Giành chính quyền trong cả nước.
Ở phần này sử dụng kiến thức Văn học, Địa lý giúp học sinh cảm nhận được niềm
vui trên gương mặt của nhân dân cả nước khi đã giành được chính quyền.
Nhân sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, nhà thơ Tố Hữu viết:


“ Hôm nay sáng mồng hai, tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên câu hát ân tình
Hồ chí minh! Hồ chí minh!
Người đứng trên đài lặng phút giây

Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây !
Bài thơ này giúp học sinh dễ nắm không gian và thời gian Bác Hồ đọc bản Tuyên
ngôn độc lập, giáo dục cho học sinh tình cảm thân thương, gần gũi dành cho Hồ Chủ
Tịch.
Ví dụ 6: Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp ( 1946- 1950).
Mục IV.Chiến dịch Việt bắc Thu- Đông năm 1947.
Giáo viên sử dụng kiên thức môn Địa lý để học sinh nhìn vào lược đồ chỉ rõ ranh
giới của Việt Nam, giúp học sinh hình dung được khu vực phía Bắc của tổ quốc Việt
Nam, học sinh hiểu và năm chắc kiến thức, mốc lịch sử trong giai đoạn đầu của cuộc
kháng chiến chống pháp, sau đó dùng kiến thức văn học và giáo dục cho học sinh tình
yêu quê hương Việt Nam có thể dùng bảng phụ hoặc máy chiếu.

Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng
thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng
phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ
quốc.


Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc
xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định

về dân tộc ta.
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
( Trích: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến- Hồ Chí Minh)
Lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất ngắn gọn và súc tích. Lời kêu gọi đã nói
rõ được âm mưu của thực dân Pháp và tinh thần đấu tranh vì độc lập

của nhân dân Việt Nam. Qua đó học sinh biết được khí thế cách mạng của những năm
đầu kháng chiến chống Pháp.
Ví dụ 7: Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp (1950- 1953).
MụcI. Chiến dịch biên giới Thu – Đông 1950.
Khi dạy chiến dịch Biên giới Thu- Đông 1950 Bác Hồ của chúng ta đã trực tiếp ra
trận để chỉ đạo chiến dịch. Giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh bài thơ:” Đêm
nay Bác không ngủ” của Minh Huệ và minh họa thêm bằng bài hát Hò kéo pháo của
Hoàng Vân. Học sinh hiểu bài tốt hơn cụ thể hơn trong bối cảnh đó người dân Việt nam
khó khăn và thiếu thốn như thế nào?
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm


Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
ấm hơn ngọn lửa hồng.
Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
Bác ơi ! Bác chưa ngủ ?
Bác có lạnh lắm không ?
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc…..
(Trích: Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
Bên cạnh đó Âm nhạc cũng là vũ khí chiên đấu của nhân dân Việt Nam.
HÒ KÉO PHÁO - HOÀNG VÂN

Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo.
Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi.
Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi vực sâu thăm thẳm vực nào sâu
bằng chí căm thù.


×