Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

(SKKN 2022) vận dụng phương pháp dạy học kết hợp (blended learning hướng dẫn trực tuyến và dạy học đối mặt) trong dạy đọc hiểu văn bản chiếc thuyền ngoài xacủa nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.87 KB, 27 trang )

MỤC LỤC


BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
10
11
12
14
17
21
22

Chữ viết đầy đu
Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học kết hợp
Phương pháp
Tự học trực tuyến
Công nghệ thông tin
Giáo viên
Học sinh
Trung học phổ thông
Trang


Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Blended Learning
Giáo dục và đào tạo
Facebook
Zalo

Chữ viết tắt
PPDH
PPDHKH
PP
THTT
CNTT
GV
HS
THPT
Tr
SGK
SGV
BL
GD&ĐT
F, Fb
Z, Za


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” theo Quyết định số
89/QĐ-TTg, 2013 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: “Tăng cường xây dựng cơ
sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo

trực tuyến (E-Learning); ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc
cung ứng các chương trình học tập suốt đời cho mọi người.”[9] Có thể nói, hình
thức đạo tạo trực tuyến được nhắc đến như một phương thức dạy học của tương
lai.
Sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới hiện nay đã
làm cho lượng thông tin khoa học nói chung và kiến thức phục vụ cho việc dạy và
học mơn Ngữ Văn nói riêng tăng như vũ bão. Để giải quyết được mâu thuẫn vốn
tiềm tàng trong giáo dục: khối lượng kiến thức tăng “siêu tốc” với quỹ thời gian
học tập ở nhà trường có hạn; giáo dục cần cập nhật được những kiến thức, PPDH
hiện đại, khoa học... Một giải pháp quan trọng đó là đởi mới PPDH.
Với nhiều ưu điểm nổi bật, E- learning (học trực tuyến) là giải pháp hữu
hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một
cách mở và học suốt đời"[12]. Tuy nhiên, có thể thấy E - learning vẫn khơng thể
thay thế vai trị chủ đạo của các hình thức dạy học trên lớp, máy tính vẫn chưa thể
thay thế hồn tồn được phấn trắng, bảng đen cũng như hoạt động nhóm, ảnh
hưởng nhóm ở trên lớp. Vì vậy, giải pháp kết hợp học trên lớp với các giải pháp E
- learning là điều hết sức cần thiết trong giáo dục hiện nay.
Trong trường hợp đặc biệt để ứng đối với hoàn cảnh khi xẩy ra khủng
hoảng của hệ thống y tế cộng đồng như covid nói riêng và các dịch bệnh nói
chung. Năm học 2021 – 2022, dịch bệnh covid phát triển trên diện rộng và bắt
buộc cả xã hội phải thích ứng, sống chung nhưng đồng thời cũng phải bảo vệ sức
khỏe cộng đồng. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo: “Cố gắng chỉ có lớp học trực tuyến chứ
khơng có trường học trực tuyến”. Để thực hiện nhiệm vụ của nghành và yêu cầu
của xã hội, PPDHKH là một phương pháp tối ưu cho ngành giáo dục.
Nội dung môn Ngữ văn 12 nói chung và tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa”
(NMC) nói riêng là một trong những văn bản trọng tâm liên quan đến chương
trình thi tốt nghiệp THPT, đại học; đồng thời đây là tác phẩm có nhiều nội dung, ý
kiến trái chiều, nhiều góc tối cho HS trải nghiệm và sáng tạo. Trong khi dạy học
trên lớp chỉ gói gọn trọng hình thức tiết dạy 45 phút, GV chỉ đảm bảo được việc
cung cấp kiến thức một chiều thụ động, khơng có khả năng truyền tải hết thơng

điệp của văn bản và nhất là khả năng trải nghiệm, sáng tạo của HS bị hạn chế.
Với những lí do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Vận dụng mô hình dạy
học kết hợp (Blended Learning – hướng dẫn trực tuyến và dạy học đối mặt) trong
dạy đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” (NMC) làm hướng nghiên cứu của
đề tài. Với mong muốn góp phần vào việc đởi mới cách dạy và học môn Ngữ văn
theo hướng hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, ứng dụng PPDH kết hợp (Blended Learning - dạy học trực
tuyến và đối mặt) và vận dụng thành tựu của CNTT&TT vào dạy học một tác
phẩm cụ thể là “Chiếc thuyền ngoài xa” (NMC).
3


- Phát triển các ưu điểm, khái quát thành một quy trình cụ thể về PPDHKH,
đáp ứng nhu cầu học tập của HS và dạy học mơn Văn nói chung.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (NMC) trong Ngữ Văn 12.
- Nội dung, các biện pháp, cách thức tổ chức dạy học theo PPKH trong
dạy học đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
- Thực hiện ở các lớp 12 trường THPT Đặng Thai Mai, huyện Quảng
Xương, Thanh Hóa.
- CT, SGK, SGV và các tài liệu hướng dẫn dạy học Ngữ văn 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn; Phương pháp chuyên gia;
Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp thống kê toán học.
1.5. Những điểm mới cua sáng kiến
Dựa trên kết quả của SKKN “Vận dụng mơ hình dạy học kết hợp (Blended
Learning – hướng dẫn trực tuyến và dạy học đối mặt) trong dạy học đọc hiểu
văn bản văn chương lớp 12” ở năm học 2020 – 2021, đã đưa ra mơ hình dạy học
kết hợp mang tính khái qt chung. Trong SKKN này tôi hướng tới áp dụng

PPDHKH đã được công nhận vào một bài học cụ thể để đem lại những hiệu quả cao
nhất của một tiết dạy học Văn với những mục tiêu:
- Đưa ra quy trình hoàn chỉnh của PPDH mới: DHKH trực tuyến và trực tiếp
trong dạy học một tác phẩm cụ thể “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu.
- Phát huy những ưu điểm vượt trội của một mơ hình DHKH với mơ hình
dạy học truyền thống hiện nay như:
Thứ nhất, học tập kết hợp giúp mở rộng không gian lớp học không giới
hạn trong bốn bức tường của lớp học, không giới hạn thời gian học tập 8 tiếng
trên lớp và mở rộng cơ hội giao tiếp và chia sẻ xã hội vô hạn của người học.
DHKH mang đến một không gian học tập điện tử có tính mở và tương tác cao.
Thứ hai, học tập kết hợp mở rộng nội dung học tập. Với mơ hình Blended
learning người học được trải nghiệm, tiếp cận với nội dung học tập đa dạng, tri
thức và thơng tin cập nhật ngồi SGK. Thậm chí, trường học có thể mở rộng
thêm các kênh kiến thức, các môn học mà không cần mở rộng thêm không gian
hay tăng thêm đội ngũ nhân viên, giáo viên.
Thứ ba, học tập kết hợp giúp cá nhân hóa việc học tập. Mỗi HS có năng
lực tiếp nhận khác nhau, DHKH tạo cơ hội để người học được học tập theo nhu
cầu, hứng thú và năng lực cá nhân; HS chủ động lựa chọn thời gian, không gian
và môi trường học tập mà không cần lo lắng về khoảng cách địa lý, giới hạn thời
gian…tăng cơ hội học tập cho nhiều đối tượng HS khác nhau.
Thứ tư, học tập kết hợp biến giờ học khô cứng trở thành giờ học hạnh
phúc. “Chiếc thuyền ngoài xa” (NMC) là một tác phẩm mang nặng tính quan
điểm, tư tưởng khó học, HS khơng hứng thú. PPDH kết hợp hình thức dạy học
trực tuyến và trực tiếp một cách linh hoạt. Đưa tác phẩm đến với học sinh một
cách tự nhiên, hấp dẫn, hứng thú. Biến giờ học khuôn mẫu trở thành giờ học
hạnh phúc, trường học quen thuộc thành trường học hạnh phúc.
4



2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận cua sáng kiến kinh nghiệm
Khái niệm mơ hình học tập kết hợp (Blended learning) là một thuật ngữ
được sử dụng nhiều trong lĩnh vực GD & ĐT ở các nước phát triển như Hoa Kỳ,
Úc, Nhật Bản,…khái niệm học tập tổng hợp đầu tiên được phát triển vào những
năm 1960, các thuật ngữ chính thức để mơ tả xuất hiện cuối những năm 1990.

Hình 1: Mơ hình học kết hợp [16]
Tác giả Victoria L. Tinio cho rằng "Học kết hợp (Blended Learning) để
chỉ các mơ hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải
pháp E - learning". Các khái niệm dựa trên sự kết hợp về hình thức tở chức, nội
dung và PPDH. Mơ hình dạy học kết hợp có thể được mơ tả theo hình 1.

Hình 2: Mơ hình phát triển cua các HTTCDH [6]
Bonk, C. J. & Graham đưa ra cách hiểu của mình về DH kết hợp và được
miêu tả một cách cụ thể, hình tượng (2).
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Hiền [10], Nguyễn Danh Nam [11] đưa ra
khái niệm "Học tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học truyền thống với
học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng. Sự kết hợp giữa e - learning với
lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mơ hình đào
tạo gọi là "Blended Learning".
Mặc dù dựa trên các cách tiếp cận khác nhau nhưng các định nghĩa đều
thống nhất học tập kết hợp là một mơ hình dạy học có sự phối hợp nội dung, PP
và cách thức tở chức dạy - học giữa các hình thức học tập.Từ việc tiếp cận
những quan niệm trên, tác giả bài viết cho rằng:
Mơ hình DHKH là sự kết hợp giữa quá trình dạy học đối mặt (face to
face) và dạy học trực tuyến (e - learning), kết hợp của 6 yếu tố cấu trúc: mục
tiêu – nội dung - phương pháp – hình thức tở chức – phương tiện – đánh giá,
đảm bảo tính quy luật phở biến của quá trình dạy học [6].
Blended learning là một sự thay đổi đáng kể so với PPDH truyền thống.

Theo Inacol, môi trường Blended learning có các đặc điểm sau:
- Sự thay đổi PP giảng dạy, lấy HS làm trung tâm thay vì GV như trước
đây, HS sẽ trở nên năng động và tương tác nhiều hơn.
5


- Tăng sự tương tác giữa HS và GV, giữa HS với HS, giữa HS với nội
dung kiến thức và giữa HS với các nguồn tài liệu bên ngoài.
- Cơ chế hình thành và tởng kết đánh giá cho HS và GV
Từ những kết quả nghiên cứu và thực tiễn dạy học đã triển khai
PPDHKH, đề tài tiếp tục bổ sung, làm rõ một số vấn đề lí luận về Khái niệm
DHKH, đi sâu vào bản chất của Mơ hình DHKH; Các mơ hình DHKH thể hiện
rõ các mức độ DHKH ở tiết học cụ thể của môn Ngữ văn. Từ đó, khái qt
thành quy trình cụ thể, các bước để xây dựng mơ hình DHKH tạo mơi trường
học tập phù hợp HS và xu thế của thời đại.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Xu thế của thế giới và Việt Nam, CNTT phát triển như vũ bão đáp ứng mọi nhu
cầu học tập và giảng dạy của GV và HS. Xã hội đang đối mặt với tình huống cấp bách
đe dọa sức khỏe, tính mạng con người như covid nói riêng và dịch bệnh nói chung, địi
hỏi con người phải có những ứng đối phù hợp và nhanh chóng thích nghi. Sở GD&ĐT
Thanh Hóa, Trường THPT Đặng Thai Mai đã có những chỉ đạo kịp thời trong giảng dạy
và hình thành năng lực tự học trực tuyến cho HS như: dạy trực tuyến trên Elerning, thành
lập nhóm tự học trên facebook, mesenger, zalo...tuy nhiên việc dạy và học cũng mới
dừng lại ở mức độ này mà chưa đưa ra được một mơ hình cấu trúc chuẩn cho việc
DHKH và rèn luyện kĩ năng THTT cho HS nhất là đối với riêng môn Văn.
Về chương trình Ngữ Văn 12 [1,2], dù cịn có những bất cập về cấu trúc nhưng
các văn bản đã góp phần tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về các thể loại văn học trong
nhận thức của HS; giúp các em mở rộng tầm nhìn, nhân sinh quan, thế giới quan về cuộc
đời, con người; bồi dưỡng khả năng cảm thụ và vốn văn hố; nhen nhóm ở HS ước mơ
vươn tới những chân trời mới lạ, nhất là khi đất nước đang chuyển mình vươn ra biển lớn.

Khảo sát SGK, SGV, Thiết kế bài học [5] chúng tôi nhận thấy: Hầu hết các tài liệu
này mới chỉ nêu ra hệ thống kiến thức cần đạt và một số kĩ năng chung mà chưa có những
nội dung, yêu cầu, câu hỏi, bài tập cho HS rèn luyện phân loại theo trình độ, năng lực của
bản thân, trải nghiệm phát triển KN tự học trực tuyến, vận dụng PPDHKH hiệu quả nhất.
Ngữ văn là một môn học công cụ, giúp HS có năng lực ngơn ngữ để học tập,
giao tiếp và nhận thức về xã hội, con người [3]. Chúng ta nhận ra khả năng của văn
học là vô tận, nhưng để làm được điều này chỉ với một vài tiết học ít ỏi trên lớp là
khơng thể giải quyết, được mà chúng ta cần giải pháp mới của tương lai: Vận dụng
hiệu quả PPDHKH, rèn luyện kĩ năng tự học trực tuyến cho HS ở nhà mới là quá trình
hình thành nên những giá trị bền vững và sâu sắc này. Vì vậy, PPDHKH là giải pháp
của thời đại mà giáo dục cần và phải có.
Hiện nay cả GV và HS đã thường xuyên sử dụng Internet trong quá trình dạy
và học; phần lớn GV và HS đã tiếp cận và có thái độ tích cực với các website dạy học
qua mạng; hầu hết HS đã có đủ các điều kiện vật chất để tham gia học qua mạng… Đó
là những điều kiện thuận lợi để triển khai tổ chức học tập theo mơ hình DHKH. Tuy
nhiên, các website học trực tuyến nhiều nhưng khá hỗn loạn nên việc lựa chọn website
nào để phù hợp với GV và HS là rất cần thiết. Do đó, cần có định hướng cụ thể để lựa
chọn website học trực tuyến sử dụng hiệu quả trong q trình dạy học nói chung và tở
chức hiệu quả mơ hình DHKH nói riêng.
Ngồi ra, HS trường THPT Đặng Thai Mai cịn có nhược điểm riêng đó là: Tiền
thân là trường bán cơng, vì vậy, HS của trường đều có nguồn đầu vào thấp hơn trên
6


địa bàn. Số lớn HS đều là con em của những gia đình có bố mẹ là cơng nhân đi làm xa,
dân làm nông nghiệp… kinh tế kém phát triển, khả năng ngôn ngữ hạn chế, lối sống
gắn liền với nền nơng nghiệp lạc hậu, trình độ CNTT cịn kém. Một số em sống cùng
ông bà đã già, không đủ điều kiện vật chất để sử dụng mạng internet... Nên khi vận
dụng PPDHKH trong đọc hiểu văn bản là một việc rất khó khăn.
Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn Minh Châu [2] là tác phẩm quan trọng, kiến

thức trọng tâm nhưng thực tế thời lượng giảng dạy hạn chế, nếu khơng dạy thêm, học
thêm ngồi giờ sẽ khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học và quá trình kiểm
tra đánh giá của bộ. Chính vì vậy, trên cơ sở điều kiện vật chất cho phép, từ việc xây dựng
mơ hình PPDHKH đến việc vận dụng vào dạy dọc một tác phẩm cụ thể là con đường đưa
nền giáo dục nước ta theo kịp xu thế chung của thế giới, đáp ứng nhu cầu thực tế của dạy
học môn Ngữ văn ở trường phổ thông như: Phù hợp với đặc trưng kiến thức Ngữ văn;
khắc phục những hạn chế trong phân phối thời lượng cho môn Ngữ văn ở trường phổ
thông; phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học.
Đề tài hướng đến mục tiêu đưa ra một quy trình cụ thể, thiết thực để vận
dụng PPDHKH trực tuyến và đối mặt, nhằm mục đích tối ưu hoạt động của Gv
trong dạy đọc hiểu một tác phẩm cụ thể; đưa văn bản “Chiếc thuyền ngồi xa”
(NMC) và dạy học Văn nói chung vốn trừu tượng để mở ra những thế giới mới;
CNTT vốn xa lạ với các em trở thành niềm hứng thú; Mỗi giờ học Văn sẽ trở
thành một cơ hội cho HS được trải nghiệm cuộc sống đa dạng, phong phú, hiểu
và khám phá thế giới tâm hồn của bản thân mình và những người xung quanh; từ
kiến thức GV chuyển tải, HS sẽ khám phá được cả chân trời kiến thức đang mở
ra, để mỗi giờ học là một giờ học hạnh phúc, trường học trở thành trường học
hạnh phúc...Từ đó HS hình thành những thói quen làm việc chủ động, hiện đại
bắt kịp với nhịp sống trong xã hội ngày nay. Vận dụng mơ hình DHKH trong
dạy đọc hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” (NMC) nói riêng và dạy học
Ngữ Văn nói chung biến q trình GV truyền thụ kiến thức, HS tiếp nhận thụ
động, thành quá trình GV hướng dẫn, HS tìm hiểu, khám phá và chiếm lĩnh kiến
thức. Đây là ưu thế tuyệt đối mà các PPDH truyền thống chưa đạt được.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Quá trình dạy học tác phẩm chiếc thuyền ngồi xa (NMC) cần hình thành
ở HS 3 loại mục tiêu dựa vào chuẩn kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phẩm chất cụ
thể. Quy trình sử dụng mơ hình DHKH gồm 2 giai đoạn học e-learning và học
trên lớp tạo nên chu trình khép kín [8] như sau:
Bảng 1. Mơ hình dạy học kết hợp
A.Lớp học e -learning

B.Lớp học giáp mặt
A1. Tự xác định mục tiêu bài học
B1. Kiểm tra bài cũ
A2. Tự kiểm tra kiến thức cũ
B2. Tổng kết kết quả học e -learning
A3. Tự học bài mới
B3. Tổ chức thảo luận các nội dung
trọng tâm, thắc mắc của bài mới
A4. Tự luyện tập, củng cố, hồn thiện B4. Kết luận, chính xác hố kiến
kiến thức mới
thức
A5. Tự kiểm tra, đánh giá kiến thức mới
B5. Luyện tập, vận dụng kiến thức
A6. Ghi nhớ các khái niệm mới của bài học B6. Hướng dẫn cách học bài sau
A7. Đưa ra những câu hỏi thắc mắc.
7


Theo quy trình chúng ta thấy rằng, giai đoạn đầu tiên là HS sẽ tự học ở
nhà trên website tự học, sau đó đến giai đoạn 2 là HS sẽ được học giáp mặt. Do
đó năng lực tự học của HS khi tự học ở nhà bằng website là khâu quan trọng. Nó
đóng góp phần lớn đảm bảo kết quả dạy học tốt nhất theo mơ hình DHKH.
Đây là một q trình khó, địi hỏi tính chủ động cao, sự tương tác, kết hợp
hài hòa giữa các đối tượng GV và HS. Trong mơ hình dạy học này, Internet vừa
là môi trường phân phối tài nguyên học, vừa là nơi diễn ra các hoạt động dạy học. Người học tham gia vào quá trình học tập bằng cách học giáp mặt trên lớp
(nhóm, cá nhân, seminar, câu lạc bộ...); học hợp tác qua mạng (chat, blog,
online, forum) và tự học (trực tuyến/ngoại tuyến, độc lập về không gian). Với
mỗi nội dung, người học được học bằng phương pháp, phương tiện tốt nhất,
hình thức phù hợp nhất và khả năng đạt hiệu quả cao nhất. DHKH yêu cầu HS
làm chủ trong q trình học tập, chiếm lĩnh và tích lũy kiến thức, GV sẽ là người

chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và tự đánh giá bản thân.
2.3.1. Vận dụng PPDH đối mặt trong đọc hiểu văn bản “chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu
PPDH đối mặt là PP truyền thống từ xưa đến nay vẫn được sử dụng trong
nhà trường Việt Nam. Đây là hình thức dạy học GV đối mặt trực tiếp với HS
trên lớp học, cùng nhau định hướng lựa chọn các đơn vị kiến thức, thực hiện
bằng các PPDH cụ thể (PP tình huống có vấn đề, PP đóng vai, PP kích thích tư
duy, PP hoạt động nhóm…); đưa ra kĩ thuật (KT) dạy học cụ thể (chia nhóm,
giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, khăn trải bàn, phòng tranh, các mảnh ghép, hỏi
chuyên gia, hoàn tất một nhiệm vụ,...); hướng dẫn HS khám phá các đơn vị kiến
thức theo quy định về thời lượng tiết học theo PPCT môn Ngữ văn [7] đã đề ra.
Tiến trình thực hiện PPDH đối mặt vẫn luôn được tất cả cả GV sử dụng
hàng ngày trong dạy học, tuân thủ các nguyên tắc đồng nhất với PPDH trực
tuyến (được trình bày cụ thể ở dưới). Trong đề tài này, để phát huy tối đa ưu điểm
của mơ hình DHKH nhằm đáp ứng nhu cầu của tương lai và ứng đối kịp thời với hoàn
cảnh cấp bách của xã hội (Covid, dịch bệnh…) trong khi nền giáo dục vẫn phải vận
hành. Người viết hướng tới mục đích xây dựng quy trình DHKH (30:70), thiên
về dạy trực tuyến là chính, DH đối mặt được sử dụng chủ yếu ở thao tác kiểm
tra kết quả tự học trực tuyến của HS và định hướng nghiên cứu và tự học cho
HS. Kết quả của q trình dạy học này chính là sự tương tác trực tiếp của GV và
HS nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được trong THTTcủa HS.
2.3.2. Vận dụng PPDH trực tuyến trong đọc hiểu văn bản “chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
2.3.2.1 Vận dụng website học trực tuyến trong đọc hiểu văn bản “chiếc thuyền
ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu.
Quy trình vận dụng website học trực tuyến nói chung và trong dạy đọc
hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” (NMC) gồm 2 giai đoạn [13]:
- Giai đoạn 1: Xây dựng kịch bản bài giảng trực tuyến đa phương tiện
- Giai đoạn 2: Vận dụng website học trực tuyến
8



Bảng 2. Quy trình vận dụng website học trực tuyến
Quy trình xây dựng kịch bản bài
Quy trình vận dụng website
giảng trực tuyến đa phương tiện
học trực tuyến
B1. Xác định mục tiêu DH
B1. Lựa chọn website để tổ chức tự học
trực tuyến
B2. Phân tích logic cấu trúc nội B2. Nhập liệu thông tin bài giảng trực
dung DH
tuyến đa phương tiện vào website
B3. Xây dựng hệ thống các PTDH B3. Chạy thử và hoàn thiện bài giảng
kỹ thuật số.
đa phương tiện trên website
B4. Thiết kế kịch bản bài giảng B4. Viết hướng dẫn tự học bằng bài giảng
trực tuyến đa phương tiện (cũng đa phương tiện trên website
sử dụng trong dạy học giáp mặt)
a. Quy trình xây dựng kịch bản bài giảng trực tuyến đa phương tiện
* Xác định mục tiêu, kĩ năng, phẩm chất cơ bản cần đạt của bài học
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK và tài liệu sau đó xác định nội dung
trọng tâm, lên kế hoạch trình bày khóa học; Tìm hiểu nội dung và cái đích cần
đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định mục đích cần đạt tới của cả bài về
bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực.
Khi xác định mục tiêu cần quan tâm ba thành phần:
+ Nêu rõ hành động mà HS cần phải thực hiện, là cái đích HS phải đạt tới.
+ Xác định điều kiện HS cần có để thực hiện các hoạt động học tập.
+ Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu của HS.
Việc xác định mục tiêu bài học làm cơ sở cho việc phân tích nội dung DH.

Những nội dung đưa vào bài giảng được chọn lọc từ khối lượng các tài liệu
(thiết kế, tài liệu vận hành, tài liệu sáng tạo,…), được sắp xếp một cách lơgíc,
khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao.
Khi dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu,
GV cần xác định được mục tiêu bài học:
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Bời dưỡng phẩm chất:
+ Lịng nhân ái u thương
con người.
+ Trân trọng, cảm thông với
những kiếp người rẻ mạt,
đói rách nhưng nhân hậu,
bao dung, khao khát được
hạnh phúc, có mái ấm gia
đình.
+ Có cái nhìn đa diện, sâu
sắc về con người và cuộc
sống.
=> Năng lực (NL): Giải
quyết vấn đề, hợp tác, sáng

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài,
câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng
trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét
được những chi tiết quan trong việc thể hiện nội
dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng
thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc
thơng qua hình thức nghệ thuật của văn bản;
phân biệt được chủ đề chính, chủ đề phụ trong

văn bản.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc,
cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện trong
văn bản; phát hiện được giá trị văn hóa và triết
lí nhân sinh từ văn bản.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm
9


tạo, tự quản bản thân, giao
tiếp.
- Phát triển năng lực:
+ NL chung: Tự học, giao
tiếp, hợp tác, giải quyết vấn
đề, sáng tạo, tự quản bản
thân.
+ NL môn học: NL ngôn
ngữ và văn học; Phát triển
kĩ năng đọc hiểu văn bản.
+ NL tự học trực tuyến: Tìm
hiểu tài liệu, dựng video
thuyết minh, sơ dồ tư duy,
tạo lập văn bản...

cơ bản của ngơn ngữ văn học. Phân tích được
tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn
học.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của
truyện ngắn hiện đại.
- So sánh hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở

hai giai đoạn khác nhau; liên tưởng mở rộng để
hiểu sâu hơn về vấn đề được đọc.
- Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về
cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt
Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.
- Phân tích ý nghĩa, tác động của văn bản văn
học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm,
cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá
nhân đối với văn học và cuộc sống.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
- HS tóm tắt được văn bản.
- HS phát biểu được đặc điểm của nhân vật,
phân tích và đánh giá được nhân vật (Người đàn
bà làng chài, người chồng, Phùng...).
- HS chỉ ra các yếu tố: Người kể chuyện, điểm
nhìn trần thuật, khơng gian, thời gian, tình
huống truyện, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc và
phân tích, đánh giá được giá trị của các yếu tố
này.
- HS so sánh các truyện ngắn viết về hiện thực
đời sống xã hội trước và sau c/m tháng 8.1945.
- HS phân tích và đánh giá chủ đề của truyện
“Chiếc thuyền ngoài xa”, nêu được thông điệp
của văn bản với bản thân (Gợi ý: Tình mẫu tử
thiêng liêng; Trân trọng giá trị cuộc sống, tin
vào những kiếp người nhỏ bé, rẻ mạt, nhọc
nhằn nhưng nhân hậu, bao dung, sâu sắc hiểu lẽ
đời; Có cái nhìn đa diện, sâu sắc về con người
và cuộc sống; mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc đời.

PHƯƠNG PHÁP,
- Hướng dẫn tự học trực tuyến, giảng bài trực
PHƯƠNG TIỆN CHỦ
tuyến kết hợp đối mặt kiểm tra kết quả của
YẾU
THTT
- Gợi mở, tái tạo, nêu và giải quyết vấn đề, trị
chơi, làm việc nhóm...
- SGK, SGV, phiếu học tập; Hình ảnh, video, sơ
đồ; Giáo án, máy tính...
*. Phân tích cấu trúc nội dung dạy học
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (NMC) được tìm hiểu theo ba phần:
Tìm hiểu chung về tác gỉa, tác phẩm; đọc hiểu văn bản tiến hành phân tích hai
10


phát hiện cuả nghệ sĩ Phùng và bức ảnh; Phần ba, GV cho HS luyện tập, kiểm
tra, đánh giá, trải nghiệm sáng tạo.
*. Xây dựng hệ thống các phương tiện dạy học kỹ thuật số
Các bước thực hiện:
- Sưu tầm tranh ảnh, sơ đồ, video... liên quan đến bài học. Ở đây chúng tơi
tìm kiếm bằng trình duyệt MozillaFirefox trên trang tìm kiếm
, hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh
chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia
Flash, Photoshop, các phần mềm cắt ghép nhạc, chỉnh sửa video...
- Chọn lọc các phương tiện DH kỹ thuật số phù hợp cho từng bài học để
tạo bài học đa phương tiện và tổ chức theo bài để tạo nguồn tư liệu trong website
học trực tuyến. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm
bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. Có
nhiều cơng cụ, tuy nhiên phần mềm được nhiều GV sử dụng đó là Avina [15] vì

nó có khả năng tích hợp nhiều tính năng, đa phương tiện và trên hết có thể đồng
bộ với Powerpoint nên nó tạo ra tính thân thiện và gần gũi đối với GV.
Bảng 3. Hệ thống PTDH kĩ thuật số đã xây dựng trong dạy
“Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)
ẢNH TĨNH
ẢNH ĐỘNG, PHIM
Bài
Sử dụng Tham khảo Sử dụng Tham khảo
Chiếc thuyền ngoài xa (NMC)
18
12
8
2
- Chuẩn bị đồ dùng, các phương tiện dạy học kỹ thuật số. Sau khi có đủ tư
liệu, sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo cây thư mục để tìm
kiếm thơng tin nhanh và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm
thanh, video clip khi sao chép bài giảng sang ổ đĩa khác, sang máy khác [16].
Bảng tổng kết hệ thống PTDH kĩ thuật số đã xây dựng trong dạy “Chiếc
thuyền ngoài xa” (NMC).
*. Thiết kế kịch bản bài giảng trực tuyến đa phương tiện (cũng sử dụng
trong dạy học giáp mặt)
Bước 1: Thiết kế kịch bản giáo án
Thiết kế kịch bản giáo án bằng phần mềm Microsoft Office Word. Bao
gồm các mục sau đây:
- Mục tiêu
+ Khởi động - Tự kiểm tra kiến thức cũ
+ Hình thành kiến thức
- Luyện tập: Tự củng cố, hoàn thiện kiến thức mới
+ Vận dụng: Tự kiểm tra – đánh giá kiến thức mới
+ Mở rộng, sáng tạo

Trong lớp học trực tuyến có diễn đàn trực tuyến và tài nguyên học tập.
Bước 2: Nhập liệu thông tin từ kịch bản vào PM Microsoft Powerpoint
và Ispring suite 9. Các Bài học chúng tơi thiết kế thể hiện đầy đủ: tính tương tác,
đa phương tiện, liên kết các đề mục lớn nhỏ trong tồn bài. Các Bài học được
thiết kế đảm bảo: tính tương tác, đa phương tiện và mang tính thẩm mỹ, thu hút
HS. Quy trình xây dựng gồm 5 bước:
1. Tạo powerpoint, thiết kế các slide.
11


2. Cài đặt Ispring suite 9 trong Microsoft Powerpoint.
3. Tạo bài tập, câu hỏi nhận thức bằng Ispring suite 9 với các dạng: điền
khuyết, ghép nối, đúng – sai, nhiều lựa chọn.
4. Chèn các hình ảnh, file flash, video.
5. Xuất bản bài giảng đa phương tiện
Bước 3: Xây dựng bài giảng điện tử tích hợp đa phương tiện bằng phần
mềm.
Powerpoint
- Tạo giao diện chung cho các slide kiểu giả web của phần mềm bài giảng
- Nhập liệu thông tin từ giáo án kịch bản vào phần mềm PowerPoint hình
thành bài giảng điện tử
- Tạo liên kết (Hyper link) các mục của phần mềm bài giảng với các slide.
- Tạo hiệu ứng cho cột dàn ý của bài giảng điện tử
*. Xây dựng đề kiểm tra - đánh giá
Người học có thể lựa chọn nội dung kiểm tra về kết quả học tập tác phẩm
“Chiếc thuyền ngoài xa” theo đơn vị kiến thức tương ứng với mỗi bài, thể loại,
chủ đề, hoặc nội dung kiểm tra theo đơn vị kiến thức từ dễ đến khó, cụ thể đến
khái quát, trắc nghiệm đến tự luận hoặc ngược lại, phát huy tính chủ động, tích
cực, sáng tạo cho HS.
- Đề trắc nghiệm nhanh: Mỗi đề gồm 30 câu trắc nghiệm, trong 15 phút.

- Đề tự luận: gồm hai phần đọc hiểu 4 câu, tự luận 2 câu theo tỉ lệ nhận
biết 30%; thông hiểu 30%; vận dụng thấp 30%, vận dụng cao 10% [4].
b. Học trực tuyến trên ứng dụng trực tuyến Vnedu.lms
*Giới thiệu về trang học trực tuyến Vnedu.lms [16]
Hệ thống nền tảng Học và Thi trực tuyến vnEdu-LMS được Tập đoàn
VNPT xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa tiện ích của Zoom và tích hợp trên hệ
thống Vnedu.lms, nhằm cung cấp mơi trường học tập trực tuyến tiện ích, khoa
học cho GV và HS là một trong những lựa chọn phở biến của các trường học.
Ưu điểm của khóa học là HS có thể theo dõi các sự kiện, tin tức của nhà
trường, thơng tin liên quan đến khố học; tham gia khoá học, thực hiện bài kiểm
tra, bài thi có nội dung phù hợp và cập nhật; có thể trao đổi ý kiến với GV thông
qua hệ thống; tiếp cận nhiều khóa học và nghiên cứu nội dung ở mọi nơi; tập
hợp nội dung nhanh chóng, cung cấp thơng tin cho HS trên khắp thế giới bằng
ngôn ngữ của họ và khả năng theo dõi, báo cáo và đánh giá kết quả việc học.
* Vận dụng website học trực tuyến trên trang Vnedu.lms
Quy trình sử dụng hệ thống: Hệ thống có 5 tác nhân là: quản trị hệ thống,
quản lý đào tạo, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tở trưởng, GV bộ môn, HS.
- Quản trị hệ thống là người có mọi quyền thay đởi hệ thống bao gồm
người dùng, khóa học, tin tức, sự kiện, ngân hàng câu hỏi, các
- Quản lý đào tạo được quản trị hệ thống phân quyền để quản lý, xem các
khóa học và xem các kì thi thuộc đơn vị của họ
- Giáo viên tùy vào việc phân quyền do quản trị hệ thống quyết định. Với
mỗi khóa học khác nhau, quản trị viên lại phân quyền cho một số người dùng để
làm GV hay chuyên viên đào tạo tùy theo năng lực và chun mơn.
- Người dùng HS có quyền và nghĩa vụ thực hiện các khóa học và kì thi.
12


Hệ thống được vận hành theo trình tự sau:
- Quản trị hệ thống tạo tài khoản người dùng và phân vai trò là ban giám

hiệu, chuyên viên tin học, GV, HS học theo từng lớp, khối.
- Quản trị hệ thống (quản lý đào tạo) sẽ chọn chức năng tạo mới khóa học,
sau đó thêm một số tài khoản vào danh sách chuyên viên đào tạo hoặc GV.
- Quản trị hệ thống hoặc tổ chức đào tạo chọn chức năng thêm mới cuộc
thi, cấu hình cho cuộc thi đó.
- GV sau khi được cấp quyền sẽ sử dụng chức năng quản lý chi tiết khóa
học của mình để tạo bài giảng, tài liệu
- Học sinh có thể tiến hành đăng ký các khóa học, cuộc thi khả dụng. Phần
lớn các khóa học cuộc thi này là do GV, nhà trường tổ chức, có những bài thi
hay khóa học mang tính chất bổ trợ kiến thức sau khi học.
- Quản trị viên/chuyên viên sẽ tiến hành việc xét duyệt việc đăng ký học
của các HS sau khi thời hạn đăng ký kết thúc.
Trong q trình học tập, GV có thể thêm những bài giảng, bài tập về nhà
và các bài kiểm tra mới; đồng thời, tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS
dựa vào kết quả của bài tập về nhà, bài kiểm tra, bài thi. Cụ thể các bước sau:
Bước 1. Tạo tài khoản cho HS
Quản trị hệ thống tạo tài khoản cho HS trên hệ thống vnEdu, đăng
nhập bằng tài khoản admin của nhà trường.
Sau đó chọn cấp tài khỏa tự động và có thể xuất file excel tất cả các tài
khoản của HS, khi đó mỗi HS sẽ có 01 tài khoản để đăng nhập với tên tài khoản
là mã HS, mật khẩu do hệ thống tự động sinh ra. HS đăng nhập vào hệ thống ELearning theo đương link: />Bước 2. Đăng nhận trị hệ thống và thực hiện đồng bộ từ vnEdu vào LMS
Đăng nhập vào hệ thống E-Learning tại: . Để quản trị,
trường phải đăng nhập bằng tài khoản và tên đăng nhập được cấp. Sau đó thực
hiện đồng bộ các danh mục từ trên xuống dưới. Chọn đơn vị, năm học và bấm
nút tìm kiếm, sau khi tìm kiếm, sẽ hiện danh sách, tích chọn tồn bộ và bấm nút
đồng bộ. Khi đó tồn bộ dữ liệu nhà trường trên hệ thống vnEdu sẽ được đồng
bộ sang hệ thống LMS (bao gồm: Thông tin nhà trường, tài khoản GV trên
vnEdu, tài khoản HS được tạo từ trước trên vnEdu và phân công giảng dạy…)
- Người dùng với vai trò Quản trị hệ thống: có quyền và vai trị cao nhất
trong tồn bộ hệ thống, thao tác khởi tạo dữ liệu người dùng, phân vai trị cho

từng đối tượng, cấu hình hệ thống theo quyền, vai trò và đơn vị.
Chức năng quản trị hệ thống “cài đặt chung” bao gồm các chức năng con
là: Tham số, Quản trị người dùng, Quản trị khóa học, Cấp vai trò quản trị,
Thống kê hoạt động,Quản lý vai trị trong khóa học….
Chức năng cấu hình các tham số: Cho phép quản trị hệ thống cập nhật,
thay đổi thông tin của giao diện như các icon, thông tin liên lạc, bản đồ. Các mã
tham số đã được tạo sẵn nên chỉ cần vào từng tham số hiệu chỉnh thơng tin.
Quản trị hệ thống cài đặt và cấu hình toàn bộ các chức năng của hệ thống.
Bước 3. Cách tạo khóa học và đưa bài giảng lên hệ thống
Quản trị đăng nhập tài khoản quản trị được cấp và chọn mục Trang quản
trị, thực hiện các bước sau:
13


- Vào Quản trị kháo học\Danh mục khóa học nhập: Tên danh mục (VD: Ôn
tập, bồi dưỡng, bài mới…) và chọn đơn vị, phần mơ tả khóa học, bấm tạo mới.
- Vào Danh sách khóa học, tạo các khóa học trong danh mục phù hợp với
yêu cầu của danh mục khóa học, như tạo các nọi dung bài giảng…
- Khai báo các thời gian của khoá học, thêm các chương mục (VD: Khóa
học có 2 hoặc 3, 4 … chương…) độc lập để có thể chia nhỏ bài giảng, hoặc thêm
các bài tập, bài kiểm tra ngắn, bài tập tương tác trực tiếp với GV.
- Sau khi hoàn thành, sẽ hiển thị khố học, có thể sửa thơng tin kháo học. Sau
đó tích chọn vào tên khóa học để cập nhập cơ sở thơng tin khóa học, bài giảng, bài tập,
tạo các phòng chát, tương tác, danh sách học viên được tham gia…
- Có thể chỉnh sửa cấu hình, cấp thêm vai trò quản lý (tài khoản GV trực
tiếp phụ trách dạy học) thêm thành viên tham gia học (HS của khối hoặc lớp).
- Chọn “thêm mới chatroom” để thêm các thành viên có thể cho vào nhóm
chát để tương tác trực tiếp với GV. Điền tiêu đề phòng chát (thường dùng theo
tên lớp, tên nội dung bài học…) Chọn các chức năng tương ứng để tạo phịng
chát: Có thể chọn từng cá nhân để đưa vào phòng chát, hoặc chọn tất cả.

- Vào cài đặt để tích chọn lại 1 lần nữa các thành viên đưa vào khóa học.
- Để tải bài giảng và tạo bài tập về nhà, kiểm tra… vào phần Đề Cương,
chọn tên Đề cương/Quản lý học liệu. Tải nội dung bài giảng theo đúng định
dạng đã chuẩn bị, khai báo tên, ngày có hiệu lực và tải file bài giảng…
- Tại đây có thể giao bài tập về nhà, thêm bảng tương tác bài tập trực tiếp
với GV hoặc tạo bài thi trực tuyến (dạng bài trắc nghiệm, hoặc tự luận)
Ngồi ra có thể chỉnh sửa các học liệu đã đưa, xem chi tiết, xem tiến trình
học tập của HS tham gia.
Bước 4: Tạo bài thi sau mỗi bài
- Thêm câu hỏi vào kho câu hỏi: Truy cập “Quản lý thi V2”, “Danh mục câu
hỏi”. Sau đó khai báo các thơng tin để tạo thư mục chứa câu hỏi. Trong bảng Duyệt
câu hỏi, Tick chọn các câu hỏi cần đưa vào kho, Ấn chọn “Đưa vào kho câu hỏi”.
- Quản lý và duyệt các câu hỏi trong kho: Truy cập vào menu “Quản lý thi
V2” chọn thư mục “Chiếc thuyền ngoài xa” (NMC) để kiểm tra lại các câu hỏi
đã đưa lên kho. Tiếp theo, Tick chọn toàn bộ câu hỏi, ấn “Duyệt câu hỏi trên
trang này”. Kết thúc quá trình duyệt, nút trạng thái chuyển từ vàng sang xanh,
câu hỏi đã được duyệt thành công, sẵn sàng cho việc tạo bài thi.
- Tạo bài thi: Vào Quản trị khóa học, chọn “Danh sách khóa học”, tick
chọn bài học muốn gán bài thi, Chọn “Đề cương Chương mục 1” (Chọn chương
mục nào muốn gán bài thi), Tick chọn: “Thêm mới học liệu Bài thi”, Điền các
thông tin theo mẫu: “Tên cuộc thi”: Điền tên cuộc thi; Trạng Thái: Duyệt; Thời
gian tổ chức (giới hạn ngày, giờ được phép vào làm bài); Nguồn câu hỏi: Lấy từ
ngân hàng câu hỏi.
Đặc trưng của môn văn là khám phá ngơn ngữ, hướng đến mục đích rèn
luyện kĩ năng nghe, nói, đọc , viết… Vì vậy, trong những trường hợp đặc biệt
khơng thể đến trường học tập thì phịng học online trên facebook là một lựa
chọn tối ưu. Phòng họp mặt trên Facebook (Facebook Rooms) là cách mới để
GV cùng HS tạo lớp học Online. Được cập nhật tính năng có thể tạo phịng trực
tiếp qua Facebook bằng những bước đơn giản giúp GV, HS dễ dàng tham gia
14



phòng họp mặt ở mọi nơi. Facebook Rooms cho phép người học thực hiện cuộc
gọi video với tối đa 50 người và khơng giới hạn thời gian gọi.

Hình 3. Tổ chức học trực tuyến trên Vnedu.lms
2.3.2.2. Xây dựng PPDHTT bằng cách lập các nhóm học tập qua các trang
mạng facebook, messenger, zalo... [14]
a. Dạy học qua Messenger (Messenger Rooms)
Một tính năng mới Messenger Rooms cho phép mọi người gọi video
nhóm Messenger lên tới 50 người cùng một lúc. Như vậy, ngồi chức năng tạo
nhóm học tập ở trên thì bạn hồn tồn có thể dạy học online qua Messenger.

Hình 4. Tạo phòng học trên mesenger
Chức năng Messenger Rooms tương tự như phần mềm Zoom nhưng lại có
những ưu điểm sau:
- Khơng giới hạn thời gian gọi video
- Ai cũng có thể tham gia vào được mà không nhất thiết phải có tài khoản
Facebook (bạn chỉ cần tạo room và sau đó gửi link cho họ là được).
- Chia sẻ màn hình máy tính để hướng dẫn cho học viên.
- Thay đổi nền video, sử dụng thêm bộ lọc để tăng tính sinh động.
GV và HS dùng chức năng Messenger Rooms của Fb trên điện thoại hoặc
máy tính. Trong dạy học online, GV lập nhóm học tập trên messenger, thêm
thành viên, đặt lịch hẹn, tiến hành học nhóm, mà bất kỳ HS, GV có điện thoại
thơng minh đều thao tác được và phù hợp với đặc thù môn văn thiên về rèn
luyện ngơn ngữ, giao tiếp và tư duy. HS có thể diễn đạt suy nghĩ của mình qua
15


tin nhắn bằng văn bản chữ viết, tin nhắn thoại hoặc hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu

một cách đơn giản, tiện lợi.
b. Dạy học qua ứng dụng Zalo
Zalo là phần mềm chỉ cần điện thoại, máy tính có kết nối mạng internet là
tương tác nhanh chóng. Ngồi ra zalo cịn đồng bộ với danh bạ số điện thoại
giúp tạo nhóm dễ dàng; tạo môi trường học tập, trao đổi thông tin, mở rộng các
nội dung bài học, hướng dẫn học tập qua nhóm và học theo “nhóm bạn cùng
tiến” phân theo năng lực HS; khuyến khích HS đưa hình ảnh bài làm, bài soạn
theo các file có chủ đề cụ thể để cùng nhận xét, góp ý; lớp trưởng đưa thông báo
để động viên nhắc nhỡ lẫn nhau. Đồng thời, GV yêu cầu HS đến trường vào
buổi hai để học nhóm phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.
GV hướng dẫn nhiệm vụ học tập ở nhà và chia sẻ kết quả qua nhóm zalo.
Tạo chuyên mục học trực tuyến trên trang tin điện tử nhà trường và chia sẻ liên
kết đến nhóm zalo để HS học trực tuyến, chia sẻ liên kết đến các nguồn học liệu
như: violet.vn, wikipedia.org; Các bài dạy trực tuyến trên youtube…; Kết hợp
công cụ tạo bài kiểm tra online và gửi link kiểm tra qua zalo để đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện của học sinh; GV dùng phần mềm Google Form tạo bài kiểm
tra online giúp củng cố kiến thức, có thể chọn điểm này làm điểm kiểm tra
thường xuyên; Hướng dẫn HS dùng chức năng tạo bình luận của zalo để tạo câu
hỏi trắc nghiệm lẫn nhau sau khi học bài xong.
Các bước tạo tài khoản và giảng dạy qua Zalo:
Bước 1: Mở ứng dụng Zalo PC và đăng nhập
Bước 2: Tại giao diện chính Zalo, chọn mục Danh bạ ở thanh menu bên
trái, sau đó chọn biểu tượng Thêm nhóm có hình trịn.
Bước 3: Sau đó thầy cơ đặt tên nhóm lớp học và thêm thành viên lớp học
vào nhóm bằng số điện thoại hoặc chọn thành viên từ danh bạ Zalo. Sau đó
nhấn Tạo nhóm là xong.
Bước 4: Chọn mục Cuộc gọi video > click chọn tên thành viên, sau đó
nhấn Gọi nhóm > nhấn Bắt đầu gọi.
Bước 5: giao bài tập, chia sẻ bài giảng, gửi file điểm
Để giao bài tập, Gv chọn mục Giao việc > nhập Tiêu đề bài tập, nội

dung, chọn thành viên cần giao và đặt lịch thời hạn (deadline), sau đó nhấn Giao
việc > chọn mục Ghim tin nhắn tại thanh menu phía dưới.
Để gửi file: Chọn mục Gửi file tại thanh menu > chọn tập tin hoặc thư
mục muốn gửi > Nhấn Open để gửi.

Hình 5. Tạo phịng học qua Zalo

16


2.3.2.3. Quy trình sử dụng mơ hình dạy học kết hợp để tổ chức dạy học đọc hiểu
tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu trong chương trình
Ngữ văn 12.
Bài học: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NGUYỄN MINH CHÂU)
(Thời lượng: 4 tiết)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KẾT HỢP
Hoạt động 1: Huy động tri thức, trải nghiệm nền cua HS - dạy trực tuyến
kết hợp trực tiếp đối mặt (Tiết 1)
Yêu cầu cần
HĐ cua GV
HĐ cua HS
Tiêu chí đánh giá
đạt
- Tái hiện lại - Yêu cầu hs thực - HS cùng cặp - Nêu đúng tên các tác
các tác phẩm hiện phiếu học làm việc cùng phẩm: mùa lá rụng
viết về hiện tập số 1 và xem nhau.
trong vườn, một người
thực đời sống clip ở phiếu số 2.
Hà Nội, chiếc thuyền
xã hội sau 1975.

ngoài xa...
- Chuẩn bị tâm - Hình thức chia - Xung phong - Nêu được ấn tượng
thế tích cực học sẻ theo cặp.
báo cáo kết quả về một số nhân vật
tập.
- Báo cáo kết quả trong 1 phút.
trong các truyện này
trong 1 phút sau
như: ông Bằng, chị
khi đã chia sẻ.
Hồi, cơ Hiền...
Hoạt động 2: Bổ sung tri thức nền (Tìm hiểu thơng tin về tác giả, tác
phẩm) - dạy trực tuyến kết hợp trực tiếp đối mặt (Tiết 1)
- Hs trình chiếu - Hướng dẫn hs - HS làm clip
- Nêu được các thông
các clip thuyết thực hiện phiếu thuyết minh
tin về tác giả, tác
minh các thông học tập số 3 ở -Thay nhau nhận phẩm.
tin về tác giả, nhà để thực hiện xét clip, bổ sung
tác phẩm (phiếu trình chiếu kết thơng tin về tác
số 3).
quả ở lớp.
giả, tác phẩm.
- Theo dõi, kiểm - HS xung phong
tra, hướng dẫn chơi trò chơi - Xác định được định
HS trình chiếu phỏng vấn.
hướng ban đầu để đọc
đánh giá clip -Nêu định hướng hiểu truyện ngắn hiện
- Định hướng TM
cách đọc hiểu đại cần quan tâm đến

cách đọc và tìm - Mời hs nhận văn bản: Theo các yếu tố: cốt truyện,
hiểu văn bản.
xét, bổ sung bố cục 2 phần:
người kể chuyện,
thông tin về tác + Đoạn 1: Từ điểm nhìn trần thuật,
giả, tác phẩm.
đầu -> “biến khơng gian và thời
- GV mời 2 hs mất”: Hai phát gian, tình huống
lên chơi, hs thực hiện của nghệ sĩ truyện, nhân vật, các
hiện phỏng vấn. Phùng.
chi tiết nghệ thuật đặc
- Yêu cầu hs nêu +Đoạn 2: Còn sắc, giá trị, thông điệp
định hướng đọc lại (Chuyện ở của truyện...
hiểu văn bản.
tồ án)
Hoạt động 3: Tìm hiểu ấn tượng ban đầu, bối cảnh, thời gian nghệ thuật,
nhan đề cua truyện - dạy trực tuyến kết hợp trực tiếp đối mặt (Tiết 1).
17


- Đọc văn bản
-Tóm tắt văn bản
theo phiếu số 4
được chuẩn bị ở
nhà.
-Nêu ấn tượng
ban đầu về văn
bản.

- Gv yêu cầu hs - HS đọc văn - Nắm cốt truyện.

đọc văn bản ở bản ở nhà.
- Nêu được các sự
nhà
- Tóm tắt văn việc, chi tiết tiêu biểu
- Gv chiếu phiếu bản theo mẫu của truyện.
học tập số 4, phiếu số 4
- Sử dụng 1 từ để nêu
yêu cầu hs trình
ấn tượng về văn bản.
bày tóm tắt văn - Lần lượt nêu - Đặt được ít nhất ba
bản.
ấn tượng ban câu hỏi về nhan đề
- GV yêu cầu hs đầu về văn bản. của truyện: Gợi ý:
nêu ấn tượng về - Tự trả lời các Chiếc thuyền ngoài
văn bản bằng câu hỏi đã đặt xa là gì? Chiếc
một
từ
(10 ra, tự đánh dấu thuyền ngồi xa có ý
- Hiểu và lí giải người).
câu hỏi chưa trả nghĩa biểu tượng gì?
được nhan đề - Chiếu từ trung lời để thảo luận Tư tưởng của t/g?
của truyện.
tâm tác phẩm: với bạn và gv.
- Liệt kê các chi tiết
“Chiếc thuyền
về bối cảnh truyện:
ngoài xa” có thể
làng chài sau chiến
gợi ra các câu
tranh, con người,

hỏi nào? Ghi ra
ngoại hình, hành
- Xác định và giấy, cho hs tự - Trình bày về động, lời nói,...
phân tích được trả lời các câu bối cảnh của - Hình dung, cảm
bối cảnh khơng hỏi đó.
truyện.
nhận và suy luận, lí
gian, thời gian - Yêu cầu hs
giải được ý nghĩa của
của truyện
phân tích bối
các chi tiết trong việc
cảnh của truyện
tạo nên bối cảnh.
theo gợi ý ở
phiếu số 4.
Hoạt động 4,5,6,7,8: Tìm hiểu hai phát hiện cua nghệ sĩ Phùng, câu
chuyện ở tòa án, nhân vật Phùng, người đàn bà làng chài, bức ảnh chụp
năm ấy - Dạy tiết 2, 3 qua Vnedu.lms bằng giáo án điện tử.
- Hướng dẫn tự - Dựa vào phiếu - HS làm việc - Nêu được hai phát
học trực tuyến ở học tập số 5 và nhóm ở nhà qua hiện của nghệ sĩ
nhà theo phiếu yêu cầu của Fb, Za thống Phùng và câu chuyện
số 5,6,7 qua phiếu số 6, 7 gv nhất ý kiến.
ở tịa án.
nhóm messenger. chia lớp thành 4 - Hs thuyết trình - Liệt kê được các
- Phân tích ý nhóm thảo luận ý kiến bản thân ở chi tiết về phản ứng
nghĩa của tình qua Fb, Za:
trên lớp.
của các nhân vật
huống

truyện: N1: Phát hiện 1
trong hai phát hiện
Hai phát hiện N2: Phát hiện 2
của nghệ sĩ Phùng và
của
nghệ sĩ N3: Người đàn
câu chuyện ở tòa án.
Phùng;
câu bà, người đàn
- Cắt nghĩa, lí giải và
chuyện ở tịa án. ơng.
đánh giá giá trị của
N4: Phùng, Đẩu,
tình huống truyện.
- Phân tích các thằng phác.
- Liệt kê được các
nhân vật: Phùng, - Yêu cầu hs
chi tiết về ngoại
18


Đẩu, người đàn trình bày kết
hình, nghề nghiệp,
bà, người chồng, quả thảo luận về
suy nghĩ, hành động
thằng Phác…
hai phát hiện
của nhân vật, mối
của nghệ sĩ
quan hệ với nhân vật

Phùng.
- Thực hiện cuộc khác, lời bình của
- Yêu cầu hs phỏng vấn Phùng người kể chuyện về
thuyết trình về và Đẩu để tìm nhân vật.
n/vật theo yêu hiểu về người - Khái quát được đặc
cầu phiếu số 7.
đàn bà, thằng điểm của nhân vật.
- Yêu cầu hs phác bằng việc - Chỉ ra và phân tích
thực hiện cuộc đối thoại trực được giá trị của nghệ
phỏng
vấn tuyến.
thuật khắc họa n/vật.
Phùng để tìm - HS tham chiếu - Suy luận, đánh giá
hiểu các nhân góc nhìn khác từ được thơng điệp
vật trong gia Gv về tác phẩm. nghệ thuật từ các
đình làng chài.
nhân vật.
Hoạt động 9: Tổng kết bài học – Tiết 4, dạy đối mặt kết hợp trực tuyến.
- Tổng kết nội -HS trong 1 - Hs huy động - Tóm tắt được nội
dung và nghệ phút tóm tắt nội kiến thức tự học dung và nghệ thuật
thuật của VB.
dung và nghệ của bản thân viết của VB.
thuật VB.
trong một phút.
- Rút ra cách -Yêu cầu hs nêu - Thảo luận nhóm
thức đọc hiểu cách thức đọc và trình bày trước - Nêu được các đặc
VB theo thể loại hiểu VB truyện lớp.
điểm cần quan tâm
ngắn hiện đại.
trong phân tích

- HS thảo luận
truyện ngắn hiện đại:
nhóm, trình bày
Tình huống truyện,
vấn đề.
nhân vật, nghệ thuật
kể chuyện...
Hoạt động 10: Luyện tập và mở rộng - dạy đối mặt kết hợp trực tuyến.
- HS vận dụng - Tở chức trị - Hs tham gia trị - Hồn thành trị
kiến thức đọc chơi theo phiếu chơi củng cố kiến chơi tìm ra nội dung
hiểu để củng cố học tập số 8 ở thức.
trọng tâm bài học.
kiến thức:
lớp.
- HS vận dụng - Gv yêu cầu hs - HS thực hiện - Hoàn thành phiếu
kiến thức đọc thực hiện phiếu yêu cầu hoàn học tập.
hiểu để phân học tập số 9 ở thiện sản phẩm ở
tích kết truyện. nhà.
nhà, lên lớp bở
- Liên hệ so
sung hồn thiện.
sánh với các
nhân vật trong
các văn bản
khác: Người đàn
bà với “Thị”
(Vợ nhặt), Mị ...
19



- Sáng tạo: HS
vào vai phóng
viên phỏng vấn
Phác “vì sao lao
vào đánh bố với
lòng thù hận”.
- HS phân vai,
viết kịch, quay
clip phỏng vấn - Nộp SP và - Nộp sản phẩm.
ở nhà.
thảo luận trong
buổi học sau.

- Thu hoạch và nhận
xét được khả năng
học tập của HS.

Gợi ý: Nội dung phỏng vấn phải được xây dựng bám sát văn bản vừa
sáng tạo.
+ Phóng viên (PV): Vì sao Phác giật chiếc thắt lưng quật lại bố rồi cầm
dao đâm bố?
+ Phác: Vì bố đánh mẹ, tơi khơng muốn nhìn thấy mẹ bị đau đớn.
+ PV: Nhưng người đó là bố, Phác khơng sợ mất bố sao?
+ Phác: Ông ấy quá độc ác. Lúc nào cũng lăm lăm, hùng hổ xông vào
đánh mẹ. Người như thế không thể là bố tôi.
+ PV: Đã đành là vậy, nhưng Phác khơng cịn cách nào khác sao?
+Phác: Tôi đã thử khá nhiều cách nhưng ông ấy vẫn chứng nào tật ấy.
+ PV: Phác nghĩ như thế nào khi lao vào đánh lại bố nhưng lại lau những
giọt nước mắt trên khóe mắt của mẹ?
+ Phác: Tơi không thể chịu được cảnh bố lao vào mẹ đánh tới tấp. Tơi là

đàn ơng mà, khơng thể ngồi đó làm ngơ. Mẹ tôi hiền lắm, lúc nào cũng nhường
nhịn, hi sinh tất thảy cho chúng tôi. Tôi biết mẹ chịu những địn roi ấy cũng bởi
vì thương chúng tơi, lo lắng cho chị em chúng tôi. Tôi đau đớn, rã rời và cũng
cảm thấy xấu hổ với các bạn của mình lắm.
- Gv giao nhiệm vụ cho hs viết lại kịch bản, phân vai, quay phim kịch bản
“Chiếc thuyền ngoài xa”. Gv và hs cùng xem, kiểm định kết quả, đăng lên you
tube. Sau đây là kết quả thực tế của GV và HS trường THPT Đặng Thai Mai:
"Chiếc thuyền ngoài xa" / />- GV giao bài tập ở nhà: Phiếu số 9
- GV yêu cầu HS tìm xem phim chuyển thể từ các tác phẩm của Nguyễn
Minh Châu và đọc các tác phẩm của ông gia đoạn trước và sau 1975.
- Gv kiểm tra, đánh giá kết quả qua bài làm HS gửi qua zalo, messenger…
2.4. Hiệu quả cua sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đối với giờ học, các em tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức; hứng thú với
hình thức THTT và ứng dụng CNTT vào học tập; các câu hỏi bài tập yêu cầu chia sẻ,
bộc lộ; trị chơi ơ chữ phản ứng nhanh, ơn tập kiến thức; đóng vai nhân vật... được HS
tiếp nhận một cách hào hứng, sống trong thế giới của văn chương....
20


- Khi sử dụng PPDHKH vai trò của người GV được tối ưu hóa, khơng cịn
là người làm thay, cảm hộ học sinh nữa, mà GV trở thành người điều khiển,
hướng dẫn, khơi gợi cảm hứng, ý tưởng cho HS tự lên kế hoạch học tập, chiếm
lĩnh kiến thức, bộc lộ quan điểm, tình cảm một cách chân thực, giao lưu làm
việc nhóm theo năng lực và tự đánh giá...
- KN THTT - kỹ năng tối cần thiết của con người trong xã hội hiện đại
được cải thiện trong và sau giờ học. Một số HS năng động, tiếp cận xu thế thời
đại đã đăng ký các tài khoản kiếm tiền trên youtobe, tạo các clip thuyết minh về
các tác giả, tác phẩm, đóng phim, clip hài theo trào lưu vlog 1977, tải lên mạng
để thử sức làm việc bằng đam mê, kiếm tiền nhờ vào học văn. Những hành động

này, làm cho giờ dạy học văn không nặng nề, mà mỗi tiết học trở thành một
cuộc chơi mới, đầy hứng thú và bở ích, hiện đại, trẻ trung và năng động. Học
văn trở thành hành trình khám phá ngơn ngữ nghệ thuật, kiến thức, đời sống,
con người, kĩ năng sống, những ứng dụng CNTT hiện đại, cần thiết cho hành
trang bước vào đời của người HS.
Kết quả thực nghiệm có sự phù hợp, hiệu quả, cần thiết của hình thức đào
tạo Blender-learning đối với việc giảng dạy ở các trường học trong thời đại kỉ
nguyên số nói chung và dạy mơn Văn ở trường THPT Đặng Thai Mai nói riêng.
Giờ dạy đọc hiểu tác phẩm “Chiếc huyền ngoài xa” (NMC) tạo sự phong phú, đa
dạng về nội dung chủ đề; giàu có về tiềm năng giáo dục; phát triển toàn diện ở
HS về kiến thức, đời sống, con người, bản thân...

Hình 6. Học sinh chơi trị chơi phát hiện nhanh
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Vận dụng mơ hình DHKH tạo sự hứng thú của HS đối với môn Văn; thúc
đẩy HS chủ động khám phá kiến thức của tác phẩm văn học; đưa CNTT hiện đại
vào giáo dục và cuộc sống, phát triển nền giáo dục theo hướng hiện đại hóa;
khuyến khích sự tự giác, tự chủ, tự nghiên cứu của HS; đồng thời vẫn phát triển
được các kĩ năng khác của HS như nghe, nói, đọc, viết, sáng tạo và giao tiếp…
3.2. Kiến nghị
- Trong quá trình tổ chức, GV cần vận dụng triệt để PPDHKH vào dạy
đọc hiểu văn cần bản văn học, xem đây là một PPDH mới nhằm phát huy tối đa
tính chủ động, tích cực, nhạy bén của HS trong học tập.
- PPDHKH ứng dụng CNTT cần được định hướng như là một PPDH của
tương lai, cần đầu tư đồng bộ để nâng cao hiệu quả cho giảng dạy như: rèn luyện
21


kĩ năng sử dụng CNTT cho GV, HS; các nguồn lực phục vụ (cơ sở hạ tầng, điều

kiện vật chất); các chính sách phù hợp, đặc biệt là đối với kinh tế của các vùng
địa bàn dân sinh của trường THPT Đặng Thai Mai; coi sự chủ động, nhiệt huyết,
tinh thần ln nghiên cứu, tìm tịi và đởi mới của người GV đóng vai trị quan
trọng nhất …
- Để nâng cao hiệu quả của PPDHKH trong dạy học Văn, một mặt GV
phải nắm được các vấn đề lí luận về Blender Leanning, THTT, kiến thức về đọc
hiểu văn bản; mặt khác, trên cơ sở nắm vững các nguyên tắc, quy trình, thao tác
CNTT thuần thục có khả năng để vận dụng PPDHKH trong giảng dạy cho HS.
- Những đề xuất của đề tài xuất phát từ những yêu cầu cơ bản của việc
việc vận dụng PPDHKH trong dạy học đọc hiểu “Chiếc thuyền ngồi xa”
(NMC) nói chung và dạy học Văn nói chung, vấn đề khơng phải mới nhưng là
kết quả của sự tìm tịi, nghiên cứu, học hỏi, phát triển, cụ thể hóa kết quả dựa
trên SSKN năm học 2020 - 2021 của tác giả. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra
trong SKKN khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, chúng tơi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cơ và các bạn đồng nghiệp
để cơng trình được thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân
viết, không sao chép nội dung của người khác!

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD & ĐT (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo dục.
2. Bộ GD & ĐT (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 2, NXB Giáo dục.
3. Bộ GD & ĐT (1999), Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương ở trường

THPT (Sách BDTX cho GVTHPT chu kỳ 1997-2000).
4. Bộ GD & ĐT (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả
học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn, cấp THPT,
NXB giáo dục, Hà Nội.
5. Chương trình giáo dục tổng thể, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26
tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
6. Bonk, C. J. & Graham, C. R. (Eds.). (in press). Handbook of blended
learning: Global Perspectives, local designs, chapter 11. SanFrancisco, CA:
Pfeiffer Publishing.
7. Công văn 3280 (2020), Phân phối chương trình THPT mơn Ngữ văn, trường
THPT Đặng Thai Mai, sở giáo dục Thanh Hóa.
8. Tơ Ngun Cương (2012), “Dạy học kết hợp - một hình thức tổ chức dạy học
tất yếu của một nền giáo dục hiện đại”, Tạp chí giáo dục, Số 283 kỳ 1-4/2012,
tr. 27,28,38.
9. Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” theo Quyết định
số89/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
10. Nguyễn Hồng Lĩnh, 2012. Một cách hiểu về dạy học kết hợp, Tạp chí giáo dục
(284- kỳ 2).
11. Nguyễn Danh Nam (2007), Các mức độ ứng dụng E - learning ở trường
ĐHSP, Tạp chí giáo dục số 175, trang 41; 42; 43.
12. Quách Tuấn Ngọc (2003) Đổi mới giáo dục bằng CNTT & TT, Hội thảo
CNTT & TT trong giáo dục, Hà Nội ngày 28/02 - 01/03/2003
13. Dương Tiến Sỹ (2010), “Phương hướng nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
vào dạy học”, Tạp chí giáo dục, Số 235 kỳ 1-4/2010, tr. 27,28.
14. Dương Tiến Sỹ (2009), “Một số vấn đề lí luận về tiếp cận DH theo hướng
tích hợp truyền thơng đa phương tiện”, Tạp chí giáo dục (216), tr. 19, 52, 53
15. Nguồn />16. />
23



PHỤ LỤC
1. Phiếu học tập cua giáo án minh họa
Phiếu số 1:
Nhìn vào hình ảnh, nêu tên các tác phẩm văn học viết về đời sống hiện
thực xã hội sau 1975 của văn học Việt Nam?

Mùa lá rụng trong vườn

Một người Hà Nội

Chiếc thuyền ngoài xa

Phiếu số 2:
Video về Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” />
Phiếu số 3:
GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà nội dung:
- Làm clip thuyết minh về Nguyễn Minh Châu
- Làm clip giới thiệu về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Phỏng vấn Nguyễn Minh Châu về cuộc đời và sự nghiệp. Yêu cầu một
HS đóng vai phóng viên chuẩn bị câu hỏi, một HS đóng vai Nguyễn Minh Châu
chuẩn bị những tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu. Tiến
hành phỏng vấn trước lớp.
PHIẾU SỚ 4:
Dựa vào hình ảnh trên tóm tắt cốt truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu


Phiếu số 5:
Sơ đồ kiến thức “Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng” trong tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu).


Phiếu số 6:
Hãy điền các thông tin theo yêu cầu ở bảng sau:
Tiêu chí
Phát hiện thứ nhất - “Bức Phát hiện thứ hai - “Cuộc
tranh thiên nhiên”
sống gia đình làng chài”
Chi tiết
Cảm xúc-hành động
Nghệ thuật
Phiếu số 7:
Hãy điền các thông tin theo yêu cầu ở bảng sau:
Biểu hiện
Người đàn bà Người đàn ơng Phùng
Ngoại hình
Dáng vẻ
Thái độ - hành động
Nghệ thuật

Phác

Phiếu số 8:
Trị chơi ơ chữ khái qt kiến thức bài học. GV cho các em thi giải ô chữ:
Ô chữ hàng ngang:
Câu 1: Nhà văn được coi là người mở đường tinh anh và tài năng nhất
của văn học Việt Nam hiện đại là ai?
Câu 2: Phùng đến vùng biển miền Trung - chiến trường cũ để làm gì?
Câu 3: Người đàn bà hàng chài được tác giả miêu tả ở độ tuổi nào?
Câu 4: Tên đứa trẻ phản ứng rất dữ dội việc bố đánh mẹ?
Câu 5: Cách mà lão đàn ơng thực hiện để giải thốt uất ức, khổ đau?

Câu 6: Giải pháp mà Phùng và Đẩu đưa ra để giải quyết bi kịch của gia đình
người hàng chài là gì?
Câu 7: Người được coi là Bao Cơng của vùng biển là ai?
Ơ chữ hàng dọc: Một trong những đặc điểm tính cách của người đàn bà
hàng chài tạo nên những quan điểm, cách đánh giá trái chiều của người đọc?


×