Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

(SKKN 2022) vận dụng tri thức từ thực tiễn xã hội và hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh khối 10 trường THPT yên định 2 trong bài học các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.12 KB, 22 trang )

Phụ Lục

1


SKKN MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
VẬN DỤNG TRI THỨC TỪ THỰC TIỄN VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT YÊN
ĐỊNH 2 TRONG BÀI HỌC “ CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN
THUYẾT MINH”.
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Yên Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, cũng là cái nôi nuôi dưỡng nhiều
giá trị văn hóa quý báu. Học sinh trường THPT Yên Định 2 ngay từ khi cất tiếng
khóc chào đời đã đắm mình trong dịng sữa văn hóa ngọt ngào bởi những câu
chuyện gắn liền với những danh nhân và văn hóa mảnh đất vùng Yên. Vị thần
Đồng Cổ bảo trợ đã giúp vua lập nên chiến công lừng lẫy trong cuộc chiến với kẻ
thù. Chùa Hồng Ân lưu dấu bao huyền thoại , cùng với các danh nhân như Lê Đình
Kiên, Hà Tơng Hn… đem tài trí và tâm đức của mình để cống hiến và dựng xây
đất nước. Các nét đẹp văn hóa ngàn đời, từ truyền thống hiếu học, tình u nước
nồng nàn đến những món ăn dân dã, bình dị mà thấm đượm nghĩa tình… Các di
tích địa danh mà mỗi ngày các em đi qua trên đường đến trường đều mang dấu ấn
truyền thuyết, cổ tích, hội tụ vẻ đẹp của tâm hồn và trí tuệ nhân dân. Trong cái bộn
bề, vội vã của cuộc sống, học sinh vơ tình đã bước qua mà quên đi rằng trong từng
tấc đất đều chứa đựng tinh thần của cha ông từ xưa vọng lại.
Grandi từng khẳng định: “ Khơng có nghệ thuật nào là khơng hiện thực”. Cuộc
sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ
thuật nào, văn chương gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn
sống dồi dào đó. Văn học và hiện thực như thần Ăng tê và Đất Mẹ, thần chỉ thực
sự dũng mãnh đặt chân lên Đất Mẹ cũng như văn học chỉ thật sự cường tráng và
dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết, văn chương


đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật giàu chất hiện thực. Hiện thực là mảnh đất sống của
văn chương, là chất mật làm nên tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính
thực tế.. Người học văn luôn phải thấy cuộc sống là bạn đồng hành của văn
chương. Hãy đem cuộc sống này gửi vào mỗi trang văn. Hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong môn Ngữ văn là bước đi vững chắc trong hành trình đem văn
chương đến với cuộc đời, đem cuộc đời đến với văn chương.
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã
hội. Nó có vai trị quan trọng và có tác dụng thiết thực trong việc cung cấp tri thức,
thông tin về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các hiện tượng và sự vật trong
tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích... Tạo lập văn
bản thuyết minh phải có một hình thức kết cấu nhất định. Kết cấu văn bản là sự tổ
chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh,
2


có ý nghĩa. Kĩ năng nhận diện và viết văn bản thuyết minh là một hành trình dài
trong quá trình học tập môn Ngữ văn của học sinh THPT. Lựa chọn ngữ liệu văn
bản ngoài sách giáo khoa sẽ là điều kiện để các em tư duy sáng tạo. Mỗi học sinh
phát huy được năng lực của mình trong sự diễn đạt, tránh các bài sao chép tràn lan
trên mạng máy móc, nhàm chán.
Vì những lí do trên tơi chọn đề tài nghiên cứu của mình Vận dụng tri thức từ
thực tiễn xã hội và hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh khối 10 trường
THPT Yên Định 2 trong bài học “ Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết
minh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài này tôi:
- Biết được tầm quan trọng của việc vận dụng sáng tạo tri thức từ thực tiễn xã
hội và hoạt động trải nghiệm qua Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Bổ sung kiến thức cho tư duy và diễn đạt dạng văn bản thuyết minh trong nhà
trường. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời

sống. Tuy nhiên khả năng cảm thụ và viết văn thuyết minh của học sinh chưa tốt,
chưa thực sự linh hoạt và sáng tạo khi tiếp nhận đối tượng thuyết minh, thậm chí
cịn lúng túng và rập khn máy móc theo tài liệu khi được giáo viên giao nhiệm
vụ. Vì thế, giáo viên phải giúp học sinh thấy được đặc trưng của loại văn bản này
và biết tạo lập văn bản một cách thành thạo..
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động vận dụng tri thức và trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn.
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Khách thể nghiên cứu: Kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học
sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2 trong bài học “ Các hình thức kết cấu của
văn bản thuyết minh”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu tham khảo các tài liệu để đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế qua các số liệu cụ thể.
- Phương pháp so sánh đối chiếu qua dạy thực nghiệm
- Điều tra để tìm hiểu vấn đề qua bài kiểm tra và phiếu đánh giá.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm qua các lần chấm thi
- Trao đổi với đồng nghiệp từ các buổi sinh hoạt chuyên môn.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- SKKN sử dụng ngữ liệu dạy học ngoài sách giáo khoa phù hợp với hiểu biết
thực tế và vốn sống của học sinh.
- SKKN là cơ sở để học sinh phát huy sáng tạo trong diễn đạt và tư duy.
3


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở lí luận
a. Khái niệm hoạt động vận dụng tri thức từ thực tiễn đời sống
Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng

nó( hiểu biết sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế -xã
hội.
Thực tiễn là tồn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội
của con người nhằm cải biến thế giới khách quan.
Vận dụng tri thức từ thực tiễn đời sống là cách áp dụng những hiểu biết từ thực
tế xã hội để tạo ra những cái mới nhằm phát triển kinh tế xã hội và hồn thiện nhận
thức của bản thân.
Chỉ có thơng qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được
sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực tiễn mà
kiểm chứng nhận thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn
phát triển và ngược lại.
b. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được xem là một bộ phận hữu cơ không thể
thiếu trong q trình giáo dục nói chung, q trình dạy học nói riêng ở nhà trường
phổ thơng, góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường phổ
thông.
Trong cuốn Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phỏ thông,
NXB Giáo dục Việt Nam (Nhóm tác giả), tác giả Lê Huy Hồng nêu ý kiến: hoạt
động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động xã hội thực tiễn giúp học sinh tự chủ trải
nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất năng lực; nhận ra
năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính
mình cũng như khuynh hướng phát triển bản thân; bổ trợ và cùng các hoạt động
dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục. Hoạt
động này nhấn mạnh sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học và
được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo.
Theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể thì “hoạt động trải
nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt
động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức
của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích lũy kinh
nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong

từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực
giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau”.
4


Như vậy, dù có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
nhưng có thể thấy, các tác giả đều nhấn mạnh: cần coi trải nghiệm sáng tạo là một
dạng hoạt động giáo dục được tổ chức theo phương thức trải nghiệm và sáng tạo,
góp phần phát triển toàn diện năng lực tư duy và nhân cách học sinh.
c. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT
Xuất phát từ những mục tiêu chung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong mơn Ngữ văn có các mục tiêu được cụ thể hóa sao
cho phù hợp với đặc thù và tăng cường tính khả dụng của mơn học. Cụ thể:
- Giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá
trị, kĩ năng sống; tiếp tục phát triển các năng lực quan trọng và đặc thù của môn
Ngữ văn như: năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức và cảm thụ văn chương,
năng lực sáng tạo... từ đó tham gia vào giao tiếp văn học và giao tiếp đời sống một
cách có hiệu quả hơn.
- Giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo
của cá nhân mình; định hướng mỗi cá nhân trở thành một chủ thể tiếp nhận và sản
sinh lời nói một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, ln có ý thức trải nghiệm hành
động và trải nghiệm xúc cảm để hình thành nên động cơ, niềm tin, giá trị sống;
- Giúp học sinh nâng cao hiểu biết, khả năng cảm thụ cũng như đánh giá cái hay,
cái đẹp của văn chương và nghệ thuật ngơn từ; có khả năng trải nghiệm thế giới
nghệ thuật trong tác phẩm văn học, biết kết nói những trải nghiệm ấy với trải
nghiệm đời sống để thẩm thấu sâu sắc hơn giá trị tác phẩm và làm phong phú hơn
vốn sống cá nhân, hiểu biết xã hội của bản thân. (Giáo trình Thực hành dạy học
Ngữ văn, Phạm Thu Hương (chủ biên), nxb ĐHSP, 2018
d. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

*. Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu
tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề nào đó. Có
nhiều loại văn bản thuyết minh.
→ Kết cấu của văn bản thuyết minh là cách tổ chức sắp xếp các thành tố cho văn
bản thành một đơn vị thống nhất ,hồn chỉnh và có ý nghĩa
*. Văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau :
- Kết cấu theo trình tự thời gian
- Kết cấu theo trình tự khơng gian
- Kết cấu theo trình tự lơgic
- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp
e. Vận dụng tri thức từ thực tiễn và hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học
sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2 trong bài học “ Các hình thức kết cấu
của văn bản thuyết minh”.
Đây là một cách tiếp cận bài học mới mẻ nhưng cũng đầy hứng thú với học
sinh. Các em sẽ phát huy năng lực tiềm ẩn vốn có của mình: năng lực tự học, tư

5


duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, quan sát liên tưởng. Bài học là một bút lực để thử
lòng đam mê mơn Ngữ văn của mỗi học trị.
Học sinh THPT Yên Định 2 từ lâu đã có những ngữ liệu về các di tích như
Chùa Hồng Ân, đền Đồng Cổ trong trí nhớ .Mỗi ngày trong hành trình đến trường
các em đều đi qua các địa danh nhưng vội vã bước qua mà không bao giờ nghĩ
đang tồn tại một tâm hồn văn học. Rồi lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân gian
như Lễ hội Trị Chiềng, danh nhân đến từ nơi gốc lúa bờ tre hồn hậu như danh
nhân Lê Đình Kiên hay món ăn đặc sản mà dân dã bình dị như bánh răng bừa đều
là những hình ảnh mang màu sắc địa phương thân quen mà có ý nghĩa vơ cùng sâu
sắc. Chọn đối tượng thuyết minh mang màu sắc địa phương sẽ phát huy năng lực
quan sát, cảm thụ cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng khi làm các dạng bài văn thuyết

minh, miêu tả, biều cảm, tự sự.
* * Thuyết minh về Lễ hội Trị Chiềng
(file đính kèm: Lễ hội Trị Chiềng ở làng Trịnh Xá.docx)

* * Thuyết minh về đền Đồng Cổ -n Thọ- n Định- Thanh Hóa
(File đính kèm: Lễ hội Đền Đồng Cổ.docx)

Khu di tích đền Đồng Cổ linh thiêng
**. Thuyết minh về Bánh răng bừa.
(File đính kèm: Bánh răng bừa.docx )
**. Thuyết minh về danh nhân Lê Đình Kiên.
6


2.1.2. Cơ sở thực tiễn
“ Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh” là bài học có thời lượng 1 tiết
của chương trình Ngữ văn lớp 10 kì 2. Tiết dạy cung cấp kiến thức về các hình
thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết
minh đã học ở THCS : yêu cầu, phương pháp thuyết minh. Các hình thức kết cấu
của văn bản thuyết minh. HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung về các di tích lịch
sử, địa lí ở quê hương như đền Đồng Cổ, chùa Hồng Ân, các danh nhân trong
huyện Yên Định như Lê Đình Kiên, Hà Tơng Hn, hay món ăn đặc sản của quê
nhà như bánh lá răng bừa… HS có kiến thức tổng hợp về văn hóa, xã hội … ngày
nay. Đồng thời nhận thức được tác dụng của các hình thức kết cấu của văn bản
thuyết minh ; Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết
minh. Vận dụng hiểu biết các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh để viết bài
văn thuyết minh thơng thạo. Ngồi ra giúp HS hình thành thói quen: đọc hiểu văn
bản thuyết minh, hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi vận dụng văn thuyết
minh vào đời sống. Biết nhận thức được ý nghĩa của văn thuyết minh trong cuộc
sống và có ý thức tìm tòi về tri thức đời sống qua kết cấu của bài văn thuyết minh.

Ngữ liệu của SGK là Ngữ liệu trong SGK là Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân,
Bưởi Phúc Trạch.Với ngữ liệu này, HS sẽ tự tìm hiểu khi soạn bài ở nhà.
Các di tích lịch sử đền Đồng Cổ Yên Thọ, chùa Hồng Ân xã Yên Trường,
các danh nhân như Lê Đình Kiên, Hà Tơng Hn, hay món bánh lá răng bừa là
những điều vơ cùng thiêng liêng, quen thuộc đối với người dân Yên Định. Đặc biệt
là học sinh THPT Yên Định 2 thuộc các xã Yên Phong, Yên Trường, Yên Thọ, Yên
Ninh, Yên Lạc, Yên Thái....lại càng gần gũi biết bao. Tuổi thơ các em đã nghe qua
những câu chuyện của bà, của mẹ, lễ hội mang tính tâm linh một miền văn hóa. Để
viết bài văn thuyết minh về những vấn đề này học sinh hồn tồn phải tư duy bằng
năng lực ngơn ngữ của mình. Mỗi câu chuyện là một địa danh đã khắc sâu lòng
yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc tiềm tàng trong mỗi học sinh. Các em sẽ tự nhận
thấy thế mạnh của mình trong học mơn Ngữ văn.
7


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình Ngữ văn phổ thơng, học sinh được làm quen với nhiều
loại văn bản khác nhau, một trong số đó là dạng văn bản thuyết minh. Văn bản
thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung
cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu,
giải thích. Tuy nhiên khả năng cảm thụ và viết văn thuyết minh của học sinh chưa
tốt, chưa thực sự linh hoạt và sáng tạo khi tiếp nhận đối tượng thuyết minh, thậm
chí cịn lúng túng và rập khn máy móc theo tài liệu khi được giáo viên giao
nhiệm vụ. Vì thế, giáo viên phải giúp học sinh thấy được đặc trưng của loại văn
bản này và biết tạo lập văn bản một cách thành thạo..
Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết
minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không
miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu
cảm, cũng khơng lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh trình bày, giải

thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng.
Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết phải tìm hiểu kĩ về đối tượng
cần thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vơ tuyến
truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bài văn thuyết minh cần
phải làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng… và quan trọng
nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con
người. Những phương pháp thuyết minh thường được vận dung, vận dụng kết hợp
với nhau là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh,
phân loại, phân tích…
Là một giáo viên rất tâm huyết với nghề, tôi luôn luôn trăn trở và nỗ lực tìm
kiếm và khai thác các phương pháp phù hợp, tiến bộ giúp các em lĩnh hội được
kiến thức một cách tốt nhất. Việc vận dụng sáng tạo tri thức và hoạt động trải
nghiệm trong bài dạy “ Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh” là một
trong những kết quả của nỗ lực đó.
2.3. Giải pháp thực hiện
Tơi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sáng tạo tri thức và hoạt
động trải nghiệm của học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2 trong bài học
“Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh”.
2.4 Giáo án thực nghiệm
Ngày dạy 5-1-2020
Ngày soạn: 17-12-2021
Tiết 55
Làm văn

Ngày dạy

8


CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU

CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
* Kiến thức
a. Nhận biết: Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS : yêu cầu,
phương pháp thuyết minh.
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung về địa lí địa phương liên quan đến hội thổi
cơm thi ở Đồng Vân-Hà Nội, vùng đất liên quan đến bưởi Phúc Trạch…
- HS có kiến thức tổng hợp về văn hóa, xã hội … ngày nay.
b. Thơng hiểu: Tác dụng của các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ;
c.Vận dụng thấp: Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng
thuyết minh.
d.Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết các hình thức kết cấu của văn bản thuyết
minh để viết bài văn thuyết minh
* Kĩ năng
a. Biết làm: bài văn thuyết minh theo kết cấu được yêu cầu.
b. Thông thạo: các bước làm bài văn thuyết minh.
* Thái độ
a. Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản thuyết minh
b. Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi vận dụng văn thuyết minh vào đời
sống
c.Hình thành nhân cách:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của văn thuyết minh trong cuộc sống
-Có ý thức tìm tịi về tri thức đời sống qua kết cấu của bài văn thuyết minh
B. Chuẩn bị của GV và HS
* Giáo viên
- Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
* Học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
C. Phương pháp
- Nêu vấn đề
- Hình thức trao đổi- thảo luận- trả lời các câu hỏi.
- Gợi mở
- Vấn đáp
D. Tiến trình giờ dạy –giáo dục
* Ổn định lớp
9


* Kiểm tra bài cũ
* Giảng bài mới
Phần 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Chuẩn bị của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

- GV giao nhiệm vụ:
Trình bày bố cục của văn bản
thuyết minh:
+ Một danh lam thắng cảnh;
+ Một đồ vật, dụng cụ
+ Một phương pháp.
+ Một danh nhân.
Từ đó có thể rút ra kết luận chung

gì về bố cục của văn bản thuyết
minh (đã học ở THCS)?
- HS thực hiện nhiệm vụ:

- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết
của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết
nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Phần 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30phút)
Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

Thao tác 1: Tìm hiểu khái niệm
kết cấu văn bản
GV củng cố lại kiến thức cơ bản
về văn thuyết minh.
*HS tìm hiểu mục ngữ liệu giáo
viên cung cấp qua máy chiếu và
thực hiện những yêu cầu đã nêu
(theo nhóm):

I/ VĂN BẢN THUYẾT MINH.
1. Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu,
trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo,
tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật,
hiện tượng, một vấn đề nào đó. Có nhiều
loại văn bản thuyết minh.

→ kết cấu của văn bản thuyết minh là cách
tổ chức sắp xếp các thành tố cho văn bản
thành một đơn vị thống nhất ,hồn chỉnh và
có ý nghĩa
2. Văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại
hình thức kết cấu khác nhau :
- Kết cấu theo trình tự thời gian : trình bày
sự vật theo quá trình hình thành, vận động
và phát triển.
- Kết cấu theo trình tự khơng gian : trình bày
sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên bên dưới, bên trong - bên ngồi, hoặc theo
trình tự quan sát,…).
- Kết cấu theo trình tự lơgic : trình bày sự
vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên
nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các

a-Xác định đối tượng và mục đích
thuyết minh của từng văn bản .
b-Tìm các ý chính tạo thành nội
dung thuyết minh của từng văn
bản .
c-Phân tích cách sắp xếp các ý
trong từng văn bản . Giải thích cơ
sở của cách sắp xếp ấy.
d-Nêu các hình thức kết cấu của
văn bản thuyết minh.

10



mặt, các phương diện,…).
- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp : trình bày sự
vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.

-Tìm dẫn chứng minh họa các II. RÈN KĨ NĂNG
hình thức kết cấu của văn bản 1. Hình thức kết cấu của văn bản Lễ hội Trị
Chiềng:
thuyết minh.
a) Đối tượng và mục đích thuyết minh :
GV trình chiếu cho HS tham khảo - Đối tượng Lễ hội Trò Chiềng
bài thuyết minh về Lễ hội Trò - Mục đích : nhằm giới thiệu cho người đọc
Chiềng và Bánh răng bừa( có kèm về thời gian, địa điểm và chương trình của lễ
video). GV giao nhiệm vụ: Lớp hội Trị Chiềng và ý nghĩa văn hố của nó
trong đời sống tinh thần của người lao động
chia 4 nhóm trả lời 4 câu hỏi.
+ Nhóm 1: Đối tượng và mục đích vùng n Định, Thanh Hóa.
thuyết minh của văn bản Lễ hội b) Các ý chính của văn bản :
- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.
Trò Chiềng.
- Chương trình của lễ hội
+ Nhóm 2: Các ý chính của văn
- Nguồn gốc của lễ hội
bản thuyết minh Lễ hội Trị - Ngày nay
Chiềng.
- Ý nghĩa văn hố của lễ hội đối với đời
+ Nhóm 3: Đối tượng và mục đích sống tinh thần của người dân lao động.
thuyết minh của văn bản Bánh 2. Hình thức kết cấu của văn bản Bánh răng
răng bừa.
bừa:
+ Nhóm 4: Các ý chính của văn a) Đối tượng và mục đích thuyết minh :

bản thuyết minh Bánh răng bừa.
- Đối tượng : bánh răng bừa - một loại bánh
Cách sắp xếp ý:
nổi tiếng ở Yên Định.
Theo trình tự thời gian diễn biến - Mục đích : giúp người đọc hình dung, cảm
của sự việc.
nhận được đặc điểm (hình dáng, màu sắc,
Kết hợp lời kể và miêu tả.
hương vị hấp dẫn, giá trị bổ dưỡng) của
Lời kể là chủ yếu.
bánh răng bừa.
+ Cơ sở của sự sắp xếp: đã là sự
b) Các ý chính của văn bản :
việc xảy ra, thường có mở đầu, - Ý nghĩa của chiếc bánh răng bừa.
phát triển và kết thúc. Tơn trọng - Về hình dáng bên ngồi của bánh răng bừa
sự thật, cốt để người đọc, người và quy trình làm bánh.
nghe hình dung đầy đủ và mạch - Về hương vị đặc sắc, sự hấp dẫn và bổ
lạc một lễ hội ở đâu, bao giờ và dưỡng của bánh răng bừa.
- Danh tiếng của bánh răng bừa.
diễn ra như thế nào?
Các hình thức kết cấu chủ yếu đã
được sử dụng trong văn bản thuyết 3. Về cách sắp xếp ý của hai văn bản Lễ hội
11


minh: Theo trình tự thời gian, diễn
biến của sự việc
HS đọc lại văn bản, tiếp tục thảo
luận theo nhóm và trình bày kết
quả trong 10 phút.

-GV nhận xét và định hướng bổ
sung, điều chỉnh.
Định hướng:
Giới thiệu một đặc sản nổi tiếng:
bánh răng bừa về các mặt: đặc
điểm, hình dáng, cấu tạo, màu sắc,
mùi vị, giá trị dinh dưỡng, ý
nghĩa...
d) Các ý sắp xếp theo các quan hệ
kết hợp:
Quan hệ lơgích: các phương diện
khác nhau của bánh răng bừa: ý
nghĩa, hình dáng, hương vị, cảm
giác, các công đoạn làm bánh)
Quan hệ nhân - quả (giữa các ý: 12, 3- 4).
GV cho hs phát biểu cá nhân về
cách sắp xếp ý của 2 văn bản

Nếu phải thuyết minh một di tích,
một thắng cảnh của đất nước, có
thể giới thiệu dựa theo gợi ý sau :
- Giới thiệu chung về di tích hoặc
thắng cảnh : tên gọi, giá trị nổi bật,

- Thuyết minh cụ thể về đặc điểm,
giá trị các mặt của di tích hoặc
thắng cảnh : vị trí, quang cảnh, sự
tích, đặc điểm và giá trị tiêu biểu,

Có thể thuyết minh theo trình tự

thời gian, khơng gian, quan hệ
lơgic,… hoặc phối hợp một cách
linh hoạt, tự nhiên các trình tự kết

Trị Chiềng và Bánh răng bừa.
- Văn bản Lễ hội Trò Chiềng tổ chức kết cấu
theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời
tả.
- Văn bản Bánh răng bừa tổ chức kết cấu
theo trình tự quan hệ lơgic (các phương diện
khác nhau của bánh : hình dáng, màu sắc,
hương vị, giá trị bổ dưỡng) và trình tự quan
hệ nhân quả (giữa ý thứ nhất, thứ hai và ý
thứ ba ; giữa ý thứ ba và ý thứ tư).

III. LUYỆN TẬP:
Nếu phải thuyết minh một di tích, một
thắng cảnh của đất nước có thể lần lượt giới
thiệu những nội dung sau:
+ Khái quát về lịch sử.
+ Các bộ phận của di tích hay thắng cảnh
đó.
+ Lịch sử của di tích hay thắng cảnh.
+ Giá trị văn hố của di tích hay thắng cảnh.
Các nội dung trên có thể sắp xếp theo trình
tự khơng gian hoặc theo trình tự hỗn hợp.
Bài tham khảo
* Thuyết minh về đền Đồng Cổ -Yên ThọYên Định- Thanh Hóa
Hiếm có một di tích nào ở xứ Thanh có
lịch sử lâu đời gắn liền với những huyền

thoại và nhiều giai đoạn lịch sử của đất
12


cấu.
- Khẳng định, nhấn mạnh về đặc
điểm cũng như giá trị của đối
tượng đã thuyết minh.
GV giao nhiệm vụ: Thuyết minh
về di tích lịch sử Đền Đồng CổYên Thọ- Yên Định.

nước như Đền Ðồng Cổ. Thuở xưa, với vị
trí đắc địa nằm bên bờ hữu sông Mã, Đền
Đồng Cổ đã trở thành điểm dừng chân của
nhiều tao nhân mặc khách trên đường thiên
lý. Ngày nay, danh tiếng của ngôi đền vẫn
còn âm vang như mùa xuân vĩnh cửu của
dân tộc thu hút du khách xa gần tìm về với
cội nguồn.
Cách thành phố Thanh Hố 40km về phía
Tây Bắc theo Quốc lộ 47 đến xã Yên Thọ
(Yên Định) là du khách đã đến với Đền
Đồng Cổ huyền thoại và hữu tình; cùng với
di tích Lam Kinh, thành nhà Hồ, Đơng Sơn,
… đã tạo thành quần thể di tích lịch sử văn hóa có bề dày truyền thống lâu đời của
xứ Thanh.
Tương truyền, một vị vua khi đi đánh giặc
qua đây có nghỉ lại một đêm trên bến
Trường Châu bờ phải sông Mã (nay thuộc
xã Yên Thọ). Trong giấc chiêm bao, vua

được một vị thần xưng là thần núi Đồng Cổ
báo mộng rằng dưới chân núi có trống đồng
cổ, đào lên dùng tiếng trống làm linh khí
đuổi giặc. Khi vua tỉnh giấc cịn nghe tiếng
chng đồng vọng từ ngơi đền dưới chân ba
ngọn núi. Nhà vua làm theo những điều mà
sơn thần nơi đây báo mộng. Quân giặc nghe
tiếng trống đồng âm vang đã sợ khiếp vía và
rút chạy. Từ đó, nơi ba ngọn núi đá chụm
đầu vào nhau, tạo thế đoàn kết như kiềng ba
chân, đã trở nên linh thiêng
Lịch sử ngôi đền ở Thượng Điện đã ghi:
“Miếu Đồng Cổ được khởi dựng từ thời
Hùng Vương (2569 – trước Công nguyên),
đến thời Lý (1020) miếu được sửa sang lại,
sang thời Lê - Trịnh (1630), miếu được xây
dựng khang trang, to đẹp hơn… Miếu thờ
thần núi Đồng Cổ rất hiển linh, vị thần đã
giúp các triều đại đánh thắng giặc ngoại
13


xâm và diệt trừ phản loạn: Giúp Vua Hùng
đánh thắng giặc Hồ Tôn; giúp Vua Lý đánh
thắng giặc Chiêm và diệt trừ phản loạn;
giúp Vua Lê - Chúa Trịnh đánh tan nghịch
Mạc; các đời Đinh, Lý, Trần, Lê thờ cúng
đều ứng nghiệm, giúp việc giữ gìn đất
nước…”.
Vốn là nơi diễn ra các nghi lễ của các

triều đại vua chúa nước ta nên trong đền
cịn lưu giữ rất nhiều thần tích, sắc phong
của các triều đại. Các vương triều Trần, Lê,
Trịnh - Nguyễn vẫn duy trì các nghi thức
quốc lễ tại đền Đồng Cổ ở Yên Định (Thanh
Hóa) và phường Bưởi (Hà Nội). Theo
những người cao tuổi trong làng Đan Nê,
đền Đồng Cổ từng có 38 gian, bề thế tựa
lưng vào Tam Thái Sơn (hay còn gọi là dãy
núi Đổng), bao quanh đền là rừng cây
nguyên sinh rậm rạp, nhiều cây to, có nhiều
chim, thú. Qua biết bao thăng trầm biến
đổi, nay chỉ còn những ngọn núi đá với cây
mọc tái sinh tầng thấp. Đền có Nghi mơn
gồm 3 tầng, 8 mái, mang phong cách kiến
trúc thế kỷ 15 (thời Lê), được ghép bằng
những khối đá vng vức, cuốn thành vịm
tị vị.
Theo những bậc đá lên đến ngơi miếu cổ
trên núi Xuân, du khách có thể thu vào tầm
mắt phong cảnh của dịng sơng Mã giữa đơi
bờ bạt ngàn những ruộng ngơ xanh mướt,
xa xa phía bên kia sơng là Thành Nhà Hồ
cổ kính, trường tồn cùng thời gian. Trước
đền, hồ Bán Nguyệt như một tấm gương soi
mây trời lồng bóng núi.
Thời kháng chiến chống Pháp, hang
động Ích Minh trong lịng ngọn núi Tam
Thái Sơn là xưởng sản xuất vũ khí của quân
đội ta, trong hang còn ghi dấu vỏ bom và

những vũ khí tự tạo. Khi quân Pháp phát
14


hiện ra chúng đã cho máy bay ném bom phá
đền Đồng Cổ. Ngơi đền chỉ cịn lại nền
móng, hai tấm bia, miếu nhỏ lưng chừng
đỉnh núi Xuân, và chiếc cổng Nghi mơn nằm
ở phía tây ngơi đền. Đến thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, một nhà máy
điện cũng sơ tán về đây, sản xuất điện phục
vụ kháng chiến ngay trong lịng hang Nội ở
ngọn núi bên trái ngơi đền.
Năm 2010, với ý nghĩa lịch sử và giá trị
tâm linh sâu sắc Di tích đền Đồng Cổ ở
làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định, Thanh
Hóa) được Ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội gắn biển cơng trình kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội.
Đây thực sự là Di tích lịch sử - văn hóa
có giá trị đặc biệt với người dân Việt Nam,
nó thể hiện rõ tâm linh hướng thiện và tâm
thức về nguồn, vọng ngưỡng lòng trung
thành, yêu nước của người Việt Nam, phát
huy những giá trị tiếp nối truyền thống
thượng võ của dân tộc ta. Đây cũng là điểm
tham quan, thưởng ngoạn và thắp hương
cầu nguyện của du khách trong và ngoài
nước mỗi dịp xuân về.
Phần 3.LUYỆN TẬP

Hoạt động của GVvà HS

Yêu cầu cần đạt

GV giao nhiệm vụ:
1B,2B
Câu 1: Thuyết minh là gì?
A. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ
một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc,
người nghe về một quan điểm tư tưởng.
B.Trình bày, giới thiệu, giải thích…nhằm
cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất,
ngun nhân,…của các hiện tượng, sự vật
trong tự nhiên, xã hội
C.Trình bày diễn biến sự việc, nhân vật
15


nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con
người, bày
tỏ thái độ khen chê.
D. Dùng các chi tiết, hình ảnh…nhằm tái
hiện một cách sống động để người đọc
hình
dung rõ nét về sự việc, con người, phong
cảnh.
Câu 2: Văn bản thuyết minh dùng phương
pháp nào?
A. Miêu tả bằng lời văn.
B. Trình bày, giới thiệu, giải thích.

C. Kể lại câu chuyện.
D. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục
người đọc, người nghe.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
Phần 4.VẬN DỤNG
Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

- GV giao nhiệm vụ: Thuyết
minh về 1 về một danh nhân
văn hoá ở quê hương em( Hà
Tơng Hn, Lê Đình Kiên, …).
Định hướng cách làm cho HS.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện
GV nhận xét bài làm và trình
chiếu cho HS bài tham khảo bài
thuyết minh về danh nhân Lê
Đình Kiên.
GV: Em hãy rút ra nhận xét về
hình thức kết cấu của văn bản
thuyết minh trên.
HS: Trình bày.

Thuyết minh về một danh nhân cần có một
số ý sau:
-Tiểu sử( quê hương, gia đình, thời đại)
-Sự nghiệp của Lê Đình Kiên: tấm gương
sáng về tài năng và đức độ.

Bài tham khảo
Lê Đình Kiên sinh năm 1621 ở làng Bái
Trại (nay là Thiết Đinh), xã Định Tường,
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong một
gia đình nền nếp, gia giáo. Lê Đình Kiên có
ơng nội là Lê Huệ Lương, làm Đơ đốc phủ,
tước Bái trạch hầu; bà nội là công chúa Nhị
Tân Lê Thị Xuân; cha là Lê Huệ Hiếu được
phong là Đặc Tiến Phụ quốc Thượng tướng
quân (vị tướng cao nhất có cơng giữ nước);
mẹ là Đặng Thị Thục. Tuy thuộc dịng dõi tôn
quý nhưng do cha mất sớm, ông sống cùng
mẹ ở q nhà. Sau đó ơng được Tả tướng
Hờn ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nhận về ni
rồi tiến cử vào cung làm quan. Năm Giáp
Thìn 1664, ơng vâng lệnh triều đình ra Trấn
16


thủ Trấn Sơn Nam (Phố Hiến). Là người có
tài về chính trị, qn sự, ngoại giao, ngoại
thương nên ơng được vua chua trọng dụng,
được thay mặt triều đình giao thiệp và cộng
tác với các thương điếm ngoại quốc đến buôn
bán ở Phố Hiến như Hà Lan, Anh, Pháp,
Nhật Bản, Bồ Đào Nha…..
Thế kỷ XVII, thời kỳ ông cai quản, trấn giữ
cũng chính là thời kỳ hưng thịnh nhất của
Phố Hiến, gắn với câu ca “Thứ nhất kinh kỳ,
thứ nhì Phố Hiến”. Từ thế kỷ XVI, Phố Hiến

đã được biết đến là nơi giao thương, buôn
bán của nhiều thương nhân nước ngồi. Tuy
nhiên, tình hình an ninh lại khơng ổn định,
thường xuyên xuất hiện giặc Tàu Ô (cướp
biển từ Trung Quốc sang) khiến cuộc sống
của nhân dân không ổn định, kinh tế - xã hội
cũng vì thế mà chưa phát triển. Khi được
giao cai quản, với tài năng, đức độ của mình,
Lê Đình Kiên đã giữ được các mối giao hảo
với các thương nhân nước ngồi. Cùng với
đó, ơng căn cứ vào pháp luật và sự bao dung
để trấn áp và cảm hóa những kẻ phạm tội.
Ơng nổi tiếng là người xử kiện giỏi.Nhiều kẻ
có tội đã tự đầu thú và quyết tâm hoàn lương
khiến an ninh, trật tự ở Phố Hiến dần ổn
định, hoạt động giao thương, buôn bán cũng
nhờ vậy mà phát triển sầm uất, hưng thịnh.
Không chỉ lo định quốc, an dân, ơng cịn
là người động viên, khuyến khích nhân dân
trồng nhãn. Giờ đây, ở Phố Hiến đã hình
thành nhiều vườn nhãn và nhãn lồng Hưng
Yên đã trở thành đặc sản nổi tiếng gần xa với
hương vị ngọt lành, thanh mát. Nhà bác học
Lê Quý Đôn đã mô tả về nhãn lồng Hưng Yên
“mỗi lần bỏ vào miệng thì ngập tận chân
răng, lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước
thánh trời cho”.
Suốt 40 năm Lê Đình Kiên cai quản
17



Trấn Sơn Nam (từ năm 1664- 1704), Phố
Hiến phát triển hưng thịnh, nhân dân sống
yên vui, no đủ. Năm 1704, ông mất. Lúc ông
mất, cả người Việt và người nước ngoài ngụ
ở Phố Hiến đều tiếc thương và ghi nhớ cơng
ơn của ơng.. Chính trị cơng bằng, hình phạt
giảm bớt, già trẻ, gái trai ai cũng kính phục
tấm lịng ơng, cảm mến cái đức coi ông như
con hiếu với cha hiền… Ơng cịn có những
cái đáng u mến, với người nghĩa phụ thì
một lịng kính mộ, từ trước tới sau dạy được
thói dân, đức thêm dày dặn hịa với khách
phương xa nên Vạn Lai Triều làng ở yên vui,
thuế tô khoan nhẹ, tỏ được ơn trên, chung
một lịng dân”.
Những đóng góp của Trấn thủ, Quận cơng
Lê Đình Kiên với mảnh đất Phố Hiến – Hưng
Yên mãi còn được con cháu lưu truyền.
Ngoài bảo tồn, lưu giữ 2 văn bia ghi cơng ơn
ơng, thành phố Hưng n đã có con đường
mang tên Lê Đình Kiên nhằm thêm một lần
tri ân với người đã có cơng lớn trong xây
dựng và phát triển Phố Hiến xưa.
Phần 5. TÌM TỊI, MỞ RỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Thuyết minh về một di tích lịch
sử ở quê hương em( Chùa Hồng
Ân …)
-HS thực hiện nhiệm vụ:
GV định hướng và nhận xét.
GV trình chiếu bài tham khảo:
Thuyết minh về chùa Hồng Ân.
.

- Vẽ đúng bản đồ tư duy
- Dựa vào bài học, lựa chọn kết cấu phù hợp
đề thuyết minh
- Ý cơ bản cần giới thiệu về Chùa Hồng Ân.
+ Giới thiệu chung và vị trí địa lí.
+ Về lịch sử hình thành và phát triển.
+ Quy mơ, tầm vóc của Chùa.
+ Ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc của Chùa
tâm hồn nhân dân.

e. Củng cố
18


- Kết cấu của văn bản thuyết minh là cách tổ chức sắp xếp các thành tố cho văn
bản thành một đơn vị thống nhất ,hồn chỉnh và có ý nghĩa
g. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài mới:
- Sưu tầm và phân tích một số văn bản thuyết minh để nhận ra tính hợp lí trong kết
cấu của văn bản.
- Chuẩn bị bài: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp, nhà trường
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục, bản thân
- Chất lượng dạy học môn Ngữ văn được nâng lên.
- Nâng cao năng lực tư duy cho học sinh trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua bài học
- Kiến thức được năng lên vững vàng tiến bộ.
- Bài giảng có chiều sâu, cảm xúc, chủ động sáng tạo, áp dụng phương pháp
mới có hiệu quả.
2.4.2. Đối với đồng nghiệp, nhà trường
- Chất lượng giáo dục được nâng lên
- Giờ học Ngữ văn trở nên sinh động hấp dẫn
- Học tập được những kinh nghiệm của đồng nghiệp khi áp dụng sáng kiến vào
thực tiễn giáo dục
* Kết quả học tập cụ thể
- Về nhận thức
+ Học sinh hứng thú với bài dạy, 100% học sinh hiểu bài.
+ Hăng say với bài học, chủ động trong tiếp thu tri thức bài học.
* Năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết thực tiễn của học sinh
Thực nghiệm giảng dạy của tôi được tổ chức ở hai lớp 10C5, 10C6. Lớp
10C5 tôi dạy thực nghiệm. Lớp 10C6 tôi dạy đối chứng không áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm. Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng tôi cho học làm bài kiểm tra,
tôi chấm bài và thu được kết quả học tập như sau :
Lớp 10A2 kì I năm học 2021-2022 áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng số
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
41
10
24
25
61
6
15
0
0
Lớp 10A4 học kì I năm học 2021-2022 khơng áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL

%
19


39

5

13

15

38,5

15

38,4

4

10

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Vận dụng tri thức từ thực tiễn xã hội và hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học
sinh khối 10 trường THPT Yên Định 2 trong bài học “Các hình thức kết cấu của
văn bản thuyết minh” là một cách dạy học mới trong môn Ngữ văn. Học sinh sẽ
thấy văn chương hiện hữu ở mọi nơi, thật gần gũi và giản dị như cuộc sống. Hình
tượng văn học cụ thể sinh động chứ khơng cịn trừu tượng xa lạ. Học sinh nhận ra
chân lí của cuộc đời ở đâu trên mỗi tấc đất Việt đều mang dấu ấn của văn, hơi thở

và lối sống của cha ông. Việc nhận diện và tạo lập một văn bản thuyết minh bằng
các hình thức kết cấu khác nhau trở nên dễ dàng hơn, lôi cuốn hơn. Từ đó, HS có
thể viết bài văn thuyết minh về bất cứ đối tượng nào nếu các em có vốn hiểu biết từ
thực tiễn.
3.2. Kiến nghị
Nếu muốn đổi mới dạy học mơn văn trong trường cần phải có sự chung tay
góp sức của cả học sinh và giáo viên. Học sinh khơng chịu đọc tác phẩm, tìm tịi
suy nghĩ thì một mình giáo viên cũng bất lực. Muốn chất lượng học sinh đựơc
nâng lên phải có nền tảng từ các bậc học dưới. Theo tôi cần phải rèn cho học sinh
kĩ năng tự học, tự tư duy và khả năng quan sát, ghi nhớ cho học sinh ngay từ khi
bước chân vào lớp một.
Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại trong nhà trường. Để đảm bảo
nghiêm túc trong các kì thi lớn cần phải giám sát bằng camera. Có như vậy các em
mới có được ý thức tự học.
Là một giáo viên dạy ở một trường vùng nơng thơn cịn nhiều khó khăn về
cơ sở dạy học. Tơi kính mong Sở giáo dục và các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện
giúp đỡ trường tôi để chúng tơi có điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo
dục.

Xác nhận của Hiệu trưởng

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
20


Nguyễn Thị Mai


4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bồi dưỡng học sinh giỏi qua các kì thi chun đề: Lí luận văn học nhà xuất bản
Dân Trí.
2. Lí luận văn học: Văn học, nhà văn, bạn đọc tập 1, 2 nhà xuất bản đại học Sư
phạm.
3. Đọc văn học văn của Trần Đình Sử nhà xuất bản Tri Thức.
4. Từ điển tiếng Việt nhà xuất bản Hồng Đức
5. Từ điển văn học Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX) nhà xuất bản Văn học.
6. Cổng thông tin điện tử huyện Yên Định- Thanh Hóa
7. Đền Đồng Cổ - dấu ấn của một vương triều của tác giả Hương Thảo.
8. Trang thông tin truyenhinhthanhhoa.vn.
9. Giới thiệu về chùa Hồng Ân cổng thông tin điện tử xã Yên Trường- Yên Định –
Thanh Hóa.
10. Các bài viết trên Internet, các trang mạng, các tờ báo điên tử, Việt Nam net,
báo Mới .
21


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt
1
SKKN
2
THPT

Viết đầy đủ
Sáng kiến kinh nghiệm
Trung Học Phổ Thông


22



×