Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lênin và thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.68 KB, 37 trang )

Trường Đại học Ngoại Thương Hà nội
Bộ môn Khoa học Mác-Lê nin
********
Tiểu luận Triết học
Tên đề tài:
Một số vấn đề về đạo đức
trong triết học Mác - Lênin
và thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay
Hà nội
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Mục lục:
LỜI MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài: 2
2. Phương pháp nghiên cứu 2
B. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LĨNH VỰC ĐẠO ĐỨC: 5
1. Đạo đức tôn giáo 6
2. Đạo đức của triết học duy tâm: 7
3. Tư tưởng đạo đức của các nhà duy vật Pháp: 9
C. CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC VÀ
QUY LUẬT CỦA ĐẠO ĐỨC NÓI CHUNG VÀ ĐẠO ĐỨC CỘNG SẢN
NÓI RIÊNG 9
D. CÁC PHẠM TRÙ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ - XÃ HỘI 14
1. Thiện và ác: 14
2. Lương tâm 15
3. Nghĩa vụ 16
4. Nhân phẩm 17
5. Danh dự 17
6. Lẽ sống ( Lý tưởng ) 18
7. Hạnh phúc 19
ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY 20
A. CƠ CHẾ ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH


HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA: 20
B. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA 23
1. Đạo đức trong gia đình: 24
2. Đạo đức trong tình yêu, hôn nhân 27
3. Đạo đức trong tình bạn 29
4. Đạo đức trong kinh doanh 30
C. GIẢI PHÁP 33
KẾT LUẬN 34
Tiểu luận triết học
1
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đứng trước một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xã
hội ta đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đặc biệt là vấn đề suy thoái
về đạo đức. Những hiện tượng đang báo động về nguy cơ đổ vỡ các giá
trị tinh thần, giá trị truyền thống trước thế lực của đồng tiền, của lợi
nhuận xuất hiện ngày càng nhiều. Để đảm bảo một con đường thuận lợi
trong việc xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa thì đạo đức luôn
phải được đặt lên hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Có tài
mà không có đức thì là người vô dụng” quả thật không sai. Trong thời kỳ
quá độ, việc chấp nhận nền kinh tế thị trường là một quyết định đúng đắn
trong việc thúc đẩy nền kinh tế ta chuyển biến theo chiều hướng tích
cực.Tuy nhiên không một xã hội nào có thể phát triển một cách bền vững
nếu ta không không thể tìm được một con đường đi chung cho các giá trị
kinh tế và giá trị đạo đức.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, tôi quyết định viết cuốn
tiểu luận này như một sự nghiên cứu lại những cơ sở lý luận của Mác-
Lênin về vấn đề đạo đức và nêu lên những thực trạng đang tồn tại trong

đạo đức xã hội của chúng ta. Hy vọng thông qua cuốn tiểu luận này mọi
người có thể hiểu biết một cách rõ ràng hơn về những lý luận đạo đức
đúng đắn của Mác – Lênin và áp dụng ít nhiều vào thực trạng xã hội hiện
nay để xây dựng nên một chuẩn mực đạo đức mới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu sách báo, tìm hiểu những hiện tượng đang tồn tại
trong xã hội dẫn đến tổng hợp, khái quát lại. Từ đó nêu ra một số biện
pháp giải quyết với hy vọng có thể góp phần giải quyết những vấn nạn
đang tồn tại trong đạo đức Việt Nam.
Tiểu luận triết học
2
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC
CỦA MÁC - LÊNIN
A. Ý THỨC XÃ HỘI:
Để hiểu một cách rõ ràng về vấn đề đạo đức, trước tiên ta phải hiểu thế
nào là ý thức xã hội bởi đạo đức chính là một hình thái của ý thức xã hội.
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan
điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống, của cộng
đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong
những giai đoạn phát triển nhất định.
Tuỳ theo góc độ xem xét mà chúng ta có thể phân ý thức xã hội thành ý
thức xã hội thông thường và ý thức lý luận, nhưng quan trọng hơn cả là
tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập
quán của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình
thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản
ánh đời sống đó.
Đặc điểm của tâm lý xã hội là phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sinh
sống hàng ngày của con người, là sự phản ánh có tính chất tự phát,

thường ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội. Nó không có khả
năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội
của con người.
Những quan niệm của con người ở trình độ tâm lý xã hội còn mang tính
kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, yếu tố trí tuệ đan xen
với yếu tố tình cảm. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò quan trọng
của tâm lý xã hội trong sự phát triển của ý thức xã hội. C.Mác,
Tiểu luận triết học
3
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Ph.ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nghiên cứu
trạng thái tâm lý xã hội của nhân dân để hiểu nhân dân, giáo dục nhân
dân, đưa nhân dân tham gia tích cực, tự giác vào cuộc đấu tranh cho một
xã hội tốt đẹp.
Hệ tư tưởng là trình độ cao của ý thức xã hội, hình thành khi con người
nhận thức sâu hơn về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình Hệ
tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội. Hệ tư
tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan
điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo), kết
quả của sự khái quát hoá những kinh nghiệm xã hội. Hệ tư tưởng được
hình thành một cách tự giác nghĩa là tạo ra bởi các nhà tư tưởng của
những giai cấp nhất định và được truyền bá trong xã hội.
Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội tuy là hai trình độ, hai phương thức
phản ánh khác nhau của ý thức xã hội, nhưng có mối quan hệ tác động
qua lại với nhau, chúng có cùng một nguồn gốc là tồn tại xã hội, đều
phản ánh tồn tại xã hội. Tâm lý xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho các
thành viên giai cấp tiếp thu hệ tư tưởng của giai cấp. Trái lại, hệ tư
tưởng, lý luận xã hội gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội.
Khi nghiên cứu về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, về vai trò
tích cực của ý thức xã hội trong việc phát triển đời sống kinh tế - xã hội

có thể nhận thấy huynh hướng lạc hậu của ý thức xã hội có thể được hiểu
rõ trong điều kiện chủ nghĩa xã hội. Nhiều hiện tượng ý thức có nguồn
gốc sâu sa trong xã hội cũ vẫn tồn tại trong xã hội mới như lối sống ăn
bám, lười lao động, tệ tham nhũng, Vì vậy trong sự nghiệp xây dựng
xã hội Đảng ta đã xác định phải thường xuyên tăng cường công tác tư
tưởng, đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của
những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư
ý thức cũ, đồng thời ra sức phát huy những truyền thống tư tưởng tốt
đẹp.
Nắm vững quan điểm của triết học Mác - Lênin về tính kế thừa của ý
thức xã hội có ý nghiã quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta
Tiểu luận triết học
4
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
hiện nay trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Đảng ta khẳng định, trong điều
kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan
tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy
truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu
tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá
Việt Nam.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, những hoạt động tư tưởng như triết
học, văn học nghệ thuật, mà tách rời đường lối chính trị đúng đắn của
Đảng sẽ không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai lầm, không thể
đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
Ý thức xã hội tồn tại trong những hình thái khác nhau. Những hình thái
chủ yếu của ý thức xã hội bao gồm: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền,
ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức nghệ thuật, ý thức tôn giáo. Ở
đây ta chỉ bàn đến vấn đề đạo đức, vì vậy ta sẽ chỉ đi vào phân tích cơ sở
khoa học đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lênin và áp dụng vào thực trạng
xã hội Việt Nam bây giờ.

B. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LĨNH VỰC ĐẠO ĐỨC:
Trước khi chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời, nhân loại đã trải qua hàng chục
thế kỷ suy nghĩ và bàn bạc về đạo đức. Những nhà triết học của phương
Đông và phương Tây, những vị tông đồ của mọi tôn giáo, những người
hoạt động giáo dục và văn hoá đã để lại không biết bao nhiêu sách vở
bàn về đạo đức. Những phạm trù và khái niệm đạo đức được lưu truyền
từ đời này sang đời khác, tiếp tục được sử dụng trong đạo đức học Mác-
Lênin.
Trước đây khi Mác, Engghen, Lênin bàn về đạo đức, các ông đã sử dụng
những khái niệm cũ như thiện, ác, vinh dự, lương tâm, chủ nghĩa vị tha
Tiểu luận triết học
5
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
và chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa khổ hạnh và chủ nghĩa hưởng lạc
Nhưng đi sâu vào những khái niệm này, chúng ta thấy các ông đã trên cơ
sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đánh
giá lại toàn bộ tư tưởng đạo đức từ xưa đến nay, đăt nền tảng cho một
nền đạo đức học khoa học nhất và nêu lên những nét cơ bản của đạo đức
cộng sản chủ nghĩa.
1. Đạo đức tôn giáo
Trong qua trình xây dựng học thuyết của mình, sau khi đã nêu được
những nguyên lý cơ bản của thế giới quan mới, Mác, Engghen đã đứng
trên lập trường của giai cấp công nhân và chủ nghĩa cộng sản mà phê
phán những quan niệm đạo đức tôn giáo một cách sâu sắc. Mác –
Engghen đã chứng minh rằng suốt trong thời kỳ lịch sử xã hội có giai
cấp đạo đức tôn giáo đã phản ánh sự thống trị của quan hệ chiếm hữu tư
nhân dưới những hình thức khác nhau: nô lệ, phong kiến và tư bản. Theo
hai ông thì “ những nguyên tắc xã hội, kể cả những nguyên tắc đạo đức
của tôn giáo đều bào chữa cho chủ nghĩa nô lệ cổ đại, khuyến khích sự
nô dịch Trung cổ và khi cần thiết đã bênh vực sự áp bức giai cấp vô sản,

cố nhiên cùng với những nhăn nhó đáng thương”
1
Mác-Engghen đã chỉ ra rằng đạo đức mà tôn giáo tuyên truyền không
dựa vào ý thức về phẩm giá của con người mà dựa vào ý thức về sự yếu
hèn của nó. Đạo đức tôn giáo giết chết ở mỗi người tất cả những gì còn
là nhân tính. Nó sỉ nhục con người bằng cách nêu lên bản chất tội lỗi của
con người, đòi hỏi một tinh thần tận tụỵ không bờ bến đối với chủ nô và
chúa phong kiến. Đạo đức ấy không chống lại những sự tàn ác của giai
cấp bóc lột mà che đậy cho chúng. “ Đạo đức tức là sự bất lực được đưa
ra hành động”, Mác mượn câu nói ấy của Phuariê để phê phán đạo đức
tôn giáo.

Đối lập với đạo đức tôn giáo ấy, Mác nêu lên những nguyên tắc đạo đức
mới, đạo đức của giai cấp công nhân, đạo đức khẳng định sự cao quý của
con người trong sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân và nhân
1
C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, tập 4, tiếng Nga, tr.404

Tiểu luận triết học
6
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
dân lao động. Đối với Mác và Ăngghen đạo đức cao đẹp nhất của con
người là phải từ chỗ phê phán tôn giáo đi tới khẳng định người là giá trị
cao nhất đối với người và phải lật đổ tất cả những quan hệ xã hội trong
đó con người bị làm nhục.
2. Đạo đức của triết học duy tâm:
Mác-Ăgghen đã phê phán những học thuyết đạo đức của những nhà triết
học duy tâm, nhất là Căng và Hêghen. Cũng như mọi hệ thống thần học,
triết học duy tâm Đức đã tìm nguồn gốc của đạo đức bên ngoài lịch sử xã
hội, bên ngoài đấu tranh giai cấp.

Đạo đức học của Căng đã đối lập với những tư tưởng đạo đức của những
nhà duy vật Pháp. Ông gạt bỏ những tư tưởng về lợi ích của cá nhân của
những nhà duy vật ấy và từ đó xoá bỏ mọi cơ sở thực tế của đạo đức.
Đối với Căng thì mọi khái niệm đạo đức đều tồn tại một cách độc lập với
mọi lợi ích, đều được rút ra một cách tiên nghiệm từ lý trí trừu tượng. Ý
chí đạo đức mà Căng thường gọi là “thiện ý” nghĩa là năng lực hành
động phù hợp với quy luật đạo đức phổ biến tồn tại vĩnh viễn ở con
người. Căng đã xây dựng một thứ luật đạo đức phổ biến như sau: “ Hãy
hành động như phương trâm hành động của anh phải được ý chí anh nêu
thành luật phổ biến của giới tự nhiên”
1
. Căng gọi luật đó là mệnh lệnh
tuyệt đối, khác với mệnh lệnh khác là nó không có mục đích thực tiễn,
không gắn liền với một lợi ích nhân loại nào. Nói chung nó không đề cập
đến nội dung và hiệu quả của hành động; nó chỉ là hình thức và nguyên
tắc của hành động mà thôi. Theo Căng cơ sở của mệnh lệnh vô thượng
ấy chính là con người, chính là cái mà Căng gọi một cách trừu tượng là
“mục đích cao cả tuyệt đối”. Từ đó Căng nêu lên một châm ngôn đạo
đức khác cũng nổi tiếng như sau: “ Hãy hành động làm sao để đối xử với
loài người trong con người anh cũng như trong con người của bất kì ai
1

2
Căng: Cơ sở của siêu hình học về phong tục, Pari, 1854, tr 45-46
Tiểu luận triết học
7
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
khác bao giờ cũng đồng thời như một mục đích chứ không bao giờ chỉ
như một phương tiện”
1

. Tư tưởng đạo đức học ấy của Căng đã chỉ là
một ảo tưởng trong một xã hội còn có đối kháng giai cấp, nghĩa là trong
xã hội mà quần chúng nhân dân đã thực tế được sử dụng như một
phương tiện của giai cấp bóc lột.
Không nhìn thấy những quan hệ thực tế của xã hội như thế, Căng đã đi
thuyết giáo cho một sự hoàn thiện đạo đức coi như phương tiện duy nhất
để cải thiện hoàn cảnh xã hội. Trong hoàn cảnh của chế độ phản động
của nước Đức lúc bấy giờ học thuyết đạo đức của Căng đã có một tác
dụng rất tiêu cực là nó kêu gọi sự thiện chí đối với giai cấp bóc lột, nó
đòi hỏi niềm tin đối với Thượng Đế. Tư tưởng đạo đức của Căng phù
hợp với sự yếu hèn, sự bất lực và sự vô vị của giai cấp tư sản Đức lúc
bấy giờ.
Mác – Engghen cũng nêu lên thiếu sót cơ bản của đạo đức học Hêghen.
Hêghen quan niệm đạo đức như là một giai đoạn phát triển của ý niệm
tuyệt đối độc lập với thế giới khách quan, đối với những quan hệ xã hội
thực tế. Hay nói một cách khác, những quan hệ xã hội thực tế như gia
đình, xã hội công dân, nhà nước chỉ được coi như sự thể hiện của ý niệm
đạo đức. Mác – Engghen đã phê phán ở Hêghen sự thần bí hoá ấy của
các quan hệ xã hội. Mặt khác, Mác – Engghen cũng nêu lên hạt nhân hợp
lý, nêu lên nội dung hiện thực đã được Hêghen trình bày một cách biện
chứng trong những lập luận tự biện của ông. Công lao Hêghen ở chỗ ông
ta trình bày những phạm trù đạo đức học, đặc biệt là cái thiện và cái ác,
trong những mâu thuẫn nội tại và sự chuyển hoá giữa chúng với nhau.
Hêghen đã nhìn thấy trong qua trình phát triển của lịch sử và trong
những điều kiện cụ thể, cái ác có thể trở thành cái thiện và cái thiện có
thể trở thành cái ác. Mác và Ăngghen đã kiên quyết bác bỏ các tư tưởng
phản động của Hêghen khi ông ta bào chữa cho chế độ thối nát của nhà
nước Phổ và quan niệm của nhà nước ấy như sự thể hiện hoàn thiện nhất
của “ ý niệm đạo đức”
1

Tiểu luận triết học
8
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
3. Tư tưởng đạo đức của các nhà duy vật Pháp:
Mác – Engghen đánh giá rất cao sự đóng góp của những nhà duy vật
Pháp về tư tưởng đạo đức, nhưng hai ông cũng phê phán những hạn
chế của các nhà triết học này khi họ rút ra những nguyên tắc đạo đức từ
cái gọi là bản chất vĩnh cửu của con người. Nhà triết học điển hình trong
thời kì này là Phơbách. Sự phê phán tôn giáo và học thuyết duy tâm của
Hêghen của ông được đánh giá rất cao, tuy nhiên ông không nhìn thấy
những quan hệ kinh tế xã hội, không nhìn thấy đấu tranh giai cấp.
Ăngghen đã khái quát lại thực chất tư tưởng đạo đức của Phơbách như
sau: “ Nó được đẽo gọt cho thích hợp với mọi thời gian, mọi dân tộc,
mọi hoàn cảnh, và chính vì thế nên nó không thể áp dụng được bất cứ ở
đâu và bất cứ lúc nào, và đối với thế giới hiện thực, thì nó cũng bất lực
như mệnh lệnh tuyệt đối của Căng vậy”
1

Sự phê phán của Mác – Ăngghen đã được Lênin tiếp tục phát triển và
đẩy mạnh trong thời kỳ của ông. Trên cơ sở phê phán những quan điểm
duy tâm tôn giáo và cả những quan điểm của chủ nghĩa duy vật tầm
thường theo tinh thần của Mác – Ăngghen, Lênin đã tiếp tục đi sâu vào
những vấn đề đạo đức của cách mạng vô sản và của nước xã hội chủ
nghĩa đầu tiên, phát huy hơn nữa những quan điểm khoa học của Mác –
Ăngghen và hoàn thành cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức.
C. CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC
VÀ QUY LUẬT CỦA ĐẠO ĐỨC NÓI CHUNG VÀ ĐẠO ĐỨC
CỘNG SẢN NÓI RIÊNG.
1
F. Ăngghen: Sđd, tr 50,51

Tiểu luận triết học
9
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Với sự hình thành của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, Mác – Ăngghen đã đặt cơ sở khoa học cho việc tìm hiểu,
nghiên cứu và giải quyết mọi vấn đề của đời sống xã hội, trong đó có
những vấn đề của đạo đức.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Như mọi hình thái ý thức xã hội
khác, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội. Đạo đức thay đổi tuỳ theo sự thay
đổi của tồn tại xã hội. Cho nên muốn tìm hiểu một hiện tượng đạo đức
không chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó mà phải đi
sâu tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là
tìm hiểu tồn tại xã hội đã đẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
Đạo đức luôn luôn thay đổi theo tồn tại xã hội cho nên Mác, Ăngghen,
Lênin không thừa nhận có thứ đạo đức tồn tại vĩnh viễn. Mác, Ăngghen,
Lênin nhấn mạnh tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại của đạo đức.
Những ý kiến của Mác – Ăngghen, Lênin về tính dân tộc và tính giai cấp
của đạo đức có ý nghĩa rất lớn trong việc xoá bỏ thành kiến dân tộc đối
với những đặc điểm về đời sống đạo đức và những phong tục tập quán
không giống với dân tộc mình. Mỗi dân tộc đều có cách thức riêng biệt
trong tổ chức đời sống, xây dựng những lễ nghi. Những tập quán đạo
đức ấy được xây dựng, phát triển, biến đổi và cải tiến dần dần cho mỗi
ngày một hợp lí hơn, phù hợp với sự tiến bộ của lịch sử và lợi ích của
nhân dân hơn. Trong quan hệ gần gũi giữa dân tộc này và dân tộc khác,
những tập quán đạo đức ấy thường có một sự giao lưu và được bổ sung
thêm bằng những cách thức sinh hoạt của dân tộc bạn. Nhưng trong quan
hệ hằng ngày thường nảy sinh những thành kiến, những sự đánh giá
không đúng đắn về lễ nghi phong tục không giống với dân tộc mình.
Sự khác nhau về tính dân tộc trong đạo đức chỉ là thứ yếu, sự khác nhau
cơ bản chính là khác nhau về giai cấp. Trong xã hội có giai cấp đối

kháng bao giờ cũng có hai thứ đạo đức đối lập nhau. Đó là sự đối lập
giữa đạo đức chủ nô và đạo đức nô lệ, giữa đạo đức địa chủ và đạo đức
nông dân, giữa đạo đức vô sản và đạo đức tư sản. Đã từ lâu, những nhà
Tiểu luận triết học
10
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
lý luận của giai cấp bóc lột từng tuyên truyền cho một thứ “đạo đức vĩnh
cửu” đạo đức chung cho mọi giai cấp.
Ngày nay những nhà đạo đức học của giai cấp tư sản và của chủ nghĩa
xét lại vẫn còn lặp lại những quan điểm cũ rích ấy về thuyết “tính người”
hòng xoa dịu đấu tranh giai cấp, làm nhụt tinh thần chiến đấu của công
nhân và nhân dân lao động. Triết học Mác – Lenin triệt để phê phán sự
mơ hồ ấy. Nó khẳng định tính giai cấp sâu sắc của đạo đức cũng như của
mọi hình thái ý thức xã hội khác. Đạo đức học Mác – Lênin vạch bộ mặt
giả nhân giả nghĩa của những nhà đạo đức học phong kiến và tư bản
tuyên truyền cho “lòng nhân đạo” giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột,
giữa kẻ đi áp bức và người bị áp bức, giữa kẻ đi xâm lược và người bị
xâm lược.
Lênin tiếp tục phát triển những tư tưởng của Mác – Ăngghen và tiếp tục
phê phán những quan điểm mơ hồ về những kiểu đạo đức phi giai cấp.
Lênin nêu lên một kiểu đạo đức hoàn toàn mới, đạo đức của giai cấp
công nhân. Đạo đức này hoàn toàn đối lập với mọi kiểu đạo đức của các
giai cấp bóc lột. Lênin viết: “ Chúng ta nói rằng đạo đức của chúng ta là
hoàn toàn phụ thuộc vào lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản. Luân lý của chúng ta là từ những lợi ích của cuộc đấu tranh giai
cấp của giai cấp vô sản mà ra Cuộc đấu tranh giai cấp còn tiếp tục và
nhiệm vụ của chúng ta là làm cho tất cả mọi lợi ích phụ thuộc vào cuộc
đấu tranh này. Và đạo đức cộng sản của chúng ta cũng phải phụ thuộc
vào nhiệm vụ này. Chúng ta nói rằng: đạo đức đó là những gì góp phần
phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những

người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới,
cộng sản chủ nghĩa”
1
Trong quá trình phát triển của nó, đạo đức cũng như mọi hình thái kinh
tế xã hội khác, có tính độc lập tương đối. Đạo đức là sản phẩm của quan
hệ kinh tế, của hoàn cảnh đấu tranh giai cấp. Đó là nguyên lý cơ bản của
1
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Sự thật, tập 31, tr 354
Tiểu luận triết học
11
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
đạo đức học Mác – Lênin. Nhưng điều này không có nghĩa rằng những
quan niệm và những nguyên tắc đạo đức có thể rút thẳng ra từ những
quan hệ kinh tế mặc dù so với các hình thái ý thức xã hội khác, tác dụng
của kinh tế đối với đạo đức là thẳng và trực tiếp hơn nhiều. Mối liên hệ
giữa cơ sở kinh tế và đạo đức có thể rất phức tạp và thông qua nhiều mắt
khâu trung gian.
Là sản phẩm của cơ sở kinh tế, đạo đức tác động trở lại cơ sở. Các kiểu
đạo đức đối lập vừa phản ánh đấu tranh giai cấp trong lãnh vực kinh tế
và chính trị, vừa thúc đẩy sự đấu tranh đó. Đạo đức có tác dụng tiến bộ
khi nó góp phần xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ và đấu tranh cho sự ra đời
và phát triển của quan hệ sản xuất mới.
Sự phát triển của đạo đức còn chịu sự tác động qua lại giữa nó với các tư
tưởng chính trị, tôn giáo, triết học, nghệ thuật. Đạo đức bao giờ cũng
chịu sự chi phối của tư tưởng chính trị. Giai cấp thống trị nào cũng muốn
sử dụng đạo đức như một phương tiện để nô dịch quần chúng nhân dân.
Đạo đức cũng luôn luôn gắn liền với nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính
bao giờ cũng chứa đựng một nội dung đạo đức lành mạnh, gắn liền với
lợi ích và tình cảm của quần chúng nhân dân.
Đạo đức cũng có tác động qua lại như thế đối với tôn giáo, triết học và

khoa học. Trong xã hội cũ, giai cấp thống trị đã hạn chế khoa học, hạn
chế sự hiểu biết của nhân dân, để thông qua tôn giáo và triết học duy tâm
mà củng cố những quan niệm đạo đức của nó.
Đạo đức thay đổi theo sự thay đổi của cơ sở kinh tế. Nhưng sự thay đổi
của đạo đức thường rất chậm chạp, nhất là khi nó đã ăn sâu vào đời sống
của nhân dân, trở thành tập quán và truyền thống. Sự thay đổi của đạo
đức còn chậm trễ do giai cấp mới thường mượn những quan niệm đạo
đức của thời đai trước gạt bỏ đi những gì vô ích, giữ lại những cái gì còn
phù hợp với những quan hệ kinh tế mới, với lợi ích của giai cấp mình.
Tiểu luận triết học
12
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Quan niệm về đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin về tính độc lập tương
đối của đạo đức là cơ sở khoa học cho mọi công tác tư tưởng nhằm cải
tạo, xây dựng và phát huy vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
Đạo đức cộng sản được hình thành trong cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp công nhân, bắt nguồn từ đạo đức cách mạng của giai cấp đó.
Đạo đức cộng sản kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của loài người,
trước hết của nhân dân lao động.
Đạo đức cộng sản phản ánh mối quan hệ kinh tế của xã hội mới không
còn áp bức, bóc lột giai cấp và chỉ đạo mọi hành vi đạo đức của con
người. Nó đòi hỏi sự hài hoà trong sự phát triển cá nhân, đồng thời
chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, tách rời đi đến đối lập lợi
ích cá nhân với lợi ích cộng đồng.
Ý thức tập thể, một nguyên tắc của đạo đức cộng sản, biểu hiện trước hết
trong hoạt động của các thành viên xã hội mới. Nó đòi hỏi một thái độ
mới đối với lao động và thành quả của lao động. Nó đòi hỏi mọi người
phải coi lao động là trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ và vinh dự, không
dung nạp tư tưởng ăn bám, bóc lột.
Đạo đức cộng sản thể hiện chủ nghiã nhân đạo cao nhất, phản ánh bản

chất của xã hội mới – xã hội lấy hạnh phúc của con người làm mục đích
cho sự phát triển.
Nội dung đạo đức cộng sản còn bao gồm chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa quốc tế. Đạo đức cộng sản ở đây đòi hỏi mỗi người phải giác ngộ
ý thức đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, tích cực tham gia và công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc mình, đồng thời góp phần vào cuộc đấu
tranh chung của nhân dân các dân tộc trên thế giới vì hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; kiên quyết chống mọi biểu hiện của
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa vô sanh nước lớn.
Tiểu luận triết học
13
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Sự hình thành đạo đức cộng sản trong ý thức hành vi của mọi người là
kết quả của một quá trình đấu tranh xây dựng xã hội mới, một quá trình
giáo dục con người lâu dài, bền bỉ, cả về lý luận cũng như về thực tiễn.
Hơn nữa xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội vừa thoát khai từ
xã hội cũ, trong lòng nó còn mang dấu ấn cả về kinh tế, lẫn tinh thần đạo
đức của xã hội cũ. Do đó để hình thành đạo đức mới còn phải đấu tranh
xoá bỏ dần tàn dư lỗi thời của đạo đức cũ.
Trong xã hội ta hiện nay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc đang trở thành một nguồn sức mạnh tinh thần của sự nghiệp
đổi mới đất nước, có không ít vấn đề đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết.
Đó là cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: Lối sống có lý tưởng, lành mạnh,
trung thực, sống bằng lao động của chính mình, có ý thức bảo vệ thành
quả của lao động, chăm lo lợi ích của cộng đồng; và lối sống thực dụng,
ích kỷ, dối trá, ăn bám, chạy theo đồng tiền bất chính Vì vậy, giáo dục
đạo đức mới cho mọi người, làm lành mạnh đời sống tinh thần xã hội là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay.
D. CÁC PHẠM TRÙ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Thiện và ác:
Thiện là tư tưởng , hành vi lối sống thực hiện được các yêu cầu đạo đức
của xã hội. Ác là tư tưởng, hành vi lối sống đối lập với những yêu cầu
đạo đức của xã hội.
Thiện có liên quan đến việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của cá
nhân, tập thể và xã hội. Làm điều thiện đã đem lại điều tốt lành, lợi ích
cho người khác, lợi ích vật chất tinh thần, ngắn hạn, dài hạn,
Tiểu luận triết học
14
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Thiện còn thể hiện cái tốt đẹp là lợi ích con người phù hợp với tiến bộ xã
hội, quy luật tự nhiên. Nên hành vi thiện được gọi là cử chỉ đẹp làm vui
lòng mọi người.
Ác thì chỉ ngay trong ý nghĩ cũng là cái ác, khác với cái thiện không chỉ
nằm trong tư tưởng mà còn phải được thể hiện ra bằng hành động cụ thể.
Cái thiện là sự thống nhất của mục đích động cơ, phương tiện kết quả,
nên được đánh giá như sau:
- Động cơ tốt, kết quả tốt, là cái thiện.
- Động cơ tốt, kết quả xấu, không coi là thiện.
- Động cơ xấu, kết quả tốt, là cái ác.
- Động cơ xấu, kết quả xấu, là cái ác.
Kẻ ác trong một lúc nào đó có thể có ý nghĩ và việc làm tốt đẹp. Đó là sự
thức tỉnh của lương tâm. Cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi để
lương tâm kẻ ác thức tỉnh, hối hận từ bỏ qua khứ tội lỗi và trở thành con
người lương thiện trong xã hội.
2. Lương tâm
Lương tâm là cảm giác hay ý thức trách nhiệm đạo đức của con người
đối với hành vi của mình trong quan hệ xã hội.
Ý thức nghĩa vụ đạo đức là nền tảng, là cơ sở hình thành lương tâm con
người.

Lịch sử triết học có Platon cho lương tâm là “sự mách bảo của thượng
đế”, Kant cho lương tâm là “sự thao thức của tinh thần”. Đến thế kỷ 17 –
18 các triết gia duy vật Pháp phủ nhận nguồn gốc thượng đế của lương
tâm và xác nhận lương tâm là ý thức của con người đối với xã hội.
Tiểu luận triết học
15
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Lương tâm biểu hiện ở hai trạng thái khẳng định (tích cực) và phủ định
(tiêu cực). Giá trị của khẳng định là sự thanh thản của lương tâm ngược
lại với sự phủ định biểu hiện trạng thái cắn rứt của lương tâm. Sự cắn rứt
lương tâm với thời gian sẽ phai nhạt dần, nhưng sự hổ thẹn thì tồn tại rất
lâu, có khi suốt cuộc đời, nên có ngạn ngữ coi “sự hổ thẹn đáng sợ hơn
cái chết”.
Lương tâm là thể thống nhất giữa tình cảm, lý trí và cái thiện mà hạt
nhân là ý thức về nghĩa vụ. Chức năng đặc trưng của lương tâm là sự tự
kiểm soát, đánh giá về hành vi của mình và sự tự lên án khi có việc gì sai
trái xảy ra.
Lương tâm làm động lực tâm lý thúc đẩy con người làm điều thiện, tránh
điều ác, làm tròn nghĩa vụ của mình. Lương tâm là hạt nhân của nhân
cách, là thành trì bảo vệ tính người. Khi lương tâm bị suy thoái thì con
người trở nên lạnh nhạt, dửng dưng trước mọi đau khổ. Khi đánh mất
lương tâm con người còn độc ác gây đau khổ cho người khác, mà không
hề ân hận, hối tiếc. Họ trở thành kẻ bất lương hay vô lương tâm.
3. Nghĩa vụ
Nghĩa vụ là những bổn phận, nhiệm vụ mà mỗi cá nhân, chủ thể phải
thực hiện đối với xã hội.
Nghĩa vụ bắt nguồn từ nhu cầu mà xã hội đã đề ra cho mọi người trong
những giai đoạn lịch sử nhất định. Chỉ khi nào mỗi người ý thức rõ ràng
các nhu cầu đó và tự giác biến thành nhiệm vụ của chính mình thì chúng
mới trở thành nghĩa vụ cá nhân.

Đêmôcrat là triết gia đầu tiên đã đưa phạm trù nghĩa vụ vào đạo đức học.
Triết học Á Đông có Mạnh Tử cho chính bản tính hổ thẹn cố hữu của
con người đã sinh ra “nghĩa”. Các nhà duy vật Pháp thế kỷ 17 – 18 cho
nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm của con người trước lợi ích chung của xã
Tiểu luận triết học
16
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
hội và sự thực hiện nghĩa vụ gắn liền với lợi ích cá nhân trong phạm vi
mình không xâm phạm đến lợi ích của người khác.
4. Nhân phẩm
Nhân phẩm hay phẩm giá con người là những đức tính mà xã hội đòi hỏi
mỗi người phải có, bất kể người đó là ai, ở cương vị nào, mang chức
danh gì?
Nhân phẩm tạo nên giá trị đạo đức của mỗi người với tư cách một thành
viên của xã hội: những đức tính tối thiểu phải là: lòng thương người,
cầm cù lao động, trung thực, biết tự trọng và tôn trọng nhân phẩm người
khác.
Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là năm phẩm chất đạo đức chủ yếu tạo nên nhân
phẩm con người.
5. Danh dự
Danh dự là những phẩm chất đạo đức mà mỗi cá nhân cần phải có để
xứng đáng với một cương vị, chức danh nào đó. Ví dụ: danh dự làm cha
mẹ, danh dự quân nhân,
Ngoài danh dự của tình cá nhân, còn có danh dự của cộng đồng và cao
nhất là danh dự của một quốc gia. Các nước Á Đông có truyền thống làm
gia phả, xác định vị trí gia đình trong xã hội đã tạo nên danh dự giòng họ
đã đóng góp không nhỏ vào truyền thống tự rèn luyện nhân cách của
công dân. Người Việt Nam cũng có tình cảm tôn trọng danh dự quốc gia
rất cao như gương hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ trong chiến đấu
dựng nước, giữ nước vì danh dự quốc gia.

Tiểu luận triết học
17
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Đối lập với tình cảm danh dự là sự háo danh.
Háo danh là một tính xấu của con người vì người háo danh chỉ thực hiện
hành vi tốt khi nào việc này được mọi người biết tới và khen ngợi. Vì
“hư danh” người này có thể thực hiện mọi thủ đoạn kể cả khi danh dự
của mình bị xâm phạm. Sự háo danh sẽ đưa đến các thói xấu, hẹp hòi,
kèn cưa, đố kị, đấu đã với với người kể cả người đang quan hệ tốt với
mình.
6. Lẽ sống ( Lý tưởng )
Lẽ sống là một trong ba câu hỏi cố hữu của loài người : con người từ
đâu mà có, sống để làm gì và chết đi đâu?
Hạnh phúc luận, cho con người hoạt động để thoả mãn mọi khát vọng
tinh thần và vật chất của bản thân như danh vọng, quyền lực, tiền tài,
và coi đó là lẽ sống của mình.
Nghĩa vụ luận, cho lẽ sống là sự thực hiện nghĩa vụ của mình đối với
người khác, xã hội và siêu nhiên.
Đạo đức học ngày nay không thể coi lẽ sống con người chỉ giới hạn
trong việc thoả mãn những nhu cầu thường tục, “người ta ăn để mà sống
chứ không phải sống để mà ăn” như ngạn ngữ đã nói. Lẽ sống còn gọi là
lý tưởng thì phải cao đẹp, phải có tính xã hội.
Lẽ sống biểu hiện ở sự hoạt động tích cực cống hiến chó xã hội, phục vụ
sự tiến bộ xã hội. Đó là lẽ sống “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
Người có lý tưởng tốt đẹp sẽ có khả năng vượt qua mọi khó khăn để
vươn lên trên cuộc sống. Ngược lại sự khủng hoảng lẽ sống sẽ dẫn con
người tới đổ vỡ niềm tin, hoang mang lệch hướng và rồi hoạt động sẽ bị
rối loạn dẫn tới hậu quả khó lường.
Tiểu luận triết học
18

Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Những người theo chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, nhất thời có thể thoả mãn
được những mục đích ích kỷ của riêng mình nhưng cuối cùng rồi sẽ rơi
vào trạng thái bi quan, cô dơn, rất dễ cảm thấy cuộc đời vô nghĩa mất hết
hy vọng.
7. Hạnh phúc
Là người ai cũng mưu cầu hạnh phúc, nhưng trên đời này có cái hạnh
phúc không? Và nếu có, thì hạnh phúc là gì? Đó là câu hỏi không ngừng
được các triết gia tìm hiểu trong lịch sử.
Thời cổ đại Hy Lạp, có quan điểm coi hạnh phúc là sự thoả mãn thường
xuyên các nhu cầu vật chất của con người. Một số triết gia khác như
Đêmôcrat, Platon, Lão Tử, Trang Tử, lại coi hạnh phúc là sự thoả mãn
các nhu cầu tinh thần, tâm hồn được thanh thản tự do, tuyệt đối yên
tĩnh, Đặc biệt Hôn Bách nhấn mạnh lợi ích của trí tuệ, sự hiểu biết giúp
con người sống hợp quy luật tự nhiên là nguồn gốc hạnh phúc.
Ngày nay quan niệm chung nhất thì hạnh phúc được định nghĩa là sự xúc
cảm vui sướng, thanh thản, phấn chấn của con người khi được thoả mãn
những các nhu cầu chân chính, lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần,
trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định.
Sự thoả mãn nhu cầu tất nhiên đem lại cho con người niềm vui. Nhưng
không phải niềm vui nào cũng là hạnh phúc mà chỉ có sự thoả mãn nhu
cầu cao nhất của con người, tức là những nhu cầu đạo đức mới tạo nên
hạnh phúc chân chính.

Tiểu luận triết học
19
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY
A. CƠ CHẾ ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA:

Sau năm 1986, chúng ta phát triển xã hội theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế đạo đức điều chỉnh các hành vi đạo đức
cá nhân trong cơ chế này không phải là cơ chế được hình thành trong
thời bao cấp, cũng không phải là cơ chế xuất hiện trong thị trường tư bản
chủ nghĩa. Nhân tố định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường
này làm xuất hiện một cơ chế đạođức điều chỉnh hành vi rất mới. Trong
cơ chế này, các định chuẩn đạo đức không hoàn toàn phải làm quân bình
và duy trì các lực lượng cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại nó thúc
đẩy lý tưởng đạo đức xã hội chủ nghĩa, làm cho các hành vi đạo đức
ngày càng thoát khỏi những cạnh tranh khốc liệt, bất công trong xã hội.
Như chúng ta đều biết, trong cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa, những
nguyên tắc tự do, bình đẳng, bác ái đã bị phá vỡ, chủ nghĩa cá nhân được
đề cao, lối sống thực dụng gia tăng rõ rệt. Cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghiã của chúng ta cổ vũ việc làm giàu chính đáng, cho phép
tăng tính năng động, tích cực sáng tạo cá nhân được phát triển, nhưng nó
xác lập hệ chuẩn đạo đức gắn với chủ nghĩa nhân đạo mà ở đó, con
người không phát triển một chiều. Cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đòi hỏi phải làm xuất hiện một cơ chế đạo đức điều chỉnh
hành vi, kích thích phát triển các phẩm chất ưu tú của cá nhân, bảo đảm
cho các cá nhân lựa chọn các hành vi đạo đức chân chính trong hoàn
cảnh phức tạp của các quan hệ lợi nhuận.
Tiểu luận triết học
20
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới xác lập các
quan hệ đạo đức mà ở đó, cá nhân phải có trách nhiệm với sản phẩm cá
nhân của mình, ngăn chặn mọi sự làm dối, làm ẩu phương hại đến sản
xuất và tiêu dùng. Như vậy định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị
trường của chúng ta có liên quan đến ý thức tự giác, tính năng động xã
hội và trách nhiệm đạo đức không những của hành vi cá nhân, mà còn

phát triển các giá trị đạo đức tốt đẹp của xã hội. Cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải xác lập trong quan hệ chuẩn mực
đạo đức của nó sự phát triển các giá trị đạo đức truyền thống, tiếp thu
các tinh hoa đạo đức hiện đại, gắn lợi ích của cá nhân với lợi ích cộng
đồng, coi sự cộng đồng các lợi ích cơ bản là điều kiện phát triển của các
giá trị đạo đức cá nhân.
Như vậy cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta cần
tạo nên trong các cơ chế đạo đức điều chỉnh các hành vi cá nhân của nó
một hệ chuẩn mà qua đó, con người phải lao động trung thực, có tinh
thần trách nhiệm, gắn cá nhân với xã hội, coi lợi ích xã hội cũng như lợi
ích cá nhân. Định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cơ bản hướng mọi
hành vi của con người thực hiện khát vọng cá nhân và xã hội. Rõ ràng là
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là cơ chế đạo
đức điều chỉnh hành vi như cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa và cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp. Nhưng nhân tố thị trường trong cơ chế này
vẫn hằng ngày hằng giờ có thể đẻ ra rất nhiều tiêu cực đạo đức. Cũng
như vậy, trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các tàn dư
của cơ chế bao cấp chưa chấm dứt bởi các chuẩn mực đạo đức có tính
bảo thủ dai dẳng. Cơ chế đạo đức này chưa phải là cơ chế điều chỉnh
hành vi như một xã hội pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó trong cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế đạo đức điều chỉnh hành
vi là vô cùng phức tạp và có sự pha trộn nhiều quan hệ đạo đức. Ngoài
những chuẩn mực mới tiến bộ, ở nó còn tồn tại nhiều tiêu cực đạo đức
của thị trường tư bản chủ nghĩa, các tiêu cực đạo đức thời bao cấp vẫn
luôn luôn hiện diện trong cơ chế này.
Tiểu luận triết học
21
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Trong những năm qua, do sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xã hội

ta đã xuất hiện nhiều hiện tượng đạo đức xuống cấp. Các chuẩn mực mới
chưa hình thành, các chuẩn mực cũ vẫn còn tồn tại, nhiều chuẩn mực đã
không phản ánh đúng tình hình thực tế. Có những khoảng trống trong sự
vô chuẩn đã được dư luận quan tâm điều chỉnh, song các tiêu cực đạo
đức không hề suy giảm, mà ngược lại, trong các lĩnh vực tình dục, bạo
lực, tài chính, ngân hàng, quyền lực đều gia tăng các phản đạo đức.
Ở nước ta hiện đang có sự vận hành của cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nó đã tạo
ra trong cơ chế đạo đức điều chỉnh hành vi một nội dung mới mẻ - đó là
yêu cầu con người có đạo đức phải phát triển nội sinh về khoa học, kỹ
thuật. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thành quả phát triển của lực
lượng sản xuất, đồng thời tác động đáng kể đến các quan hệ xã hội, làm
cho tính tích cực của cá nhân không ngừng nâng cao, các giao tiếp xã hội
mang nhiều nội dung mới. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi
mỗi cá nhân không chỉ năng động hơn, nâng cao trình độ học vấn hơn,
mà trách nhiệm đạo đức trước xã hội phải cao hơn. Các định hướng giá
trị mới do công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra đòi hỏi con người phải có
trách nhiệm hơn không chỉ trong lao động sản xuất, mà cả ứng xử đạo
đức với môi trường. Các quy trình công nghệ mới luôn đòi hỏi trách
nhiệm đạo đức cao, đòi hỏi con người phải sản xuất tốt hơn và giữ gìn sự
trong sạch hơn cho môi trường sống của chúng ta. Nội dung mới của cơ
chế phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi
phải có các chuẩn mực đạo đức mới nhằm điều chỉnh tính tích cực đạo
đức của các hành vi cá nhân và đánh giá các hành vi đó. Hiện nay trong
bộ luật đạo đức của chúng ta, hệ chuẩn này xuất hiện rất mờ nhạt. Nó
chưa kích thích được tính tích cực đạo đức của các cá nhân và còn bỏ
một khoảng trống cho các tiêu cực đạo đức xuất hiện. Do đó trong nhiều
vấn đề xã hội và môi trường, còn có những ứng xử thiếu đạo đức hoặc
rơi vào im lặng đáng sợ.

Tiểu luận triết học
22
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
Có thể nói cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đã làm thay đổi nhiều chuẩn
mực đạo đức điều chỉnh hành vi cá nhân. Các chuẩn mực cũ mất đi, các
chuẩn mực mới ra đời, song những chuẩn mực đã trở nên lạc hậu và
không ít sự lệch chuẩn đã xuất hiện trong đời sống đạo đức. Trong sự
lệch chuẩn ấy, có sự lệch chuẩn không đúng đắn, có cả sự lệch chuẩn
trưởng thành, một số lĩnh vực các lệch chuẩn còn mờ nhạt hoặc rơi vào
vô chuẩn. Vì thế việc gia tăng giáo dục đạo đức trong điều kiện hiện nay
là rất cần thiết.
B. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

Trải qua hơn mười lăm năm thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đã có rất nhiều thay đổi đến chóng mặt đang diễn ra
trong kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Khoảng thời gian mười lăm
năm đó dường như là quá ngắn để toàn bộ những hệ tư tưởng, quan niệm
được hình thành sau chiến tranh và trong thời bao cấp có thể thay đổi
theo chiều hướng tích cực phù hợp với hình thái kinh tế mới. Ý thức xã
hội luôn là cái lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội như lý luận Mác – Lênin
đã nêu rõ, và điều đó đang được thể hiện rõ trong xã hội Việt Nam hiện
nay. Không chỉ có những quan niệm, tư tưởng cổ hủ, lỗi thời đang kìm
hãm sự phát triển của cơ chế đạo đức mới mà chính ngay trong nền kinh
tế thị trường ở nước ta cũng đang nảy sinh rất nhiều hiện tượng tiêu cực
đạo đức chưa bao giờ chúng ta nghĩ đến hay tưởng tượng ra được trước
kia. Đồng tiền với sức mạnh khó chống lại nổi của nó đang bắt đầu xâm
nhập sâu vào các quan hệ xã hội. Vì tiền, vì lợi ích cá nhân người ta sẵn
sàng hy sinh lợi ích xã hội, bất chấp luân thường đạo lý. Tình trạng

thương mại hoá đã thâm nhập sâu vào những lĩnh vực vốn xưa kia là
mảnh đất nuôi dưỡng những hành vi đạo đức như giáo dục – đào tạo, y
tế, Trong phạm vi của cuốn tiểu luận này tôi chỉ nêu ra và phân tích
Tiểu luận triết học
23
Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lê nin và thực tiễn xã hội Việt nam hiện nay
những hiện tượng điển hình nhất ở một số lĩnh vực trong một xã hội
đang vươn tới một chủ nghĩa cộng sản lý tưởng như chúng ta.
1. Đạo đức trong gia đình:
Gia đình là tế bào của xã hội, là đơn vị xã hội đầu tiên trong đó con
người sinh ra và lớn lên, là môi trường có tác dụng to lớn đến sự hình
thành và phát triển của con người về mọi mặt tinh thần cũng như thể
chất.
Từ trong sinh hoạt gia đình, con người bắt đầu thể nghiệm những quan
hệ xã hội, hình thành nếp sống đạo đức, học được cách cư xử với những
người xung quanh, bồi dưỡng những tình cảm đạo đức cụ thể. Gia đình
có ảnh hưởng sâu sắc đối với nhân cách đạo đức của mỗi người, góp
phần quan trọng vào việc xây dựng thái độ của con người đối với xã hội.
Gia đình truyền thống ở Việt Nam xưa kia vẫn nổi tiếng với những tình
cảm cổ truyền tốt đẹp như “ cha con hoà mục”, “anh em như thể chân
tay”, “thuận vợ thuận chồng”, “lá lành đùm lá rách” Quý trọng những
giá trị đạo đức đẹp đẽ trong quan hệ gia đình là một nét sâu sắc của tâm
hồn và tính cách Việt Nam.
Tuy nhiên dưới tác động của nền kinh tế thị trường, bên cạnh những giá
trị đạo đức mới, nếp sống văn hoá gắn liền với qua trình phát triển kinh
tế thị trường, đã có những giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hoá
gia đình truyền thống bị xâm hại và có nguy cơ mai một.
Trước tiên phải nói đến sự gắn bó giữa các thành viên trở nên lỏng lẻo
hơn. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái vốn được coi là quan hệ tình cảm
và sâu nặng nhất trong xã hội giờ đây dường như không còn đúng nữa.

Trong vòng xoáy của cuộc chạy đua kiếm tiền, sự quan tâm của cha mẹ
đến con cái không còn mang đầy đủ ý nghĩa như trong một gia đình
truyền thống nữa. Con cái của họ có thể cả tuần không được gặp bố mẹ
Tiểu luận triết học
24

×