Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Phân tích chính sách thuế của chính phủ áp dụng cho xe ô tô cá nhân tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 22 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHĨM MƠN KINH TẾ VI MƠ

ĐỀ TÀI SỐ 2
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA
CHÍNH PHỦ ÁP DUNG CHO XE Ơ TƠ CÁ NHÂN
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đoàn Thị Thủy
Lớp Kinh tế Vi Mơ
Nhóm: 5
Danh sách sinh viên thực hiện:
1. Đặng Thị Lan Vy

717H0491

2. Nguyễn Thị Bích Trâm

720H1019

3. Mai Ngọc Sang

41600078

4. Sebastiani Gia Huy

B21H0307


5. Trần Trọng Khiêm

E20H0354

6. Khưu Tuấn Minh

B21H0319

7. Lê Thị Ngọc Nhi

721H0094


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................6
CHƯƠNG 1................................................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ÁP DỤNG CHO XE Ô TÔ
CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM......................................................................................................................7
1.1

Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................................7

1.1.1

Thuế là gì?..........................................................................................................................7

1.1.2

Thuế dành cho xe ơ tơ........................................................................................................8


1.2
Quan điểm khoa học về chính sách thuế của chính phủ áp dụng cho xe ô tô cá nhân tại
Việt Nam.................................................................................................................................................8
CHƯƠNG 2..............................................................................................................................................11
THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ÁP DỤNG CHO XE Ơ TƠ CÁ
NHÂN TẠI VIỆT NAM..........................................................................................................................11
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2

Thực trạng................................................................................................................................11
Đối với ngành cơng nghiệp xe trong nước......................................................................11
Đối với xe nhập khẩu nước ngoài....................................................................................13
Đánh giá thực trạng vấn đề (Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân).......................................16

2.2.1

Thuận lợi..........................................................................................................................16

2.2.2

Khó khăn..........................................................................................................................17

2.2.3

Ngun Nhân....................................................................................................................18

CHƯƠNG 3..............................................................................................................................................21

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ÁP DỤNG CHO XE Ơ TƠ CÁ
NHÂN TẠI VIỆT NAM..........................................................................................................................21
3.1

Với xe trong nước.....................................................................................................................21

3.2

Với xe nhập khẩu.....................................................................................................................22

KẾT LUẬN..............................................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................25


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, chính sách thuế, phí đối với ơ tơ ở VN có sự thay đổi liên tục, đặc
biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Nghiên cứu đánh giá chính sách thuế của chính phủ
áp dụng cho xe ô tô cá nhân tại Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra thực trạng việc số lượng gia
tang lượng tiêu thụ xe ô tô cũng như sự phát triển của người dân tại Việt Nam với số
lượng ô tô ngày càng tang nhanh. Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp về chính sách
thuế của chính phủ áp dụng cho xe ô tô cá nhân tại Việt Nam.
Những năm gần đây, chính sách thuế, phí đối với ô tô của nước ta thường không ổn định,
đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với những cam
kết giảm dần mức bảo hộ cho ngành sản xuất ô tô trong nước. Điều này gây ra nhiều bất
lợi cho cả nhà sản xuất trong nước và người tiêu dùng ô tô. Nhiều loại thuế được đặt ra
cũng như mức thuế cao làm giá của ơ tơ ngày càng tăng, thiệt thịi cho người tiêu dùng
cũng như nhà sản xuất, phân phối. Như vậy, sự thay đổi chính sách thuế, phí đối với sản
phẩm ô tô ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Việc điều chỉnh chính sách thuế, phí có tác
động đến lượng tiêu thụ xe ô tô ở Việt Nam hoặc tình trạng kẹt xe như kỳ vọng khơng?
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được cơng bố liên quan đến nội dung này. Vì vậy,

mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của chính sách thuế của chính phủ áp
dụng cho xe ơ tơ cá nhân tại Việt Nam.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH
PHỦ ÁP DỤNG CHO XE Ơ TƠ CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Thuế là gì?
Thuế ra đời và phát triển cùng với nhà nước, là công cụ chủ yếu để nhà nước thu
ngân sách. Do đó, bản chất và cơng dụng xã hội của thuế gắn với bản chất của nhà
nước. Thuế được thu dưới hình thức hiện vật hoặc bằng tiền. Người có nghĩa vụ
nộp thuế cho nhà nước là tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
có thu nhập hoặc tài sản được pháp luật xác định là đối tượng chịu thuế nên quan
hệ thu, nộp này không mang tính đối giá. Thuế là khoản nhà nước thu đối với tổ
chức, cá nhân, là tài sản thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước khơng có nghĩa vụ
hồn trả lại khoản tiền thuế này cho người nộp. Do thuế là nguồn thu chủ yếu của
ngân sách nhà nước và việc thu thuế có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và đời
sống xã hội, nên ngày nay các quốc gia đều thực hiện nguyên tắc là thuế do cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất (quốc hội, nghị viện) đặt ra hoặc bãi bỏ. Các
khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập
của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của
cải xã hội dưới hình thức giá trị.
-

Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

-


Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số
giá sản xuất, thu nhập, lãi suất, ...).

-

Thuế được thực hiện theo ngun tắc hồn trả khơng trực tiếp là chủ yếu.

Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại nếu khơng có thuế nhà nước sẽ
khơng thể hoạt động vững mạnh.
1


Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất,
mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này
càng tăng.
Cơng cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mơ: Góp phần thực hiện chức
năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất,
mở rộng lưu thơng đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của
kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn
trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.2 Thuế dành cho xe ô tô.
Ở nước ta, xe ô tô phải chịu 3 loại thuế bắt buộc là: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt (TTĐB), và thuế giá trị gia tăng đánh vào người tiêu dùng. Sau khi bán
cho người tiêu dùng, ô tô tiếp tục phải chịu thêm nhiều loại phí lưu hành đó là phí
trước bạ, phí đăng ký cấp biển, phí kiểm định, phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo
an tồn kỹ thuật, phí sử dụng đường bộ, phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí
xăng dầu. Ngồi ra, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ô tô cũng phải chịu nhiều
loại thuế, phí và được tính vào giá xe (Phúc Vinh, 2015). Có thể chia các loại thuế,
phí áp dụng cho ơ tơ thành 2 nhóm: Thuế, phí đánh vào người tiêu dùng ơ tơ; và
Thuế, phí đánh vào các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô.

1.2 Quan điểm khoa học về chính sách thuế của chính phủ áp dụng cho xe ơ tơ cá
nhân tại Việt Nam
Theo lý thuyết kinh tế, khi khơng có ảnh hưởng ngoại sinh từ sự can thiệp của
Chính phủ thì cơ chế thị trường có thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ có hiệu quả,
biểu thị cho thị trường cạnh tranh hoàn hảo, theo James & Nobes (2009), cạnh
tranh khơng hồn hảo đưa đến một hệ thống thuế Với chức năng điều tiết kinh tế.
Thuế được xem là yếu tố ảnh hưởng đến mức cầu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất
và lượng tiêu dùng.

2


Thuế sẽ tác động làm tăng giá, giảm thu nhập thực tế của người tiêu dùng, làm
giảm cầu hàng hóa và tác động đến sản xuất. Tác động của giá tăng đến lượng cầu
được giải thích qua lý thuyết kinh tế vi mơ dưới ảnh hưởng của hàng hóa thay thế
và thu nhập (Geoffrey & Philip, 2011). Khi giá của hàng hóa X tăng, nó sẽ trở nên
đắt hơn tương đối so với hàng hóa Y, do đó người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua
nhiều hàng hóa Y hơn và ít hàng hóa X đi, lượng cầu hàng hóa X giảm từ X3
xuống X2. Bên cạnh đó, khi giá hàng hóa X tăng làm thu nhập thực tế của người
tiêu dùng giảm, sức mua giảm, lượng cầu hàng hóa X sẽ tiếp tục giảm từ X2 đến
X1.

Hình 1: Tác động của việc tăng giá đến lượng cầu hàng hóa

Đối với ô tô, việc đánh thuế, phí sẽ làm giá xe ô tô tăng, theo Feenstra (1989) và
Partrick (1996), độ co giãn của cầu theo thu nhập đối với ô tô là thuận chiều, khi
giá ô tô tăng lên do thuế và phí sẽ làm giảm thu nhập của người tiêu dùng, từ đó
làm giảm cầu tiêu thụ ơ tơ. Cũng dựa vào ước lượng độ co dãn của cầu theo giá ô
tô, Levinsohn (1988) đã chỉ ra khi giá ô tơ nhập khẩu tăng lên do tăng thuế nhập
khẩu thì cầu đối với ô tô sản xuất trong nước sẽ tăng lên. Khi đánh thuế nhập khẩu

ô tô, các nhà sản xuất trong nước được lợi, nhưng người tiêu dùng bị thiệt do giá ô
tô nhập khẩu tăng thêm một lượng bằng với thuế nhập khẩu.
3


Nếu các loại thuế, phí giảm thì giá tiêu dùng ô tô sẽ giảm, sẽ kích thích sản xuất và
tiêu thụ ơ tơ. Sự thay đổi các loại thuế, phí này đều có thể ảnh hưởng đến giá tiêu
dùng ơ tô và ảnh hưởng đến lượng cung - cầu ô tơ trên thị trường. Tuy nhiên, các
loại thuế, phí có thuế suất cao như thuế nhập khẩu, thuế TTĐB và lệ phí trước bạ
thường hay thay đổi làm ảnh hưởng mạnh đến giá và lượng tiêu thụ ô tô. Trong
khi, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp ít thay đổi, còn các loại phí
khác rất nhỏ so với giá xe ô tô nên xem như không ảnh hưởng.

4


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ÁP
DỤNG CHO XE Ô TÔ CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng
2.1.1 Đối với ngành công nghiệp xe trong nước
Gần đây, dù các hãng ơ tơ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng lượng xe nhập khẩu tăng,
có thời điểm tăng trên 600% với xe 9 chỗ ngồi trở xuống, thêm hiệp định thương mại tự
do với EU, thuế ô tô từ châu Âu giảm dần, đang tạo những áp lực lớn.
Niềm tự hào ô tô Việt đang đứng trước cơ hội cũng như nguy cơ lớn. Báo Tuổi Trẻ ghi
nhận ý kiến các doanh nghiệp, câu chuyện thực tế các nước để thấy nếu cứ với cách làm
hiện nay, mục tiêu phát triển ngành ô tô Việt Nam và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không
dễ thành hiện thực.
2.1.1.1 Nhập khẩu ồ ạt
Dù đã lường trước được những tác dộng tiêu cực của làn sóng xe nhập khẩu sẽ đỏ bộ vào

Việt Nam ngày càng tăng, ông Lê Ngọc Đức – tổng giám đốc Công ty Hyundai – Thành
Công - vẫn bày tỏ quan ngại.
Theo ông nhiều hãng ô tô tại Việt Nam đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi làn sóng nhập khẩu
ơ tơ ngun chiếc ồ ạt và ngày càng tăng, dự báo còn mạnh hơn vào những tháng sắp tới.
Ơng Đức nói và bày tỏ nỗi sốt ruột khi nhiều lần kiến nghị về chính sách thuế “sống cịn”
cho ngành ơ tơ song vẫn chưa thấy hiệu quả.

5


“Nguyên liệu vật tư nhập vào để sản xuát linh phụ kiện ô tô đều phải chịu thuế nhập
khẩu. Trong khi xe nguyên chiếc nhập về có mức thuế bằng 0%, nên cấu trúc giá thành
đối với ô tô sản xuát trong nước cao hơn nhập khẩu, sẽ không ai sản xt” – ơng Đức nói.
Trong khi đó, Bộ Cơng thương cũng dẫn chứng số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam,
tính đến ngày 30-6-2019, nhập khẩu ơ tơ đạt 75.438 chiếc trị giá 1.68 tỉ USD, tăng tới
513% về số lượng so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, ô tô từ 9 chỗ ngòi trở xuống đạt
54.927 chiếc, tăng 652% so với cùng kỳ năm 2018. Dự kiến nhập siêu ngành ô tô năm
nay sẽ đạt mức kỷ lục hơn 3.4 tỉ USD.
2.1.1.2 Khó tồn tại nếu chính sách không đổi
Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, Ts Nguyễn Thị Tuệ Anh – phó viện trưởng Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế trung ương – cho rằng nhìn vào sản lượng nhập khẩu liên tục tăng cho
thấy nhu cầu tiêu dùng ô tô vẫn tăng. So với Thái Lan hay Indonesia, chi phí sản xt ơ tơ
tại Việt Nam rất cao. Do đó, cơ quan chức nagwn cần có giải pháp giảm giá ô tô, thúc đẩy
công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Ông Trần Bá Dương – chủ tịch HĐQT Công ty CP ô tô Trường Hải (THaco)- cho rằng
cần nhanh chóng thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với ơ tơ.
"Vừa rồi Bộ Cơng thương có đề xuất khơng tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho các sản phẩm
sản xuất trong nước, đây là chính sách rất tốt" - ơng Trần Bá Dương nói và cho rằng nếu
thực thi chính sách này, ngay cả các doanh nghiệp nước ngoài hiện đã chuyển từ lắp ráp
sang nhập khẩu nguyên chiếc cũng sẽ quay lại sản xuất láp rắp tại Việt Nam. Và khi họ

lắp ráp, chúng ta mới phát triển được công nghiệp hỗ trợ”

6


Theo tính tốn của Bộ Tài Chính, việc miễn thuế đối với phần vật tưu nguyên vật liệu
nhập khẩu để sản xuất ô tô trong nước sẽ khiến hụt thu ngân sách không đáng kể, nhưng
theo ông Lê Ngọc Đức, nếu làm sẽ tạo được cú hích lớn, tạo nền tảng phát triển công
nghiệp hỗ trợ.

Ở châu Âu như Đức không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Như Đan Mạnh và Thụy Điển, họ
tính thuế xe hơi theo VAT, thuế lưu hành. Tại Việt Nam, ôtô chịu quá nhiều đầu thuế.
Năng lực doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Việt Nam còn yếu, nay sức ép xe nhập khẩu miễn
thuế 0% tràn vào nếu khơng có biện pháp kịp thời, nhà sản xuất ơtơ trong nước sẽ khó
trụ.
Ơng Nguyễn Minh Đồng (chuyên gia ô tô - giúp người tiêu dùng Việt Nam bớt thiệt thòi)
cho rằng: Cần nghiêm túc lại các mức thuế chồng chéo, khiến chiếc xe hơi phải cõng
nhiều thuế phí vơ lý, chỉ có ở Việt Nam mới tính tốn kiểu như vậy. Ở nước ngồi, họ
khuyến khích tạo điều kiện cho dân mua xe với giá rất thấp để kích thích sản xuất. Người
dân Việt Nam vẫn chịu thiệt thịi khi mua ơtơ đắt gấp 2-3 lần giá gốc.
2.1.2 Đối với xe nhập khẩu nước ngoài
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính riêng tháng 12/2021, cả nước nhập
khẩu 15.196 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 432,65 triệu USD. Tính chung cả năm
2021, nước ta nhập khẩu 160.035 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 3,66 tỷ USD, tăng
52,1% về lượng và tăng 55,7% về kim ngạch so với năm 2020.

7


Đáng chú ý, dù trong năm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng lượng ô tô nguyên

chiếc nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay, vượt xa so với năm 2020 (105.000 xe) và
năm có lượng nhập kỷ lục trước đó là năm 2019 (139.427 xe).

Về thị trường nhập khẩu, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc là 3 cái tên dẫn đầu. Trong đó,
Thái Lan đạt 80.903 xe, kim ngạch 1,5 tỷ USD; Indonesia đạt 44.250 xe, kim ngạch
559,5 triệu USD; Trung Quốc đạt 22.753 xe, kim ngạch 873 triệu USD.
Với 147.906 xe, 3 thị trường lớn ở châu Á chiếm 92,4% tổng lượng ô tô nguyên chiếc
nhập khẩu của cả nước trong năm ngoái. Trong các thị trường nhập nhập khẩu chủ yếu, ơ
tơ xuất xứ Indonesia có trị giá bình qn (chưa thuế) thấp nhất, trong khi ơ tô xuất xứ từ
Trung Quốc cao hơn nhiều do chủ yếu là xe tải, xe chuyên dụng.
Một điểm đáng chú ý mới là, từ 1/3/2022, các mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sẽ được
điều chỉnh thay đổi theo quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ
thể, đối với ơ tơ, rơmc hoặc sơmi rơmc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự xe ơ
tơ, mức thu lệ phí trước bạ là 2%. Riêng ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm
cả xe pick-up), mức thu lệ phí trước bạ lần đầu là 10%.

8


Trong trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại
từng địa phương, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh
tăng nhưng tối đa không quá 50% mức thu quy định chung.
Đối với dịng xe ơ tơ pick-up chở hàng có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao
thơng nhỏ hơn 950kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, ơ tơ tải VAN có khối lượng chuyên
chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 950kg, mức thu lệ phí trước bạ bằng 60%
mức thu với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
Cũng tại Nghị định này, tổ chức, cá nhân đã được miễn hoặc khơng phải nộp lệ phí trước
bạ khi đăng ký quyền sở hữu ô tô, xe máy lần đầu, nếu chuyển nhượng cho các tổ chức,
cá nhân khác hoặc chuyển mục đích sử dụng mà khơng thuộc diện được miễn lệ phí trước
bạ thì tổ chức, cá nhân đăng ký quyền sở hữu ô tô, xe máy nộp lệ phí trước bạ với mức

thu lần đầu dựa trên giá trị sử dụng còn lại của tài sản.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng ô tô, xe máy xác lập sở hữu toàn dân theo quy
định của pháp luật mà ô tô, xe máy xác lập sở hữu toàn dân có đăng ký quyền sở hữu
trước đó thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng khi đăng ký quyền sở hữu ơ tơ, xe máy
nộp lệ phí trước bạ với mức thu lần thứ 2 trở đi.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng ô tô, xe máy xác lập sở hữu tồn dân theo quy
định của pháp luật mà ơ tơ, xe máy xác lập sở hữu tồn dân khơng có đăng ký quyền sở
hữu trước đó, hoặc khơng có cơ sở để xác định việc đã đăng ký quyền sở hữu trước đó thì
tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng khi đăng ký quyền sở hữu nộp lệ phí trước bạ với
mức thu lần đầu.

9


Mức thu lệ phí trước bạ đối với tài sản quy định nêu trên khống chế tối đa là 500 triệu
đồng/tài sản/lần trước bạ, trừ ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, tàu bay, du thuyền.
2.2 Đánh giá thực trạng vấn đề (Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân)
2.2.1 Thuận lợi
Thị trường trong nước còn dư địa rất lớn với quy mô dân số 100 triệu dân, kết cấu hạ tầng
nói chung, hạ tầng giao thơng nói riêng ngày càng đồng bộ và hoàn thiện, đời sống người
dân ngày càng được nâng cao, số lượng những người có mong muốn và khả năng tiêu
dùng ô tô tăng nhanh. Thị trường khu vực và quốc tế ở một số phân khúc, một số sản
phẩm ô tô, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ơ tơ là rất tiềm năng.
Nhóm chính sách hỗ trợ tài chính và thuế:
-

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành và có hiệu
lực ngày 20/05/1998, xe ơ tơ con dưới 24 chỗ ngồi nằm trong danh mục hàng hóa
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất từ 30 – 100%. Với luật này, Chính phủ đã
bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước một cách mạnh mẽ, và cùng với các chính

sách ưu đãi về thuế doanh nghiệp cho các doanh nghiệp mới thành lập và các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì đây là thời điểm rất thuận lợi để các
doanh nghiệp sản xuất ô tô đầu tư, phát triển và có thể cạnh tranh với các sản
phẩm ô tô cùng loại nhập khẩu vào thị trường Việt Nam trong cùng thời điểm.

-

Thuế nhập khẩu linh kiện: Từ năm 1991-2001, thuế nhập khẩu linh kiện bộ CKD,
IKD luôn ở mức thấp từ 3 - 25%. Đây là giai đoạn Nhà nước có những chính sách
bảo hộ mạnh cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tơ mới hình thành. Với các chính sách
thuế này, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nhập khẩu tồn bộ các bộ linh
kiện, phụ tùng ơ tơ với thuế suất thấp hơn nhiều so với nhập khẩu xe nguyên chiếc
(60 - 100%). Việc sản xuất xe chỉ là cơng đoạn lắp ráp tồn bộ các bộ linh kiện đã
nhập khẩu. Như vậy, Chính phủ đã giúp các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện
và lắp ráp ô tô hoạt động có lãi nhanh để có thể tái đầu tư, tiếp thu các công nghệ

10


sản xuất hiện đại của các hãng sản xuất ô tơ nước ngồi liên doanh và mở rộng sản
xuất.
-

Thuế nhập khẩu một số nguyên, vật liệu linh kiện để sản xuất, lắp ráp ơ tơ trong
nước giảm về 0%

Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ kích cầu thị trường ô tô: Ngày 1/12, lệ phí trước bạ
ô tô chính thức giảm 50% theo Nghị định 103/2021 của Chính phủ khiến thị trường ô tô
trong nước sôi động hơn. Nắm bắt được thơng tin có chính sách ưu đãi, từ giữa tháng
11/2021, nhiều khách hàng đã đi xem xe và “đặt cọc” tiền trước.

Nghị định 17/2020, cởi nút thắt cho hoạt động nhập khẩu ơ tơ: Theo đó, giữa tháng
2.2020 Chính phủ ban hành Nghị định 17/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều kiện liên
quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Cơng thương. Trong
đó, đáng chú ý Nghị định 17/2020 đã gỡ bỏ một số quy định về giấy chứng nhận kiểu
loại, kiểm tra theo từng lô xe nhập khẩu… trước đó, từng được quy định tại Nghị định
116/2017, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động nhập khẩu ô tô vào
Việt Nam.
2.2.2

Khó khăn

Để mua được ô tô ở Việt Nam, bạn cần có sẵn một khoản tiết kiệm và thu nhập ở mức
khá trở lên để nuôi xe trong quá trình sử dụng. Hiện tại, tỷ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam
cũng thấp, chỉ 23 xe trên 1.000 người (số liệu 2020).
Luật Thuế giá trị gia tăng ban hành ngày 3/6/2008 quy định ô tô là mặt hàng chịu thuế giá
trị gia tăng (VAT) 10%. Như vậy, ô tô đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lại chịu thêm thuế
VAT 10%. Đây là một dạng thuế chồng thuế, không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
sản xuất linh phụ kiện, lắp ráp ô tô trong nước mà cịn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
nhập khẩu ơ tơ của Việt Nam. Từ đó, giá xe ơ tơ tại thị trường trong nước cũng bị ảnh
hưởng, khiến sức mua thị trường bị sụt giảm.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời muộn, tham gia chủ yếu vào phân khúc thấp của
chuỗi giá trị, phụ thuộc lớn vào sự phân cơng sản xuất của các tập đồn ơ tơ tồn cầu;
11


chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống
truyền động...
Các chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), còn
chưa đủ hấp dẫn để thực sự khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp
ơ tơ trong nước. Đây chính là một trong những nút thắt, ảnh hưởng đến sự phát triển

ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.
2.2.3 Nguyên Nhân
Ở các thị trường khác ở châu Á khác như Thái Lan, mua xe ô tô đỡ tốn kém hơn nhiều và
thủ tục cũng rất nhanh chóng. Chỉ trong năm 2020, đã có 292,3 xe đăng ký mới trên
1.000 người ở Thái Lan, gấp 12,69 lần Việt Nam.
Nguyên nhân của sự chênh lệch này là giá ô tô ở Việt Nam cao hơn nhiều do phải chịu
nhiều loại thuế phí như thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, đặc biệt với ô tô
con dưới 10 chỗ ngồi. Chưa hết, người mua phải chịu thêm các loại thuế phí thêm vào
như phí trước bạ với mức thu lên tới 12% giá xe.
Cụ thể, chi phí mua ơ tơ ở Việt Nam bị đội lên do các loại thuế sau.
-

Thuế nhập khẩu: Với xe du lịch dưới 10 chỗ nhập khẩu thuộc ASEAN, thuế nhập
khẩu là 30%, khu vực khác là 70-80%.

-

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phụ thuộc vào dung tích xi lanh của từng xe, mức thuế tiêu
thụ đặc biệt đối với ô tô dao động từ 35% đến 150% giá trị xe.

-

Thuế giá trị gia tăng (VAT): Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được áp lên hầu hết
mọi sản phẩm, dịch vụ đang lưu hành ở Việt Nam, bao gồm ô tô. Mức thuế VAT
với ô tô là 10% sau thuế tiêu thụ đặc biệt. Để tính được mức thuế VAT của một
chiếc ơ tơ cụ thể, bạn chỉ cần tìm giá chiếc xe đó ở bảng giá xe ô tô 2021 rồi lấy
mức giá đó nhân với 10% là xong. Ví dụ, một chiếc xe có giá 950 triệu, thuế VAT
bạn cần đóng là: 950.000.000 x 10% = 95.000.000 (đồng)

12



-

Phí trước bạ: Phí thu phí trước bạ được quy định trong Nghị định 140/2016/NĐCP đối với ô tô đăng ký lần đầu là 10% giá trị xe. Tuy nhiên, mức thu có thể được
điều chỉnh khác đi tùy theo từng địa phương, nhưng không được vượt quá 50%
mức quy định. Ví dụ, mức thu phí trước bạ ở thành phố Hồ Chí Minh là 10%, ở
Hà Nội và Hải Phịng là 12%.

-

Phí kiểm định: Đây là khoản tiền chi trả cho việc kiểm tra xem chiếc ô tô của bạn
có đạt tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng hay khơng. Theo đó, các mục cần
kiểm tra bao gồm độ an toàn, số máy, biển số xe, dầu nhớt, phanh xe, nước làm
mát, số khung, bánh xe, hệ thống đèn, bảng đồng hồ, cần gạt nước, phanh tay, chốt
cửa, vv. Phí kiểm định với xe dưới 10 chỗ là 240.000, cộng thêm phí cấp giấy
chứng nhận kiểm định 100.000, theo Thông tư số 238/2016/TT-BTC cấp ngày
11/11/2016 của Bộ Tài chính.

-

Phí lấy biển số mới: Xe lưu thơng trên đường cần có biển số, đây là thơng tin xác
định độc nhất cho từng chiếc xe. Mức phí lấy biển số mới cho xe ô tô ở Hà Nội là
20 triệu đồng, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 11 triệu đồng, ở các thành phố khác
trực thuộc trung ương, tỉnh, xã là 1 triệu đồng, và ở các khu vực khác là 200.000
đồng.

-

Phí bảo trì đường bộ: Đây là khoản phí bạn cần nộp hằng năm, hoặc tối đa 30

tháng 1 lần. Mức phí bảo trì đường bộ với xe ô tô dưới 10 chỗ là 130.000
đồng/tháng, tương đương 1.560.000 đồng/năm.

-

Phí bảo hiểm dân sự bắt buộc: Chủ xe phải nộp khoản phí này theo quy định tại
Thơng tư số 22/2016/TT-BTC, mức phí là 480.700 đồng/năm đối với xe dưới 6
chỗ không kinh doanh vận tải và 873.400 đồng/năm đối với xe từ 6-11 chỗ.

-

Bảo hiểm vật chất: Đây khơng phải là một khoản phí bắt buộc nhưng bạn nên
chuẩn bị. Mục đích của bảo hiểm vật chất xe là giúp bạn đỡ một phần thiệt hại khi
xe gặp tai nạn, bị trộm phụ kiện, hoặc hư hỏng do va chạm, vv. Thơng thường,
mức phí bảo hiểm tỷ lệ thuận với giá trị của xe.
13


-

Bảo hiểm thân vỏ: Khoản phí này cũng khơng bắt buộc, bạn có thể lựa chọn mua
để giảm thiểu thiệt hại kinh tế khi thân, vỏ xe bị tác động, ví dụ như xước sơn, va
chạm, móp méo, hỏa hoạn, vv.

14


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ
ÁP DỤNG CHO XE Ơ TƠ CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM

3.1 Với xe trong nước
Ngày 16/7/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1168/QĐ-TTg phê duyệt
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2035 (Chiến lược) (có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 175/2002/QĐTTg ngày 03/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành
công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020).
Theo Chiến lược, các nhóm sản phẩm ưu tiên gồm xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên;
xe chở người đến 9 chỗ; xe chuyên dụng và công nghiệp hỗ trợ.
Cụ thể, xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên sẽ chú trọng phát triển dòng xe tải nhỏ đa
dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và các loại xe khách tầm trung và tầm
ngắn chạy liên tỉnh, huyện, nội đô... phù hợp với điều kiện địa hình, hạ tầng giao thơng
trong nước với giá thành hợp lý, an toàn và tiện dụng.
Xe chở người đến 9 chỗ sẽ tập trung vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng
lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân.
Về công nghiệp hỗ trợ: Chiến lược xác định sẽ tiếp cận và ứng dụng công nghệ để chế tạo
được các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe...
cho một vài chủng loại xe; tăng cường hợp tác với các hãng ôtô lớn để lựa chọn chủng
loại phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất để đảm nhận vai trị mắt xích trong
chuỗi sản xuất-cung ứng tồn cầu, trên cơ sở đó đầu tư cơng nghệ tiên tiến, sản xuất phục
vụ xuất khẩu.
Về phát triển công nghiệp hỗ trợ: Mục tiêu của Chiến lược là giai đoạn đến năm 2020, cơ
bản hình thành ngành cơng nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ơtơ; phấn đấu đáp ứng khoảng
35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ôtô trong nước.
15


Giai đoạn 2026-2035 đáp ứng trên 65% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp
ráp ôtô trong nước. Chiến lược phấn đấu năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng
90.000 chiếc
Ngày 28/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70 theo đó hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ
đối với các loại ơ tơ sản xuất, lắp ráp trong nước. Chính sách này có hiệu lực áp dụng cho

đến hết ngày 31/12/2020.
Mặt hàng ô tô, Bộ Tài chính cho rằng chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ chỉ là giải pháp
ngắn hạn, đồng thời nhiều cơ quan, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cũng "kêu ca" bất cơng
nên sẽ khơng tiếp tục gia hạn.
Do đó, kể từ đầu năm mới 2021, người tiêu dùng mua xe ơ tơ lắp ráp trong nước sẽ phải
chi tồn bộ lệ phí trước bạ theo quy định, khoảng từ 10-12% tuỳ từng địa phương.
Mặc dù vậy, nhằm hỗ trợ khách hàng, một số hãng xe cũng đã tự "bỏ tiền túi" để tiếp tục
hỗ trợ lệ phí trước bạ. Đáng chú ý nhất là hãng xe trong nước VinFast khi mới đây đã
cơng bố gia hạn chính sách trước bạ 0 đồng với xe Lux A2.0 và Lux SA2.0 cho đến hết
ngày 28/2/2021.
3.2 Với xe nhập khẩu
Từ ngày 1/1/2021, thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều loại ô tô nhập khẩu nguyên
chiếc từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu giảm đáng kể.
Cụ thể, theo biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định 111/2020/NĐ-CP của Chính phủ,
các dịng xe xuất xứ từ châu Âu hiện đang áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu 70,9%
sẽ giảm xuống còn 63,8% từ ngày 1/1/2021. Các dòng xe có thuế suất hiện hành 70,2%
sẽ giảm xuống cịn 62,4%. Một số dòng xe đang chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu
67,2% sẽ giảm xuống còn 60,5%.
Việc giảm thuế nhập khẩu ô tô từ châu Âu nằm trong lộ trình cắt giảm thuế quan để thực
hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) giai
đoạn 2020 – 2022. Theo hiệp định EVFTA, việc giảm thuế nhập khẩu áp dụng với xe có

16


xuất xứ từ lãnh thổ thành viên EU, Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Công quốc
Andorra và Cộng hoà San Marino.
Các mức giảm thuế nhập khẩu kể trên được xem là khá cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của
các chuyên gia và bản thân các nhà nhập khẩu, giá bán lẻ ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ
châu Âu sẽ không giảm như kỳ vọng. Lý do cơ bản là hiện nay, ô tô nhập khẩu đang chịu

cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá bán khiến cho các chí phí của doanh nghiệp tăng
cao.
Một vài cách khắc phục khó khăn ở hiện trạng:
-

Thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt

-

Giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô

-

Thay đổi thuế giá trị gia tăng

-

Thay đổi các chính sách ưu đãi về thuế và các loại phí

-

Cải thiện cơng nghệ sản xuất hạn chế phụ thuộc vào sự phân cơng sản xuất của
nước ngồi thu hút đầu tư của các doanh nghiệp để tự sản xuất

17


KẾT LUẬN

18



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đức Tòan (2016). Tác động của các chính sách đến việc phát triển CNHT cho ngành ơ tô
ở Việt Nam, Cổng thông tin điện tử bộ Công Thương.
Vũ Hưng (2020). Chính sách thuế với ngành cơng nghiệp ô tô của Việt Nam, Tạp chí
khoa học và công nghệ Việt Nam.
Qn đội nhân dân. (2021). Ơ tơ đang lăn bánh phải chịu bao nhiêu khoản thuế và phí?
Truy cập tại: />%20hi%E1%BB%87n%20h%C3%A0nh,8%20lo%E1%BA%A1i%20thu%E1%BA%BF
%20v%C3%A0%20ph%C3%AD.
Quốc hội (2008). Luật Thuế TTĐB Số 27/2008/QH12, ngày 14/11/2008.
Quốc hội (2005). Luật số 57/2005/QH11, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế
TTĐB, ngày 29/11/2005.
Quốc hội (2003). Luật số 08/2003/QH11, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế
TTĐB, ngày 17/6/2003.

19



×