Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Phân tích chính sách thuế thu nhập cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.17 KB, 32 trang )

Chính sách thuế thu nhập cá nhân
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Những quy luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều
chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản
thân mỗi chúng ta. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn
cầu hoá nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một quy luật của loài người tiến bộ. Để
bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm
làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Trong công cuộc cải cách đó,
cải cách về thuế luôn đươc các quốc gia chú trọng.
Trong thời gian gần đây hệ thống thuế nước ta đã có rất nhiều thay đổi nhằm
thích nghi với điều kiện mới. Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1991,
cho đến nay qua năm lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay chính phủ đang nghiên cứu
nhằm xây dựng thành Luật thuế thu nhập cá nhân là một trong những minh chứng
cho công cuộc cải cách thuế của Việt Nam.
Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu có vai trò hết sức quan trọng.
Nó đã ra đời tương đối sớm ở các nước phát triển và ngày nay thì phát triển rộng
rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của nó đồng hành với sự phát
triển của nền kinh tế và ngày càng khằng định được vai trò, chức năng là một
nguồn thu quan trong trong ngân sách nhà nước và là công cụ góp phần đảm bảo
công bằng xã hội một cách đắc lực. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn chỉnh
pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân, đồng thời sớm xây dựng thành Luật thuế thu
nhập cá nhân là một việc làm cần thiết từ bây giờ.
1
Chính sách thuế thu nhập cá nhân
Bởi vậy, mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về chính sách
thuế thu nhập cá nhân, chúng tôi đã chọn đề tài: “Phân tích chính sách thuế thu
nhập cá nhân”
A. LÝ THUYẾT TỔNG QUAN CHUNG
1. Khái niệm về phân tích chính sách
Phân tích chính sách là hoạt động tạo ra sự nhận thức đúng và đủ về một vấn đề


trong quy trình chính sách. Hoạt động nhận thức này bắt đàu từ sự phân tích một
cách sâu sắc nguyên nhân, hậu quả và những vấn đề đặt ra khi thực hiện một chính
sách.
2. Quy trình phân tích chính sách
Quy trình phân tích chính sách trải qua năm công đoạn sau:
- Cấu trúc vấn đề chính sách.
- Dự báo tương lai chính sách.
- Đề xuất hoạt động chính sách.
- Giám sát chính sách theo kết quả đầu ra.
- Đánh giá thực hiện chính sách.
2.1. Cấu trúc vấn đề chính sách
2.1.1 Khái niệm
Cấu trúc vấn đề chính sách giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng thể về những
yêu cầu đặt ra khi hoạch định chính sách nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể
nào đó. Cấu trúc vấn đề chính sách sẽ giúp khám phá được những mảng tối,
xác định được các nguyên nhân, sơ đồ hóa đối tượng, tổng hợp các quan điểm
đối lập và thiết kế các chức năng, chính sách mới.
2.1.2 Vấn đề chín muồi:
Là những vấn đề trở thành mâu thuẫn gay gắt hoặc trở thành vật cản đối với
sự phát triển của đất nước, những vấn đề trở thành mối quan tâm lo lắng của
nhiều người, có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội hay là những
vấn đề sẽ trở thành nguy cơ trong tương lai ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
xã hội.
2
Chính sách thuế thu nhập cá nhân
2.1.3 Các giai đoạn của cấu trúc vấn đề chính sách:
- Cảm nhận vấn đề
- Tìm kiếm vấn đề
- Xác định vấn đề
- Định rõ vấn đề.

2.2. Dự báo tương lai chính sách
Là thủ tục nhằm đưa ra các thông tin thực tế về bản chất tương lai của xã hội
trên cơ sở những thông tin sẵn có về các vấn đề chính sách.
2.3. Đề xuất hoạt động chính sách
Đề xuất hoạt động chính sách giúp trả lời câu hỏi
2.4. Giám sát chính sách theo kết quả đầu ra
2.5. Đánh giá thực hiện chính sách
B. CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
* Giới thiệu về chính sách
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân
trong xã hội, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Thuế TNCN
là một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân
sách và thực hiện công bằng xã hội.Thuế TNCN đánh vào cả cá nhân kinh doanh
và cá nhân không kinh doanh. Thuế này thường được coi là loại thuế đặc biệt vì có
lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác
định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt.
• Phân tích chính sách
Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực nên chúng tôi chỉ nghiên cứu
về ba bước trong khung phân tích chính sách là : cấu trúc vấn đề chính sách,
đánh giá thực hiện chính sách và đề xuất hoạt động chính sách.
I. CẤU TRÚC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH
3
Chính sách thuế thu nhập cá nhân
1. Cảm nhận vấn đề
Hiện nay Việt Nam vẫn nổi lên hai vấn đề bức xúc và nổi cộm đó là bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập và sự thâm hụt Ngân sách Nhà nước.
1.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Đối với Việt Nam, số liệu của ADB cho thấy hệ số Gini là 36,0% (1993),
35,4% (1998), 37,5% (2002) và 37,0% (2009). Theo phân tích của ADB việc gia
tăng hệ số Gini ở khu vực châu Á không phải là do “người giàu ngày càng giàu

thêm và người nghèo ngày càng nghèo đi” mà là người giàu ngày càng giàu lên
nhanh hơn. Một trong những vấn đề xã hội quan trọng nhất của Việt Nam liên quan
đến phát triển kinh tế là vấn đề bất bình đẳng gia tăng. Chênh lệch giàu nghèo 34,4
lần 10% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập và chi tiêu quốc gia.10% giàu
nhất chiếm 28,8% thu nhập và chi tiêu quốc gia. 20% dân số nghèo nhất chiếm 9%
tổng thu nhập và chi tiêu quốc gia. 20% dân số giàu nhất chiếm 44,3% tổng thu
nhập và chi tiêu quốc gia. Chênh lệch giữa 10% dân số giàu nhất với 10% dân số
nghèo nhất là 6,9 lần, còn theo chỉ số Gini (chỉ số chênh lệch giàu nghèo) ở VN là
34,4 lần. (số liệu 2008). Có một câu hỏi đặt ra là tăng trưởng cao thu nhập đầu
người tăng thì Nếu người dân đều trở nên giàu có hơn thì tại sao chúng ta lại phải
quan ngại về vấn đề bất bình đẳng? ADB (2007) lập luận rằng một trong những tác
động tiêu cực của bất bình đẳng là làm cho tốc độ giảm nghèo diễn ra chậm lại với
một mức tăng trưởng như nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng nhanh ở các
nước đang phát triển, lý do quan trọng nhất khiến các quốc gia này không mong
muốn có bất bình đẳng là những rủi ro về chính trị. Nếu mọi người thấy sự bất
công và đối xử không công bằng trong quá trình tăng trưởng, thì xã hội sẽ mất ổn
định và sự ổn định về chính trị sẽ bị đe dọa.
Có một đặc điểm khác biệt nữa là giữa bất bình đẳng dựa trên nỗ lực và bất bình
đẳng dựa vào hoàn cảnh. Bất bình đẳng xuất phát từ sự khác biệt về mức độ nỗ lực
thường có thể chấp nhận được và thậm chí còn được mong muốn có sự bất bình
4
Chính sách thuế thu nhập cá nhân
đẳng đó, nếu một xã hội muốn khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và
khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ. Mặt khác, bất bình đẳng do có các
hoàn cảnh khác nhau, các cá nhân thường không thể tự chọn được hoàn cảnh cho
mình, những người sinh sống trong những môi trường và hoàn cảnh thuận lợi sẽ có
nhiều cơ hội hơn, đây chính là bất bình đẳng và vì vậy bất bình đẳng do nguyên
nhân này thường không được chấp nhận.
1.2.Thâm hụt Ngân sách cũng là vấn đề rất đáng lo ngại.
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2010 dự báo lạm phát trong năm nay

ở mức 8,5%, tăng trưởng GDP đạt 6,3%. Theo kịch bản cao, lạm phát sẽ lên tới
10,5% trong năm 2010 nếu Chính phủ không quyết liệt trong việc chống lạm phát.
Theo TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và kinh
tế, Đại học Kinh tế cho biết, năm nay, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với hai áp lực
lớn về tỉ giá và thâm hụt ngân sách. Cùng với đó, thâm hụt ngân sách là vấn đề
đáng lo ngại trong trung và dài hạn vì bội chi của Việt Nam đã luôn ở mức 5%
GDP từ nhiều năm gần đây. Riêng năm 2009, bội chi ngân sách ước tính bằng 7%
GDP. Năm 2010, do nền kinh tế vẫn còn yếu nên thâm hụt dự báo vẫn ở mức cao.
Cả hai vấn đề trên đều có những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế ở Việt
Nam do đó đòi hỏi Chính Phủ cần đánh giá đúng đắn tác động của bất bình đẳng
đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và đưa ra các chính sách thích hợp để đảm
bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt.
2. Cấu trúc vấn đề.
2.1.Cảm nhận vấn đề
Vào thời điểm của những năm 2007 đến nay, xã hội Việt Nam diễn ra một vấn đề
lớn đang có xu hướng gia tăng và cần giải quyết. Đó là khoảng cách giàu nghèo,
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong bối
5
Chính sách thuế thu nhập cá nhân
cảnh tăng trưởng nhanh chúng ta cũng như các nước đang phát triển khác đều
không mong muốn có bất bình đẳng vì nó sẽ kéo theo những rủi ro về chính trị.
Nếu mọi người thấy sự bất công và đối xử không công bằng trong quá trình tăng
trưởng, thì xã hội sẽ mất ổn định và sự ổn định về chính trị sẽ bị đe dọa. Bên cạnh
đó, tình hình thâm hụt ngân sách cũng trở nên ngày càng trầm trọng hơn do không
thu được thuế từ người giàu và phải thực hiện các chương trình trợ cấp, cải thiện
đời sống của người nghèo.
2.2.Biểu hiện vấn đề
2.2.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Số liệu thống kê của ADB cho thấy hệ số Gini là 36,0% (1993), 35,4%
(1998), 37,5% (2002) và 37,0% (2009). Theo phân tích của ADB thì hệ số GINI

của Việt Nam vẫn nằm trong khoảng an toàn, nhưng khoảng cách giàu nghèo vẫn
còn tương đối lớn và việc gia tăng hệ số Gini không phải là do “người giàu ngày
càng giàu thêm và người nghèo ngày càng nghèo đi” mà là người giàu ngày càng
giàu lên nhanh hơn.
Theo thống kê, chênh lệch giữa 5 nhóm thu nhập qua các năm được cho dưới
bảng sau:

6
Chính sách thuế thu nhập cá nhân
(Đơn vị: 1000 đồng)
Năm 2002 2004 2006 2008
Nhóm 1 107.7 141.8 184.3 275.0
Nhóm 2 178.3 240.7 318.9 477.2
Nhóm 3 251.0 347.0 458.9 699.9
Nhóm 4 370.5 514.2 678.6 1067.4
Nhóm 5 872.9 1182.3 1841.7 2458.2
(Niên giám thống kê 2008)
Như vậy, ta có thể thấy được cùng với mức tăng trưởng nhanh của nền kinh tế
thu nhập dân cư cũng có sự gia tăng. Tuy nhiên, mức tăng của các nhóm dân cư lại
có sự chênh lệch khá lớn, khoảng cách cũng tăng lên đáng kể (Chênh lệch giữa
nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2002 là 8.1 lần, đến năm 2008 là 8.94 lần và dự
báo các năm sau có khả năng chênh lệch nhiều hơn).
2.2.2. Tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước là nơi thực hiện các khoản chi quan trọng nhằm nâng cao
phúc lợi xã hội và đảm bảo sự công bằng. Thực tế các năm qua cho thấy việc mất
cân đối trong thu chi ngân sách nhà nước đã dẫn đến việc thâm hụt ngân sách
tương đối nghiêm trọng. Cũng chính vì lẽ đó mà không ít các chương trình quốc
gia bị hoãn hoặc phải từ bỏ vì thiếu ngân sách.
Dưới đây là bảng so sánh thu chi ngân sách từ năm 2005 đến năm 2008:
(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2005 2006 2007 2008
Thu NS 228287 279472 345915 416783
Chi NS 262679 308058 399402 494600
Thâm hụt -46392 -28586 -53487 -47817
(Niên giám thống kê 2008)
Từ những con số bội chi ngân sách, có thể thấy được việc mất cân đối trong
thu và chi. Các khoản thu chủ yếu từ thuế nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu
chi tiêu từ ngân sách. Như vậy, nếu không tăng các khoản thu của nhà nước thì chỉ
còn biện pháp giảm chi hoặc vay nợ. Giảm chi sẽ dẫn đến việc không thực hiện
7
Chính sách thuế thu nhập cá nhân
được các mục tiêu phúc lợi xã hội cũng như các chương trình quốc gia. Vay nợ sẽ
làm tăng sự phụ thuộc vào nước ngoài và khả năng vỡ nợ là tương đối lớn.
2.3.Xác định vấn đề (tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề )
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình hình trên:
Một là, do chênh lệch trình độ học vấn, kĩ năng, nghề nghiệp. một người tốt
nghiệp đại học có thể kiếm được mức thu nhập trên dưới 1000USD/ tháng trong
khi những người nông dân và công nhân trong các nhà máy thì chỉ có mức thu
nhập từ 1,5 triệu – 2,5 triệu/ tháng. Còn nhóm doanh nhân, chủ đầu tư thì lại có thể
kiếm được mức thu nhập cao gấp 10, 100 lần con số đó.
Hai là, do chuyển dịch kinh tế là từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
quá trình chuyển dịch kinh tế cũng tạo ra sự chênh lệch về mức thu nhập của
những nhóm ngưòi có điều kiện khác nhau.
Ba là, do tự do hóa thị trường lao động.
Bốn là, do toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm là, do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau của các vùng miền.
Sáu là, chưa có một chính sách thuế cụ thể nào nhằm làm giảm chênh lệch giữa
người giàu và người nghèo tăng doanh thu thuế của ngân sách nhà nước.
Và để đánh giá nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập, các nhà hoạch định đã tiến hành hỏi ý kiến các chuyên

gia và thu được bảng đánh giá, cho điểm như sau:
C1 C2 C3 C4 C5 C6
E1 90 70 80 50 60 100
E2 100 80 70 60 50 90
8
Chính sách thuế thu nhập cá nhân
E3 90 90 70 60 60 100
E4 80 90 80 60 70 100
E5 100 90 70 70 70 90
T1 = 0 T4 = 6
T2 = 0 T5 = 30

12)2)2
2(
2(3
3
3
=−+−
=T
Độ thống nhất ý kiến của các chuyên gia:

92.0
)(
)(12
1
32
1 1
2
)(
=

−−
=

∑∑

=
= =
m
j
j
n
i
m
j
T
nnm
rr
m
jij
W
Bảng xử lý kết quả đánh giá của các chuyên gia
C1 C2 C3 C4 C5 C6
E1 90
2
70
4
80
3
50
6

60
5
100
1
E2 100
1
80
3
70
4
60
5
50
6
90
2
E3 90
2.5
90
2.5
70
4
60
5.5
60
5.5
100
1
9
Chính sách thuế thu nhập cá nhân

E4 80
3.5
90
2
80
3.5
60
6
70
5
100
1
E5 100
1
90
2.5
70
5
70
5
70
5
90
2.5
ri
10 14 19.5 27.5 26.5 7.5 48
rri

-7.5 -3.5 2 10 9 -10 0
)r-ri(

2
56.25 12.25 4 100 81 100 353.5
Kết luận: độ thống nhất của các chuyên gia là chấp nhận được và các đối
tượng được xếp theo thứ tự sau: C6 > C1 > C2 > C3 > C5 > C4
3. Định rõ vấn đề.
Từ các biểu hiện của vấn đề, có thể thấy được mức độ trầm trọng của vấn đề bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập đang này cang gia tăng
Như vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết nguyên nhân cơ bản nhất gây ra sự bất
bình đẳng đó, yêu cầu có một chính sách thuế được các nhà hoạch định đưa ra để
nhằm mục đích phân phối lại thu nhập cho công bằng hơn.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
1. Những thành tựu đạt được
Sau 16 năm, thuế thu nhập cá nhân đã trải qua 6 lần sửa đổi, bổ sung và từng
bước khẳng định được vai trò vốn có. Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng
đã từng bước được cải thiện cho phù hợp với tình hình mới và đã đạt được một số
10
Chính sách thuế thu nhập cá nhân
thành tựu đáng kể. Các chính sách thuế đối với thu nhập cá nhân (TNCN) ở nước
ta nhìn chung phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội đất nước, đã góp phần quan
trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, kiểm soát thu nhập của cá
nhân, phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội cũng như bước đầu tạo
thói quen và góp phần nâng cao nhận thức của các đối tượng nộp thuế về trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước (NSNN). Đến nay,
khoảng hơn 300 nghìn người nộp thuế TNCN (trong đó khoảng 90 nghìn người
nước ngoài), gần 100 nghìn tổ chức thực hiện khấu trừ thuế thu nhập tại nguồn, cá
nhân đăng ký mã số thuế vào khoảng 3,4 triệu cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và đạt
được một số thành tựu đáng kể.
- Huy động ngày càng nhiều thu nhập của cá nhân có thu nhập cao cho nhà
nước:

Qua 6 lần sửa đổi pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân để bắt kịp với những thay
đổi của đời sống kinh tế xã hội. Ngành thuế Việt Nam đã tiến hành tổ chức thực
hiện pháp lệnh, qua đó đã đem lại những kết quả bước đầu như sau:
Biểu: Kết quả thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam
từ năm 1991- 2005
Năm Số thu thuế
TNCN
Tổng thu
thuế/phí
% thuế TNCN trên
tổng thu thuế, phí
1991 62 9844 0.63
1992 135 18815 0.81
1993 184 29292 0.63
1994 326 37585 0.86
1995 510 48090 1.06
1996 1100 57050 1.93
1997 1300 67120 1.94
11
Chính sách thuế thu nhập cá nhân
1998 1780 68461 2.60
1999 1540 70063 2.2
2000 1975 76190 2.1
2001 2105 78475 2.6
2002 2338 80208 2.9
2003 2951 124101 2.37
2004 3253 104935 3.1
2005 4400 102326 4.3
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Như vậy, số thu thuế thu nhập cá nhân có xu hướng chung là tăng đều qua

các năm. Riêng năm 1999, số thu thuế thu nhập cá nhân giảm đi do một số nguyên
nhân như: tăng mức khởi điểm tính thuế đối với thu nhập tính thuế của người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam đi học tập, công tác ở nước ngoài.
Năm 1991, khi pháp lệnh mới ra đời và đi vào thực hiện thì số thu mới chỉ là 62 tỷ
đồng chiếm 0,63% tổng thu thuế, phí, con số này vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, qua
các năm số thu tăng dần, trong đó có năm 1996 tăng đột biến về số thu từ thuế thu
nhập cá nhân, tăng từ 510 tỷ đồng năm 1995 lên 1100 tỷ đồng năm 1996, điều này
thể hiện tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân dần được cải
thiện hay cũng thể hiện ý thức chấp hành của người dân đã có tiến bộ hơn so với
trước. Đến năm 2000, số thu này đã là 1975 tỷ đồng. Năm 2002 số thu thuế là 2338
tỷ đồng, năm 2003 tăng lên 3253 tỷ đồng, năm 2004 dự toán là 3253 tỷ đồng, năm
2005 là 4400 tỷ đồng vượt 6,8% so với dự toán là là 4100 tỷ đồng và đạt mức độ
tăng trưởng 25% so với năm 2004 và số thu mà sắc thuế này đem lại mới chỉ bằng
4,3% tổng số thu do ngành thuế quản lý, tiến tới năm 2006 được dự toán là số thu
thuế thu nhập cá nhân tăng lên 5100 tỷ đồng. Chúng ta có thể minh họa bằng biểu
đồ như sau:
Theo thống kê của Tổng cục thuế thì vào năm 1999, số đối tượng nộp thuế
vào khoảng 200.000 người, đến năm 2005 thì đã có khoảng 300.000 người nộp
thuế thu nhập cá nhân. Số đối tượng nộp thuế này tập trung chủ yếu ở các doanh
12

×