Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Có những hình thức tư vấn pháp luật nào? Hãy trình bày quy trình tư vấn bằng lời nói, những lưu ý của kỹ năng nghe khách hàng trình bày. Những vấn đề thường mắc phải và khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.83 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KHOA LUẬT
----

TIỂU LUẬN

KỸ NĂNG NGHỀ LUẬT
Chủ đề: Có những hình thức tư vấn pháp luật nào? Hãy trình bày quy trình tư vấn
bằng lời nói, những lưu ý của kỹ năng nghe khách hàng trình bày. Những vấn đề
thường mắc phải và khắc phục. Anh/chị hãy xây dựng một thư tư vấn pháp lý để
giúp khách hàng giải quyết vấn đề của mình.

Lớp tín chỉ:

D15-LK01

Họ và tên:

Phạm Thu Hường

Mã sinh

viên: 1115080023

Giảng viên hướng dẫn: Lưu Trần Phương Thảo

MỤC LỤ

C
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
NỘI DUNG....................................................................................................................... 2




1.Khái quát về hình thức tư vấn pháp luật.................................................................2
1.1 Khái niệm về tư vấn pháp luật...........................................................................2
1.2 Khái niệm về hình thức tư vấn pháp luật..........................................................2
1.2.1 Hình thức tư vấn trực tiếp...............................................................................2
1.2.2 Hình thức tư vấn gián tiếp...............................................................................3
2. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói....................................................................4
2.1 Quy trình tư vấn bằng lời nói.............................................................................4
2.1.1 Đặc điểm tư vấn luật bằng lời nói....................................................................5
2.1.2 Các hình thức tư vấn và u cầu.....................................................................5
2.2 Những lưu ý của kỹ năng nghe khách hàng trình bày......................................6
3. Những vấn đề thường mắc phải và khắc phục.......................................................6
3.1 Những vấn đề thường mắc phải.........................................................................6
3.2 Giải pháp khắc phục...........................................................................................7
4. Xây dựng một thư tư vấn pháp lý............................................................................8
KẾT LUẬN.................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................13


1


MỞ ĐẦU
Khi xảy ra những tranh chấp về pháp luật, ắt hẳn phần lớn mọi người đều khơng có
đủ kiến thức hiểu biết nhất định về luật pháp để tự mình giải pháp vụ việc đúng pháp luật
và đảm bảo quyền lợi. Khi đó, họ sẽ cần nhờ đến sự trợ giúp của luật sư, hay những
chuyên gia tư vấn. Luật sư và chuyên gia tư vấn là những người nắm vững các kiến thức
về luật pháp và dày dặn kinh nghiệm sẽ giải đáp những thắc mắc và hướng dẫn giúp
khách hàng của mình giải quyết được sự việc theo pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp

pháp. Hiện nay, trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, để thuận tiện cho khách hàng, những văn
phòng luật sư đem đến cho khách hàng nhiều những lựa chọn khách nhau về hình thức tư
vấn pháp luật như: tư vấn pháp luật trực tiếp, tư vấn pháp luật qua điện thoại, tư vấn pháp
luật qua mạng Internet. Mặc dù mỗi hình thức sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau để
phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhưng dù khách hàng lựa chọn hình thức tư vấn
nào thì họ cũng sẽ được tư vấn, hỗ trợ giải đáp một cách đầy đủ nhất những vấn đề pháp
lý mà mình gặp phải. Thơng qua việc trình bày sơ qua về những hình thức tư vấn pháp
luật, những ưu và nhược điểm của các hình thức tư vấn pháp luật chúng ta sẽ tìm hiểu
được những kỹ năng người luật sư cần phải có trong từng hình thức tư vấn.

1


NỘI DUNG
1.Khái quát về hình thức tư vấn pháp luật
1.1 Khái niệm về tư vấn pháp luật
Điều 28 Luật luật sư năm 2006 quy định về tư vấn pháp luật như sau: “Tư vấn pháp
luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên
quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong
tất cả các lĩnh vực pháp luật.” Tư vấn pháp luật được hiểu là việc người có chun mơn
về pháp luật đưa ra ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc, người tư
vấn sẽ đưa ra những giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch
vụ pháp lý nhằm giúp người được tư vấn thực hiện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.
Khoản 1 Điều 32 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cũng nghi nhận: “Người thực hiện
trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn,
đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc
pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết
vụ việc.”
Như vậy, tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong
nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá

nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tư vấn pháp luật
bằng lời nói là việc người tư vấn pháp luật sử dụng ngôn từ trong hoạt động nghề nghiệp
để giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng
pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý và truyền đạt thông tin đến người được tư vấn nhằm
cung cấp ý kiến pháp lý của mình về một vấn đề, một sự việc hay một tình huống pháp
luật cụ thể.
1.2 Khái niệm về hình thức tư vấn pháp luật
Khi khách hàng gặp phải những vấn đề vướng mắc về luật pháp và cần đến sự giúp đỡ
của luật sư thì có nhiều sự lựa chọn về hình thức tư vấn sao cho phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh, thời gian của bản thân. Hình thức tư vấn pháp luật chính là cách, phương thức
người luật sư, văn phịng luật liên hệ với khách hàng, cung cấp thông tin, đưa ra các giải
pháp pháp luật, cung cấp những dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Hiện nay có 2 hình thức
tư vấn pháp luật chủ yếu được cung cấp tại các văn phịng luật chính là hình thức tư vấn
pháp luật trực tiếp và hình thức tư vấn gián tiếp. Hình thức tư vấn trực tiếp và hình thức
tư vấn gián tiếp (tư vấn thông qua điện thoại và tư vấn thơng qua mạng thư điện tử).
1.2.1 Hình thức tư vấn trực tiếp
2


Hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp là hình thức tư vấn phổ biến và mang lại hiệu quả
tốt nhất cho những yêu cầu của khách hàng. Theo hình tư vấn này khách hàng sẽ đến trực
tiếp văn phòng luật gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với luật sư. Khách hàng sẽ hoặc là hẹn
trước hoặc khơng có hẹn trước đến văn phịng luật nhờ tư vấn. Thơng thường, khi đến
văn phòng luật, khách hàng sẽ được tiếp đón tại bàn lễ tân văn phịng luật, sau đó kiểm
tra thông tin lịch hẹn và sắp xếp vào văn phòng làm việc của luật sư. Tại đây, sau khi
chào hỏi thì khách hàng và luật sư sẽ có những trao đổi: Khách hàng sẽ trình bày lại cho
luật sư vấn đề mình cần tư vấn và đặt ra câu hỏi tư vấn cho luật sư, sau đó người luật sư
sẽ có thêm những câu hỏi để định hướng cuộc nói chuyện vào những vấn đề mình muốn
khai thác. Sau khi nắm bắt được một phần câu chuyện của khách hàng và đã chắt lọc
được các sự kiện mấu chốt, câu hỏi pháp lý mấu chốt thì luật sư sẽ bắt đầu đưa ra cho

khách hàng những hướng giải quyết sự việc khách hàng lựa chọn để nhờ luật sư tư vấn,
từ đó luật sư đưa cho khách hàng một khung phí dịch vụ pháp lý và thảo thuận với khách
hàng về hợp đồng dịch vụ pháp lý. Sau đó là kết thúc buổi làm việc với khách hàng, luật
sư hẹn cho buổi làm việc tiếp theo.
1.2.2 Hình thức tư vấn gián tiếp
a, Hình thức tư vấn qua điện thoại
Hiện nay các phương tiện hiện đại phát triển một cách nhanh chóng và rất thuận lợi cho
khách hàng nhận tư vấn pháp luật qua điện thoại. Với những người ở xa văn phịng
luật sẽ khơng phải mất cơng đi một quãng đường xa mà vẫn có thể nhận được sự giúp đỡ,
tư vấn của văn phòng luật. Người cần tư vấn sẽ gọi điện cho số diện thoại của văn phòng
luật và chuyên viên tư vấn pháp luật tư vấn cho những câu hỏi của khách hàng.
*Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tư vấn pháp luật qua điện thoại
Ưu điểm của hình thức tư vấn pháp luật này là người cần tư vấn không cần phải đi một
quãng đường đến văn phịng luật mà vẫn có thể được nhận được lời tư vấn một
cách nhanh chóng. Tuy nhiên, hình thức tư vấn pháp luật qua điện thoại này có nhược
điểm đó chính là: khơng trực tiếp gặp luật sư nên việc tư vấn pháp luật sẽ chỉ hiệu quả đối
với những vấn đề pháp lý đơn giản, cần sự nhanh chóng. Người cần tư vấn có thể khơng
phải là người yêu cầu hoặc liên quan đến nội dung yêu cầu.
- Những yêu cầu đối với kỹ năng của luật sư
Khi nhận được cuộc gọi của khách hàng, chuyên viên tư vấn pháp luật hoặc luật sư phải
giới thiệu tên mình và văn phịng luật của mình kể cả khi người gọi biết mình gọi đến đâu
và chỉ đích danh mình muốn tìm ai. Khơng chỉ thế, chun viên tư vấn pháp luật hoặc
3


luật sư phải hỏi cho rõ tư cách của người đang gọi điện cho mình: người đang gọi điện có
phải là người yêu cầu hoặc người có liên quan đến nội dung yêu cầu hay không? Chuyên
viên tư vấn hoặc luật sư phải hỏi thơng tin tóm tắt sự việc và người yêu cầu mình là ai.
Cuối cùng, chuyên viên pháp luật hoặc luật sư phải hỏi số điện thoại và phương thức hiện
lạc của người có yêu cầu để hẹn một cuộc gặp với người yêu cầu và tìm hiểu những văn

bản pháp luật liên quan giải quyết vấn đề của người yêu cầu.
b, Tư vấn pháp luật qua mạng thư điện tử.
Ngoài phương thức tư vấn pháp luật qua điện thoại thì người cần tư vấn có thể thông qua
mạng thư điện tử để yêu cầu tư vấn pháp luật. Theo đó, người yêu cầu sẽ liên lạc với văn
phịng luật thơng qua email của văn phịng luật, các trang mạng xã hội Facebook, Zalo
của văn phòng luật để trao đổi với chuyên viên tư vấn hoặc luật sư.
*Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tư vấn pháp luật qua mạng thư điện tử
Ưu điểm của hình thức tư vấn pháp luật này chính là ít tốn kém hơn hình thức tư vấn
pháp luật trực tiếp hoặc có thể được tư vấn miễn phí, hai bên cũng có thể trao đổi được
nhiều thơng tin, thơng tin sẽ được lưu lại làm căn cứ cho cuộc gặp trực tiếp. Chuyên viên
tư vấn hoặc luật sư có thời gian để tra cứu các văn bản pháp luật có liên quan, từ đó
nhược điểm của hình thức tư vấn pháp luật qua mạng thư điện tử là đối với vấn đề phức
tạp thì việc tư vấn qua email hoặc các mạng thư điện tử khác khá mất thời gian khi một
bên phải đợi phản hồi còn bên còn lại do thiếu thông tin nên cần phải giải đáp thêm các
thắc mắc liên quan.
2. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói
2.1 Quy trình tư vấn bằng lời nói
– Người tư vấn nghe khách hàng trình bày vấn đề: Nghe trình bày tóm tắt của khách
hàng, lắng nghe và ghi chép những nội dung chính, có thể đặt những câu hỏi để khách
hàng làm rõ thêm, chỉ khi khách hàng trình trung thực và khách quan thì hoạt động tư vấn
mới chính xác và đưa ra được giải pháp giúp khách hàng tối ưu nhất.
– Tóm tắt yêu cầu của khách hàng: Sau khi nghe khách hàng trình bày xong, người tư
vấn nên diễn đạt lại câu chuyện của khách hàng theo cách hiểu của mình. Việc làm này
nhằm mục đích đảm bảo rằng người tư vấn đã hiểu đúng câu chuyện của khách hàng và
nếu phát hiện có điểm nào nhầm lẫn hoặc chưa rõ, khách hàng kịp thời đính chính ngay

4


– Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan: khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ

các văn bản giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc thì người tư vấn mới hiểu rõ hơn
vấn đề và dành thời gian nghiên cứu để đưa ra giải pháp tư vấn tốt nhất.
– Tra cứu tài liệu tham khảo: Vụ việc trong đời sống rất đa dạng và phức tạp, việc tham
khảo các tài liệu liên quan nhất là quy định của pháp luật nhằm khẳng định với khách
hàng rằng người tư vấn dựa trên quy định của pháp luật chứ khơng phải theo cảm tính
chủ quan của họ.
– Định hướng cho khách hàng: Sau khi đã hoàn thành các bước trên, người tư vấn sẽ đưa
ra giải pháp cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu, đưa ra những ý
kiến để khách hàng lựa chọn phương thức bảo vệ quyền của mình một cách tốt nhất.
2.1.1 Đặc điểm tư vấn luật bằng lời nói
Tư vấn pháp luật bằng lời nói được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của
người tư vấn với người yêu cầu đặc thù. Người tư vấn pháp luật phải là những người
được pháp luật quy định về điều kiện chuyên môn đáp ứng được u cầu cơng việc.
Lời nói là cơng cụ, phương tiện thực hiện nhiệm vụ của người tư vấn, thông qua hoạt
động tư vấn bằng lời nói đưa những quy định của pháp luật đi vào áp dụng thực tiễn trong
đời sống. Tư vấn pháp luật bằng lời nói có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc bảo
về quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có u cầu.
2.1.2 Các hình thức tư vấn và u cầu
a, Hình thức tư vấn.
Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói bao gồm:
- Tư vấn trực tiếp tư vấn pháp luật bằng lời nói tại trụ sở văn phòng hoặc theo địa điểm
mà khách hàng yêu cầu.
- Tư vấn qua điện thoại, tổng đài tư vấn.
- Tư vấn qua đài phát thanh, truyền hình.
- Tư vấn trực tuyến.
b, Yêu cầu trong tư vấn.

5



Tư vấn pháp luật bằng lời nói là hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi người tư vấn phải
lao động trí óc và phải bám sát quy định của pháp luật nên người tư vấn phải đáp ứng
những yêu cầu nhất định như:
* Yêu cầu về nội dung nói: Đúng pháp luật; đầy đủ nội dung; nói một cách khách quan,
khơng tùy tiện, khơng suy diễn; nói có căn cứ; có lập luận chặt chẽ và nói có chất lượng.
* u cầu về cách nói: Ngơn ngữ chuẩn xác, ngắn gọn, dễ hiểu; trình bày rành mạch, rõ
ràng, logic; trình bày có tóm tắt, kết luận để khách hàng nắm được những điều quan trọng
nhất; Cách nói phù hợp với từng đối tượng được tư vấn và nói hay, hấp dẫn.
2.2 Những lưu ý của kỹ năng nghe khách hàng trình bày
Khi nghe khách hàng trình bày, cần phải:
- Kiểm sốt được thái độ của mình cũng như cũng như của khách hàng: Với mỗi đối
tượng khách hàng thì lại mang những đặc điểm tâm lý cũng như trình độ hiểu biết pháp
luật khác nhau. Do vậy, với mỗi đối tượng nhất định, khi tiếp xúc, tìm hiểu yêu cầu tư
vấn của khách hàng thì người tư vấn cần có kỹ năng, thậm chí có thể gọi là nghệ thuật để
nói chuyện, thuyết phục, kiểm sốt được thái độ của chính mình cũng như của khách
hàng.
- Có thái độ ân cần, quan tâm, khả năng thấu hiểu tâm lý khách hàng, từ đó đưa ra những
tư vấn hợp lý với những ngơn từ tích cực có thể giúp dễ dàng khiến khách hàng thay đổi
thái độ hay là cảm thấy hài lịng. Trong khi khách hàng đang trình bày vấn đề của mình
mà người tư vấn tỏ ra thờ ơ, làm việc riêng khơng tập trung chú ý thì sẽ khiến khách hàng
cảm thấy khơng hài lịng và tin tưởng về dịch vụ tư vấn đang cung cấp cho họ.
- Người tư vấn chỉ nên đánh giá, nhận định sơ bộ mang tính khách quan, tránh trường
hợp đưa ra quan điểm chủ quan cá nhân hay thiên về mặt cảm xúc. Vì người tư vấn cần
có “trái tim nóng, cái đầu lạnh và bàn tay sạch”.
- Khi đưa ra nhận định sơ bộ, đánh giá ban đầu thì người tư vấn cần cố gắng khai thác
triệt để đủ các thơng tin, tình tiết trong vụ việc tránh trường hợp bỏ sót chi tiết để dẫn đến
nhận định vụ việc sai lệch kéo theo phương án giải quyết vấn đề khơng chính xác. Và
người tư vấn phải tn thủ ngun tắc: chỉ đưa ra nhận định ban đầu, đánh giá sơ bộ dựa
trên những thông tin, giấy tờ hồ sơ đầy đủ và cần thiết.
3. Những vấn đề thường mắc phải và khắc phục

3.1 Những vấn đề thường mắc phải
6


Tư vấn pháp luật bằng lời nói là một hình thức tư vấn pháp luật phổ biến, nhanh gọn
và giải quyết vấn đề một cách tương đối chi tiết, triệt để. Tuy nhiên, trong quá trình tư
vấn vì một số lí do chủ quan và khách quan như: thói quen, khác nhau về vùng miền, bản
chất, tính cách, khơng nắm bắt được tâm lí…người tư vấn khi tư vấn pháp luật bằng lời
nói thường gặp những sai sót sau:
+ Nói quá nhanh. Có những người tư vấn mắc phải bệnh nói nhanh, ngay sau khi nhận
được câu hỏi của khách hàng, họ liền trả lời ln và nói rất nhanh, đến nỗi người nghe
khơng thể bắt kịp những gì họ nói. Khi đó, khách hàng sẽ phải hỏi đi hỏi lại để có thể
nghe được nhiều hơn những gì người tư vấn pháp luật nói. Việc này sẽ làm tốn thời gian
của cả hai bên mà hiệu quả tư vấn đạt được lại khơng cao.
+ Nói giọng địa phương. Tất nhiên, những người tư vấn pháp luật họ cũng đến từ tất cả
các vùng miền khác nhau. Mỗi vùng miền lại có giọng điệu khác nhau, hay cịn gọi là
giọng địa phương. Vì vậy, khi tư vấn cho khách hàng mà người tư vấn sử dụng giọng địa
phương của mình thì sẽ gây khó khăn cho người nghe và có thể dẫn đến việc hiểu lầm.
Đòi hỏi người tư vấn nên thay đổi và sửa những lời nói phù hợp với nghề nghiệp của
mình để việc tư vấn đạt hiệu quả tốt nhất.
+ Khơng ghi chép lại những gì khách hàng nói. Nếu cứ ngồi nghe mà khơng ghi lại
những gì khách hàng trình bày thì người tư vấn sẽ khó mà sâu chuỗi lại sự việc và đưa ra
hướng giải quyết tốt được.
+ Phán xét, đưa ra nhận xét, đặt ra những giả định, chỉnh lý, lên lớp về mặt đạo lý; áp đặt
ý tưởng, kinh nghiệm của mình cho khách hàng. Điều này là không nên khi tư vấn. Hầu
hết khách hàng khi tìm đến trung tâm tư vấn hay các luật sư thì hầu hết đều đang gặp khó
khăn, tâm tư trĩu nặng, có khó khăn mới tìm đến tư vấn, nhưng trong trường hợp này lại
phản tác dụng, lại nhận được những lới chỉ trích khơng đáng của ngươi tư vấn.
+ Đưa ra phương án tư vấn pháp luật chung chung. Đôi khi người tư vấn tư vấn cho
khách hàng do khơng nhớ chính xác điều luật quy định, cũng không tra cứu tài liệu mà

người tư vấn chỉ nói với khách hàng chung chung. Đại khái vụ việc của anh sai theo luật
hiện nay. Nói chung cái này rất phức tạp…Những câu nói này khiến cho khách hàng thấy
nghi ngờ về trình độ, độ tin cậy người tư vấn, rất khó chịu, càng bức xúc thêm. Do đó
buổi tư vấn khơng đạt hiệu quả.
3.2 Giải pháp khắc phục
Một số giải pháp khắc phục những sai sót thường gặp của người tư vấn khi tư vấn pháp
luật bằng lời nói:
7


- Cần phải tuân thủ đầy đủ các quy trình tư vấn pháp luật bằng lời nói: nghe khách hàng
trình bày; tóm tắt lại u cầu khách hàng, các tình tiết liên quan theo cách hiểu của người
tư vấn; yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn; Tra cứu
tài liệu tham khảo; Định hướng cho khách hàng.
- Cần phải khắc phục, sửa chữa cách nói: khơng nói nhanh q, chậm q; khơng dùng từ
ngữ địa phương; phải nói đúng giọng điệu, nhịp nhàng, thu hút người nghe.
- Cần phải nhanh ý nắm bắt được tâm lí, tâm trạng cũng như mong muốn của khách hàng.
Khi người nắm bắt được tâm lý, tâm tư nguyện vọng của khách hàng sẽ giúp người tư
vấn đưa ra những lời nói phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Cần tạo cho khách hàng một không gian thoải mái, tinh thần nhẹ nhõm để trình bày vụ
việc một cách chính xác, trung thực nhất.
- Cần phải tôn khách hàng, không phán xét họ, không nên ngắt lời, thể hiện cử chỉ khơng
lắng nghe, nói năng thiếu lễ độ; nhiệt tình trong cơng việc và chân thành, cởi mở để tạo
sự tin cậy; chấp nhận khách hàng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng không nên phân
biệt đối xử…); quan tâm đến từng cử chỉ, lời nói của khách hàng để biết được cách ứng
xử và giao tiếp cho phù hợp và làm hài lịng khách hàng, tuy nhiên khơng tạo ra sự phân
biệt đối xử khi tư vấn.
- Phải có kỹ năng tra cứu văn bản, tài liệu pháp luật thật nhanh để cung cấp trực tiếp cho
khách hàng ngay lúc mình đang nói, đang tư vấn.
- Cần phải ghi chép đầy đủ những thông tin, chi tiết cần thiết mà khách hàng cung cấp

cũng như ghi chép đầy đủ nội dung tư vấn.
4. Xây dựng một thư tư vấn pháp lý
* Tình huống: Anh Vũ Nhật Thăng đến văn phịng luật của Công Ty Luật Hà Nội để tư
vấn với nội dung như sau:
Tôi đang di chuyển trên đường nông thôn bằng xe máy, chạy đúng phần đường với tốc
độ khoảng 25km/h, tự dưng có cháu bé 3 tuổi chạy ngang đường, do quá gần nên tôi
không tránh kịp và đâm vào cháu nhỏ, cháu ngã xây xát trán phải khâu 1 mũi. Gia đình
cháu nhỏ địi bồi thường cao, nếu không sẽ đưa ra pháp luật. Xin hỏi luật sư, nếu ra pháp
luật, tơi mắc lỗi gì và mức bồi thường trong trường hợp này bao nhiêu?

8


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 1năm 2022
Số VB:6.1.22/TVPL
Gửi bằng: Email

THƯ TƯ VẤN PHÁP LÝ
(Về việc: tư vấn pháp lý)

Kính gửi (ơng/bà): Vũ Nhật Thăng
Lời đầu tiên, Văn phịng Luật sư xin gửi tới ơngVũ Nhật Thăng lời chào trân trọng,
cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật của Văn phòng chúng tôi. Dựa
trên kết quả buổi trao đổi với quý khách ngày 28/12, trên cơ sở thông tin và tài liệu quý
khách cung cấp, chúng tôi đã nắm bắt các tài liệu, thông tin vụ việc và qua việc thực hiện
chuyên mơn nghiệp vụ của mình, từ đó nghiên cứu, áp dụng dẫn chiếu quy định của pháp
luật hiện hành.
A. BỐI CẢNH:

Ơng Vũ Nhật Thăng di chuyển trên đường nơng thơn bằng xe máy, chạy đúng phần
đường với tốc độ khoảng 25km/h, đột nhiên có cháu bé 3 tuổi chạy ngang đường, do quá
gần nên không tránh kịp và đâm vào cháu nhỏ, cháu ngã xây xát trán phải khâu 1 mũi.
Gia đình cháu nhỏ địi bồi thường cao, nếu khơng sẽ đưa ra pháp luật.
Thư tư vấn này sẽ đề cập đến một số khả năng về việc xác định trách nhiệm của các
bên và mức bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
B. CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư Tư Vấn này chúng tôi đã xem xét các văn bản
pháp luật sau:
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Bộ luật Dân sự 2015.
9


C. Ý KIẾN PHÁP LÝ:
Để xác định trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thuộc về ai và bị xử lý như thế
nào, trước hết cần xác định được trách nhiệm của các bên:
*Về việc xác định trách nhiệm của các bên:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 601, Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 3, Điều 18,
Luật Giao thơng đường bộ năm 2008 thì xe máy là phương tiện giao thông vận tải cơ giới
và là nguồn nguy hiểm cao độ.
Bên cạnh đó, tại khoản 2, khoản 3, Điều 601, Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về việc
bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; theo đó, đối với thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ vẫn phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp khơng có lỗi.
*Xác định mức bồi thường:
Theo thơng tin mà q khách cung cấp thì cháu bé bị xây xát và khâu 1 mũi, vì vậy theo
quy định của pháp luật thì cháu bé đã bị thiệt hại về sức khỏe.
Theo đó, ở đây gia đình cháu bé có thể yêu cầu người lái xe bồi thường thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm. Để có thể đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp này, gia đình cần

chứng minh các yếu tố sau:
+ Thiệt hại về vật chất, cháu bé bị thương trong trường hợp này có thể được bồi thường
các khoản chi phí sau: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe
của cháu bé; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị…
Mức bồi đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận nhưng tối đa không quá 30 tháng lương
tối thiểu, do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Vì vậy, văn phịng luật sư xin khun ơng Vũ Nhật Thăng cần thoả thuận với bên gia
đình cháu bé một cách hồ bình để cả hai bên đều ổn thoả một cách công tâm nhất.
“Ý kiến pháp lý được chúng tôi đưa ra trên cơ sở các thông tin, tài liệu và yêu cầu tư
vấn của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi khơng có trách
nhiệm xác minh tính xác thực của các thông tin, tài liệu này và không chịu trách nhiệm
trong trường hợp các thông tin, tài liệu này không đảm bảo tính đầy đủ, trung thực,
chính xác”.

10


Chữ ký
Văn phòng Luật sư Hà Nội

11


KẾT LUẬN
Kiến thức luôn là nền tảng vững chắc cho việc phát triển sự nghiệp nhưng đồng hành
với kiến thức cịn có kỹ năng. Kỹ năng nói là u cầu quan trọng của luật sư tư vấn hay
tranh tụng giỏi. Người đó phải biết cách trình bày để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho
khách hàng. Luật sư cần phải nói rõ ràng, dùng từ chính xác, dễ hiểu. Đồng thời sắc thái
khi nói phải lịch sự, điềm tĩnh và tự tin.

Qua thực tế hoạt động tư vấn pháp luật, chúng ta nhận thấy phương pháp tư vấn bàng lời
nói có những điểm ưu việt, thuận tiện cho cả phía người tư vấn và phía khách hàng.
Người tư vấn có thể quan sát trực tiếp cử chỉ, tâm lý khách hàng để hiểu rõ hơn về tâm lý
khách hàng, có thể tương tác với khách hàng một cách tích cực để tìm ra giải pháp phù
hợp. Khi người tư vấn tư vấn trực tiếp bằng lời nói những thắc mắc của khách hàng sẽ
được giải đáp cặn kẽ, chi tiết nhất. Được gặp và trao đổi trực tiếp với người tư vấn, khách
hàng có thể có được câu trả lời nhanh nhất. Hơn nữa, khách hàng cũng có thể đưa ra các
yêu cầu của mình dễ dàng hơn. Trực tiếp đến gặp người tư vấn, khách hàng sẽ trao đổi
được nhiều hơn, nhận được sự tư vấn rõ ràng hơn. Đây là hình thức được sử dụng nhiều
và mang lại hiệu quả cao nhất.
Để hoạt động tư vấn pháp luật bằng lời nói đạt hiệu quả cao, người tư vấn không chỉ
cần trau dồi kĩ năng cứng (kĩ năng chun mơn) mà cịn cần bổ sung kĩ năng mềm (kĩ
năng giao tiếp), kết hợp với các kiến thức xã hội để có cách tiếp cận với từng loại khách
hàng cho phù hợp, tránh để những khác biệt trong ngơn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng,… trở
thành rào cản trong quá trình tư vấn.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ luật dân dự 2015
- Luật giao thông đường bộ 2008
- />- />- />fbclid=IwAR1vwgcvRltqCqzI2BPC7in70mA2D5JMOGIgMkxBJQs_ii3I5EmFgXJrxfY

13



×