Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIẢI PHÁP xóa bỏ CHẾ độ TBCN BẰNG CÁCH MẠNG XHCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.27 KB, 9 trang )

TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ 4:
ANH CHỊ HÃY PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA
MÁC – LENIN VỀ GIẢI PHÁP XÓA BỎ CHẾ ĐỘ
TBCN BẰNG CÁCH MẠNG XHCN.


MỞ ĐẦU
Theo V. I. Lê-nin, “sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị là quy
luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Do đó, chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội có
thể thắng trước hết là trong một số ít nước tư bản chủ nghĩa hoặc thậm chí chỉ
trong một nước tư bản chủ nghĩa”. Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917) do V.
I. Lê-nin và Đảng Bơn-sê-vích lãnh đạo là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
đã nổ ra và thắng lợi ở một nước như thế. Song để bảo đảm cho thắng lợi hồn
tồn, vững chắc của chủ nghĩa xã hội thì không thể chỉ làm một lần thế là xong, mà
phải là cả một quá trình lâu dài để cải biến tồn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa để tạo dựng một xã hội hồn tồn mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Cách
mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử lâu
dài, là một thời đại theo quan niệm của V. I. Lê-nin.


NỘI DUNG
1. Thế nào là cách mạng xã hội chủ nghĩa?

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị,
được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành
được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của
giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách
mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chun chính vơ sản và


tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của
mình dể cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. V.V., xây
dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản.
Chúng ta sử dụng khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa rộng, cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và cả q trình giai cấp cơng nhân cùng với quần
chúng nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất
cả lĩnh vực đời sống xã hội, tới khi xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội thì cuộc
cách mạng này mới kết thúc.
2. Nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn giữa
nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã
trở nên lỗi thời. Theo quy luật chung của sự phát triển trong xã hội, lực lượng sản
xuất không ngừng phát triển tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời,
kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi tiến hành một cuộc cách
mạng xã hội để xoá bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời, thay thế bằng quan hệ sản xuất
mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát trỉển. C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ:


từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở
thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một
cuộc cách mạng xã hội.
Thứ nhất, nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là từ
mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển xã hội hoá của lực lượng sản xuất ngày càng cao
với tính chất, chiếm hữu tư nhận tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải
quyết được thơng qua cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, trên lĩnh vực chính trị, mâu thuẫn trong phương thức sản xuất (nói
trên) biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giai cấp giữa giai cấp công nhân làm

thuê (đại biểu cho sự phát triển lực lượng sản xuất) với giai cấp tư sản (đại biểu
cho tính chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất).
Thứ ba, với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản dưới hình thức chủ nghĩa thực
dân, chủ nghĩa đế quốc đã biến các dân tộc còn ở trình độ chậm phát, triến kinh tế
trở thành thuộc địa, phụ thuộc của các nước tư bản. Chính điều đó đã tạo nên một
biểu hiện của mâu thuẫn nữa dẫn tới cách mạng xã hội chủ nghĩa đó là mâu thuẫn
giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.
Như vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có nguyên nhân sâu xa của nó là
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân khách quan, sâu xa
của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại và do đó cách mạng xã hội
chủ nghĩa vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, cách mạng xã hội chủ nghĩa có nổ ra hay khơng, khi nào và ở đâu thì
cịn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: sự phát triển của cuộc đấu tranh giai
cấp, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, ý thức giác ngộ cách mạng
của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động....


3. Những điều kiện của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

– Những điều kiện khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Những điều kiện khách quan là phải có những mâu thuẫn về kinh tế – xã hội
diễn ra gay gắt trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất mang tính xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất. Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất, quyết định nhất của cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Mâu thuẫn kinh tế này đã dẫn đến mâu thuẫn về xã hội là mâu thuẫn
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nền đại công nghiệp phát triển cao dựa trên cơ sở
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật đã hình thành những thành phố lớn,

những khu công nghiệp tập trung, làm cho lực lượng sản xuất đạt đến trình độ xã
hội hóa cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã tạo ra một đội ngũ công nhân
ngày càng đông về số lượng và cao về chất lượng. Họ gắn bó hữu cơ với nền sản
xuất hiện đại và giữ vai trò quyết định trong việc tạo ra ngày càng nhiều của cải vật
chất cho xã hội, nhưng của cải đó lại bị giai cấp tư sản chiếm đoạt. Điều đó giúp
cho công nhân dễ dàng nhận thấy sự bạo tàn của giai cấp tư sản và họ trở thành kẻ
thù của giai cấp tư sản; làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư
sản ngày càng gay gắt.
Giai cấp tư sản khơng chỉ áp bức, bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trong nước, mà với lịng tham vơ hạn, với khát vọng quyền lực, giai cấp tư
sản đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác, biến những nước
này thành thuộc địa của chúng. Điều đó cịn làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước
tư bản với các nước thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt.
Những mâu thuẫn trên đã dẫn tới nguy cơ tạo thành cách mạng xã hội và nó địi
hỏi phải được giải quyết bằng cuộc cách mạng xã hội, nhằm xoá bỏ ách áp bức,
bóc lột của giai cấp tư sản, thiết lập một chế độ xã hội mới – xã hội xã hội chủ
nghĩa.


– Những điều kiện chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Những điều kiện khách quan đã tạo ra nguy cơ tạo thành cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Nhưng để cho nguy cơ đó biến thành hiện thực thì phải có những điều kiện
chủ quan.
Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất là sự trưởng thành của giai cấp
cơng nhân, đặc biệt là khi nó đã có Đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng sản.
Lúc đó, giai cấp cơng nhân mới có đủ khả năng điều kiện để đứng ra đảm đương sứ
mệnh lịch sử của mình là tổ chức phát động quần chúng nhân dân lao động tiến
hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nếu khơng có điều kiện chủ quan này thì
cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn không nổ ra. Bằng chứng là ở các nước tư bản chủ
nghĩa hiện nay như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp . . . Mâu thuẫn kinh tế – xã hội đã có,

những giai cấp cơng nhân và Đảng cộng sản ở những nước đó chưa muốn phát
động cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, sự khống chế của giai cấp tư sản
ở những nước đó quá chặt chẽ nên cách mạng xã hội chủ nghĩa chưa thể nổ ra
được. Điều kiện chủ quan thứ hai là sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác để tạo nên lực lượng khổng lồ, sức
mạnh to lớn để đảm bảo cho cách mạng thắng lợi.
4. Tính tất yếu của giải pháp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Theo quan điểm của Mác-Lênin thì sự phát triển của lực lượng sản xuất là
nguyên nhân sâu xa của những cuộc cách mạng xã hội. Theo quy luật chung của sự
phát triển xã hội, khi lực lượng sản xuất không ngừng phát triển mâu thuẫn với
quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó, tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi
thời, khơng cịn phù hợp bằng một quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn, tất yếu phải
dẫn đến cách mạng xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Từ chỗ là những hình
thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những


xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đỏ bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng
xã hội ".
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nhất là từ khi máy hơi nước ra đời, lực lượng sản
xuất ngày càng phát triển, ngày càng mang tính chất xã hội hố cao, mâu thuẫn với
quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất. C. Mác đã viết: "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoả lao động đạt đến
cải điểm mà chúng khơng cịn thích hợp với cải vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng
nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tinh tất
yếu của một quá trình tự nhiên". Mâu thuẫn về mặt kinh tế nói trên đã quy định
cách mạng xã hội chủ nghĩa để xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là một giải pháp tất
yếu.
Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong che độ
tư bản ngày càng gay gắt, tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng

quy luật xã hội không tự nó tác động mà phải thơng qua hoạt động của con người.
Mâu thuẫn về mặt kinh tế được thể hiện thông qua mâu thuẫn về mặt xã hội: màu
thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn nổ
ra, giai cấp vô sản phải nhận thức được sử mệnh lịch sử của mình, thực hiện việc
tuyên truyền vận động nhân dân lật đổ chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản để
xây dựng nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Những cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản đã nổ ra ngay từ
khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Quy mô những cuộc đấu tranh của công nhân chống
lại giai cấp tư sản ngày càng mở rộng và chuyển dần từ những cuộc đấu tranh tự
phát lên trình độ đấu tranh tự giác. Chỉ khi nào giai cấp công nhân nhận thức được
rằng, chỉ có xố bỏ chế độ nơ lệ làm th, giải phóng giai cấp mình và giải phóng
tồn xã hội bằng một cuộc cách mạng thắng lợi triệt để, họ mới được giải phóng
thật sự.


Giai cấp công nhân phải nhận thức được sử mệnh lịch sử của mình, của việc
thực hiện việc xố bỏ trật tự của chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập nên chế độ xã
hội chủ nghĩa; phải nhận thức được "việc giải phóng giai cấp cơng nhân phải là sự
nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”.


KẾT LUẬN
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản
chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó, giai
cấp cơng nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây
dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO





Gíao trình CNXHKH
Bài giảng CNXHKH trên LMS
Website: doc.edu.vn



×