Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

(SKKN 2022) một số biện pháp giúp học sinh THPT vượt qua trầm cảm từ góc độ giáo viên chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 31 trang )

MỤC LỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.3.7
2.3.8
2.3.9
2.4
3

Mở đầu:
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của đề tài
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận


Thực trạng trầm cảm ở học sinh THPT nói chung và học sinh
THPT Hà Văn Mao nói riêng.
Một số biện pháp nhằm giúp học sinh THPT vượt qua bệnh trầm
cảm từ góc độ GVCN
Gần gũi, chia sẻ, làm bạn
Quan sát học sinh trong mọi hoạt động học tập, vui chơi
Phối hợp thường xuyên với gia đình và giáo viên bộ mơn trong
lớp
Tìm hiểu thấu đáo về bệnh trầm cảm
Tư vấn tâm lý
Trao đổi với các cá nhân, tổ chức có liên quan trực tiếp
Tổ chức các buổi sinh hoạt ngồi giờ lên lớp tìm hiểu bệnh trầm
cảm
Hướng học sinh đến những sở thích, đam mê tích cực
Tạo mơi trường học tập thân thiện, kéo học sinh trầm cảm tham
gia vào các hoạt động tập thể
Hiệu quả của các biện pháp giúp HS vượt qua bệnh trầm cảm tại
các lớp được thực nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Phụ lục

1
1

Trang 1
Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2

Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 5
Trang 6
Trang 8
Trang 11
Trang 11
Trang 12
Trang 12
Trang 13
Trang 15
Trang
16 - 26


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Một ngày cuối năm 2018 khi đang sửa soạn đồ đạc để chuẩn bị về quê ăn
Tết cùng gia đình sau một năm cơng tác tại trường thì tơi nhận được một cuộc
điện thoại. Đầu dây bên kia nức nở giọng chị phụ huynh: "cô ơi, cái Duyên (tên
của nhân vật đã được thay đổi) nó uống thuốc ngủ tự tử, may mà tôi phát hiện
kịp. Tôi đã đưa cháu đến bệnh viện cấp cứu và may mắn là không sao. Nhưng
giờ này tơi vẫn cịn bấn loạn q, khơng biết tâm sự cùng ai và cũng không biết
nguyên nhân nào khiến cháu nghĩ dại như vậy. Về nhà cháu vẫn bình thường. Ở
lớp cơ có biết các mối quan hệ bạn bè của cháu khơng ạ? Khơng hiểu có chuyện
gì mà cháu lại có hành động nơng nổi như thế?"

Tơi bàng hồng. Duyên là một học sinh ngoan hiền, học giỏi, khá gương
mẫu trong lớp tôi chủ nhiệm, sao bỗng dưng lại có chuyện động trời này? Vừa
thương, vừa lo, vừa rối bời trong việc tìm ngun nhân, tơi lao đến bệnh viện.
Dun, cơ học trị ngoan ngỗn của tơi nằm đó, ánh mắt đờ đẫn, khơng muốn trị
chuyện. Tơi xin phép phụ huynh ngồi riêng với em trong phòng. Khi chỉ cịn hai
cơ trị, Dun bỗng bật khóc và trút hết nỗi niềm, uẩn khúc. Thì ra, em đã từng bị
chính cậu ruột của mình, trong một lần say rượu, có những hành vi xâm hại tình
dục. Em kinh hãi, xấu hổ, hoảng loạn, dằn vặt, tủi nhục... Nhưng đau đớn thay,
em không thể tâm sự điều này với bố mẹ, với thầy cô hay với bạn bè. Em vừa
muốn cầu cứu mẹ, vừa sợ mẹ biết sẽ đau lòng,.. Cuối cùng em lựa chọn im lặng
và cố gắng tỏ ra bình thường như khơng có bất cứ chuyện gì. Nhưng chính điều
đó đã gây tác hại ghê gớm đến tâm lý, thần kinh và sức khỏe của em. Những ánh
mắt, những lời xì xào ngồi đời thực, dù rất vơ tình, nhưng em ln tự huyễn
hoặc bản thân, tưởng tượng như mọi người đã biết tất cả và đang bàn tán về
mình...Tất cả như những mũi dao vơ hình, tấn công em. Là một cô bé chỉ biết
học, kỹ năng sống và xử lý khủng hoảng cịn rất yếu vì gần như chưa va vấp lần
nào, Duyên rơi vào khủng hoảng và trầm cảm. Rồi em quyết định giải thoát...
Kể từ sau lần đó, tơi khơng cịn tự tin mình là một GVCN hiểu tâm lí học
trị như nhiều khố học sinh ra trường rồi, vẫn chia sẻ với các em khố sau. Tơi
bắt đầu tìm những biện pháp để tiến gần các em hơn nữa nhằm cố gắng không
chỉ là Mẹ, là Chị mà còn làm Bạn theo nghĩa đích thực với các em. Tơi trăn trở
với câu hỏi: ngồi gia đình và bản thân các em, thì giáo viên chủ nhiệm có thể
giúp được gì trong việc phát hiện sớm những dấu hiệu của một học sinh trầm
cảm để hỗ trợ, hạn chê tối đa những hậu quả đau lịng?
Sau câu chuyện của Dun, tơi đã lần tìm các biện pháp làm sao để quan
sát học sinh của mình được nhiều nhất (cả ngồi đời thực lẫn khơng gian ảo trên
mạng xã hội), thấu hiểu các em nhiều nhất, phát hiện nhanh nhất những dấu hiệu
trầm cảm (nếu có). Và gần đây nhất, sau câu chuyện về một học sinh lớp 11 ở Hà
Nội, một học sinh lớp 9 ở Thanh Hố tự tử do trầm cảm, tơi thấy, việc viết ra
những kinh nghiệm mà bản thân đã làm để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh trầm

2


cảm và hỗ trợ học sinh khắc phục là cần thiết. Tôi đặt tên đề tài là “Một số biện
pháp giúp HS THPT vượt qua bệnh trầm cảm từ góc độ GVCN”. Tôi hi
vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp thảo luận của các đồng nghiệp để đề
tài này sớm được đưa vào ứng dụng rộng rãi nhằm hướng đến hạn chế tối đa
những sự việc thương tâm do hậu quả của trầm cảm học đường kéo dài.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này, bản thân tơi chỉ hướng đến một
mục đích duy nhất là làm sao phát hiện được sớm nhất những dấu hiệu cho thấy
một học sinh đang sắp rơi vào trầm cảm. Từ đó, có những biện pháp tư vấn tâm
lí giúp đỡ các em vượt thốt khỏi cơn khủng hoảng này sao cho để lại ít di
chứng nhất.
Đồng thời, tôi cũng mong muốn, đề tài này sẽ được thảo luận rộng rãi để
bổ sung những kinh nghiệm quý từ các đồng nghiệp, sao cho việc tư vấn tâm lí
học đường đạt hiệu quả cao nhất, hướng đến xây dựng “Trường học hạnh phúc”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm trên học sinh trường THPT
Hà Văn Mao các lớp tôi trực tiếp chủ nhiệm, qua những khóa học. Cụ thể:
- Lớp 11A5, năm học 2018-2019
- Lớp 12A5, năm học 2019-2020
- Lớp 10A8, năm học 2020-2021
- Lớp 11A8, năm học 2021-2022
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, tìm hiểu bằng tâm sự, trò chuyện trực tiếp với đối tượng
“nghi vấn”.
- Phương pháp quan sát các biểu hiện khác biệt trong hoạt động học tập, vui
chơi của đối tượng.
- Phương pháp phối hợp với Phụ huynh học sinh và các tổ chức giáo dục trong

nhà trường.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [1], trầm cảm
cướp đi sinh mạng 850 000 người mỗi năm. Trầm cảm là nguyên nhân gây ra 2/3
các trường hợp tự sát, đó là bệnh lý tâm thần đang ngày càng phổ biến trong xã
hội hiện đại. Trầm cảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống
của người bệnh và gia đình. Hiểu được triệu chứng và mối nguy hại của trầm
cảm sẽ giúp bản thân bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có hướng xử lý kịp
thời.
Trầm cảm học đường là một dạng thuộc nhóm bệnh trầm cảm, hiện cũng
là mối đe dọa lớn đối với học sinh, sinh viên. Căn bệnh này có thể xuất hiện và
kéo dài trong suốt quãng đời đi học. Thông thường những đối tượng học sinh,
sinh viên thường hay phải đối mặt với các bài kiểm tra, kì thi quan trọng khiến
họ ln bị áp lực, căng thẳng, lo lắng về kết quả học tập. Tuy nhiên, thực tế đã
chứng minh, áp lực không chỉ đến từ học hành, thi cử, mà cịn có thể từ chính
cuộc sống xung quanh các em. Nó có thể đến từ mối quan hệ bạn bè, người yêu,
hoặc từ không gian mạng xã hội vốn đầy hấp dẫn xen lẫn cả hiểm họa.
Hiện nay, tình trạng trầm cảm tuổi học đường đang ở mức đáng báo động.
Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIHM) đã thống kê số liệu từ năm 2016 [2]
cho biết rằng:
- Ước tính trong 3,1 triệu những đối tượng từ 12 đến 17 tuổi tại Hoa Kỳ đều có ít
nhất một giai đoạn rơi vào trạng thái trầm cảm lớn trong năm 2016.
- Đây cũng là con số chiếm khoảng 12,8% dân số của Hoa Kỳ đang trong độ tuổi
đó. Theo nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ trầm cảm ở học sinh nữ cao hơn gấp 2, 3 lần
đối với học sinh nam.

- Đặc biệt hơn, chỉ có khoảng 19% đối tượng bị trầm cảm ở độ tuổi này nhân
được sự giúp đỡ từ gia đình, chuyên gia.
2.2. Thực trạng trầm cảm ở học sinh THPT nói chung và tại trường THPT
Hà Văn Mao nói riêng
Theo nghiên cứu của Unicef [3], có 8-29% trẻ em và trẻ vị thành niên Việt
Nam mắc các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, 2,3% trẻ vị thành niên tự tử. Theo
chia sẻ của ông Thái Thanh Trúc cùng cộng sự Trường Đại học Y Dược TP.
HCM trên báo Giáo dục và Thời đại, qua kinh nghiệm 10 năm nghiên cứu về sức
khỏe tâm thần trẻ vị thành niên ở nhiều tỉnh thành, con số mắc rối loạn sức khỏe
tâm thần trong học sinh THCS và THPT là khoảng 30%.
4


Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát và thống kê trên 1.727 học sinh THPT tại
Hà Nội [4] nhận được kết quả rằng, có đến khoảng hơn 25% các đối tượng học
sinh có biểu hiện rối loạn về tâm thần, hầu hết do áp lực từ học hành, thi cử và
các mối quan hệ gia đình, nhà trường, bạn bè,… Và gần đây nhất, hàng loạt các
vụ học sinh tự tử do trầm cảm trong những tháng đầu năm 2022, cũng là một hồi
chng cảnh báo đối với tồn xã hội, đòi hỏi cần thay đổi nhận thức, dành sự
quan tâm nhiều hơn đến chứng trầm cảm học đường.
Dựa theo bảng khảo sát dấu hiệu trầm cảm Beck [5] được tạo ra bởi Aaron
T.Beck, nhà tâm thần học nổi tiếng người Island để tự đánh giá trầm cảm (có
bảng phụ lục kèm theo), tôi đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên trên 360 học sinh
trường THPT Hà Văn Mao (các lớp Lớp 11A5, năm học 2018-2019; Lớp 12A5,
năm học 2019-2020; Lớp 10A8, năm học 2020-2021; Lớp 11A8, năm học 20212022). Kết quả như sau: số học sinh có biểu hiện trầm cảm nhẹ là 9,3%, số học
sinh có biểu hiện trầm cảm vừa là 4,5%. Số học sinh có biểu hiện trầm cảm nặng
(tự tử khơng thành) có 01 trường hợp xảy ra trước khi khảo sát (như đã trình
bày). Dù tỉ lệ rất ít nhưng nhìn nhận nghiêm túc từ góc độ khoa học của bệnh lí
trầm cảm, thì đây là những học sinh rất cần sự quan tâm từ phía gia đình, thầy
cơ, bạn bè. Cần thiết phải có những biện pháp giúp các em vượt qua trạng thái

tâm lí này để vượt thốt khỏi trầm cảm. Phát hiện ra những vấn đề tâm lí này từ
sớm, chúng ta, ở góc độ là một GVCN hồn tồn có thể tìm cách hỗ trợ các em
vượt qua khủng hoảng, hạn chế tối đa việc rơi vào trầm cảm, có thể dẫn đến
những hậu quả đáng tiếc.
2.3. Một số biện pháp nhằm giúp học sinh THPT vượt qua bệnh trầm cảm
2.3.1. Gần gũi, chia sẻ, làm bạn
Để làm tốt điều này, ngay từ khi vừa nhận lớp, tơi thường tìm hiểu thật
cặn kẽ tình hình học sinh thơng qua các nguồn khác nhau. Trong phần sơ yếu lí
lịch, ngồi những thông tin cần thiết về cá nhân học sinh để đưa vào hồ sơ, tôi
tranh thủ thu thập thêm thông tin về hồn cảnh kinh tế gia đình, tình hình nhà ở,
mối quan hệ gia đình, xã hội, và cả những ước muốn, sở trường, những khó khăn
(nếu có) của từng học sinh,… Qua đó, tơi có thể sàng lọc chọn ra những học sinh
cần quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, trong cuộc sống, khơng có gì là khơng thể xảy
ra. Vì vậy, đối với những học sinh được đánh giá thật bình thường về hồn cảnh,
về tâm lý, cũng không nên chủ quan cho rằng không cần phải quan tâm đến các
em.
Việc gần gũi, chia sẻ, làm bạn với học sinh trong thời cơng nghệ 4.0 khơng
q khó khăn. Được hỗ trợ đắc lực từ mạng xã hội và các hình thức kết nối qua
internet, GVCN có thể kết nối với học sinh bất cứ lúc nào, ở đâu. Đây là điều
5


kiện rất thuận lợi để giáo viên và học sinh có thể hiểu nhau hơn. Bằng sự tinh tế
và nhạy cảm, giáo viên có thể phát hiện ra những vấn đề về tâm lý thơng qua các
các dịng trạng thái hoặc các bình luận của học sinh trên mạng xã hội. Và cũng
qua mạng xã hội, chúng ta có thể kết nối với học sinh một cách dễ dàng qua tin
nhắn, gọi thoại, gọi video,... Nhờ vậy, sự gắn kết giữa GVCN và học sinh sẽ
được tăng lên. Tôi đã vận dụng rất hiệu quả cách này, để trở thành bạn của học
trị. Khi cơ trị đã trở nên thân thiết, giáo viên hồn tồn có thể trở thành chỗ dựa
tinh thần tin cậy của học sinh.

2.3.2. Quan sát học sinh trong mọi hoạt động học tập, vui chơi
Sau khi nắm chắc được tình hình học sinh, GVCN tiến hành bước thứ hai:
quan sát. Quan sát để phát hiện những thay đổi trong hành vi, những hiện tượng
bất thường trong đời sống học đường, quan sát những biểu hiện của học sinh có
nguy cơ rối nhiễu tâm lý. Đó có thể là những biểu hiện nhỏ: đi học muộn, không
đồng phục, … hay lớn hơn: nghỉ học không xin phép, cúp tiết, thậm chí nghiêm
trọng hơn, như vơ lễ với giáo viên,… Với những học sinh cá biệt, việc nghỉ học,
cúp tiết là chuyện thường ngày, nhưng với những học sinh vốn ngoan ngỗn,
chăm chỉ thì một biểu hiện nhỏ nhất cũng là điều cần lưu ý. Tôi từng gặp trường
hợp: một học sinh ngoan, chưa từng vi phạm nội quy trường lớp, bỗng một hôm
lại đi học muộn, làm cho lớp bị trừ điểm. Khi được hỏi trước lớp về lý do đi trễ,
em chỉ im lặng rồi khóc. Tôi gọi riêng hỏi han, em tâm sự: Bố em nghiện rượu,
thường xuyên chửi mắng, đánh đập vợ con mỗi làn say. Tối hơm đó, bố về nhà
khi đã say rượu, đánh mẹ con em và đuổi ra khỏi nhà, rồi lấy dao đâm nát bánh
xe của chiếc xe đạp em vẫn đi học. Sáng ra, em phải đi bộ đến trường, vì ở q
sáng sớm chưa có nơi sửa xe nào mở cửa. Với trường hợp này, nếu GVCN cứ
cứng nhắc áp dụng kỷ luật mà không cần hỏi han, có thể sẽ gây một chấn động
tâm lý đối với học sinh.
Quan sát học sinh trong các hoạt động học tập, vui chơi sẽ giúp GVCN
phát hiện nhanh nhất những học sinh có dấu hiệu về tâm lí, ví dụ mệt mỏi, phó
mặc, chán nản, thờ ơ,…Từ đó, lọc ra được những “đối tượng” cần được quan
tâm đặc biệt.
2.3.3. Phối hợp thường xuyên với gia đình và các giáo viên bộ môn trong
lớp:
Một học sinh bị trầm cảm thường có những biểu hiện về tâm lý. Điều này
có thể phát hiện sớm nếu có sự quan tâm từ gia đình, nhà trường, bạn bè,... Ở
cương vị là một GVCN, tôi thường xuyên giữ liên lạc với phụ huynh học sinh,
kết nối với họ qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Đây cũng là cách giúp tơi
nắm được hồn cảnh gia đình học sinh, từ đó có sự quan tâm phù hợp. Ngoài ra,


6


tôi cũng thường xuyên trao đổi với các giáo viên bộ môn trong lớp. Việc này là
tất yếu trong quá trình chủ nhiệm để nắm được thái độ học tập, rèn luyện và khả
năng riêng của từng em. Thông qua đó giáo viên bộ mơn cũng sẽ phản ánh
những trường hợp học sinh có vấn đề về tâm lý. Các em sẽ có những biểu hiện
như: lười học hơn, thường xuyên ngủ trong lớp, mệt mỏi, lực học giảm sút,
thường cáu gắt và có những hành vi khác thường trong tiết học, thậm chí vơ lễ,

Giữ liên hệ thường xun với gia đình và các giáo viên bộ mơn trong lớp
giúp tơi hiểu và nắm rõ tình hình học sinh của mình một cách gián tiếp. Từ đó,
có thể phát hiện được những học sinh có biểu hiện bất thường về tâm lí. Việc này
cực kỳ quan trọng vì lúc này có thể học sinh chưa bị rơi vào trầm cảm, phát hiện
sớm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc giúp các em "tự chữa lành".
2.3.4. Tìm hiểu thấu đáo về bệnh trầm cảm:
* Biểu hiện:
- Trạng thái u uất kéo dài cả ngày
Nét mặt trở nên đơn điệu, ln buồn bã. Các nếp nhăn giảm nhiều thậm
chí mất hết nếp nhăn. Một số người than phiền rằng không cịn nhiệt tình, khơng
cịn cảm giác gì. Hoặc ln trong tình trạng lo âu. Nhiều bệnh nhân lại có trạng
thái tăng kích thích (dễ cáu gắt, dễ khó chịu với một lỗi lầm nhỏ).
- Giảm hoặc mất mọi hứng thú
Các bệnh nhân cho rằng họ đã mất hết các sở thích. Họ thường trả lời “Tơi
khơng thích gì bây giờ cả”. Tất cả các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị
ảnh hưởng nặng nề.
- Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng
Người bệnh cảm thấy chán ăn, mất cảm giác ngon miệng. Họ có thể khơng
hề thấy đói mặc dù cả ngày khơng ăn gì. Với một số trường hợp, bữa ăn trở
thành gánh nặng ép buộc với họ. Dù rất cố gắng, người bệnh trầm cảm chỉ ăn

được rất ít so với lúc bình thường. Ngược lại, ở khoảng 5% số bệnh nhân trầm
cảm lại tăng cảm giác ngon miệng và ăn vơ độ. Khi đó họ dễ tăng cân và trở
thành béo phì.
- Mất ngủ hay ngủ nhiều quá mức
Đa phần bệnh nhân trầm cảm thường bị mất ngủ. Bệnh nhân có thể tỉnh
ngủ giữa giấc. Mất ngủ là triệu chứng gây khó chịu rất nhiều cho bệnh nhân. Họ
thấy đêm rất dài, trằn trọc mãi mà khơng ngủ được. Hiếm gặp hơn, có một số
7


bệnh nhân biểu hiện ngủ quá mức. Họ có thể ngủ tới 12 tiếng mỗi ngày, thậm chí
ngủ nhiều hơn nếu khơng có cơng việc gì. Ngủ nhiều gặp ở 5% số bệnh nhân
trầm cảm và thường phối hợp với triệu chứng ăn nhiều.
- Rối loạn trong vận động (bồn chồn hoặc chậm chạp)
Các hành vi rối loạn này được nhận thấy bởi người khác chứ không phải
chỉ là cảm giác của bệnh nhân. Người bệnh trầm cảm có thể trở nên bồn chồn lo
âu, đứng ngồi không yên. Họ vận động liên tục mà khơng có mục đích rõ ràng.
Một số lại trở nên chậm chạp (nói chậm, cử động chậm, nói nhỏ, ít từ, nội dung
nghèo nàn). Có thể nằm lì trên giường cả ngày mà khơng hoạt động gì. [6]
* Tác hại của bệnh trầm cảm:
- Khả năng tập trung kém
- Mất ngủ, đau đầu
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Lạm dụng chất gây nghiện
- Quan hệ xã hội bị thu hẹp
- Bệnh tim
- Ung thư
- Xu hướng tự làm hại bản thân và người xung quanh
Ngồi ra, bệnh nhân trầm cảm cịn tác động tiêu cực đến cuộc sống của
những người thân xung quanh và cho cả xã hội.

Hiểu rõ về biểu hiện và tác hại của bệnh trầm cảm, giúp tơi có cái nhìn
một cách thường trực, nghiêm túc và khoa học về căn bệnh này. Tơi cũng thường
nhìn nhận, quan sát học sinh dưới con mắt đề phòng đối với bệnh trầm cảm, từ
đó có thể phát hiện được đối tượng cần quan tâm, để tư vấn tâm lí hoặc đưa ra
những biện pháp phù hợp.
2.3.5. Tư vấn tâm lí:
Lứa tuổi 15 – 18 là một trong những giai đoạn khủng hoảng và khó khăn
trong cuộc đời của mỗi người. Sự trợ giúp kịp thời và đúng đắn từ phía người lớn
8


là một nhu cầu bức thiết đối với trẻ, đặc biệt là khi các em đã rơi vào sự khủng
hoảng tâm lý. Học sinh cần được giãi bày, cần được tâm sự, cần được những lời
khuyên đúng đắn từ người lớn, mà gần gũi với các em nhất chính là cha mẹ, thầy
cơ. Và khi khơng thể có được điều đó từ gia đình, nhiều em đã xem thầy cơ như
một chỗ dựa tinh thần. Cho các em những lời khuyên, định hướng đúng đắn cho
các em con đường phải đi, giúp các em tìm lại niềm tin, niềm vui trong cuộc
sống,… Đó là những điều mà người thầy cần phải thực hiện được để đáp ứng
nhu cầu được tư vấn tâm lý, một nhu cầu có thực và vơ cùng bức thiết của học
sinh trong nhà trường phổ thông.
Thiết nghĩ, trước những tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý lớp
học, với tư cách là GVCN, chúng ta cần phải có đủ kiên nhẫn, đủ bản lĩnh và
quan trọng nhất là phải có đủ tình thương để có thể lắng nghe, thông cảm, thấu
hiểu, chia sẻ và định hướng cho các em cách giải quyết những vấn đề khó khăn
trong cuộc sống. Tuy nhiên, ta khơng nên chờ đến khi thật sự có vấn đề rồi mới
đi tìm cách giải quyết, mà phải phát hiện được vấn đề khi nó cịn tiềm ẩn, ngăn
chặn những tình huống xấu phát sinh. Với nhận thức như vậy, tôi luôn cố gắng
trở thành người bạn tin cậy, gần gũi để có cơ hội lắng nghe các em, từ đó mới có
cơ hội tư vấn tâm lí.
Trước hết tơi sẽ tìm hiểu vấn đề học sinh đang gặp phải, hiểu rõ mức độ

nghiêm trọng của vấn đề, mới có thể đi đến bước thứ hai. Tiếp sau đó là giúp em
nhận ra mình đúng và sai chỗ nào. Thực ra, ở bước này, người GVCN cần hết
sức tinh tế và khéo léo, bởi nếu trường hợp học sinh sai, thầy cô say sưa phân
tích cái sai của em thì vơ hình chung lại rơi vào thuyết giảng đạo lí, mà điều này
các em đã được nghe quá nhiều, quá nhàm từ gia đình, sẽ chỉ càng gây thêm áp
lực. Hãy bình tĩnh, đồng cảm và chia sẻ với nỗi buồn mà học sinh đang mắc
phải, để các em có cảm giác mình đã tìm đúng chỗ dựa, đã có bạn đồng hành.
Quan trọng nhất là chúng ta phải để học sinh tin cậy và khơng “đóng nắp tư
duy”. Khi các em đã cảm thấy “an tồn”, sẽ sẵn lịng trút bỏ mọi uẩn khúc. Trút
bỏ xong rồi, tâm lí chắc chắn thoải mái hơn, lúc đó thầy cơ sẽ lựa lời tâm sự,
phân tích đúng sai và khuyên nhủ. Thực tế 15 năm giảng dạy và chủ nhiệm đã
giúp tơi thấm thía điều này. Và thật ấm áp, trong hầu hết các khóa học sinh tơi
chủ nhiệm, tơi ln cảm nhận được sự yêu thương chân thành, tin cậy mà các em
dành cho mình. Có lẽ bởi tơi đã chủ động u thương các em một cách chân
thành.
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng sẽ chủ động tìm thầy cơ để được
tư vấn tâm lí khi gặp chuyện bất ổn. Muốn phủ rộng sự quan tâm của mình để có
thể tư vấn kịp thời, đôi lúc, thầy cô cần chủ động gợi mở. Khi đã nắm được đối
tượng đang có vấn đề về tâm lí, tơi thường chủ động nhắn tin riêng một cách như
9


là ngẫu nhiên. “Hải ơi, chiều nay cơ khơng có tiết, lớp mình có vắng bạn nào
khơng?” Ngay sau câu trả lời của học sinh, sẽ là vài câu tâm sự, cũng rất … ngẫu
nhiên, ví dụ: “Haizz, tự nhiên hôm nay cô chán quá. Nhiều lúc thấy mệt mỏi với
công việc, muốn được nghỉ ngơi, nhưng không thể dừng lại, lâu dần, cảm giác
như bị stress á. Có lúc nào em thấy thế không?; “Mà sao hôm qua trong tiết sinh
hoạt, em buồn thế?”; “Sao mấy hôm nay không thấy em hay phát biểu?”;…
Những câu chuyện tưởng như bâng quơ (nhưng thực chất là một sự bâng quơ có
chủ định) như vậy, sẽ khiến học sinh bắt chuyện một cách dễ dàng. Từ đó các em

sẽ cởi mở hơn, giáo viên có thể dễ dàng đi vào thế giới nội tâm của các em hơn.
Khi tiến hành tư vấn tâm lí cho học sinh, GVCN cần thật nhẹ nhàng, kiên
nhẫn, tỏ ra biết lắng nghe và biết thấu hiểu. Khi thầy cô lắng nghe và thể hiện sự
thấu hiểu, các em sẽ dễ dàng bày tỏ những điều đang chất chứa trong lòng. Tuy
nhiên, việc cần làm của GVCN trong công tác tư vấn không phải là giải quyết
vấn đề thay cho các em, mà là tạo điều kiện để học sinh tự nói ra vấn đề, tự nhìn
nhận, đánh giá vấn đề, tự giải quyết vấn đề, nếu như vấn đề nằm trong khả năng
của các em. Theo quan điểm của cá nhân, tôi cho rằng với một bệnh nhân trầm
cảm, việc nói ra được những uẩn khúc trong lịng là cực kì quan trọng. Bởi nó
giải thốt người bệnh khỏi một thế giới u uất, cô đơn, cách biệt với mọi người do
chính bản thân người bệnh tự tạo nên. Nói ra được là giải tỏa những u uất, căng
thẳng về tâm lí, giúp người bệnh ít nhiều tự chữa lành cho bản thân mình. Từ
việc lắng nghe, GVCN với tư cách là người tư vấn, phải khơi dậy được ở học
sinh niềm tin vào bản thân, gạt bỏ những rào cản tâm lý để các em có thể đối mặt
với những vấn đề của mình.
Trong việc đồng hành cùng HS, tôi cũng tự đặt ra cho mình 4 nguyên tắc
gồm:
Bảo mật: giáo viên phải bảo mật thơng tin cá nhân của học sinh, thơng tin
về hồn cảnh gia đình các em cũng như những cuộc tiếp xúc riêng giữa giáo viên
và học sinh. Tuyệt đối không được biến học sinh của mình thành trị cười hoặc
tâm điểm chú ý của mọi người. Vi phạm nguyên tắc này, về lâu dài, GVCN sẽ tự
đánh mất lòng tin mà học sinh dành cho mình.
Tơn trọng: giáo viên cần biết lắng nghe, đồng cảm và chia sẻ, cho phép
em được khóc, khơng bắt HS phải vui lên mà nên đồng hành, chia sẻ nỗi đau với
HS.
Lâu dài: giáo viên cần xác định việc nâng đỡ tâm lý cho học sinh là việc
làm lâu dài, không thể trong một sớm một chiều, địi hỏi sự kiên trì chờ đợi đến
khi học sinh cảm thấy an toàn và sẵn sàng chia sẻ.

1

0


Phối hợp: quá trình hỗ trợ học sinh cần sự phối hợp giữa GVCN với các
tổ chức chính trị, xã hội, cá nhân khác để hỗ trợ học sinh trong hồn cảnh phù
hợp. Tuy nhiên, tơi vẫn đánh giá cao sự đồng hành của phụ huynh hoặc người
thân trong gia đình các em bởi đây là những người có thời gian bên cạnh các em
nhiều nhất. Phát hiện một học sinh có dấu hiệu rối loại về tâm lí, nặng hơn là
trầm cảm, GVCN cần liên hệ với người thân của các em ngay và thường xuyên,
để phối hợp vừa tìm hiểu, vừa đồng hành giúp các em vượt qua khủng hoảng về
tâm lí, hạn chế tối đa những hành động tiêu cực của học sinh.
2.3.6. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức có liên quan
Có muôn vàn nguyên nhân dẫn tới học sinh trầm cảm. Tuy nhiên, có thể
chia thành hai nhóm nguyên nhân: một là từ chính bản thân các em, hai là từ các
đối tượng khác. Khi vấn đề không chỉ thuộc về cá nhân học sinh, thì GVCN lại
phải trợ giúp cho các em bằng nhiều cách, trong đó có việc tiếp xúc với các đối
tượng có liên quan.
Các đối tượng này có thể bao gồm cha mẹ học sinh, thầy cơ bộ môn, bạn
bè, Ban Giám hiệu trường,… Tư vấn cho học sinh không dễ, tiếp xúc với cha
mẹ, thầy cô bộ mơn của các em lại càng khó hơn. Xử lý không khéo, sẽ dễ dẫn
đến việc bị hiểu lầm. Vì thế, GVCN cần khéo léo, bình tĩnh và ơn hòa giúp cho
các bậc cha mẹ hiểu được rằng, mục đích của cuộc gặp gỡ là vì con cái của họ, vì
để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập. Với giáo viên bộ môn, cũng cần
phải rất tế nhị, vì những trao đổi có liên quan đến học sinh cũng có thể chạm đến
lịng tự trọng của đồng nghiệp, dễ gây sự hiểu lầm khơng nên có. Lúc đó, khơng
giúp được gì cho học sinh của mình mà ngược lại, còn khiến mối quan hệ thầy
trò của các em thêm căng thẳng. Ngồi ra, trong q trình tư vấn, GVCN cần
phải tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía: giáo viên bộ mơn, Đồn thanh niên, Ban
Giám hiệu trường,… nếu thấy cần thiết.
2.3.7. Tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề liên quan đến bệnh trầm cảm

Khi một học sinh mắc bệnh trầm cảm, các em thường khó có thể nhận ra
là mình đã mắc bệnh, nói cách khác, là các em ít khi “bắt mạch”, gọi tên được
chính xác căn bệnh của mình. Thực tế cho thấy: những tổn thương về thể xác có
thể nhận ra ngay và khiến bệnh nhân buộc phải tìm bác sĩ, vì vậy nó khơng tiềm
ẩn những nguy cơ như những tổn thương về tâm lí. Người có vấn đề về tâm lí ít
được xem là bệnh, nên rất hiếm khi tìm đến bác sĩ trị liệu, lâu dần, những tổn
thương tinh thần sẽ càng tích tụ, dẫn đến u uất, trầm cảm. Việc tiến hành các buổi
sinh hoạt ngoài giờ lên lớp tìm hiểu về căn bệnh này, GVCN cũng đã giúp học
sinh nói chung và chính bệnh nhân đó nói riêng, hiểu rõ về nguyên nhân, biểu
hiện, cách vượt thốt khỏi căn bệnh trầm cảm. Tơi đã lồng ghép nội dung này
vào trong các tiết sinh hoạt cuối tuần, các buổi sinh hoạt Chi đoàn. Trong các
1
1


buổi sinh hoạt đó, tơi sẽ tạo khơng khí gần gũi, hòa đồng, như một buổi trò
chuyện ngẫu nhiên, để tạo cho học sinh một tâm thế thoải mái. Tôi thường lựa
chọn cách mở đầu bằng việc kể câu chuyện về chính mình để tạo sự đồng cảm:
“Ngày bằng tuổi các em, có những lúc cơ đã…, cơ cảm thấy…, khơng biết có khi
nào các em phải trải qua những cảm giác ấy chưa?”. Và thông thường sau màn
mở đầu rất chân thành, tự nhiên ấy, các em sẽ chủ động nói lên những tình
huống, vấn đề mà mình gặp phải. Thông qua các buổi sinh hoạt này, tôi sẽ cung
cấp cho các em những kiến thức khoa học về bệnh trầm cảm để các em nhận
thức được sự nguy hại, dấu hiệu cũng như cách vượt qua căn bệnh này. Chỉ khi
nhận thức đúng đắn được điều đó, các em mới biết cách và có động lực để vượt
thốt.
2.3.8. Hướng học sinh đến những sở thích, đam mê tích cực:
Ở góc độ là một GVCN, tơi đã nỗ lực tìm hiểu để nắm bắt sở trường, sở
đoản của từng học sinh, qua đó nắm được đam mê của các em. Mỗi học sinh là
một cá thể riêng biệt, có tính cách, ước mơ, niềm hứng thú riêng. Tuy thế, khơng

phải niềm đam mê nào cũng tích cực. Ví dụ có em đam mê làm Youtuber, có em
thích đá bóng, em mê nghiên cứu, đọc sách, lại có em chỉ thích chơi game,…
Bằng sự tinh tế và nhạy cảm của một người Mẹ, người Chị, tôi sẽ cố gắng hướng
các em đến những đam mê tích cực. Khi một học sinh bị rơi vào trầm cảm, nếu
có một đam mê tích cực, có người quan tâm, đồng hành, chắc chắn sẽ hạn chế
những suy nghĩ và hành động tiêu cực, thậm chí làm tổn hại đến bản thân.
2.3.9. Tạo mơi trường học tập thân thiện, lôi cuôn học sinh trầm cảm tham
gia vào các hoạt động tập thể:
Bệnh nhân trầm cảm thường có thiên hướng thu mình, sống khép kín.
Nếu kéo được các em ra khỏi thế giới nội tâm đầy u uất quan trọng bao nhiêu,
thì việc tạo mơi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh, vui vẻ và hướng em vào
những hoạt động tập thể cũng cần thiết bấy nhiêu.
Tôi thường tiến hành lồng ghép trong tiết sinh hoạt cuối tuần những hoạt
động như: Chơi “Ai là Triệu phú?”, “Chiếc nón kì diệu”, kết hợp tặng q cho
người thắng cuộc (là gói bim bim, cây kẹo mút,…) để tăng phần hứng thú.
Trong các buổi sinh hoạt này, tôi thường kéo chính học sinh có dấu hiệu trầm
cảm vào, để em được hoạt động, tăng cơ hội giao tiếp với mọi người, tăng khả
năng linh hoạt. Ngồi ra, tơi cịn định hướng để Ban chấp hành Chi đồn tổ chức
các buổi sinh nhật cho Đoàn viên theo từng tháng. Những sự quan tâm nhỏ bé
này, cùng với những hoạt động vui vẻ, lành mạnh sẽ tạo ra một môi trường học
tập thân thiện, hòa đồng, gần gũi và cởi mở, ít nhiều sẽ giúp học sinh bị trầm
cảm giải tỏa được tâm lí.

1
2


Ở cương vị là một GVCN, tôi cũng hướng học sinh tham gia tích cực các
phong trào do Đồn trường và Huyện đồn phát động. Trong các khóa chủ
nhiệm, tơi đã cùng Chi đoàn tham gia rất nhiều buổi lao động thiện nguyện theo

phịng trào của Đồn trường: “Mỗi chi đồn gắn với một địa chỉ tình nguyện”,
“Giúp bạn ngày công”,… Trường tôi là một trường thuộc khu vực miền núi, dân
cư chủ yếu làm nơng - lâm nghiệp, vì vậy mỗi khi tiến hành hoạt động “giúp bạn
ngày công” là tôi và các em được gác lại sách bút, bảng đen phấn trắng để về với
thiên nhiên, núi rừng. Cơng việc thường là phát cỏ cho keo, bóc lá mía, xáo cỏ
ngơ, trỉa lạc,… Trong ngày hơm đó, học sinh sẽ tự góp gạo, góp tiền mua thức
ăn đơn giản. Giờ nghỉ trưa, cả lớp sẽ cùng nhau nướng thịt, nấu cơm, ngồi dưới
tán cây rừng cùng ăn bữa cơm tự nấu, cùng nhau hát nghêu ngao, cùng nhau tám
chuyện vui buồn,… Chính trong những hoạt động ấy, GVCN chủ động, khéo léo
những học sinh có dấu hiệu bất thường về tâm lí cùng tham gia, làm nhân vật
chính, các em sẽ dễ dàng tìm lại được niềm vui một cách tự nhiên nhất.
2.4. Hiệu quả của các biện pháp giúp học sinh THPT vượt qua bệnh trầm
cảm tại các lớp được thực nghiệm
Qua quan sát trực tiếp và qua nhiều luồng thông tin khác nhau, tôi nhận
thấy đa phần các em khơng có những biến động tâm lí lớn, có thể chứng tỏ đời
sống khá ổn định, an tồn. Các em đều hịa đồng với bạn bè, với cơng việc tập
thể, khơng có học sinh có biểu hiện xa lánh đám đông, mặc cảm (một trong
những dấu hiệu của bệnh trầm cảm). Phong trào của chi đoàn diễn ra rất sôi nổi
và hiệu quả, gần như 100% các em tham gia một cách chủ động, tích cực, tạo
được một mơi trường học tập khá đồn kết và thân thiện. Và qua rất nhiều buổi
sinh hoạt tập thể của lớp, tôi nhận thấy các em ngày càng tự tin, mạnh dạn, biết
cách u và tơn trọng bản thân mình hơn, từ đó có kĩ năng bảo vệ chính mình.
Hơn nữa, những vấn đề đặt ra một cách cởi mở trong các buổi sinh hoạt cũng
khiến các em có thêm kĩ năng giao tiếp, trở nên chín chắn, trưởng thành hơn. Và
một điều cũng không kém phần quan trọng là các em mạnh dạn bộc lộ vấn đề
của chính mình, biết cách tìm sự giúp đỡ, chia sẻ khi cần thiết.
Dựa theo thang điểm Beck, tôi tiến hành khảo sát bằng 20 câu hỏi liên
quan đến các dấu hiệu trầm cảm với học sinh 2 lớp trong các năm học liền kề, cụ
thể là:
- Lớp 11A5, năm học 2018-2019

- Lớp 12A5, năm học 2019-2020
- Lớp 10A8, năm học 2020-2021
- Lớp 11A8, năm học 2021-2022
. Kết quả thu được khá khả quan:
Lớp A5:
Năm học

Tỉ lệ HS trầm cảm
nhẹ

Tỉ lệ HS trầm cảm
vừa
1
3

Tỉ lệ HS trầm cảm
nặng


2018-2019
2019-2020
Lớp A8:
Năm học
2020-2021
2021-2022

9,3%
2,7%

4,5%

0%

0%
0%

Tỉ lệ HS trầm cảm
nhẹ
9,0%
3%

Tỉ lệ HS trầm cảm
vừa
3%
0%

Tỉ lệ HS trầm cảm
nặng
0%
0%

Con số thực tế này đã cho thấy tính hiệu quả của đề tài.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Trên đây là những biện pháp cơ bản xung quanh vấn đề giúp học sinh
THPT vượt qua trầm cảm, nhìn từ góc độ GVCN. Qua q trình thực nghiệm và
kiểm tra kết quả, cá nhân tôi nhận thấy đề tài rất có ý nghĩa trong hồn cảnh thực
tiễn xã hội phát triển phức tạp, tâm lí học sinh có nhiều biến động khó lường.
Với những giải pháp trên, tơi đã thu được những kết quả khá khả quan. Vì vậy,
qua đề tài, tôi rất muốn nhận được sự thảo luận, góp ý chân thành từ quý đồng
nghiệp để đề tài được triển khai, nhân rộng trong thực tiễn.
Để đề tài đạt được hiệu quả cao hơn, tôi xin mạnh dạn đưa ra những kiến

nghị như sau:
- Nhà trường tăng cường các biện pháp sao cho tạo ra một môi trường học tập
lành mạnh, hấp dẫn. Môi trường học đường lành mạnh, thực sự bổ ích và hấp
dẫn sẽ khiến các em luôn thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Vui vẻ và
say mê trong môi trường lành mạnh này, các em sẽ ít bị lơi kéo vào các hình
thức giải trí tiêu cực khác ngồi xã hội, ít bị rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài
dẫn đến trầm cảm.
- Nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp hướng đến chủ
đề tìm hiểu về bệnh trầm cảm. Ở hoạt động này, chúng ta hãy để các em được
nói lên những hiểu biết của mình về bệnh trầm cảm, đồng thời bộc lộ suy nghĩ,
cảm xúc chân thực của mình. Thơng qua những buổi sinh hoạt ấy, các em sẽ ý
thức thường trực rằng đây là một căn bệnh nguy hiểm, cần biết cách kiểm sốt
và điều trị kịp thời nếu có những dấu hiệu mắc bệnh.
- Cuối cùng, do tính cần thiết của đề tài, cá nhân tôi rất mong được sự quan tâm
của nhà trường để sáng kiến này sớm được đi vào ứng dụng thực tiễn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16/4/2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
1
4


người khác.
Tác giả

Bùi Kim Hà


PHỤ LỤC
1. Phiếu khảo sát đánh giá mức độ trầm cảm (Theo thang điểm Beck):

Bảng này gồm 20 câu, được đánh số từ 1 đến 20. Trong mỗi câu, bạn hãy
chọn ra một câu mô tả gần giống nhất tình trạng mà bạn cảm thấy trong 1 tuần
trở lại đây, kể cả hơm nay. Khoanh trịn vào con số trước câu phát biểu mà bạn
đã chọn. Hãy đừng bỏ sót đề mục nào!
Câu 1: Bạn có bao giờ cảm thấy buồn chán kéo dài?
0 : Tôi không cảm thấy buồn.
1 : Nhiều lúc tôi cảm thấy chán hoặc buồn.
2 : Lúc nào tôi cũng cảm thấy chán hoặc buồn và tôi không thể thôi được.
2 : Lúc nào tôi cũng cảm thấy buồn và bất hạnh đến mức hồn tồn đau khổ.
3 : Tơi rất buồn hoặc rất bất hạnh và khổ sở đến mức không thể chịu được.
Câu 2: Bạn có cảm xúc như thế nào khi nghĩ về tương lai của mình?
0 : Tơi hồn tồn khơng bi quan và nản lịng về tương lai.
1 : Tơi cảm thấy nản lịng về tương lai hơn trước.
2 : Tơi cảm thấy mình chẳng có gì mong đợi ở tương lai cả.
2 : Tôi cảm thấy sẽ không bao giờ khắc phục được những điều phiền muộn
của tôi.

1
5


3 : Tôi cảm thấy tương lai tuyệt vọng và tình hình chỉ có thể tiếp tục xấu đi
hoặc khơng thể cải thiện được.
Điểm đạt: ……
Câu 3: Bạn có đang thất bại trong một lĩnh vực nào đó khơng:
0 : Tôi không cảm thấy bị thất bại.

1 : Tôi thấy mình thất bại nhiều hơn những người khác.
2 : Tơi cảm thấy đã hồn thành rất ít điều đáng giá hoặc đã hồn thành rất
ít điều có ý nghĩa.
2 : Nhìn lại cuộc đời, tơi thấy mình đã có q nhiều thất bại.
3 : Tơi cảm thấy mình là một người hồn tồn thất bại.
3 : Tơi tự cảm thấy hồn tồn thất bại trong vai trị của tơi (bố, mẹ, chồng, vợ
…)
Điểm đạt: ……
Câu 4: Bạn có đang cảm thấy bất mãn về một điều gì đó khơng:
0 : Tơi hồn tồn khơng bất mãn
0 : Tơi vẫn cịn thích thú với những điều mà trước đây tơi vẫn thường ưa
thích.
1 : Tơi ln ln cảm thấy buồn.
1 : Tơi ít thấy thích những điều mà tơi vẫn thường ưa thích trước đây.
2 : Tơi khơng thõa mãn về bất kỳ cái gì nữa.
2 : Tơi rất ít thích thú về những điều trước đây tôi vẫn thường ưa thích.
3 : Tơi khơng cịn chút thích thú nào nữa.
3 : Tơi khơng hài lịng với mọi cái.
Điểm đạt:…….
1
6


Câu 5: Bạn có đang cảm thấy tội lỗi về một điều gì đó khơng:
0 : Tơi hồn tồn khơng cảm thấy có tội lỗi gì ghê gớm cả.
1 : Phần nhiều những việc tôi đã làm tôi đều cảm thấy có tội.
1 : Phần lớn thời gian tơi cảm thấy mình tồi hoặc khơng xứng đáng.
2 : Tơi cảm thấy mình hồn tồn có tội.
2 : Giờ đây tơi ln cảm thấy trên thực tế mình tồi hoặc khơng xứng đáng.
3 : Lúc nào tơi cũng cảm thấy mình có tội.

3 : Tơi cảm thấy như là tơi rất tồi hoặc vơ dụng.
Điểm đạt: ……
Câu 6: Bạn có cảm thấy đang bị trừng phạt không:
0 : Tôi không cảm thấy đang bị trừng phạt.
1 : Tơi cảm thấy có thể mình sẽ bị trừng phạt.
1 : Tơi cảm thấy một cái gì xấu có thể đến với tơi.
2 : Tôi mong chờ bị trừng phạt.
2 : Tôi cảm thấy mình sẽ bị trừng phạt.
3 : Tơi cảm thấy mình đang bị trừng phạt.
3 : Tôi muốn bị trừng phạt.
Điểm đạt:……
Câu 7: Bạn có đang thất vọng về bản thân khơng:
0 : Tơi thấy bản thân mình vẫn như trước kia hoặc tôi không cảm thấy thất
vọng với bản thân.
1 : Tơi thất vọng với bản thân, tơi khơng cịn tin tưởng vào bản thân hoặc tơi
khơng thích bản thân.
1
7


2 : Tôi thất vọng với bản thân hoặc Tôi ghê tởm bản thân.
3 : Tơi ghét bản thân mình hoặc Tôi căm thù bản thân.
Điểm đạt: ……
Câu 8: Bạn có đang cảm thấy bản thân mình có lỗi vì những chuyện xảy ra
không:
0 : Tôi không phê phán hoặc đổ lỗi cho bản thân hơn trước kia.
0 : Tôi không tự cảm thấy một chút nào xấu hơn bất kể ai.
1 : Tơi phê phán bản thân mình nhiều hơn trước kia.
1 : Tơi tự chê mình về sự yếu đuối và lỗi lầm của bản thân.
2 : Tôi phê phán bản thân về tất cả những lỗi lầm của mình.

2 : Tơi khiển trách mình vì những lỗi lầm của bản thân.
3 : Tôi đổ lỗi cho bản thân về tất cả mọi điều tồi tệ xảy ra.
3 : Tơi khiển trách mình về mọi điều xấu xảy đến.
Điểm đạt: ……
Câu 9: Bạn có đang có ý định làm hại bản thân mình khơng:
0 : Tơi khơng có ý nghĩ tự sát.
0 : Tơi khơng có bất kỳ ý nghĩ gì làm tổn hại bản thân.
1 : Tơi có ý nghĩ tự sát nhưng khơng thực hiện.
1 : Tơi có những ý nghĩ làm tổn hại bản thân nhưng tôi thường không thực
hiện chúng.
2 : Tôi muốn tự sát.
2 : Tơi cảm thấy giá mà tơi chết thì tốt hơn.
2 : Tơi cảm thấy gia đình tơi sẽ tốt hơn nếu tôi chết.
1
8


2 : Tơi có dự định rõ ràng để tự sát.
3 : Nếu có cơ hội tơi sẽ tự sát.
Điểm đạt: ……
Câu 10: Bạn có thường xun khóc khơng:
0 : Tơi khơng khóc nhiều hơn trước kia.
1 : Hiện nay tơi hay khóc nhiều hơn trước.
2 : Tơi thường khóc vì những điều nhỏ nhặt.
2 : Hiện nay tơi ln ln khóc, tơi khơng thể dừng được.
3 : Tơi thấy muốn khóc nhưng khơng thể khóc được.
3 : Trước đây thỉnh thoảng tơi vẫn khóc, nhưng hiện tại tơi khơng thể khóc
được chút nào mặc dù tơi muốn khóc.
Điểm đạt: ……
Câu 11: Bạn có thường xuyên bồn chồn và căng thẳng không:

0 : Tôi không dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ.
0 : Hiện nay tôi không dễ bị kích thích hơn trước.
1 : Tơi cảm thấy dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ.
1 : Tôi bực mình hoặc phát cáu dễ dàng hơn trước.
2 : Tôi cảm thấy bồn chồn và căng thẳng đến mức khó có thể ngồi n được.
2 : Tơi ln ln cảm thấy dễ phát cáu.
3 : Tôi thấy rất bồn chồn và kích động đến mức phải đi lại liên tục hoặc làm
việc gì đó.
Điểm đạt: ……
Câu 12: Hiện tại bạn có quan tâm đến những người hoặc những việc xung
quanh không:
1
9


0 : Tôi không mất sự quan tâm đến những người xung quanh hoặc các hoạt
động khác.
1 : Tơi ít quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh hơn trước.
2 : Tôi mất hầu hết sự quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh và ít có
cảm tình với họ.
3 : Tơi khơng cịn quan tâm đến bất kỳ điều gì nữa.
3 : Tơi hồn tồn khơng cịn quan tâm đến người khác và không cần đến họ
chút nào.
Điểm đạt: ……
Câu 13: Bạn có đang gặp khó khăn khi quyết định mọi việc của bản thân
không:
0 : Tôi quyết định mọi việc cũng tốt như trước.
1 : Tôi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước.
2 : Tơi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước rất nhiều.
3 : Khơng có sự giúp đỡ, tơi khơng thể quyết định gì được nữa.

4 : Tơi chẳng cịn có thể quyết định được việc gì nữa.
Điểm đạt: ……
Câu 14: Bạn có đang cảm thấy mình là người vơ dụng khơng:
0 : Tơi khơng cảm thấy mình là người vơ dụng.
1 : Tôi không cảm thấy tôi xấu hơn trước chút nào.
1 : Tơi khơng cho rằng mình có giá trị và có ích như trước kia.
2 : Tơi cảm thấy mình vơ dụng hơn so với những người xung quanh.
2 : Tơi cảm thấy có những thay đổi trong diện mạo làm cho tơi có vẻ khơng
hấp dẫn.

2
0


3 : Tơi thấy mình là người hồn tồn vơ dụng.
3 : Tơi cảm thấy tơi có vẻ xấu xí hoặc ghê tởm.
Điểm đạt: ……
Câu 15: Bạn có đang cảm thấy mình tràn đầy sức lực như trước?
0 : Tơi thấy mình vẫn tràn đầy sức lực như trước đây.
1 : Sức lực của tôi kém hơn trước hoặc tôi không làm việc tốt như trước.
1 : Tôi phải cố gắng để có thể khơỉ động làm một việc gì.
2 : Tôi không đủ sức lực để làm được nhiều việc nữa.
2 : Tôi phải cố gắng hết sức để làm một việc gì.
3 : Tơi khơng đủ sức lực để làm được bất cứ việc gì nữa.
3 : Tơi hồn tồn khơng thể làm một việc gì cả.
Điểm đạt: ……
Câu 16: Bạn có thấy gần đây mình có biểu hiện thay đổi về giấc ngủ:
0 : Khơng thấy có chút thay đổi gì trong giấc ngủ của tơi.
1 : a. Tôi ngủ hơi nhiều hơn trước.
1 : b. Tôi ngủ hơi ít hơn trước.

2 : a. Tơi ngủ nhiều hơn trước.
2 : b. Tơi ngủ ít hơn trước.
3 : a. Tôi ngủ hầu như suốt cả ngày.
3 : b. Tôi thức dậy 1-2 giờ sớm hơn trước và không thể ngủ lại được.
Điểm đạt: ……
Câu 17: Bạn có dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước không:

2
1


0 : Tôi không dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước.
0 : Tôi làm việc không mệt hơn trước một chút nào.
1 : Tôi dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước.
1 : Tôi làm việc dễ mệt hơn trước.
2 : Tôi dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước rất nhiều.
2 : Làm bất cứ việc gì tơi cũng mệt.
3 : Lúc nào tôi cũng dễ cáu kỉnh và bực bội.
3 : Làm bất cứ việc gì tơi cũng quá mệt.
Điểm đạt: ……
Câu 18: Bạn có cảm thấy ngon miệng khi ăn uống không:
0 : Tôi ăn vẫn ngon miệng như trước.
1 : a. Tôi ăn kém ngon miệng hơn trước.
1 : b. Tôi ăn ngon miệng hơn trước.
2 : a. Tôi ăn kém ngon miệng hơn trước rất nhiều.
2 : b. Tôi ăn ngon miệng hơn trước rất nhiều.
3 : a. Tôi không thấy ngon miệng một chút nào cả.
3 : b. Lúc nào tôi cũng thấy thèm ăn.
Điểm đạt: ……
Câu 19: Mức độ chú ý và cân nặng gần đây của bạn như thế nào:

0 : Tơi có thể tập trung chú ý tốt như trước.
0 : Gần đây tôi không sút cân chút nào.
1 : Tôi không thể tập trung chú ý được như trước.

2
2


1 : Tôi bị sút cân trên 2 kg.
2 : Tơi thấy khó tập trung chú ý lâu được vào bất kỳ điều gì.
2 : Tơi bị sút cân trên 4 kg.
3 : Tơi thấy mình khơng thể tập trung chú ý được vào bất kỳ điều gì nữa.
3 : Tôi bị sút cân trên 6 kg.
Điểm đạt: …
Câu 20: Bạn có cảm thấy mệt mỏi hơn trước khơng:
0 : Tôi không mệt mỏi hơn trước.
0 : Tôi không lo lắng về sức khỏe hơn trước.
1 : Tôi dễ mệt mỏi hơn trước.
1 : Tơi có lo lắng về những đau đớn hoặc những khó chịu ở dạ dày hoặc táo
bón và những cảm giác của cơ thể.
2 : Hầu như làm bất kỳ việc gì tơi cũng thấy mệt mỏi.
2 : Tôi quá lo lắng về sức khỏe của tơi, tơi cảm thấy thế nào và điều gì đó đến
nỗi tơi rất khó suy nghĩ gì thêm nữa.
3 : Tơi q mệt mỏi khi làm bất kỳ việc gì.
3 : Tơi hồn tồn bị thu hút vào những cảm giác của tôi.
Điểm đạt: ……
CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ THANG ĐIỂM BECK
- Tổng thang điểm là: 60 điểm (20 câu mục x 3 điểm).
- Kết quả:


+ Dưới 14 điểm: Khơng có biểu hiện trầm cảm.
+ Từ 14->19 điểm: Trầm cảm nhẹ.
+ Từ 20->29 điểm: Trầm cảm vừa.
2
3


+ Trên 30 điểm: Trầm cảm nặng.
TS. BS Trần thị Hồng Thu (ST)

2. Một số hình ảnh về các hoạt động của học sinh tại các lớp được thực
nghiệm:

Tiết sinh hoạt cuối tuần tại lớp 11A8 năm học 2021-2022

2
4


Bữa cơm trưa tại rừng trong ngày hoạt động tình nguyện
(Lớp 11A5, năm học 2018-2019)

Một buổi sinh nhật tháng của học sinh lớp 10A8, năm học 2020-2021
2
5


×