Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(SKKN 2022) tìm hiểu và vận dụng các cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện thể dục cho học sinh trường THPT tĩnh gia 2 thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.73 KB, 13 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn,
thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã
thốt ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển
có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta
chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế
chưa cao, mơi trường văn hố cịn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân
tố để phát triển nhanh và bền vững.
Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi
mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức
phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra
những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang
phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng
cạn kiệt tài ngun, ơ nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những
biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính tồn cầu.
Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo
dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai
nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động
của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và
xu thế mang tính tồn cầu.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam (khố XI) đã thơng qua Nghị quyết số 29/NQ-TW
ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban
hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, góp phần đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương


trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng.
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy
định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng nhằm tạo
chuyển biến căn bản, tồn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông;
kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền
giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện
cả về phẩm chất và năng lực, hài hồ đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất
tiềm năng của mỗi học sinh.”
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo
định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học
tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở
thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích
cực để hồn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề
1


nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết
để trở thành người cơng dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần
cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại tồn cầu hố và cách mạng cơng
nghiệp mới.
Chương trình giáo dục phổ thơng bao gồm chương trình tổng thể
(khung chương trình), các chương trình mơn học và hoạt động giáo dục.
Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng được thực hiện theo quy định
của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến
hành tổng kết, đánh giá chương trình và sách giáo khoa hiện hành nhằm xác
định những ưu điểm cần kế thừa và những hạn chế, bất cập cần khắc phục;
nghiên cứu bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và văn hố trong nước và quốc
tế; triển khai nghiên cứu, thử nghiệm một số đổi mới về nội dung, phương

pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; tổ chức tập huấn về lí luận và
kinh nghiệm trong nước, nước ngồi về xây dựng chương trình giáo dục phổ
thơng. Trước khi ban hành chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức
các hội thảo, tiếp thu ý kiến từ nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, cán bộ
quản lí giáo dục, giáo viên trong cả nước cũng như từ các chuyên gia tư vấn
quốc tế và công bố dự thảo chương trình trên Cổng thơng tin điện tử của Bộ
Giáo dục và Đào tạo để xin ý kiến các tầng lớp nhân dân. Chương trình đã
được các Hội đồng Quốc gia Thẩm định chương trình giáo dục phổ thơng
xem xét, đánh giá và thông qua.
Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp
12. Mơn Giáo dục thể chất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển
phẩm chất và năng lực của học sinh, trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến
thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình
thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện
tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó
giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình
và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với
mọi người.
Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là rèn luyện kĩ năng vận
động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa
dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận
động, các mơn thể thao và kĩ năng phịng tránh chấn thương trong hoạt động
thể dục thể thao.
Nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn: Giai
đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
– Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Giáo dục thể chất giúp học
sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập
luyện nâng cao sức khoẻ; thơng qua các trị chơi vận động và tập luyện thể
dục, thể thao hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất
thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Học sinh được lựa chọn nội dung

hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng
của nhà trường.
2


– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Giáo dục thể
chất được thực hiện thơng qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao. Học sinh
được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và
khả năng đáp ứng của nhà trường để tiếp tục phát triển kĩ năng chăm sóc sức
khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, đồng
thời giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề
nghiệp phù hợp.
Chương trình mơn Giáo dục thể chất qn triệt đầy đủ quan điểm, mục
tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, kế hoạch giáo dục và định
hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo
dục được quy định tại Chương trình tổng thể. Xuất phát từ đặc trưng của mơn
học, một số quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:
1. Chương trình mơn Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên
nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học thể dục thể thao
và khoa học sư phạm hiện đại, trong đó có các kết quả nghiên cứu về giáo dục
học, tâm lí học, sinh lí học, phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể
thao; kinh nghiệm xây dựng chương trình mơn Giáo dục thể chất của Việt
Nam và các nước có nền giáo dục tiên tiến; kết quả phân tích thực tiễn giáo
dục, điều kiện kinh tế – xã hội Việt Nam và sự đa dạng của học sinh.
2. Chương trình mơn Giáo dục thể chất bảo đảm phù hợp với tâm
– sinh lí lứa tuổi và quy luật phát triển thể chất của học sinh; phát huy tính
chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh thông qua các phương pháp, hình
thức tổ chức giáo dục; vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp
với đặc điểm của mơn học, hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng
lực ở học sinh.

3. Chương trình mơn Giáo dục thể chất có tính mở, tạo điều kiện
để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng
của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để
nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế và đặc
điểm của mỗi địa phương.
Mục tiêu cấp trung học phổ thông: Môn Giáo dục thể chất giúp học
sinh lựa chọn môn thể thao phù hợp để rèn luyện hoàn thiện thể chất; vận
dụng những điều đã học để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tập luyện, tham gia
tích cực các hoạt động thể dục, thể thao; có ý thức tự giác, tự tin, trung thực,
dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể hiện khát khao vươn lên; từ đó
có những định hướng cho tương lai phù hợp với năng lực, sở trường, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Chơi thể thao là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe tốt
cho cơ thể. Cùng với một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc vận động tạo nền
tảng cho một cơ thể phát triển mạnh khỏe. Thế nhưng cùng với những lợi ích
đạt được thì người chơi thể thao kể cả chuyên nghiệp hay không chuyên đều
phải đối mặt với các nguy cơ chấn thương từ mức độ nhẹ đến nặng trong quá
trình tập luyện và thi đấu.
Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có thể bị chấn thương khi vận
động, nhưng khi nhắc đến chấn thương trong thể dục thể thao chúng ta thường
3


đề cập đến những vấn đề gặp phải của hệ thống cơ xương khớp. , mô cùng với
hệ thống dây chẳng liên quan. Các chấn thương về não bộ hay tủy sống cũng
có thể gặp.
Khi gặp phải cấn thương, tùy mức độ mà có ảnh hưởng ít hay nhiều đến mỗi
người. Ở mức độ nhẹ, chấn thương chỉ làm vận động viên phải dừng luyện tập
trong thời gian ngắn và sau đó có thể phục hồi hồn tồn. Các chấn thương
vừa ảnh hưởng đến vận động, cần có sự điều trị và nghỉ ngơi trong thời gian

dài ảnh hưởng đến thời gian thi đấu. Nghiêm trọng hơn là có sự biến đổi về
cấu tạo cơ thể như gãy xương, chấn thương sọ não, liệt thậm chí là nguy hiểm
tính mạng.
Từ những ảnh hưởng của chấn thương thể dục thể thao đến sức khỏe
con người, chúng ta rất cần các biện pháp phịng tránh chấn thương trong
thể dục thể thao thích hợp để giảm thiểu nguy cơ cũng như hạn chế tối đa
gặp phải chấn thương. Dự phòng ngay từ ban đầu luôn là biện pháp tốt nhất.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy môn thể dục và yêu cầu cần thiết của
việc đưa ra các biện pháp phòng tránh chấn thương trong tập luyện môn thể
dục cho học sinh; để góp phần vào q trình giảng dạy mơn thể dục cho học
sinh THPT và để giải quyết một phần nào đó thực trạng trên, tơi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài SKKN: “Tìm hiểu và vận dụng các cách phịng tránh
chấn thương trong tập luyện thể dục cho học sinh trường THPT Tĩnh Gia
2 – Thanh Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Tìm hiểu nhóm các chấn thương thường gặp trong tập luyện và
thi đấu thể dục thể thao và dấu hiệu nhận biết.
1.2.2. Tìm hiểu và lựa chọn những biện pháp phịng tránh chấn thương
trong tập luyện mơn thể dục.
1.3. Đới tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh
Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc tài liệu tham khảo
- Phương pháp điều tra sư phạm
- Phương pháp dùng bài kiểm tra (Test)
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp toán học
- Phương pháp so sánh đối chiếu
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm
- Tìm hiểu nhóm các chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi

đấu thể dục thể thao và dấu hiệu nhận biết.
- Tìm hiểu và lựa chọn những biện pháp phịng tránh chấn thương trong
tập luyện mơn thể dục.
2. Nợi dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở lý luận:
Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1946) đưa ra quan điểm sức khỏe là “Trạng
thái toàn diện về thể chất, tinh thần và sự thịnh vượng xã hội” (a complete
4


state of physical, mental and social prosperity). Định nghĩa này cho thấy quan
điểm sức khỏe không chỉ là không bệnh tật. Trạng thái khỏe mạnh không phải
là bất biến, một số yếu tố nhất định có thể duy trì hay làm tăng tình trạng sức
khỏe và cũng có những yếu tố làm suy giảm sức khỏe. Trong đó, việc tập
luyện TDTT là những hoạt động có lợi cho sức khỏe.
Tham gia vào tất cả các hoạt động mà cơ thể phải tiêu hao năng lượng
nhiều hơn trạng thái nghỉ ngơi, vận động thể chất bao gồm không chỉ là thể
thao mà còn là các trò chơi vận động, đi bộ, khiêu vũ, bơi lội…
Đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trị, lợi ích của tập luyện TDTT đối
với sức khỏe (thể chất và tinh thần) con người, từ đó nâng cao chất lượng
cuộc sống.
- Kéo dài tuổi thọ
- Phòng chống bệnh tật
- Hình thành nhân cách, đặc biệt là đối với trẻ em
- Cải thiện sức khỏe thể chất
- Làm tinh thần sảng khoái, giảm stress
- Cải thiện chức năng não bộ
- Hình thành kỹ năng sống
Chương trình GDPT năm 2018 xem Giáo dục thể chất là môn học bắt

buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Mơn Giáo dục thể chất góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh,
trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ;
kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa
chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực
và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối
với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện
sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người.
Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là rèn luyện kĩ năng vận
động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa
dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận
động, các mơn thể thao và kĩ năng phịng tránh chấn thương trong hoạt động
thể dục thể thao.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn:
- Trường THPT Tĩnh Gia 2 là một ngôi trường đã có bề dày gần 55 năm
hình thành và phát triển. Nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc, quán triệt và
triển khai đầy đủ các quy định của BGD trong quá trình tổ chức dạy và học
mơn giáo dục thể chất trong chương trình GDPT.
- Trong thực tế giảng dạy mơn giáo dục thể chất tại đơn vị, việc gặp
chấn thương trong q trình tập luyện của học sinh là khơng thể tránh khỏi.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, việc tìm hiểu và lựa chọn
các biện pháp biện pháp phịng tránh chấn thương trong q trình tập luyện
thể dục là yêu cầu bắt buộc và thường xuyên.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung của nhà trường THPT Tĩnh Gia 2
5


Môn GDTC (Thể dục) là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục,
thực hiện theo đúng kế hoạch giảng dạy đã được phê duyệt. Các em học sinh

tham gia học tập môn thể dục với tâm lý thoải mái và tích cực. Tuy nhiên,
trong q trình tập luyện khơng tránh khỏi việc bị chấn thương với nhiều hình
thức khác nhau và nguyên nhân khác nhau. Việc bị chấn thương sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe của các em học sinh, ảnh hưởng đến q trình học tập nói chung
và tập luyện mơn thể dục nói riêng. Trường hợp nặng có thể dẫn đến phải điều
trị lâu dài và phải nghie học để chữa trị chấn thương.
2.2.2. Đội ngũ giáo viên
- Ưu điểm: Nhóm giáo viên thể dục trường THPT Tĩnh Gia 2 gồm 5
đồng chí có tuổi đời, tuổi nghề đang trong độ chín, có năng lực sư phạm vững
vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi sáng tạo và cầu tiến. Các
đồng chí giáo viên thể dục đều kiến thức và kỹ năng trong quá trình giảng
dạy; có kiến thức trong việc đưa ra các biện pháp phịng tránh chấn thương
trong q trình tập luyện thể dục.
- Hạn chế: Trong q trình dạy học vẫn cịn có giáo viên chưa thực sự
đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, còn nặng
việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống nên chưa phát huy được tính
tích cực, chủ động, tự giác của học sinh.
2.2.3. Học sinh:
- Ưu điểm: Các em học sinh đều chăm ngoan, hiếu động, ham học hỏi
và ngày càng có nền tảng thể lực tốt. Các em có khả năng hồi phục rất nhanh
do còn rất trẻ, sức đề kháng cao.
- Hạn chế: Các em cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng của q trình học tập
các mơn học khác, của việc định hướng nghề nghiệp và các trào lưu văn hóa
khác.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải qút vấn đề
2.3.1. Tìm hiểu nhóm các chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu
thể dục thể thao và dấu hiệu nhận biết.
a. Định nghĩa: Chấn thương trong thể thao là tình trạng tổn thương ở
một hoặc nhiều bộ phận cơ thể, xảy ra trong quá trình luyện tập hoặc thi đấu.
Nhìn chung, chấn thương thể thao thường được hiểu là các tổn thương liên

quan hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng.
b. Nguyên nhân gây chấn thương thể thao
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương khi chơi
bất kỳ môn thể thao nào:
– Không khởi động hoặc khởi động khơng đủ thời gian và cường
độ, do đó khi vận động bất ngờ sẽ khiến lượng oxy và máu không được vận
chuyển kịp thời đến các cơ, dẫn đến nguy cơ chấn thương.
– Một số người không hiểu rõ về mơn thể thao mà chỉ chơi theo
cảm tính và bản năng, không đúng kỹ thuật hoặc tập luyện sai sót có thể gây
chấn thương.
– Vận động mạnh, luyện tập quá sức, hoặc không nghỉ ngơi giữa
các bài tập có thể gây nhiều chấn thương, thậm chí cịn kèm theo mệt mỏi và
chán ăn.
6


– Sân tập quá cứng hoặc lầy lội, thời tiết thi đấu khắc nghiệt,
giày tập hoặc dụng cụ bổ trợ không phù hợp cũng là nguyên nhân phổ biến
dẫn đến chấn thương.
c. Phân loại các chấn thương trong luyện tập thể dục thể thao: Chấn
thương trong thể dục thể thao là một hiện tượng thường gặp. Các biện pháp
phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao là điều cần thiết. Chúng ta có
thể phân loại các chấn thương theo tiêu chí sau:
- Chấn thương theo mức độ:
+Chấn thương nhẹ: Đây là chấn thương khơng gây ảnh hưởng
đến q trình tập luyện, không tạo nên những rối loạn của cơ thể cũng như
mất đi năng lượng hoạt động. Loại chấn thương này thường chiếm đa số, rất
hay gặp phải.
+ Chấn thương vừa: Đây là những chấn thương có ảnh hưởng
nhỏ đến quá trình tập luyện khiến cho người tham gia các hoạt động thể dục

thể thao phải tạm thời dừng hoạt động một thời gian để hồi phục.
+ Chấn thương loại nặng: Đây là mức độ nguy hiểm nhất, để lại
hậu quả nặng nề. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người,
biến đổi cơ thể vì vậy vận động viên cần tạm dừng hoạt động trong thời gian
dài thậm chí là mãi mãi.
- Chấn thương cịn chia theo vị trí, căn cứ vào miệng vết thương khép
kín hay hở:
+ Chấn thương kín: Tại vị trí bị thương, phần da bên ngồi khơng
bị xây xước, rách, hở lộ ra thơng với bên ngồi. Ví dụ các chấn thương kín
thường gặp là: bầm tụ máu, giãn dây chằng, đứt cơ và dây chằng, hẫy xương
kín… Nguyên nhân là do sự va đập, tác dụng một lực quá mạnh lên vị trí đó,
khơng khởi động đúng cách,…
+ Chấn thương hở: Phần da bên ngồi xây xước, rách, có sự chảy
máu. Ví dụ các chấn thương hở thường gặp là gãy xương hở, xây xước,…
Nguyên nhân là do va chạm vào vật có cạnh sắc hay ma sát với lực mạnh.
d. Các chấn thương trong thể thao và dấu hiệu nhận biết
- Căng cơ: Là tình trạng các cơ bị kéo giãn q mức. Chủ yếu vì lý do
khơng khởi động kỹ hoặc do một lực tác động bất ngờ nên các cơ ở đùi sau,
cơ bắp chân, cơ háng, cơ tứ đầu, cơ lưng và cơ vai… thường bị kéo căng quá
mức.
Triệu chứng phổ biến khi căng cơ: Sưng, đau nhức và khó cử động tại
vùng cơ bị căng. Cơn đau sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi (nếu ở mức
độ nhẹ), hoặc cơn đau kéo dài trong nhiều ngày làm cản trở vận động (nếu ở
mức độ nặng).
- Bong gân: Là sự tổn thương dây chằng ở khớp bị giãn hoặc bị rách do
té ngã hoặc trượt chân trong quá trình tập luyện. Lúc này, dấu hiệu dễ thấy
nhất là:
+Đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo. Khoảng 1 giờ sau,
cảm giác đau nhức dần dần trở lại.
+ Kèm theo sưng, bầm tím, tụ máu, khớp lỏng lẻo.

7


Bong gân thường xảy ra ở các vị trí như cổ chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ
tay… Trong đó, bong gân mắt cá chân là trường hợp dễ gặp nhất.
- Trật khớp: Hay còn gọi sai khớp khi chơi thể thao là tổn thương chỉ sự
di lệch hoàn toàn hoặc khơng hồn tồn giữa các mặt khớp với nhau. Các
trường hợp té ngã, va chạm mạnh, đổi hướng đột ngột khi chơi thể thao dễ
dẫn đến trật khớp, phổ biến là trật cổ chân, trật khớp gối, trật khớp vai.
Trật khớp thường có biểu hiện nặng hơn so với bong gân, cụ thể là:
+ Khớp sưng to, biến dạng khớp.
+ Xuất huyết dưới da, bầm tím phần mềm xung quanh khớp.
+ Đau nhiều, kèm theo cảm giác tê bì hoặc kiến bị.
+ Khớp khơng thể co, duỗi hay vận động ngay được.
- Gãy xương: Khi có một lực tác động mạnh từ bên ngồi sẽ xảy ra tình
trạng gãy xương (xương gãy theo chiều ngang, chiều dọc, ở nhiều vị trí hoặc
gãy thành nhiều mảnh).
Các dấu hiệu gãy xương gồm: âm thanh lạo xạo dưới da khi chấn
thương xảy ra, ngay tại vị trí xương gãy bị bầm tím, sưng đỏ, biến dạng.
Gãy xương là tình trạng cấp tính, cần được cấp cứu và xử lý ngay. Nếu
khơng, có thể dẫn đến biến chứng do mất máu, tổn thương thần kinh, tổn
thương mạch máu,… thậm chí tử vong.
- Chấn thương đầu gối: Do khớp gối đảm nhận nhiều hoạt động khi
chơi thể thao nên dễ bị tổn thương đột ngột, bao gồm:
+ Giãn, rách hoặc đứt dây chằng chéo trước (ACL) thường gặp
nhất ở bộ môn thể thao đối kháng (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, võ
thuật…), gây triệu chứng đau, sưng và khó cử động đầu gối.
+ Giãn hoặc đứt dây chằng chéo sau (PCL) tuy ít gặp hơn, nhưng
vẫn có thể xảy ra và gây đau dữ dội vùng sau gối, sưng viêm và khớp gối lỏng
lẻo.

+ Kéo căng hoặc rách dây chằng giữa khớp gối (MCL) là chấn
thương thường gặp trong bóng đá, khiến vận động viên bị đau gối dữ dội.
+ Chấn thương dây chằng bên ngồi (LCL) là chấn thương thể
thao ít xảy ra, nhưng gây mức độ tổn thương nghiêm trọng, khiến mặt ngoài
đầu gối sưng tấy, cứng khớp và lâu dần gây thối hóa khớp.
+ Rách sụn chêm khớp gối xảy ra khi người chơi thể thao bật dậy
quá nhanh từ tư thế ngồi xổm. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là khớp gối bị đau,
sưng và phát ra tiếng cục lục khi vận động.
- Chấn thương vai – cánh tay – khuỷu tay: Tập luyện quá mức và sai tư
thế có thể dẫn đến:
+ Viêm gân chóp xoay khớp vai với triệu chứng vai bị viêm
sưng, đau nhức và khó cử động.
+ Viêm gân cơ nhị đầu (Biceps Tendinitis) là tình trạng viêm ở
đầu dài của 2 gân cơ nhị đầu bao gồm cả đầu dài và đầu ngắn, thường xảy ra
khi gặp các vị trí chấn thương khớp vai.
+ Hội chứng khuỷu tay Tennis (tennis elbow) hoặc viêm lồi cầu
ngoài xương cánh tay có biểu hiện là đau khi hoạt động khuỷu tay, đặc biệt là
khi cầm vật nào đó hoặc vặn cẳng tay.
8


- Đau thắt lưng cột sống: Nhiều người khi đang chơi các bộ môn thể
thao như chạy xe đạp, tennis, điền kinh, golf, nâng tạ, bơi lội… gặp triệu
chứng đau nhói ở một hoặc hai bên vùng thắt lưng. Nguyên nhân do lực xoay
hoặc nghiêng người quá mạnh dẫn đến bong gân các khớp đốt sống ở vùng
thắt lưng, gây viêm và đau. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị kịp thời,
người chơi vẫn tiếp tục thực hiện động tác sai tư thế. Tình trạng này có thể
dẫn đến sai lệch các đốt sống, làm tăng áp lực lên đĩa đệm và chèn ép rễ thần
kinh, gây đau lưng, thậm chí tê lan dần xuống mơng và chân. Có khơng ít các
vận động viên chun nghiệp đã phải từ giã sự nghiệp của mình vì các chấn

thương cột sống thắt lưng, đặc biệt vùng đĩa đệm thoát vị.
- Viêm cân gan chân: Viêm cân gan chân là tình trạng viêm cân gan ở
bàn chân, thường gây ra cảm giác đau nhói và buốt ở phần gót chân cho người
chơi thể thao. Do áp lực của cơ thể tác động lên cân gan bàn chân quá lớn và
kéo dài, có thể xảy ra các tổn thương. Cơn đau có thể trở lại sau khi vận động,
đi lại nhiều, đặc biệt xuất hiện khi đi bộ vào buổi sáng.
- Viêm gân gót chân Achilles (A-sin): Viêm gân gót chân là tình trạng
gân Achilles hoạt động quá mức dẫn đến sự quá tải về lực và trọng lực, làm
tổn thương vùng gót chân. Phần gân Achilles là nơi có khá ít mạch máu nên
khi chịu áp lực lớn sẽ dễ gây chấn thương, thậm chí có thể dẫn đến rách hoặc
đứt gân gót.
2.3.2. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu và tham khảo; đề tài tìm hiểu và lựa chọn
ra những biện pháp phịng tránh chấn thương cho học sinh trong q trình tập
luyện môn thể dục tại Trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa như sau:
a. Khởi động đúng cách và thư giãn sau mỗi buổi tập
Một trong những biện phòng tránh chấn thương trong thể dục thể
thao hiệu quả nhất đó là bắt đầu bằng một bài khởi động và sau khi kết thúc
cần có thời gian thư giãn. Khởi động giúp cơ thể bắt đầu thích ứng với việc
luyện tập, làm ấm và tăng nhịp tim, tăng thơng khí oxy và đốt cháy năng
lượng cho cơ bắp cùng não hoạt động để bắt đầu một cường độ luyện tập lớn
hơn. Tùy các mơn thể thao mà chúng ta có những bài tập phù hợp nhưng
chung quy lại đó là vận động tất cả các khớp, kéo căng cơ là bài tập ln cần
có.
Việc thư giãn sau khi luyện tập sẽ có tác dụng trái ngược so với
khởi động. Khi thư giãn, hệ hô hấp và hệ tim mạch dần đưa cơ thể trở lại mức
hoạt động bình thường. Như vậy sẽ phòng tránh các triệu chứng thường gặp
sau khi nghỉ ngơi như hoa mắt, chóng mắt, tránh các cơ bắp đau nhức về sau
và hạn chế tình trạng chuột rút. Sau khi dừng tập, chúng ta không nên ngồi
xuống hoặc nằm xuống luôn, hãy đi bộ một cách nhẹ nhàng thêm 5 phút để
thả lỏng cơ bắp. Và thêm một số động tác kéo căng cơ giúp cơ thể dẻo dai

hơn.
b. Tập luyện theo từng nấc, trong giới hạn của bản thân
Rất nhiều người khi chơi thể thao thường đặt cho mình những
mục tiêu cao cũng như ra những thử thách để tạo sự chinh phục. Đó là một
điều tốt, kích thích ý chí luyện tập của bạn. Thế nhưng chúng ta cần có một
9


phương pháp tập luyện một cách khoa học. Đó là tăng dần từng nấc một về
cường độ cũng như độ khó của việc tập luyện, tạo sự thích nghi trong cơ thể.
Khơng nên ngay từ đầu gị ép bản thân luyện tập quá nghiêm
khắc. Điều này dễ dẫn đến các chấn thương như bong gân, rách cơ,… khi thấy
cơ thể phản ứng lại bằng cách báo hiệu đau, hãy dừng lại, thả lỏng và lắng
nghe cơ thể. Tất cả đều cần có q trình, khơng thể vội vàng nhảy bước sẽ gây
ra những hậu quả nghiêm trọng.
c. Cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho quá trình hoạt động thể
dục thể thao
Trong khi hoạt động thể dục thể thao, cơ thể cần phải đốt cháy
nguồn năng lượng lớn cho cho cơ bắt và trí não hoạt động. Chơi thể thao cũng
khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nên cần bổ sung nước. Khi có đủ năng lượng
cũng như lượng nước cần thiết, máu huyết lưu thông trơn tru, các tế bào hoạt
động tốt từ đó hạn chế tình trạng say nắng, mệt mỏi.
Cần bổ sung một bữa ăn nhẹ cách 2 – 3 giờ trước khi bước vào
môn thể thao. Ăn đủ các bữa trong ngày. Bổ sung các thực phẩm giàu chất
dinh dưỡng như carbohydrat lành mạnh và protein.
Lượng nước cần bổ sung: 500 – 600 ml uống trước 2 – 3 giờ.
Uống 240 ml nước trước khi vào trận 30 phút, trong khi vận động cứ sau 20
phút lại bổ sung thêm 240 ml, sau vận động cách 30 phút lại uống 240 ml cho
đến khi cơ thể thấy đủ thì trở về uống bình thường.
d. Chọn trang phục phù hợp

Cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao cần biết đó
là chọn cho mình một bộ trang phục phù hợp. Tùy từng môn thể thao mà có
yêu cầu riêng đối với trang phục, như đặc điểm chung đó là:
+ Vải co giãn tốt để khi hoạt động không bị hạn chế các động
tác.
+ Chất vải mềm, nhẹ để không tăng thêm sức nặng cho cơ thể,
khi tiếp cúc với da cho cảm giác dễ chịu. Vải dày, nặng sẽ khiến cơ thể khi
đang hoạt động lại sinh ra một lượng nhiệt không cần thiết.
+ Thấm hút mồ hơi tốt giúp mồ hơi được thốt ra, khơng bám
dính trên cơ thể.
+ Chất liệu vải khơng gây kích ứng với da.
e. Chọn giày phù hợp: Cũng giống như trang phục, người tập cần chọn
cho mình một đơi giày phù hợp. Trừ mơn bơi lội thì hầu hết trong các môn thể
thao đều sử dụng giày để luyện tập. Giày giúp hạn chế tiếp xúc lòng bàn chết
với bề mặt đất, bảo vệ mắt cá chân và bàn chân. Điều này rất quan trong đối
với những môn thể thao có nhiều yếu tố nguy cơ chấn thương đầu gối như
bóng rổ, bóng đá. Hãy tìm mua cho mình một đơi giày thể thao phù hợp với
kích cỡ chân, chất liệu không được quá cứng, thoải mái, dễ hoạt động.
f. Tập thích nghi với hồn cảnh, mơi trường. Như chúng ta đều biết, các
vận động viên tham gia thi đấu ở nước ngoài thường phải bay đến địa điểm
trước ngày thi đấu nửa tháng đến một tuần. Việc này có ý nghĩa rất lớn, giúp
vận động viên luyện tập với môi trường, thời tiết và sân tập mới. Đây là một
cách giúp cơ bắp thích nghi và sẵn sàng đối phó với các điều kiện thời tiết bất
10


lợi. Dễ nhận thấy như một vận động viên ở xứ nhiệt đới đến tập luyện ở xứ
lạnh. Thì thời gian đầu sẽ rất khó chống lại cái rét. Nhưng khi được luyện tập,
cơ thể sản sinh ra nhiệt đủ để cân bằng với mơi trường. Khi rèn luyện trong
vịng vài tuần là có thể thi đấu được.

g. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Với các vận động viên chuyên
nghiệp thì sẽ có chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng ngày, hàng tuần, hàng
tháng và thậm chí là trong cả buổi tập. Việc này nhằm mục đích dự đoán nguy
cơ chấn thương, đánh giá phương pháp luyện tập có phù hợp, phát hiện kịp
thời các vấn đề của vận động viên. Đây là sự chuẩn bị cần thiết đối với mỗi
người trước khi bước vào luyện tập, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải
các chấn thương.
Giáo viên tìm hiểu, lựa chọn và đưa ra các biện pháp phịng tránh chấn
thương trong q trình giảng dạy mơn thể dục. Qua đó bồi dưỡng kiến thức và
kỹ năng về việc vận dụng các biện pháp phòng tránh chấn thương cho các em
học sinh trong quá trình học tập môn thể dục. Định hướng và hướng dẫn các
em học sinh vận dụng điều kiện thực tế của bản thân để thực hiện các biện
pháp phòng tránh chấn thương trong quá trình tập luyện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Chấn thương trong quá trình tập luyện và học tập môn thể dục là điều
không ai mong muốn xảy ra. Việc hạn chế đến mức tối đa có thể để tránh đi
việc chấn thương trong quá trình tập luyện là điều bắt buộc và thường xuyên.
Thực hiện thường xuyên và nghiêm túc sẽ hướng đến người tập có thói quen
tốt trong việc vận dụng linh hoạt những điều kiện hiện có để phịng tránh chấn
thương. Từ đó mới phát huy được tối đa hiệu quả của việc tập luyện thể dục
đối với sức khỏe của bản thân người tập.
Việc tìm hiểu và hướng dẫn cho các em học sinh THPT các kiến thức và
biện pháp cụ thể để phòng tránh chấn thương khi tập luyện TDTT là bắt buộc.
Giúp các em đạt hiệu quả tối đa trong quá trình tập luyện, nâng cao sức khỏe
thể chất và tinh thần để thực hiện các nhiệm vụ khác. Giúp các em có thêm
kiến thức và hình thành kỹ năng cần thiết khi tham gia các hoạt động TDTT
trong cuộc sống.
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm của bản thân nhằm đóng góp thêm
những kiến thức cần thiết cho đồng nghiệp trong q trình giảng dạy bộ mơn

thể dục trong chương trình GDPT.
3. Kết luận, kiến nghi
3.1. Kết luận
- Việc tìm hiểu và hướng dẫn cho các em học sinh THPT các kiến thức
và biện pháp cụ thể để phòng tránh chấn thương khi tập luyện TDTT là bắt
buộc. Giúp các em đạt hiệu quả tối đa trong quá trình tập luyện, nâng cao sức
khỏe thể chất và tinh thần để thực hiện các nhiệm vụ khác. Giúp các em có
thêm kiến thức và hình thành kỹ năng cần thiết khi tham gia các hoạt động
TDTT trong cuộc sống.
- Thông qua SKKN này tơi muốn đóng góp một phần tích cực giúp cho
việc hồn thành mục tiêu của mơn Thể dục trong chương trình GDPT 2018.
11


3.2. Kiến nghi
1. Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa
- Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến bộ môn Thể dục, tăng cường hỗ trợ
mua sắm tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học phù hợp với yêu cầu của bộ
môn.
- Tăng cường việc nghiên cứu và phổ biến những kinh nghiệm bổ ích
trong việc giảng dạy mơn thể dục trong chương trình GDPT năm 2018.
2. Đối với nhà trường:
- Nên có nhiều sự đầu tư kinh phí nâng cấp và mua sắm dụng cụ, phương
tiện dạy học mới và hiện đại.
- Nên đầu tư, khuyến khích nhiều hơn nữa việc sáng kiến làm đồ dùng
dạy học
3. Đối với giáo viên
- Phải là tấm gương nghiêm túc thực hiện các quy định trong q trình
giảng dạy bộ mơn.
- Phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn

nghiệp vụ.
- Phải ln ln tìm tịi, sang tạo để từng bước cải tiến phương pháp dạy
học cho học sinh.
- Phải thực sự tâm huyết, tận tình với cơng việc, yêu nghề và có tinh thần
trách nhiệm cao trước học sinh và phụ huynh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nghi Sơn, ngày 18 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Lê Thanh Tùng

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Nguồn tư liệu trên Internet.
Chương trình GDPT năm 2018
Các cơng trình nghiên cứu về y học TDTT
HCDC giới thiệu theo hướng dẫn của bác sĩ Bệnh viện 1A
Tài liệu nguồn từ wikipedia


13



×