Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu KINH NGHIỆM KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN GEN CÂY TRỒNG CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC KHU VỰC LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA VÀ CÁC VÙNG PHỤ CẬN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.83 KB, 9 trang )

KINH NGHIỆM KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN GEN CÂY TRỒNG
CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC KHU VỰC LÒNG HỒ
THỦY ĐIỆN SƠN LA VÀ CÁC VÙNG PHỤ CẬN
guyễn Đức Chinh, Vũ Linh Chi,
guyễn Thị gọc Huệ

Summary
The ethnic communities’experience in exploitation and utilization of crop genetic
resources in the area of Son La water-power station and the adjacent areas
The indigenous knowledge of agriculture plays an important role in the conservation
of local crop diversity. Therefore, survey, collection and documentation of the traditional
knowledge on exploitation and utilization of local crop germplasm is one of the first
priority in plant genetic resources conservation in general and crop germplasm in the area
of Son La water- power station and the adjacent areas in particular.
The study results indicated that Thai, H’Mong, Dao minority’ indigenous knowledge
in the study areas are abundant and distinguished. This knowledge deeply influences on
local genetic resources diversity, for example, Thai people eat sticky rice so until now they
cultivate a large of sticky rice varieties (about 277 accessions varieties were collected
from this site). Many herbal remedies have been also used as precious medicine in ethnic
communities. However, together with precious plant genetic resources, the indigenous
knowledge of agriculture is being lost. Thus, need to continue researching it more.
Keywords: Indigenous knowledge, utilization, crop genetic resources, Sơn La.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng Tây Bắc Việt Nam là nơi sinh
sống của rất nhiều dân tộc trong đại gia
đình các dân tộc Việt Nam. Mỗi một dân
tộc thường cư trú trong một môi trường
sinh thái nhất định, các dân tộc Thái, Lào,
Lự sống ở các vùng thấp, còn các dân tộc
H’Mông, Dao, Hà Nhì, Phù Lá, sống ở


các vùng núi cao. Do vậy, mỗi dân tộc có
những loài giống cây trồng khác nhau để
phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong
tục tập quán, tín ngưỡng của dân tộc đó, đã
tạo nên kho tri thức về sử dụng các nguồn
gen cây trồng rất đa dạng và phong phú.
Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài
nước đã khẳng định, giá trị của nguồn gen
cây trồng địa phương gồm hai phần: Phần
vật thể và phần phi vật thể, phần vật thể
chính là bản thân giá trị của nguồn gen và
phần phi vật thể là những kiến thức bản địa
về khai thác và sử dụng nguồn gen đó.
Như vậy để bảo tồn hiệu quả quỹ gen cây
trồng thì đồng thời bảo tồn hai phần giá trị
của nó. Do đó việc điều tra, thu thập và tư
liệu hoá các kinh nghiệm truyền thống, các
kiến thức bản địa liên quan đến nguồn gen
cây trồng là vấn đề rất quan trọng, mang
tính thực tiễn và cấp bách. Trong 3 năm từ
2007 đến 2009, song song với việc tiến
hành điều tra thu thập nguồn gen cây trồng
tại khu vực thủy điện Sơn La và các vùng
phụ cận, nhóm nghiên cứu cũng đã tìm
hiểu kiến thức bản địa liên quan đến sử
dụng và chế biến những nguồn gen này,
nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá
dân tộc, cũng như bảo tồn đa dạng quỹ gen
cây trồng.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các loài giống
cây trồng được cộng đồng các dân tộc khu
vực lòng hồ thuỷ điện Sơn La và các vùng
phụ cận trồng trọt, thu hái để phục vụ cho
các nhu cầu đời sống và kinh nghiệm, tri
thức sử dụng chúng.
Trong quá trình điều tra, thu thập quỹ
gen cây trồng và tri thức bản địa có liên
quan đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp đánh giá nhanh nông
thôn - RRA (Rapid Rural Appraisal);
- Phỏng vấn trực tiếp nông dân;
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua ba năm đã thu thập được 4423
nguồn gen cây trồng các loại cùng với
những kiến thức bản địa về cách thức sử
dụng nguồn gen đó trong 5 tỉnh: Điện
Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai và Yên
Bái từ 20 dân tộc khác nhau. Trong số
nguồn gen trên, thu được 1760 nguồn gen
từ dân tộc Thái, 1553 nguồn gen từ dân tộc
H’Mông và dân tộc Dao là 436 nguồn gen.
Đây cũng là ba dân tộc có kinh nghiệm
khai thác sử dụng nguồn gen cây trồng
phong phú nhất. Trong giới hạn của bài
báo, xin giới thiệu kinh nghiệm sử dụng
nguồn gen của ba dân tộc Thái, H’Mông
và Dao.

1. Kinh nghiệm sử dụng nguồn gen cây
trồng của dân tộc Thái
Dân tộc Thái có mặt ở Tây Bắc Việt
Nam từ rất sớm, sống tập trung ở các tỉnh
Sơn La, Lai Châu, Yên Bái và Hoà Bình, có
hai nhóm địa phương Thái đen và Thái
trắng. Người Thái có kỹ thuật thâm canh
lúa nước khá cao, ngoài ra cũng trồng lúa
và các loại hoa màu khác trên nương để
phục vụ nhu cầu đời sống. Cách thức chế
biến, sử dụng các loại cây trồng này rất đa
dạng và được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1. Một số kinh nghiệm sử dụng nguồn gen cây trồng của dân tộc Thái
TT
Bộ phận
sử dụng
Phương thức sử dụng
Một số nguồn gen đã thu thập
Tên giống
Tên địa
phương
Số thu thập

1 Nhóm cây lương thực, thực phẩm
Hạt Làm bánh, thổi xôi, dùng vào các ngày lễ
hội và ngày tết
Nếp ruộng,
Nếp nương
Tan nương,

Dể nông,
Khẩu pom pộ,


07-01-002
07-01-031
07-01-044

Hạt Dùng để nấu rượu, ngâm rượu, nấu cháo,
uống chữa bệnh đau bụng đi ngoài
Nếp cẩm Khẩu lếch 07-01-034
08-01-242

Thân, hạt Lấy thân cây sau khi đã trổ cờ ăn sống để
giải khát (giống mía). Lấy hạt dùng trong
chăn nuôi, hoặc nổ như bỏng ngô
Cao lương Má manh,
Ỏi manh,
Co khẩu nổ

07-01-037
07-04-051
09-05-111

Hạt Dùng hạt xay thành bột để làm bánh Kê chân vịt Pa 07-01-057

Hạt Lấy hạt, làm sạch, ngâm đồ xôi, ăn ngon Kê đuôi chồn Khẩu phảng 07-01-107

Hạt Dùng hạt giã sống trộn với xôi, gắn liền với
các ngày lễ hội của dân tộc Thái

Vừng dân tộc Má ngà dăm 07-01-049
08-01-043
09-05-149
2 Nhóm cây làm rau, gia vị
Quả, lá
non
Quả non dùng để luộc, xào, quả già ăn
tươi, lá non dùng để xào
Dưa trời Má thiệp,
Má hói,
Mắc háy
07-02-060
09-05-114
08-01-172
Quả, hạt Quả non dùng để xào, nấu canh, luộc ăn,
hạt chín dùng đồ xôi, làm nhân bánh chưng

Đậu nho nhe Má thúa nho
nhe
07-01-098
07-07-168

Quả non Lấy quả xanh nấu canh để dã rượu Cà đắng Mắc cạnh
khôm
08-01-190

Lá, ngọn Làm gia vị Tía tô Phắc se lang

08-01-061
3 Nhóm cây làm thuốc

Củ Củ dùng làm thuốc chữa ho, làm gia vị Gừng Khinh 07-01-150
07-01-192
Dọc lá Dùng dọc lá vắt lấy nước, ngậm chữa viêm
họng
Ráy Phúc chể 07-02-066

Thân, lá Dùng thân, lá nướng lên đắp vào chỗ bị
mụn
Cây chữa mụn
nhọt
Co hán hạn 08-01-179
Củ Ngâm rượu xoa bóp chân, hầm với thịt gà,
cho phụ nữ mới sinh
Tam thất trắng Tam thất
trắng
07-05-055
Củ Dùng củ sao vàng, ngâm với rượu để uống
chữa đau gối, đau tay lưng, ốm yếu ăn
khoẻ lên
Hành đỏ Hòm bố đèng

07-05-068
Ngọn Dùng ngọn luộc, làm nộm, nấu canh, làm
thuốc chữa bệnh sỏi thận
Rau hôi Co phắc nàm
mìn
08-01-033
4 Nhóm cây sử dụng làm mục đích khác
Thân, lá Lấy cây rửa sạch, sắc, gạn lấy nước, để
nguội, ngâm gạo cho xôi màu tím

Cây nhuộm xôi Co kháu cắm

07-02-069
08-01-189
08-01-060
Lá Tuốt lá, vò, ngâm 2-3 ngày, cho 1 lượng
nước vừa phải, sau đó cho vải vào nhuộm
2-3 lượt
Cây nhuộm vải
đen
Co hộp,
Co khảu căm

08-01-180
08-01-191

2. Kinh nghiệm sử dụng nguồn gen cây
trồng của dân tộc H’Mông
Dân tộc H’Mông là một trong những
thành viên quan trọng trong cộng đồng các
dân tộc thiểu số của Việt Nam và sớm có
mặt ở các vùng núi Bắc bộ của nước ta.
Người Mông làm nương, rẫy và ruộng bậc
thang trên các vùng núi cao, có bộ giống
cây trồng và kinh nghiệm sử dụng, chế biến
những nguồn gen này rất phong phú. Kết
quả được ghi nhận ở bảng 2.
Bảng 2. Một số kinh nghiệm sử dụng nguồn gen cây trồng của người H’Mông
TT
Bộ phận

sử dụng
Phương thức sử dụng
Một số nguồn gen đã thu thập
Tên giống Tên địa phương Số thu thập
1 Nhóm cây lương thực, thực phẩm
Hạt Dùng làm bánh chưng, bánh dày, nấu
rượu, thổi xôi, gắn liền với những ngày
lễ, tết, ma chay, cưới hỏi
Lúa nếp Plầu triệu,
Blề blào chớ,
Blề blẩu cày,
07-07-030
09-02-093
09-01-122

Hạt Lấy gạo nấu cơm để nguội, trộn với men
lá rừng, cho vào chum ủ cùng với trứng
gà, sau 3 tháng trứng ăn được và rượu
uống được
Nếp cẩm Blề blẩu xùa, Lẩu
sán

09-01-112,

08-03-032

Hạt
Lấy hạt luộc đến nhừ, đổ ra để nguội, trộn
men rồi ủ (men gồm lá + men Trung
Quốc). Thời gian ủ 1 tuần, nấu như rượu

gạo
Ngô nếp
Ngô tẻ
Pooc cừ blẩu,
Poóc cự đằng
09-04-054
09-06-059
09-06-060

Hạt Lấy bắp ngô bánh tẻ, tẻ hạt, xay ngô
sống, dùng lá bi gói, luộc
Ngô nếp Po cừ plậu đơ,
Po cự plẩu đằng
09-01-026
09-06-062

Hạt Dùng hạt trộn với gạo để nấu cơm hoặc
nấu rượu
Ý dĩ hạt tròn
khía
Kê 08-01-216
09-06-030

Hạt Dùng hạt, nghiền nhỏ làm bánh hoặc
nấu rượu
Mạch 3 góc

Chì á,
Chì cáng
09-04-076

09-04-077

Thân,
bông, hạt
Thân cây sau khi ra hoa dùng ăn tươi
hoặc nấu lên thành đường đến tết làm
nước chấm bánh. Hạt dùng để nấu rượu
hoặc dùng chăn nuôi. Bông sau khi tuốt
hạt bện làm chuổi quét nhà
Cao lương

Kchua plét,
Quản chỉa,
Pạng dua,
Chua.
08-01-093
08-01-117
08-03-033
09-01-101

Hạt Lấy hạt trộn với gạo nếp nghiền bột làm
bánh rán, hoặc dùng để nấu rượu
Kê Pà 07-04-036
08-01-116

Hạt Dùng hạt rang chín, đổ nước luộc đến
khi hạt đậu nở, chắt bỏ nước, đổ đậu
vào bao, ủ vào rơm đến nóng (khoảng
2-3 ngày) đập gừng trộn với muối cho
vào thùng khoảng 2-3 ngày là ăn được.

Đậu tương Tẩu pấu 07-04-025
09-01-123
09-06-074

Hoa, hạt Hoa làm nộm, hạt làm nhân bánh
chưng, nấu chè, nấu canh.
Đậu nho
nhe
Má thúa nho nhe 08-01-170
08-04-127

Củ Lấy củ luộc chín, để nguội, thái lát, trộn
với men, nấu thành rượu
Dong giềng

Cỏ dà 07.05.143
Củ Lấy củ gọt vỏ, đun nước sôi, thả vào có
bọt hớt bọt đi, đun khi chín mềm thì ăn
được, hoặc cắt nhỏ, đun lẫn với nước
tro đến chín, rửa sạch, thái lát, xào với
mỡ.
Khoai nưa Neo Dử,
Cau tậu phú
09-04-043
09-06-083

Củ Lấy củ gọt vỏ, nạo, ngâm nước vôi, đun
chắt nước đi, đổ nước vào đun bình
thường, trước khi ăn rửa nước lạnh
Khoai ngứa


Cò Tẩu phứ 08-04-104
Củ Nạo củ, trộn thêm tro vào nấu để tránh
ngứa, sau đó đun để nguội cắt ra thành
miếng, trộn với gừng, gia vị xào lên
Khoai thờ ơ

Cao cứ thờ 09.01.124
Củ Lấy củ màu đỏ, bằng ngón tay, ngâm
muối 15 ngày (giống muối cà), muối lẫn
với măng và lá tía tô.
Sa nhân Cố giàng hồ 09-06-281
2 Nhóm cây làm rau, gia vị
Củ, lá Củ dùng làm gia vị, lá thái nhỏ, rắc lên
thịt gà, hoặc cho vào nước chấm
Cây gia vị

Pở cay

08-04-105
Lá Làm gia vị ăn cùng với thịt gà và dùng
để nướng cá. Cho vào nước suýt gà
nấu làm canh
Cây gia vị Pìa ca 09-04-046
3 Nhóm cây làm thuốc
Hạt Dùng hạt ngâm nước nóng chữa bệnh
sốt cao
Cao lương
đen
Cuốn día chua 07-07-234


Hạt Dùng hạt rang vàng cho ít mỡ vào lấy
bát úp vào, cho bốc hơi vào miệng
Cà dại Pủ đằng 09-06-276
Củ trên
thân
Lấy củ trên thân chữa bệnh dạ dầy, hoặc
ăn tươi khi uống rượu mà bị đau bụng
Mùng tơi So phắc ke 08-01-203
Củ Lấy củ, thát lát, sao lên, nghiền nhỏ,
trộn với mật ong ăn chữa đau dạ dày.
Làm gia vị
Nghệ đen Khá đăng lu 07-07-046
Hạt Làm thuốc chữa ho Kê đuôi chồn

Kê 08-01-149
Thân, lá Lấy thân lá đun nước tắm, xông hơi để
chữa cảm cúm
Hương nhu

Ko Kăm khớ 08-04-016
Củ Lấy củ đập nát củ, cho vào khăn buộc
vào đầu chữa đau đầu. Buộc 1-2 tiếng
vào cổ tay, cổ chân để chữa cảm cúm.
Nướng củ, thái lát, chườm vào cổ khi
còn nóng để chữa ho. Làm gia vị
Gừng Khía, khinh 08-01-139,
08-01-151,
09-02-017,
09-04-040,


Hạt Dùng hạt ăn sống để chữa trướng bụng
đầy hơi
Cây lanh Mằng 09-01-118
3 Nhóm cây sử dụng làm mục đích khác
Thân, lá Dùng lá, thân đun sôi, lấy nước ngâm
gạo khoảng 2 tiếng, vớt gạo, đồ xôi
Cây nhuộm
xôi
Sủa phong máu
blẩu
09-06-279

Lá Lấy lá ngâm vào nước 1 đêm 1 ngày,
đảo nhiều lần, để lắng, chắt nước, lọc
lấy cặn, pha 1% rượu, cho vải vào 1h,
phơi khô rồi lại nhúng tiếp. Làm nhiều
lần đến khi màu chàm sẫm là được
Cây nhuộm
vải màu
chàm
Gàng


08-04-154


Vỏ thân
cây
Tháng 7 thu cây về, tước vỏ, cuộn lại,

đem nấu từ tối tới sáng, khi đun cho
thêm tro bếp, sau đó đem nhuộm đen,
dệt thành vải.
Cây lanh Nông mà,
Mảng
08-04-070,
09-04-023,

Vỏ thân
cây
Lấy vỏ thân cây phơi khô, tước sợi, se
chỉ dùng dệt vải, may quần áo cho
người chết.
Cây lấy sợi Mặng 08-01-099
Quả Lấy quả già, phơi khô, làm gáo múc
nước
Bầu hồ lô


Tâu a


08-01-219,
08-04-215,

3. Kinh nghiệm sử dụng nguồn gen cây
trồng của dân tộc Dao
Người dao di cư đến Việt Nam vào
khoảng thế kỷ XII, sống phân tán ở hầu hết
các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ.

Người Dao canh tác trên nương rẫy, một số
nơi còn trồng lúa nước. Kinh nghiệm sử
dụng nguồn gen cây trồng của bà con dân
tộc Dao khá phong phú và kết quả được thể
hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Một số kinh nghiệm sử dụng nguồn gen cây trồng của bà con dân tộc Dao
TT
Bộ phận
sử dụng

Phương thức sử dụng
Một số nguồn gen đã thu thập
Tên giống
Tên địa
phương
Số thu thập
1 Nhóm cây lương thực, thực phẩm

Hạt thóc,
hạt cao
lương
Thóc trộn cao lương được đổ vào n
ồi luộc chín,
sau đó vớt ra rải đều trên mặt lá chuối tươi đ
ến
khi nguội, trộn đều với men cho vào chum ủ kín
không đổ thêm nước. Men lá là loại men được
đồng bào tổng hợp từ nhiều loại cây, vị thuốc
như: H
ạt thảo quả, rễ cây ớt rừng, củ riềng,

người dân dùng một chiếc sàng có lỗ nhỏ đặt
trên mặt nồi hoặc chảo đựng nư
ớc. Sau đó đổ
đầy nguyên liệu nấu rượu lên kín mặt sàng,
không để nguyên liệu lọt xuống dư
ới nồi, đặt
hông hoặc chõ nấu trên m
ặt nồi bao kín mặt
sàng nguyên liệu rồi nấu cách thuỷ.
Lúa tẻ mộ,
cao lương
đỏ

Plầu cà
chắt,
Quý giàng si



09-01-005,
09-01-018,
09-01-079


Hạt gạo
Dùng thổi xôi, làm bánh chưng, bánh dày, nấu
rượu
Lúa nếp
Blẩu kiểu,
Bèo chỏm,

Bèo pa ây
09-06-167,
09-01-086,

09-01-087

Hạt gạo Nấu rượu làm thuốc bổ Lúa
Bèo cú, Bèo
u cụ
07-02-032,

09-01-069,

Hạt
Lấy hạt luộc chín, ủ men 1 tuần, nấu thành rượu,
hạt màu đỏ. Phần bông sau khi tách hạt bện làm
chổi quét nhà
Cao lương Cù làng
09-01-079,
09-06-230,

09-06-231

2 Nhóm cây làm thuốc


Hạt
Dùng hạt giải độc khi bị ngộ độc thức ăn, đặc
biệt vừng càng để lâu năm có tác dụng càng cao


Vừng Phà chá
09-01-017

3 Nhóm cây sử dụng làm mục đích khác

Quả
Quả già lấy xơ làm đồ cọ rửa, xơ tắm
Mướp Lày rải
09-01-082

Thân, lá Lá và thân, luộc lấy nước ngâm gạo để nấu xôi Cây khác Nắng làm 09-06-169

T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
8
Kết quả trên cho thấy sự đa dạng và tính đặc thù trong phương thức chế biến, sử dụng
nguồn gen cây trồng của các dân tộc Tây Bắc. Tuy nhiên cũng như nhiều dân tộc khác
sống trên đất Việt, ba cộng đồng dân tộc này đều sử dụng lúa nếp để thổi xôi, làm bánh
trong các ngày lễ, tết, ma chay, cưới hỏi như một biểu tượng của lòng thành kính của
người trần tục đối với các bậc thần linh. Sử dụng cây nhuộm màu xôi cũng là một nét độc
đáo của các dân tộc này. Đối với người Thái, đồ nếp còn được sử dụng phổ biến trong
các bữa cơm hàng ngày nên bà con duy trì một bộ giống lúa nếp rất lớn (227 nguồn gen
lúa nếp). Rượu là thức uống không thể thiếu được đối với đồng bào người Mông và
người Dao, người Mông thì nổi tiếng với thương hiệu rượu ngô Bắc Hà, còn người Dao
thì thương hiệu rượu Sán lùng cũng đã vang danh từ lâu. Nguyên liệu nấu rượu của hai
dân tộc này cũng rất phong phú, đặc biệt là người H’Mông, bà con dùng rất nhiều loại
nguyên liệu khác nhau như loại lúa, ngô, dong riềng, cao lương, kê, mạch ba góc, ý dĩ để
nấu rượu. Những phương thuốc dân gian chế từ nhiều loại cây sẵn có, để chữa trị nhiều loại
bệnh thông thường được đồng bào sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày theo những
cách riêng của mỗi dân tộc.
IV. KẾT LUẬN

Cộng đồng các dân tộc thuộc khu vực thuỷ điện Sơn La và các vùng phụ cận có nhiều
tri thức, kinh nghiệm về sử dụng và chế biến nguồn gen cây trồng. Những tri thức bản địa
và kinh nghiệm cổ truyền này đã được hình thành, duy trì, phát triển và truyn khNu qua
nhiu th h, gn cht vi nhu cu, phong tc, tp quán ca tng dân tc c th, có s
tương tác và thích ng linh hot vi tng vùng, tng iu kin sinh thái khác nhau. ó
chính là nn tng quan trng cho s phát trin bn vng ca cng ng và xoá ói gim
nghèo.
N hng năm gn ây, do chu nhiu tác ng ca quá trình phát trin kinh t, c bit
là h qu nh hưng t vic xây dng thu in Sơn La mà h thng tri thc bn a liên
quan vi a dng sinh hc ang dn dn b mai mt, trong ó có tri thc, kinh nghim s
dng và ch bin ngun gen cây trng. Vì vy  hn ch s mt mát này,  ngh trong
thi gian ti cn quan tâm hơn na ti vic iu tra, thu thp và tư liu hoá h thng tri
thc quan trng này, góp phn bo tn ưc bn sc văn hoá dân tc, h tr cho bo tn
và phát trin a dng tài nguyên di truyn thc vt phc v cho mc tiêu nông nghip và
lương thc.
TÀI LIU THAM KHO
1. guyễn Hương Giang (2006). Kiến thức bản địa. Thiennhien.net.
2. guyễn Thị gọc Huệ, Lưu gọc Trình (2008). Ý nghĩa và nội dung việc tư liệu hoá
tri thức, kinh nghiệm truyền thống, bản địa trong bảo tồn đa dạng sinh học nông lâm
nghiệp. Bài giảng môn học tài nguyên di truyền thực vật. NXB. Nông nghiệp.
3. guyễn Văn Huy, Lê Duy Đại, guyễn Quý Thảo, Vũ Xuân Thảo (2009). Đại gia đình
các dân tộc Việt Nam. NXB Giáo dục.
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
9
4. Cầm Thị Tú Lan và cs. (2004). Tri thức bản địa của phụ nữ Thái Tây Bắc trong
nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
5. guyễn Thị Phương Thảo, Hà Anh Tuấn, Lý Xuân Trung, (2008). Kinh nghiệm và tri
thức sử dụng cây nhuộm màu của các dân tộc thiểu số tại huyện Mường Khương, Lào
Cai. Tri thức truyền thống trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, UNDP
GEF SGP-TKN.

gười phản biện: PGS.TS. guyễn Văn Viết

×