Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Đề cương triết học kỳ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.25 KB, 35 trang )

ĐỀ CƯƠNG TRIẾT KÌ I
Câu 1: Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học và CNDV, CNDT
*- Khái niệm: Vấn đề cơ bản của mọi Triết học, đặc biệt là của Triết học hiện
đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại ( giữa ý thức và vật chất)
- Vấn đề cơ bản của Triết học có 2 mặt trả lời cho câu hỏi lớn
+ Mặt thứ 1: ( mặt bản thể luận ) giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước,
cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác khi truy tìm nguyên
nhân cuối cùng của sự vật, hay sự vận động đang cần phải giải thích, thì nguyên
nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định
+ Mặt thứ 2: ( mặt nhận thức luận ) con người có khả năng nhận thức được thế
giới hay ko? Nói cách khác, khi khám phá sự vật và hiện tượng, con người có
dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay ko.
*Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy vật ( vật chất là cái có trước quyết định ý thức con người là
các nhà duy vật ). Chủ nghĩa duy vật được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản :
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy
vật thời Cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kì này thừa nhận tính thứ nhất của vật
chất nhưng đồng nhất vật chất cới một hay một số chất cụ thể của vật chất và
đưa ra những kết luận mà về sau người ta thấy mang tính trực quan, ngây thơ,
chất phác nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời Cổ đại về cơ bản là đúng vì
nó đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích thế giới, khơng viện đến Thần linh,
Thượng đế hay các lực lượng siêu nhiên.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến
thế kỷ XVIII và điển hình là ở thế kỉ XVII, XVIII. Chủ nghĩa duy vật giai đoạn
này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, cơ giớiphương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên
thế giới đó về cơ bản là ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Tuy còn hạn chế
về phương pháp luận siêu hình, máy móc nhưng đã chống lại quan điểm duy
tâm tôn giáo về thế giới.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những
năm 40 của thế kỉ XIX sau đó đc V.I.Lenin phát triển. Sử dụng khá triệt để
thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi


mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó và là đỉnh
cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng


khơng chỉ phản ánh hiện thực dúng như chính bản thân nó tồn tại mà cịn là một
cơng cụ giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực.
-Chủ nghĩa duy tâm ( ý thức có trước quyết định vật chất là các nhà duy tâm )
bao gồm 2 phái là duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính nhất của ý thức con người.
Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ
quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con
người. Thực thể tinh thần này được gọi tên khác nhau như ý niệm, tinh thần
tuyệt đối, lý tính thế giới.


Câu 2: Khái niệm và vai trò của chủ nghĩa Mác-Lenin
*Khái niệm triết học Mác
- Là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy- thế
giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế
giới.
- Là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng. Đó là hệ thống quan điểm
duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và tư duy; là sự thống nhất hữu cơ
giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Triết học Mác-Lenin trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học của
lực lượng vật chất- xã hội năng động và cách mạng nhất tiêu biểu cho thời đại
ngày nay là giai cấp công nhân, nhân dân lao động, cách mạng và các lực lượng
xã hội tiến bộ trong nhận thức để cải tạo xã hội.

- Ngày nay, Triết học Mác-Lenin là 1 trong những thành tựu vĩ đại nhất của tư
tưởng triết học nhân loại và là hình thức phát triển cao nhất của các hình thức
triết học trong lịch sử
*Vai trò của triết học Mác-Lenin
- Triết học Mác-Lenin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn
- Triết học Mác-Lenin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và
cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ
- Triết học Mác-Lenin là cơ sở lí luận khoa học xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam


Câu 3: Vật chất và các hình thức tồn tại của triết học Mác-Lenin
*- Khái niệm: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
+ Một là: Vật chất là một phạm trù triết học
! Phạm trù vật chất của triết học là kết quả của sự phản ánh khái quát hóa, trừu
tượng hóa của tư duy con người
! Phạm trù vật chất của triết học không giống khái niệm vật chất trong một số
ngành khoa học cụ thể, hay trong đời sống thường ngày
! Các dạng tồn tại cụ thể của vật chất ( sông, núi, đất, nước..) có giới hạn, có
sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác, cịn vật chất nói chung là vơ hạn
và vơ tận, khơng sinh ra, khơng biến mất. Vd: năng lượng…
! Do đó khơng được đồng nhất vật chất với tư cách là phạm trù triết học với
các dạng tồn tại cụ thể của vật chất
+ Hai là: Vật chất có nhiều thuộc tính, nhưng thuộc tính cơ bản nhất, quan
trọng nhất là thực tại khách quan và tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào cảm

giác
Thực tại khách quan là tồn tại thực và ko phụ thuộc vào cảm giác ( ý thức )
của con người. Đây là điều kiện cần và đủ để phân biệt cái j thuộc về vật chất và
cái j ko thuộc về vật chất. Cái j tồn tại khách quan và phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người thì thuộc về vật chất
+ Ba là: Vật chất ( dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó như: ko khí, nước,…)
khi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên giác quan của con người thì gây nên
cảm giác ở con người
! Vật chất là cái có trước, cảm giác ( ý thức ) con người có sau
! Vật chất không tồn tại trừu tượng mà tồn tại thơng qua các dạng tồn tại cụ
thể của nó và bằng cảm giác ( ý thức ) con người có thể nhận thức được
*Ý nghĩa của định nghĩa


- Một là: Bằng việc tìm ra thuộc tính khách quan Lenin đã phân biệt vật chất
với vật thể, khái quát được thuộc tính bản chất phổ biến nhất của vật chất là tồn
tại khách quan độc lập với ý thức con người
- Hai là: Giải quyết đúng đắn về vấn đề cơ bản của triết học về bản chất thế giới
trên lập trường duy vật, bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ quan
điểm thuyết ko thể biết. Định nghĩa đã khắc phục được tính chất siêu hình của
CNDV trước Mác về vật chất
- Ba là:
+ Định nghĩa đã mở đường cho khoa học phát triển. Tạo lí luận cho việc xây
dựng CNDV lịch sử
+ Cống hiến cho khoa học một phương pháp định nghĩa mới
*Phương thức tồn tại của vật chất
(Vận động là phương thức tồn tại của VC )
Với tư cách là một khái niệm triết học, Vận động theo nghĩa chung nhất là mọi
sự biến đổi nói chung- tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là
một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi

quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể cả sự thay đổi vị trí đơn giản nhất cho đến tư
duy
Những hình thức vận động cơ bản của vật chất
- Vận động cơ học: là sự dịch chuyển các vật thể trong ko gian
- Vận động vật lí: vận động của phân tử, các hạt cơ bản, vận động của điện tử…
- Vận động hóa học: là q trình hóa hợp và phân giải các chất
- Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
- Vận động xã hội: sự thay thế các quá trình xã hội của các hình thái KT-XH
*Khơng gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất
- Khơng gian
+ Là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quáng tính, tức là sự chiếm vị trí
của vật thể trong tương quan với các vật thể khác, thể hiện sự cùng tồn tại giữa
các vật thể trong một khung cảnh nhất định
+ Ko gian có 3 chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao
-Thời gian


+ Là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, thể
hiện sự kế tiếp nhau của các quá trình vận động của vật thể
+ Thời gian có tính 1 chiều: từ q khứ đến hiện tại và đến tương lai

Câu 4: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin về nguồn gốc, bản chất và kết cấu
của ý thức


a) Nguồn gốc của ý thức
-Chủ nghĩa duy tâm: ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là
nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ tgioi v/chất
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: khẳng định thế giới “ý niệm” hay “ ý niệm
tuyệt đối” là bản thể, sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: ý thức của con người là do cảm giác sinh ra,
nhưng cảm giác theo quan niệm của họ không phải là sự phản ánh thế giới
khách quan mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân tồn tại tách rời, biệt lập với thế
giới bên ngoài
-Chủ nghĩa duy vật siêu hình: xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn
gốc của ý thức. Tuy nhiên do trình độ phát triển khoa học của thời đại mà họ
đang sống còn nhiều hạn chế và bị phương pháp siêu hình chi phối nên những
quan niệm về ý thức cịn nhiều sai lầm. Các nhà duy vật siêu hình đã đồg nhất ý
thức với vật chất. Họ coi ý thức cx chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất
sản sinh ra
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình
tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái đất, đồg thời là kết quả trực
tiếp của thực tiễn XH- lịch sử của con người. Ý thức có hai nguồn gốc: nguồn
gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
+ Nguồn gốc tự nhiên gồm :
+ Bộ óc con người
+ Mối quan hệ giữa con người với tgioi kh.quan
+ Phản ánh: có 4 hình thức (vật lí hóa học; sinh học;tâm lí;năng động stao)
+ Nguồn gốc xã hội gồm: + Lao động
+ Ngơn ngữ
! Lao động
@ Là q trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên
nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là q
trình trong đó bản thân con người đóng vai trị mơi giới, điều tiết sự trao đổi vật
chất giữa mình với giới tự nhiên
@ Trong quá trình lao động con người tác động vào tgioi kh.quan làm cho
tgioi kh.quan bộc lộ ra những thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động của nó,
biểu hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát đc



@ Lao độg cịn là q trình phát triển bản thân con người biến từ vượn
thành người
! Ngôn ngữ
@ Là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức; ko có ngơn ngữ, ý
thức ko tồn tại và ko thể thực hiện đc
@ ngôn ngữ giúp con người tổng kết thực tiễn, trao đổi thông tin làm cho ý
thức con người phát triển
@ Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là công cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ
con người có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, có thể giao tiếp, trao đổi tư
tưởng, lưu giữ, kế thừa tri thức, kinh nghiệm
@ Ý thức là 1 hiện tượng có tính xã hội, do đó ko có phương tiện trao đổi về
mặt ngơn ngữ thì ý thức ko thể hình thành và phát triển đc
 Nếu chỉ có nguồn gốc tự nhiên con người ko thể có ý thức và ngược lại chỉ
dựa vào nguồn gốc xã hội ý thức cx ko đc hình thành
b) Bản chất của ý thức
*Về bản chất, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình
phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
- Ý thức là hình ảnh và hiện thực khách quan trong bộ ốc con người. Nội dung
phản ánh khách quan. Hình thức phản ánh chủ quan
- Ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội
+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh
+ Xây dựng các học thuyết, lí thuyết khoa học
+ Vận động để cải tạo hành động thực tiễn
( Sáng tạo là đặc trưng bản chất của ý thức )
*Ý thức mang bản chất lịch sử- xã hội
- điều kiện lịch sử
- Quan hệ xã hội
C) Kết cấu của ý thức
- Theo chiều ngang : + Tri thức



+ Tình cảm
+ Ý chí
_ Theo chiều dọc: + Tự ý thức
+ Tiềm thức
+ Vơ thức
_ Vấn đề trí tuệ nhân tạo: phân biệt ý thức và máy tính điện tử là 2 quá trình
khác nhau về bản chất

Câu 5: Những nguyên lí cơ bản của phép biện chứng duy vật
( Có 2 ngun lí của phép duy vật biện chứng )


*Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
- Kn: Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua
lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của 1
sự vật, của 1 hiện tượng trong thế giới
- Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự
vật, hiện tượng của thế giới đồng thời cx dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở
nhiều sự vật hiện tượng của tgioi, trong đó nhg mối liên hệ phổ biến nhất là nhg
mối liên hệ tồn tại ở mọi svat, htg của tgioi, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của
phép biện chứng.
Vd: Mối liên hệ giữa cơ thể sống động, thực vật với môi trường; con người với
con người; mối liên hệ giữa chính trị, kinh tế, xã hội….
-Tính chất của mối liên hệ
a) Tính khách quan
Vì các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới đa dạng, phong phú, khác nhau,
song chúng đều dạng cụ thể của thế giới vật chất. Và chính tính thống nhất vật
chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ. Nhờ có tính thống nhất đó, các sự vật,
hiện tượng ko thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà ln tác động qua lại,

chuyển hóa lẫn nhau
Vd: Chúng ta biết đc tính cách của 1 người nào đó thơng qua hoạt động hàng
ngày của người đó đối với mọi người xung quanh.
b)Tính phổ biến
+ Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cx liên hệ với sự vật, hiện tượng khác ko có sự
vật, hiện tượng nào nằm ngồi mối liên hệ. Mối liên hệ cũng có ở tất cả mọi lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy
Vd: Ko có 1 quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển khi ko có mối liên hệ với
các quốc gia khác vì có mối liên hệ chung của nhân loại, sự hợp tác tồn cầu
hóa đói nghèo, dịch bệnh…
+ Mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức đặc biệt, tùy theo điều kiện nhất
định. Nhưng dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mlh p. biến
Vd: Các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu mối liên hệ riêng, cụ thể
c)Tính đa dạng, phong phú
Có những mối liên hệ chỉ tác động từng sự vật, hiện tượng, từng lĩnh vực cụ
thể. Nhưng có những mối liên hệ nó tác động lên rất nhiều sự vật, hiện tượng,
rất nhiều các lĩnh vực


Vd: Trong quá trình sxuat, mối liên hệ bên trong là chúng ta tạo ra sp bán cho
người để phục vụ cho cuộc sống, nhưng bên ngoài để bán đc sp ra thị trường
phải thông qua giữa quan hệ người với người, khi con người tham gia quá trình
sản xuất phải có tri thức, giáo dục, y tế, văn hóa để có sp chất lg….
_ Ý nghĩa phương pháp luận
+ Mối liên hệ mang tính khách quan. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn khi tìm
hiểu mối liên hệ thì tìm ngay chính bản thân sự vật
+ Mối liên hệ mang tính phổ biến. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải có
quan điểm tồn diện
+ Quan điểm tồn diện
• Trong nhận thức, địi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ

qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, các mặt chính của sự vật và trong sự tác
động qua lại giữa sự vật đó vs sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp hay
mối liên hệ gián tiếp
• Trong hoạt động thực tiễn chúng ta càng biết nhiều thông tin bao nhiêu thì
chúng ta càng tránh đc sự thất bại bấy nhiêu
Vd: Khi đánh giá bản chất của 1 ai đó thể phải đánh giá tổng thể các quan hệ
gia đình, bạn bè của người đó
+ Từ tính chất đa dạng, phong phú của mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động
nhận thức, thực tiễn khi thực hiện quan điểm toàn diện thì phải cần có quan
điểm lịch sử cụ thể
+ Quan điểm lịch sử
• Xuất phát từ điều kiện, hồn cảnh mà sự vật sinh ra, tồn tại, phát triển để
nhận thức về nó
• Khơng áp dụng máy móc, cứng nhắc tri thức về sự vật trong hoàn cảnh
lịch sử, cụ thể này vào hoàn cảnh lịch sử- cụ thể khác
Vd: Việc đánh giá phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa ko giống với
phụ nữ hiện đại
*Nguyên lí về sự phát triển
- Kn:
+ Phát triển là quá trình biến đổi về chất theo hướng ngày càng hồn thiện ( phát
triển khác với tăng trưởng ) Là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật


+ Là một hình thức của vận động, là vận động đi lên. Là sự thay đổi ko chỉ về
số lg mà còn về chất lg của bản thân sự vật đó. Đặt trong cả ko gian, tgian
+ Là quá trình biến đổi về chất dẫn đến quá trình ngày càng hoàn thiện của sự
vật, htg( phân bt tăng trưởng và ptrien )
+ Tiến hóa là một dạng của phát triển diễn ra từ từ, biến đổi hình thức xã hội từ
đơn giản đến phức tạp. Tiến bộ là qtrinh cải thiện đời sống từ chưa hoàn thiện

đến hoàn thiện hơn
_ Tính chất của sự phát triển
Tính khách quan: được biểu hiện trong chính nguồn gốc của sự vận động
và phát triển.
+ Do mâu thuẫn chính bên trong sự vật quy địh. Đó là q trình giải quyết
liên tục mâu thuẫn bên trong sự vật
+ Sự phát triển như vậy hoàn toàn ko phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng,
ý chí của con người
+ Dù con người có muốn hay ko muốn, sự vật vẫn phát triển theo khuynh
hướng chung của thế giới vật chất
Vd: + Một cơ thể sống ln ln giải quyết mâu thuẫn giữa đồng hóa, dị hóa
trong cơ thể đó
+ Hạt lúa, hạt đậu khi có đất, nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng nên dù ko
có con người nhưng nó vẫn phát triển
Tính phổ biến: nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy, ở bất cứ
sự vật nào, hiện tượng nào của thế giới khách quan
+ Trong tự nhiên, sự phát triển ở giới vô cơ biểu hiện dưới dạng biến đổi các
yếu tố và hệ thống vật chất, sự tác động qua lại giữa chúng và trong điều kiện
nhất định sẽ làm nảy sinh các lớp hợp chất phức tạp. Từ đó cũng làm xuất hiện
các hợp chất hữu cơ ban đầu làm tiền đề của sự sống. Trong giới hữu cơ, sự phát
triển thể hiện ở khả năng thích nghi của sinh vật với sự biến đổi của môi trường.
Vd: Người ở các miền Nam, Trung, Tây khi ra miền Bắc làm việc, thời
gian đầu họ sẽ cảm thấy vơ cùng khó chịu vì thời tiết hay thay đổi, nhưng lâu
dần họ quen và thích nghi đc
+ Trong tư duy, phát triển thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc
hơn, đầy đủ, chính xác hơn về TGQ.
Vd: Trình độ hiểu biết, trình độ phát triển khoa học kĩ thuật của nhân loại
ngày một được nâng cao
+ Trong xã hội, ptr thể hiện ở sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, mà hình thái kinh tế - xã hội sau bao giời cũng cao hơn, vượt trội hơn.
Vd: Mức chi tiêu sinh hoạt của thời đại ngày một đc cải thiện so vs XH trc



nTính đa dạng, phong phú, khuynh hướng phát triển :Là khuynh hướng
chung của mọi sự vật, hiện tượng:
+ Mọi sự vật, hiện tượng có q trình ptr khác nhau.
+ Tồn tại ở thời gian, không gian khác nhau, sự vật sẽ ptr khác nhau.
+ Trong quá trình phát triển, sự vật còn chịu tác động của sự vật khác, của các
điều kiện, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển, đơi có thể đổi chiều
hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi.
Vd: Ko thể đồng nhất tính chất, phương thức phát triển của giới tự nhiên với
sự phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển của giới tự nhiên thuần túy
tn theo tính tự phát, cịn sự phát triển của xã hội lồi người lại có thể diễn
ra một cách tự giác do có sự tham gia của nhân tố ý thức
Tính kế thừa: Các sự vật hiện tượng mới ra đời tiến bộ hơn so với cái cũ bởi
nó kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ.
Vd: KH hiện đại kế thừa những thành tựu KH trước đó.




Ý nghĩa phương pháp luận:
Khi nghiên cứu sự vật hiện tượng phải đặt nó trong khuynh hướng vận
động phát hiện xu hướng biến đổi k chỉ nhận thức ở trạng thái hiện tại
mà còn dự báo khuynh hướng ptr trong tương lai.
Biết phát hiện và ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát
triển; chống bảo thủ, trì trệ định kiến
Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạ
chúng trong điều kiện mới.

Câu 6: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người,
là những mơ hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn
có ở tát cả các đối tượng hiện thực.


CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG
 Phạm trù cái chung cái riêng:
-Cái riêng: là một phạm trù để chỉ 1 sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất
định, hoặc một hệ thống các sự vật liên hệ với nhau thành một chỉnh thể, tồn tại
tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng khác
Vd: 1 cây bút, 1 quyển sách…
-Cái chung: dùng để chỉ những mặt những thuộc tính, những yếu tố, những
quan hệ,.. tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng
Vd: Tất cả các cơ thể sống đều phải thực hiện quá trình trao đổi chất
Cái chung được chia làm 2 loại phổ biến
+ Cái chung phổ biến: cái chung có trong tất cả các sự vật cùng nhóm
Vd: Sinh viên là những người học trong trường cao đẳng, đại học
+ Cái chung đặc thù: cái chung có ở một số sự vật, hiện tượng trong cx nhóm
Vd: Trong lồi người, có những tộc người màu da, màu tóc khác nhau
-Cái đơn nhất: dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, q trình chỉ có ở một sự
vật, hiện tượng nào đó mà ko lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác
Vd: Tp Hà Nội là cái riêng, Hồ Gươm là cái đơn nhất
 Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:
- Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, chúng có mối liên hệ hữu cơ
với nhau
- Cái chung tồn tại khách quan, nhưng chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái
riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là ko có cái chung thuần túy tồn
tại bên ngoài cái riêng
Vd:
-Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ cái chung, ko có cái riêng tồn tại hồn

tồn cô lập, ko liên hệ với cái chung
Vd: Mỗi cá nhân mỗi người là một cái riêng, nhưng mỗi cá nhân ko thể tồn tại
ngoài mối liên hệ với tự nhiên và xã hội


-Cái riêng là cái toàn bộ nên phong phú hơn cái chung. Cái chung là cái bộ
phận nên ko phong phú bằng cái riêng nhưng sâu sắc hơn cái riêng, gắn với bản
chất của sự vật
( Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì nó phản ánh những thuộc tính, những mối
liên hệ ổn định, tất yếu lặp lại nhiều lần ở cái riêng )
-Cái đơn nhất và cái chung, cái riêng và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau
trong những điều kiện nhất định
Vd: Tư tưởng trọng nam khinh nữ ngày nay trở nên lạc hậu, từ cái chung trong
xã hội phong kiến trở thành cái đơn nhất trong XH ngày nay
*Ý nghĩa phương pháp luận:
- Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn. Không nhận thức được cái chung thì trong thực tiễn khi
giải quyết mỗi cái riêng, mỗi trường hợp cụ thể sẽ mắc phải sai lầm, mất
phương hướng. Muốn nhận thức cái chung phải thông qua nghiên cứu nhiều cái
riêng, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan.
Vd: Muốn nhận thức 1 quy luật phát triển của nền sản xuất của một quốc gia
nào phân tích, so sánh, nghiên cứu q trình sản xuất thực tế ở những thời điểm
khác nhau và những khu vực khác nhau để tìm ra mối liên hệ chung tất nhiên ổn
định của nền sản xuất đó
-Muốn áp dụng cái chung vào cái riêng phải căn cứ vào đặc điểm của cái
riêng để cụ thể hoá cái chung. Tránh tuyệt đối hoá cái chung (sẽ rơi vào bệnh
dập khn, giáo điều khơng thấy được tính cá biệt của cái riêng) hay tuyệt đối
hoá cái riêng (bệnh cục bộ, địa phương).
Vd: Khi áp dụng lí luận chung triết học vào từng quốc gia cần phải căn cứ vào
đặc điểm riêng của từng quốc gia, nếu ko sẽ mù quáng, mị mẫm

-Có thể chủ động tạo điều kiện cho cái đơn nhất có lợi trở thành cái chung và
cái chung bất lợi thành cái đơn nhất.
NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ
 Phạm trù nguyên nhân- kết quả:


-Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau tạo ra một
sự biến đổi nhất định.
-Kết quả là phạm trụ dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác
giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.
Ví dụ: ngun nhân cái bóng đèn sáng là do dịng điện chạy qua làm dây tóc
bóng đèn nóng lên (do sự tương tác của dòng điện với dây tóc bóng đèn).
− Phân biệt nguyên nhân, nguyên cớ và điều kiện:
Nguyên cớ
Là yếu tố bên ngoài ko
trực tiếp sinh ra kqua, có
ảnh hưởng ngẫu nhiên tới
kqua, từ đó có thể xúc
tiến kqua xảy ra nhah
hơn

Nguyên nhân
Là cái sinh ra kqua,
ln xuất hiện trước
kqua cịn kqua bh cx
xuất hiện sau khi
nguyên nhân đã xuất
hiện


Điều kiện
-Là những yếu tố gắn liền
với nguyên nhân, liên hệ
với nguyên nhân trong cx
1 ko gian và thời gian, tác
động vào nguyên nhân làm
cho nguyên nhân phát huy
tác dụng
- Điều kiện ko trực tiếp
sinh ra kqua

Vd:1 phản ứng hóa học thì chất xúc tác là điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học.
 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
• Một nguyên nhân có thể dẫn tới nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc
vào hoàn cảnh, lịch sử cụ thể:
+ Vd: cuộc cách mạng công nghệ thông tin ( nguyên nhân) đã làm biến đổi to
lớn và cơ bản nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội.
+ Vd: nguyên nhân béo thì dẫn tới kết quả là xấu, khó vận động, thèm ăn, tự ti,
mắc bệnh, mất nhiều cơ hội việc làm, k có nhiều mối quan hệ.
+ Vd: bị điểm kém dẫn đến nhiều kết quả : …
* Cùng một kết quả có thể được gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
tác động riêng rẽ


- Vd: thành tựu của công cuộc đổi mới ở việt nam là kết quả hoạt động tích
cực của nhiều ngành nhiều lĩnh vực nhiều lực lượng, chính trị- xã hội.
- Vd: bị điểm kém do nhiều nguyên do : do k chú ý, do học dốt thật, do k đủ
thiết bị học tập, do hoàn cảnh.
=>> nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau: mọi sự vật, hiện
tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ

khác lại là kết quả và ngược lại
Vd: Học giỏi do nguyên nhân chăm chỉ, thông minh, thầy cô dạy tốt. Học giỏi
lại là nguyên nhân cho cơ hội việc làm cao. Cơ hội xin việc lại là nguyên nhân
cho thu nhập ổn định
 Ý nghĩa của phương pháp luận:
− Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và
tiêu vong nên trong HĐ thực tiễn muốn loại bỏ hoặc tạo 1 hiện
tượng nào đó phải hiểu nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu
vong của nó.
− Mọi sự vật, hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân sinh ra,
những ngun nhân này có vị trí rất khác nhau trong việc hình
thành kết quả. Vì vậy, ta phần phân biệt các nguyên nhân, xem
đâu mới là nguyên nhân bên trong đâu mới là nguyên nhân bên
ngoài, đâu là nguyên nhâ chủ yếu và thứ yếu,… => Phải nắm
được những nguyên nhân tác động cùng chiều và ngược chiều
để tạo ra sức mạnh tổng hợp, hạn chế được các nguyên nhân
nghịch chiều.
− Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng kết quả không thụ động
mà tác động trở lại nguyên nhân vì vậy phải biết khai thác, vận
dụng các kết quả để nâng cao nhận thức và tiếp tục thúc đẩy sự
vật hiện tượng phát triển.
TẤT NHIÊN – NGẪU NHIÊN
 Phạm trù cái tất nhiên – ngẫu nhiên:
-Tất nhiên: Là phạm trù chỉ những hiện tượng, quá trình do những nguyên
nhân bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất
định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được.
Vd: Con người sinh ra tất nhiên phải chết.


-Ngẫu nhiên: Là phạm trù chỉ những hiện tượng, quá trình khơng do mối liên

hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất quyết định, mà do các nhân tố bên ngoài,
do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó nó có thể xuất
hiện, có thể khơng xuất hiện, có thể như này, có thể xuất hiện khác đi.
Vd:
-Quả trứng được gà mẹ áp sau 21 ngày với đk, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp sẽ nở
thành gà con – là cái tất nhiên. Nhưng trong một số trường hợp không nở được
gà con – ngẫu nhiên.
-Gieo một động xu thì sẽ có mặt sấp, mặt ngửa – cái tất nhiên. Gieo nó ra mặt
nào thì là cái ngẫu nhiên.
 Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
− Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, và đều có vị trí,
vai trò nhất định đối với sự phát triển của sự vật, trong đó cái tất
nhiên đóng vai trị quyết định.
− Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với
nhau. Tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thơng
qua vơ số cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của
cái tất nhiên đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên.
− Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hố cho nhau trong những
điều kiện nhất định.
Vd: Trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội nguyên thuỷ là ngẫu nhiên,
nhưng ngày nay hành động đó là tất nhiên vì lực lượng sản xuất phát triển, nhu
cầu trao đổi của con người là thiết yếu.
 Ý nghĩa phương pháp luận:
− Để nhận thức và cải tạo được sự vật con người phải nắm lấy cái tất
nhiên, dựa vào cái tất nhiên, không được dựa vào cái ngẫu nhiên.
− Cái tất nhiên bộc lộ qua vô vàn cái ngẫu nhiên. Do vậy muốn nhận
thức cái tất nhiên phải tìm hiểu cái ngẫu nhiên.
− Cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật nhưng
có ảnh hưởng đến sự vật ấy, thậm chí đơi khi có thể làm cho quá
trình phát triển biến đổi đột ngột cho nên trong nhận thức cũng như

trong HĐ thực tiễn không nên bỏ qua cái ngẫu nhiên bất ngờ xuất
hiện.


NỘI DUNG – HÌNH THỨC
 Phạm trù nội dung – hình thức:
− Nội dung: Là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá
trình tạo nên sự vật.
− Hình thức: Là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ
thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự
vật đó.
+ Vd: Con người: Nội dung là tâm lý, tính cách, bộ phậnn sinh học.
Hình thức: kết cấu sinh học, biểu hiện của năng lực, tính cách, quan hệ,…
Trong một số tác phẩm văn học, nội dung của tác phẩm là những sự kiện của
cuộc sống hiện thực mà tác phẩm phản ánh, cịn hình thức của tác phẩm là thể
loại, kết cấu, bố cục của tác phẩm
 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
− Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức:
+ Nội dung và hình thức là một thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, khơng
tách rời nhau. Khơng có một hình thức nào lại không chứa đựng nội dung, cũng
như ko có nội dung nào lại ko tồn tại hình thức
+ Nội dung và hình thức khơng phải bao giờ cũng hồn tồn phù hợp với nhau,
khơng phải bao giờ nội dung cũng được thể hiện bằng một hình thức và ngược
lại, khơng phải một hình thức bao giờ cũng chỉ chứa đựng một nơi dung.
Vd: Q trình sản xuất ra sp bao gồm những yếu tổ nội dung: con người, công
cụ LĐ, vật liệu,… nhưng cách tổ chức phân công LĐ có thể khác nhau.
- Trong quan hệ nội dung và hình thức thì nội dung giữ vai trị quyết định
đối với hình thức.
+ Ví dụ: LLSX( Nd ) – QHSX (Ht) => LLSX quyết định.
- Hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung.

+ Thúc đẩy (nếu hình thức phù hợp với ND).
+ Kìm hãm (nếu hình thức kh phù hợp với ND).


+ Ví dụ: năm 1986, là cơ chế hành chính bao cấp, QHSX khơng phù hợp với
LLSX => kìm hãm sự phát triển của sản xuất vật chất. Hiện nay, QHSX phù
hợp với LLSX nên đã thúc đẩy kte – XH phát triển.
 Ý nghĩa phương pháp luận:
- Phải chú ý đến sự thống nhất giữa ND và HT, không được tách rời, tuyệt đối
hoá một trong hai mặt. Đặc biệt cần tránh rơi vào chủ nghĩa hình thức.
- Nội dung quyết định hình thức nên căn cứ vào ND mà xác định HT cho thích
hợp. Có thể tìm hiểu HT thích hợp để thúc đẩy ND phát triển.
- Khi HT đã lạc hậu, mẫu thuẫn với ND thì phải kiên quyết thay đổi HT để tạo
điều kiện thuận lợi cho ND phát triển.
BẢN CHẤT – HIỆN TƯỢNG
 Phạm trù bản chất và hiện tượng:
− Bản chất: Là tổng hợp tất cả các mặ, những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát
triển của sự vật.
− Hiện tượng: Là cái biểu hiện bên ngoài của bản chất.
Vd: Bản chất của một nguyên tố hoá là mối quan hệ giữa điện tử và hạt nhân.
Hiện tượng của nguyên tố hoá học là tính chất của ngun tố đó khi tương tác
với các nguyên tố khác.
 Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:
− Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan và gắn bố chặt chẽ, thống
nhất với nhau, biểu hiện ở :
+ Bản chất bao giờ cũng được bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ
cũng là sự biểu hiện của bản chất.
+ Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ ra qua các hiện tượng tương ứng, và bất
kì hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó => bản chất

và hiện tượng phù hợp lẫn nhau.
Ví dụ: Bản chất của giai cấp tư sản, của chế độ TBCN là bóc lột giá trị thặng
dự (giá trị do công nhân làm thuê lao động làm ra). Bản chất được bộc lộ qua
nhiều hiện tượng: Bần cùng hố giai cấp vơ sản, thất nghiệp, khủng hoảng kte, ô


nhiễm mơi trường. Khi khơng cịn giai cấp tư sản, khơng cịn chế độ bóc lột,
những hiện tượng kia cũng biến mất.
− Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, thể
hiện ở chỗ:
+ Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại của sự vật, còn
hiện tượng bản ánh cái riêng, cái cá biệt.
+ Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực, còn hiện tượng là mặt
bên ngoài của hiện thực ấy.
+ Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm, cịn hiện tượng khơng ổn định, nó
ln trơi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất.
+ Hiện tượng có thể phù hợp hoặc khơng phù hợp với bản chất. Nhìn chung
hiện tượng phù hợp với bản chất nhưng trong một số trường hợp hiện tượng kh
phù hợp với bản chất, thậm chí biểu hiện sai lệch bản chất của sự vật.
Ví dụ: Chế độ tư bản có nền kte hàng hố phát triển. Giai cấp tư sản che dấu sự
bóc lột giá trị thặng dư bằng cách trả lương cho công nhân và cho phép một số ít
cơng nhân cùng tham gia sở hữu tư liệu sx).
 Ý nghĩa phương pháp luận:
− Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải nguyên cứu từ hiện tượng.
− Con người muốn làm chủ được sự vật phải dựa vào bản chất, không được
dựa vào hiện tượng. Tuy nhiên bản chất cũng biến đổi không phải hồn
tải cố định, do vậy phải có thái độ biện chứng mềm dẻo, căn cứ cả vào
hiện tượng để xác định bản chất cụ thể.
KHẢ NĂNG – HIỆN THỰC
 Phạm trù khả năng và hiện thực:

-Khả năng: Là phạm trù chỉ những cái hiện chưa có, chưa xuất hiện, còn đang
tồn tại tiềm ẩn trong sự vật, hiện tượng nhưng sẽ có, sẽ xuất hiện khi có điều
kiện thích hợp. Khả năng có: khả năng thực tế, khả năng không thực tế, khả
năng gần, khả năng xa,…
-Hiện thực: Là phạm trù chỉ cái đã xuất hiện, đang tồn tại thực sự trong thực
tế. Hiện thực gồm: hiện thực chủ quan (những khái niệm, phạm trù, tư tưởng


đang tồn tại trong đầu óc con người), hiện thực khách quan (những sự vật hiện
tượng đang tồn tại, đang thuộc về thế giới vật chất).
Ví dụ: Sự tồn tại của nền dân chủ, giai cấp vô sản, dịch bệnh corona,…
 Mối quan hệ biến chứng giữa hiện thực và khả năng:
− Hiện thực và khả năng tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
không tách rời nhau, thường xun chuyển hố lẫn nhau trong q
trình phát triển của sự vật vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng,
còn khả năng hướng tới biến thành hiện thực.
− Một sự vật không chỉ chứa đựng một khả năng mà có nhiều khả
năng.
− Để một khả năng nào đó biến thành hiệnn thực thường cần có một
khơng chỉ một điều kiện mà là một tập hợp điều kiện cần và đủ để
khả năng biến thành hiện thực.
− Ví dụ: Để CMXHCN nổ ra cần tập hợp các điều kiện:
+ Giai cấp thống trí khơng thể giữ ngun sự thống trị của mình dưới dạng cũ
nữa.
+ Giai cấp bị trị bần cùng hố q mức bình thường.
+ Tính tích cực của quần chúng được tăng lên đáng kể.
+ Giai cấp CM có đủ năng lực tiến hành những hành động cách mạng mạnh mẽ,
đủ sức đập tan chính quyền cũ.
 Ý nghĩa phương pháp luận:
- Khả năng không tồn tại thuần tuý ngoài hiện thực, do vậy cần phải căn cứ vào

hiện thực, nghiên cứu những mối liên hệ hiện thực, sự vận động biến đổi hiện
thực của sự vật để tìm khả năng của sự vật.
- Vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên tron
HĐ thực tiêxn cần dựa vào hiện thực không được dựa vào khả năng. Nếu dựa
vào khả năng sẽ dễ rơi vào ảo tưởng.
- Khả năng biến thành hiện thực trong điều kiện nhất định, do vậy trongg HĐ
thực tiễn con người có thể chủ động tạo ra đk để biến khả năng có lợi thành hiện
thực, hoặc ngăn cản khả năng khơng có lợi trở thành hiện thực


Câu 7: Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
• Quy luật: Là mối quan hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu
giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp.
• Có nhiều cách phân loại quy luật
- Căn cứ vào mức độ tính phổ biến + Quy luật riêng
+ Quy luật chung
+ Quy luật phổ biến
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động + Quy luật tự nhiên
+ Quy luật xã hội
+ Quy luật tư duy
Phép biện chứng nghiên cứu những quy luật phổ biến tác động trong tất
cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy


Phép biện chứng duy vật có 3 quy luật cơ bản:
- Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi
về chất và ngược lại cho thấy những phương thức của sự vận động và
phát triển.
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập cho thấy nguồn gốc
của sự vận động và phát triển.

- Quy luật phủ định của phủ định cho thấy khuynh hướng của sự vận động
và phát triển.
A. Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về

chất và ngược lại.

• Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và
phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật,
hiện tượng đã tích luỹ những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng
nhất định. Nó cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và ptr, khi
cho thấy sự thay đổi về lượng của sv, htg diễn ra từ từ kết hợp
với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sv, htg vừa có bước
tiến tuần tự, vừa có những bước đột phá, nhảy vọt.
 Khái niệm chất và lượng




− Khái niệm chất: Là một phạm trù triết học, dùng để chỉ tính quy
định khách quan vốn có của sv, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc
tính làm cho vực vật là nó chứ kh phải là cái khác (điểm khác nhau
cơ bản nhất để phân biệt nó với cái khác, khẳng định nó là nó
khơng phải cái khác).
Ví dụ: người với động vật thì thuộc tính cơ bản của người để phân
biệt là biết chế tạo công cụ lao động, có tri thức, nhận thức, ý thức.
− Đặc trưng tính quy định về chất:

Chất có tính khách quan, gắn liền với sv, khơng có tính chất
thuần t tồn tại ngồi sv.


Chất của sv tồn tại thơng qua thuộc tính của sv, nhưng khơng
đồng nhất với thuộc tính của sv. Sự phân biệt giữa chất và thuộc tính có ý nghĩa
tương đối.

Sự vật khơng phải chỉ có một tính quy định về chất, mà có
nhiều tính quy định về chất. Theo Ăngghen thì sv có vơ vàn chất, tuỳ theo QH
cụ thể mà tính quy định về chất được bộc lộ ra.

Chất có tính ổn định, nói lên mặt đứng im tương đối của sv.
Quan hệ giữa chất và thuộc tính của sự vật:
 Thuộc tính của sv là những tính chất, trạng thái, những yếu tố cấu
thành sự vật.
 Mỗi sv có những thuộc tính khác nhau, nhưng khơng phải bất kỳ
thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sv, chỉ có những thuộc tính cơ
bản quy định chất của sự vật.
 Thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại với các
sự vật, htg khác.
− Quan hệ giữa chất và kết cấu của sự vật: Chất của sự vật không
những quy định bởi chất của yếu tố cấu thành, mà còn bởi phương thức
liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
Ví dụ: Kim cương và than trì cả hai đều được cấu tạo từ cacbon, nhưng
do cấu tạo khác nhau mà tạo thành than trì hay kim cương.
− Khái niệm lượng: Là một phạm trù triết học, dùng để chỉ tính quy
định khách quan, vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mơ, trình độ,
nhịp điệu của sự vận động và ptr của sv, cũng như của các thuộc tính
cảu sự vật.
Ví dụ: chiều cao, cân năng, trình độ học vấn,…
• Con người: trong quan hệ người với người thì con người là mặt
chất (tốt, xấu, hiền lành, ích kỉ, hay giúp đỡ người khác, sống
trách nhiệm,…). Trong mỗi một con người, không phải trong

quan hệ giữa người và người, thì là mặt lượng (chiều cao, cân
nặng, màu da, trình độ học vấn,…)


− Việc phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối, ở mối
quan hệ này là lượng, nhưng ở trong mối quan hệ khác là chất.
− Đặc trưng của tính quy định về lượng:
 Lượng là cái vốn có của sự vật, tồn tại khách quan trong sự vật
không phụ thuộc vào ý thức của con người.
 Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng
nhiều hay ít, quy mơ lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp
điẹu nhanh hay chậm. Lượng của sự vật thường được xác định
bằng những đơn vị đo lường cụ thể, nhưng cũng có những lượng
được biểu thị bằng những đại lượng trừu tượng và khái quát.
Vd: chiều cao của cái cây, trình độ học vấn của 1 người, sự hấp
dẫn của 1 câu chuyện.
 Lượng nói lên mặt thường xuyên biến đổi của sự vật. Sự phân
biệt giữa lượng và chất có tính tương đối.
Vd: số 7 về lượng – nó là tổng số cảu 7 đơn vị, về chất khi đặt
trong quan hệ thì số 7 khác số 6 khác số 8.
− Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
 Bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt: lương
và chất. Chúng gắn bó hữu cơ với nhau, quy định lẫn nhau.
Trong đó lượng là cái thường xuyên biến đổi, chất là cái tương
đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức nhất định sự vật
chuyển hoá, chất mới ra đời thay thế chất cũ.
 Độ: Là một phạm trù triết học, dùng để chỉ khoảng giới hạn mà
trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về
chất.
+ Ví dụ: từ 0-100 độ, về lượng: càng ngày nước càng nóng lên,

về chất: vẫn chưa thay đổi.
 Điểm nút: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà
tại đó, sự thay đổi về lượng đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
+ 12 năm đi học, chia làm 3 ra, ở mỗi cấp là 1 chất, thì kiểu lớp
6 hay lớp 10 chính là điểm nút.
 Bước nhảy: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá
về chất của sự vật. Sự chuyển hoá được thực hiện là do sự thay
đổi về lượng trước đó của sự vật gây ra.
− Trong q trình chuyển hố từ chất này sang chất khác bao giờ
cũng có khâu trung gian hay gọi là thời kì quá độ.
− Các hình thức bước nhảy:
 Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy thực hiện trong thời gian rất
ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu của sự vật.


×