Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 22032020 trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội chủ đề trào lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 58 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Khoa Phát thanh - Truyền hình

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

BÁO CÁO
TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
(Chương trình phát thanh Sóng trẻ, phát sóng ngày 22/03/2020
Trên sóng FM của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội)

NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 1.01.01
CHUYÊN NGÀNH: PHÁT THANH

HÀ NỘI - 2020


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Khoa Phát thanh - Truyền hình

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

BÁO CÁO
TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
(Chương trình phát thanh Sóng trẻ, phát sóng ngày 22/03/2020
Trên sóng FM của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội)
Ngành: BÁO CHÍ
Mã số: 1.01.01
Chuyên ngành: PHÁT THANH



Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

HÀ NỘI - 2020


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
Tháng 8 năm 2016, đến tháng 5 năm 2020, vậy là chặng đường 4 năm tại
Học viện Báo chí và Tun truyền sắp khép lại. Bốn năm, khơng phải khoảng
thời gian quá dài nhưng cũng đủ để tôi nhận ra rằng mình đã trưởng thành hơn
rất nhiều nhờ sự chỉ dạy tận tình của đội ngũ giảng viên – những người thầy đã
truyền cho tôi không chỉ kiến thức làm nghề mà cả niềm đam mê với nghề.
Lời đầu tiên trước khi bước vào bài báo cáo tác phẩm tốt nghiệp của mình,
tơi xin được bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn tới tất cả các thầy cơ giáo Học
viện Báo chí và Tun truyền. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo khoa Phát thanh – Truyền hình, những người đã truyền dạy tận tình kiến
thức, kinh nghiệm q báu cho tơi từ những ngày đầu tiên chập chững vào nghề.
Và đặc biệt, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình tới TS
Nguyễn Văn Trường – người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi. Xin được cảm ơn
thầy vì đã ln chỉ bảo tận tình và theo sát trong suốt quá trình thực hiện tác
phẩm tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tơi muốn gửi lời cảm ơn tới Nhà xã hội học, PGS.TS Trịnh
Hịa Bình và bạn Nguyễn Thị Trâm, sinh viên trường Đại học Thương Mại, là 2
vị khách mời đã góp phần cho sự thành cơng trong chuyên mục Diễn đàn Sóng
Trẻ. Xin được cảm ơn thầy Nguyễn Thái Hà, bạn Lưu Tuấn Kỳ và bạn Ngô
Minh Hịa đã góp ý và giúp đỡ tơi trong việc dựng, dẫn chương trình và thu hồn
thiện chương trình của mình.

Qua đây, tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, tập thể lớp
Phát thanh K36, những người bạn đã hết lịng giúp đỡ tơi trong suốt chặng
đường học tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Vân Anh


I.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp
Khoa Phát thanh – Truyền hình đã tạo điều kiện cho sinh viên chọn một trong
hai hình thức hồn thành điều kiện ra trường, đó là nghiên cứu khóa luận và thực
hiện tác phẩm. Bản thân tôi là một sinh viên của lớp Phát Thanh K36, đã được
thầy cô chỉ dẫn, giảng dạy đầy đủ những kiến thức chuyên ngành, kĩ năng như
làm tin, voxpop, bài phản ánh, phóng sự, tọa đàm, kĩ năng đọc, giọng đọc phù
hợp từng thể loại, kĩ thuật dựng chương trình phát thanh,... Tơi nghĩ rằng để thể
hiện được tất cả những kiến thực, kĩ năng cả về lý thuyết và thực hành mà thầy
cô đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt thì cách tốt nhất là tự mình thực hiện một
chương trình hồn thiện theo đúng chuyên ngành.
Sau 4 năm được tiếp thu những kiến thức nghề nghiệp từ thầy cô, bạn bè và
những lần có cơ hội được đi trải nghiệm thực tế, việc thực hiện chương trình
Phát thanh đối với tơi như là một sự may mắn, là cơ hội để tôi có thể vận dụng
tồn bộ những bài học trên trường lớp, những kĩ năng thầy cô truyền dạy.
Bản thân sẽ được tự nghiên cứu đề tài, tự thực hiện dưới vai trị người phóng
viên khi đưa tin bài, viết bản tin, tìm kiếm nhân vật, viết phóng sự và tìm hiểu
thực hiện diễn đàn; bên cạnh đó là việc trực tiếp thực hiện các khâu trong việc
sản xuất chương trình, tự bản thân là đạo diễn cho chương trình của mình cũng
như khả năng sáng tạo kết hợp âm thanh trên nền dựng. Hơn nữa bản thân tơi rất

thích cơng việc tổ chức, lên kịch bản, sản xuất một chương trình phát thanh.
Chính vì những lí do trên, tơi đã quyết định chọn hình thức thực hiện tác phẩm
tốt nghiệp - Chương trình phát thanh Sóng trẻ, được phát sóng trên tần số FM
90Mhz của đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội với tổng thời lượng 30 phút.
Chủ đề: “Trào lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện nay”


Kết cấu chương trình gồm 6 phần:
 Phần 1: Nhạc hiệu chương trình – Lời giới thiệu
 Phần 2: Bản tin Sóng Trẻ
 Phần 3: Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề: “Trào lưu “nghèo sang chảnh” của
giới trẻ hiện nay”
 Phần 4: Lăng Kính Sinh viên với chủ đề “Sinh viên có nên khởi nghiệp
hay khơng?”
 Phần 5: Q tặng âm nhạc, bức thư của thính giả đi kèm với bài hát Phút
ban đầu – Thái Vũ
 Phần 6: Chào kết

2. Khái quát tác phẩm tốt nghiệp
2.1 Lý do chọn đề tài
Bên trong mỗi con người luôn tồn tại hai măt, mặt tốt và mặt xấu. Trở thành
phiên bản tốt hay phiên bản xấu của bản thân là do chính chúng ta lựa chọn. Tuy
nhiên, mặt xấu trong mỗi người ln bị cuốn hút bởi ma lực của thói quen, trào
lưu xấu. Trong đó, thế hệ trẻ là bộ phận dễ bị cuốn vào cũng cám dỗ, những trào
lưu xấu nhất.
Mọi người ở Việt Nam và đặc biệt là giới trẻ rất thích sử dụng cụm từ "sang
chảnh” để miêu tả sự ngưỡng mộ của họ tới phong cách và lối sống hưởng thụ,
giàu có của người khác. Từ khi mạng xã hội trở nên vô cùng phổ cập, hầu hết
các bạn trẻ dần có thói quen chụp ảnh mọi lúc, mọi nơi và chia sẻ lên mạng xã
hội. Chỉ cần chụp một chiếc ảnh đẹp là được bao nhiêu người từ quen đến không

quen trầm trồ khen ngợi từ người đẹp, đến gu thời trang, từ món ăn đến chỗ chơi


"sành điệu". Tuy nhiên, chính vì sự phổ cập đó, một bộ phận giới trẻ hiện nay đã
tạo nên trào lưu “nghèo sang chảnh”.
Nhận được nhiều lời khen ngợi, ngưỡng mộ từ nhiều người, ắt hẳn ai cũng cảm
thấy rất thích thú. Nhưng một bộ phận giới trẻ đã bị cuốn sâu vào trào lưu này và
vơ tình biến chất, trở thành thói xấu. Cụ thể, có những bạn trẻ tiêu xài nhiều hơn
gấp rưỡi, gấp 2 thậm chí gấp 3 lần số tiền mà họ kiếm được trong một tháng. Vì
muốn thể hiện “đẳng cấp” của bản thân, đua đòi với bạn bè, họ bất chấp đi vay
hoặc xin tiền bố mẹ, thậm chí dùng tiền đóng học bố mẹ đưa để ăn chơi, tiêu xài,
mua sắm.
Nhận thấy đây là một vấn đề nóng cần được đưa ra để bàn luận và đáng được
quan tâm, tôi đã lựa chọn đề tài Trào lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện
nay để thực hiện tác phẩm tốt nghiệp của mình. Qua đây, tôi mong muốn xây
dựng nên một diễn đàn bàn luận, bày tỏ, trao đổi quan điểm về vấn đề này một
cách khách quan và đa chiều với sự tham gia của chuyên gia và nhân vật đại diện
cho giới trẻ.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn chủ đề tác phẩm “Trào lưu “nghèo sang chảnh” của
giới trẻ hiện nay” xuất phát từ những trải nghiệm thực tế xung quanh cuộc sống
của tôi, những người bạn và những người tôi quen biết. Đối với bản thân tác giả,
giá trị thực chất của một con người nằm ở học thực, sự tự tin, lối sống lạc quan,
thái độ sống tích cực, cách làm việc có trách nhiệm,…chứ khơng phải chỉ đơn
thuần ở vẻ bề ngồi sang chảnh, hào nhống. Tơi, tác giả tác phẩm nhận thấy
rằng có rất nhiều bạn trẻ đang chạy theo lối sống “nghèo sang chảnh”, quá đề cao
vẻ bề ngoài, sống hưởng thụ, sống vật chất và ln muốn khẳng định bản thân
bằng hình ảnh mà vơ tình quên đi những giá trị thực tế trong cuộc sống. Nên tôi
quyết định chọn đề tài “Trào lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện nay” để



“đánh thức” một bộ phận giới trẻ thoát ra khỏi vịng xốy tiêu cực của trào lưu
“nghèo sang chảnh”. Với hy vọng giúp những người trong cuộc nhận ra được
những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai và giúp họ thấy rằng còn rất nhiều
điều thú vị hữu ích hơn việc cố khẳng định đẳng cấp của bản thân qua vẻ bề
ngồi hay những hình ảnh trên mạng xã hội.
2.2Hình thức tác phẩm
- Thời lượng: 30 phút
- Kết cấu chương trình: 6 phần
+ Mở đầu (1 phút 30 giây)
+ Bản tin sóng trẻ (3 phút 30 giây)
+ Diễn đàn sóng trẻ (16 phút)
+ Quà tặng âm nhạc (3 phút)
+ Lăng kính sinh viên (5 phút)
+ Chào kết (1 phút)

2.3Nội dung tác phẩm:
- Đề tài: Trào lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện nay
- Mở đầu:
+ Nhạc hiệu, 2 MC chào thính giả và nhắc sóng.
+ 2 MC trao đổi, dẫn dắt vào chủ đề của chương trình và giới thiệu các chuyên
mục hấp dẫn sẽ có trong chương trình.
- Bản tin sóng trẻ: Gồm 5 tin


+ Tin tổng hợp lịch nghỉ và học trực tuyến của các trường Đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội (tin có âm thanh gốc)
+ Chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội
+ Triển lãm trực tuyến du học toàn cầu 2020
+ Hội thảo trực tuyến “Du học: Cái nhìn tồn diện – khách quan và trung thực”
+ Tuyển thành viên của Last Fire Crew ( tin có âm thanh gốc)

- Diễn đàn sóng trẻ: Trào lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện nay
+ Khách mời: Nhà xã hội học, PGS.TS Trịnh Hòa Bình và bạn Nguyễn Thị
Trâm, sinh viên năm cuối trường Đại học Thương Mại Hà Nội.
- Quà tặng âm nhạc: Bức thư của thính giả và bài hát “Phút ban đầu” – Thái

- Lăng kính sinh viên: Phóng sự “Sinh viên có nên khởi nghiệp hay khơng?”
- Chào kết

2.4Nơi đăng tải, phát sóng
Chương trình Phát thanh Sóng trẻ được đăng tải ở 2 nơi đó là Đài Phát thanh và
Truyền hình Hà Nội, Sóng Trẻ Radio.
2.5 Vai trị của bản thân trong tác phẩm tốt nghiệp
Tôi đã tự nghĩ và nghiên cứu một vài đề tài. Sau khi được sự góp ý của TS
Nguyễn Văn Trường – Giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi, tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài “Trào lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện nay”. Tôi dần dần tự


mình hồn thiện các cơng việc như viết kịch bản, thực hiện các chuyên mục
trong tác phẩm, liên hệ, phỏng vấn nhân vật, voxpop, đọc off và dựng bài phản
ánh, phóng sự, người dẫn chương trình.

3. Mục đích và nhiệm vụ đặt ra khi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp
- Về nội dung
Chương trình phát thanh Sóng trẻ được thực hiện với mục đích cung cấp thơng
tin cho các bạn trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội về những sự kiện giới trẻ, văn
hóa – giải trí và đặc biệt là cập nhật những thông tin về học đường trong tuần với
chuyên mục Bản tin sóng trẻ, chia sẻ những góc nhìn đa dạng và cảm nhận của
giới trẻ về những vấn đề được quan tâm trong cuộc sống ở phần Diễn đàn Sóng
trẻ, giới thiệu những tấm gương, những hoạt động sôi nổi thú vị hay giải đáp
những vướng mắc, gửi đi thơng điệp sống, làm việc tích cực đến các bạn trẻ qua

Lăng kính Sinh viên và lắng nghe những lời chia sẻ, đắm mình trong những giai
điệu với Q tặng Âm nhạc.
Chương trình Phát thanh sóng trẻ số 12 được thực hiện với mục đích chính là
nêu ra thực trạng của trào lưu “nghèo sang chảnh”. Qua bàn luận của 2 vị khách
mời trong tọa đàm và ý kiến của các nhân vật phỏng vấn để tìm ra nguyên nhân
tại sao ngày càng nhiều các bạn trẻ chạy theo lối sống này một cách tiêu cực. Từ
đó đưa ra những lời khuyên, gợi ý về lối sống lành mạnh hơn cho giới trẻ ngày
nay.
Bên cạnh đó, chương trình muốn đem đến cho q vị thính giả những thơng tin
bổ ích, chân thực mang tính thời sự. Ví dụ trong chun mục Bản tin Sóng trẻ,
tin tổng hợp lịch nghỉ và học trực tuyến của các trường Đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội trước dịch Covid – 19. Vì thời điểm phát sóng của chương


trình là lúc tình hình dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, nên tôi quyết định thực
hiện tin tổng hợp này để giúp quý vị thính giả cập nhật thơng tin lịch nghỉ và học
nhanh và chính xác nhất, giúp bản tin tăng tính thời sự. Hơn nữa, các tin có trong
chuyên mục bản tin cũng đều được chọn lọc, ngày diễn ra sự kiện trước ngày
phát sóng muộn nhất là 5 ngày.
Với mục đích giúp các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên cân nhắc kĩ càng
hơn, tự tin hơn khi có ý định khởi nghiệp, tơi đã chọn thực hiện phóng sự “Sinh
viên có nên khởi nghiệp hay khơng?”.
- Về hình thức
Chương trình bao gồm 6 phần: Mở đầu, bản tin Sóng trẻ, diễn đàn Sóng trẻ, q
tặng âm nhạc, lăng kính sinh viên, chào kết.
Trong các chuyên mục sẽ gồm một trong các phần: tin, bài phản ánh, bài phóng
sự, voxpop, phỏng vấn, bài hát. Sự đa dạng về thể loại giúp cho người nghe
khơng cảm thấy nhàm chán, đồng thời giúp chương trình chân thật và phong phú
hơn.
Thời lượng: 30 phút

Trong tác phẩm phải có âm thanh, trích dẫn, tiếng động chân thật tăng tính khách
quan, chân thực.
Kết cấu bố cục, mạnh chương trình theo một thể thống nhất, mạch lạc. Đi từ thực
trạng, nguyên nhân, lời khuyên và kết thúc nhân văn.

4. Phương pháp thực hiện


Nghiên cứu và phân tích tài liệu: đây là phương pháp cơ bản nhất để thu thập
thông tin, số liệu có liên quan đến đề tài thơng qua các phương tiện thông tin đại
chúng, sách, báo, internet,…
Phương pháp điều tra xã hội học: tôi sử dụng phương pháp này để thu thập thông
tin liên quan đến đề tài nhưng lấy trực tiếp từ những đối tượng liên quan, cụ thể,
nhờ phỏng vấn, xin ý kiến các bạn trẻ trong địa bàn thành phố mà tôi đã biết một
phần thực trạng và nguyên nhân của trào lưu “nghèo sang chảnh. Phương pháp
này giúp tác phẩm trở nên chính xác, khách quan chân thực hơn.
Phương pháp phỏng vấn: đây là phương pháp quan trọng và được sử dụng xuyên
suốt tác phẩm, cần phỏng vấn nhiều đối tượng ở các chức vụ, vị trí xã hội khác
nhau để nguồn tin phong phú đa dạng, thông tin đa chiều, khách quan.
Phương pháp quan sát: trong q trình thực hiện tác phẩm, khơng chỉ nghiên cứu
tài liệu có sẵn, tơi thường xun ra ngồi quan sát, thu thập, khai thác thơng tin
tăng tính khách quan, chân thực.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá: Sau khi thực hiện công tác phỏng
vấn và thu thập thông tin, tơi sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá các ý
kiến. Sau khi thu thập thông tin đắt thì tích lũy, để hồn thiện tác phẩm cho bản
thân mình.
Phương pháp chọn lọc: tơi sử dụng phương pháp này trong việc cắt gọt, chọn lọc
tiếng động nền và lấy lời trả lời phỏng vấn của nhân vật. Trong các bài phản ánh,
bài phóng sự hay voxpop, tơi đều phỏng vấn nhiều người, sau đó về nghe lại và
chọn lọc ra những chi tiết đắt nhất, lời nhân chứng phù hợp nhất để sử dụng và

rải băng.


5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp
Chương trình với ý nghĩa “đánh thức” một bộ phận giới trẻ thốt ra khỏi vịng
xốy tiêu cực của trào lưu “nghèo sang chảnh”. Giúp những người trong cuộc
nhận ra được những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai và giúp họ thấy rằng
còn rất nhiều điều thực tế, thú vị hữu ích hơn việc cố khẳng định đẳng cấp của
bản thân qua vẻ bề ngoài hay những hình ảnh trên mạng xã hội.
Đồng thời, đề cập đến một quan điểm khác, một góc nhìn khác tích cực hơn của
giới trẻ về cụm từ “nghèo sang chảnh”. Từ đó gửi đến thơng điệp cho dù bạn
nghèo, hay khơng có điều kiện về kinh tế, bạn vẫn có thể “sang chảnh” trong
khn khổ cho phép, vẫn có thể khẳng định giá trị bản thân và tự tin tỏa sáng,
giúp các bạn tự tin, yêu đời và tìm được cách khẳng định giá trị bản thân đúng
đắn nhất.
Bên cạnh đó, chương trình giúp các bạn trẻ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Sinh
viên có nên khởi nghiệp hay không?”, giúp những bạn đang ấp ủ ý định khởi
nghiệp khi đang là sinh viên tháo gỡ những băn khoăn, tự ti, giúp các bạn tự tin
hơn đưa ra quyết định của mình, từng bước cẩn trọng thực hiện ước mơ và thử
sức, phát triển bản thân. Gửi đến thông điệp rằng khởi nghiệp khi đang là sinh
viên khơng hề đơn giản, thậm chí phải đối mặt với nhiều nguy cơ thất bại. Tuy
nhiên, đừng vì thế mà đầu hàng khó khăn. Nếu có ý định khởi nghiệp, bạn hãy
cứ bắt đầu, nhưng hãy bắt đầu từ những cơng việc bình thường nhất, rèn luyện
những kỹ năng nhỏ nhất, hãy lên kế hoạch thật cẩn thận. Và nếu có thất bại, cũng
đừng vội nhụt trí, hãy coi đó là bài học quý giúp bạn vững tin trên con đường
tương lai cịn rất dài phía trước.


II.


NỘI DUNG TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 12, phát sóng ngày 22/03/2020 bao gồm
những nội dung chi tiết sau:

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH SĨNG TRẺ
Chủ đề: Trào lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện nay
Ngày phát sóng: 22/03/2020
Thời lượng: 30 phút
-

Số lượng tin: 5 tin

-

Số lượng bài: 2 bài
o Tên bài 1: Trào lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện nay

Tên bài 2: Sinh viên có nên khởi nghiệp hay khơng?
-

Tên diễn đàn: Diễn đàn Sóng Trẻ
o Chủ đề: Trào lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện nay
o Thời lượng: 16 phút

- Ca khúc: Phút ban đầu – Thái Vũ


Kịch bản chương trình Sóng trẻ số 12
CHỦ ĐỀ: TRÀO LƯU “NGHÈO SANG CHẢNH” CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY


Ngày phát sóng: 22.03.2020

1. Nhạc hiệu chương trình + lời dẫn đầu
*Tuấn Kỳ: Tuấn Kỳ xin chào các bạn thính giả đang nghe chương trình Phát
thanh Sóng trẻ, được phát sóng lúc 13 giờ 30 phút, Chủ nhật hàng tuần, trên tần
số FM 90 Mhz của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Bạn dẫn với mình
hơm nay là Vân Anh.
*Vân Anh: Vân Anh xin chào Tuấn Kỳ và các bạn thính giả. Khơng biết 1 tuần
vừa qua của Kỳ như thế nào?
*Tuấn Kỳ: Hmm, tuần vừa rồi của Kỳ khá suôn sẻ và may mắn, chỉ trừ 1 điều là
đôi giày phiên bản giới hạn mới ra mình rất thích nhưng giá của nó cịn cao hơn
cả 1 tháng lương hiện tại của tớ, nên tớ đang đắn đo xem có nên mua hay khơng.
*Vân Anh: Hóa ra Tuấn Kỳ của chúng ta cũng chuộng lối sống “nghèo sang
chảnh” đây mà.
*Tuấn Kỳ: “nghèo sang chảnh”? nghe lạ vậy, nhưng có vẻ mang nghĩa hơi tiêu
cực đúng không Vân Anh?


*Vân Anh: Cậu không biết đến cụm từ ngày sao? Vậy thì Kỳ hãy cùng các bạn
thính giả chờ đợi lắng nghe chuyên mục tọa đàm ngày hôm nay với chủ đề “Trào
lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện nay” nhé!
*Tuấn Kỳ: Các bạn thính giả cũng hãy giữ sóng đến chun mục “Q tặng âm
nhạc” để xem hơm nay lời tâm sự thân thương cùng bài hát ý nghĩa nào đã được
gửi gắm cho chương trình nhé!
*Vân Anh: Và cuối cùng như thường lệ, ở chuyên mục “Lăng kính sinh viên”
ngày hơm nay, chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp một câu hỏi liệu sinh viên có nên
khởi nghiệp hay khơng.
Cịn bây giờ, hãy cùng bắt đầu chương trình với mục điểm tin.
2. Bản tin sóng trẻ

*Tuấn Kỳ: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, nhiều trường Đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cho sinh viên nghỉ học đến cuối tháng 3 hoặc
đến khi có thơng báo mới.
Các trường cho sinh viên nghỉ đến hết ngày 29/3 gồm Đại học Luật Hà Nội, Đại
học Văn hóa Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội,…
Các trường cho sinh viên nghỉ đến khi có thơng báo mới gồm Đại học Thương
Mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thủy lợi, Đại học Mỹ thuật Công
nghiệp…
*Vân Anh: Để đảm bảo vừa phịng chống dịch, vừa khơng làm gián đoạn
chương trình đào tạo, nhiều trường đã tổ chức cho giảng viên, sinh viên dạy và
học trực tuyến tại nhà. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Thương Mại,
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Học viện Tài chính, Đại học
Cơng nghiệp Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Cơng đồn, Học viện


Ngoại Giao là những trường đã và đang áp dụng phương pháp giảng dạy và học
tập này.
Theo đó, giảng viên và sinh viên được yêu cầu chấp hành nghiêm túc, đúng thời
gian biểu, không được phép bỏ giờ, đồng thời phải bố trí khơng gian riêng tại
nhà để đảm bảo cho việc giảng dạy, học tập nghiêm túc và chất lượng. Sau một
khoảng thời gian học trực tuyến tại nhà, bạn Nguyễn Hà My sinh viên năm thứ 3
trường Đại học Thương Mại Hà Nội chia sẻ:
(Dải băng: Mình thấy học theo phương pháp trực tuyến tại nhà thì chắc chắn
không thể hiệu quả được bằng như học trên lớp, từ việc tiếp thu kiến thức, khó
tập trung hơn, giảng viên cũng khó quản lý sinh viên trong giờ học. Tuy nhiên
trong thời điểm dịch này thì đây là phương pháp vừa khơng làm gián đoạn
chương trình học vừa đảm bản sức khỏe cho mọi người).
**Tuấn Kỳ: Chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, 89
năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sáng 17/3 Thành
đồn Hà Nội vừa tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp "Ngày đồn

viên - Theo dấu chân lịch sử".
Theo đó, tuổi trẻ Thủ đơ đồng thời tổ chức các hoạt động sinh hoạt truyền thống,
gặp mặt nhân chứng lịch sử,... Cùng lúc tại các điểm cầu gắn với các mốc son
lịch sử phát triển của Đảng bộ Thành phố như: Bắc Bộ Phủ, Tượng đài Cảm tử,
Đài tưởng niệm Khâm Thiên,...
Do dịch Covid-19 nên hoạt động của tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tại các điểm cầu có
số lượng đồn viên, đảng viên trẻ tiêu biểu tham gia không quá 30 người.
*Vân Anh: Nhằm giúp học sinh, sinh viên chọn được lộ trình học tập, ngành
học có triển vọng đầu ra, mang đến cơ hội làm việc và định cư lâu dài tại nước


ngồi, Sáng nay, Cơng ty du học Đức Anh tổ chức trực tuyến triển lãm du học
toàn cầu 2020.
Sự kiện được tổ chức bằng hình thức trao đổi, tư vấn qua video trực tuyến. Tại
đây, học sinh, sinh viên được trao đổi với đại diện đến từ hơn 70 trường của các
nước: Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada, Singapore, Thụy Sỹ …với tất cả các
chương trình học: Phổ thơng, Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ.
*Tuấn Kỳ: Cũng với hình thức trực tuyến, Hội thảo “Du học: Cái nhìn toàn
diện – khách quan và trung thực” vừa diễn ra vào 13 giờ chiều hôm qua (ngày
21/3) trên ứng dụng Skyper.
Hội thảo do Tổ chức giáo dục phi lợi nhuận toàn cầu YFU tổ chức, nhằm cung
cấp cho các bậc phụ huynh và HSSV có cái nhìn tồn diện về du học, hiểu đúng
để lựa chọn đúng.
*Tuấn Kỳ: Nếu bạn là một người đam mê với những bước nhảy, nhất là bộ mơn
hiphop thì đừng bỏ lỡ buổi tuyển thành viên của Last Fire Crew, tại Last Fire
Studio, số 84A Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là một trong những sự kiện
quan trọng nhất trong năm của nhóm và là buổi tuyển thành viên thế hệ đầu tiên
của Fire Junior.
*Vân Anh: Được biết, do dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp nên lịch tổ chức
casting đã được hoãn từ ngày 22/3 sang ngày 12/4 và hiện tại Last Fire vẫn đang

tiếp tục nhận đơn đăng ký.
Anh Ngô Tự Huy, phó trưởng nhóm Last Fire chia sẻ:
(Dải băng: Mục đích buổi casting lần này của Last Fire là tìm ra những bạn trẻ
mới, thuộc thế hệ từ những năm 2000 đổ lên. Lập ra một team toàn những bạn
trẻ và xây dựng cho các bạn ý một cái mind set. Ngồi cái trình độ ra nó cịn là
cái tư duy về nhảy múa, tư duy về nghệ thuật).


3. Diễn đàn sóng trẻ
*BTV: Các bạn thính giả thân mến! Cụm từ “nghèo sang chảnh” đang ngày càng
phổ biến và được nhiều bạn trẻ coi như là một lối sống. Khi nhắc đến cụm từ
này, nhiều người nghĩ ngay đến chiều hướng tiêu cực. Vậy “nghèo sang chảnh”
có phải hồn tồn mang nghĩa tiêu cực hay khơng? Và đây có phải là lối sống
thời thượng đáng để các bạn trẻ lựa chọn hay không? Để hiểu hơn về vấn đề này,
chúng ta cùng gặp gỡ hai vị khách mời của Diễn đàn Sóng trẻ ngày hơm nay.
Vị khách mời đầu tiên xin được giới thiệu, nhà xã hội học, PGS.TS Trịnh Hịa
Bình.
*KM1: Xin chào các bạn thính giả!
Vị khách mời thứ 2, xin được giới thiệu bạn Nguyễn Thị Trâm, sinh viên năm
cuối Trường Đại học Thương Mại Hà Nội.
*KM2: Xin chào các bạn thính giả!
*BTV: Thay mặt những người làm chương trình, xin cảm ơn hai vị khách mời
đã tham gia chương trình ngày hơm nay.
Trước khi bắt đầu cuộc trao đổi, xin mời 2 vị khách mời và các bạn thính giả
cùng nghe bài phản ánh ngắn của nhóm phóng viên Sóng trẻ vừa thực hiện.
Bài phản ánh
Trào lưu “nghèo sang chảnh” của giới trẻ hiện nay
“Nghèo sang chảnh” là cụm từ khơng cịn xa lạ với giới trẻ hiện nay. Nghèo sang
chảnh được hiểu là lối sống xa hoa, hưởng thụ, miễn là bề ngoài hào nhống,
sang chảnh, cịn bên trong thực chất giàu hay nghèo không quan trọng.



Là một người từng ưa chuộng lối sống “nghèo sang chảnh”, bạn Quỳnh Anh,
sinh viên năm cuối trường Đại học Phương Đơng chia sẻ:
(Dải băng: Ngày trước mình mua sắm rất là nhiều. Lúc đấy mình mới là sinh
viên năm 3 nhưng mình cũng kiếm thêm 1 khoản để phù hợp chi tiêu của mình,
thì mình cịn đi cà phê, đi ăn nhà hàng, xong mỗi lần đi ăn nhà hàng còn phải
mua vài chiếc váy mới. Kể cả tiền đi làm và tiền mẹ mình cho thì chỉ tầm 6 triệu,
thế nhưng có những tháng mình đã tiêu hơn số đấy rất nhiều lần. Thậm chí mình
cịn vay cả bạn tiền để có thể đi mua đồ mới, đi ăn nhà hàng và phục vụ những
cái sở thích của mình. Thú thật là lúc đấy nợ lặt vặt, nhưng đến khi cộng dồn lại
thì là con số rất lớn. Mình đã mất một khoảng thời gian rất dài để có thể trả hết
khoản đấy).
Khơng chỉ bạn Quỳnh Anh, hiện nay có khá nhiều bạn trẻ khác cũng đang
chuộng lối sống “tốn kém” này. Gần đây, câu chuyện của một bạn nữ nói về lối
sống “nghèo sang chảnh” của những người bạn xung quanh cô đã nhận được
nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nội dung câu chuyện như sau:
“Một cô bạn của tôi làm sale, thu nhập trung bình khoảng 20 triệu một tháng,
nhưng tiêu dùng ln ở mức 30 triệu trở lên. Nói theo cách của cơ ấy: bạc đãi ai
thì được, chứ khơng được bạc đãi bản thân. Khơng khó để nhìn thấy túi xách
hàng hiệu, nhà hàng sang trọng, những chuyến du lịch hoành tráng trên
facebook cá nhân của cô ấy. Khi tôi đang ngồi tổng kết tính tốn thu chi trong
tháng thì cơ ấy đang ngồi lựa mua đầm mới, nghĩ tối nay đi ăn ở nhà hàng nào.
Cuộc sống của cô ấy luôn rất sang chảnh. Tuy nhiên, đằng sau mỗi lần mua sắm
những đồ dùng như váy áo, túi xách hàng hiệu sang trọng thì các khoản nợ cũng
vì thế mà tăng dần theo thời gian.


Lại một cô bạn khác của tôi, suốt ngày thấy chụp hình checkin bay nước nọ nước
kia, ăn nhà hàng sang xịn, dùng đồ mịn thơm lừng nhưng nợ nần vài chục ngàn

con con cũng dây dưa năm này qua năm khác, mãi không chịu trả. Một chàng
trai tôi quen, lương cũng cao, 2 hôm trước khoe vừa nhận lương, nay lại tìm tơi
để mượn 100 ngàn đổ xăng. Thật khơng hiểu họ xài tiền kiểu gì? Đây chính là
nghèo sang chảnh. Rất nhiều người trẻ đang vì theo đuổi cảm giác "nghèo sang
chảnh" này, bên ngồi sáng lống nhưng bên trong thì rỗng ruột.
Đối với tơi, cuộc sống sang chảnh khơng thể hiện được sự giàu có. Tiêu tiền để
chứng tỏ mình giàu có là cách để nghèo đi nhanh nhất. Bạn làm ra 10 nhưng
quyết tiêu đến 15 thì hỏi cầm cự được bao lâu? Rồi khi có chuyện xảy ra thì lấy
đâu ra tiền để trang trải? Đi làm rồi chẳng lẽ lại về xin bố mẹ?”
Để thể hiện bản thân, nhiều bạn trẻ đã chọn lối sống “nghèo sang chảnh”. Lối
sống này đang được khơng ít bạn trẻ ưa chuộng hiện nay.
*BTV: Vâng, “Nghèo sang chảnh”. Khơng biết là PGS.TS Trịnh Hịa Bình đã
nghe qua cụm từ này chưa và theo quan điểm của ơng thì cụm từ này có nghĩa là
gì?
*KM1: Bình thường thì tơi vẫn được nghe tới khái niệm này, cụm từ này “nghèo
sang chảnh”. Cái cụm từ này để chỉ, để phản ánh suy nghĩ của các bạn trẻ, được
xem như là thời thượng ngày nay. Khi mà người ta tôn thờ lối sống hào nhống
bên ngồi, thay vì là nhìn thẳng vào cuộc sống thực tế hiện giờ.
*BTV: Bạn Trâm có phải người chuộng lối sống như trong bài phản ánh đã đề
cập không? Và Bạn hiểu như thế nào về “nghèo sang chảnh”?
*KM2: Mình thì là một người khơng phải người quá chuộng lối sống này.
Nhưng mà theo mình được biết thì các bạn sẽ ln theo đuổi những thứ mà bên


ngồi nó sang chảnh, các bạn có thể đi ăn đi chơi, mua đồ hiệu. Nhưng cuộc
sống thực tế thì có thể là đống nợ chồng chất.
*BTV: Xung quanh bạn, những người bạn của bạn có chạy theo trào lưu này
không? Suy nghĩ của bạn như thế nào về lối sống này?
*KM2: Xung quanh mình tất nhiên có những bạn theo đuổi lối sống này. Mình
được biết những người bạn cùng lớp với mình, tuy thu nhập của họ khơng q

cao nhưng các bạn ln dành cho mình những thứ đồ hiệu hay những cuộc đi
chơi rất sang chảnh. Mình khơng q ủng hộ cái lối sống này vì nó sẽ ảnh hưởng
đến kinh tế.
*BTV: Thưa ơng Trịnh Hịa Bình, theo tơi thấy khơng chỉ những bạn trẻ nhà có
điều kiện, mà kể cả những bạn kinh tế gia đình ở mức bình thường, thậm chí là
khó khăn, thì cũng chạy theo lối sống tốn kém này. Vậy ơng có bình luận gì về
những trường hợp này?
*KM1: Khi mà người ta nói rằng “nghèo sang chảnh” thì trong đó đã hàm cái
nghĩa rằng nó khơng ăn nhập giữ hình thức thể hiện với nội dung. Sự cố gắng
lắm thì lắm khi là tuyệt vọng. Nếu các bạn mà tôn thờ cách sống đó, chạy theo
những giá trị ảo đó thì sẽ là cuộc đuổi bắt suốt cả cuộc đời. Đa chảnh, có là một
cái gì đó nó chơng chênh, họ cho đấy mới là chuẩn. Tơi cho là ảo. Ví dụ như bạn
Trâm có nói, ví dụ câu chuyện là để lại những món nợ.
*BTV: Theo ơng, lý do vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ chạy theo lối sống như
vậy?
*KM1: Hồn tồn có thể nói được rằng, đấy là những cách nhìn lệch lạc về cái
giá trị. Động cơ thúc đẩy họ chạy theo cái giá trị là một cái nhìn lệch chuẩn về
xã hội. Cịn đương nhiên, khi người ta có thể đẩy cao hơn mức sống của mình


thông qua lao động sản xuất, thông qua công tác xã hội để kiếm tìm được những
giá trị lớn hơn, thì người ta có thể cải thiện đời sống theo xu hướng sang trọng
hơn. Chứ cịn, khi mà nhìn nhận từ cái bình diện là phải chảnh, phải kiêu sa,
phải thoáng đãng quá mức cần thiết, ăn tiêu quá mức sản xuất của mình, thì có
nghĩa điều đó đã là lệch chuẩn xã hội.
*BTV: Cịn theo bạn Trâm, vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ chạy theo lối sống
“nghèo sang chảnh” như vậy?
*KM2: Theo mình thì bởi vì là các bạn muốn tạo cho mình một cái profile, một
cái facebook, Instagram, cảm giác nó rất là sang chảnh thì khi mọi người nhìn
vào thì sẽ thấy các bạn ln có đồ hiệu và đi du lịch. Bên cạnh đó thì mình nghĩ

là, giữa một nhóm bạn mà có những người sang chảnh thì những người khác
cũng sẽ muốn chạy theo để cho mình cảm giác là mình khơng thua kém họ và
cũng muốn được bằng bạn bằng bè.
*BTV: Thưa PGS.TS Trịnh Hịa Bình, nếu cứ chạy đua theo lối sống này một
thời gian dài thì sẽ để lại hậu quả gì?
*KM1: Người ta chạy theo giá trị ảo và cứ như một vòng tròn đuổi bắt ý. Các
bạn sẽ không biết thế nào là điểm dừng. Cứ theo như cách bình luận của bạn
Trâm ý, người ta có thể vay mượn, ăn tiêu không theo sức sản xuất và không biết
lúc nào các bạn sẽ trở thành con người hoàn toàn thoải mái.
*BTV: Vâng, vậy nếu cứ chạy theo lối sống này một thời gian dài, thì các bạn
trẻ sẽ bị rơi vào tình trạng là cuộc sống của mình lúc nào cũng khơng được thoải
mái. Nó chỉ thoải mái ở hình thức bên ngồi, trên những trang mạng xã hội. Cịn
thực chất thì có thể là để lại những khoản nợ và cuộc sống của các bạn lúc nào
cũng có những nỗi lo.


*BTV: Như đã giới thiệu ở phần đầu của Diễn đàn, khi nhắc tới cụm từ “nghèo
sang chảnh” nhiều người sẽ nghĩ ngay theo chiều hướng tiêu cực. Vậy ngoài khái
niệm tiêu cực đó, liệu giới trẻ cịn có quan điểm khác về cụm từ này không, xin
mời các bạn thính giả và hai vị khách mời cùng nghe chùm ý kiến sau đây.
Voxpop:
(Dải băng: Theo ý kiến cá nhân của mình thì mình có một cái suy nghĩ khác. Từ
“nghèo sang chảnh” có thể hiểu là dù bạn khơng có điều kiện về kinh tế nhưng
bạn vẫn có thể chảnh trong một khuôn khổ, giới hạn mà kinh tế cho phép. Và
điều quan trọng mình nghĩ là để làm nên sự chảnh của bản thân thì nó đến từ
chính con người bên trong của bạn, chứ không phải từ những món đồ hiệu đắt
tiền mà bạn mang bên ngồi. Bạn tự tin thì bạn sẽ tỏa sáng.
Theo mình thì từ “nghèo sang chảnh” có thể hiểu theo nghĩa tích cực hơn. Đó là
làm bản thân trở nên giá trị hơn mà không nhất thiết phải sử dụng đến quá là
nhiều tiền.

Mình rất ưng câu nói “nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Từ “nghèo sang
chảnh” ở đây cũng vậy. Sang chảnh khơng có nghĩa là a dua, đua địi, là vay
mượn tiền để tiêu, là đi quá giới hạn. Sang chảnh chính là khí chất, là thần thái
của mình. Mình khơng giàu được như người ta nhưng mình cũng có thể tạo ra
giá trị cho mình được mà, có thể tạo ra khí chất cho mình được mà. Chứ chẳng
lẽ người nghèo là khơng được sang.
Theo mình, mọi người đang bị hiểu từ “nghèo sang chảnh” theo cái hướng nó
hơi bị tiêu cực một tí. Tức là sang chảnh đâu nhất thiết phải là những cái bộ
quần áo đắt tiền hay những cuộc ăn chơi đàn đúm xa xỉ đúng khơng. Theo mình
từ sang chảnh ở đây nó cịn có thể hiểu theo một nghĩa khác. Đấy là phong thái


tự do, tự tin của chính bản thân mình. Có thể mình nghèo, điều kiện vật chất của
mình khơng có nhiều nhưng mình ln tự hào về cái cách mình làm mọi việc,
mình ln ngẩng cao đầu trong cuộc sống. Như thế cũng gọi là sang chảnh rồi.
Còn với những bạn đang chạy theo lối sống nghèo sang chảnh theo kiểu tiêu sài
tiền hoang phí, thì mình nghĩ là các bạn nên học lại cách quản lý tài chính cá
nhân,để tiết kiệm, tích lũy đầu tư và sử dụng tiền một cách hợp lý).
*BTV: Qua chùm ý kiến vừa rồi, chúng ta có thể thấy là một số bạn cũng có
quan niệm tích cực hơn về cụm từ “nghèo sang chảnh”. Rõ ràng nghèo sang
chảnh cũng là một cách sống để những bạn trẻ tuy khơng có điều kiện về kinh tế
nhưng hồn tồn có thể lạc quan, tự tin, vượt lên hồn cảnh, năng động hơn,
quyết đốn hơn trong cuộc sống. Vậy thưa PGS.TS Trịnh Hịa Bình, ơng có bình
luận gì về góc nhìn này của các bạn trẻ?
*KM1: Như vậy, tức là ở đây nó đã được dẫn dắt, cắt nghĩa bởi cách nhìn, cách
phân tích, cách định nghĩa khái niệm đó như thế nào. Cịn tơi thì tôi cho rằng, đã
gọi là chảnh là cảnh vẻ, chảnh là cành cao, chảnh là thể hiện một cái gì đó nó
khơng hịa đồng với một cái cộng đồng rộng lớn, bình dị xung quanh, đấy tơi
quan niệm như vậy. Còn một khi các bạn quan niệm chảnh là thần thái là phong
thái tự do, sang trọng, của sự thanh thản, của sự làm chủ cuộc sống mình, thì

đấy là chuyện khác. Nếu nhìn nhận như vậy thì tơi chia sẻ theo quan niệm mà
các bạn vừa mới nêu. Vậy thì ở đây, các bạn trẻ có thể trải mình, có thể phấn
đấu, có thể phát triển mình theo cái xu hướng đó. Có nghĩa là vươn đến cái
phong thái, tính cách, cái hệ thống ứng xử cao quý, sang trọng. Chứ không phải
chạy đua theo cái xu hướng vật chất, tơi xin mạnh dạn nói là xu hướng vật chất
rẻ tiền, xu hướng bọc đường, thay vì có những nhân lõi lành mạnh và tích cực


×