Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Hệ thống phát thanh và truyền hình tỉnh luông nặm thà thực trạng và giải pháp phát triển (khảo sát đài phát thanh và truyền hình tỉnh laông nặm thà, đài phát thanh các huyện MưLUÂN văn thạc sĩ truyền thông đại chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.32 KB, 109 trang )

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
GD-ĐT

: Giáo dục – Đào tạo

NDCM

: Nhân dân cách mạng

PTTH

: Phát thanh Truyền hình

TDTT

: Thể dục thể thao


MỤC LỤC


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 1986, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội IV của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào, đất nước Lào và nhân dân các bộ tộc Lào bước vào một giai
đoạn xây dựng và phát triển mới. Trên tinh thần đổi mới nền kinh tế chuyển
từ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, mở ra bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Đường lối đó của


Đảng đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, tạo ra sự
thay đổi lớn trên nhiều phương diện trong đó có lĩnh vực báo chí.
Trong giai đoạn hơn 20 năm qua, công tác báo chí đã được cải thiện và
phát triển nhanh chóng về mặt quy mô, số lượng cũng như chất lượng khả
năng cung cấp thông tin cho xã hội. Theo thống kê của Cục thông tin đại
chúng, Bộ Thông tin, Văn hoá và Du lịch Lào, hiện nay, cả nước Lào có 35
đài phát thanh (trong đó Trung ương có 4 đài và địa phương có 31 đài); có 34
đài truyền hình (trong đó Trung ương có 5 đài truyền hình, 3 Đài tư nhân, 1
kênh tiếp sóng đài truyền hình Việt Nam VTV4); có 30 đài truyền hình địa
phương ở các tỉnh và huyện. Đến nay, Lào có 50 cơ quan báo in với hơn 60 tờ
báo và tạp chí xuất bản định kỳ.
Đài phát thanh là một loại hình báo chí điện tử đầu tiên của nước Lào đã
hình thành và làm nhiệm vụ chính trị, tư tưởng từ năm 1960 của thế kỷ trước.
Giai đoạn hơn 50 năm qua cũng được cải thiện và phát triển chất lượng mới,
trở thành phương tiện tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước Lào.
Luông Nặm Thà là một trong tám tỉnh miền Bắc của Lào, có diện tích
9,325 km2, địa bàn hiểm trở, chủ yếu là đồi núi cao; giao thông đi lại khó
khăn, trình độ dân trí còn thấp và lạc hậu. Do được sự quan tâm chỉ đạo của


4
Đảng và Nhà nước, đã có nhiều công trình dự án hỗ trợ nhằm cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi đây. Trong đó, có các
dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng và nâng cấp hệ thống phát thanh
và truyền hình, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí và
nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Từ năm 2000 đến nay, tỉnh Luông
Nặm Thà đã có 2 Đài phát phát thanh, với công suất từ 1 KW đến 5 KW, phát
sóng hệ thống FM. Trong thời gian qua, hệ thống phát thanh và truyền hình
tỉnh Luông Nặm Thà cũng như nhiều địa phương khác đã phát huy được vai

trò quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước Lào; các hoạt động chỉ đạo của cấp uỷ và
chính quyền địa phương. Phát thanh và truyền thanh tỉnh Luông Nặm Thà
ngày càng khẳng định vị trí là một trong những phương tiện thiết yếu của đời
sống xã hội, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền địa phương; đồng thời là
diễn đàn dân chủ, công khai của các tầng lớp nhân dân. Đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của nhân dân trong việc nắm bắt tình hình thời sự - chính trị
trong nước và quốc tế, những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn
hoá – xã hội, khoa học, công nghệ và mọi mặt của đời sống, góp phần nâng
cao dân trí, đáp ứng nhu cầu nhận thức văn hoá, giải trí của đông đảo các tầng
lớp nhân dân. Thông tin của phát thanh và truyền hình đã thực hiện được yêu
cầu hội nhập và giao lưu hợp tác quốc tế, đấu tranh có hiệu quả với những
thông tin sai trái, quan điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch… Tuy nhiên,
cũng như một số tỉnh miền Bắc khác của Lào, do mong muốn đẩy nhanh tiến
độ phủ sóng phát thanh và truyền hình để đáp ứng nhu cầu thông tin của đông
đảo công chúng, việc đầu từ phát triển hệ thống Đài phát thanh và truyền hình
trên địa bàn tỉnh đã diễn ra một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, gây lãng phí, dẫn
tới tình trạng vừa chồng chéo vừa buông lỏng quản lý. Thời lượng, chất lượng
các chương trình phát thanh và truyền hình của địa phương còn hạn chế và
thiếu tính chuyên nghiệp , do đó chưa thu hút được khán, thính giả…


5
Là cán bộ công tác lâu năm trong ngành phát thanh và truyền hình của
tỉnh Luông Nặm Thà, tác giả Luận văn chọn đề tài “Hệ thống phát thanh và
truyền hình tỉnh Luông Nặm Thà - thực trạng và giải pháp phát triển
(Khảo sát Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Laông Nặm Thà, Đài Phát
thanh các huyện Mương Sing và Mương Long)” làm đề tài nghiên cứu. Qua
đó, nhằm làm rõ hơn thực trạng hoạt động của hệ thống phát thanh và truyền
hình tại tỉnh Luông Nặm Thà hiện nay, đồng thời đề ra các giải pháp nhằm

nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các đài phát thanh cấp huyện của
tỉnh Luông Nặm Thà.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về lĩnh vực phát thanh ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả,
công trình công bố, như: tác giả Đức Dũng với công trình “Lý luận Báo Phát
thanh” (Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2003) đã bàn luận những
vấn đề lý luận chung về Báo chí phát thanh, một loại hình báo chí có nhiều ưu
điểm và hạn chế. Trong cuốn Vũ An Chương “Báo Phát Thanh” (Nhà xuất
bản Văn hoá – Thông tin, chịu trách nhiệm xuất bản:) cũng dành thời lượng
lớn để bàn đến Báo phát thanh với tư cách là một loại hình báo chí và nó
mang đầy đủ các tính chất, đặc điểm của loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ
nói và tiếng động của hiện trường để chuyển tải thông tin. Ngoài ra, còn nhiều
công trình khoa học khác, như: luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, bài
báo khoa học, tham luận khoa học của các tác giả khác nhau ở trong nước
nghiên cứu về lĩnh vực phát thanh. Tuy nhiên, chưa có công trình chính thức
nào công bố kết quả nghiên cứu về đài phát thanh và truyền hình địa phương
như ở Tỉnh Luông Nặm Thà Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Riêng hệ thống PT-TH Luông Nặm Thà đã hình thành và phát triển hơn
20 năm, song đến nay vẫn chưa có một công trình naò nghiên cứu, đánh giá
một cách hệ thống, khách quan và khoa học về thực trạng hoạt động, những


6
hạn chế bất cập trong qui hạch phát triển, khả năng và phạm vi phủ sóng
truyền hình, năng lực sản xuất các chương trình truyền hình địa phương, hiệu
quả, chất lượng công tác tuyên truyền trên sóng Đại phát thanh và truyền hình
địa phương.
2.2. Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Hơn 20 năm qua, công tác báo chí ở Lào đã được cải thiện và phát triển

nhanh chóng về mặt quy mô, số lượng cũng như chất lượng, khả năng cung
cấp thông tin cho xã hội. Theo thống kê của Cục Thông tin đại chúng, Bộ
Thông tin, Văn hoá và Du lịch Lào năm 2008 hiện nay, nước Lào có 35 đài
phát thanh (Trung ương có 04 đài, địa phương có 31 đài ), phát sóng bằng hai
hệ thống FM và AM (FM 25 đài, AM 10 đài). Ngoài ra, các đài sử dụng hệ
phát sóng FM đối với việc tiếp sóng các đài quốc tế của một số nước như: Đài
quốc tế Trung quốc, Đài quốc tế Pháp và Đài quốc tế Úc. Sóng phát thanh
hiện nay phủ sóng khoảng 80% diện tích trong cả nước. Lào hiện có 34 đài
truyền hình (Trung ương có 05 đài truyền hình, 01 kênh tiếp sóng Đài truyền
hình Việt Nam VTV4); có 03 đài truyền hình tư nhân (Lào Star channel , MV
Lào và TV Lào); có 30 đài truyền hình địa phương ở các tỉnh và huyện. Diện
phủ sóng của truyền hình chiếm khoảng 75% diện tích cả nước Lào. Đến nay,
Lào có 50 cơ quan báo in với hơn 60 tờ báo và tạp chí.
Trong những năm qua, có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và
khoá luận tốt nghiệp đại học mà học viên Lào đã thực hiện bằng tiếng Việt tại
Việt Nam, có nội dung liên quan tới lĩnh vực báo chí và truyền thông của Lào
ở các góc độ khác nhau như:
- Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (2002) của nghiên cứu sinh Bun Chom Vông Phết với đề tài “Thông tin
đại chúng góp phần củng cố và tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân
lao động ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”. Luận
án chủ yếu đề cập đến vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với


7
đời sống chính trị - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, trong đó có đề
cập đến vai trò của hệ thống phát thanh và truyền hình.
- Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (2008) của học viên Chăn Tha Von Khăm Phi La Vông với đề tài
“Phát triển chương trình thời sự của Đài phát thanh Quốc gia Lào” chỉ đi sâu

vào bàn luận thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
một chương trình cụ thể của Đài phát thanh Quốc gia Lào.
- Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (2008 của học viên Bun My Phone La Sỷ với đề tài “Công tác quản lý
báo chí ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào” cũng chỉ dừng lại ở việc
bàn luận các vấn đề về công tác quản lý báo chí nói chung ở Lào, trong đó có
bàn luận một số vấn đề về quản lý hệ thống báo chí phát thanh.
- Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (2010) của học viên Hum Phaeng VyLayPhon với đề tài “Phát triển
các chương trình truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Quốc gia Lào”
chủ yếu bàn luận về kỹ năng làm truyền hình trực tiếp, trong đó tác giả đề
xuất nhiều giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa các chương trình
truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Quốc gia Lào.
- Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (2010) của Khắt Thạ Nam Xẳng Xỉn Xay với đề tài “Quá trình hình
thành và phát triển của Thông tấn xã Lào”, chủ yếu đề cập đến lịch sử hình
thành và phát triển của Thông tấn xã Lào, trong đó nêu bật được những chặng
đường với những thành tựu nổi trội, những vấn đề đặt ra đối với việc phát
triển của Thông tấn xã Lào hiện nay.
Lĩnh vực phát thanh và truyền hình ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào đã có một bề dày lịch sử phát triển, tuy nhiên, từ trước đến nay chưa
có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về lý
luận cũng như thực tiễn phát triển của lĩnh vực phát thanh và truyền hình, đặc


8
biệt là bàn luận về thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống phát thanh và
truyền hình địa phương.
Hệ thống phát thanh và truyền hình tỉnh Luông Nặm Thà đã hình thành
và phát triển hơn 20 năm qua, song đến nay vẫn chưa có công trình nào

nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống, khách quan và khoa học về thực
trạng hoạt động, những hạn chế bất cập trong quy hoạch phát triển, khả năng
và phạm vi phủ sóng truyền hình, năng lực sản xuất các chương trình địa
phương, hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền trên sóng đài phát thanh
và truyền hình địa phương.
Có thể khẳng định rằng, đề tài: “Hệ thống Phát thanh và Truyền hình
tỉnh Luông Nặm Thà - thực trạng và giải pháp phát triển” là công trình
nghiên cứu đầu tiên về hệ thống phát thanh và truyền hình địa phương tại
Tỉnh Luông Nặm Thà cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này nhằm khái quát thực trạng hoạt động của hệ thống phát
thanh và truyền hình tỉnh Luông Nặm Thà, gồm: Đài phát thanh tỉnh, các đài
huyện, từ đó rút ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt
động của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh và các đài phát thanh huyện, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về thông tin, tuyên truyền và giải trí của đồng
bào các dân tộc tỉnh Luông Nặm Thà trong giai đoạn mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận, lý thuyết về báo chí và
truyền thông, trong đó có lĩnh vực phát thanh và truyền hình.
- Khảo sát thực trạng hoạt động hệ thống phát thanh và truyền hình tỉnh
Luông Nặm Thà trên cơ sở các yếu tố như chất lượng nội dung, hình thức
thông tin của các kênh, chương trình, chuyên mục trên các đài; công tác tổ
chức cán bộ, nguồn nhân lực, vật lực; đánh giá năng lực sản xuất các chương
trình phát thanh và truyền hình của địa phương.


9
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống phát thanh và truyền hình địa phương tỉnh Luông Nặm Thà.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động của Đài phát thanh và truyền
hình tỉnh Luông Nặm Thà và hệ thống đài phát thanh các huyện Mương Sing
và Mương Long.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Luông Nặm Thà và các
Đài phát thanh các huyện Mương Sing và Mương Long, từ tháng 6 năm 2013
đến tháng 6 năm 2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên nhận thức luận các vấn đề lý luận
của triết học Mác - Lênin, quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước
Lào về báo chí Cách mạng Lào; các vấn đề lý luận về báo chí, thực tiễn hoạt
động báo chí truyền thông và các ngành khoa học khác nói chung, tại nước
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả Luận văn đã sử dụng các phương pháp công cụ nghiên cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp khảo sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê;
- Phương pháp phỏng vấn sâu;
- Phương pháp thảo luận nhóm;
- Phương pháp điều tra xã hội học (sử dụng bảng hỏi ankét);


10
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu về lý
luận báo chí nói chung, báo phát thanh và truyền hình nói riêng; đặc biệt là về

phát triển hệ thống phát thanh và truyền hình trong việc thực hiện nhiệm kinh
tế - chính trị - xã hội – văn hoá ở địa phương.
Đây cũng là đề tài mà lần đàu tiên có sự vận dụng lý luận báo chí đã
được trang bị để giải quyết một vấn đề thực tiễn là phác thảo diện mạo hệ
thống PT-TH ở các tỉnh miền núi Tây Bắc Lào.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Luận văn là tài liệu tham khảo để tỉnh Luông Nặm Thà điều chỉnh và
xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống phát thanh và truyền hình phù hợp
với một tỉnh miền Bắc của Lào trong xu thế phát triển của hệ thống phát thanh
và truyền hình cả nước.
- Những giải pháp mà luận văn nêu ra sẽ là tài liệu tham khảo để các đài
phát thanh và truyền hình địa phương trong khu vực miền Bắc Lào tham
khảo, áp dụng nhằm cải tiến cách thức tổ chức hoạt động, phát huy hơn nữa
thế mạnh của từng Đài địa phương trong xu thế cạnh tranh hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được kết
cấu thành 3 chương, 10 tiết.


11
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG
ĐÀI PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH TỈNH LUÔNG NẶM THÀ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Phát thanh và truyền hình
Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung
thông tin được chuyển tải qua âm thanh và tiếng động. Âm thanh trong phát
thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minh hoạ cho
lời nói như: tiếng mưa, gió, sóng vỗ, tiếng vỗ tay, tiếng ồn đường phố…
Thuật ngữ phát thanh (radio) thực ra bao gồm cả hai hình thức, đó là

phát thanh qua làn sóng điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn. Thông
thường, sóng phát thanh được chia thành hai loại AM và FM. AM (Amplitud
Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát thanh sóng dài,
sóng trung và sóng ngắn. FM (Frequency Modulation) là kỹ thuật điều tần áp
dụng trong phát thanh sóng cực ngắn.
Các đài phát thanh phát sóng AM thường có công suất máy phát lớn và
tầm hoạt động xa hơn các đài phát sóng FM. Tuy nhiên, chất lượng sóng qua
loại phát thanh này bị ảnh hưởng bởi nhiễu tĩnh. Đài phát sóng FM phát sóng
thẳng hầu như không bị ảnh hưởng bởi nhiễu sóng, nên chất lượng tín hiệu rất
tốt. Vì thế, nó truyền các chương trình âm nhạc với chất lượng âm thanh nổi
tốt hơn nhiều so với các đài phát sóng AM. Các đài phát sóng FM có phạm vi
phủ sóng nhỏ, vì thế nó chỉ thích hợp với các trung tâm đô thị lớn, các khu
vực đông dân cư [12, tr.106].
Truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng, chuyển tải
thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô
tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai “tele” có nghĩa là “ở xa” và
“vision” là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa”. Thực chất, cội nguồn trực


12
tiếp của truyền hình là điện ảnh. Điện ảnh đã cung cấp cho truyền hình những
gợi ý đầu tiên về một phương thức truyền thông cũng như một kho tàng
những phương tiện biểu hiện phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ
sở cho truyền hình có thể thích ứng nhanh chóng với những đặc trưng kỹ
thuật riêng của mình [28, tr.127].
Về kỹ thuật, truyền hình hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau: hình ảnh
về sự vật được máy ghi hình (camera) biến đổi thành tín hiệu điện trong đó
mang thông tin về độ sáng tối, màu sắc. Đó là tín hiệu hình (tín hiệu vidio).
Sau khi được xử lý, khuyếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền
hình nhờ máy phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn. Tại nơi nhận, máy thu hình

tiếp nhận tín hiệu hình thành hình ảnh trên màn hình. Phần âm thanh cũng
được thực hiện theo một nguyên lý tương tự như thế, rồi được truyền ra loa.
Hệ thống kỹ thuật đen trắng chỉ truyền đi tín hiệu thông tin về độ sáng
tối của hình ảnh. Kỹ thuật truyền hình màu được xây dựng trên cơ sở phối hợp
ba thành phần màu cơ bản từ màu của ánh sáng theo hệ màu RGB, đó là đỏ (red),
xanh dương (green) và xanh lá cây (blu), theo tỉ lệ pha trộn khác nhau để tạo ra
các màu sắc theo ý muốn. Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại ba hệ thống truyền
hình màu cơ bản là; NTSC, PAL và SECAM [28, tr.127-128].
1.1.2. Hệ thống phát thanh-truyền hình tỉnh Luông Nặm Thà
Khái niệm “Hệ thống”, theo từ điển tiếng Việt (2004), là tập hợp nhiều
yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên kết chặt
chẽ với nhau, làm thành một hệ thống nhất; là tập hợp những tư tưởng,
nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách logic, làm thành một hệ thống
nhất; là phương pháp, cách thức phân loại, sắp xếp sao cho có trật tự logic.
Như đã để cập ngay từ phần mở đầu của luận văn, nhằm thống nhất công tác
quản lý, lãnh đạo để mở rộng phạm vi phủ sóng và nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của các đài truyền thanh cơ sở, bắt đầu từ năm 1992 và các đài
truyền thanh cấp huyện, thị được thành lợp trực tiếp trực thuộc đài PT-TH


13
tỉnh Luông Nặm Thà. Đài tỉnh chịu trách nhiệm quản lý toàn diện cả về công
tác tổ chức biến chế, tài chính và phát triển sự nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng
thiết bị kỹ thuật. Như vậy, có thể coi đài PT-TH tỉnh Luông Nặm Thà là một
hệ thông từ Đài tỉnh đến các đài huyện. Khi nói đến “Hệ thống” của một thiết
chế xã hội là nói đến ba thành tố cơ bản đó là: tổ chức bộ máy, đội mũ cán bộ;
cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật; cơ chế vận hành và cơ chế quản lý. Chất
lượng, hiệu quả hoạt động của một hệ thống phần lớn phụ thuộc vào các thành
tố trên. Ngoài những yếu tố khách quan, hệ thống đài PT-TH tỉnh Luông Nặm
Thà cũng chịu sự tác động của những yếu tố trên. Do đó, luận văn sẽ tập trung

điều tra kảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động của hệ thống đài PT-TH tỉnh
Luông Nặm Thà trên cơ sở bám sát các tiêu chí trên, đồng thời cũng là cơ sở
để đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động của hệ thống đài PT-TH tỉnh
Luông Nặm Thà.
Đài PT-TH của tỉnh Luông Nặm Thà, trước những năm 1979 tỉnh
Luông Nặm Thà mới có đài truyền thanh tại địa điểm thị xã Luông Nặm Thà,
Đài phát thanh Luông Nặm Thà chính thức được thành lập trên cơ sở gặp
nhiều mặt khó khăn về đội ngũ phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật vật chất.
Hoà chung với bước phát triển chung của phát thanh – truyền hình cả nước,
những thiết bị truyền hình đầu tiên đã được lắp đặt, tiếp sóng và phát lại tại
trung tâm thị xã Luông Nặm Thà. Từ đó, Đài PT-TH Luông Nặm Thà là trở
thành cơ quan báo nói, báo hình và thực hiện chức năng quản lý sự nghiệp
phát thanh – truyền hình từ tỉnh đến các huyện.
Trước nhiệm vụ mới, đội ngũ cán bộ của Đài đã nhanh chóng tiếp thu
kỹ thuật truyền hình. Những hình ảnh các sự kiện trong nước và Quốc tế được
thu phát đều đặn phục vụ người xem truyền hình trong khu vực thị xã Luông
Nặm Thà và dân phát triển phục vụ bản xem truyền hình trong tỉnh. Đồng
thời, những hình ảnh thời sự của tỉnh đã thường xuyên đến với người xem
truyền hình trong tỉnh và cả nước. Nội dung các chương trình phát thanh-


14
truyền hình, từ Đài tỉnh đến các huyện luôn bám sát nhiệm vụ phát triển
kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của cấp uỷ, chính quyền địa
phương. Thông tin các chương trình ngày càng phong phú,bám sát cơ sở,
nêu gương điển hình trên nhiều lĩnh vực, phê phán những biểu hiện tiêu
cực, tệ nạn xã hội. Đài đã thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, băng các loại hình sinh động như
ghi nhanh, phóng sự, câu chuyện truyền thanh, gương điển ảnh cá nhân, tập
thể tiên tiến. Các tiết mục văn nghệ mang điểm nết bản sắc văn hoá dân tộc

đã thu hút đông đảo người nghe, các mô hình kinh tế đã được bà con các
dân tộc học tập và làm theo.
Trong những năm vừa qua cùng với sự đổi mới và phát triển của đất
nước, báo chí tỉnh Luông Nặm Thà đã có sự trưởng thành và phát triển không
ngừng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ chính
quyền địa phương và phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng
đa dạng và phong phú của công chúng. Dưỡi tác động mạnh mã của những
tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật thông tin điện tử, cùng với sự quan
tâm, đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước hệ thống các đài huyện, trong
cả nước nói chung và tỉnh Luông Nặm Thà nói riêng đã có những bước phát
triển nhanh chóng đặc biệt là sự đổi mới về trang thiết bị kỹ thuật. Các đài
đều được đầu tư hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, sử dụng máy phát
bàn dẫn, máy phát FM có công suất lớn.
1.1.3. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về báo chí
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ , Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào luôn coi trọng báo chí là vũ khí tư tưởng sắc bén để
tuyên truyền tập hợp và tổ chức quần chúng tỉến hành cách mạng, Ngày nay,
trong công cuộc đổi mới Đảng đã có bước nhận thức mới: khẳng định vai trò
to 1ớn của báo chí - báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ


15

chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, là một lực lượng đi đầu
trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn luôn coi trọng việc lãnh đạo và
quản lý đối với báo chí, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển.
Những năm gần đây, báo chí cách mạng Lào có bước phát triển nhanh
cả về số lượng và chất lượng. Những thành tựu đó là do Đảng lãnh đạo đúng
đắn, phối hợp với Nhà nước quản lý xứng đáng. Trong quá trình lãnh đạo,

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra được những định hướng chính trị cụ
thể, đúng đắn cho các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo chí
nói riêng, rõ nhất là từ Đại hội Vcủa Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đề ra
đường lối đổi mới. Đảng yêu cầu báo chí, vói tư cách là công cụ tuyên truyền
cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước, báo chí phải có lập trường
chính trị vững chắc, cổ định hướng chính trị đúng đắn, có mục tỉêu chính trị
rõ ràng. Định hướng chính trị của báo chí là cương lĩnh, đường lối của Đảng,
là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vói chủ nghĩa xã hội, là sự đoàn kết dân
tộc, là lợi ích của nhân dân các bộ tộc Lào. về vấn đề này , nhà nghiên cứu lý
luận báo chí Việt Nam, TS. Đức Dững cho rằng: “Báo chí phải đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và xác định rõ trách nhiệm của
các cơ quan báo chí, của các nhà báo trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình
” [3,tr. 25]. Vậy việc Đảng xác định đường lối, chủ trương đúng đắn là nội
dung lãnh đạo cơ bản, tổng quát nhất của Đảng đối với báo chí, cóý nghĩa cực
kỳ quan trọng đối với sự phát triển của báo chí.
Cùng với định hướng chính trị đúng đắn cho báo chí, Đảng và Nhà
nước cũng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo và cán bộ quản lý
báo chí. Đó là từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề cán bộ, cho nên Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã có ý
thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề cán bộ và xác định đây là
mắt xích quan trọng nhất. Đồng thời Đảng và Nhà nước cũng thực hiện tốt sự


16

phối hợp giữa các phương tiện thông tin đại chúng nói chung, báo chí nói
riêng. Đảng và Nhà nước đã cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về
đường lối, chính sách và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các báo, tạp chí, đài
phát thanh và truyền hình phát tin thống nhất, đạt hiệu quả cao nhất trong
thông tin. Mặc dù có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan báo chí

nhưng phải phối hợp giữa các cơ quan báo chí giúp cho thông tin ngày càng
đa dạng, nhiều kênh, nhiều cấp độ , bảo đảm sự nhất quát về độ chính xác của
các thông tin phát ra, tránh tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” hoặc
“nhiễu” thông tin.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo báo chí bằng định hướng
chính trị - tư tưởng, lãnh đạo cơ quan Nhà nước xây dựng hệ thống luật pháp
về báo chí, lãnh đạo qua cơ quan tham mưu và đảng viên ở các cơ quan báo
chí; chỉ đạo báo chí đi đúng định hướng đường lối, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhà nước quản lý báo chí là qua
việc ban hành các chính sách, quy chế, luật pháp hướng dẫn thực hiện và xử lý
sai phạm. Không nên hiểu rằng “quản lý” là “bó hẹp”, “thắt lại”, hay quản lý
chỉ đồng nghĩa với quản lý hành chính. Nhà nước quản lý báo chí chính là
nhằm phát huy tính sáng tạo của đội ngũ nhà báo nhà quản lý báo chí, giúp họ
sửa chữa khuyết điểm, lệch lạc, yếu kém, trong đó hết sức coi trong viêc
phát huy tài năng, sáng tạo và những ưu điểm của họ. Môt điều quan
trọng chúng ta phải hiểu rằng, Đảng lãnh đạo báo chí, Nhà nước quản lý
báo chí không phải là một. Nhưng nó có mối quan hê chặt chẽ mât thiết
với nhau.
Từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với báo
chí trong thời kỳ đổi mới có thể thấy qua các phương thức chủ yếu sau:
Một là, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào coi trọng lãnh đạo bằng việc
đề ra các nghị quyết về lĩnh vực báo chí Ngày 19/06/1993, Bộ Chính trị
Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã ra Nghị quyết số36 về tăng


17

cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với báo chí trong
thời kỳ mới là văn bản đầu tiên của Đảng Nhân dân Cách mang Lào bước đầu
chỉ ra nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Từ việc xác

định quan điểm của báo chí, Nghị quyết chỉ rõ ra những đóng góp to lớn của
báo chí đối với tuyên truyền, phổ biến đường lối đổi mới, tư duy mới mà Đại
hội V và Đại hội VI của Đảng đề ra, thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm,
yếu kém của công tác hoạt động báo trong thời gian trước đó, các công việc
mà Đảng, Nhà nước phải thực hiện trong lãnh đạo, quản lý báo chí.
Ngày 31/03/1995, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào ra Nghị quyết số 13 về công tác tư tưởng trong thời kỳ mới, trong
đó chỉ rõ vai trò to lớn và các nhiệm vụ của báo chí. Sau đó, Đại hôi VII của
Đảng đã đề ra nhiệm vụ cho công tác thông tin nói chung và báo chí nói
riêng: “Báo chí là phương tiện quan trọng trong việc tuyên truyền và bảo vệ
đường lối, chủ trương, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước
ta. Vì vậy các cấp ủy Đảng cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với
phương tiện thông tin đại chúng và xuất bản” [28, tn 48], Đại hội VIII của
Đảng cũng đã chỉ rõ: “Báo chí phải kiên định quan điểm tính Đảng, tính chân
thật và là công cụ tư tưởng - chính trị sắc bén của Đảng, là người động viên,
tổ chức và là diễn đàn phát huy dân chủ của quần chúng" [29, tr 45 - 46],
Do có các Nghị quyết đó, Đảng và Nhà nuớc đã thực hiện sự lãnh đạo
và quản lý của mình đối với báo chín gàycàng có hiệu quả cao. Vì nghị quyết
là phương thức quan trọng nhất trong hoạt động lãnh đạo, các nghị quyết của
Đảng là cơ sở để các cơ quan Nhà nước ban hành các chủ trương, kế hoạch,
chính sách, pháp luật... các nghị quyết đó đã trở thành cơ sở cho Nhà nước thể
chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng đối với báo chí. Từ đó
Nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiêm quản lý Nhà nước đối với báo
chí và cho báo chí thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện
cho báo chí phát triển mạnh mẽ và đúng định hướng theo con đường tiến lên


18

xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện lãnh đạo và quản lý báo chí thông
qua các cơ quan Nhà nước, nhất là cơ quan thông tin - văn hóa, Thực tế trong
những năm qua, từ Trung ương Đảng và cấp ủy các tỉnh, thành phố và tổ chức
Đảng của các Bộ, Ngành, Bộ Thông tin - Văn hóa, sở Thông tin - Văn hóa các
tỉnh, thành phố đã thực hiện tương đối tốt công tác lãnh đao của Đảng và quản
lý của Nhà nước về báo chí. Cụ thể là đã làm tốt việc cấp giấy phép hoạt động
cho cơ quan báo chí, cấp thẻ nhà báo, ban hành một số quy định về quản lý
báo chí (nộp lưu chiểu, quảng cáo, nộp thuế….). Kiểm tra hoạt động của các
cơ quan báo chí, trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật và bồi dưỡng nhà báo, xử lý
các báo vi phạm. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng nhìn chung, công tác quản lý
Nhà nước về báo chí đã được triển khai toàn diện, trở thành một hệ thống
quản lý chặt chẽ, tạo điều kiện cho báo chí phát triển, thực hiện chức năng và
nhiệm vụ của mình.
Ba là, Đảng và Nhà nước thực hiện lãnh đạo và quản lý báo chí thông
qua tổ chức Đảng, đảng viên trong các cơ quan báo chí. Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào luôn coi trọng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên là những tế bào
quan trọng của Đảng, là yếu tố tạo nến chất lượng lãnh đạo chung của toàn
Đảng, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Chi bộ là nền móng của
Đảng, chi bộ tốt, mọi việc sẽ tốt ” [6, tr. 492].
Những năm qua Đảng và Nhà nước chú trọng lãnh đạo và quản lý báo
chí thông qua các tổ chức Đảng và đảng viên trong các cơ quan báo chí và cơ
quan quản lý báo chí, định hướng tuyên truyền, chỉ đạo nội dung thông tin,
tạo sự thống nhất về tư tưởng, bám sát, đánh giá , thảo luận trong hoạt động
báo chí và công tác quản lý báo chí, kiểm tra đảng viên và tổng biên tập trong
việc chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật và tiến hành công tác cán bô
trong nội bô cơ quan. Trên thực tế, ở Lào hiện nay có một số cơ quan báo chí
có Đảng bộ, Chi bộ, nhiều cơ quan báo mới có tổ Đảng, thậm chí còn có các


19


cơ quan báo chí nhỏ mới chỉ có đảng viên sinh hoạt ghép với tổ chức Đảng
của cơ quan chủ quản. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước yêu cầu các
đảng viên là nhà báo hoặc cán bộ quản lý báo chí phải nêu cao vai trò tiên
phong gương mẫu cả về nhận thức, tư tưởng và năng lực, luôn là chiến sĩ
xung kích trên mặt trận báo chí, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về
hoạt động của cơ quan báo chí và tờ báo, nhất là các tổng biên tập, giám đốc
đài là đảng viên.
Bốn là, thông qua Hội Nhà báo bằng cách định hướng chính trị cho
hoạt động Hội, giữ vững định hướng tư tưởng, định hướng tuyên truyền theo
quan điểm, đường lối, của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng và Nhà nước
theo dõi sát sao các hoạt động của Hội Nhà báo qua các kỳ đại hội, luôn có sự
chỉ đạo kịp thời trước và trong các kỳ đại hội, làm cho Hội Nhà báo Lào thực
hiện tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức của Hội. Bởi vì “Hội Nhà báo Lào
là một tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp của những người làm báo Lào,
hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, sự quản lý
của Nhà nước theo pháp luật nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào và điều
lệ Hộỉ”.
Năm là, Đảng và Nhà nước quan tâm kiểm tra, kịp thời uốn nắn những
lệch lạc trong nhận thức và hoạt động báo chí. Những năm qua công tác này
được tiến hành bao gồm: kiểm tra nội dung chính trị - tư tưởng trong các nội
dung phản ánh trên báo chí; xử lý nghiêm đối với những cán bộ cố tình vi
phạm pháp luật hoăc lợi dụngbáochí để thực hiện ý đồ xấu; kiểm tra
công tác quản lý của Nhà nước đối với báo chí qua việc ban
hànhcácchính sách, quy chế, luật pháp, hướng dẫn thực hiện và xử lý các
vi phạm, kiểm tra trách nhiệm chỉ đao toàn diện báo chí của các cơ quan
chủ quản báo chí.
Bằng sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, đồng thời đề nâng cao vai trò của
Nhà nước trong quản lý báo chí, trong giai đoạn mới, báo chí đã hoàn thành



20

tốt chức năng của mình, đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Chức năng nghiệm vụ và tiêu chí đánh giá hoạt
động của hệ thống Đài phát thanh-truyền hình
1.2.1. Chức năng nghiệm vụ của hệ thống Đài phát
thanh-truyền hình tỉnh Luông Nặm Thà
Lịch sử báo chí cách mạng Lào có một đặc điểm đó là, đều phải tuân theo
sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động theo hiến pháp của Nhà nước CHDCND Lào.
Cho nên dù báo chuyên ngành, báo toàn thể là công cụ tuyên truyền của Đảng và
Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Nó tạo nên báo chí
cách mạng Lào với chức năng hướng dẫn, giáo dục, tổ chức cho dư luận, công
chúng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ngày nay báo chí nước
CHDCND Lào đã trưởng thành, từng bước hội nhập với giới truyền thông quốc
tế.
Báo chí là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, là sự liên hệ giữa
dân với Đảng. Nó không chỉ là phương tiện của Đảng để tuyên truyển, vận động,
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách mà còn thể hiện tâm tư nguyện vọng
cũng như trí tuệ của nhân dân tham gia quản lý xã hội.
Chức năng nhiệm vụ của hệ thống PT-TH tỉnh Luông Nặm Thà là: Truyền
bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng của Đảng bộ chính quyền địa phương,
giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai
cấp công nhân, giáo dục độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lời sống lạnh mạnh,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của loại người trong cán bộ,
đảng viên và nhân dân, góp phẩn xây dựng con người mới của Lào.
Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luận của Nhà nước.
Tuyên truyên, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước góp

phần mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập


21
dân tộc và chủ quyền đất nước, tranh thủ và tạo môi trưởng quốc tế thuận lợi cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Thông tin và bình luận kịp thời, chính xác với định hướng đúng đắn các sự
kiện quan trọng trong tỉnh và cả nước.
Cổ vũ những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, hướng suy nghĩ và
hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào những mục tiêu cụ thể và thiết
thực của công cộng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tham gia hoạt động, chỉ đạo và tổ chức các phong trào hoạt động cách
mạng của quẩn chúng.
Từ những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, tham gia tổng kết thực tiễn, góp
phần vào việc hình thành, kiểm nghiệm, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện, đường lối
của Đảng, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa nghị quyết
của Đảng vào cuộc sống.
Phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng chính đáng, những kiến nghị,
kinh nghiệp và sang kiến của mọi từng lớp nhân dân. Đấu tranh, bảo vệ chủ nghĩa
Mác-Lê nin, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
và đấu tranh chống tiêu cực.
Đấu tranh kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm, chính xác, đúng pháp luật,
chống tiêu cực, tham những, buôn lậu, quan liêu, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác.
Cùng với sự nghiệp cách mạng dân tộc, suât 39 năm qua, báo chí Lào nói
chung và PT-TH nói riêng có sự phát triển vô cùng phong phú, trở thành một bộ
phận không thể tách rơi của báo chí cách mạng Lào.
Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đánh giá cao vai trò, những đóng
góp to lớn của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Các thế hệ
nhà báo đã tích cực tham gia và có những đóng góp xứng đáng trong công
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí đi

đầu trong việc tuyên truyền, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phần thưởng


22
cao quý nhất- Huân chương Sao Vàng mà Đảng và Nhà nước tặng thưởng lực
lượng báo chí.
Những năm qua, báo chí nước CHDCND Lào tiếp tục phát huy truyền
thống vẻ vang của một nền báo chí cách mạng, tuyên truyền cổ vũ nhân dân
thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, thực hiện các chủ trương,
giải pháp phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh; trật tự, an
toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại; giữ vững độc lập chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước, đối với con đường đi lên, phát triển của đất nước.
Báo chí tiếp tục tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây
dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực hiện Chỉ thị của Bộ
Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
của Đảng; phát hiện cổ vũ, biểu dương những nhân tố mới, gương người tốt,
việc tốt, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của nhân dân
Lào. Đồng thời, báo chí góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tham
nhũng, lãng phí và tiêu cực xã hội, phản bác các quan điểm, thông tin sai trái
của các thế lực thù địch, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”. Báo chí đã thông tin nhanh nhạy, toàn diện về mọi mặt của đời sống
chính trị, kinh tế- xã hội- văn hóa ở trong nước và quốc tế, là diễn đàn đáng
tin cậy của nhân dân. Nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng tốt, thể hiện bản
lĩnh chính trị, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và trình độ nghề nghiệp
của người làm báo; tạo hiệu quả xã hội tốt. Nhiều tác phẩm trong số đó được
trao giải báo chí Quốc gia.
Trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước hiện nay, nhiệm vụ đặt ra
cho báo chí là hết sức nặng nề. phải đề nghị đội ngũ những người làm báo:

Tiếp tục tuyên truyền, cổ vũ việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của
Đảng NDCM Lào, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện Nghị quyết


23
Trung ương Đảng về việc xây dựng Đảng, của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học
tập và làm theo tấm gương đạo đức của Đảng. Báo chí phải góp phần tạo ra sự
thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong toàn xã
hội để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Lào. Phát hiện, cổ vũ, động viên, nhân rộng các điển hình tiên tiến,
gương người tốt việc tốt, góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc,
củng cố và tăng thêm niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của sự nghiệp đối
mới và tương lai của đất nước; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
đối nội và đối ngoại, về công cuộc đổi mới đất nước dưới sự chỉ đạo của
Đảng; quyết tâm không gì lay chuyển nổi và chính nghĩa sáng ngời của Lào
trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm
phạm của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển đất nước; tinh thần hòa hiếu hữu nghị của nhân dân, với các dân tộc
khác, với nhân dân nước láng giềng, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân
dân thế giới. Đó là dòng thông tin chủ lưu của báo chí cả nước, của mỗi cơ
quan báo chí, mỗi ấn phẩm, chương trình phát thanh truyền hình, trang thông
tin điện tử.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá hoạt động của hệ thống Đài phát thanhtruyền hình tỉnh Luông Nặm Thà
Trong công cuộc xây dưng và phát triển tỉnh, với năng lực thế mạnh
của mình, Đài PT-TH tỉnh Luông Nặm Thà là một trong những phương tiện
truyền thông đại chúng quan trọng, là tiếng nói của tỉnh Uỷ và chính quyền,
đồng thời là diễn đàn của nhân dân, luôn luôn đi đầu trong việc thực hiện dân
chủ hoá đời sống xã hội. Đặc biệt những năm gần đây, Đài PT-TH tỉnh Luông
Nặm Thà đã bám sát với các sự kiện đời sống xã hội trên địa bản tỉnh, thông

tin nhanh, phong phú, đa dạng, tăng thời lượng phát sóng và có nhiều chương
trình đều được phát thường xuyên trên sóng của Đài PT-TH tỉnh Luông Nặm
Thà. Ngoài ra Đài PT-TH tỉnh Luông Nặm Thà cũng đã đưa những thông tin


24
về Đại hội Đảng bộ của tỉnh và các cuộc họp quan trọng khác. Đặc biệt đã tổ
chức làm chương trình phat thanh trực tiếp các chương trình này đều được
nhân dân quan tâm theo dõi.
Đài PT-TH tỉnh Luông Nặm Thà đã thực sự trở thành kênh thông tin có
năng lực, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước qua các hoạt động chính trị,
văn hoá, kinh tế - xã hội trên phạm vi trong tỉnh, phản ánh mọi mặt về hoạt
động trong đời sống của nhân dân, là công cụ hữu hiệu để nâng cao trình độ
hiểu biết của người lao động. Có thể nói Đài PT-TH tỉnh Luông Nặm Thà đã
trở thành nhà văn hoá tổng hợp, là cánh cửa mở ra thế giới cho nhân dân các
bộ tộc tỉnh Luông Nặm Thà.
Trong thực tế, sự hấp dẫn của PT-TH chủ yếu phủ thuộc vào nội dung
của tác phẩm, song chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của hình thức
thông tin. Riêng đối với PT-TH là hình ảnh, âm thanh, tiếng động là chính do
vậy cách thể hiện phải đảm bảo ba yếu tố đó mới có thể hấp dẫn bạn nghe,
bạn xem.
Qua khảo sát thực tế trong các chương trình của Đài PT-TH tỉnh Luông
Nặm Thà cho thấy còn có nhiều tồn tại về nội dung và hình thức thông tin.
Trước hết, về thể loại con chưa phong phú. Trong các chương trình của PTTH phần lớn là tin và có cấu trúc giống như chương trình thời sự nên dễ làm
cho người xem nhám chán. Về cấu trúc tin, bài và các thể loại nói chung cũng
it khi được thay đổi ở các tác giả khác nhau và thậm chí ở trong phong cách
của một tác giả. Trong một thời sự hoặc các chương trình khác.
Trong thực tế chương trình thời sự phát thanh và truyền hình của Đài
PT-TH tỉnh Luông Nặm Thà có ưu điểm và lợi thế hơn hẳn những loại báo

chí khác, đó là tính nhanh nhạy, cập nhật, có âm thanh, hình ảnh minh hoạ
sinh động, dễ hấp dẫn công chúng. Lâu nay, các chương trình phát thanh và
truyền hình của Đài địa phương nói chung và Đài phát thanh - truyền hình


25
tỉnh Luông Nặm Thà đã chưa tận dụng và khai thác triệt để những thế mạnh
của phát thanh và truyền hình. Các chương trình phát thanh và truyền hình
vẫn mang tính hình thức, giản đơn, khô khan, tẻ nhạt, chưa thu hút được khán,
thính giả. Ngoài lý do nội dung thông tin nghèo nàn, đơn điệu còn có một
nguyên nhân quan trọng khác là các đài địa phương ít quan tâm cải tiến hình
thức thể hiện.
1.3. Những nhân tố tác động đến hoạt đông của hệ thống Đài phát
thanh-truyền hình tỉnh Luông Nặm Thà
1.3.1.Đặc điểm tự nhiên-xã hội, văn hoá, kinh tế của tỉnh Luông
Nặm Thà
Vị trí địa lý, kinh tế: Tỉnh Luông Nặm Thà là một tỉnh nằm ở phía Tây
Bắc của nước CHDCND Lào nơi có vị trí chiến lược trọng yếu, cách thủ đô
Viêng Chăn khoảng 679 km, có tổng diện tích tự nhiên là 9.325 km². Dân số
177,870 người, phía Bắc giáp với Trung Quốc với đường biên giới dài 140
km, phía Tây giáp với Myanma với đường biên giới dài 130 km, phía Nam
giáp với tỉnh BorKeo (nước CHDCND Lào) và Phía Đông giáp với tỉnh U
Đôm Xay (nước CHDCND Lào).
Về địa hình: Luông Nặm Thà là tỉnh miền núi chiếm 85% của diện tích
cả tỉnh. 15% là đồng bằng và trung du. Trong đó hiện nay có rừng 589.349 ha,
chiếm 63% tổng diện tích của tỉnh, diện tích vườn quốc gia 237.130 ha, diện
tích ruộng 11.891 ha, có nguồn nước dồi dào chạy qua như: Sông Nặm Thà,
Sông Nặm Phá, Sông Nặm Mạ và Sông Nặm Lòng. Có đường quốc lộ số 13
đi từ Bắc xuống Nam.
Tài nguyên đất:

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 9.325km2, trong đó:
Đất nông nghiệp: 166.884 ngàn ha, chiếm 18% diện tích cả tỉnh.
Đất phi nông nghiệp: 176.267ngàn ha, chiếm 19% diện tích cả tỉnh.
Đất chưa sử dụng: 589.349 ngàn ha, chiếm 25% diện tích cả tỉnh.


×