Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

(SKKN 2022) áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12 đối với bài 11 thiên nhiên phân hóa đa dạng địa lí 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.5 KB, 59 trang )

Sáng kiến kinh
nghiệm
STT

1

2

3

MỤC LỤC
NỘI DUNG

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Phạm vi nghiên cứu
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT Như Thanh 2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp 1: Làm tốt khâu chuẩn bị cho bài học
2.3.2. Biện pháp 1: Trong quá trình dạy học giáo viên cần
phải linh hoạt, mềm dẻo
2.3.3. Biện pháp 3: Thực hiện giờ học theo hướng mở, áp
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực tạo hứng


thú cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức mới
2.3.3.1. Khởi động bài học và chuyển ý một cách hấp dẫn
2.3.3.2. Tổ chức dạy học bằng sự kết hợp linh hoạt nhiều
phương pháp dạy học tích cực
2.3.4. Biện pháp 4: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy
học
2.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng bảng đặc tả xác định các mức
độ cần đạt của câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Những kiến nghị
3.3. Rút kinh nghiệm

Giáo viên: Nguyễn Thị
Hoa

Mơn: Địa

TRANG
1
1
1
2
2
2
2
2

3

Trường THPT Như Thanh 2

3
4
5
5
6
7
7
8
11
13
15
15
15
19
19
20
20

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu chuyển mạnh quá trình giáo dục từ
chủ yếu trang bị kiến thức sang dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng
lực người học đang được Bộ giáo dục và các cơ sở giáo dục tiến hành triển khai

trên diện rộng. Để dạy học theo hướng đó, địi hỏi giáo viên ngồi việc nắm vững
kiến thức cần đổi mới, sáng tạo, khéo léo, mềm dẻo áp dụng đa dạng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và vận dụng kiến thức liên mơn trong dạy học để
làm sao có thể khuyến khích, phát huy tối đa năng lực, khơi gợi sự khám phá, sáng
tạo, hình thành phẩm chất và năng lực của người học trong quá trình học tập để đạt
mục tiêu bài học.
Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh nhằm đảm
bảo chất lượng đầu ra, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất cho học sinh. Sau khi hoàn thành bài học, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện
kiến thức, kĩ năng giúp học sinh chủ động trong việc nắm bắt kiến thức và hứng thú
nhiều hơn đối với môn học, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề
thực tiễn. Để đạt được mục tiêu đó các hoạt động học phải được tổ chức đa dạng
đặc biệt quan tâm đến việc vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Đây là thách thức lớn đối với toàn ngành giáo dục, với nhà trường và bộ mơn Địa
lí.
Trường THPT Như Thanh 2 - một ngơi trường đóng tại địa bàn xã thuộc
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, chất lượng đầu vào cịn thấp, có nhiều năm học
sinh chỉ cần khơng bị điểm liệt là trúng tuyển nên việc dạy học của các môn văn
hóa gặp rất nhiều khó khăn; chưa kể đến đa số học sinh đều có hồn cảnh gia đình
khó khăn, ngồi giờ lên lớp các em cịn phải về nhà phụ giúp bố mẹ, thậm chí đi
làm thêm để lấy tiền học, nhiều em có tư tưởng tốt nghiệp xong sẽ đi làm. Nhiều
học sinh chưa bỏ được thói quen chỉ chú trọng đến việc nghe thầy cô giảng, thầy
đọc, trò chép, thiếu chủ động, sáng tạo trong học tập. Chất lượng học sinh thấp nên
một số giáo viên ngại đổi mới, sợ “Cháy giáo án” khi dạy học theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực. Tất cả điều đó đã gây trở ngại rất lớn đến chất lượng giáo dục
của nhà trường.
Qua nghiên cứu bài học và thực tế giảng dạy tơi thấy bài 11: “Thiên nhiên
phân hóa đa dạng” là một nội dung hết sức quan trọng bởi bài học gần như là ôn tập
lại nội dung các kiến thức đã học của nhiều bài học trước, nội dung rất gần gũi với
thực tế. Vì vậy khi học sinh nắm được kiến thức bài học cũng đồng thời sẽ tái hiện,

ghi nhớ lại được nhiều kiến thức đã học và dễ dàng vận dụng kiến thức đã học vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tôi
xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng khi dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp
12 đối với bài 11: “Thiên nhiên phân hóa đa dạng” - Địa lí 12 - Cơ bản ở trường
THPT Như Thanh 2” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu


- Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả từ đó nâng cao chất lượng
giáo dục cho học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
- Được trao đổi với đồng nghiệp những suy nghĩ của người viết khi đã qua thực tiễn
dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh và giáo viên trường THPT Như Thanh 2 - Như Thanh - Thanh Hóa.
- Đề tài áp dụng linh hoạt cho rất nhiều bài học ở tất cả các khối lớp nhưng trong giới
hạn của đề tài này, tôi áp dụng khi dạy học bài 11 - Địa lí lớp 12 cho học sinh khối
lớp 12 ở trường THPT Như Thanh 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Quan sát chất lượng đại trà và mũi nhọn đạt được từ thực
tiễn dạy và học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm từ bạn
bè, đồng nghiệp.
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
- Các phương pháp liên quan đến lý luận dạy học đổi mới .
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Chương trình sách giáo khoa địa lí 12.
- Kiến thức liên mơn giữa các môn học.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH

NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Q trình đổi mới phương pháp dạy học Địa lí đã được khởi xướng từ những
năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, được đẩy mạnh trong những năm gần đây và đạt
được một số tiến bộ nhất định. Nghị quyết 29 - NQ/ TW ngày 4/1/2013 của hội
nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nêu ra nhiệm
vụ và giải pháp của giáo dục Việt Nam là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Coi
trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, tập trung phát triển trí tuệ, thể
chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân…(Hướng dẫn biên soạn và giải bài
tập địa 11 - Nhà xuất bản giáo dục - PGS - TS. Trần Đức Tuấn). Đặc biệt từ những
năm 90 của thế kỉ XX giáo dục phẩm chất, năng lực được bàn đến và trở thành xu
hướng giáo dục quốc tế. Ở nước ta từ năm học 2017 - 2018 dạy học với mục tiêu
chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang dạy học theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học được triển khai trên diện rộng.
Mục tiêu dạy học của môn Địa lí ngày nay khơng đơn thuần chỉ là cung cấp
kiến thức và rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh, mà qua đó phải góp phần cùng
với các mơn học khác đào tạo ra những con người có những năng lực và phẩm chất


cần thiết. Cụ thể:


Năng lực chung gồm: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng
công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng lực tính
tốn.

Năng lực chun biệt trong mơn Địa lí gồm: Tư duy tổng hợp theo lãnh
thổ, học tập tại thực địa, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh, ảnh địa lí, sử
dụng bản đồ.
Phẩm chất cần giáo dục cho học sinh trong quá trình dạy học gồm: Phẩm
chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, trung thực.
Để đạt được mục tiêu nói trên, nội dung dạy học Địa lí ở trường Trung học
cũng đã có sự thay đổi, một số nội dung mới được đưa vào chương trình. Vì vậy
chương trình hiện hành tồn diện và cập nhật hơn so với chương trình cũ. Đặc biệt
trong năm học 2022 - 2023 sẽ áp dụng chương trình giáo dục 2018 thì việc dạy học
theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực được chú trọng hơn nhiều.
Sự thay đổi mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phương pháp dạy học cũng
phải thay đổi cho phù hợp, chỉ khi người giáo viên Địa lí chuyển từ dạy học theo
kiểu liệt kê, mô tả và thông báo tái hiện sang kiểu dạy học mới đòi hỏi học sinh
phải làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn thì khi đó mới có thể phát triển ở học
sinh các năng lực, phẩm chất như mục tiêu dạy học đã xác định, đồng thời mới đảm
bảo được nội dung dạy học.
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học mơn Địa lí đã có những thành cơng
tuy nhiên vẫn cịn khá khiêm tốn. Nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc
biệt khó khăn do trình độ nhận thức của học sinh cịn hạn chế nên vẫn phổ biến
cách dạy là thuyết trình, liệt kê kiến thức, thầy cơ nói nhiều, học sinh ít có cơ hội
được làm việc để kiến tạo nên kiến thức cho mình, trong suy nghĩ của các em mơn
Địa lí là mơn học thuộc chứ khơng phải mơn học của tư duy. (Hướng dẫn biên soạn
và giải bài tập địa 11 - Nhà xuất bản giáo dục - PGS - TS. Trần Đức Tuấn). Do vậy
để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người
học đòi hỏi người dạy phải áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và vận
dụng kiến thức liên môn một cách khéo léo, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng
học sinh, từng nội dung, từng thời điểm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung
Ở Thanh Hoá trong những năm gần đây kết quả học sinh giỏi, đặc biệt là kết

quả thi tốt nghiệp THPT là tiêu chí để đánh giá nhà trường cũng như đánh giá giáo
viên hàng năm. Kết quả ấy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực sau
này. Trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh được xếp loại khá, giỏi của Thanh
Hoá tương đương hoặc cao hơn so với bình quân chung của cả nước và khu vực
Bắc Miền Trung. Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định, nhưng lại chưa
đồng đều ở các vùng miền trong tỉnh, chất lượng giáo dục miền núi chuyển biến
chậm. Thực trạng trên thiết nghĩ bản thân là người trực tiếp giảng dạy nên địi hỏi
phải khơng ngừng học hỏi, không ngừng đổi mới, sáng tạo, áp dụng các biện pháp


dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường nói riêng và tỉnh Thanh Hố nói
chung.
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT Như Thanh 2
Ban giám hiệu, ban chuyên môn trường THPT Như Thanh 2 rất quan tâm
đến vấn đề dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và
vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học.
Cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, tất cả lớp học được trang bị tivi thông
minh đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Bản thân có trình độ đạt chuẩn, trẻ, khỏe và có lịng u nghề, khơng ngừng
học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đã tiếp cận, thấy được tầm
quan trọng của việc dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học
sinh.
Do đặc thù vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên học sinh chủ yếu lựa chọn tổ
hợp xã hội để học và thi tốt nghiệp, một bộ phận học sinh có chút tố chất, thích học
mơn Địa lí, có đổi mới trong việc nhìn nhận về bộ mơn nên tích cực tham gia các
hoạt động học tập.
Tuy nhiên do trường THPT Như Thanh 2 đặt tại địa bàn thôn Hợp Nhất - xã
Thanh Tân - huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa. Đây là một xã thuộc vùng kinh tế
đặc biệt khó khăn (135) của tỉnh. Nhiều gia đình học sinh chưa có mạng internet

nên việc khai thác thông tin trên mạng để phục vụ bài học còn hạn chế. Điểm đầu
vào đa phần là rất thấp. Mặt khác mơn Địa lí cấp Trung học cơ sở không được chú
trọng và coi là môn phụ, nhiều trường cịn thiếu giáo viên Địa lí, thiếu thốn về cơ
sở vật chất nên gần như học sinh khơng có kĩ năng Địa lí, khơng hiểu rõ vấn đề.
Nhiều học sinh chưa bỏ được thói quen chỉ chú trọng đến việc nghe thầy, cơ giảng,
thầy đọc, trị chép. Thiếu chủ động, sáng tạo trong học tập.
Đầu năm nhà trường tiến hành khảo sát chất lượng và giao chỉ tiêu trên cơ
sở kết quả của năm học trước cho giáo viên giảng dạy các lớp
Lớp 12B4
Lớp 12B6
Kết quả khảo sát
4,65
5,78
đầu năm
Trong khi đó chỉ tiêu giao của nhà trường là
Lớp 12B4
Lớp 12B6
Chỉ tiêu giao
6,24
7,25
Đây là một khó khăn rất lớn đối với giáo viên giảng dạy, đòi hỏi giáo viên và
học sinh khơng ngừng phấn đấu. Vì vậy để nâng cao kết quả học tập của học sinh
thì giáo viên cần phải tích cực, thường xuyên dạy học theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực cho học sinh.
Chất lượng học sinh thấp nên một số giáo viên ngại đổi mới, sợ “Cháy giáo
án” do lo sợ học sinh không hoàn thành các hoạt động học tập được giao trong giờ
học.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề



2.3.1. Biện pháp 1: Làm tốt khâu chuẩn bị cho bài học
Để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, giáo
viên cần trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững được kiến thức, xác định được
mục tiêu bài học, những phẩm chất và năng lực cần phát triển cho học sinh, xác
định các phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng trong bài học, xác định
được bảng đặc tả mức độ cần đạt được trong kiểm tra, đánh giá mới có thể hướng
dẫn học sinh học tập, trả lời các câu hỏi, hướng dẫn thảo luận và giúp học sinh tổng
hợp và áp dụng kiến thức. Thay đổi vai trò của giáo viên từ “Một nhà hiền triết,
suối nguồn của tri thức” đến “Người hướng dẫn, đồng hành”.
Ở bài 11 giáo viên cần xác định được:
1. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc
vào Nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã. Biết được sự khác nhau về khí hậu và
thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ.
+ Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ (Đông - Tây), trước hết là do sự
phân hóa địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các luồng
gió qua lãnh thổ. Biết được các biểu hiện của sự phân hóa Đơng -Tây theo 3 vùng:
Vùng biển và thềm lục địa; đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
- Phẩm chất
+ Yêu quê hương, đất nước.
+ Có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
- Năng lực
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp
tác, tự quản lý, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực riêng: Năng lực Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản
đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh, hình vẽ, video clip, mơ hình...
2. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên: Máy tính, ti vi thơng minh, SGK Địa lí 12, Atlat địa lí Việt Nam.
- Học sinh: SGK Địa lí 12, Atlat địa lí Việt Nam.

3. Phương pháp dạy học: Đàm thoại - gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề, thảo
luận cặp đơi, trị chơi sư phạm, hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, Atlat địa lí
Việt Nam.
4. Các mơn học được tích hợp, liên mơn trong bài học: Mơn ngữ văn, Âm nhạc.
5. Bảng đặc tả các mức độ cần đạt của câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá
Nội
Vận
dụng Vận dụng cao
Nhận biết
Thông hiểu
dung
thấp
Thiên
Biết được các Hiểu được các Nhận xét và so Vận dụng giải
nhiên
biểu hiện của nguyên nhân tạo sánh chế độ thích sự phân
phân
sự phân hóa nên của sự phân nhiệt, chế độ hóa các thành
hóa đa thiên
nhiên hóa thiên nhiên mưa.
phần tự nhiên
dạng
theo Bắc - Nam theo Bắc - Nam
cụ thể.


và Đông - Tây

và Đông - Tây


2.3.2. Biện pháp 2: Trong quá trình dạy học giáo viên cần phải linh hoạt, mềm
dẻo
Mỗi lớp học, mỗi học sinh có khả năng nhận thức, tính cách khác nhau nên
giáo viên khơng được cứng nhắc áp dụng biện pháp ở tất cả các lớp, các học sinh
như nhau mà cần phải mềm dẻo, linh hoạt trong các hoạt động học tập để khuyến
khích, phát huy tối đa phẩm chất, năng lực người học làm cho quá trình dạy học đạt
được mục tiêu bài học.
Đối với lớp có nhiều học sinh khá giỏi, giáo viên đặt ra cho học sinh các câu
hỏi mở rộng, câu hỏi khó địi hỏi học sinh phải tư duy lơgic các bài học với nhau để
trả lời câu hỏi.
Ví dụ 1: Vì sao vào mùa đơng ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có nhiều biến
động thời tiết? Ở câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tư duy, ghi nhớ lại
kiến thức đã học để trả lời: Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta vào mùa đơng có nhiều
biến động thời tiết chủ yếu do tác động của: Gió mùa Đơng Bắc, hoạt động của
frơng và Tín phong bán cầu Bắc.
Đối với các lớp có nhiều học sinh trung bình và yếu giáo viên chỉ đặt ra câu
hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, để các em nắm được nội dung cơ bản của bài
học.
Ví dụ 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Trình bày đặc điểm khí hậu ở phần lãnh thổ
phía Bắc?
Học sinh đọc SGK và dễ dàng trả lời được: Phần lãnh thổ phía Bắc có khí
hậu nhiệt đới thể hiện ở: Nhiệt độ trung bình năm trên 20 0C, trong năm có mùa
đơng lạnh với 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C, có 2 mùa đơng và mùa hè,
biên độ nhiệt độ năm lớn.
Sau khi học sinh trả lời đúng, đặc biệt với những câu hỏi khó tôi sẽ cho
học sinh ấy điểm tốt, ghi tên học sinh và điểm học sinh đã đạt được vào sổ đầu
bài, dành lời khen gợi, động viên học sinh kịp thời để qua đó phát triển phẩm
chất chăm chỉ, có trách nhiệm khi thực hiện các hoạt động học tập cho học sinh.
Đối với học sinh trả lời chưa đúng, chưa đầy đủ tôi dành lời động viên: “Không
sao cả, cố gắng nhé, em đã rất nỗ lực…”.

2.3.3. Biện pháp 3: Thực hiện giờ dạy theo hướng mở, áp dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu
kiến thức mới
Đối với học sinh, các em thích sự khám phá, sáng tạo và muốn được mọi
người cơng nhận năng lực của mình mà khơng thích bị áp đặt, phê bình. Giáo viên
muốn phát huy được tính cách của lứa tuổi học sinh, địi hỏi trong q trình dạy
học giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ, thật chu đáo cho tiết dạy của mình, phải khơi
dậy và thổi vào học sinh tinh thần ham mê học hỏi, lựa chọn những phương pháp
phù hợp, kết hợp đa dạng nhiều phương pháp khác nhau trong một bài học, một tiết
học. Nhẹ nhàng, khích thích sự khám phá, chinh phục kiến thức của các em. Để


làm được điều này ngoài việc nắm vững kiến thức giáo viên cần tìm hiểu học sinh,
làm bạn đồng hành với các em. Trong một bài học, một tiết học tôi luôn áp dụng:
2.3.3.1. Khởi động bài học và chuyển ý một cách hấp dẫn
Muốn tiết dạy đạt hiệu quả, lơi cuốn được học sinh thì giáo viên phải ln tìm
tịi kiến thức qua thực tế, qua tin tức, qua văn học nghệ thuật…để từ đó áp dụng
vào hoạt động khởi động và chuyển ý một cách hợp lí, dẫn dắt, thu hút các em vào
bài học
Ví dụ 1: Khi mở đầu bài 11 tơi trình chiếu cho HS xem các hình ảnh về sự phân
hóa thiên nhiên theo Bắc - Nam và Đông -Tây

Sau khi học sinh xem xong, tơi đặt câu hỏi: Các hình ảnh trên gợi cho em
suy nghĩ gì về đặc điểm thiên nhiên nước ta?
Và gợi mở để học sinh trả lời: Những hình ảnh trên gợi cho chúng ta thấy
thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo Bắc - Nam và theo Đơng - Tây.
Từ đó dẫn dắt học sinh vào bài học mới.
Tiếp theo tôi cho học sinh nghe đoạn nhạc trong bài hát “Gửi nắng cho em”
của tác giả Bùi Văn Dung, phổ nhạc Phạm Tuyên, thể hiện Trọng Tấn:
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông

Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam


...Anh vẫn hiểu sức vươn của những cánh đào
Qua giá rét vẫn đỏ hoa ngày tết
Như cây thông vững vàng trong giá rét
Em hãy làm cây thông xanh nghe em”…
Sau khi học sinh nghe xong, tôi đặt câu hỏi: Những lời hát trong ca khúc gợi
cho em suy nghĩ gì về đặc điểm thiên nhiên theo Bắc - Nam ở nước ta? Và gợi mở
để học sinh trả lời: Những lời trong bài hát gợi cho chúng ta thấy thiên nhiên ở 2
miền Bắc - Nam có sự phân hóa: Miền Nam khơng có mùa đơng nên nắng vẫn đỏ
mận hồng đào cuối vụ, trời Sài Gòn vẫn xanh cao. Cịn miền Bắc thì rét, nên có đào
vẫn đỏ hoa ngày tết, có cây thơng vững vàng trong giá rét.
Từ đó dẫn dắt các em tìm hiểu nội dung mục 1: Thiên nhiên phân hóa theo Bắc Nam.
Ví dụ 2: Khi chuyển ý từ mục 1 sang mục 2 để tìm hiểu sự phân hóa thiên
nhiên theo Đơng - Tây. Tơi trình chiếu hình ảnh sau đó đọc 2 câu thơ trong bài thơ:
“Trường Sơn đông, Trường Sơn tây” của nhà thơ Phạm Tiến Duật
…“Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác”…
Và 2 câu thơ trong bài thơ: “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây” của nhà thơ
Tố Hữu
…“Trường Sơn đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”…


Sau đó dẫn dắt học sinh chuyển ý sang mục 2: Thiên nhiên phân hóa theo
Đơng - Tây của bài học.
2.3.3.2. Tổ chức giờ dạy bằng sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học

tích cực
Để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh giáo viên
cần áp dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực bởi khơng có một phương
pháp dạy học nào là vạn năng, mỗi phương pháp sẽ tác động tích cực đối với một
số mặt học tập của học sinh, ở mỗi một mục khác nhau sẽ áp dụng các phương pháp
dạy học khác nhau. Chính vì vậy trong một bài học cần có sự kết hợp hợp lí các
phương pháp dạy học khác nhau. Việc xác định hay lựa chọn các phương pháp dạy
học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài học vì nó có tính quyết định đến việc
thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học. Các phương pháp dạy học tích cực sẽ
phát huy tính tự giác, tự học, tự tìm hiểu của học sinh. Giáo viên là người hướng
dẫn, người đồng hành cùng các em trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập.
Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi thường áp dụng nhiều phương pháp
dạy học tích cực. Trong đề tài này tơi xin trình bày một vài phương pháp nổi bật.
Ví dụ 1: Áp dụng phương pháp thảo luận cặp đôi và đàm thoại - gợi mở khi
hướng dẫn học sinh tìm hiểu biểu hiện của thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam và
nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó.

Các cặp đơi thảo luận, giáo viên hỗ trợ học
sinh


Sau khi học sinh thảo luận xong, tôi chụp màn hình kết quả làm việc của
một vài cặp đơi và trình chiếu trên ti vi, trực tiếp sửa nội dung kiến thức trên
phiếu học tập để các em vừa lĩnh hội được kiến thức, vừa tự đánh giá được kết
quả làm việc của cặp đơi mình. Trong khi chuẩn kiến thức, tôi áp dụng phương
pháp đàm thoại - gợi mở đặt một số câu hỏi để học sinh lĩnh hội kiến thức tốt
hơn.
Ví dụ: Câu hỏi 1: Tại sao phần lãnh thổ phía Bắc có biên độ nhiệt độ lớn, phần
lãnh thổ phía Nam có biên độ nhiệt độ nhỏ?
Câu hỏi 2: Nếu khơng có hoạt động của gió mùa Đơng Bắc thì sinh vật ở

phần lãnh thổ phía Bắc có đặc điểm gì?

Giáo viên sửa bài trong PHT và trình chiếu để học sinh theo dõi

Phương pháp thảo luận cặp đôi sẽ làm tăng tối đa hoạt động của học sinh.
Khi làm việc cặp đôi các em được trao đổi cùng nhau, cả lớp cùng thực hiện yêu
cầu bài học. Tạo khơng khí thoải mái nhưng hiệu quả, các em sẽ cảm thấy bớt lo
lắng, hồi hộp, giúp các em hay xấu hổ, mất tự tin sẽ mạnh dạn hơn. Học sinh
được trao đổi kiến thức, sửa lỗi cho nhau từ đó phát triển phẩm chất chăm chỉ,
có trách nhiệm, năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tự học của các em.
Ví dụ 2: Áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, tạo tình huống có
vấn đề từ thực tiễn và đặt câu hỏi: Vì sao ở Thanh Hóa (thuộc phần lãnh thổ phía
Bắc) trong mùa đơng vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng, oi bức như mùa
hạ? Học sinh sẽ suy nghĩ, thấy được vấn đề có sự mâu thuẫn:
- Ở Thanh Hóa vào mùa đơng có gió mùa Đơng Bắc hoạt động nên thời tiết sẽ lạnh,
thậm chí có những ngày rất lạnh.
- Trên thực tế thì mặc dù là mùa đơng, ở Thanh Hóa vẫn có những ngày nhiệt độ khá
cao, nóng, oi bức như mùa hạ.


Từ đó các em tư duy, trao đổi, tranh luận với nhau hào hứng, tích cực hơn để giải
quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra.
Ở phần lãnh thổ phía Bắc trong mùa đông do chịu tác động của khối khơng
khí lạnh xuất phát từ cao áp Xibia thổi về nước ta theo hướng Đơng Bắc (gió mùa
Đơng Bắc) kết hợp với hướng địa hình núi cánh cung ở vùng núi Đông Bắc tạo nên
một mùa đông lạnh. Mặt khác ở phần lãnh thổ phía Bắc cịn có gió Tín phong Bắc
bán cầu có nguồn gốc từ áp cao chí tuyến Bán cầu bắc, tính chất khơ nóng, ổn định,
độ ẩm tương đối thấp thổi xen kẽ với gió mùa Đơng Bắc. Do gió mùa Đơng Bắc
thổi từng đợt khơng liên tục nên mỗi khi gió mùa Đơng Bắc yếu đi, gió Tín phong
Bắc bán cầu mạnh lên, gây nên thời tiết nắng nóng. Vì thế ở Thanh Hóa (thuộc

phần lãnh thổ phía Bắc) trong mùa đơng vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao,
nóng, oi bức như mùa hạ.
Ví dụ 3: Áp dụng phương pháp trò chơi sư phạm để học sinh tìm hiểu mục
2: Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây.
Phương pháp này sẽ giúp các em phát huy được tính tự giác, tích cực giúp cho
lớp học sơi nổi hơn. Nếu khơng tích cực tham gia thì nhóm sẽ bị thua, bị điểm thấp
và bị các bạn nhắc nhở, phê bình. Mà lứa tuổi của các em khơng ai thích điều đó
nên sẽ tích cực hoạt động hơn. Từ đó phát triển được năng lực hợp tác, phẩm chất
trách nhiệm của học sinh.

3 nhóm học sinh thảo luận nhóm lựa chọn các mảnh ghép phù hợp
với nội dung bài học, sau đó lên dán vào phiếu học tập

2.3.4. Biện pháp 4: Vận dụng kiến thức liên mơn trong dạy học
Hiện nay dạy học theo hướng tích hợp liên môn là quan điểm dạy học hiện
đại đang được quan tâm, là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục
trong các nhà trường.


Dạy học liên môn giúp học sinh hiểu và nắm vững các nội dung học tập
nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Giúp giáo viên trong quá trình dạy học luôn
chủ động, vận dụng kiến thức liên môn linh hoạt sáng tạo làm cho bài giảng trở nên
sinh động, hấp dẫn, tạo nên sự say mê yêu nghề.
Ở bài 11 việc tích hợp các kiến thức mơn Ngữ văn, Âm nhạc nhằm tạo hứng
thú học tập, tạo sự hấp dẫn, thay đổi những thứ “khơ khan” của mơn Địa lí, giúp
học sinh dễ hiểu bài hơn.
Ví dụ 1: Để mở đầu vào tìm hiểu mục 1: Thiên nhiên phân hóa theo Bắc Nam, trình chiếu cho HS xem và nghe video đoạn nhạc của ca khúc “Gửi nắng cho
em” của tác giả Bùi Văn Dung, phổ nhạc Phạm Tuyên, thể hiện Trọng Tấn:
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông

Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam
...Anh vẫn hiểu sức vươn của những cánh đào
Qua giá rét vẫn đỏ hoa ngày tết
Như cây thông vững vàng trong giá rét
Em hãy làm cây thông xanh nghe em”…
Để học sinh thấy được: Miền Nam nắng nóng quanh năm, cịn miền Bắc có
một mùa đơng lạnh từ đó mà thiên nhiên của 2 miền Bắc, Nam cũng khác nhau.
Đồng thời tơi u cầu học sinh giải thích vì sao lại có sự phân hóa đó: Thiên nhiên
có sự phân hóa theo Bắc - Nam là do: Miền Bắc vào mùa đơng chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của gió mùa Đơng Bắc lạnh, càng di chuyển vào Nam gió càng bị suy yếu
nên đến Huế chỉ còn se lạnh và gặp bức chắn dãy Bạch Mã, gió mùa Đơng Bắc bị
biến đổi tính chất đồng thời kết hợp với sự tăng lượng bức xại Mặt Trời từ Bắc vào
Nam.
Ví dụ 2: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu vì sao lại lấy dãy Bạch Mã làm
ranh giới phân chia 2 phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam tơi đọc 2 câu thơ sau của
nhà thơ Tản Đà:
…“Hải Vân đèo lớn vượt qua
Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè”…
Sau đó giải thích để học sinh thấy được: Phía Bắc đèo Hải Vân đón gió mùa
Đơng Bắc gây mưa nên có cảm giác mưa xuân. Phía Nam đèo Hải Vân do địa hình
nên hầu như khơng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc nên nóng quanh năm.
Vì vậy dãy Bạch Mã như một bức tường thành là ranh giới phân chia 2 phần lãnh
thổ nước ta về mặt tự nhiên.
Ví dụ 3: Để học sinh giải thích được và khắc sâu thêm sự phân hóa thiên
nhiên theo Đơng - Tây của sườn Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn. Tôi đọc 2 câu
thơ trong bài thơ “Sợi nhớ, sợi thương” của nhà thơ Thúy Bắc:
…“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây



Bên nắng đốt bên mưa quây”…
Và yêu cầu học sinh cho biết: Hiện tượng “nắng đốt” và “mưa quây” xảy ra
ở hướng sườn nào của dãy Trường Sơn và vào mùa nào? Giải thích hiện tượng
trên?
Sau khi hướng dẫn học sinh trả lời tơi sử dụng bản đồ, hình ảnh hoạt động của
gió phơn để chốt kiến thức như sau: Hiện tượng“nắng đốt” xảy ra hướng sườn
Đông của dãy Trường Sơn, hiện tượng “mưa quây” xảy ra ở hướng sườn Tây của
dãy Trường Sơn. Xảy ra vào đầu mùa hạ do hoạt động của gió mùa Tây Nam từ
Bắc Ấn Độ Dương.
Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển vào
nước ta theo hướng Tây Nam gặp bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn (sườn Tây).
Theo tiêu chuẩn khơng khí ẩm cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm xuống 0,6 0C nên
không khí lên đến độ cao nhất định thì ngưng đọng thành mây và gây mưa ở sườn
Tây dãy Trường Sơn. Khơng khí vượt dãy Trường Sơn sang sườn Đơng thì độ ẩm
giảm nhiều, nhiệt độ của khơng khí tăng theo tiêu chuẩn khơng khí khơ, trung bình
xuống thấp 100m nhiệt độ tăng lên 1 0C gây nên hiện tượng phơn khơ, nóng cho
sườn Đơng Trường Sơn.

2.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng bảng đặc tả xác định các mức độ cần đạt của câu
hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá
Kết quả của quá trình dạy học được thể hiện qua việc học sinh có kết quả cao
khi trả lời các câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá. Vì thế giáo viên cần xây dựng
bảng đặc tả một cách chính xác để phát triển được phẩm chất, năng lực cho học
sinh và để đạt kết quả học tập cao.
Trong bài 11 này, tôi xây dựng bảng đặc tả và soạn các câu hỏi như sau:
Nội dung Nhận biết
Thông hiểu
Vận
dụng Vận

dụng
thấp
cao
Thiên
Biết được các Hiểu được các Nhận xét và so Vận
dụng
nhiên
biểu hiện của nguyên nhân tạo sánh chế độ giải thích sự


phân hóa sự phân hóa
đa dạng thiên
nhiên
theo Bắc Nam và Đông
- Tây
Câu hỏi:

nên của sự phân nhiệt, chế độ phân hóa các
hóa thiên nhiên mưa.
thành phần tự
theo Bắc - Nam
nhiên cụ thể.
và Đông - Tây


Câu 1 (NB): Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là


A. cây lá kim và thú có lơng dày.


B. cây chịu hạn, rụng lá theo mùa.


C. động thực vật cận nhiệt đới.

D. động thực vật nhiệt đới.


Câu 2 (NB): Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?


A. Cảnh

quan cận xích đạo gió mùa.


B. Cảnh quan nhiệt đới nóng quanh năm.


C. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.


D. Cảnh quan giống như vùng ôn đới núi cao.


Câu 3 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía
Nam nước ta?



×