Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

(SKKN 2022) một số kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc hướng dẫn học sinh trung học phổ thông tổ chức chương trình trong giờ sinh hoạt lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 25 trang )

MỤC LỤC

STT

NỘI DUNG

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Lý do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4
Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận
1
2
Cơ sở thực tiễn
2.1
Thuận lợi
2.2
Khó khăn
3
Thực trạng
4
Các biện pháp thực hiện
4.1
Biện pháp 1: Lựa chọn nhà lãnh đạo.
Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch và tổ chức


4.2
chương trình.
Biện pháp 3: Đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá
4.3
thông qua các chương trình
Biện pháp 4: Lan tỏa các chương trình giờ sinh hoạt lớp
4.4
tới phụ huynh và học sinh.
5
Kết quả đạt được
6
Bài học kinh nghiệm
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1
Kết luận
2
Đề xuất và kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ

TRAN
G
1
1
2
2
2
3

3
3
3
4
4
5
6
7
11
11
12
14
15
16
17


1. Lí do viết đề tài:
Đởi mới giáo dục là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đổi mới giáo dục nói
chung và đởi mới giáo dục THPT nói riêng đang được chú trọng. Xây dựng mục
tiêu giáo dục THPT là giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất năng
lực cần thiết đối với người lao động; ý thức và nhân cách công dân; khả năng
lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực sở thích, điều kiện, hoàn cảnh của
bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động;
khả năng thích ứng với những thay đởi trong bới cảnh tồn cầu hóa và cách
mạng cơng nghiệp mới. Như vậy quan điểm giáo dục học sinh THPT cần hướng
tới không chỉ cung cấp tri thức hiểu biết khoa học mà còn cần giáo dục cho các
em kĩ năng sống, sự năng đợng, sáng tạo để thích nghi với hồn cảnh và hướng
nghiệp sau này. Để giáo dục những kĩ năng sống ấy, người GVCN cần hướng
dẫn học sinh tổ chức các chương trình, sự kiện thường niên trong năm học và

một số những sự kiện đặc biệt trong phạm vi lớp học hay nhà trường, thơng qua
đó hình thành những năng lực phẩm chất cần thiết cho người học.
Trong môi trường giáo dục hiện đại, người GVCN cần xác định rõ một
trong những vai trò, nhiệm vụ của mình là người “cớ vấn cho cơng tác Đồn ở
lớp chủ nhiệm”; “chỉ đạo, tổ chức” thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục
tồn diện như hoạt đợng ngồi giờ lên lớp, hoạt động tư vấn hướng nghiệp dạy
nghề…” cho học sinh. Bởi vậy, người GVCN không nên làm hộ học sinh mà cần
thực hiện tốt vai trò “cố vấn”, hướng dẫn học sinh tự tổ chức nhiều chương
trình, sự kiện trong năm học theo chủ đề như lễ kỉ niệm ngày thành lập Đoàn
26/3, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, 8/3, ngày Boyday; tổ chức ngày sinh nhật
cho các bạn trong lớp; tổ chức giao lưu sinh hoạt đầu tuần; tổ chức trình diễn
nghệ thuật; tổ chức sự kiện gây quĩ từ thiện ủng hộ người nghèo; tổ chức gian
hàng tham gia hội chợ xuân; tổ chức giới thiệu sản phẩm tái chế; tổ chức các
buổi hội thảo chuyên đề học tập hay hướng nghiệp của lớp …Các hoạt động tổ
chức sự kiện góp phần giáo dục truyền thớng, nét đẹp văn hóa, làm phong phú
đời sớng tinh thần của các em học sinh và quan trọng là hình thành được những
kĩ năng cần thiết cho các em trong cuộc sống tương lai.
Sứ mệnh tới ưu, mục đích bao trùm của hướng dẫn học sinh tổ chức chương
trình giờ sinh hoạt lớp là tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển năng lực của
cá nhân học sinh về các mặt như sự năng đợng chịu khó, sự cẩn thận tỉ mỉ, óc
sáng tạo thẩm mĩ, kĩ năng tở chức và làm việc nhóm, kĩ năng ứng phó giải qút
tình h́ng, tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao…
Để đảm bảo sứ mệnh này, vai trò người GVCN lớp trong việc hướng dẫn
học sinh tổ chức các sự kiện cần được cụ thể hóa. Trong mỡi giờ sinh hoạt lớp,
2/17

2


GVCN cần vận dụng năng lực quản lí của mình, năng lực tác động để phát triển

nhân cách người học, năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục, năng lực giải
quyết tình huống để hướng học sinh vào các chương trình sự kiện bở ích. Có
như vậy, giờ sinh hoạt lớp mới giúp các em xác định, đánh giá đúng bản thân,
đặc biệt là sự hứng thú, năng lực và cá tính của học sinh đó, giúp học sinh vươn
lên học giỏi theo đúng tiêu chí “GIÀU TRI THỨC”, củng cớ tính đợc lập, thích
nghi với mọi biến đởi, thể hiện và kiểm sốt tớt bản thân có nghĩa là “THÍCH
ỨNG NHANH” với mỗi tình huống, hỗ trợ tạo ra mơi trường học tập an tồn và
đáp ứng nhu cầu của từng học sinh; tạo nền tảng hình thành nhân cách của cơng
dân có trách nhiệm, năng đợng, sáng tạo và biết luôn luôn “HOÀN THIỆN
MÌNH”.
Mỗi nhà trường hiện nay đều đang phấn đấu xây dựng ngôi trường của mình
thành “TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC”. Điều đó đờng nghĩa với việc mỗi nhà
trường, mỗi giáo viên luôn biết hướng học sinh đến những chương trình lành
mạnh tạo ra niềm vui, sự tin cậy cho học trò. Đồng thời học sinh cũng có thể tìm
được niềm vui, được tự tin khẳng định mình trong các hoạt động tập thể,... của
mình với thầy cơ. Có như vậy mỡi học sinh mới thực sự cảm thấy hạnh phúc khi
đến trường. Vậy, người GVCN cần làm những gì trong việc hướng dẫn học sinh
tổ chức các chương trình, sự kiện để đạt được hiệu quả là một niềm băn khoăn,
trăn trở đối với những người làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Đó là
lí do tơi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Một số kinh
nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc hướng dẫn học sinh trung học
phổ thơng tở chức chương trình trong giờ sinh hoạt lớp” với mong ḿn
được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cơ giáo
và các cấp lãnh đạo.
2. Mục đích của đề tài:
Tơi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
1. Ghi lại những biện pháp tôi và đồng nghiệp đã làm để suy ngẫm, chọn
lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong
công tác của mình.

3. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bợ quản lí nhà trường, từ
Ban Giám khảo của Sở Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy
những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hồn thiện hơn.
4. Rèn luyện tinh thần năng đợng; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng
học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
3/17

3


3.1 Nhiệm vụ:
- Tập hợp mợt sớ vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho việc viết tài liệu
kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT.
- Khảo sát thực tế và có những kinh nghiệm, giải pháp để giải quyết vấn đề,
nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh của trường THPT tôi dạy, chủ nhiệm trong năm học 2020-2021
và năm học 2021 - 2022
- Tài liệu, sách, báo, sách hướng dẫn, mạng Internet.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã tự sử dụng các phương pháp sau:
- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí... có liên quan đến nợi dung đề tài.
- Theo dõi thực trạng về đạo đức, lối sống, cách ứng xử, các kĩ năng, năng
lực của học sinh.
- Uốn nắn những hành vi đạo đức lệch lạc, những cách ứng xử chưa phù
hợp cho học sinh, hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản khi tham gia
các hoạt động nhất là trong tập thể và cộng đồng.
- Tổ chức rút kinh nghiệm
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lí luận.
Trong hoạt đợng giáo dục, tơi nhân thấy cơng tác chủ nhiệm lớp có vai trò
rất lớn ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của nhà trường, nhất là nhiệm vụ
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm không chỉ
cần phải chuẩn mực về đạo đức, gương mẫu trong việc làm mà còn phải tâm lí,
tế nhị, tinh tế trong cách giải quyết tình huống, vấn đề. Muốn làm được việc ấy,
người GVCN hãy biến giờ sinh hoạt lớp thành những “giây phút trải nghiệm
cảm xúc” thông qua việc tổ chức các chương trình, sự kiện ý nghĩa có tác đợng
tâm lí tích cực đến học sinh. Tuy nhiên, thay vì việc GVCN tở chức chương
trình, người GVCN cần có kĩ năng hướng dẫn tư vấn để học sinh tự tổ chức các
chương trình sự kiện trong giờ sinh hoạt, từ đó các em phát huy được khả năng
sáng tạo và sự năng động của tuổi trẻ.
Tổ chức chương trình, sự kiện (event management) là việc tổ chức thực
hiện các phần việc cho một chương trình, sự kiện diễn ra từ khi nó bắt đầu hình
thành trong ý tưởng cho đến khi kết thúc. Bắt đầu bằng việc lên ý tưởng, kịch
bản, thiết kế, thi công và tổ chức. Điều đó có nghĩa là người GVCN cần nắm
được những kiến thức cơ bản về tổ chức sự kiện để hướng dẫn học sinh xác
định mục đích cần đạt được của mỡi giờ sinh hoạt lớp, hình thành ý tưởng,
lập kế hoạch và hiện thực hóa q trình tở chức các giờ sinh hoạt lớp hiệu
4/17

4


quả.
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, giai đoạn từ 15-18 tuổi là
tuổi đầu thanh niên. Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp,
nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở 2 mặt: tâm lí và sinh lí. Với
sự trưởng thành về thể chất, học sinh THPT nhìn chung tư duy phát triển
mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt nhạy bén hơn, có xu hướng ḿn khẳng

định mình. Tuy nhiên học sinh THPT còn có nhược điểm là chưa phát huy
hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, đôi khi còn vội vàng, nơn nóng.
Hiểu được tâm lí học sinh THPT, người GVCN mới xây dựng được mối
quan hệ tốt giữa giáo viên với học sinh trên quan hệ bình đẳng, tơn trọng
lẫn nhau. GVCN phải thực sự tin tưởng các em, tạo điều kiện cho các em
thỏa mãn tính tích cực, độc lập trong hoạt động. Tạo điều kiện nâng cao
tinh thần trách nhiệm của các em bằng các dạng hoạt động khác nhau để
lôi kéo các em tham gia vào đó một cách tích cực nhằm giáo dục lẫn nhau
và tự giáo dục. Vì vậy mà việc hướng dẫn học sinh tự tổ chức các hoạt động
trong các giờ sinh hoạt lớp là một trong những hình thức giáo dục phù hợp
cho học sinh THPT hiện nay.
Căn cứ theo công văn số 3892/BGDDT-GDTrH về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2019-2020, trong cơng văn có nêu rõ: Việc tổ
chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, hoạt đợng
ngoại khóa chủn mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm; tăng cường tổ chức
và quản lí các hoạt đợng giáo dục kỹ năng sớng; kỹ năng khởi nghiệp, tư duy
thiết kế, tư duy quản lý tài chính cho học sinh; khuyến khích học sinh tham gia
các câu lạc bợ sở thích. Chỉ đạo việc tăng cường công tác giáo dục kỹ năng
sống, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025 theo
Qút định sớ 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Khún khích tở chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt đợng góp phần phát
triển năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao;... trên cơ sở
tự nguyện của nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý và nội dung học tập của học sinh trung học, phát huy sự chủ động và
sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm
thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về
các giá trị văn hóa truyền thớng dân tợc và tinh hoa văn hóa thế giới. Căn cứ
trên những thay đởi về phương pháp giáo dục của GVCN cũng là cơ sở lí luận
quan trọng để tơi triển khai đề tài.
2. Cơ sở thực tiễn

2.1 Thuận lợi
5/17

5


- Phần lớn học sinh trong lớp tương đối đồng đều về chất lượng cuộc sống, trình
độ nhận thức, khả năng học tập.
- Phụ huynh quan tâm con em mình.
- Sức khoẻ học sinh tớt, các con có nhu cầu cao về các hoạt đợng tập thể, có
mong ḿn được phát huy năng lực bản thân để tự khẳng định mình.
- Trường tơi có cơ sở khang trang, có điều kiện tốt về vật chất, phòng ốc và đặc
biệt được sự ủng hộ quan tâm rất nhiều của Ban giám hiệu khi triển khai các
hoạt động tập thể.
Đây là những điều kiện thuận lợi để triển khai hướng dẫn học sinh tự tổ
chức các chương trình hoạt động tập thể trong giờ sinh hoạt.
2.2 Khó khăn
- Ở lứa t̉i này, các em đã có nhiều thay đởi về nhận thức, về tâm sinh lí,
tình cảm và cả các mới quan hệ xã hợi nhưng các em vẫn chưa có đủ kĩ năng lập
kế hoạch và tự giải quyết các vấn đề trong thực tế. Vì vậy, các em rất cần được
giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập và cuộc sống.
- Kết quả học tập và rèn luyện của các em sẽ khó được cải thiện nếu
nhà trường chỉ tập trung vào việc phát triển những phương tiện giảng dạy
và cơ sở vật chất, tăng cường quản lí về mặt kỉ luật mà chưa quan tâm đến
nhu cầu tâm lí của HS, tâm tư nguyện vọng của các em. Đồng thời, nếu nhà
trường chỉ quan tâm đến kết quả học tập, thi cử, bố mẹ chỉ biết quan tâm
đến điểm số của con ở mơn này hay mơn khác thì khó tránh khỏi những rới
nhiễu tâm lí đang x́t hiện ngày càng nhiều ở học sinh lứa tuổi này. Thực
tế, các em cần được tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động nâng cao kĩ năng
sống, giải quyết khó khăn trong các mới quan hệ phức tạp trong q trình

học tập và rèn luyện ở nhà trường và ngồi xã hội.
- Mỡi giáo viên còn có sự hạn chế nhất định trong việc hướng dẫn học sinh
tổ chức các chương trình một cách bài bản .
Chính vì hiểu rõ điều đó nên tơi mong ḿn được góp sức mình để chia sẻ
những kinh nghiệm hay của người GVCN trong việc hướng dẫn học sinh tự tổ
chức các chương trình sự kiện trong các giờ sinh hoạt lớp để giáo dục kĩ năng
sống cho các em.
3. Thực trạng:
Trong thực tế, thông thường một giờ sinh hoạt lớp được diễn ra đều đều
theo trình tự: Giáo viên hoặc ban cán sự lớp đánh giá kết quả hoạt động trong
tuần, xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo, giáo viên chủ nhiệm lớp nhận xét, rút
kinh nghiệm chung. Giờ sinh hoạt truyền thống mặc dù đảm bảo tương đối đầy
đủ những nội dung quy định, giúp giáo viên và học sinh đỡ vất vả nhưng khi đới
chiếu với mục tiêu ngun lí giáo dục và định hướng đổi mới dạy học hiện nay
thì những tiết sinh hoạt lớp ấy đã bộc lộ những nhược điểm cơ bản như sau:
chưa tích cực hóa mợt cách hiệu quả những hoạt động của chủ thể học sinh;
6/17

6


chưa tạo cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong khơng khí hào hứng
của lớp học và thái độ dễ hợp tác của những người tham gia; chưa tạo cho học
sinh nhu cầu muốn hoạt động muốn bộc lộ; chưa thể hiện được vai trò quan
trọng của GVCN trong việc hướng dẫn tổ chức tiết sinh hoạt; chưa nâng cao
được hiệu quả giáo dục từ tiết sinh hoạt. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần thay đổi giờ
sinh hoạt 1 cách tích cực mà điều đó phụ thuộc khá nhiều vào khả năng, kĩ năng
của GVCN trong việc hướng dẫn học sinh tự tổ chức chương trình.
4. Biện pháp thực hiện
Để GVCN hướng dẫn được học sinh tự tổ chức các chương trình giờ sinh

hoạt lớp, tôi và các đồng nghiệp đã tự trang bị cho mình 1 số kĩ năng cần thiết
trong công tác giáo dục. Trong sáng kiến này, tôi chỉ đi sâu chia sẻ một số kĩ
năng, kinh nghiệm chủ yếu của người GVCN lớp cần có như:
a. Kĩ năng lựa chọn nhà lãnh đạo.
b. Kĩ năng hướng dẫn học sinh lập kế hoạch và tổ chức chương trình.
c. Kĩ năng đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá thông qua chương trình.
d. Kĩ năng lan tỏa các chương trình giờ sinh hoạt lớp tới phụ huynh và học sinh.
Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra:
4.1. Kĩ năng lựa chọn Ban cán sự.
Trong công tác chủ nhiệm lớp, để tổ chức được các chương trình, sự kiện
giờ sinh hoạt lớp thì yếu tố trước tiên và quan trọng là GVCN phải lựa chọn
được đội ngũ cán bộ lớp năng động, nhiệt tình trong hoạt động tập thể. GVCN
cần chọn những học sinh có những tớ chất cần thiết có thể đảm đương được vai
trò lãnh đạo trong tập thể lớp, những tớ chất đó là:
- Có tư chất lãnh đạo, có uy tín
- Có tinh thần trách nhiệm
- Sự thông minh, linh hoạt
- Sự sáng tạo, đổi mới
- Sự cẩn trọng, tỉ mỉ trong cơng việc
- Có kĩ năng tở chức và làm việc nhóm
- Có sức khỏe, nhiệt tình, chịu khó
GVCN nếu phát hiện và khơi dậy được những tố chất này ở đội ngũ cán bộ lớp
để bồi dưỡng thì sẽ đem đến hiệu quả cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện
trong giờ sinh hoạt. Để lựa chọn được học sinh đảm nhận vị trí “lãnh đạo” này,
GVCN cần nghiên cứu kĩ hờ sơ, học bạ nhằm tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học
sinh; quan sát sự nhiệt tình, năng nổ, ý thức tở chức kỉ luật, tính gương mẫu…và
lắng nghe sự tín nhiệm của tập thể lớp đối với học sinh để lựa chọn đúng những
học sinh có tiềm năng phụ trách phong trào.
Đầu năm học, căn cứ theo mục tiêu và chương trình giáo dục, GVCN và cán
bộ lớp xây dựng kế hoạch nợi dung chương trình, sự kiện chính cho từng tháng

trong năm học, cụ thể cho từng khối lớp học, ví dụ như:
7/17

7


- Tháng 8: Tổ chức thảo luận về phương pháp học tập bộ môn, chia sẻ kinh
nghiệm học tập, trao đổi việc thực hiện nội qui nhà trường, chia sẻ mơ ước…
- Tháng 9: Tở chức Đại hợi chi Đồn, đại hội lớp
- Tháng 10: Tổ chức tuyên truyền Luật an tồn giao thơng, luật hơn nhân gia
đình, luật dân sự, luật hình sự…, tuyên truyền phòng chống ma túy và tệ nạn xã
hội…; tuyên truyền sử dụng dịch vụ công trực tuyến…
- Tháng 11: Tổ chức chương trình tri ân thầy cô giáo 20/11, kỉ niệm với thầy
cô và mái trường…
- Tháng 12: Tổ chức chương trình từ thiện, ủng hộ người nghèo, ủng hộ
vùng lũ lụt thiên tai, giúp đỡ người khuyết tật…
- Tháng 1: Tổ chức chương trình văn nghệ chào xuân mới, tổ chức Hội chợ
xuân, Văn hóa dân gian vui tết cở truyền…
- Tháng 2: Tổ chức chương trình bồi dưỡng thanh niên ưu tú để kết nạp
Đồn, trao đởi thanh nhiên với lí tưởng xây dựng và bảo vệ đất nước...
- Tháng 3: Tổ chức chương trình bình đẳng giới (8/3) và hoạt động tháng
thanh niên 26/3 “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”, “Thanh niên với hòa bình,
hữu nghị và hợp tác”…
- Tháng 4: Tở chức đăng kí thực hiện “Mùa thi nghiêm túc”
- Tháng 5: Tổ chức thi đua “Người tốt, việc tốt”, Tháng Thanh niên với Bác
Hồ…
Kế hoạch giáo dục này được GVCN triển khai tới đội ngũ cán bộ lớp, phân
công để mỗi cán bộ lớp lựa chọn 1 chương trình, lên ý tưởng và xây dựng kịch
bản để phối hợp với GVCN và các bạn tổ chức chương trình đó theo từng thời
điểm trong năm. Điều này giúp GVCN quan sát và đánh giá được năng lực lãnh

đạo chính xác hơn của đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời phát huy được năng lực của
tất cả cán bộ lớp.
4.2. Kĩ năng hướng dẫn học sinh lập kế hoạch và tở chức chương trình sinh
hoạt
4.2.1. GVCN hướng dẫn học sinh lập kế hoạch
* Công tác chuẩn bi
Để chương trình giao lưu trong giờ sinh hoạt lớp của học sinh diễn ra suôn
sẻ và thành công như ý định, GVCN cần gợi ý và hướng dẫn cán bộ lớp chuẩn bị
kĩ mẫu kế hoạch tổ chức sự kiện và phải nắm chắc các ý sau:
- Mục đích, nội dung yêu cầu của giờ sinh hoạt: GVCN cần giúp học sinh
nhận thức rõ ý nghĩa của buổi sinh hoạt hướng đến 2 chức năng: chức năng giáo
dục và rèn luyện (thông qua giao lưu, bằng hình thức thi tìm hiểu, hái hoa dân
chủ, tái hiện lịch sử…ta có thể lờng vào các nợi dung tìm hiểu về Đồn, Đảng,
Bác Hờ, về kiến thức chung, về luật pháp, về phong tục tập quán của mợt địa
phương, mợt đơn vị cụ thể nào đó); chức năng vui chơi, giải trí (thơng qua giao
lưu, ta có thể lờng vào các hình thức hát, kể chuyện, trò chơi…tự tìm hiểu các
8/17

8


mô hình hoạt động hay để học tập, tạo cho các thành viên trong lớp tính dạn dĩ,
lòng tự tin, tự chủ khi có dịp xuất hiện trước đám đơng, …) từ đó mà lựa chọn
được nợi dung phương pháp tổ chức chương trình phù hợp.
- Đối tượng tham gia giao lưu trong các giờ sinh hoạt: GVCN cần hướng
dẫn cán bộ lớp xác định được cụ thể về số lượng tham gia, sớ lượng khách mời
tư vấn (nếu có), chia bao nhiêu tở, nhóm, sớ lượng nam nữ có đồng đều không,
chia theo tổ hay pha trộn các tổ thành các đội, đặc biệt là trình độ, kĩ năng, tâm lí
của các bạn trong lớp khi tham gia chương trình làm sao thu hút được đông nhất
các bạn trong lớp tham gia.

- Thời gian, đia điểm, hình thức của giờ sinh hoạt: GVCN cần hướng dẫn
học sinh nắm vững thời gian tổ chức: vào giờ sinh hoạt lớp, vào tiết sinh hoạt
dưới cờ, hay vào buổi sinh hoạt ngoại khóa thăm quan học tập…để lựa chọn
hình thức và phân bớ thời gian cho hợp lí theo ngun tắc hoạt động thời gian
càng nhiều thì cường độ hoạt động càng ít. Địa điểm tở chức trong lớp hay ngồi
trời, chỡ ngồi cho người tham gia, âm thanh, ánh sáng, trang trí như thế nào…để
phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn trong giờ sinh hoạt. Hình thức của giờ
sinh hoạt thể hiện ở nhiều góc đợ từ đầu đến cuối cuộc giao lưu, từ nội dung đến
hình thức thể hiện,…để các em có sự hình dung và lập được những phương án
hiệu quả khi tổ chức giờ sinh hoạt.
- Dự kiến lập và phân công ban tổ chức: GVCN cần hướng dẫn cán bộ lớp
tự lựa chọn, thành lập và phân công các bạn trong lớp vào ban tổ chức. Ban tở
chức với thành phần gờm có Trưởng ban phụ trách chung; Phó ban phụ trách
hoạt đợng hoặc nợi dung chính trong b̉i giao lưu; Phó ban phụ trách hậu cần,
chun lo trang trí, âm thanh, hình ảnh…Mợt sớ ủy viên khác lo từng nội dung
nhỏ như văn nghệ, trò chơi, chuẩn bị phần thưởng…GVCN gợi ý cho ban tổ
chức nên chọn những thành viên trong các tổ, am hiểu công việc, nhiệt tình tham
gia. Dưới sự hướng dẫn của GVCN, ban tở chức nên có b̉i họp phân công cụ
thể theo khả năng từng bạn học sinh trong lớp.
- Dự trù kinh phí: GVCN cũng hướng dẫn học sinh dự trù kinh phí chi tiết
cho từng cơng việc, các vật dụng mượn phải bảo quản tốt để trả lại, các vật dụng
mua phải có tính tốn và có hóa đơn. GVCN hướng dẫn học sinh làm dự trù và
đề nghị tài trợ kinh phí hoạt đợng từ Hợi phụ huynh lớp để học sinh được hỗ trợ
tốt nhất về vật chất và tinh thần, tuy nhiên việc sử dụng kinh phí cần được
GVCN giám sát và quản lí ở mức độ phù hợp.
* Những điều cần lưu ý của GVCN khi hướng dẫn học sinh lập kế hoạch
cho b̉i giao lưu sinh hoạt lớp:
- Tồn bợ chương trình tổ chức buổi sinh hoạt lớp (kể cả kịch bản chi tiết)
đều phải được thông qua GVCN, Ban giám hiệu nhà trường nhằm đảm bảo tính
giáo dục và tính thực tiễn. GVCN có thể hướng dẫn học sinh lập bảng kế hoạch

cụ thể để dễ theo dõi và thực hiện.
9/17

9


- Trong lúc giao lưu, tác phong, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ của từng thành
viên trong lớp đều cần đúng mực, thân thiện, chan hòa để góp phần làm nên
khơng khí vui vẻ của b̉i sinh hoạt.
- Giờ giấc đề ra trong giao lưu cần nghiêm túc thực hiện nếu khơng sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến khơng khí, tinh thần của cả chương trình sinh hoạt lớp.
- Thật linh hoạt và chủ động điều chỉnh các nội dung khi thấy tình hình diễn
biến khơng phù hợp như mưa gió bất thường, các tiết mục không hay mà quá
nhiều, những người tham gia không tập trung hoặc làm việc riêng, khơng khí
trầm lắng cần những nợi dung sinh đợng hơn.
- Trước khi kết thúc cần tạo cao trào, tạo ấn tượng tốt để chương trình
các b̉i sinh hoạt tiếp theo được diễn ra thuận lợi.
- Đừng quên trang trí cho hình thức b̉i giao lưu như phơng màn, bình
hoa, quà tặng…vì nó góp phần khơng nhỏ vào b̉i sinh hoạt.
- Học sinh nhận nhiệm vụ dẫn chương trình có vai trò rất quan trọng,
GVCN cần hướng dẫn ban tổ chức chọn các bạn có khả năng sinh hoạt tập
thể, hát, tở chức trò chơi, có tính hài hước, có uy tín để lôi cuốn các bạn trong
lớp tham gia.
Tổ chức các chương trình giao lưu trong các giờ sinh hoạt lớp là hoạt
động cần thiết và bổ ích trong hoạt động giáo dục đạo đức ở nhà trường
THPT. Tổ chức thành công một sự kiện giao lưu cho học sinh vừa là tạo sân
chơi tốt cho lứa tuổi thanh niên, đờng thời góp phần giáo dục nhân cách và
mở rợng vòng tay bạn bè cho các em.
4.2.2. GVCN hướng dẫn học sinh tở chức chương trình
* Mở đầu chương trình

- Tập hợp lực lượng: cần nhanh gọn để tạo ra khí thế phấn khởi ban
đầu cho cuộc giao lưu. GVCN có thể hướng dẫn học sinh dẫn chương trình
một sớ hình thức tập hợp lực lượng thường được sử dụng như:
+ Nếu giao lưu trong lớp: tập trung bằng bài hát tập thể để bắt đầu.
+ Nếu ở ngoài sân trường: Ban tổ chức có thể tập trung bằng 1 sớ trò
chơi tạo khơng khí vui tươi, sau đó dùng các bài hát chào mừng, hát sinh
hoạt tạo thành liên khúc để các bạn nhập cuộc bằng vòng tròn rồng rắn
mời gọi các thành viên cùng tham gia…
+ Nếu muốn giao lưu các tổ trong lớp, trước khi vào vị trí, GVCN
hướng dẫn ban tở chức trò chơi Ghép tim, tìm bạn…
+ Nếu ḿn khởi động chương trình 1 cách tự nhiên thì trước b̉i
giao lưu có thể vận dụng 1 số trò chơi vận động như nhảy sạp, đường lên
thiên đàng (nhắm mắt đi vào lối có đèn để ban tổ chức thị thực bằng hành
động vẽ mặt…)…
+ Nếu ḿn tạo khơng khí vui khỏe thì tở chức diễu hành, có lời giới
thiệu khi từng tổ xuất hiện…
10/17

10


- Tuyên bố lí do:
Tùy theo tính chất từng giờ sinh hoạt mà chương trình giao lưu diễn ra
nghiêm túc hoặc nhẹ nhàng, vui tươi dí dỏm. Tun bớ nên ngắn gọn, súc
tích hướng đến những nội dung sau:
+ Chia sẻ mục đích, ý nghĩa b̉i giao lưu sinh hoạt lớp
+ Tinh thần đoàn kết gắn bó các thành viên trong lớp
+ Tin tưởng buổi giao lưu sẽ thành công
- Giới thiệu đại biểu:
Giới thiệu đại biểu trong buổi giao lưu có nhiều hình thức. Giới thiệu có thể

tạo ra tính nghiêm túc, trang trọng trong các b̉i thảo luận, các chương
trình kỉ niệm, tri ân thì ban tở chức có thể đảm nhiện giới thiệu; nhưng nếu
để tạo ra sự gần gũi thân thiện giữa các thành viên trong lớp thì có thể chia
về các tở nhóm tự giới thiệu. Trong giới thiệu thành phần đại biểu, GVCN
cũng nên hướng dẫn học sinh trình tự giới thiệu như sau:
+ Giới thiệu Ban Giám hiệu trước (nếu có)
+ Giới thiệu khách mời trước, chủ nhà sau (giới thiệu chuyên gia tư
vấn, Phụ huynh lớp nếu có, giới thiệu thầy cô giáo tham dự)
+ Giới thiệu các đội tham gia
+ Được giới thiệu bổ sung khi khách mời đến trễ hoặc do sai sót từ
phía tở chức chương trình.
- Thơng qua nợi dung chương trình
+ Thơng qua tởng thể các nội dung của chương trình để mọi người theo
dõi
+ Hướng dẫn sơ lược về cách chơi, luật chơi…của các nội dung dự kiến
- Giới thiệu Ban giám khảo, thư kí (nếu có) : một sớ chương trình có thể
mời thầy cơ hoặc chuyên gia tư vấn làm giám khảo để mở rộng thơng tin
hiểu biết cho học sinh, đảm bảo tính cơng bằng, khách quan, uy tín cho
cuộc thi kiến thức…
* Vào chương trình:
Để chương trình diễn ra đúng kịch bản đã dự kiến, GVCN cần hướng dẫn
hs các lưu ý sau
- Thứ tự các nội dung, tiết mục cần được ghi lại đầy đủ, cụ thể tránh
nhầm lẫn bỏ sót.
- Về bớ trí tiết mục: nên xen kẽ giữa các tổ để các tổ có cơ hội thể hiện
như nhau.
- Cần tạo ra cao trào cho phần mở màn và kết thúc để tăng tính hấp dẫn
và ćn hút. Ví dụ mở màn là tốp ca, đồng ca, đơn ca, kể chuyện, đóng vai
nhân vật…kịch, múa, thời trang, đố vui… ở giữa chương trình và phần kết
thúc bằng khiêu vũ, nhảy sạp…

- Tùy theo tình hình b̉i giao lưu, có thể thêm vào một số nội dung như
11/17

11


khách mời chia sẻ, phỏng vấn trực tiếp, đọc thơ ngâm thơ…
* Kết thúc chương trình
Phần kết thúc cần tạo ra ấn tượng, dư âm cho buổi giao lưu sinh hoạt lớp,
phần kết thúc cần tập trung vào các phần chính sau:
- Tạo khơng khí vui nhộn bằng các loạt trò chơi (đây cũng là thời điểm
Ban giám khảo và thư kí hội ý đánh giá…)
- Cơng bớ kết quả (công bố kết quả thấp trước, kết quả cao sau làm tăng
tính hồi hộp)
- Phát thưởng : phần này có tính đến lượt phát và người lên phát
thưởng, cần chuẩn bị phần thưởng cho các mục trong chương trình.
- Phát biểu kết thúc, nói lời cảm ơn…
4.3. Kĩ năng đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá thông qua các
chương trình
Sau khi hướng dẫn học sinh tự tở chức các chương trình trong kế hoạch giáo dục
vào giờ sinh hoạt, GVCN cần chú ý tới khâu đánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự
đánh giá kết quả về kiến thức, kĩ năng sau khi tổ chức các chương trình:
- GVCN đánh giá : Trong tồn bợ chương trình từ khâu chuẩn bị và tiến hành buổi
giao lưu, GVCN thường xuyên quan sát về thái độ hành vi tích cực hay khơng tích cực
của học sinh để kịp thời phân tích ́n nắn; xem xét khả năng xử lí tình h́ng và vận
dụng linh hoạt trong cơng việc của học sinh để hỗ trợ các em kịp thời, hợp lí; lắng nghe
ý kiến nhận xét phản hời của học sinh về những việc đã hài lòng hay chưa hài lòng để
điều chỉnh theo hướng tích cực đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục. Trong quá trình giám
sát, GVCN cần thực hiện tốt vai trò là nhà cố vấn đáng tin cậy, người thầy có kinh
nghiệm và người bạn chân thành chia sẻ và giải quyết cùng các em những vấn đề khó

khăn nảy sinh trong hoạt đợng. GVCN cần tránh lối phê bình, khiển trách, phủ nhận đợc
đốn những suy nghĩ và mong ḿn thực hiện của học sinh qua mỗi giờ sinh hoạt.
- GVCN hướng dẫn học sinh tự đánh giá: Qua mỗi giờ sinh hoạt, GVCN cần giúp
học sinh biết cách tự đánh giá thành công hay thất bại của chương trình, những gì đã làm
được và chưa làm được để rút kinh nghiệm cho lần tổ chức sau; giúp học sinh tự đánh
giá năng lực bản thân, điểm manh hay điểm yếu, sở trường hay sở đoản mà các nhân học
sinh có thể thực hiện khi đảm nhận nhiệm vụ. Qua hoạt động tự đánh giá, GVCN đã giúp
học sinh của mình tự phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn của bản thân, khơi dậy những
thế mạnh để định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai.
4.4. Kĩ năng lan tỏa các chương trình giờ sinh hoạt lớp tới phụ huynh và
học sinh.
Việc lan toả các chương trình trong giờ sinh hoạt lớp đến với phụ huynh,
học sinh là một việc hết sức quan trọng. Nếu nhận thức được ý nghĩa đúng đắn
và tác dụng giáo dục của các giờ sinh hoạt, giờ dạy kĩ năng sống do các em học
12/17

12


-

-

-

sinh tự làm chủ kiến thức thì người GVCN sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo
dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học trò. Vì vậy, GVCN cần lan tỏa
tính tích cực của các chương trình tở chức trong mỗi buổi sinh hoạt lớp đến phụ
huynh và học sinh lớp mình chủ nhiệm:
* Với giáo viên chủ nhiệm:

- Phổ biến, giới thiệu về các chương trình giáo dục được thực hiện ở các giờ
sinh hoạt lớp để phụ huynh nắm bắt ngay từ đầu năm, từ đó tạo ra sự phối hợp
thống nhất giữa GVCN, các lực lượng giáo dục trong nhà trường với phụ huynh
học sinh của lớp trong hoạt đợng dạy học nói chung và dạy đạo đức nói riêng.
* Với học sinh:
- GVCN giới thiệu tới học sinh lớp mình về các hoạt động giáo dục để học
sinh nắm bắt, xây dựng kế hoạch và chủ động thực hiện trong từng tháng của
năm học. GVCN cũng thường xuyên động viên, khen thưởng kịp thời để kích lệ
sự cớ gắng, tích cực trong các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào.
* Với cha mẹ học sinh:
- Hội phụ huynh lớp luôn dành sự ủng hộ nhiệt tình về vật chất và tinh thần
để cô trò hoàn thành những kế hoạch giáo dục đã đặt ra: Có phụ huynh hỡ trợ
kinh phí để các em tổ chức chương trình, nhiều phụ huynh đã ủng hộ những phần
quà để tặng các em học sinh khi giao lưu, có những phụ huynh làm việc trong
các lĩnh vực về tâm lí, luật pháp, báo chí, nghệ thuật… đã sẵn sàng hỗ trợ học
sinh trong việc giải đáp thắc mắc, làm giám khảo, làm tư vấn để các em tổ chức
các chương trình ngày càng hấp dẫn và chuyên nghiệp.
5. Kết quả đạt được:
Một số kinh nghiệm của người GVCN trong việc hướng dẫn học sinh tổ
chức các chương trình vào giờ sinh hoạt lớp trong nhà trường THPT đã đem lại
nhưng kết quả cụ thể :
Hình thành được những kĩ năng lập kế hoạch, làm việc nhóm, tự đánh giá cho
học sinh THPT, đây là những kĩ năng quan trọng giúp học sinh THPT tự tin và
định hướng được năng lực bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Đồng thời, thông qua việc học sinh tổ chức chương trình giờ sinh hoạt theo
hướng dẫn cũng giúp GVCN hiểu rõ và có thêm những nhận xét, đánh giá chính
xác từng học sinh để đưa ra những tư vấn chuyên sâu cho các em về tâm lí, nghề
nghiệp phù hợp với tính cách, năng lực của cá nhân học sinh.
Đã tạo điều kiện để học sinh tổ chức đều đặn các buổi sinh hoạt theo chủ đề 1
lần/ 1 tháng cập nhật những kiến thức xã hội và đem đến niềm vui, niềm phấn

khởi, giải tỏa căng thẳng, gắn kết bạn bè cho học sinh khi tới trường.
Đặc biệt là chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ, tin tưởng, hài lòng của phụ huynh
13/17

13


trong trường cả về vật chất và tinh thần.
Dưới đây là một số hình ảnh về các chương trình học sinh lớp 12M trường
THPT Mai Anh Tuấn tự tổ chức chương trình sinh hoạt lớp dưới sự hướng dẫn
của GVCN trong năm học 2021 - 2022

Học sinh lớp 12M tham gia xây xựng Chương trình Mừng Xuân yêu thương
năm 2021 - 2022. Các em đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức chương
trình theo kế hoạch của nhà trường. Chương trình giáo dục cho học sinh kiến
thức, kỹ năng và bồi dưỡng lòng nhân ái chia sẻ tình yêu thương của các em với
những mảnh đời khó khăn trong trường lớp.

14/17

14


Học sinh lớp 12M tổ chức ngày Boyday, các bạn nữ lên kế hoạch và tổ chức ngày
Boyday cho các bạn nam trong lớp để nói lời cảm ơn sau 8/3. Chương trình giáo dục
cho học sinh về bình đẳng giới, tự hào dân tộc.

15/17

15



Học sinh lớp 12M tham gia chương trình giao lưu nghệ thuật trong tiết sinh
hoạt tại lớp. Chương trình giáo dục cho các em học sinh sự năng động, sáng
tạo, tự tin, đoàn kết, quan điểm thẩm mĩ và kĩ năng làm việc nhóm

16/17

16


Học sinh Nguyễn Thi Xuân Phương lớp 12M trường THPT Mai Anh Tuấn tham
gia cuộc thi Âm xứ Thanh đạt giải Nhất vòng Nhận diện.
6. Bài học kinh nghiệm:
Để hướng dẫn học sinh THPT tổ chức các chương trình vào tiết sinh hoạt
lớp, tôi rút ra bài học sau:
- Người GVCN phải trở thành mợt nhà tâm lí, nhà tư vấn và tổ chức sự kiện
chuyên nghiệp để học sinh có thể tin tưởng, chia sẻ mọi điều. Đới với học sinh,
người giáo viên chủ nhiệm nên gần gũi, thái độ ân cần và đối xử công bằng với
các em. Nêu cao phẩm chất đạo đức trong công tác giáo dục để học sinh noi
theo, biết lễ phép, có ý thức kỉ luật.
- Ln biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu
điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có
niềm tin và hứng thú học tập hơn. GVCN luôn thể hiện cho học sinh thấy tình
cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân
ái, bao dung, đức vị tha của người thầy có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh.
- GVCN phải là người tổ chức liên kết tồn xã hợi để xây dựng mơi trường sư
phạm lành mạnh, thống nhất tác động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục.
Đặc biệt GVCN cần liên hệ mật thiết trao đổi thường xuyên với ban đại diện cha
mẹ học sinh.

- Ban giám hiệu luôn quan tâm, đồng hành cùng giáo viên, tạo điều kiện để giáo
17/17

17


-

viên được vận dụng đổi mới phương pháp giáo dục, thường xuyên cập nhật yêu cầu
mới trong mọi hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường. Nhà trường phải tìm
được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh trong hoạt động tổ chức các sự kiện
chương trình của lớp, của trường. Ḿn đạt được điều đó, ý nghĩa và kế hoạch
giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống phải được xây dựng rõ ràng, cụ thể, đặt
trung tâm là VÌ HỌC SINH.
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn,
tính thiết thực và tính hiệu quả của việc giáo dục học sinh thơng qua các hoạt
động tập thể được học sinh tổ chức trong giờ sinh hoạt. Người giáo viên chủ
nhiệm có mợt vị trí đặc biệt quan trọng. Lao đợng của mợt giáo viên chủ nhiệm
lớp ở trường THPT là lao động sáng tạo khơng ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi
phải tồn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tở chức các hoạt động học tập,
vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong việc thấu hiểu, chia sẻ tâm
tư, tình cảm với học sinh, làm cho học sinh thấy tin yêu mình, yêu trường, coi
lớp - trường như nhà của mình. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết
với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hồn thành tốt
nhiệm vụ.
Qua những kinh nghiệm đã rút ra, tôi thấy học sinh tự tin, trưởng thành
hơn, biết cách ứng xử giải quyết các tình huống hàng ngày một cách hợp lí, góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy học và giáo dục tồn diện cho học

sinh, đờng thời phát huy tính tích cực, chủ đợng và sáng tạo ở học sinh THPT.
Mỗi nhà trường hiện nay đang phấn đấu xây dựng “NGÔI TRƯỜNG
HẠNH PHÚC”. Để học sinh được tự mình tở chức các hoạt đợng sẽ góp phần
quan trọng trong việc tạo ra môi trường hạnh phúc đó. Việc đó đòi hỏi sự chung
tay góp sức của mỗi thành viên trong nhà trường: Giáo viên, ban giám hiệu, các
tở chức đồn thể, cha mẹ học sinh,...
2. Đề xuất và kiến nghị
Tổ chức tập huấn những hoạt động mới trong việc tổ chức chương trình sinh
hoạt cho giáo viên THPT.
Để GVCN đạt được hiệu quả trong hướng dẫn học sinh tổ chức các giờ sinh hoạt
lớp, nhà trường phải luôn đổi mới phương pháp, nâng cao năng lực tư vấn học
đường cho GVCN, đổi mới công tác đánh giá GVCN và lớp học trên cơ sở chú
trọng những tiêu chí, những qui định của nhà trường trong việc tham gia thực
hiện phương pháp chủ nhiệm lớp của mỗi bộ phận, các nhân.
18/17

18


Trên đây là “Một số kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc
hướng dẫn học sinh trung học phổ thơng tở chức chương trình trong giờ
sinh hoạt lớp” mà tôi đã áp dụng trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp và
thấy thành công. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh
đạo và đờng nghiệp để đề tài được hồn thiện tớt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga sơn, ngày 25 tháng 05 năm 2022

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết , không sao chép nội dung của
người khác.

Phạm Văn Khang

19/17

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay trường học thân thiện, học sinh tích cực 2008-2013 ( Bợ GD và ĐT )
2.Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
3. Tài liệu kĩ năng công tác chủ nhiệm - Nhà xuất bản Lao động.
4. Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm lớp – Báo Giáo dục và thời đại
27/11/2014
5. Báo Dạy và Học ngày nay - Trung ương Hội khuyến học Việt Nam.
6. Báo Giáo dục và Thời đại
7. Mạng Internet.

20/17

20


PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1
I. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Lớp: …………..


Ngày khảo sát:

tháng

năm 2021

Em vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:
1/ Em mong muốn được thực hiện những hình thức hoạt đợng nào trong giờ
sinh hoạt lớp?
-

Sơ kết thi đua trong tuần:........................................................................................

-

Tổ chức các hoạt động theo chủ đề:........................................................................

-

Biểu diễn văn nghệ:.................................................................................................

-

Tham gia các buổi thảo luận:...................................................................................

-

Tổ chức các trò chơi phổ biến kiến thức:................................................................


-

Giao lưu gặp gỡ những người nổi
tiếng………………………………………………

-

Nghe các chuyên gia tư vấn về các vấn đề trong cuộc
sống………………………….
2/ Trong các giờ sinh hoạt lớp, em thường thực hiện hoạt động nào ?
a/ Lắng nghe

b/ Thảo luận

c/Tham gia hoạt đợng

d/ Làm việc riêng

3/ Em có muốn được tham gia tở chức các chương trình giao lưu trong giờ
sinh hoạt lớp không?
a/ Rất mong muốn

b/ Mong ḿn

c/ Khơng mong ḿn

d/ Khơng thích

4/ Con tiếp thu được điều gì qua các chương trình được thầy cơ tở chức trong
giờ sinh hoạt lớp?

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
21/17

21


.................................................................................................................................
2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT:
- Câu1: 100% học sinh được khảo sát đều mong muốn được thực hiện
những hình thức hoạt động phong phú khác nhau trong giờ sinh hoạt lớp.
- Câu 2: Trong giờ sinh hoạt lớp, khi được khảo sát 68% xác nhận các em
thường lắng nghe thầy cô và ban cán sự lớp nhận xét thi đua, 20% tham gia thảo
luận, 10% tham gia các hoạt động giao lưu và 2% còn làm việc riêng trong giờ
sinh hoạt lớp. Điều này cho thấy các giờ sinh hoạt lớp chủ yếu vẫn theo hình
thức truyền thống, chưa tạo được hoạt đợng bở ích để học sinh tích cực tham
gia.
- Câu 3: 100% HS được khảo sát đều mong muốn được tham gia các hoạt
động và tham gia tổ chức các chương trình giao lưu trong giờ sinh hoạt lớp.
- Câu 4: HS chủ yếu tiếp nhận được những kiến thức liên quan mà thầy cô
truyền đạt.
3. NHẬN XÉT:
- Qua các phiếu khảo sát, tôi thấy đa số học sinh đều có những mong ḿn
chính đáng được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục kĩ
năng sống trong nhà trường, tuy nhiên hoạt động này ít nhiều còn hạn chế. Học
sinh vẫn học các giờ sinh hoạt theo cách truyền thống nên việc GVCN cung cấp
thêm những kĩ năng sống cho học sinh chưa thật hiệu quả.
- Hướng học sinh vào các hoạt động giao lưu thơng qua việc hướng dẫn các
em có kĩ năng tổ chức chương trình trong các giờ sinh hoạt lớp sẽ đáp ứng được
mong muốn của 100% HS.

- Nhà trường và gia đình cần phối hợp chặt chẽ để cùng GVCN làm tốt
công tác giáo dục trải nghiệm và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

22/17

22


PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2
I. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Lớp: …………..

Ngày khảo sát:

tháng

năm 2021

Em vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:
1/ Em đã tham gia những hình thức hoạt động nào trong giờ sinh hoạt lớp?
-

Tổ chức các hoạt động theo chủ đề:........................................................................

-

Biểu diễn văn nghệ:.................................................................................................

-


Tham gia các buổi thảo luận:...................................................................................

-

Tổ chức các trò chơi phổ biến kiến thức:................................................................

-

Giao lưu gặp gỡ những người nổi
tiếng………………………………………………

-

Nghe các chuyên gia tư vấn về các vấn đề trong cuộc
sống………………………….

-

Hình thức hoạt động khác:.......................................................................................
.................................................................................................................................
2/ Trong các giờ sinh hoạt lớp, em thường thực hiện hoạt động nào ?
a/ Lắng nghe

b/ Thảo luận

c/Tham gia hoạt đợng

d/ Làm việc riêng

3/ Con thấy các chương trình được các con tổ chức trong giờ sinh hoạt như

thế nào?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
….…….…….
4/ Con tiếp thu được điều gì qua các chương trình được chính các con tở
23/17

23


chức trong giờ sinh hoạt lớp?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT:
- Câu 1: 100% học sinh được khảo sát đã được tham gia vào các chương
trình giao lưu, các hoạt động giáo dục trải nghiệm, giáo dục kĩ năng sống trong
các tiết sinh hoạt lớp.
- Câu 2: HS khi được hướng dẫn tổ chức các chương trình giao lưu, thảo
luận…trong các giờ sinh hoạt lớp thì khơng có trường hợp học sinh làm việc
riêng, tỉ lệ học sinh tham gia thảo luận và tham gia các hoạt động chiếm 85%,
chỉ còn 15% học sinh lắng nghe thụ động trong giờ.
- Câu 3: 100% HS được khảo sát đều vui và hài lòng khi được tham gia
vào các hoạt động và tham gia cùng tổ chức các hoạt động trong giờ sinh hoạt
lớp.
- Câu 4: HS không chỉ tiếp thu những kiến thức xã hội mà còn tiếp thu thực
hành những kĩ năng sống, những trải nghiệm hay để tự tin, năng động, linh hoạt
hơn khi giải quyết những tình huống đặt ra trong cuộc sống.
3. NHẬN XÉT:

- Qua các phiếu khảo sát, tôi thấy đa số học sinh đều đã được tham gia vào
các hoạt động giao lưu tập thể, đều đã có cơ hợi để thể hiện khả năng và tự
khẳng định mình. Điều này đem đến niềm vui, sự hài lòng đối với học sinh khi
đến trường.
- Với việc GVCN hướng dẫn học sinh tổ chức các giờ sinh hoạt đã phát huy
được tính năng đợng, sáng tạo khơng chỉ giáo dục kiến thức mà còn hình thành
cho các em được các năng lực phẩm chất cần thiết để thích ứng với hồn cảnh
mới.
- GVCN cần nắm bắt tâm sinh lí của học sinh, thực hiện tớt vai trò là nhà lãnh
đạo, người kết nối các lực lượng giáo dục, người tác đợng tích cực để hướng dẫn
24/17

24


học sinh các kĩ năng tự tổ chức các chương trình hoạt đợng giao lưu trong giờ
sinh hoạt, từ đó phát triển nhân cách người học đáp ứng yêu cầu mới của xã hội
hiện nay.

25/17

25


×