Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

(SKKN 2022) tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy mục 1 bài 26 tình hình xã hội và đời sống nhân dân trong chương trình lịch sử 10 tại trường THPT hoằng hóa 3, nhằm góp phần nâng cao hiệu giờ dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.67 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOẰNG HĨA 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC VÀO GIẢNG DẠY MỤC 1
- BÀI 26: “ TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN ”,
TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ 10 TẠI TRƯỜNG THPT
HOẰNG HÓA 3, NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIỜ DẠY

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Hoa
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch sử

THANH HỐ NĂM 2022


Mục lục

Trang

1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Điểm mới của sáng kiến



2
2
3
3
4
4

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Giải pháp
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

5
5
6

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

12
12
12

7
11


Tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Các mơn học trong nhà trường phổ thơng là một hệ thống hồn chỉnh
nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, các lĩnh vực ở mức
độ thấp, giúp cho học sinh có một hành trang cơ bản làm tiền đề cho các cấp học
cao hơn. Các môn học đó khơng chỉ liên quan chặt chẽ với nhau mà cịn tạo nên
một hệ thống hồn chỉnh. Cũng như các môn khoa học tự nhiên, các môn thuộc
khoa học xã hội như Văn học, Địa lí và nhất là Lịch sử cũng có vai trị hết sức
quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học
sinh. Vai trò của người giáo viên trong các giờ học là phải giúp cho học sinh
nắm được các sự kiện, hiện tượng lịch sử để thơng qua đó rút ra quy luật lịch sử
và bài học lịch sử.
Trong điều kiện phát triển ngày nay hệ thống giáo dục ở các trường
trung học cơ sở, mơn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thế
hệ trẻ có những hiểu biết về kiến thức lịch sử của nước nhà, về văn hóa, tư
tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và phong cách sống. Môn Lịch sử cũng
như các mơn học khác, có vai trị to lớn trong việc tác động đến con người
khơng chỉ về trí tuệ mà cịn cả về tư tưởng, tình cảm, giúp các em thấy được
quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả xã hội
loài người.
Qủa thật, trong các bộ mơn ở trường THPT thì lịch sử là một mơn học có
một vị trí vơ cùng quan trọng trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị
truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách và bản lĩnh con

người. Đồng thời học lịch sử cịn giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về quá
khứ, rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hiện tại và từ đó có thái độ ứng
xử đúng đắn trong cuộc sống.
Thế nhưng một nghịch lí đáng buồn là hiện nay thế hệ trẻ, những chủ
nhân tương lai của đất nước lại quay lưng lại với mơn học này vì rất nhiều lí do
như: nội dung chương trình chưa hấp dẫn, cịn nặng về kiến thức hàn lâm, ít có
cơ hội việc làm trong tương lai. Ngồi ra, theo tơi cịn có lý do khơng nhỏ xuất
phát từ phía người dạy bộ mơn lịch sử, đó là việc dạy chay, đọc chép đã biến giờ
học lịch sử thành một giờ học nhàm chán đối với học sinh đương độ tuổi hiếu
kỳ, ham thích yếu tố mới lạ. Vậy dạy học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt
nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới
phương pháp dạy học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt
động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học. Để hồn thành
nhiệm vụ này địi hỏi giáo viên dạy sử khơng chỉ có kiến thức vững vàng về
chun mơn mà cần phải có hiểu biết rộng về các bộ môn khoa học khác để vận
dụng vào bài giảng lịch sử. Việc sử dụng tài liệu tham khảo trong quá trình dạy
học lịch sử hết sức cần thiết, giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa, kích
thích sự hứng thú, chủ động học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học bộ môn lịch sử. Có nhiều loại tài liệu tham khảo mà ta có thể sưu
tầm để nghiên cứu và phục vụ tốt cho việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông
như: Tài liệu văn học, tài liệu về các tác phẩm nghệ thuật như hội hoạ, kiến trúc,
điêu khắc, sân khấu, điện ảnh Trong đó, các tác phẩm văn học là nguồn tư liệu
2


quan trọng đối với việc dạy học lịch sử, có ý nghĩa to lớn trong giáo dục, giáo
dưỡng và góp phần hình thành nhân cách cho học sinh
Các tác phẩm văn học từ xưa tới nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch
sử thế giới, có vai trị to lớn đối với việc dạy học lịch sử. Các tác phẩm văn học
rất gần gũi với lịch sử vì mọi sáng tác văn học đều phản ánh trực tiếp hay gián

tiếp cuộc sống, số phận con người và hiện thực xã hội. Các tác phẩm văn học có
vai trị to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc về sự
kiện, nhân vật. Hơn nữa tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể có tác động
mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người học, góp phần quan trọng làm cho bài
giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.Tuy
nhiên, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì u
cầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện
đúng như nó tồn tại, mà những sự kiện đó, học sinh khơng được trực tiếp quan
sát, xa lạ với đời sống hiện nay.
" Lịch sử là sự kiện " đó là một thực tế mà bất kì một giáo viên dạy sử nào
cũng ý thức được. Bản thân lịch sử vốn khô khan nhất là những bài viết về
những trận đánh, những thiết chế nhà nước, những số liệu về những thành tựu
đạt được trên các lĩnh vực... Để chuyển tải những kiến thức này một cách sinh
động dễ hiểu, dễ nhớ đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử
dụng phương pháp.
Qua thực tế giảng dạy, dự giờ của các đồng nghiệp tôi đã rút ra được kinh
nghiệm mà bản thân tơi cho là rất q. Đó là: Khi áp dụng kiến thức văn học
trong giảng dạy Lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài,
những giờ dạy lịch sử trở nên sinh động hấp dẫn hơn hẳn
Xuất phát từ thực tế đó cùng với kinh nghiệp giảng dạy của bản thân, tôi
quyết định thực hiện đề tài: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy mục 1
- bài 26: “Tình hình xã hội và đời sống nhân dân”, trong chương trình lịch
sử 10 tại trường THPT Hoằng Hóa 3, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giờ
dạy
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử là phải gây
được hứng thú, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh đó là sử
dụng đồ dùng, công cụ dạy học, kiến thức liên mơn đúng mục đích, u cầu
của việc nhận thức. Trong mơn học, người giáo viên có vai trị đặc biệt quan
trọng trong việc sử dụng kiến thức liên môn, nhất là tư liêu của văn học kết

hợp với kiến thức bài học tạo hứng thú hơn cho học sinh trong học tập nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo.
- Giúp đồng nghiệp thấy rõ hơn hiệu quả của việc sử dụng tư liệu văn học giúp
học sinh nắm bắt kiến thức một cách chân thực và sinh động hơn, góp phần
giảm sự nhàm chán, khô khan của bộ môn
1.3. Đối tượng nghiên cứu

3


Tài liệu văn học liên quan đến kiến thức của mục 1 - bài 26 trong chương
trình lịch sử 10 - THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm các bài ca dao, thơ, văn…có quan hệ sát đến nội dung bài học
- Lựa chọn, phân loại các kiến thức thơ, văn… phù hợp với nội dung kiến thức
từng ý của mục
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm
- Phương pháp điều tra, khảo sát
1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy để học sinh nắm bắt và hiểu rõ
hơn về kiến thức của mục 1 - bài 26: “Tình hình xã hội và đời sống nhân dân”,
trong chương trình lịch sử 10 tại trường THPT Hoằng Hóa 3, nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả giờ dạy

4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận

Giảng dạy là đưa đến cho thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ tiếp nhận những tri
thức quý báu của loài người về phương diện tri thức cũng như tình cảm góp
phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho thế hệ trẻ
Giảng dạy lịch sử là giảng về quá khứ của xã hội loại người, quá khứ của
quốc gia, dân tộc ...Những quá khứ đó lại có quan hệ mật thiết đến hiện tại và
tương lai. Trong bài giảng , bài học lịch sử tư duy, tình cảm của giáo viên và học
sinh hướng về những gì rất gần gũi: những con người thật, những sự kiện thật
chứ khơng phải hư cấu.Vì vậy để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo dức giáo viên
phải bắt đầu từ việc giúp học sinh hiểu biết được nắm bắt được kiến thức lịch sử
một cách sinh động nhất, chân thực nhất
Nếu chúng ta nói rằng lịch sử là hiện thực xã hội thì văn học chính là tài
năng của nghệ sĩ và xúc cảm thăng hoa bắt nguồn từ chính hiện thực ấy. Nếu
như tác phẩm lịch sử là bức tranh xã hội chân thực, khách quan thì tác phẩm văn
học là cái vỏ bí ẩn lí tưởng cho cuộc sống đời thường mn màu mn vẻ mà
phải cần đến đầu óc tư duy, sự nhạy cảm nghệ thuật thì người đọc mới phát hiện
ra bản chất thực sự của nó. Với một tác phẩm lịch sử, chúng ta nhận thấy hình
ảnh của chính mình trong quá khứ. Nhưng với một tác phẩm văn học thì lại cuốn
hút ta bằng tác phẩm văn chương, bằng giá trị nghệ thuật của chính tác phẩm ấy
để rồi sau đó chúng ta mới nhận ra được bản thân mình như là hố thân của nhân
vật. Cho nên rất chính xác khi nói rằng “văn sử bất phân”.
Hiểu sâu sắc về mối quan hệ trên, các nhà nghiên cứu về phương pháp
dạy học lịch sử đã rất chú trọng nói tới việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Các tác phẩm
văn học có vai trò to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu
sâu sắc về sự kiện, nhân vật. Hơn nữa tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể
có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người đọc, góp phần quan trọng
làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học
sinh. Ngày nay với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử theo hướng
phát huy tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo của học sinh hết sức được chú
trọng thì việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử càng cần được quan

tâm đúng mức, xứng tầm với vai trò của nó.
Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch
sử thế giới có vai trò rất lớn trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông:
Trước hết, các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể có tác
động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng,
điển hình của các hiện tượng kinh tế chính trị, những quy luật của đời sống xã
hội. Giữa văn học và khoa học nói chung, sử học nói riêng có mối quan hệ
khăng khít. Các tác phẩm văn học ra đời trong những không gian và thời gian
nhất định nên được ví như “tấm gương “ phản ánh đời sống xã hội. Vì vậy sử
dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử khơng chỉ góp phần minh hoạ cho
sự kiện lịch sử mà còn làm cho bài giảng sinh động, tạo khơng khí gần gũi với
bối cảnh của sự kiện đang học

5


Thứ hai: Văn học góp phần làm pong phú đời sống tinh thần của con
người bởi: “ Văn học như dịng sơng phù sa bồi đắp di dưỡng thanh lọc tâm hồn
chúng ta. Mỗi tác phẩm văn học đưa ta đến những vùng đất xa xôi mà ta chưa
bao giờ đặt chân tới, cho ta tiếp xúc với cái thiện, cái ác, những phong tục tập
quán , những lối sống của người xưa”. Vì vậy văn học góp phần khơng nhỏ
trong việc tái tạo một phần hiện thực cuộc sống, hiện thực lịch sử.
Mặt khác những ngôn từ của văn học cũng phần nào góp phần làm giảm
tính khơ khan khi đưa học sinh tiếp cận với kiến thức lịch sử tạo cho bài giảng
sự sinh động hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thuận lợi:
Bản thân là một giáo viên có hơn 20 năm trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử
nên tôi nắm bắt rất rõ đặc điểm của bộ môn, mục đích, u cầu của chương trình
và nắm bắt rất rõ những khó khăn mà các em gặp phải khi lĩnh hội kiến thức lịch

sử.
Được ban giám hiệu, tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong nhà trường
giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, cơng nghệ đã góp phần rất lớn trong
việc đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên thông qua việc cung
cấp các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho công tác giảng dạy theo phương pháp
mới (giáo án điện tử, mơ hình mơ phỏng….). Khoa học kĩ thuật phát triển cũng
giúp cho việc tìm kiếm tư liệu lịch sử đối với giáo viên và học sinh tương đối dễ
dàng, giáo viên và học sinh có thể tiếp cận thơng qua mạng internet và qua các
nguồn sách báo vơ cùng phong phú.
2.2.2 Khó khăn:
Tích hợp kiến thức văn học trong dạy và học lịch sử không phải là vấn đề
mới tuy nhiên việc sử dụng kiến thức văn học như thế nào để nâng cao hiệu quả
bài học lại là vấn đề đáng quan tâm vì tích hợp kiến thức vào tiết dạy, người dạy
sẽ khó chủ động về giờ dạy và dễ làm phân tán sự tập trung của người học và
đôi khi người dạy sẽ gặp trường hợp "cháy giáo án"
Để tích hợp kiến thức văn học có hiệu quả địi hỏi người giáo viên phải
tốn nhiều công sức sưu tầm các tài liệu văn học thuộc các thể loại khác nhau phù
hợp với chủ đề và nội dung bài dạy
Nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên dạy lịch sử ở trường THPT, ngồi cung
cấp kiến thức cịn cần làm cho các em hiểu rõ hơn, có cái nhìn chân thực hơn về
lịch sử dân tộc. Qua đó, giáo dục lịng tự hào về q hương dân tộc, hình thành
lịng u nước, truyền thống quê hương cách mạng và nỗ lực học tập, cống hiến
để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước xứng đáng với thế hệ cha
ông của một dân tộc anh hùng
Trong sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam thời phong kiến nhà
Nguyễn có vai trị và vị trí quan trọng bởi đây là vương triều cuối cùng của chế
độ phong kiến nước ta. Triều Nguyễn được thành lập sau khi đánh bại vương
triều Tây Sơn và thống trị nước ta trong một hoàn cảnh mới khác với các triều
6



đại phong kiến trước kia. Chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn suy
vong trong lúc bản thân Vương triều Nguyễn lại là sự kế tục của một thế lực
phong kiến suy thối, từng bị phong trào nơng dân lật đổ. Mặt khác lãnh thổ đất
nước được mở rộng: sản phẩm của sự sáp nhập hai miền: Đàng trong và Đàng
Ngoài trước đây. Nhà Nguyễn được thiết lập, đất nước trở lại thống nhất nhưng
trong bối cảnh các nước tư bản phương tây đã thoàn thành cách mạng tư sản đã
và đang tiến hành cách mạng công nghiệp, kinh tế các nước tư bản phương Tây
đang trên đà phát triển và cũng thời kì này các nước thực dân phương Tây đang
tiến hành việc xâm lược và bóc lột thuộc địa, điều này đe doạ nền độc lập của
nhiều nước trong đó có nước ta địi hỏi nhà Nguyễn phải có những cải cách và
đổi thay trong chính sách phát triển đất nước. Tuy nhiên dưới thời Nguyễn
những thể chế của chế độ phong kiến vẫn được duy trì, khơng tạo ra động lực
thúc đẩy đất nước phát triển để vượt qua khủng hoảng. Cuộc sống cuộc nhân
dân ngày càng thêm khổ cự. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nhân dân trở
nên gay gắt, gây nên hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống phong kiến kéo dài đến
giữa thế kỉ XIX
Để đưa học sinh tiếp cận và nắm bắt những vấn đề kiến thức của bài giáo
viên không những chỉ cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa mà còn phải tăng
cường việc sử dụng các tư liệu tham khảo như :tài liệu sử học, tài liệu văn học
kết hợp với sử dụng phương tiện dạy học: máy chiếu, tranh ảnh, lược đồ
….trong đó việc sử dụng tài liệu văn học là hết sức cần thiết vì ngay trong cuộc
sống các em cũng luôn được tiếp xúc với văn học, trong suốt quá trình học tiểu
học,trung học các em cũng luôn được học văn học. Văn học làm cho giờ học
lịch sử bớt khô khan tạo thêm hứng thú với bộ môn cho các em
Xuất phát từ nhận thức trên với tư cách là giáo viên giảng dạy bộ môn
lịch sử, khi giảng dạy kiến thức của bài tơi đã mạnh dạn: Tích hợp kiến thức văn
học vào giảng dạy mục 1 - bài 26: “Tình hình xã hội và đời sống nhân dân”,
trong chương trình lịch sử 10 tại trường THPT Hoằng Hóa 3, nhằm góp phần

nâng cao hiệu quả giờ dạy
2.3. Giải pháp đã thực hiện
2.3.1 Xác định những đơn vị kiến thức cần vận dụng.
- Giáo viên phải xác định nội dung chính của phần kiến thức giảng dạy trong
mục trên cơ sở đó chọn lựa những kiến thức văn học phù hợp.
- Sau khi lựa chọn được những kiến thức văn học phù hợp, giáo viên cần định
hướng các biện pháp sử dụng các kiến thức văn học đó như thế nào là hợp lí
theo từng trình tự kiến thức
2.3.2 Tiến hành soạn giáo án trên cơ sở tiếp thu và vận dụng tài liệu tham
khảo
- Giáo viên dẫn dắt:
Sau khi đánh bại các vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua,
thành lập nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong
kiến Việt Nam, triều đại này tồn tại 143 năm, với 13 đời vua. Khác với các triều
7


đại trước, ngay khi nhà Nguyễn vừa thiết lập mâu thuẫn xã hội đã bùng nổ vì
vậy trong 50 năm đầu thống trị của triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX), các cuộc
khởi nghĩa chống triều đình đã liên tục nổ ra. Vậy xã hội thời Nguyễn có nét nổi
bật gì, đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn ra sao?Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
- Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp
GV kết hợp việc sử tư liệu văn học, kết hợp với máy chiếu và các câu hỏi
gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức và tạo hứng thú cho các em trong
giờ học
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cơ bản học sinh cần
nắm
Hoạt động 1: Cả lớp – Cá nhân

1. Tình hình xã hội và đới sống
- GV giảng giải: Nhà Nguyễn lên ngôi của nhân dân:
sau một giai đoạn nội chiến ác liệt, tình
hình chính trị – xã hội phức tạp, chế độ
phong kiến đang trên bước đường suy tàn.
Bản thân nhà Nguyễn lại đại diện cho tập
đoàn phong kiến thống trị cũ. Vì vậy đó
chủ trương duy trì tình trạng kinh tế xã hội
cũ, tăng cường tính chuyên chế nhằm bảo
vệ quyền thống trị của mình.
- Trong bối cảnh lịch sử đó các giai cấp
trong xã hội Việt Nam khơng có gì thay đổi
song tình hình các giai cấp và mối quan hệ
giữa các giai cấp trong xã hội ít nhiều có
sự biến đổi.
- GV yêu cầu HS nghe theo SGK để
thấy được sự phân hoá các giai cấp trong * Xã hội:
xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn.
- Trong xã hội sự phân chia giai cấp
- Học sinh nghe, ghi nhớ.
ngày càng cách biệt:
- Giáo viên chốt ý
+ Giai cấp thống trị bao gồm vua
quan, địa chủ, cường hào.
+ Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số
là nông dân.
- Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn
Để học sinh thấy rõ hơn về sự phổ biến của rất phổ biến.
tệ tham quan ô lại dưới thời Nguyễn, giáo
viên có thể cung cấp một số câu ca dao, tục

ngữ nói về cảm nhận của người dân về
quan lại triều Nguyễn – những người được
coi là “ phụ mẫu chi dân”:
1. “ Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
2. “ Bộ binh, bộ hộ, bộ hình
8


Ba bộ đồng tình cướp gạo con tơi”
3. “ Muốn gian làm quan mà nói”
- Ở nơng thơn địa chủ cường hào ức
Để học sinh hiểu rõ hơn về tệ cường hào, hiếp nhân dân.
giáo viên có thể dùng bài Sớ nói về tệ
cường hào của Doanh điền Nguyễn Cơng
Trứ dâng vua vào năm 1828. Ông tố cáo:
“cái hại cường hào làm cho đến nỗi con
mất cha, vợ mất chồng, tính mệnh phải thiệt
hại, tài sản phải sạch khơng” và đề nghị
triều đình “trị tội rất nặng”
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
* Đời sống nhân dân:
- GV giảng tiếp: Trong bối cảnh vua, quan - Dưới thời Nguyễn nhân dân phải
như vậy, đời sống của nhân dân ra sao?
chịu nhiều gánh nặng.
- GV bổ sung chốt ý:
+ Phải chịu cảnh sưu cao, thuế
Để học sinh thấy rõ hơn về sự thống khổ nặng.
của đời sống người dân dưới thời Nguyễn + Chế độ lao dịch nặng nề.
do sự nặng nế của chế độ lao dịch, giáo + Thiên tai, mất mùa, đói kém

viên có thể dùng một số tư liệu văn học:
thường xuyên.
+ Trong bài " Tố khuất khúc " của dân Sơn
Nam Hạ có đoạn viết:
" Binh tài hai việc đã song
Lại cịn lực dịch thổ cơng bao giờ
Mỗi năm ba bận cơng trình
Hỏi rằng mọt sắt dân tình biết bao..."
+ Tiếp đó, giáo viên dùng máy chiếu cung
cấp hình ảnh của một số cơng trình kiến
trúc tiêu biểu của nhà Nguyễn nhưng đồng
thời cũng nói qua cho học sinh hiểu được
để có những cơng trình kiến trúc đó người
dân thời kì xưa đã phải đổ mồ hơi, xương
máu thậm chí cả tình mạng của mình ví
như có thể cho học sinh xem tranh ảnh về
lăng Tự Đức kết hợp với đọc câu ca của
nhân dân đương thời về sự khổ cực của
nhân dân khi xây dựng công trình này:
" Vạn Niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân "
- Để học sinh thấy rõ hơn thực trạng thiên
tai, mất mùa, đói kém thường xuyên, giáo
viên cung cấp tư liệu văn học về nạn lụt
lội, vỡ đê trong bối cảnh nông nghiệp là
nghành sản xuất chính:
“ Văn Giang và Tiên Lữ
9



Lụt lội mấy năm liền
Mênh mông trắng lặng khắp miền
Giun trời làm tổ bên trên ngọn cành
Vụ mùa không một nhành lúa mới
Thóc để dành ếch giải nuốt trơi !”
- GV phát vấn: Em nghĩ thế nào về đời
sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn?
So sánh với thế kỷ trước.
- GV có thể gợi ý: thời Lê sơ có câu ca:
Thời vua Thái Tổ, Thái Tơng… cịn thời
nhà Nguyễn đời sống của nhân dân ra sao?
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
→ Đời sống của nhân dân cực khổ
- Giáo viên chốt ý
hơn so với các triều đại trước.
Để khắc sâu kiến thức , giáo viên cung cấp
một số tư liệu văn học nói về thực trạng
đời sống người dân thời Nguyễn
+ Đại thi hào Nguyễn Du trong “ Văn tế
thập loại chúng sinh: cũng đã đau lòng
trước tấn bi kịch của xã hội đương thời :
“ Cũng có kẻ nằm cầu gối đất
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi
Thương thay cũng một kiếp người
Sống nhờ hàng xứ , chết vùi đường quan”
+ Do đê Văn Giang Hưng Yên liên tục vỡ
khiến người dân phải rời bỏ nhà cửa phiêu
tán xin ăn nên có câu ca dao:
“ Oai ối như phủ Khoái xin cơm”
Hoặc một bài vè đương thời có câu:

“ Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét”
- GV phát vấn: Thực tế đời sống đó của
người dân thời Nguyễn đã đưa tới hệ quả
gì?
- Học sinh suy nghĩ trả lời,
- Giáo viên chốt ý
⇒ Mâu thuẫn xã hội lên làm cao
bùng nổ các cuộc đấu tranh.
10


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Trong năm học 2021 – 2022, tôi đã sử dụng tài liệu văn học khi dạy mục
1 - bài 26: “Tình hình xã hội và đời sống nhân dân”, trong chương trình lịch sử
10 tại lớp 10A5. Trong tiết học đa số các em nắm bắt kiến của bài một các rất
sơi nổi, hào hứng, các em cịn thể hiện thái bất bình trước tệ tham quan ơ lại
cũng như sự xót xa thương cảm trước nỗi thống khổ của người dân lao động
đương thời. Hơn nữa các em còn cảm thấy có tránh nhiệm hơn trong việc phát
huy tinh thần học tập vì ngày mai lập nghiệp để góp phần xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội theo mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra.
Cũng với bài soan này tôi tiến hành giảng dạy tại lớp 10A6 và cũng thu
được kết quả tương tự
Kết quả cụ thể về thái độ học sinh đối với tiết học
Lớp

Sĩ số


10A5
10A6

46
45

Hào hứng
HS
%
40
89,1
36
88,8

Tập trung
HS
%
5
10,9
5
11,2

Thờ ơ
HS
0
0

%
0

0

Trong buổi sinh hoạt chuyên môn tuần 34, các thanh viên nhóm sử nhận
xét đóng góp ý kiến về các tiết dạy và đều thống nhất: Tiết dạy đã thực sự là
điểm mới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn trong nhà trường

11


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Như vậy, đề nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT
nói chung, chất lượng giờ dạy về “Tình hình xã hội và đời sống nhân dân”, trong
chương trình lịch sử 10 nói riêng, cần có sự quan tâm chỉ đạo nhiều hơn của các
cấp, các nghành và của cả xã hội. Đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ
môn Lịch sử tại các nhà trường THPT cần phải khơng ngừng nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ. Giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh,
từ đó mới phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh trrong học tập
bộ môn. Mục đích của dạy học là nâng cao hiệu quả bài học tức là phải cung cấp
đầy đủ kiến thức lịch sử của bài học cho học sinh đồng thời phải phát triển tư
duy, kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho các em. Muốn đạt được
điều đó người giáo viên phải khơng ngừng học hỏi đổi mới phương pháp sư
phạm thích hợp cho từng bài học, trong đó vấn đề dạy học liên mơn nhất là mối
liên hệ giữa văn học và lịch sử cần phải được chú trọng đúng mức nhằm phát
huy tính thiết thực, hiệu quả trong từng tiết học, từng đối tượng học sinh
Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong việc Tích hợp kiến thức văn học
vào giảng dạy mục 1 - bài 26: “Tình hình xã hội và đời sống nhân dân”, trong
chương trình lịch sử 10. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp
3.2. Kiến nghị
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức chuyên đề về “Tích hợp kiến

thức văn học vào giảng Lịch sử góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy ở nhà
trường THPT” tạo điều kiện cho giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm
nhằm nâng cao hiệu quả các bài giảng

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác
Lê Thị Hồng Hoa

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb ĐHSP, Hà Nội.
2. Phan Trọng Ngọ (2000), Vấn đề trực quan trong dạy học (tập 1). Nxb
ĐHQGHN, Hà Nội.
3. Phan Ngọc Liên – Vũ Dương Ninh - Trần Bá Đệ – Vũ Ngọc Anh – Đỗ Thanh
Bình – Lê Mậu Hãn - Nguyễn Quốc Hùng – Bùi Tuyết Hương – Nguyễn Đình
Lễ Lê Văn Quang – Nguyễn Sĩ Quế, Sách giáo khoa lịch sử lớp 12, NXB Giáo
dục, Hà Nội 2008.
4. Phan Ngọc Liên – Vũ Dương Ninh - Trần Bá Đệ – Vũ Ngọc Anh – Đỗ Thanh
Bình – Lê Mậu Hãn - Nguyễn Quốc Hùng – Bùi Tuyết Hương – Nguyễn Đình
Lễ Lê Văn Quang – Nguyễn Sĩ Quế, Sách giáo viên lịch sử lớp 12, NXB Giáo
dục, Hà Nội 2008.
5. Nguồn Internet



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hông Hoa
Chức vụ:
Tổ trưởng chuyên môn tổ Sử - Địa – GDCD
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoằng Hóa 3

TT

1.

2.
3.

4.

5.

6

Tên đề tài SKKN

Sử dụng kênh hình giúp học
sinh nắm vững hơn kiến thức
lịch sử khi dạy bài “Ấn Độ
phong kiến “

Một số bài tập nâng cao và trắc
nghiệm trong dạy học môn lịch
sử ở trường THPT
Ứng dụng CNTT trong giảng
dạy bài 17 “Chiến tranh thế giới
thứ hai” trong chương trình lịch
sử 11 cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả bài dạy
Vận dụng tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên lịch sử địa
phương Thanh Hóa nhằm nâng
cao hiệu quả soạn giảng lịch sử
địa phương lớp 10 THPT
Vận dụng kiến thức liên môn
kết hợp với ứng dụng CNTT
nhằm nâng cao hứng thú học
tập của học sinh khi dạy bài 4 –
mục 3: “Văn hóa cổ đại Hi Lạp
và Rơ ma”
Vận dụng kiến thức bài thi “
Tìm hiểu 990 năm danh xưng
Thanh Hóa với tư cách là đơn vị
hành chính trực thuộc Trung
ương” vào soạn giảng tiết Lịch
sử địa phương trong chương

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD
cấp

huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Cấp nghành

C

2007

Cấp nghành

C

2008

Cấp nghành

C

2011


Cấp nghành

C

Cấp nghành

C

2016

Cấp nghành

B

2019

2014


7

8

trình Lịch sử 10 THPT với chủ
đề : Thanh Hóa trong tiến trình
lịch sử đất nước từ nguồn gốc
đến giữa thế kỉ XIX
"Vận dụng kiến thức cuộc thi
“Tìm hiểu 90 năm truyền thống

vẻ vang của Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa (1930-2020)” vào
giảng dạy lịch sử địa phương
trong chương trình lịch sử 12
với chủ đề: Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa trong tiến trình
lịch sử dân tộc tại trường THPT
Hoằng Hóa 3
Sử dụng phim tư liệu góp
phần nâng cao hiệu quả giảng
dạy khi dạy mục 2 – phần II
-bài 20 “Chiến dịch lịch sử Điện
Biên Phủ” trong chương trình
Lịch sử 12 tại trường THPT
Hoằng Hóa 3, giúp học sinh
cảm nhận chân thực hơn về
chiến thắng hào hùng của cha
ông trong đấu tranh bảo vệ độc
lập dân tộc

Cấp nghành

C

2020

Cấp nghành

C


2021



×