Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE Ô TÔ TOYOTA VIOS 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 65 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------------------------------

ĐẶNG QUANG HỮU

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE Ô TÔ TOYOTA
VIOS 2018

CBHD: Th.S Nguyễn Huy Chiến
Sinh viên: Đặng Quang Hữu
Mã số sinh viên: 2018605982

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

Hà Nội – Năm 2022


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNGĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
HÀNỘI

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Đặng Quang Hữu


Lớp: 2018DHKTOT05

Mã SV: 2018605982

Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tơ

Khóa: 13

Tên đề tài: Nghiên cứu hệ thống ly hợp trên xe ô tô Toyota Vios 2018
Mục tiêu đề tài: Giúp sinh viên hiểu rõ được tổng quan về hệ thống ly hợp,
cấu tạo, nguyên lí làm việc, kết cấu của các bộ phận trong hệ thống ly hợp trên
xe Toyota Vios 2018. Hình thành kỹ năng chẩn đốn những hư hỏng, nguyên
nhân, phương pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống ly hợp trên xe Toyota Vios 2018
đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.
Kết quả dự kiến
1.Phần thuyết minh:
- Tổng quan về hệ thống ly hợp
- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống ly hợp trên xe Toyota Vios
2018
- Kết cấu các bộ phận chính trong hệ thống ly hợp xe Toyota Vios 2018
- Quy trình tháo, lắp kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống ly hợp trên xe Toyota
Vios 2018
2.Bản Vẽ: (03 bản vẽ A0)
- 01 Bản vẽ: Tổng quan về hệ thống ly hợp trên xe Toyota Vios
- 01 Bản vẽ: Kết cấu xi lanh chính trong hệ thống ly hợp trên xe Toyota Vios
2018
- 01 Bản vẽ: Quy trình thay thế đĩa ma sát trong hệ thống ly hợp trên xe
Toyota Vios 2018
Thời gian thực hiện: từ: 22/3/2022 đến 22/5/2022
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


TRƯỞNG KHOA

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. Nguyễn Huy Chiến

TS. Nguyễn Anh Ngọc


i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................... ii
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LY HỢP ............................. 3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 3
1.2 Vị trí, cơng dụng, u cầu, phân loại ................................................... 6
1.3 Kết cấu chung của ly hợp trên ô tô ...................................................... 9
1.4 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của 1 số loại ly hợp phổ biến ............ 18
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018 .... 29
2.1 Giới thiệu xe Toyota Vios 2018 ........................................................ 29
2.2 Kết cấu hệ thống ly hợp của Toyota Vios.......................................... 30
2.3 Nguyên lý hoạt động ......................................................................... 40
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THÁO LẮP, BẢO DƯỠNG VÀ KIỂM TRA
HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018 ....................... 42
3.1 Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống ly hợp .................................. 42
3.2 Quy trình tháo lắp ly hợp .................................................................. 46

3.3 Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống ly hợp ............................................ 51
3.4 Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết của hệ thống ly hợp ........ 54
KẾT LUẬN .............................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 60


ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1: Ly hợp đai truyền (1886) ...................................................... 3
Hình 1. 2: Nguyên lý cơ bản của ly hợp ma sát ..................................... 3
Hình 1. 3: Bộ ly hợp ma sát hình nón/vát .............................................. 4
Hình 1. 4: Ly hợp cơn với lị xo da ....................................................... 4
Hình 1. 5: Ly hợp cơn với nón nhơm .................................................... 5
Hình 1. 6: Ly hợp nhiều đĩa .................................................................. 5
Hình 1. 7: Ly hợp ma sát 1 đĩa .............................................................. 6
Hình 1. 8: Vị trí ly hợp trên ơ tơ con ..................................................... 6
Hình 1. 9: Bánh đà ................................................................................ 9
Hình 1. 10: Vỏ ly hợp ......................................................................... 10
Hình 1. 11: Đĩa ma sát ........................................................................ 10
Hình 1. 12: Vịng bi tê ........................................................................ 11
Hình 1. 13: Địn mở ............................................................................ 12
Hình 1. 14: Bàn đạp ly hợp ................................................................. 12
Hình 1. 15: Kiểu dẫn động cơ khí bằng địn bẩy ................................. 13
Hình 1. 16: Dẫn động cơ khí kiểu cáp ................................................. 14
Hình 1. 17: Dẫn động bằng thủy lực ................................................... 15
Hình 1. 18: Dẫn động thủy lực trợ lực khí nén .................................... 16
Hình 1. 19: Dẫn động thủy lực có trợ lực chân khơng ......................... 17
Hình 1. 20: Lị xo màng ...................................................................... 18
Hình 1. 21: Cấu tạo ly hợp một đĩa ma sát dùng lị xo màng ............... 19
Hình 1. 22: Sơ đồ truyền lực ly hợp một đĩa ma sát dùng lo xo màng . 20

Hình 1. 23: Cấu tạo ly hợp một đĩa ma sát dùng lò xo ép .................... 21
Hình 1. 24: Sơ đồ truyền lực ly hợp một đĩa ma sát dùng lò xo trụ ép . 22
Hình 1. 25: Cấu tạo ly hợp hai đĩa ma sát dùng lị xo ép ..................... 23
Hình 1. 26: Sơ đồ truyền lực ly hợp hai đĩa ma sát dùng lị xo trụ ép .. 24
Hình 1. 27: Cấu tạo của ly hợp thủy lực .............................................. 25
Hình 1. 28: Cấu tạo ly hợp điện từ ...................................................... 27


iii

Hình 2. 1: Hình ảnh xe Toyota Vios.................................................... 29
Hình 2. 2: Kết cấu của hệ thống ly hợp ............................................... 30
Hình 2. 3: Cấu tạo cụm vỏ ly hợp ....................................................... 31
Hình 2. 4: Bánh đà .............................................................................. 31
Hình 2. 5: Vỏ ly hợp ........................................................................... 32
Hình 2. 6: Đĩa ép................................................................................. 32
Hình 2. 7: Lị xo đĩa ............................................................................ 33
Hình 2. 8: Trục ly hợp ......................................................................... 33
Hình 2. 9: Cấu tạo đĩa ma sát .............................................................. 34
Hình 2. 10: Kết cấu bộ giảm chấn ....................................................... 35
Hình 2. 11: Địn mở ............................................................................ 36
Hình 2. 12: Vịng bi tê ........................................................................ 36
Hình 2. 13: Bàn đạp ly hợp ................................................................. 37
Hình 2. 14: Xy lanh chính ................................................................... 38
Hình 2. 15: Xy lanh chấp hành ............................................................ 39
Hình 2. 16: Trạng thái đóng ly hợp ..................................................... 40
Hình 2. 17: Trạng thái mở ly hợp ........................................................ 41
Hình 3. 1: Đĩa ma sát bị mịn .............................................................. 43
Hình 3. 2: Đĩa ma sát bị dính dầu ........................................................ 43
Hình 3. 3: Tháo thân ly hợp khỏi bánh đà và đánh dấu ....................... 48

Hình 3. 4: Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ................................ 52
Hình 3. 5: Bơi trơn các vị trí trên càng mở và then hoa ....................... 53
Hình 3. 6: Kiểm tra độ mòn của đĩa ma sát ......................................... 55


1
LỜI NĨI ĐẦU
Ngành cơng nghiệp ơ tơ là một ngành quan trọng trong sự phát triển kinh
tế của một quốc gia đặc biệt là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Ơ
tơ phục vụ cho việc vận chuyển hàng hố, phục vụ mục đích đi lại của con
người. Ngồi ra ơ tơ cịn phục vụ trong rất nhiều lĩnh vực khác như: Y tế, cứu
hoả, cứu hộ. Công nghệ ô tô mặc dù là một công nghệ xuất hiện đã lâu nhưng
trong những năm gần đây đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, liên tục các
công nghệ mới đã được phát minh nhằm hoàn thiện hơn nữa ơ tơ truyền thống.
Ngồi ra người ta cịn phát minh ra những công nghệ mới nhằm thay đổi ô tô
truyền thống như nghiên cứu ô tô dùng động cơ hybrid, động cơ dùng nhiên
liệu hydro, ơ tơ có hệ thống lái tự động…Tuy nhiên trong điều kiện của nước
ta, chúng ta chỉ cần tiếp thu và hồn thiện những cơng nghệ về ô tô truyền
thống.
Trên ô tô, người ta chia ra thành các phần và các cụm khác nhau. Trong
đó ly hợp là một trong những cụm chính và có vai trị quan trọng trong hệ thống
truyền lực của ơ tơ. Hệ thống ly hợp có ảnh hưởng lớn đến tính êm dịu của ơ
tơ, tính năng điều khiển của ô tô, đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống
truyền lực trên ô tô.
Để nghiên cứu về ly hợp trong hệ thống truyền lực, đặc biệt loại ly hợp
dẫn động điều khiển bằng thủy lực trên xe ô tô Vios cần sử dụng tổng hợp rất
nhiều kiến thức chuyên ngành và kiến thức của các môn cơ sở. Vì vậy, trong
quá trình làm đồ án tốt nghiệp giúp em củng cố được rất nhiều kiến thức đã
học, mở rộng và hiểu sâu hơn về các kiến thức chuyên ngành.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành đồ án tốt nghiệp một cách tốt

nhất, song do hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế khơng
nhiều nên trong q trình làm việc khơng tránh được những thiếu sót. Chính vì


2
vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, em có thể bổ sung kiến
thức cho mình.
Em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Huy Chiến cũng như
các thầy cô bộ môn đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp
thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Đặng Quang Hữu


3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LY HỢP
Ly hợp là 1 trong những thành phần của hệ thống truyền lực trên xe ơ tơ.
Trong q trình hoạt động của ô tô, để việc sang số được êm ái thì việc truyền
công suất động cơ đến hộp số phải diễn ra từ từ, tránh sự đột ngột là nhờ ly hợp
(hay cịn gọi là cơn). Bộ ly hợp được điều khiển qua bàn đạp ly hợp để nối và
ngắt công suất động cơ, đồng chuyển số được dễ dàng.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1886, chiếc xe cơ giới được sáng chế bởi Benz, mà Bertha Benz đã
thực hiện hành trình đường dài đầu tiên trong lịch sử xe cơ giới - từ Mannheim
đến Pforzheim - được vận hành bằng mẫu ly hợp này

Hình 1. 1: Ly hợp đai truyền (1886)

Kết quả là một loạt các loại ly hợp, bao gồm cả tiền thân của ly hợp ngày
nay của chúng ta - tất cả dựa trên nguyên tắc của ly hợp ma sát. Ở đây một đĩa
nằm ở cuối trục khuỷu tiếp cận đĩa thứ hai, cố định để cho phép các đĩa ăn khớp
với nhau. Khi hai đĩa tiếp xúc, ma sát được tạo ra và được thiết lập chuyển động

Hình 1. 2: Nguyên lý cơ bản của ly hợp ma sát


4
Hình thức cơ bản của nguyên tắc thiết kế này được sử dụng từ đầu năm
1889, trong những chiếc xe bánh xe bằng thép của Daimler, có bộ ly hợp ma
sát hình nón/vát.

Hình 1. 3: Bộ ly hợp ma sát hình nón/vát
1. Trục khuỷu

2. Bánh đà

3. Vỏ càng mở

4. Bàn đạp côn

5. Càng mở ly hợp

6. Trục sơ cấp

7. Vỏ ly hợp

8. Lị xo


9. Cơn

10. Vịng đĩa ma sát
Từ khoảng năm 1910 trở đi, một phanh ly hợp hoặc phanh truyền động
bổ sung đã được thêm, nó phải được kích hoạt thông qua bàn đạp thứ hai thường kết hợp với bàn đạp ly hợp và được đặt cùng trên trục bàn đạp chung.

Hình 1. 4: Ly hợp cơn với lò xo da
Daimler-Motoren-Gesellschaft đã phát triển một ly hợp ma sát mở với
một hình nón cơn nhơm trần. Để giải phóng mềm, dầu phải được nhỏ giọt trên


5
các bề mặt ma sát đều đặn. Ly hợp côn tiếp tục thống trị trong suốt những năm
1920 nhờ sự đơn giản của chúng.

Hình 1. 5: Ly hợp cơn với nón nhơm
Gần như cùng lúc mà Daimler-Motoren Gesellschaft đang phát triển bộ
ly hợp lị xo của mình, giáo sư Hele-Shaw đến từ Anh đã thử nghiệm với một
bộ ly hợp nhiều đĩa. Đây có thể được coi là tiền thân của ly hợp đĩa đơn khô
thông thường ngày nay. Bộ ly hợp nhiều đĩa, được đặt tên là “Bộ ly hợp
Weston” sau lần sản xuất quy mô lớn đầu tiên, có một lợi thế quyết định so với
bộ ly hợp ma sát hình nón: bề mặt ma sát lớn hơn nhiều với yêu cầu không gian
thấp hơn và liên kết khơng đổi.

Hình 1. 6: Ly hợp nhiều đĩa


6
Đến năm 1904, De Dion & Bouton đã đưa ra nguyên lý ly hợp đơn


Hình 1. 7: Ly hợp ma sát 1 đĩa
1.2 Vị trí, cơng dụng, u cầu, phân loại
1.2.1 Vị trí

Hình 1. 8: Vị trí ly hợp trên ô tô con
Ly hợp được đặt trước hộp số, tức là đặt giữa động cơ và hộp số để nhận
mô men từ trục khuỷu của động cơ tại bánh đà và truyền mô men cho trục sơ
cấp của hộp số.
1.2.2 Công dụng
Hệ thống ly hợp trên ô tô là một hệ thống quan trọng có tác dụng [1]:
+ Truyền mơ men từ động cơ đến hệ thống truyền lực phía sau.


7
+ Tách và nối mô men quay từ động cơ tới hệ thống truyền lực khi khởi
hành, dừng xe, chuyển số và khi phanh xe.
+ Ly hợp đóng vai trị như một cơ cấu an toàn đảm bảo động cơ và hệ
thống truyền lực không bị quá tải bởi tác dụng động và mơ men qn tính trong
trường hợp phanh đột ngột mà không nhả ly hợp.
+ Đảm bảo giảm chấn động cho các chi tiết trong hệ thống truyền lực
được an toàn khi động cơ làm việc.
1.2.3 Yêu cầu
Ly hợp phải đảm bảo những yêu cầu sau [1]:
+ Phải truyền hết được mô men của động cơ xuống hệ thống truyền lực
khơng bị trượt.
+ Ly hợp phải đóng mở êm dịu khi xe khỏi hành hoặc chuyển số.
+ Khi ngắt truyền động phải dứt khốt nhanh chóng.
+ Khi cắt truyền động phải hồn tồn dứt khốt để q trình ra vào số
được nhẹ nhàng.
+ Đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền lực khi bị quá tải, tránh được các

lực quá lớn tác dụng lên hệ thống truyền lực.
+ Trọng lượng các chi tiết phải nhỏ gọn để giảm lực qn tính qua đó
giảm được sự và đập khi thay đối tỉ số truyền.
+ Có khả năng thốt nhiệt tốt, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của nhiệt độ
tới hệ số ma sát của đĩa ma sát và độ bền đàn hồi gủa các chi tiết đàn hồi cũng
như độ bền của các chi tiết khác của ly hợp.
+ Phải có kết cấu đơn giản dễ dàng điều khiển cũng như dễ dàng trong
việc tháo lắp sữa chữa và bảo dưỡng.
+ Ngoài các yêu cầu trên ly hợp cũng như các chi tiết máy khác cần phải
đảm bảo được độ bền, làm việc tin cậy và có giá thành không cao.


8
1.2.4 Phân loại
Kết cấu ly hợp có thể được phân loại như sau [1]:
- Theo phương pháp truyền mô men từ trục khuỷu động cơ tới hệ thống
truyền lực có thể chia ra:
+ Ly hợp ma sát: Mô men truyền qua ly hợp là nhờ lực ma sát. Ly hợp
loại này hiện được sử dụng rộng rãi trên các lại ô tô với các dạng mà sát khô và
ma sát trong dầu (ma sát ướt), ly hợp vios thuộc loại này với bề mặt ma sát khô.
+ Ly hợp thủy lực: Mô men truyền qua là nhờ chất lỏng thủy lực có khả
năng truyền êm và giảm tải trọng động. Các bộ truyền thủy lực được cùng trên
các hệ thống truyền lực thủy cơ với kết cấu thủy lực và biến mô thủy lực.
+Ly hợp điện từ: Mô men được truyền nhờ từ trường.
+Loại liên hợp: Mô men được truyền nhờ kết hợp các phương pháp trên.
- Theo cấu tạo của bộ phận ma sát ta có: Loại đĩa, loại đĩa côn, loại trống.
- Theo phương pháp điều khiến dẫn động ly hợp:
+ Ly hợp cơ khí: Là dẫn động điều khiến từ bàn đạp tới cụm ly hợp thông
qua các khẩu khớp đòn nối. Loại này thường được dùng trên ô tô con với yêu
cầu lực ép nhỏ.

+ Ly hợp dẫn động thủy lực: Là dẫn động thông qua các khâu khớp đòn
nối và đường ống cùng với các cụm truyền chất lỏng.
+ Ly hợp dẫn động có trợ lực: Là tổ hợp các phương án dẫn động cơ khí
hoặc thủy lực với các bộ phận trợ lực bàn đạp: cơ khí, thủy lực áp suất lớn, chân
khơng, khí nén...Trên ô tô ngày nay thường sử dụng trợ lực điều khiển ly hợp.
- Theo đặc điểm làm việc: Ly hợp thường đóng và thường mở.
+ Loại ly hợp thường đóng: Khi khơng có lực điều khiển, ly hợp ln ở
trạng thái đóng, khi đạp ly hợp các bề mặt làm việc tách ra. Đại đa số các ly
hợp trên ô tô dùng loại này.
+ Loại ly hợp thưởng mở: Khi khơng có lực điều khiển, ly hợp ln ở
trạng thái mở.


9
- Theo dạng lị xo ép có thể phân loại ly hợp như sau: Lị xo trụ bố trí theo
vịng trịn, lị xo cơn xoắn và lị xo cơn đĩa
- Phân loại theo số lượng đĩa ma sát:
+ Ly hợp một đĩa ma sát
+ ly hợp nhiều đĩa ma sát
1.3 Kết cấu chung của ly hợp trên ô tô
1.3.1 Bánh đà

Hình 1. 9: Bánh đà
Bánh đà lắp ở đi trục khuỷu có cơng dụng tích trữ năng lượng làm cho
trục khuỷu quay đều. Ngồi cơng dụng chính là làm cho trục khuỷu quay đều,
bánh đà còn là nơi lắp các chi tiết của cơ cấu khởi động như vành răng khởi
động [2].
Trong quá trình động cơ làm việc, bánh đà chịu tác dụng của lực quán
tính ly tâm, lực ma sát với đĩa mát bộ ly hợp hoặc va đập của vành răng khởi
động.

Bánh đà thường được khoan các lỗ để gắn các bộ phận ly hợp. Nó thường
nhẵn để tạo ra bề mặt ma sát và được làm từ chất liệu dày để hấp thụ lượng
nhiệt lớn tỏa ra khi sử dụng ly hợp.


10
Bánh đà của động cơ tốc độ thấp thường được chế tạo bằng gang xám
hoặc hợp kim nhơm, cịn trên các động cơ tốc độ cao thường dùng thép ít
cacbon
1.3.2 Vỏ ly hợp

Hình 1. 10: Vỏ ly hợp
Vỏ ly hợp là một chi tiết của phần chủ động vỏ ly hợp được bắt chặt với
bánh đà bằng bu lông và quay cùng bánh đà.
Vỏ ly hợp được làm từ thép đảm bảo được độ bền và cứng vững tuy nhiên
giá thành cao.
1.3.3 Đĩa ma sát

Hình 1. 11: Đĩa ma sát
Đĩa ma sát có cấu tạo bao gồm moay ơ có then hoa ăn khớp với trục sơ
cấp và một tấm kim loại tròn với vật liệu ma sát ghép lại bằng đinh tán. Rãnh


11
then hoa ăn khóp và quay theo trục sơ cấp đồng thời giúp đĩa di chuyển dọc
trục khi đóng ngắt ly hợp.
Phần đĩa ma sát được chế tạo bằng chất amiant chịu nhiệt độ cao, sợi
cacbon và đồng đỏ đúc kết với nhau giúp hệ số ma sát cao và ổn định khi làm
việc. Các lò xo trên đĩa ma sát có tác dụng giảm chấn. Khi đóng ly hợp, mâm
ép ép chặt đĩa ma sát vào bánh đà đang quay và lò xo giảm chấn khi đĩa ma sát

quay cùng bánh đà [2].
Giữa hai bề mặt đĩa ma sát cịn có lị xo đệm bề mặt kiểu máng gợn sóng
hoặc uốn cơng. Lị xo này yếu đi khi ly hợp đóng và cho phép đĩa ma sát uốn
cong vào phía trong giúp ly hợp đóng êm dịu.
1.3.4 Vịng bi tê

Hình 1. 12: Vịng bi tê
Vịng bi tê giúp trục hộp số nằm giữa đĩa ma sát trên bánh đà và không
bị rung lắc khi đĩa ma sát tách rời
Nhờ có các vịng bi tê này, mà việc tiếp xúc trở lại của các lá ép côn với
đĩa côn được nhẹ nhàng êm ái khi các máy móc thiết bị cần chuyển động trở lại
một cách bình thường.


12
1.3.5 Địn mở

Hình 1. 13: Địn mở
Địn mở làm bằng thép, một đầu có lỗ lắp với gờ có lỗ của đĩa ép bằng
chốt, ở giữa có lỗ lắp với bu lông định vị trên vỏ ly hợp bằng đai ốc điều chỉnh
và đầu cịn lại có mặt phẳng hoặc bắt bu lơng chống mịn để tiếp xúc với ổ bi
tỳ khi mở ly hợp. Loại địn mở có quả tạ ly tâm, nhằm tăng lực ép của đĩa ép
khi ly hợp quay ở tốc độ cao
1.3.6 Bàn đạp ly hợp

Hình 1. 14: Bàn đạp ly hợp
Bàn đạp ly hợp giúp bạn có thể điều khiển xe dừng lại theo ý muốn khi
động cơ vẫn đang hoạt động.



13
Đạp bàn đạp ly hợp (hay còn gọi là cắt ly hợp) được sử dụng khi xuất
phát, khi chuyển số và khi phanh. Khi đạp bàn đạp thì sự truyền động lực từ
động cơ đến hệ thống truyền lực bị ngắt.
Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền
lực. Để động cơ không bị tắt đột ngột, xe ô tô chuyển động không bị rung giật.
1.3.7 Dẫn động ly hợp
Dẫn động ly hợp có tác dụng truyền lực của người lái từ bàn đạp ly hợp
đến các đòn mở để thực hiện việc đóng mở ly hợp.
a) Dẫn động cơ khí
Có kết cấu đơn giản, hiệu suất truyền lực lớn, tuy nhiên tỷ số truyền cơ
khí bị hạn chế vì lực điều khiển bàn đạp ly hợp lớn. Do đó, kiểu dẫn động này
hay được sử dụng trên nhưng ô tô du lịch hoặc ơ tơ tải nhỏ, lực ép lị xo ly hợp
khơng q lớn
b) Dẫn động cơ khí kiểu địn bẩy

Hình 1. 15: Kiểu dẫn động cơ khí bằng địn bẩy
1. Bàn đạp

2. Lò xo hồi vị

3. Đòn dẫn động

4. Càng mở

5. Bi tê

6. Đòn mở

7. Đĩa ép


8. Đĩa ma sát


14
- Nguyên lý làm việc của hệ dẫn động này:
Khi cần mở ly hợp, khi ta tác động lực vào bàn đạp, qua khớp bản lề đầu
dưới của bàn đạp sẽ dịch chuyển sang phải làm thanh đẩy cũng dịch chuyển
sang phải theo. Đầu thanh đẩy tác dụng vào càng mở làm càng mở quay quanh
điểm tựa, đấy bạc mở dịch chuyển sang trái tác dụng lên đầu đòn mở để kéo
đĩa ép tách khỏi sát thực hiện mở ly hợp.
Khi thôi mở ly hợp, người lái nhấc chân khỏi bàn đạp ly hợp. Dưới tác
dụng của các lò xo ép và các lò xo hồi vị, các chi tiết của hệ thống dẫn động
được trả về vị trí ban đầu, ly hợp được đóng.
- Ưu điểm:
+ Độ tin cậy cao, hệ số an toàn cao
+ Kết cấu đơn giản nên dễ chế tạo bảo dưỡng và sửa chữa
+ Mở nhanh và dứt khoát
+ Giá thành rẻ
- Nhược điểm:
+ Cần nhiều lực khi đạp bàn đạp ly hợp
+ Đóng khơng êm dịu
+ Hiệu suất khơng cao
c) Dẫn động cơ khí kiểu cáp

Hình 1. 16: Dẫn động cơ khí kiểu cáp


15
Nguyên lý hoạt động: Khi người lái tác động vào bàn đạp ly hợp, theo cơ

cấu đòn bẩy bàn đạp, kéo dây cáp, truyền lực đến cơ cấu ngắt ly hợp và tiến
hành mở và cắt kết nối đường truyền năng lượng.
Khi thơi tác dụng bàn đạp thì nhờ các lực đàn hồi của các lị xo, ly hợp
được đóng, hồi bàn đạp ly hợp về vị trí ban đầu.
d) Dẫn động thủy lực

Hình 1. 17: Dẫn động bằng thủy lực
1. Đĩa ma sát

2. Đĩa ép

3. Đòn mở

4. Bi tê

5. Lị xo hồi vị

6. Xy lanh chính

7. Bàn đạp

8. Lị xo hồi vị bàn đạp

9. Càng mở

10. Xy lanh công tác

11. Ống dẫn dầu

Nguyên lý hoạt động: người lái tác động vào bàn đạp ly hợp, cơ cấu cụm

piston – xy lanh chính sẽ ép dầu thủy lực thơng qua đường dẫn dầu đến xy lanh
cắt ly hợp, piston cắt sẽ đẩy càng cắt tác dụng vào vòng bi cắt, ép cơ cấu mở ly
hợp, ngắt kết nối đường truyền năng lượng từ động cơ đến hộp số.


16
Khi nhả bàn đạp ly hợp, lúc này lực đàn hồi của lò xo ép ly hợp và lực
đàn hồi của lò xo hồi vị sẽ đẩy dòng thủy lực ngược lại để đưa bàn đạp về vị trí
ban đầu, ly hợp đóng.
- Ưu điểm: Đạt hiệu quả cao, kết cấu gọn, đóng êm dịu hơn so với dẫn
động cơ khí, hệ thống dẫn động có độ cứng cao
- Nhược điểm:
+ Giảm hiệu quả nếu như bị thất thoát dầu
+ Lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp lớn
+ Loại dẫn động này khơng phù hợp với xe có máy nén khí
+ Yêu cầu dẫn động cần độ chính xác cao
e) Dẫn động thủy lực trợ lực khí nén

Hình 1. 18: Dẫn động thủy lực trợ lực khí nén
1. Bàn đạp ly hợp

2. Lò xo hồi vị

3. Đòn dẫn động

4. Xy lanh chính

5. Lị xo hồi vị

6. Van


7. Lị xo hồi vị piston

8. Piston

9. Thanh đẩy

10. Bình chứa khí nén

11. Đường ống dẫn 12. Xy lanh cơng tác

13. Lị xo hồi vị

14. Cần đẩy

15. Càng mở

16. Bi tê

17. Lò xo ép

18. Đĩa ép

19. Đĩa ma sát


17
Nguyên lý làm việc :
+ Khi đạp bàn đạp, vỏ xy lanh chính dịch chuyển sang trái, khoang của
xy lanh chính nối thơng với nhau khí nén dẫn tới xy lanh công tác tác động lực

ngắt ly hợp.
+ Khi nhả bàn đạp, dưới tác dụng của lò xo ép, lò xo hồi vị, các đòn và
thanh kéo trở về vị trí ban đầu, van đóng lại, xy lanh chính và xy lanh cơng tác
xả khí nén ra khí quyển , đảm bảo ly hợp đóng hồn tồn
-Ưu điểm: Giảm được lực của người lái tác dụng lên bàn đạp, vẫn đảm
bảo an tồn vì nếu trợ lực hỏng thì ly hợp vấn làm việc.
- Nhược điểm: Phải cần máy nén khí, khi mất trợ lực thì lực điều khiển
ly hợp của người lái sẽ lớn.
f) Dẫn động thủy lực có trợ lực chân khơng

Hình 1. 19: Dẫn động thủy lực có trợ lực chân khơng
1. Ống dẫn dầu

2. Xy lanh công tác

3. Càng mở

4. Bi tê

5. Đĩa ép

6. Đĩa bị động

7. Lò xo ép

8. Lò xo hồi vị bi tê

9. Họng hút

10. Bàn đạp


11. Lò xo hồi vị bàn đạp

12. Bộ trợ lực

13. Lò xo hồi vị


18
- Nguyên lý làm việc:
+ Khi mở ly hợp người lái phanh xe, tác động lực điều khiển lên bàn đạp,
đấy xy lanh sang phải , kéo càng mở sang trái ép ổ bi tê lên đòn mở và mở ly
hợp.
+ Khi thôi tác dụng lực điều khiển, bên trong ly hợp: Lị xo ép đấy đĩa ép
về vị trí đóng, địn mở trở lại vị trí ban đầu, nạng gat có lị xo hồi vị kéo về vị
trí tự do. Bên ngoài , bàn đạp dưới tác dụng của lị xo hồi vị dịch chuyển về vị
trí ban
- Ưu điểm: Lực bàn đạp nhỏ nên điều khiển dễ dàng; không tổn công suất
cũng như nhiên liệu cho bộ trợ lực; khi hệ thống trợ lực hỏng thì ly hợp vẫn
làm việc được.
- Nhược điểm: Kết cấu phức tạp nên khó chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa,
cần độ kín khít cao để tránh rị rỉ dầu và khí; do độ chân khơng khơng lớn nên
muốn có trợ lực lớn thì phải tăng kích thước màng sinh lực dẫn đến kết cấu
cồng kềnh.
1.4 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của 1 số loại ly hợp phổ biến
1.4.1 Ly hợp một đĩa ma sát dùng lo xo màng

Hình 1. 20: Lò xo màng



19
a) Cấu tạo

Hình 1. 21: Cấu tạo ly hợp một đĩa ma sát dùng lò xo màng
1. Bàn đạp ly hợp

6. Càng cắt ly hợp

2. Cần đẩy

7. Vòng bi tê

3. Xy lanh chính

8. Lị xo màng

4. Ống dầu thủy lực

9. Đĩa ép

5. Xy lanh cắt ly hợp

10. Đĩa ma sát

Cấu tạo:
Phần chủ động : Gồm các chi tiết nắp trực tiếp hoặc gián tiếp vào bánh
đà: Bánh đà, đĩa ép, vỏ ly hợp, lò xo ép.
Phần bị động: Gồm các chi tiết lắp trực tiếp hoặc gián tiếp vào trục sơ
cấp: Trục sơ cấp, đĩa ma sát.
Phần dẫn động: gồm các chi tiết điều khiển ly hợp: Bạc mở, đòn mở, các

chi tiết dẫn động thủy lục: Xy lanh chính, ống dầu thủy lực.
Bộ phận tạo lực ép: Vỏ ly hợp, lò xo màng, đĩa ép
b) Nguyên lý hoạt động
Trạng thái đóng: Dưới tác dụng của lị xo đĩa ép, đĩa ép và đĩa ma sát và
bánh đà bị ép chặt vào nhau khiến các chi tiết này thành 1 khối. Mô men xoắn


20
từ trục khuỷu động cơ truyền đến bánh đà đến đĩa ma sát rồi đến trục sơ cấp
hộp số
Trạng thái mở: Khi ta tác động lên bàn đạp ly hợp, thông qua cơ cấu điều
khiển (thủy lực) khiến đĩa ép đi chuyển ngược chiều ép của lò xo, bề mặt giữa
đĩa ma sát và bánh đà tạo ra khoảng trống. Phần bánh đà vẫn còn quay và phần
đĩa ma sát khơng cịn truyền mơ men đến hệ thống truyền lực nữa.
Khi nhả bàn đạp ly hợp, ly hợp sẽ trở lại trạng thái đóng.
c) Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Lực ép lên đĩa ép đều,
+ Khơng cần dùng địn mở,
+ Có đặc tính làm việc tốt.
- Nhược điểm:
+ Kết cấu phức tạp,
+ Giá thành cao,
+ Đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc kỹ càng cẩn thận hơn
d) Sơ đồ truyền lực

Bánh đà

Ma sát


Đĩa ma sát

Bu

Ma

lông

sát

Then hoa

Trục ly hợp

Chi tiết
Đĩa ép

Vỏ ly hợp
truyền lực

Hình 1. 22: Sơ đồ truyền lực ly hợp một đĩa ma sát dùng lo xo màng


×