Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Quan điểm chung về phương pháp dạy học môn đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TIỂU LUẬN
MƠN: ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Mã học phần: 815104
Đề tài: Hãy làm rõ những quan điểm chung về phương pháp dạy học môn
Đạo đức. Thiết kế giáo án theo định hướng phát triển phẩm chất và năng
lực môn Đạo đức lớp 3 thể hiện mối quan hệ với nhà trường.

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TRÂM ANH
MÃ NHÓM THI: 2001
MSSV: 3118150012

TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 202


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.

Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
Cấu trúc nghiên cứu........................................................................................3


CHƯƠNG 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN ĐẠO ĐỨC.......................................................................................................4
1.1. Giáo dục quyền gắn liền với bổn phận..........................................................4
1.2. Kiến thức phải gần cuộc sống thực của học sinh.........................................4
1.3. Tình huống, băng hình, truyện kể nên để mở..............................................5
1.4. Phải có nhiều phương án để dạy một bài Đạo đức.......................................5
1.5. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải phong phú, đa dạng .....6
1.6. Thiết kế tiết học thành nhiều hoạt động ......................................................6
CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI “CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN”
(SGK ĐẠO ĐỨC LỚP 3)..........................................................................................9
KẾT LUẬN................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................17


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt
là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh,
giúp các em có ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Nhân cách
của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua cách ứng xử. Điều này thể hiện qua thái
độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với thầy cô giáo và bè bạn
trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày. Đó là cơ sở quan trọng của việc
hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học.
1.2 Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà
khơng có tài làm việc gì cũng khó”. “Đức” là nền tảng tạo đà cho “Tài” phát triển,
“Tài” làm cho “Đức” phát triển toàn diện vững chắc, làm gia tăng các giá trị xã hội cho
mỗi người. Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học
nói riêng là đặc biệt quan trọng. Bởi vì ở lứa tuổi Tiểu học, trẻ như một trang giấy
trắng. Ta vẽ thái độ trẻ sẽ có thái độ. Ta vẽ nhân cách trẻ sẽ hình thành nhân cách. Thế
nên người giáo viên cần phải có những phương pháp phù hợp để dạy trẻ học tốt môn

Đạo đức.
1.3 Hơn thế nữa, Đạo đức là một mơn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng sống ở bậc Tiểu học khơng chỉ giúp
trẻ hình thành nên những hành vi tích cực và khả năng thích nghi với mọi hồn cảnh
sống, tạo nên bản lĩnh của người thành công sau này mà còn giúp trẻ cảm thấy tự tin
hơn để khám phá và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
1.4 Việc giáo dục đạo đức cho trẻ phải dựa trên cơ sở của định hướng giáo dục
theo hướng hình thành, phát triển năng lực học sinh. Vì vậy địi hỏi giáo viên cần biết
rõ các phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh cũng như những
phương pháp đó có những quan điểm chung gì để từ đó giáo viên có thể chọn lựa sử

1


dụng hợp lí. Từ những lí do trên tơi đi đến tìm hiểu đề tài “Những quan điểm chung về
phương pháp dạy học mơn Đạo đức.”
2. Mục đích nghiên cứu
Tiểu luận với đề tài “Những quan điểm chung về phương pháp dạy học môn
Đạo đức” tập trung làm rõ những quan điểm chung về phương pháp dạy học bộ môn
đạo đức. Qua đó giúp giáo viên có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp với bài
dạy của mình, để tiết học diễn ra theo như quan điểm chung đề ra. Giúp học sinh có
được những giờ học thú vị, và hữu ích.
Ngồi ra, đề tài có một ví dụ minh họa cho giáo án môn Đạo đức theo định
hướng phát triển phẩm chất và năng lực môn Đạo đức lớp 3 thể hiện mối quan hệ với
cộng đồng xã hội, cụ thể là bài “Chia sẻ vui buồn cùng bạn” nhằm thể hiện rõ hơn
quan điểm chung của các phương pháp dạy học trong một tiết học cụ thể là như thế
nào.
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài này, tôi xác định được những quan điểm
chung về phương pháp dạy học mơn Đạo đức, từ đó phục vụ cho việc lựa chọn, đưa ra
những phương pháp dạy học đáp ứng quan điểm chung này.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu:
- Những quan điểm chung về phương pháp dạy học môn Đạo đức.
- Kế hoạch dạy học bài “Chia sẻ vui buồn cùng bạn” (SGK Đạo đức lớp 3).
4. Phương pháp nghiên cứu
Tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Có cái nhìn hệ thống trong cấu trúc
tiểu luận, triển khai, sắp xếp các chương mục, luận điểm. Đi sâu vào phân tích

2


những quan điểm chung về phương pháp dạy học môn Đạo đức. Phương pháp
này đảm bảo tính tồn diện, logic, chặt chẽ của tiểu luận.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: Tôi so sánh các phương pháp, đặc điểm của
môn đạo đức. Từ đó hệ thống chúng lại để tìm ra cái chung rồi đề ra những quan điểm
về phương pháp.
5. Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của đề tài được triển khai trong 2 chương:
Chương 1: Những quan điểm chung về phương pháp dạy học môn Đạo đức.
Chương 2: Kế hoạch dạy học bài “Chia sẻ vui buồn cùng bạn” (SGK Đạo đức lớp 3).

3


CHƯƠNG 1
NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO
ĐỨC
1.1. Giáo dục quyền gắn liền với bổn phận

- Dạy học môn Đạo đức được tiếp cận theo hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, từ
lợi ích đến bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy và học môn
Đạo đức trở nên nhẹ nhàng sinh động hơn, giúp HS lĩnh hội và thực hiện hành vi tự
giác hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt như trước đây.
Ví dụ: Bài 4 – Quan tâm, chăm sóc ơng bà, cha mẹ, anh chị em
Đi từ giáo dục quyền trẻ em được có gia đình, được cha mẹ u thương, chăm
sóc đến giáo dục bổn phận của trẻ em phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh
chị em.
1.2. Kiến thức phải gần cuộc sống thực của học sinh
- Dạy học môn đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh.
Các truyện kể, tình huống, tấm gương, tranh ảnh... phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực
của HS. Điều đó giúp bài học đạo đức thêm phong phú, gần gũi, sống động đối với các
em. Thơng qua đó, học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập dó giáo viên tổ
chức và chỉ đạo.
- Nhờ vậy mà học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế và
tham gia vào việc xử lí các tình huống đó, giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của mình.
Học sinh có thể phát triển kĩ năng, thái độ một cách tích cực chứ khơng phải thụ động

4


tiếp thu những tri thức đã được giáo viên cấp cho, từ đó học sinh vừa nắm được kiến
thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng đó.
Ví dụ: Bài “Lễ phép vâng lời ôn bà, cha mẹ, anh chị” (Đạo đức lớp 1) các tình
huống đưa ra rất gần gũi với đời sống hằng ngày của các em: khi được gọi dậy đi học,
khi ăn sáng, khi được đưa đến trường…
1.3. Tình huống, băng hình, truyện kể nên để mở
- Dạy học đạo đức theo tinh thần đổi mới thì khuyến khích sử dụng tình
huống, những bức tranh, những câu chuyện với kết cục để mở và thông qua sự
hướng dẫn của giáo viên học sinh có thể tự liệt kê tất cả các giải pháp có thể có,

tự đánh giá kết quả các giải pháp, tự so sánh các giải pháp để tìm ra các giải
pháp tối ưu; hạn chế việc đưa ra những khn mẫu ứng xử cho trước, một chiều.
Ví dụ: Các bài Đạo đức ở lớp 2:

Các bức tranh trên có rất nhiều giải pháp có thể cho học sinh thực hiện và lựa
chọn.
1.4. Phải có nhiều phương án để dạy một bài Đạo đức
- Nếu như trước đây dạy học môn Đạo đức chỉ được tiến hành theo một
cách là bắt đầu bằng truyện kể – đàm thoại – khái quát thành bài học thì hiện
nay, dạy học đạo đức có thể tiến hành theo nhiều cách.

5


Ví dụ: Có thể bắt đầu bằng những thơng tin, tư liệu, hình ảnh, câu chuyện, tình
huống, tiểu phẩm, trị chơi… - thảo luận, tranh luận, phỏng vấn, giao lưu…- đến phần
luyện tập lại có rất nhiều hoạt động (như trị chơi, đóng vai, bài tập…)
- Điều đó giúp bài học diễn ra linh hoạt, tôn trọng tự chủ, tự quản, tích cực hoạt
động và sự sáng tạo của học sinh.
1.5. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải phong phú, đa dạng
- Phương pháp và hình thức tổ chức rất phong phú, đa dạng. Mỗi phương
pháp và hình thức dạy học mơn Đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù
hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. Vì vậy khơng nên quá
lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hoặc hình thức dạy học
nào. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung. tính chất từng bài; căn cứ vào
trình độ HS và năng lực, sở trường của GV; căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ
thể của từng trường, từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và
hình thức dạy học một cách hợp lí và đúng mức.
- Sử dụng tích cực các phương tiện dạy học: tranh, ảnh; băng hình; băng
cát sét, phim đèn chiếu, mơ hình, mẫu vật, con rối... Có như vậy mới thu hút,

hấp dẫn HS, tạo ra hứng thú học tập ở các em. Cần chống lại tình trạng “dạy
chay”.
Ví dụ: Bài 11: "Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại- Tiết 2 (Đạo đức lớp
2)
+ Hoạt động 1: Giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai, động não.
+ Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp tập luyện thực hành…
Giáo viên có thể chuẩn bị bộ đồ chơi điện thoại hoặc điện thoại thật loại
để bàn sử dụng cho tiểu phẩm ở hoạt động 1 và hoạt động 3 tiết 1.
1.6. Thiết kế tiết học thành nhiều hoạt động
- Các nội dung giáo dục chuyển tải đến HS một cách sinh động, nhẹ nhàng thông
qua các hoạt động.
6


- Dạy học môn Đạo đức sẽ chỉ đạt hiệu quả khi học sinh hứng thú, tích cực và chủ
động tham gia vào q trình dạy học. Do đó cần căn cứ vào mục tiêu từng bài, căn cứ
vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, trường, địa phương mà giáo viên thiết kế tiết
học thành các hoạt động phù hợp; tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn
kinh nghiệm và thói quen đạo đức tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới và kỹ năng
mới.
Ví dụ: Bài “Kiềm chế cảm xúc tiêu cực- Tiết 1” (Đạo đức lớp 2)
1. Hoạt động khởi động.
2. Hoạt động khám phá.
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
3. Hoạt động luyện tập.
4. Hoạt động củng cố, vận dụng….
Ngoài 6 ý trên ra, quan điểm chung về phương pháp dạy học Đạo đức còn nêu
thêm quan điểm về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, gắn liền dạy học đạo đức với các
môn học khác, dạy học đạo đức phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường

và xã hội:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Đạo đức phải tồn diện: tri
thức, thái độ, kĩ năng, hành vi ứng xử của các em ở gia đình nhà trường và cộng
đồng.
- Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng
nhằm tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, một bầu khơng khí đạo đức
xung quanh trẻ để hình thành và phát triển tư tưởng tình cảm, hành vi và thói
quen đạo đức.

7


Vi dụ: Sau mỗi giờ học ngoài đánh giá của giáo viên dành cho học sinh
ra thì học sinh có thể tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau, gia đình cũng
có thể hỗ trợ đánh giá thơng qua các phiếu đánh giá do giáo viên xây dựng. Từ
đó giáo viên có thể hiểu rõ hơn về học sinh, có thể kịp thời tư vấn, hỗ trợ gia
đình để khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm của học sinh.
- Dạy học Đạo đức cần gắn với các môn khác và hoạt động giáo dục khác
trong và ngồi nhà trường.
Ví dụ: Khi học bài “Tiếng chổi tre” (Tiếng việt lớp 2). Giáo viên có thể
tích hợp để dạy các em có lịng u q người lao động, biết ơn với các cô chú
lao công đã giữ môi trường xanh sạch đẹp.
Trên đây là những quan điểm chung về phương pháp dạy học môn Đạo
đức. Những quan điểm này được đưa ra nhằm định hướng cho giáo viên có thể
đưa ra những lựa chọn phù hợp về phương pháp dạy học môn đạo đức. Giúp học
sinh tiếp thu bài học một cách tích cực hơn, phát triển năng lực, phẩm chất của
học sinh.

8



CHƯƠNG 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI “CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN”
(SGK ĐẠO ĐỨC LỚP 3)
I. Mục tiêu
1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Quý trọng các bạn, biết quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
2. Năng lực đặc thù
- Biết chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có
-

chuyện buồn.
Biết ý nghĩa của việc chia sẻ buồn vui cùng bạn: “Niềm vui sẽ được nhân

-

lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông, chia sẻ”.
Bày tỏ ý kiến tán thành với các ý kiến: Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm tình
bạn thêm thân thiết, gắn bó; Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi
nếu được cảm thông, chia sẻ; Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn
của bạn bè thì khơng phải người bạn tốt; Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp
đỡ khi gặp khó khăn; Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hồn cảnh
khó khăn là vi phạm quyền trẻ em, và không tán thành với ý kiến Niềm vui,

nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên: bài giảng trên power point, hoa cảm xúc, tình huống cho HS giải
quyết, những miếng bìa ghi từ khóa.
2. Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp hỏi đáp.
9


- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp giải quyết tình huống.
- Phương pháp động não.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Khởi động:
a) Mục tiêu: Tạo khơng khí vui vẻ đầu tiết học, giúp học sinh hứng thú trong
bài học.
b) Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi: “Kết bạn”
- GV nêu luật chơi: “GV cho HS xếp thành 1 vòng tròn lớn. Sau đó vừa nắm
tay vừa đi theo vịng trịn và đọc “Kết bạn. Kết bạn. Kết bạn là đoàn kết. Kết
bạn là sức mạnh”. Đọc xong các em vẫn đi theo vịng trịn, khi nghe GV hơ
“Kết hai” thì các em lập tức xếp thành các nhóm hai người. Nếu có bạn nào
đứng một mình hoặc các nhóm có nhiều hơn 2 người là sai và sẽ bị phạt (Ví
dụ như hát 1 bài hay đứng lên ngồi xuống 5 lần)”.
- Sau đó các em lại tiếp tục đi vịng trịn và đọc khẩu hiệu, GV có thể hơ “Kết
ba” (4,5,6…) để HS ghép nhóm. Sau khi có 2- 3 lần có bạn bị phạt thì GV có
thể kết thúc trị chơi.
- GV giới thiệu bài mới: “Chúng ta vừa chơi một trị chơi về tình bạn. Hơm
nay cơ trị chúng ta cùng tìm hiểu một bài học về tình bạn có tên là Chia sẻ
vui buồn cùng bạn.”
- GV cho HS nhắc lại tên bài.
2. Khám phá:
a) Mục tiêu: Biết chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ
khi bạn có chuyện buồn.

b) Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện chia sẻ vui buồn cùng bạn.

10


- GV cho HS quan sát tranh và nêu tình huống: “Hai hôm nay các bạn học sinh
lớp 3B không thấy bạn Ân đi học. Đến giờ sinh hoạt lớp cô giáo mới buồn rầu
báo tin: “Như các em đã biết, mẹ bạn Ân lớp ta ốm đã lâu, nay bố con bạn ấy
lại bị tai nạn giao thơng. Hồn cảnh của bạn cũng rất khó khăn.” Nếu em là bạn
cùng lớp với Ân, em sẽ làm gì? Vì sao?”

- GV cho HS 3 phút thảo luận nhóm 4 để tìm cách giải quyết.
- Hết thời gian, GV cho đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình. Chẳng
hạn: “Phân công nhau giúp đỡ bạn; Giúp bạn trong học tập; Động viên bạn để
bạn đỡ buồn ....”
- GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét các nhóm, chốt ý: “Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên,
an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng (như
giúp bạn chép bài, giảng lại bài cho bạn nếu bạn phải nghỉ học, giúp bạn làm
một số việc nhà…) để bạn có thể vơi đi nỗi buồn, tiếp thêm sức mạnh cho bạn
vượt qua khó khăn. Như vậy mới là một người bạn tốt.”
- GV hỏi HS: “Vậy khi bạn mình có chuyện vui thì thế nào? Giả sử bạn em đạt
được 10 điểm mơn Tốn. Khi đó em sẽ làm gì?”
- GV cho HS phát biểu trả lời nhanh.

11


- GV nhận xét và kết luận: “Khi bạn có chuyện vui, mình phải chúc mừng cho

bạn. Cịn khi bạn có chuyện buồn, mình cần phải an ủi, quan tâm, giúp đỡ bạn.”
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- GV nêu các tình huống cho HS suy nghĩ thảo luận:
+ Tình huống 1: Hãy tưởng tượng em biết tin mình đã đạt giải nhất cuộc thi học
sinh giỏi, các bạn tới chúc mừng. Cảm giác của em lúc đó sẽ ra sao?
+ Tình huống 2: Hãy tưởng tượng, mẹ em bị ốm và phải nằm viện. Các bạn
trong lớp đến thăm và động viên em. Em sẽ cảm thấy thế nào?
- GV chia lớp thành 2 dãy, với dãy 1 là tình huống 1, dãy 2 là tình huống 2 và
tiến hành thảo luận nhóm đơi trong 2 phút.
- Sau khi hết thời gian, GV cho đại diện các nhóm trình bày. Chẳng hạn:
“Tình huống 1: Cảm thấy vui sướng, hạnh phúc, vì một phần là đạt giải, một
phần là được các bạn chúc mừng….”
“Tình huống 2: Cảm thấy rất xúc động. Vì khi em gặp khó khăn, các bạn đã
động viên em cho em đỡ buồn hơn….”
- GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: “Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu
được cảm thông, chia sẻ”
- GV cho HS lặp lại kết luận.
3. Luyện tập:
a) Mục tiêu: Bày tỏ ý kiến tán thành với các ý kiến: Chia sẻ vui buồn cùng
bạn làm tình bạn thêm thân thiết, gắn bó; Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi
buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông, chia sẻ; Người không quan tâm đến
niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì khơng phải người bạn tốt; Trẻ em có

12


quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn; Phân biệt đối xử với các bạn
nghèo, bạn có hồn cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em, và không tán
thành với ý kiến Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia

sẻ với ai.
b) Cách tiến hành:
- GV phát cho mỗi HS 1 hoa xoay và chiếu bảng sau lên màn hình:
NỘI DUNG
a) Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân

Ý KIẾN CỦA EM

thiết, gắn bó.
b) Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên
chia sẻ với ai.
c) Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được
cảm thông, chia sẻ.
d) Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn
bè thì khơng phải là người bạn tốt.
e) Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
f) Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hồn cảnh
khó khăn là vi phạm quyền trẻ em.
- GV nêu yêu cầu: “Các em sẽ cầm hoa xoay trên tay. Cô sẽ đọc từng ý kiến
có trong bảng. Khi các em tán thành với ý kiến nào các em sẽ xoay phần mặt
cười hướng lên bảng. Khơng tán thành thì các em sẽ xoay phần mặt khóc hướng
lên bảng.”
- GV tiến hành đọc từng câu và cho HS 10 giây suy nghĩ và giơ bảng.
- GV quan sát ý kiến của HS và đặt câu hỏi phụ sau mỗi ý kiến:
 Vì sao em lại tán thành/ không tán thành với ý kiến này?
 Nếu khơng tán thành thì em sẽ làm gì?

13



- Lưu ý đối với câu e: “Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó
khăn” và câu f: “Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hồn cảnh khó khăn
là vi phạm quyền trẻ em” GV sẽ nói cho HS nghe về quyền trẻ em: “Trong Luật
trẻ em năm 2016 đã có những quy định rất rõ ràng thể hiện rằng trẻ em có quyền
được tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ
giúp đỡ khi gặp khó khăn. Vì vậy khi gặp những khó khăn mà bản thân khơng thể
giải quyết, các em có thể nói với cơ hoặc cha mẹ để giúp đỡ các em. Cịn các bạn
có hồn cảnh khó khăn các em không được phân biệt đối xử, mà phải cùng chơi
với bạn, giúp đỡ, động viên bạn.”
- GV kết luận: “Chúng ta sẽ đồng ý với ý kiến: Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm
tình bạn thêm thân thiết, gắn bó; Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi
nếu được cảm thông, chia sẻ; Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn
của bạn bè thì khơng phải người bạn tốt; Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ
khi gặp khó khăn; Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hồn cảnh khó
khăn là vi phạm quyền trẻ em và không đồng ý với ý kiến Niềm vui, nỗi buồn là
của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai.”
- GV tổng kết: “Như vậy, là bạn bè chúng ta cần phải chia sẻ niềm vui nỗi
buồn với nhau. Có vậy, niềm vui thì sẽ được nhân lên còn nỗi buồn thi sẽ vơi đi.
Khi bạn buồn ta phải an ủi động viên, khi bạn vui ta phải chúc mừng cho bạn đó
mới là người bạn tốt.”
4. Củng cố:
a) Mục tiêu: Củng cố lại bài học, giúp HS khắc sâu việc chia sẻ vui buồn cùng
bạn.
b) Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm 4 miếng bìa trên đó ghi các
từ khóa nội dung chính. Nhiệm vụ các nhóm là liên kết những từ khóa đó thành
1 đoạn văn ngắn về nội dung đó.

14



Chẳng han:
Nhóm 1:
Mẹ ốm

Bạn bè

Liên chăm sóc mẹ

Hỏi thăm, động viên

HS có thể xây dựng như sau: Mẹ Liên bị ốm, bạn bè trong lớp đến an ủi
và động viên Liên. Liên và mẹ xúc động lắm.
Nhóm 2:
Lan bị ngã

Hoa chép bài hộ

Gãy tay

Hoa tự nguyện

Nhóm 3:
Minh được giải nhất cuộc thi

Các bạn

Chúc mừng

Rất vui


Nhóm 4:
Sinh nhật Ngọc

Bạn bè

Chúc mừng

Tặng q

- GV cho các nhóm thi đua, nhóm nào khơng làm được sẽ thua. Các nhóm có
nội dung hay sẽ được cộng 7 điểm, nhóm nào nhanh nhất sẽ được cộng thêm 3
điểm.
- GV nhận xét, khen thưởng các nhóm.
- GV cho HS đọc câu kết luận:
“Bạn bè đoàn kết, thương yêu
Buồn vui chia sẻ sớm chiều có nhau”

15


KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu nội dung ở hai chương của đề tài “Những quan điểm chung về
phương pháp dạy học môn Đạo đức” chúng ta cũng đã xác định được cụ thể những
quan điểm chung về phương pháp dạy học môn Đạo đức là như thế nào. Những quan
điểm đó khi áp dụng vào bài học sẽ ra sao. Cần phát huy tính tích cực trong học tập cho
học sinh bằng cách đưa ra những tình huống, câu chuyện… gần gũi với cuộc sống của
học sinh, sử dụng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau trong một tiết học. Đồng
thời phải kết hợp dạy học Đạo đức với các mơn học khác. Khi dạy đạo đức phải có sự
kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội.

Trong một bài học cụ thể giáo viên cần phải dựa vào mục tiêu bài học, cơ sở vật
chất nhà trường, tình hình thực tế để lựa chọn nhiều phương pháp, xây dựng nhiều hoạt
động khác nhau nhằm phát huy đúng định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của
học sinh.
Từ đây cho thấy, hiểu rõ được những quan điểm chung sẽ có thể lựa chọn được
đúng phương pháp, cách thức dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích
cực, chủ động. Khiến cho những tiết học Đạo đức khơng cịn là những sự áp đặt nặng
nề mà trở nên nhẹ nhàng, thú vị.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Vở bài tập Đạo đức lớp 3, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Giáo trình Đạo đức và phương pháp giáo dục Đạo đức, Khoa Giáo dục tiểu học,
Trường Đại học Sài Gòn.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Đạo đức lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc
sống, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Môn Đạo đức ở Tiểu học, website: daytotdaoduc.com
5. Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn đạo đức, website: 123.doc
6. Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học đạo đức lớp 2, website:
truongtieuhoctanbinh.com

17



×