Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Đa dạng biến chứng của răng khôn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.01 KB, 4 trang )

Đa dạng biến chứng của răng khôn

Răng khôn, hay còn gọi là răng cối thứ ba, là răng mọc cuối cùng. Ða số chúng ta có
bốn răng khôn, mọc ở phía sau hai bên hàm trên và dưới. Răng khôn thường mọc ở
tuổi thanh niên.Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý về các biến chứng của răng
khôn với sức khỏe.

Nhiều người cho rằng, răng khôn (răng số 8) cũng có vai trò quan trọng như nhiều răng
khác, vì thế dù bị đau nhức, sưng mủ vẫn cố gắng… giữ lại. Thế nhưng, việc này rất dễ
ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.

9h30 phút sáng tại Khoa Phẫu thuật trong miệng, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM,
khá nhiều bệnh nhân đến khám và nhổ răng khôn. Hai tháng trước, anh H.Q.Đ (32 tuổi, Q
3, TP.HCM) cảm thấy đau và sưng vùng quanh răng khôn. Nghĩ rằng do vệ sinh răng
không sạch, nhai trúng vật cứng nên anh “cắn răng” chịu đựng, sau đó cơn đau cũng dần
hết. Nhưng cách đây mấy hôm, anh thấy răng đau dữ dội, viêm nướu, sưng đỏ, xuất hiện
mủ. Anh liền đến bệnh viện, qua thăm khám, bác sĩ kết luận anh bị viêm mô tế bào và
được chỉ định làm tiểu phẫu nhổ bỏ răng khôn.

Đa dạng biến chứng
Theo bác sĩ Hứa Thị Xuân Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM,
ngoài trường hợp của anh Đ., răng khôn còn gây nên nhiều biến chứng khác như:

Răng khôn, hay còn gọi là răng cối thứ ba, là răng mọc cuối cùng.
 Răng không nhô lên khỏi xương hàm gây đau nhức, sốt, ê ẩm vùng nướu quanh
răng. Đây được xem là dấu hiệu nhẹ, nên đi khám ngay.

 Sưng, viêm nướu, xuất hiện mủ làm mặt sưng to. Mủ nhiều sẽ lan vào các cơ vùng
má gây xơ hóa. Tình trạng này kéo dài làm các cơ xơ cứng lại, sưng tái phát nhiều lần,
gây viêm tế bào mãn tính, làm khuôn mặt biến dạng.


 Mủ chảy lan xuống thành họng, làm sưng tấy, gây đau khi nuốt, ăn uống khó khăn
dẫn đến dễ sụt cân.
 Nếu để tình trạng xuất hiện mủ, xơ hóa mà lâu ngày sẽ tạo lỗ rò ra ngoài má, gây
sẹo trên mặt.

 Trường hợp nặng còn phá hủy xương hàm, gây tiêu xương hàm dần dần, làm tăng
nguy cơ gãy xương hàm, nhiễm trùng huyết, viêm xương hàm dưới.

 Răng khôn mọc lệch, kẹt nghiêng tựa vào răng kế bên gây nhồi nhét thức ăn, viêm
nhiễm. Kết quả là gây sâu răng cho cả răng bên cạnh.

 Răng khôn mọc lệch gây xô đẩy, chen chúc các răng trước, gây mất thẩm mỹ.

Nhổ càng sớm càng tốt
Răng khôn thường bắt đầu mọc từ 17 – 21 tuổi và mọc hoàn tất từ 18 – 25 tuổi. Bác sĩ
Hòa cho rằng, đây là răng mọc cuối cùng trong hàm nên không có bất kỳ tác dụng gì, kể
cả chức năng nhai. Đa phần bệnh nhân gặp vấn đề về răng khôn không đi khám sớm nên
phải chịu những phiền toái và biến chứng nguy hiểm. VÌ thế, nếu răng khôn xảy ra sự cố;
mọc lệch hoặc mọc ngầm gây đau, viêm sưng; răng mọc lệch khỏi cung hàm, gây khó
khăn cho việc vệ sinh; răng mọc chen chúc gây mất thẩm mỹ thì nên nhổ bỏ càng sớm
càng tốt.
Khi có các triệu chứng như: đau, sưng, nuốt khó… nhiều người nghĩ đó là triệu chứng
của bệnh viêm tuyến nước bọt, viêm amidan, bệnh quai bị mà không nghĩ đó là triệu
chứng răng khôn gặp sự cố. Vì vậy, việc điều trị thường bị muộn, dễ gặp biến chứng. Tuy
nhiên, nếu để răng đau, sưng mới nhổ thì lúc đó thuốc gây tê ít tác dụng, bệnh nhân sẽ
cảm thấy đau nhiều hơn. Vì vậy, ngay khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần đến
gặp bác sĩ chuyên khoa để xem đó có phải là triệu chứng về răng khôn hay không để
được xử lý kịp thời.

Không nhổ răng nếu có bệnh

 Bệnh nhân mắc các bệnh như viêm gan siêu vi B, C, tim mạch, huyết áp, tiểu
đường, ung thư cần phải xin ý kiến bác sĩ trước khi nhổ răng, trong đó có răng khôn.
 Phụ nữ đang có ý định mang thai, cần khám và điều trị răng miệng trước thai kỳ.
Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai không được nhổ răng, ba
tháng giữa thai kỳ có thể nhổ nhưng phải xin ý kiến của bác sĩ.

×