Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Anh đang ném tiền của tôi! ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.58 KB, 5 trang )

Anh đang ném tiền của tôi!
Trong kinh doanh, khi gặp được đối tác chuyên nghiệp hơn
mình, đó là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nếu nhà quản
lý biết lắng nghe và chịu học hỏi. Câu chuyện dưới đây là
một ví dụ.

Chủ nhiệm một hợp tác xã (HTX) sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ mây-tre-lá kể: rục rịch chuyện Việt Nam sắp vào WTO, đơn
vị anh cũng may mắn được một tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế
giới, có trụ sở chính tại Mỹ, để mắt.
Chuyện hoàn toàn không ngẫu nhiên. HTX do anh làm chủ nhiệm
ra đời từ cuối thập niên 1970, chuyên làm hàng thủ công mây-tre-
lá cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Thời ấy, nhất nhất
cái gì cũng theo kế hoạch, đầu ra thì đã có người khác lo.

Yêu cầu chất lượng, mẫu mã, số lượng, thời gian giao hàng…
tương đối dễ dàng, do bạn hàng tiêu thụ là các nước trong khối
xã hội chủ nghĩa anh em. Giá cả và các điều kiện cơ bản khác
của hợp đồng do Chính phủ nước ta và nước bạn quy định theo
nghị định thư ký qua từng thời kỳ.

Thời ấy, phong trào hình thành các HTX thủ công mỹ nghệ nở rộ
đến tận cấp xã, đem lại khá nhiều công ăn việc làm cho người lao
động không có trình độ chuyên môn. Khi Việt Nam chủ trương bỏ
dần bao cấp, do kém nhạy bén, năng động, đại đa số HTX thủ
công mỹ nghệ “chết” hàng loạt. HTX của anh là một trong số ít
đơn vị còn “sống sót”, trụ vững, ngày càng vươn lên, phát triển và
đã xuất khẩu sản phẩm sang nhiều thị trường khó tính.

Năm 2005, HTX của anh là một trong hai đơn vị kinh tế ngoài
quốc doanh của tỉnh được phong danh hiệu Anh hùng lao động


thời kỳ đổi mới. Cho nên khi nhận được tín hiệu tập đoàn bán lẻ
nọ tỏ ý tìm hiểu, đặt quan hệ làm ăn, anh như mở cờ trong bụng.
Một thời vận mới đang mở ra trước mắt.

Để xúc tiến việc đặt quan hệ làm ăn, mua sản phẩm của HTX, tập
đoàn bán lẻ này đã cử một nhóm chuyên viên đến cơ sở sản xuất
của HTX để khảo sát năng lực cung ứng hàng hóa. Ngoài đơn số
khổng lồ đặt cho mỗi đợt giao hàng mà phía HTX phải làm việc
muốn ngợp thở mới đáp ứng được, ban chủ nhiệm HTX và xã
viên đã rất ngạc nhiên với phong cách và tư duy làm việc của các
chuyên viên đại diện tập đoàn Mỹ nọ.

Họ không chỉ bàn bạc, xem xét, đàm phán, thương thảo về số
lượng, chất lượng, mà còn trực tiếp tiếp xúc, quan sát, ghi chép tỉ
mỉ nguyên liệu, kho hàng, nhà làm việc của HTX, phương tiện,
thao tác làm việc, bữa ăn của công nhân...

Tại một khâu sản xuất, sau khi quan sát rất kỹ từng động tác của
người thợ, vị chuyên viên đến gặp anh chủ nhiệm để góp ý. Anh
ta phàn nàn về những động tác thừa, bất hợp lý của người thợ.
Chủ nhiệm HTX phân bua, đó là chuyện nội bộ của HTX và hứa
sẽ thu xếp sau.

Vị chuyên viên có vẻ như hiểu được thái độ đó của anh chủ
nhiệm, bèn tranh luận một cách hết sức thẳng thắn. Anh ta nói:
“Xin ông chủ nhiệm đừng nghĩ anh ta (người thợ) làm ông mất
tiền. Chính anh ta đang làm mất tiền của tập đoàn chúng tôi đấy,
vì chúng tôi đang mua hàng của HTX.

Giá thành HTX đưa ra chào bán cho chúng tôi dứt khoát đã bao

gồm số tiền lương trả một cách lãng phí cho những động tác thừa
của người thợ trong khâu này. Nếu ông chủ nhiệm không lập tức
cải tiến, và nếu chúng tôi vẫn tiếp tục mua hàng của HTX, rõ ràng
là anh ta (người thợ) đã ném tiền của chúng tôi qua cửa sổ! Vì
vậy, ngay bây giờ, thay cho đơn giá mặt hàng mà HTX vừa đưa
ra, tôi đề xuất các ông trừ từng này cent cho mỗi sản phẩm”.


Nghe vị chuyên viên nọ “đấu tranh” bằng thứ lý lẽ lần đầu tiên
được nghe, anh chủ nhiệm HTX rất ngạc nhiên. Nghĩ lại, anh thấy
vị chuyên viên đó có lý. Đúng là trong kinh doanh, họ chuyên
nghiệp và tiếp cận thị trường sâu sát hơn các doanh nghiệp
chúng ta rất nhiều. Vì thế nếu muốn làm ăn được với những “đại
gia” cỡ đó, không thể không thay đổi cách nghĩ, cách làm lâu
nay…

×